Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu thức ăn và mức tối ưu axít amin tiêu hoá hồi tràng biểu kiến trong khẩu phần cho lợn thịt
lượt xem 4
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định được thành phần hóa học và các axít amin trong 25 loại nguyên liệu sử dụng phổ biến trong các khẩu phần ăn cho lợn thịt ở Việt Nam. Xác định được khả năng tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của các axít amin của 25 loại nguyên liệu thức ăn được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu thức ăn và mức tối ưu axít amin tiêu hoá hồi tràng biểu kiến trong khẩu phần cho lợn thịt
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ================ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN VÀ MỨC TỐI ƯU AXÍT AMIN TIÊU HOÁ HỒI TRÀNG BIỂU KIẾN TRONG KHẨU PHẦN CHO LỢN THỊT Chuyên ngành: Chăn nuôi động vật Mã số: 62 62 01 05
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giá trị thực của thức ăn chỉ được xác định một cách đầy đủ thông qua qúa trình tiêu hóa, hấp thu của gia súc, do đó tỷ lệ tiêu hóa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn. Khi xác định giá trị tiêu hoá của nguyên liệu sẽ đánh giá chính xác hơn giá trị protein, axít amin của thức ăn được tiêu hoá cũng như xác định nhu cầu protein và axít amin ở dạng tiêu hoá sẽ cung cấp đầy đủ protein và axít amin cho vật nuôi. Với hệ thống đánh giá mới này, nhu cầu của vật nuôi về axít amin thay vì trước đây vẫn được xác định và tính toán dưới dạng tổng số thì hiện nay đã được xác định và biểu thị ở dạng axít amin tiêu hóa. Những nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng của các nguyên liệu còn khá mới mẻ và chỉ có một vài thí nghiệm trên các đối tượng lợn nội hoặc mới chỉ quan tâm tới một vài loại thức ăn cung protein, hoặc cả thức ăn cung protein và thức ăn cung năng lượng nhưng rất ít loại nguyên liệu. Nghiên cứu về xác định nhu cầu axít amin tiêu hóa hồi tràng biểu kiến cho lợn thịt hiện nay hầu như chưa có công trình nào được công bố. Do đó, nghiên cứu này là cần thiết để đánh giá một cách chính xác hàm lượng tối thiểu các axít amin tiêu hoá cần phải có trong khẩu phần cho lợn thịt từ đó tránh được việc bổ sung dư thừa các axít amin trong khẩu phần gây ô nhiễm môi trường và tăng chi phí thức ăn. Hướng nghiên cứu này là mới ở Việt Nam. Đồng thời, nó cũng đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của các nhà chăn nuôi trong công việc lập khẩu phần tối ưu cho vật nuôi. 2. Mục tiêu đề tài - Xác định được thành phần hóa học và các axít amin trong 25 loại nguyên liệu sử dụng phổ biến trong các khẩu phần ăn cho lợn thịt ở Việt Nam. - Xác định được khả năng tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của các axít amin của 25 loại nguyên liệu thức ăn được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam. - Xác định được nhu cầu các axít amin tiêu hóa hồi tràng biểu kiến tối ưu trong khẩu phần ăn cho lợn thịt. 3. Tính mới của đề tài Đề tài đã cung cấp một hệ thống số liệu về thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và các axít amin tiêu hóa hồi tràng biểu kiến đầy đủ và được cập nhật mới. Nhu cầu của lợn thịt về axít amin thay
- 2 vì trước đây vẫn được xác định và tính toán dưới dạng tổng số thì hiện nay đã được xác định và tính toán ở dạng axít amin tiêu hóa hồi tràng biểu kiến nên sẽ đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn. Nghiên cứu xác định nhu cầu axít amin tiêu hóa hồi tràng biểu kiến cho lợn thịt lai ba máu ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có một số ít công trình được công bố và chỉ thực hiện trên rất ít loại nguyên liệu. Do đó nghiên cứu này là mới. 4. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn - Đề tài đã góp phần cung cấp một bộ số liệu tương đối dầy đủ cả về thành phần hóa học và giá trị tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của các axít amin và protein của đa số loại nguyên liệu sử dụng phổ biến trong thức ăn chăn nuôi lợn ở Việt Nam hiện nay. - Xác định được nhu cầu axít amin tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của lợn sẽ cho chúng ta biết chính xác lượng axít amin tiêu hóa cần có trong thức ăn từ đó tránh được sự bổ sung không đúng thừa hoặc thiếu dẫn đến gây lãng phí mà vẫn không đảm bảo cho sự sinh trưởng tốt nhất của lợn. Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng trên thế giới cho rằng để đánh giá đúng giá trị của axít amin đối với lợn thì tỷ lệ tiêu hóa phải được xác định qua đoạn cuối ruột non thay vì qua toàn bộ đường tiêu hóa vì ảnh hưởng của khu hệ vi sinh vật ở ruột già và phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa qua hồi tràng tỏ ra thích hợp hơn đối với lợn. Thức ăn cung protein ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá axít amin hồi tràng và có liên quan mật thiết đến các đặc tính của xơ trong khẩu phần. Nhiệt độ môi trường cao không ảnh hưởng đến tiêu hóa toàn phần biểu kiến của nitơ và vật chất khô, cũng như trên AID của nitơ và AA ở lợn. Việc xây dựng khẩu phần của lợn dựa trên AA tiêu hóa thay vì AA tổng số có thể làm giảm bài tiết nitơ. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hóa axít amin ở hồi tràng của các nguyên liệu thức ăn cho lợn còn hạn chế trên một số ít nguyên liệu: các sản phẩm đậu tương (đậu tương ép đùn, đậu tương rang, khô dầu đậu tương Argentina và khô dầu đậu tương Ấn Độ); một số nguyên liệu thức ăn protein (bột cá, khô dầu lạc, bột đậu tương, bột đầu tôm
- 3 và bã đậu tương), bột đầu tôm tươi, bột đầu tôm ủ; một số nguyên liệu thức ăn cho lợn gồm thức ăn năng lượng: bắp, tấm, cám gạo, cám mỳ, sắn; một số thức ăn không truyền thống như khô dầu cao su, khô dầu dừa, lá sắn phơi khô, lá sắn ủ chua, dây lạc và lá bình linh. Nghiên cứu về nhu cầu axít amin tiêu hoá hồi tràng mới chỉ xác định được tỷ lệ lysine tiêu hoá/ME trong khẩu phần cho lợn lai 4 máu ngoại nuôi thịt; và xác định được nhu cầu năng lượng, protein và axít amin tiêu hoá (lysine, methionine + cystine, threonine) ở lợn cái hậu bị thuộc 2 giống Landrace và Yorkshire. Chương 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Xác định thành phần hóa học và axít amin của một số nguyên liệu phổ biến dùng cho thức ăn chăn nuôi lợn - Xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến các axít amin của một số nguyên liệu phổ biến dùng cho thức ăn chăn nuôi lợn - Xác định mức axít amin tiêu hóa hồi tràng biểu kiến tối ưu cho lợn thịt. 2.2 Đối tượng nghiên cứu 2.2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Phân tích các chỉ tiêu về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các mẫu nguyên liệu thức ăn và dịch tiêu hóa tại phòng phân tích thức ăn thuộc Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam (nay là Phòng Thí nghiệm và Phân tích chăn nuôi - Phân Viện Chăn nuôi Nam bộ). Thời gian từ tháng 7/2011 đến tháng 11/2011. - Thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến các axít amin của một số nguyên liệu phổ biến dùng cho thức ăn chăn nuôi lợn được tiến hành tại Trung Tâm nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi heo Bình Thắng. Thời gian từ tháng 11/2011 đến 5/2012. - Thí nghiệm xác định mức axít amin tiêu hóa hồi tràng biểu kiến tối ưu cho lợn thịt được triển khai tại trại chăn nuôi lợn Thái Mỹ,
- 4 ấp Mỹ Khánh B, xã Thái Mỹ, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian từ 27/03/2013 đến 21/11/2014 2.2.2 Đối tượng nghiên cứu - Các nguyên liệu thức ăn Mẫu nguyên liệu thức ăn (25 mẫu) phổ biến cho lợn được thu thập trên thị trường thức ăn gia súc ở Việt Nam (từ các nhà máy, đại lý, các cơ sở sản xuất, …). - Lợn lai ngoại x ngoại: 504 con lai (2 đến 3 giống) ở giai đọan phát triển; trong đó 400 con lai 3 giống D(YL) (200 đực và 200 cái) có khối lượng bình quân từ 20,1 ± 0,3 kg và 104 con lai 2 giống YL có khối lượng 32 ± 3 kg. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Xác định thành phần hóa học và axít amin của một số nguyên liệu phổ biến dùng cho thức ăn chăn nuôi lợn Lấy mẫu thức ăn sau đó đem về phân tích trong phòng thí nghiệm. Mẫu nguyên liệu thức ăn được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4325-2007), mỗi mẫu lấy 2,0 kg để phân tích các chỉ tiêu thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng. Địa điểm phân tích mẫu là Phòng Thí nghiệm và Phân tích chăn nuôi - Phân Viện Chăn nuôi Nam bộ. Các chỉ tiêu phân tích: Ẩm độ theo TCVN 4326-2001, protein thô theo TCVN 4328-1:2007, béo thô theo TCVN 4331-2001, xơ thô theo TCVN 4329-2007, khoáng tổng số theo TCVN 4327-2007, Canxi theo TCVN 1526-1:2007, Photpho tổng số theo TCVN 1525-2001, năng lượng trao đổi (ME) được tính theo công thức của Just và ctv (1984). Các axít amin được phân tích bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) theo phương pháp đảo pha Water ACCQ.Tag dựa theo sổ tay phân tích của Viện Nghiên cứu Động vật, bang Queensland, Úc, có tham khảo AOAC 994.12 2.3.2. Xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng các axít amin của một số nguyên liệu dùng cho chăn nuôi lợn 2.3.2.1 Nguyên vật liệu - 25 loại nguyên liệu thức ăn phổ biến trong chăn nuôi lợn và khẩu phần cơ sở. - 104 lợn đực thiến giống Yorkshire x Landrace trong giai đọan sinh trưởng có khối lượng ban đầu 32 ± 3 kg. 2.3.2.2 Thiết kế thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên
- 5 (CRD) với 26 nghiệm thức (khẩu phần) bao gồm 25 loại nguyên liệu thức ăn thí nghiệm và khẩu phần cơ sở; 4 lần lặp lại (4 đợt, mỗi đợt thực hiện trên 25 loại thức ăn và 1 khẩu phần cơ sở), thời gian thí nghiệm cho 1 đợt là 14 ngày và thời gian chuẩn bị giữa các đợt là từ 4 – 5 ngày, tổng thời gian thí nghiệm là 70 ngày. Lợn được nuôi cá thể trên cũi tiêu hóa chuyên biệt. Khầu phần cơ sở gồm: Tinh bột ngô, casein, DCP, Muối, Premix khoáng vitamin, Khẩu phần được cân đối khóang, vitamin theo nhu cầu, tỷ lệ protein thô 18% (theo NRC, 1998). Khẩu phần thí nghiệm: KPCS + 20% nguyên liệu thí nghiệm. Lợn được cho ăn 2 lần/ngày vào các thời điểm 8:00h và 15:00h, chế độ ăn bằng 90% so với lượng cho ăn tự. Thức ăn được trộn đều với nước theo tỷ lệ 1:1. Nước uống được cung cấp tự do bằng nguồn nước giếng khoan với núm uống tự động. Thu dịch tiêu hoá theo phương pháp của Donkoh và ctv (1994). Ở ngày thí nghiệm thứ 14, sau khi cho ăn 9 giờ lợn sẽ được giết và dịch hồi tràng sẽ được thu thập ngay lập tức ở 20 cm của đoạn cuối hồi tràng (tính từ van hồi manh tràng trở lên) và được cân khối lượng. Sau đó, dịch dưỡng trấp được bảo quản lạnh ngay ở nhiệt độ -200C. Cuối cùng, các mẫu được sấy khô ở 600C trong 48 giờ, nghiền mịn để phân tích các chỉ tiêu VCK, protein, các axít amin. 2.3.3. Xác định mức axít amin tiêu hóa hồi tràng biểu kiến tối ưu cho lợn thịt 2.3.3.1 Nguyên vật liệu - Nguyên liệu phối trộn khẩu phần thí nghiệm: Ngô vàng loại tốt, cám gạo loại tốt, bột sắn lát, khô đậu tương 47% CP, bột cá nhạt 50% CP, dầu thực vật, axít amin, premix khoáng, DCP,… - Lợn ngoại lai 3 máu Duroc x (Landrace x Yorkshire) 60 ngày tuổi, khối lượng trung bình 20,1 ± 0,3 kg. 2.3.3.2 Thiết kế thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 400 lợn thịt lai ba máu Duroc x (Yorshire x Landrace) có khối lượng bình quân 20,1 ± 0,3 kg, đồng đều về giống, tuổi và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng được chia đều vào 4 nghiệm thức thí nghiệm (mỗi nghiệm thức 10 đực và 10 cái) và thí nghiệm được lặp lại 5 lần (4 nghiệm thức x 20 lợn/nghiệm thức x 5 lần lặp lại). Các khẩu phần thí nghiệm được tính toán xây dựng bằng phần mềm Feedlive 1.5 trên máy tính dựa trên các nguyên liệu và cơ sở dữ liệu về dinh dưỡng đã thu được từ các nghiên cứu trước trong
- 6 đề tài này. Lợn được cho ăn tự do bằng máng ăn bán tự động trong suốt quá trình thí nghiệm, uống nước bằng núm uống tự động theo nhu cầu. Sơ đồ bố trí như sau: NT 1: Mức AA THHT BK 1 (=90% mức AA THHT BK so với NRC 1998) NT 2: Mức AA THHT BK 2 (=100% so với NRC 1998) NT 3: Mức AA THHT BK 3 (=110% so với NRC 1998) NT 4: Mức AA THHT BK 4 (=120% so với NRC 1998) Bảng 2.1 Các khẩu phần TĂ thí nghiệm cho lợn thịt giai đoạn 1 (20 – 50 kg) Thành phần NT1 NT2 NT3 NT4 Ngô vàng loại tốt 700,00 700,00 700,00 700,00 Cám gạo loại tốt 56,46 58,08 59,70 61,37 Bột sắn lát 10,00 10,00 10,00 10,00 Dầu thực vật 11,78 11,84 11,88 11,90 Khô đậu tương 47% CP 140,72 136,92 132,66 128,57 Bột cá nhạt 50% CP 75,62 75,83 76,06 76,27 Premix Khoáng-Vita 2,50 2,50 2,50 2,50 Muối ăn 2,46 2,45 2,44 2,43 L-Lysine 0,46 1,57 2,69 3,68 DL-Methionine 0 0,24 0,72 1,15 L-Threonine 0 0,48 1,04 1,70 DL-Tryptophan 0 0,1 0,31 0,44 Tổng cộng 1000 1000 1000 1000
- 7 Bảng 2.2 Các khẩu phần TĂ thí nghiệm cho lợn thịt giai đoạn 2 (50 kg – xuất chuồng) Thành phần NT1 NT2 NT3 NT4 Ngô vàng loại tốt 661,31 513,32 316,99 315,51 Cám gạo loại tốt 10,00 123,07 200,00 200,00 Bột sắn lát 137,84 157,86 250,00 250,00 Dầu thực vật 8,49 25,76 39,01 38,70 Khô đậu tương 47% CP 100,00 100,00 116,86 116,95 Bột cá nhạt 50% CP 77,47 74,00 69,86 69,88 Muối ăn 2,39 2,51 2,66 2,66 Premix Khoáng-Vita 2,50 2,50 2,50 2,50 L-Lysine 0 0,63 1,04 1,80 DL-Methionine 0 0,11 0,50 0,89 L-Threonine 0 0,24 0,59 1,11 Tổng cộng 1000 1000 1000 1000 2.3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi + Lượng thức ăn thu nhận của lợn được theo dõi và ghi chép hàng ngày, từng giai đoạn và cả thí nghiệm. + Khối lượng bắt đầu thí nghiệm, khối lượng giữa kỳ (GĐ1- sau 60 ngày thí nghiệm, khối lượng cơ thể lợn khoảng 50kg) và kết thúc thí nghiệm (GĐ2-sau 120 ngày thí nghiệm, khối lượng cơ thể lợn khoảng 100kg) 2.3.3.4 Xử lý số liệu Tất cả các số liệu thu thập được trong thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học bằng Microsoft Office Excel 2007 và phân tích ANOVA bằng chương trình MINITAB phiên bản 16.20 trên máy tính. Phân tích sai khác giữa các số trung bình của các nghiệm thức bằng trắc nghiệm Tukey với độ tin cậy 95%. Mô hình thống kê Yij = μ + i + eij Trong đó: Yij = số liệu quan sát, μ = trung bình tổng quát i = ảnh hưởng yếu tố thí nghiệm, i = 1…4 eij = sai số thực nghiệm j = 1…5 (lần lặp lại)
- 8 Chương 3: KẾT QUẢ 3.1. Xác định thành phần axít amin của một số nguyên liệu phổ biến dùng cho thức ăn chăn nuôi lợn 3.1.1 Thành phần dinh dưỡng của một số loại hạt Giá trị dinh dưỡng của các loại hạt là gần như tương đương nhau, nếu có sự chênh lệch nhau thì chỉ ở một vài chỉ tiêu thông thường như xơ thô, khoáng tổng số (bảng 3.1). Hàm lượng protein thô trong khoảng từ 8,4 – 10,8%, trung bình 9,6%; béo thô từ 1,3 – 4,9%, trung bình 3,1%; xơ thô biến động khá lớn từ 0,8 – 9,1%, trung bình 3,4%. Hàm lượng khoáng của các loại hạt cũng có biến động nhưng không nhiều (từ 1,0 – 3,3%) trừ lúa mì (0,5%), trung bình hàm lượng khoáng của các loại hạt đạt 1,5%. Giá trị năng lượng trao đổi của các loại hạt có sự thay đổi, dao động trong khoảng từ 2.739,5 Kcal/kg ở bột lúa mạch đến 3.318,5 Kcal/kg ở tấm gạo. Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng của một số loại hạt (kết quả ở trạng thái mẫu) Ngô vàng Ngô vàng Tấm Bột lúa Bột lúa Chỉ tiêu loại tốt loại thường gạo mạch mì (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) VCK (%) 88,9 88,6 87,9 88,7 88,8 ME (Kcal/kg) 3.287,7 3.231,7 3.31 2.739,5 3.284,5 Protein thô (%) 9,4 8,4 8 8,8 10,7 10,8 Béo thô (%) 4,9 3,9 1,5 4,1 1,3 Xơ thô (%) 2,1 2,5 0,8 9,1 2,3 Khoáng TS (%) 1,5 1,4 1,0 3,3 0,5 Ca (%) 0,1 0,1 0,2 0,1 0,1 P tổng (%) 0,4 0,3 0,2 0,4 0,1 Hàm lượng các axít amin nhất là các axít amin thiết yếu thường thiếu trong khẩu phần ăn cho lợn của các loại hạt có sự chênh lệch nhau (bảng 3.2). Hàm lượng lysine dao động trong khoảng từ 2,3 g/kg đến 3,6 g/kg; methionine tương đương nhau ở cả ngô, bột lúa mạch và bột lúa mỳ (1,7 g/kg) riêng tấm gạo là cao hơn cả (2,4 g/kg); threonine dao động trong khoảng từ 2,7 g/kg đến 3,4 g/kg; tryptophan dao động trong khoảng từ 0,3 g/kg đến 1,3 g/kg. Trong cùng một loại hạt giá trị dinh dưỡng của hạt có chất lượng tốt hơn sẽ có giá trị dinh dưỡng cao
- 9 hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật do các hạt có chất lượng tốt sẽ có ít các tạp chất và các chất dinh dưỡng chưa bị biến chất (do oxy hoá, do sự hô hấp của hạt trong quá trình bảo quản, nấm mốc,…). Các kết quả này cũng phù hợp với các kết quả của các tác giả NRC (1998), Viện Chăn nuôi (2001), Lã Văn Kính (2003), Sauvant và ctv (2004) mặc dù có một số chỉ tiêu có sự chênh lệch nhưng không nhiều. Bảng 3.2. Hàm lượng các axít amin của một số loại hạt (kết quả ở trạng thái mẫu)(g/kg) Ngô vàng Ngô vàng Tấm Bột lúa Bột Chỉ tiêu loại tốt loại thường gạo mạch lúa mì (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) Lysine 2,4 2,3 3,0 3,6 3,1 Methionine 1,7 1,7 2,4 1,7 1,7 Threonine 3,0 2,7 3,0 3,4 3,1 Tryptophan 0,4 0,3 0,9 1,3 1,3 Tỷ lệ các axít amin so với protein thô của các loại hạt có sự chênh lệch nhau (bảng 3.3). Nếu chỉ xem xét 4 axít amin thiết yếu thường thiếu trong thức ăn cho lợn thì thấy, tỷ lệ lysine và threonine so với protein thô giữa các loại hạt trên là tương đương nhau (lysine dao động trong khoảng 2,6 - 3,4 g/kg, threonine từ 2,9 – 3,4 g/kg) nhưng tỷ lệ của các axít amin methionine và tryptophan so với protein lại có sự chênh lệch nhau đáng kể, tỷ lệ methionine của ngô và tấm cao hơn của bột lúa mạch và bột lúa mì (của ngô là 1,8% - 2,0%, của tấm là 2,8% so với của bột lúa mạch và bột lúa mỳ là 1,6%) ngược lại tỷ lệ tryptophan của ngô và tấm gạo lại thấp hơn của bột lúa mạch và bột lúa mì (của ngô là 0,4% - 0,5%, của tấm là 1,0% so với của bột lúa mạch và bột lúa mỳ là 1,2%). Bảng 3.3. Tỷ lệ các axít amin so với protein thô của một số loại hạt (%) Ngô vàng Ngô vàng Tấm Bột lúa Bột Chỉ tiêu loại tốt loại thường gạo mạch lúa mì (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) Lysine 2,6 2,8 3,4 3,4 2,9 Methionine 1,8 2 2,8 1,6 1,6 Threonine 3,2 3,2 3,4 3,2 2,9 Tryptophan 0,5 0,4 1,0 1,2 1,2
- 10 Trong cùng một loại hạt thì tỷ lệ của tryptophan so với protein thô là thấp nhất (0,4 – 1,2%). 3.1.2 Thành phần dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp cung năng lượng a) Thành phần dinh dưỡng của một số loại cám Không có sự chênh lệch nhau nhiều về thành phần dinh dưỡng giữa các loại cám, ngoại trừ chỉ tiêu về hàm lượng béo thô và khoáng tổng số (bảng 3.4). Có sự chênh lệch khá lớn về hàm lượng béo thô và khoáng tổng số, béo thô giữa các nguyên liệu dao động từ 2,7 – 11,7% và khoáng tổng số dao động từ 3,7 – 10,4%. Điều này phụ thuộc vào nguyên liệu và quá trình chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Giá trị năng lượng trao đổi của các loại cám là tương đương nhau dao động từ 2.486,9 – 2.885,1 Kcal/kg và thấp hơn các loại hạt. Bảng 3.4. Thành phần dinh dưỡng của một số loại cám (ở trạng thái mẫu) CG loại Cám mỳ Cám mỳ Tên mẫu CG trích CG loại thường loại tốt loại thường ly (n=3) tốt (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) VCK (%) 90,1 89 88,7 88,4 88,2 ME 2.705,7 2.721,3 2.486,9 2.885,1 2.880,1 (Kcal/kg) Protein thô 15,4 12,5 11,2 15,1 14,1 (%) Béo thô (%) 2,7 11,7 10,3 3,9 3,8 Xơ thô (%) 6,9 8,2 10,7 7,1 7,0 Khoáng TS 10,4 7,8 8,8 3,9 3,7 (%)(%) Ca 0,1 0,3 0,3 0,2 0,1 P tổng (%) 1,2 1,2 1,3 1,0 0,8 Hàm lượng các axít amin thiết yếu của của các loại cám cũng không có sự chênh lệch nhau đáng kể, ngoại trừ tryptophan (bảng 3.5). Hàm lượng lysine dao động trong khoảng từ 4,4 g/kg – 6,6 g/kg, methionine dao động trong khoảng từ 2,0 g/kg – 2,7 g/kg, threonine dao động trong khoảng từ 3,9 g/kg – 5,3 g/kg. Riêng hàm lượng tryptophan trong cám mỳ cao gần gấp đôi hàm lượng tryptophan trong cám gạo (2,2 – 2,7 g/kg so với 1,3 – 1,4 g/kg).
- 11 Bảng 3.5. Hàm lượng các axít amin của một số loại cám (kết quả ở trạng thái mẫu)(g/kg) CG CG CG loại Cám mỳ Cám mỳ Tên mẫu trích ly loại tốt thường loại tốt loại thường (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) Lysine 6,6 5,1 4,4 6,1 5,7 Methionine 2,3 2,7 2,0 2,0 2,3 Threonine 5,3 4,2 3,9 5,3 4,3 Tryptophan 1,4 1,4 1,3 2,7 2,2 Tỷ lệ các axít amin so với protein thô của các loại cám gần như không có sự sai khác nhau nhiều (bảng 3.6). Các axít amin thiết yếu như lysine, methione, threonine và tryptophan dao động trong khoảng từ 3,9 – 4,3%, 1,3 – 2,2%, 3,1 – 3,5% và 0,9 – 1,8%, tương ứng. Tỷ lệ của tryptophan so với protein thô vẫn là thấp nhất ở tất cả các loại cám. Bảng 3.6. Tỷ lệ các axít amin so với protein thô của một số loại cám (%) CG CG CG loại Cám mỳ Cám mỳ Tên mẫu trích ly loại tốt thường loại tốt loại thường (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) Lysine 4,3 4,1 3,9 4,1 4,0 Methionine 1,5 2,2 1,8 1,3 1,6 Threonine 3,5 3,3 3,5 3,5 3,1 Tryptophan 0,9 1,1 1,2 1,8 1,5 b) Thành phần dinh dưỡng của sắn lát và bã sắn Thành phần dinh dưỡng của sắn lát và bã sắn thấp hơn thành phần dinh dưỡng của các loại cám và các loại hạt rất nhiều (bảng 3.7). Protein thô của sắn lát chỉ đạt 3,0% và của bã sắn chỉ đạt 1,9% trong khi đó protein thô của các loại cám là 13,7% của các loại hạt là 9,6%. Béo thô của sắn lát là 0,6% và của bã sắn là 1,1% so với của các loại cám là 6,5% và của các loại hạt là 3,1%. Các chỉ tiêu dinh dưỡng khác của sắn lát và bã sắn cũng thấp hơn của các loại cám và các loại hạt. Giá trị năng lượng trao đổi của bột sắn lát cao hơn bã sắn (3.172,5 Kcal/kg so với 2.717,6 Kcal/kg). Kết quả này là do tỷ lệ protein của bã sắn thấp hơn nhiều so với bột sắn lát (1,9% so với 3,0%) nhưng tỷ
- 12 lệ xơ thô lại rất cao (8,1% so với 2,1%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả của Lã Văn Kính (2003). Bảng 3.7. Thành phần dinh dưỡng của bột sắn lát và bã sắn (kết quả ở trạng thái mẫu) Tên mẫu Bột sắn lát (n=3) Bã sắn (n=3) VCK (%) 88,4 87,7 ME (Kcal/kg) 3.172,5 2.717,6 Protein thô (%) 3,0 1,9 Béo thô (%) 0,6 1,1 Xơ thô (%) 2,1 8,1 Khoáng TS (%) 1,4 1,8 Ca (%) 0,2 0,4 P tổng (%) 0,1 0,1 Hàm lượng các axít amin trong sắn lát cao hơn trong bã sắn nhưng không đáng kể (bảng 3.8). Hàm lượng các axít amin trong cả sắn lát và bã sắn rất thấp, nhất là các axít amin thiết yếu, hầu hết thấp hơn 1 g/kg. Hàm lượng lysine chỉ từ 0,8 – 0,9 g/kg, methionine từ 0,3 – 0,4 g/kg, threonine từ 0,6 – 0,8 g/kg và tryptophan từ 0,1 – 0,2 g/kg. Điều này là do hàm lượng protein trong sắn lát và bã sắn thấp (3,0 và 1,9%) từ đó dẫn đến hàm lượng các axít amin cũng thấp. Với hàm lượng các axít amin này thì thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu của lợn nếu căn cứ theo NRC (1998). Bảng 3.8. Hàm lượng các axít amin của bột sắn lát và bã sắn (kết quả ở trạng thái mẫu)(g/kg) Tên mẫu Bột sắn lát (n=3) Bã sắn (n=3) Lysine 0,9 0,8 Methionine 0,4 0,3 Threonine 0,8 0,6 Tryptophan 0,2 0,1 Tỷ lệ các axít amin so với protein của bột sắn lát và bã sắn rất thấp, đại đa số các axít amin có tỷ lệ so với protein thấp hơn 5% (bảng 3.9). Điều này là do hàm lượng protein thô, các axít amin trong bột sắn lát và bã sắn rất thấp và chứng tỏ chất lượng protein của chúng cũng rất thấp.
- 13 Bảng 3.9. Tỷ lệ các AA so với protein thô của bột sắn lát và bã sắn (%) Tên mẫu Bột sắn lát (n=3) Bã sắn (n=3) Lysine 3,1 4,2 Methionine 1,2 1,4 Threonine 2,8 3,2 Tryptophan 0,6 0,7 3.1.3 Thành phần dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu cung protein có nguồn gốc động vật Có sự biến động về giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu cung protein có nguồn gốc động vật (bảng 3.10). Bảng 3.10. Thành phần hoá học của một số loại nguyên liệu cung protein có nguồn gốc động vật (kết quả ở trạng thái mẫu) Bột cá Bột cá sấy Bột thịt Tên mẫu Bột thịt nhạt 50% 65% CP xương (n=3) CP (n=3) (n=3) (n=3) VCK (%) 89,9 91,1 97,9 93,3 ME (Kcal/kg) 2.521,9 3.287,9 3.618,9 2.659,3 Protein thô (%) 50,3 65,1 57,9 48,1 Béo thô (%) 2,1 3,3 15,4 8,5 Xơ thô (%) 0,9 0,5 1,7 1,4 Khoáng TS (%) 34,3 19,9 16,9 34 Ca (%) 5,7 6,7 4,5 12,4 P tổng (%) 2,6 3,1 2,3 6,1 Hàm lượng protein thô của bột thịt xương là thấp nhất (48%) và cao nhất là ở bột cá sấy (65%), nhưng ngược lại hàm lượng canxi và phốt pho của bột thịt xương lại cao hơn cả, cao hơn gấp 2 – 3 lần so với các nguyên liệu còn lại. Điều này là do trong bột thịt xương có lẫn rất nhiều xương và do hàm lượng canxi, phốt pho trong xương rất cao (Theo NRC (1998), hàm lượng canxi trong bột xương là 29,8%, hàm lượng phốt pho là 12,5%) nên đã làm tăng hàm lượng canxi và phốt pho của bột thịt xương. Hàm lượng chất béo trong bột thịt và bột thịt xương cao hơn trong bột cá rất nhiều (từ 4 – 7 lần) từ đó dẫn tới giá trị năng lượng trao đổi của bột thịt và bột thịt xương cũng cao hơn so với bột cá (cao hơn 234 Kcal/kg, trung bình giá trị năng lượng trao đổi của
- 14 bột thịt và bột thịt xương là 3.139 Kcal/kg so với 2.905 Kcal/kg của bột cá). Hàm lượng các axít amin thiết yếu thường thiếu trong thức ăn của lợn là: lysine, methionine, threonine và tryptophan của bột cá cao hơn của bột thịt và bột thịt xương (bảng 3.11). Trung bình hàm lượng lysine của bột cá là 37,9 g/kg so với bột thịt và bột thịt xương là 27,0 g/kg, methionine là 13,4 g/kg so với 6,7 g/kg, threoninine là 20,9 g/kg so với 17,5 g/kg và tryptophan là 5,5 g/kg so với 3,1 g/kg. Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các kết quả của các tác giả NRC (1998), Viện Chăn nuôi (2001), Lã Văn Kính (2003), Sauvant và ctv (2004). Bảng 3.11. Hàm lượng các axít amin của một số loại nguyên liệu cung protein có nguồn gốc động vật (kết quả ở trạng thái mẫu)(g/kg) Bột cá Bột cá sấy Bột thịt Tên mẫu Bột thịt nhạt 50% 65% CP xương (n=3) CP (n=3) (n=3) (n=3) Lysine 30,1 45,7 30,4 23,6 Methionine 11,3 15,5 7,7 5,6 Threonine 18,4 23,3 19,2 15,7 Tryptophan 4,5 6,4 4,2 2,0 Tỷ lệ các axít amin so với protein thô của các nguyên liệu cung protein có nguồn gốc động vật không có sự biến động lớn giữa các nguyên liệu (bảng 3.12). Nhưng nếu xét 4 axít amin thiết yếu thường thiếu trong khẩu phần ăn cho lợn thì tỷ lệ các axít amin này của bột cá cao hơn đáng kể so với của bột thịt và bột thịt xương. Tỷ lệ lysine so với protein thô của bột cá từ 6,0 – 7,0% so với của bột thịt và bột thịt xương là từ 4,9 – 5,3%, methionine từ 2,3 – 2,4% so với 1,2 – 1,3%, threonine là 3,6% so với 3,3%, tryptophan từ 0,9 – 1,0% so với 0,4 – 0,7%. Trong 4 axít amin thiết yếu trên thì lysine có tỷ lệ cao nhất (4,9 – 7,0%) sau đến threonine (3,3 – 3,6%) và thấp nhất là tryptophan 0,4 – 1,0%) ở tất cả các nguyên liệu.
- 15 Bảng 3.12. Tỷ lệ các axít amin so với protein thô của một số loại nguyên liệu cung protein có nguồn gốc động vật (%) Bột cá Bột cá sấy Bột thịt Tên mẫu Bột thịt nhạt 50% 65% CP xương (n=3) CP (n=3) (n=3) (n=3) Lysine 6,0 7,0 5,3 4,9 Methionine 2,3 2,4 1,3 1,2 Threonine 3,6 3,6 3,3 3,3 Tryptophan 0,9 1,0 0,7 0,4 3.1.4. Thành phần dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu cung protein có nguồn gốc thực vật Bảng 3.13. Thành phần dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu cung protein có nguồn gốc thực vật (kết quả ở trạng thái mẫu) KĐT KĐT ĐTH KDD KDV KDL KDH KDC DDG Tên mẫu 44 47 C S (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) VCK (%) 89,7 89,8 90,5 93,1 91,4 88,5 89,9 88,2 90,9 ME 3.199 3.417 3.238 2.617 2.341 3.177 2.311 2.455 3.002 (Kcal/kg) Protein 45 48,7 35,9 19,1 38,9 42,1 35,5 13,6 26 thô (%) Béo thô 1,3 3 18,2 9 9,5 7,3 3,6 8,7 11 (%) Xơ thô 5,2 2,9 7,1 12 18 6 17,1 13,5 8,9 (%) Khoáng 6,9 6,8 5 9 8,8 5,6 7,5 4,4 4,4 TS (%) Ca (%) 0,6 0,4 0,5 0,6 2,1 0,5 0,7 0,2 0,2 P tổng 0,5 0,2 0,5 0,5 0,8 0,6 1 0,7 0,7 (%) Các nguyên liệu cung protein có nguồn gốc thực vật nói chung đều có hàm lượng protein thấp hơn 48% và biến động khá lớn (từ 13,6% - 48,7%)(bảng 3.13). Trong các loại nguyên liệu này thì khô dầu đậu tương 47% CP có tỷ lệ protein thô cao nhất (48,6%) sau đó
- 16 đến khô đậu tương 44% CP (45,0%) và thấp nhất là khô dầu cọ (13,6%). Hàm lượng béo thô cũng có sự chênh lệch nhau đáng kể giữa các loại nguyên liệu, dao động từ 1,3 – 11,0%. Do hàm lượng protein thô và béo thô có biến động khá lớn nên dẫn đến giá trị năng lượng trao đổi của các nguyên liệu cung protein có nguồn gốc thực vật cũng có sự chênh lệch nhau rất lớn. Thấp nhất là 2.311,0 Kcal/kg ở khô dầu cọ và cao nhất là 3.417,1 Kcal/kg ở khô dầu đậu tương 47% CP. Hàm lượng các axít amin của các nguyên liệu cung protein có nguồn gốc thực vật cũng có sự chênh lệch nhau khá lớn (bảng 3.14). Nếu xét 4 axít amin thiết yếu là lysine, methionine, threonine và tryptophan thì hàm lượng lysine dao động trong khoảng từ 0,8 g/kg (ở DDGS) – 28,0 g/kg (ở KĐT 47% CP), methionine từ 0,5 g/kg (ở DDGS) – 9,0 g/kg (ở KDV), threonine từ 1,0 g/kg (ở DDGS) – 18,5 g/kg (ở KĐT 47% CP) và tryptophan từ 0,2 g/kg (ở DDGS) – 6,6 g/kg (ở KĐT 47% CP). Tương tự, khô dầu dừa cũng có hàm lượng protein thấp hơn DDGS nhưng hàm lượng các axít amin thiết yếu cao hơn (19,1% CP, lysine 5,1 g/kg, methionine 2,7 g/kg, threonine 5,3 g/kg và tryptophan 1,6 g/kg so với 26,0% CP, lysine 0,8 g/kg, methionine 0,5 g/kg, threonine 1,0 g/kg và tryptophan 0,2 g/kg). Điều này chúng ta cần lưu ý khi sử dụng DDGS trong khẩu phần cho lợn với tỷ lệ lớn DDGS thì cần phải bổ sung 4 axít amin thiết yếu trên. Bảng 3.14. Hàm lượng các axít amin của một số loại nguyên liệu cung protein có nguồn gốc thực vật (kết quả ở trạng thái mẫu)(g/kg) Tên KĐT KĐT ĐTH KDD KDV KDL KDH KDC DDG mẫu 44 47 (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) C (n=3) S (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) Lys 27,2 28 21,1 5,1 9,1 13,3 16,5 3,7 0,8 Meth 6,2 6,7 4,6 2,7 9,0 5,2 6,1 2,7 0,5 Thre 17,2 18,5 12,3 5,3 13,0 10 12,8 4,2 1,0 Tryp 6,4 6,6 4,7 1,6 6,0 3,2 4,2 1,2 0,2 Tỷ lệ của các axít amin thiết yếu (lysine, methionine, threonine và tryptophan,…) có sự chênh lệch nhau đáng kể (bảng 3.15). Khô dầu đậu nành có tỷ lệ lysine so với protein cao nhưng lại thấp hơn về tỷ lệ của methionine so với các loại khô dầu khác (trung bình của khô dầu đậu nành là 1,37% so với trung bình của 5 loại khô dầu khác là 1,73%). Tỷ lệ các axít amin so với protein của DDGS rất
- 17 thấp, hầu hết các axít amin có tỷ lệ so với protein thô thấp hơn 1%. Điều này chứng tỏ khô dầu đậu nành là nguồn cung protein thực vật tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu các axít amin cho nhu cầu của lợn ngoại trừ methionine. Còn DDGS khi sử dụng trong khẩu phần chúng ta phải lưu ý vấn đề bổ sung thêm các axít amin để đáp ứng nhu cầu của lợn. Bảng 3.15. Tỷ lệ axít amin so với protein thô của một số loại nguyên liệu cung protein có nguồn gốc thực vật (%) KĐT KĐT ĐTH KDD KDV KDL KDH KDC DDG Tên mẫu 44 47 C S (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) (n=3) Lys 6,04 5,75 5,88 2,69 2,33 3,16 4,64 2,75 0,30 Meth 1,37 1,38 1,28 1,38 2,32 1,22 1,71 2,01 0,19 Thre 3,82 3,80 3,44 2,79 3,33 2,36 3,60 3,11 0,37 Tryp 1,42 1,35 1,32 0,85 1,55 0,75 1,18 0,85 0,08 3.2 Xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến các axít amin của một số nguyên liệu phổ biến dùng cho thức ăn chăn nuôi lợn 3.2.1 Thành phần hoá học của nguyên liệu thí nghiệm Kết quả phân tích hàm lượng protein và các axít amin của khẩu phần cơ sở và các nguyên liệu thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.16. Chúng ta thấy rằng hàm lượng protein và các axít amin thiết yếu của các nguyên liệu khác nhau thì khác nhau và kết quả này cũng phù hợp với các kết quả của Viện Chăn nuôi (2001) và Lã Văn Kính (2003). Hàm lượng protein và các axít amin của khẩu phần cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu của lợn thí nghiệm theo tiêu chuẩn NRC (1998).
- 18 Bảng 3.16. Hàm lượng protein (%) và các axít amin thiết yếu (g/kg) của khẩu phần cơ sở và các nguyên liệu thí nghiệm Protein Lys Met Thr Try KPCS 18,12 14,81 5,45 7,76 2,30 Sắn lát 2,95 0,91 0,36 0,83 0,17 Ngô vàng tốt 9,38 2,41 1,66 3,01 0,45 Ngô vàng thường 8,43 2,33 1,67 2,74 0,35 Cám gạo tốt 12,54 5,14 2,71 4,17 1,4 Cám gạo thường 11,23 4,43 2,01 3,93 1,33 Cám mỳ tốt 15,14 6,12 1,96 5,3 2,68 Cám mỳ thường 14,12 5,67 2,29 4,31 2,16 Tấm 8,82 3,01 2,45 3,02 0,88 Bã sắn 1,87 0,79 0,26 0,59 0,13 Cám gạo trích ly 15,35 6,61 2,29 5,31 1,44 Lúa mạch 10,68 3,61 1,72 3,38 1,33 Bột lúa mỳ 10,83 3,13 1,74 3,14 1,33 KDT 44 (India) 45,01 27,16 6,15 17,19 6,39 KDT 47 (USA) 48,65 27,98 6,71 18,48 6,58 Bột cá 50 50,34 30,08 11,34 18,35 4,47 Bột cá 65 65,14 45,71 15,54 23,34 6,41 Bột thịt 57,89 30,43 7,69 19,23 4,17 KD dừa 19,14 5,14 2,65 5,32 1,62 KD vừng 38,94 9,05 9,01 12,97 6,03 KD lạc 42,11 13,33 5,16 9,95 3,17 DDGS 25,95 0,77 0,49 0,96 0,21 ĐTH rang 35,85 21,07 4,58 12,32 4,72 Bột thịt xương 48,07 23,62 5,58 15,67 2,04 KD cọ 13,58 3,73 2,74 4,22 1,15 Khô dầu cải 35,47 16,47 6,08 12,78 4,17 3.2.2 Tỷ lệ tiêu hóa protein và các axít amin thiết yếu hồi tràng biểu kiến của một số loại nguyên liệu cung năng lượng Các loại nguyên liệu cung năng lượng có tỷ lệ tiêu hóa protein của chúng là tương đối thấp từ 54,2% ở cám mỳ thường đến 72,2% ở
- 19 ngô vàng loại tốt (bảng 3.17). Trong cùng một loại nguyên liệu thì nguyên liệu nào có chất lượng tốt hơn sẽ có tỷ lệ tiêu hóa protein cao hơn. Chúng ta thấy rằng, các loại nguyên liệu có tỷ lệ xơ cao thì sẽ có tỷ lệ tiêu hóa protein thấp và ngược lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết luận của Petterson (1996) là thành phần và hàm lượng chất xơ cao có ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở hồi tràng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (65%). Bảng 3.17. Tỷ lệ tiêu hóa protein và các axít amin thiết yếu ở hồi tràng biểu kiến của một số loại nguyên liệu cung năng lượng (%)(n= 4) Protein Lys Met Thr Try Sắn lát 70,0abc 75,7a 75,0ab 74,7a 81,7a a a a a Ngô vàng tốt 72,2 80,3 80,7 73,4 84,3a Ngô vàng thường 70,4ab 79,4a 76,8ab 72,2a 84,3a Cám gạo tốt 62,2cde 77,5a 76,7ab 73,8a 83,7a de a ab a Cám gạo thường 60,9 76,4 75,9 74,5 83,2a Cám mỳ tốt 62,2cd 77,3a 77,9ab 75,8a 84,7a e a ab a Cám mỳ thường 54,2 77,5 74,7 75,3 81,3a Tấm 63,9bcd 77,5a 72,6b 79,3a 83,7a bcd b c b Bã Sắn 62,7 60,8 63,9 61,0 65,0b Cám gạo trích ly 65,8abcd 75,2a 76,1ab 79,0a 83,0a abcd a ab a Lúa mạch 65,0 77,7 73,5 75,8 83,0a Bột lúa mỳ 67,0abcd 78,0a 76,4ab 74,7a 84,1a TB 64,7 76,1 75,0 74,1 81,8 SEM 3,25 3,42 3,10 3,57 2,05 P
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 190 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn