Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột (Cucumis sativus L.) lai F1 phục vụ ăn tươi tại vùng đồng bằng sông Hồng
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm lai tạo giống dưa chuột lai F1 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao và chất lượng tốt, đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng quả tươi trong nước và hướng tới xuất khẩu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột (Cucumis sativus L.) lai F1 phục vụ ăn tươi tại vùng đồng bằng sông Hồng
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ TRẦN TỐ TÂM NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DƯA CHUỘT (Cucumis sativus L.) LAI F1 PHỤC VỤ ĂN TƯƠI TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Di truyền và Chọn giống cây trồng Mã số: 9 62 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội , 2020
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Minh Hằng 2. TS. Phạm Mỹ Linh Phản biện 1: Vũ Quang Sáng PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng Hội Sinh học Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tấn Hinh Hội giống Cây trồng Việt Nam Phản biện 3: TS. Tô Thị Thu Hà Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Thăng Long Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi 08h30 ngày 28 tháng 12 năm 2020 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU Dưa chuột (Cucumis sativus L.) là cây rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao so với các loại rau ăn quả khác. Sản phẩm dưa chuột ngoài ăn tươi như một loại rau xanh còn được chế biến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Dưa chuột là loại cây trồng có tiềm năng kinh tế lớn (Priyanka & cs., 2016). Bên cạnh giá trị kinh tế, dưa chuột còn là loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao. Quả dưa chuột là nguồn cung cấp các loại vitamin (A, C, K, E); khoáng chất (magie, mangan, kali, photpho, canxi và kẽm) và một số sắc tố hữu cơ (Carotene-B, Xanthein- B; Andlutein) cung cấp cho cơ thể con người (Vimala & cs., 1999). Chính vì vậy, dưa chuột là cây được trồng phổ biến trên thế giới (Tatlioglu, 1993) và xếp thứ 4 trong các loại rau có giá trị kinh tế ở Châu Á sau cà chua, bắp cải và hành tây (Nwofia & cs., 2015). Đồng bằng sông Hồng là một trong 2 vùng sản xuất rau lớn nhất Việt Nam, với nhiều chủng loại rau đa dạng như: dưa chuột, cà chua, ớt, bí ngô, su hào, bắp cải, súp lơ, hành lá…Trong đó, dưa chuột là loại rau ăn quả được trồng diện tích lớn ở vùng này với nhiều vụ trong năm (Cục Trồng trọt, 2018). Để đáp ứng nhu cầu giống cho sản xuất, trong những năm qua nhiều cơ quan nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột ưu thế lai F1 có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp cho ăn tươi và chế biến, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng. Trong giai đoạn từ 2005 đến 2015, Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo được bộ giống dưa chuột lai F1 như: CV5, CV11 (Phạm Mỹ Linh & cs., 2005), GL1-2; GL1-7; GL1-8 (Phạm Mỹ Linh & cs., 2015) phục vụ nhu cầu dưa chuột ăn tươi của người tiêu dùng; các giống CV29, CV209 phục vụ sản xuất dưa chuột cho chế biến (Phạm Mỹ Linh & cs., 2009). Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cũng đã nghiên cứu chọn tạo được một số giống dưa chuột lai F1 phục vụ cho sản xuất như giống PC4, PC5 (Đoàn Xuân Cảnh, 2017). Tuy nhiên, các giống lai F1 được chọn tạo trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, đặc biệt là các giống dưa chuột ăn tươi. Theo thống kê của Cục Trồng trọt, tổng nhu cầu hạt giống rau sản xuất, kinh doanh của cả nước mỗi năm vào khoảng 5.000 tấn, trong đó có hơn 4.000 tấn là nhập khẩu. Đối với dưa chuột, hạt giống sản xuất trong nước mới đáp ứng được 20% nhu cầu sản xuất, 80% nhập từ nước ngoài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để phát triển sản xuất hạt giống dưa chuột trong nước nhằm nâng cao tỷ lệ giống nội địa, giảm giá thành và chủ động sản xuất là vấn đề cấp thiết của ngành hạt giống rau màu nước ta. Để các giống dưa chuột mới chọn tạo trong nước có thể áp dụng vào sản xuất với diện tích lớn thay thế cho các giống nhập nội, bên cạnh việc đầu tư công nghệ sản xuất hạt giống đáp ứng được khối lượng lớn, việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để sản xuất thương phẩm nhằm phát huy hết tiềm năng năng suất của giống là yếu tố quan trọng. 1
- 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Lai tạo giống dưa chuột lai F1 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao và chất lượng tốt, đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng quả tươi trong nước và hướng tới xuất khẩu. - Xác định được một số thông số kỹ thuật góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai và quy trình sản xuất dưa chuột thương phẩm cho giống dưa chuột lai F1 mới chọn tạo đạt năng suất cao, chất lượng tốt. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đánh giá mức độ phân ly của các dòng dưa chuột tự phối thế hệ I4 - I6. Thử khả năng kết hợp của các dòng chọn lọc và đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của các tổ hợp lai dưa chuột được tạo ra. Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số tổ hợp lai dưa chuột triển vọng tại Vùng đồng bằng sông Hồng. - Khu vực nghiên cứu: vùng Đồng bằng sông Hồng. - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2014 - 2018 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Bổ sung nguồn vật liệu khởi đầu là 41 dòng dưa chuột tự phối đời I6 có giá trị cho công tác chọn tạo giống dưa chuột ưu thế lai của Việt Nam. - Lai tạo và chọn lọc được 1 tổ hợp lai dưa chuột (THL9) có năng suất đạt 50 tấn/ha trong vụ xuân hè và 48 tấn/ha trong vụ thu đông, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu ăn tươi của người tiêu dùng tại vùng Đồng bằng sông Hồng. - Xác định được một số thông số kỹ thuật góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất hạt dưa chuột lai F1 (thời vụ trồng: 20/2 trong vụ xuân và 25/9 trọng vụ thu; tỷ lệ hàng bố mẹ thích hợp 8 ♀ : 1 ♂; liều lượng phân bón là: 20 tấn phân chuồng và 120 kg N : 150 kg P2O5 : 180 kg K2O/ha và sử dụng một số hóa chất: Ethrel nồng độ 100 ppm và GA3 nồng độ 300 ppm làm tăng số hoa cái của dòng mẹ và hoa đực của dòng bố trong quá trình duy trì dòng bố, mẹ). Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh dưa chuột lai thương phẩm (mật độ: 32.000 cây/ha và liều lượng phân bón 20 tấn phân chuồng và 120 kg N: 120 kg P2O5: 150 kg K2O/ha) phù hợp với điều kiện sinh thái vùng Đồng bằng sông Hồng. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả của đề tài luận án cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị cho công tác chọn tạo giống dưa chuột ưu thế lai cũng như các nghiên cứu về quy trình sản xuất 2
- hạt dưa chuột lai F1 và sản xuất dưa chuột thương phẩm đạt năng suất cao, chất lượng tốt trong điều kiện canh tác vùng đồng bằng sông Hồng. - Kết quả nghiên cứu đề tài luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về công nghệ sản xuất hạt giống dưa chuột lai F1 cũng như kỹ thuật thâm canh dưa chuột thương phẩm cho giống dưa chuột lai F1. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài đã chọn tạo được 1 tổ hợp lai dưa chuột có năng suất cao tương đương với các giống nhập nội, chất lượng phù hợp với nhu cầu ăn tươi, làm phong phú bộ giống dưa chuột chất lượng phục vụ sản xuất ở vùng Đồng bằng sông Hồng. - Đề tài đã hoàn thiện quy trình sản xuất hạt dưa chuột lai F1 làm tăng năng suất hạt lai, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. - Quy trình kỹ thuật thâm canh giống dưa chuột lai F1 sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng dưa chuột ăn tươi cho vùng Đồng bằng sông Hồng. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT CÂY DƯA CHUỘT 2.1.1. Nguồn gốc và phân bố cây dưa chuột Cây dưa chuột được trồng từ thời cổ đại là nguồn thực phẩm và nguồn dược liệu (Paris & cs., 2012). Chi Cucumis được cho rằng có nguồn gốc từ Châu Phi, trừ hai loài C. sativus và C. hystrix có nguồn gốc từ Châu Á (Wang & cs., 2012). Giải trình tự gen của 115 dòng dưa chuột cho thấy dưa chuột có xuất xứ từ 4 vùng địa lý chính: Đông Nam Á, Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ (Qi & cs., 2013). Ấn Độ và Trung Quốc được coi là 2 trung tâm đa dạng di truyền chính của dưa chuột (Sebastian & cs., 2010). Các loài dưa chuột được thuần hóa ở Ấn Độ và ở Trung Quốc vào những năm 3.000 trước Công nguyên. Dưa chuột được đưa vào Châu Âu từ thế kỷ XIII và ở Bắc Mỹ vào thế kỷ XVI trước công nguyên (Staub & cs., 2001, Paris & cs., 2012). Cho đến nay, dưa chuột đã được gieo trồng rộng khắp trên thế giới, trong đó dưa chuột trồng trong nhà lưới phát triển mạnh ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt và vùng thành thị. 2.1.2. Phân loại thực vật học cây dưa chuột Dưa chuột (Cucumis sativus L.) có bộ nhiễm sắc thể 2n =14, thuộc Họ bầu bí Cucurbitaceae, Chi Cucumis, loài C. sativus L., (Renner & cs., 2008). Đã có rất nhiều tác giả tiến hành phân loại dưa chuột dựa trên nhiều quan điểm khác nhau. 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỌN TẠO GIỐNG DƯA CHUỘT ƯU THẾ LAI Dưa chuột là một trong những loại rau quan trọng hàng đầu trong ngành sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, cây trồng này được nhiều nước quan tâm, nghiên cứu. Công tác chọn tạo giống dưa chuột ưu thế lai tập trung chủ yếu vào các hướng: Chọn tạo giống dưa chuột theo hướng tạo dòng đơn tính cái; Chọn giống dưa chuột năng suất cao; Chọn 3
- giống dưa chuột kháng bệnh; Chọn giống dưa chuột cho chế biến công nghiệp; Chọn giống dưa chuột trồng trong nhà kính, nhà lưới ứng dụng công nghệ cao. 2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT HẠT DƯA CHUỘT LAI F1 Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, bên cạnh việc sử dụng các giống địa phương, nhu cầu sử dụng giống lai ngày càng tăng do những ưu điểm vượt trội của chúng. Xu hướng sử dụng hạt giống lai F1 tăng trên toàn thế giới về chủng loại giống và khối lượng hạt giống (Thakur & cs., 2016). Các giống F1 ngoài khả năng cho năng suất và phẩm chất cao hơn, chúng còn thích hợp với các phương pháp trồng trọt cơ giới hóa và công nghiệp hóa. Chính vì vậy, các nghiên cứu về quy trình công nghệ sản xuất hạt giống lai F1 các giống rau nói chung và dưa chuột nói riêng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Các yếu tố ảnh hưởng chính đến năng suất, chất lượng hạt lai như: thời vụ trồng, tỷ lệ hàng bố/mẹ, ảnh hưởng của liều lượng phân bón và các biện pháp kỹ thuật sử dụng một số hóa chất để tăng lượng hoa của dòng bố, mẹ... 2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA CHUỘT THƯƠNG PHẨM Bên cạnh nghiên cứu chọn tạo giống mới, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống đã tạo ra là rất cần thiết để giống mới có thể tồn tại và mở rộng diện tích sản xuất. Các biện pháp kỹ thuật thâm canh chủ yếu trong sản xuất dưa chuột thương phẩm: mật độ trồng, thời vụ, phân bón. Để xác định được các thông số phù hợp xây dựng quy trình sản xuất cho từng giống cụ thể việc nghiên cứu các biện pháp thâm canh cho giống rất quan trọng. PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Các thí nghiệm nghiên cứu đánh giá dòng, đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai ưu tú, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau quả, Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội. - Các thí nghiệm khảo nghiệm sinh thái được thực hiện tại Gia Lâm - Hà Nội, Kim Động - Hưng Yên và Thanh Liêm - Hà Nam. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2018 có kế thừa các kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Rau quả từ giai đoạn trước. 3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU * Vật liệu giống 4
- Vật liệu nghiên cứu là các mẫu giống dưa chuột của Viện Nghiên cứu Rau quả, bao gồm: - 41 dòng tự phối thế hệ I4 được ký hiệu từ D1 đến D41. (Thí nghiệm 1). - 20 dòng dưa chuột tự phối đời I6 (D1- D20) được nghiên cứu khả năng kết hợp chung (Thí nghiệm 2). -Vật liệu thử trong nghiên cứu đánh giá khả năng kết hợp chung là giống dưa chuột Yên Mỹ (YM18) và giống dưa chuột Thủy Nguyên (TN12) được chọn lọc từ giống dưa chuột địa phương Yên Mỹ, Hưng Yên và Thủy Nguyên, Hải Phòng. - Vật liệu tham gia nghiên cứu khả năng kết hợp riêng (SCA) và biểu hiện ưu thế lai ở tính trạng năng suất thực thu từ 6 dòng có khả năng kết hợp chung cao là: D2, D5, D6, D13, D16 và D19. Lai Dialen, theo sơ đồ lai Griffing 4 với số tổ hợp lai tạo ra là 15 (Thí nghiệm 2). -Vật liệu tham gia nghiên cứu khảo nghiệm cơ bản tại Viện Nghiên cứu Rau quả là 10 tổ hợp lai ưu tú (Thí nghiệm 3). - Vật liệu tham gia nghiên cứu khảo nghiệm sinh thái tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng là 3 tổ hợp lai có triển vọng (Thí nghiệm 4). Giống đối chứng trong thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản và khảo ngiệm sinh thái là giống GL1-2, giống do Viện Nghiên cứu Rau quả lai tạo và được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cho sản xuất thử năm 2015. - Vật liệu tham gia thí nghiệm nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng hạt giống và năng suất, chất lượng dưa chuột thương phẩm là 1 tổ hợp lai tuyển chọn được từ kết quả khảo nghiệm sinh thái (Thí nghiệm 5 đến thí nghiệm 11). * Vật liệu khác: - Đạm Ure Hà Bắc: Hàm lượng N 46%. - Lân Lâm Thao: Hàm lượng P2O5: 15 - 17%, MgO: 15 - 18%, CaO: 24 - 30%, SiO2: 24 - 30%. - Kali clorua: Hàm lượng K2O 60%. - GA3: dạng bột, hàm lượng Gibberellic Acid 99% - Ethrel: Ethylene Glycol Xilong Cas 107-21-1 C2H6O2 EG 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá mức độ phân ly của các dòng dưa chuột tự phối đời I4-I6. - Lai tạo và tuyển chọn các tổ hợp lai mới có triển vọng. - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai cho giống dưa chuột mới chọn tạo. 5
- - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất dưa chuột thương phẩm cho giống dưa chuột lai mới chọn tạo. 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 3.5.1.1. Đánh giá các dòng dưa chuột tự phối đời I4-I6 - Thí nghiệm 1: Đánh giá mức độ phân ly của các dòng qua các thế hệ từ I4-I6 (41 dòng tự phối) Thí nghiệm đánh giá mức độ phân ly được bố trí tuần tự không nhắc lại, mỗi dòng trồng 1 ô (30 cây/ô). - Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng đời I6 Đánh giá khả năng kết hợp chung (GCA) được áp dụng theo phương pháp lai đỉnh Topcross giữa 20 dòng dưa chuột thuần với vật liệu thử là giống dưa chuột YM18 và TN12. Thí nghiệm đánh giá con lai của 20 dòng dưa chuột thuần với vật liệu thử được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc, mỗi lần nhắc là 30 cây. Đánh giá khả năng kết hợp riêng (SCA) của 6 dòng có khả năng kết hợp chung cao ở thế hệ I6 lai theo sơ đồ Griffing 4 (n x (n-1)/2). 15 tổ hợp lai được tạo ra là D2/D5; D2/D6; D2/D13; D2/D16; D2/D19; D5/D6; D5/D13; D5/D16; D5/D19; D6/D13; D6/D16; D6/D19; D13/D16; D13/D19; D16/D19. Thí nghiệm bố trí khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 30 m2/giống. 3.5.1.2. Lai tạo và tuyển chọn các tổ hợp lai mới có triển vọng Thí nghiệm 3. So sánh các tổ hợp lai trong vụ xuân hè và thu đông năm 2017. Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 7,2 m2 Thí nghiệm 4. Khảo nghiệm sản xuất tổ hợp lai có triển vọng Khảo nghiệm sản xuất 3 tổ hợp lai triển vọng: THL2, THL6 và THL9. Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 500 m2/mô hình 3.5.1.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất hạt lai cho giống dưa chuột mới chọn tạo Thí nghiệm 5. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất và chất lượng hạt giống lai F1 Các công thức thí nghiệm: 6
- Vụ xuân hè: - Thời vụ 1: gieo hạt ngày 1 tháng 2 - Thời vụ 2: gieo hạt ngày 10 tháng 2 - Thời vụ 3: gieo hạt ngày 20 tháng 2 - Thời vụ 4: gieo hạt ngày 02 tháng 3 Vụ thu đông: - Thời vụ 1: gieo hạt ngày 15 tháng 9 - Thời vụ 2: gieo hạt ngày 25 tháng 9 - Thời vụ 3: gieo hạt ngày 05 tháng 10 - Thời vụ 4: gieo hạt ngày 15 tháng 10 Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 7,2 m2 Thí nghiệm 6. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến năng suất và chất lượng hạt giống lai F1 Công thức nền: 150 kg N + 20 tấn Phân chuồng/ha Công thức thí nghiệm: Công thức 1: nền + 90 P2O5 + 120 K2O Công thức 2: nền + 90 P2O5 + 150 K2O Công thức 3: nền + 90 P2O5 + 180 K2O Công thức 4: nền + 90 P2O5 + 210 K2O Công thức 5: nền + 120 P2O5 + 120 K2O Công thức 6: nền + 120 P2O5 + 150 K2O Công thức 7: nền + 120 P2O5 + 180 K2O Công thức 8: nền + 120 P2O5 + 210 K2O Công thức 9: nền + 150 P2O5 + 120 K2O Công thức 10: nền + 150 P2O5 + 150 K2O Công thức 11: nền + 150 P2O5 + 180 K2O Công thức 12: nền + 150 P2O5 + 210 K2O Thí nghiệm bố trí theo Split plot với 3 lần nhắc lại, diện tích ô nhỏ thí nghiệm 7,2 m , diện tích ô lớn là 21,6 m2. Nhân tố ô chính: Lân P2O5 với 3 liều lượng 90, 120 2 và 150 kg/ha. Nhân tố ô phụ là kali K2O với 4 liều 90, 120, 150 và 180 kg/ha. Thí nghiệm 7. Nghiên cứu xác định tỷ lệ bố/mẹ thích hợp cho sản xuất hạt lai Công thức 1: 6 ♀ : 1 ♂ Công thức 2: 7 ♀ : 1 ♂ 7
- Công thức 3: 8 ♀ : 1 ♂ Công thức 4: 9 ♀ : 1 ♂ Công thức 5: 10 ♀ : 1 ♂ Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại diện tích ô thí nghiệm là 7,2 m2 Thí nghiệm 8. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Ethrel đến ra hoa cái của dòng bố. Công thức thí nghiệm: Công thức 1: 50 ppm Công thức 2: 100 ppm Công thức 3: 150 ppm Công thức 4: 200 ppm Công thức 5: phun nước lã (đối chứng) Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCBD với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 4,8 m2. Thí nghiệm 9. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến ra hoa đực của dòng mẹ. Công thức thí nghiệm: Công thức 1: 200 ppm Công thức 2: 300 ppm Công thức 3: 400 ppm Công thức 4: 500 ppm Công thức 5: phun nước lã (đối chứng) Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCBD với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 4,8 m2. 3.5.1.4. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất dưa chuột thương phẩm Thí nghiệm 10. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất và chất lượng giống dưa chuột lai F1 Các công thức thí nghiệm: CT1: 70 x 35 cm (mật độ 34.000 cây/ha) CT2: 70 x 45 cm (mật độ 32.000 cây/ha) CT3: 70 x 55 cm (mật độ 30.000 cây/ha) CT4: 70 x 65 cm (mật độ 28.000 cây/ha) Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại diện tích ô thí nghiệm là 7,2 m2 Thí nghiệm 11. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất và chất lượng giống dưa chuột lai F1 Công thức nền: 150 kg N + 20 tấn Phân chuồng/ha 8
- Công thức thí nghiệm: Công thức 1: nền + 90 P2O5+ 120 K2O Công thức 2: nền + 90 P2O5+ 150 K2O Công thức 3: nền + 90 P2O5+ 180 K2O Công thức 4: nền + 120 P2O5+ 120 K2O Công thức 5: nền + 120 P2O5+ 150 K2O Công thức 6: nền + 120 P2O5+ 180 K2O Công thức 7: nền + 150 P2O5+ 120 K2O Công thức 8: nền + 150 P2O5+ 150 K2O Công thức 9: nền + 150 P2O5+ 180 K2O Thí nghiệm bố trí theo Split plot với 3 lần nhắc lại, diện tích ô nhỏ thí nghiệm 7,2 m , diện tích ô lớn là 21,6 m2. Nhân tố ô chính: Lân P2O5 với 3 liều lượng 90, 120 2 và 150 kg/ha. Nhân tố ô phụ là kali K2O với 3 liều lượng 120, 150 và 180 kg/ha. 3.5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Đánh giá khả năng kết hợp chung, kết hợp riêng được xử lý theo chương trình lai đỉnh “line x Tester” và phân tích dialen theo sơ đồ lai Grifing 4, phần mềm của Nguyễn Đình Hiền & Ngô Hữu Tình (1996). - Phân tích tính ổn định của 3 tổ hợp lai dưa chuột triển vọng tại các điểm thí nghiệm bằng phương pháp phân tích hồi quy (Eberhart & Rusell, 1966), số liệu được xử lý bằng phần mềm STAR. Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê bằng chương trình Excel và phân tích phương sai (ANOVA) bằng chương trình IRRISTART 5.0 và so sánh các giá trị trung bình dựa vào giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa LSD0,05. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐÁNH GIÁ CÁC DÒNG DƯA CHUỘT TỰ PHỐI ĐỜI I4-I6 4.1.1. Đánh giá mức độ phân ly của các dòng dưa chuột qua các thế hệ từ I4-I6 Kế thừa các kết quả nghiên cứu từ giai đoạn trước của Viện Nghiên cứu Rau quả. Trong tập đoàn 30 mẫu giống thu thập từ các địa phương trong nước và các công ty giống nước ngoài, đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển và chọn được 2 mẫu có đặc điểm phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là mẫu giống TL07 và mẫu giống NB05. Từ 02 mẫu giống trên các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Rau quả tiến hành chọn lọc cá thể thông qua thụ phấn cưỡng bức từ I1-I3. Đến đời I4 tiến hành hỗn dòng và đánh giá mức độ phân ly của 16 dòng I4, 15 dòng I5 và 10 dòng I6. Kết quả 9
- đánh giá mức độ phân ly của các dòng I4, I5 kế thừa các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Rau quả từ năm 2013-2014. 4.1.2. Nghiên cứu chọn lọc và đánh giá các dòng dưa chuột thế hệ I6 Sau một quá trình đánh giá, áp dụng phương pháp chọn lọc cá thể đã chọn lọc được 20 dòng ở thế hệ I6 có một số đặc điểm nông sinh học quý được biểu hiện trên đồng ruộng như: khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, số hoa cái nhiều, tỷ lệ đậu quả, dạng quả và mầu sắc quả đẹp phù hợp cho mục đích ăn tươi, chất lượng tốt và chịu được bệnh sương mai và phấn trắng trên đồng ruộng. Bảng 4.1. Một số đặc điểm hình thái quả của các dòng dưa chuột đời I6 trong vụ thu đông năm 2014 tại Viện Nghiên cứu Rau quả Dài quả Đường kính Độ dày thịt Màu sắc vỏ Mầu sắc Dòng I6 (cm) quả (cm) quả (cm) quả gai quả D1 16,4 3,2 1,03 Xanh trắng Trắng D2 17,1 3,1 1,06 Xanh trắng Trắng D3 15,5 4,0 1,01 Xanh trắng Trắng D4 14,2 3,4 1,02 Xanh trắng Trắng D5 18,0 3,2 1,01 Xanh trắng Trắng D6 17,3 3,4 1,05 Xanh trắng Trắng D7 19,1 3,2 1,03 Xanh trắng Trắng D8 18,2 4,1 1,02 Xanh trắng Trắng D9 17,4 3,6 1,06 Xanh trắng Trắng D10 16,5 4,1 1,02 Xanh trắng Trắng D11 14,2 3,1 1,04 Xanh trắng Trắng D12 14,3 3,2 1,06 Xanh trắng Trắng D13 18,3 3,2 1,08 Xanh trắng Trắng D14 15,3 3,1 1,08 Xanh trắng Trắng D15 14,9 3,0 1,00 Xanh trắng Trắng D16 17,0 3,2 1,05 Xanh trắng Trắng D17 14,7 3,3 1,03 Xanh trắng Trắng D18 18,7 3,3 1,05 Xanh trắng Trắng D19 17,7 2,9 1,05 Xanh trắng Trắng D20 15,4 3,1 1,05 Xanh trắng Trắng YM (đc) 14,2 3,1 1,04 Xanh trắng Đen 4.1.3. Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng dưa chuột mới tạo ra * Đánh giá khả năng kết hợp chung của các dòng dưa chuột Đánh giá khả năng kết hợp chung có ý nghĩa quan trọng trong việc trong việc chọn được các cặp bố, mẹ khi kết hợp với nhau tạo ra con lai có ưu thế lai cao. Đánh giá khả năng kết hợp chung của các dòng dưa chuột thông qua phương pháp lai đỉnh (top-cross). 10
- Để chọn lọc được những dòng dưa chuột có thể sử dụng làm mẹ cho các tổ hợp lai, cần tiến hành lai các dòng đã tạo với vật liệu thử. Vật liệu thử được sử dụng trong thí nghiệm là hai dòng dưa chuột YM18 và TN12 được chọn lọc từ giống dưa chuột địa phương Yên Mỹ và Thủy Nguyên. Sau khi lai các dòng tự phối với 2 vật liệu thử, thu được 40 tổ hợp lai. Đánh giá khả năng kết hợp chung của các dòng dưa chuột trên các tính trạng: số quả trung bình/cây; năng suất cá thể và năng suất thực thu. Bảng 4.2. Khả năng kết hợp chung của các dòng dưa chuột đời I6 trong vụ xuân hè năm 2015 tại Viện Nghiên cứu Rau quả Tên dòng Số quả TB/cây Năng suất cá thể Năng suất thực thu ns D1 -0,127 0,043ns 0,853ns D2 0,823** 0,261** 6,819** ns D3 -1,527 0,034 -1,614** D4 -0,667** -0,164** -3,364** D5 2,123** 0,189** 6,569** D6 1,673** 0,294** 6,519** ns D7 0,073 -0,127** -3,847** ns D8 -1,577** 0,024 1,669** ns D9 -0,027 -0,298** -3,104** D10 -2,227** -0,107** -6,981** ns D11 -0,244 -0,127** -4,247** ns D12 -2,077** 0,024 -6,181** D13 1,089** 0,219** 5,069** D14 0,389** -0,296** -7,264** ns D15 -0,077 -0,064* -2,864** D16 1,523** 0,248** 6,103** ns D17 -1,727** -0,012 -0,131ns D18 -0,211ns -0,221** -2,564** D19 0,839** 0,224** 6,153** D20 2,023** -0,151** 2,319** Sai số 0,143 0,032 0,632 LSD0,05 0,29 0,06 1,26 LSD0,01 0,38 0,08 1,67 ns ns Tester 1 0,046 -0,002 -0,237ns Tester 2 -0,046ns 0,002ns 0,237ns Sai số 0,045 0,01 0,2 LSD0,05 0,09 0,02 0,40 LSD0,01 0,12 0,03 0,53 Phân tích khả năng kết hợp chung của các dòng dưa chuột nghiên cứu về các tính trạng số quả trung bình/cây, năng suất cá thể và năng suất thực thu có sự sai khác 11
- giữa các dòng ở các mức ý nghĩa LSD0,05 và LSD0,01. Xác định được 6 dòng có khả năng kết hợp chung cao là: D2, D5, D6, D13, D16 và D19. * Đánh giá khả năng kết hợp riêng của các dòng dưa chuột đời I6 Từ các kết quả nghiên cứu đánh giá dòng và khả năng kết hợp chung, chọn được 6 dòng có đặc điểm nông sinh học tốt và có khả năng kết hợp chung cao tiếp tục đưa vào nghiên cứu đánh giá khả năng kết hợp riêng. Theo sơ đồ lai Dialen, từ 6 dòng đưa vào nghiên cứu khả năng kết hợp riêng tạo ra được 15 tổ hợp lai được tiếp tục đánh giá. Bảng 4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 15 tổ hợp dưa chuột trong vụ xuân hè năm 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội Tên tổ Số quả/cây Khối lượng Năng suất cá thể Năng suất thực hợp lai (quả) TB quả (g) (kg) thu (tấn/ha) D2/D5 9,6 216,0 2,07 49,3 D2/D6 9,1 215,4 1,96 46,7 D2/D13 6,4 225,2 1,44 34,2 D2/D16 10,3 215,5 2,22 52,8 D2/D19 6,4 189,9 1,21 28,9 D5/D6 6,0 187,0 1,13 26,9 D5/D13 11,1 183,4 2,04 48,4 D5/D16 10,0 218,1 2,18 51,9 D5/D19 11,5 177,1 2,04 48,5 D6/D13 9,6 186,8 1,79 42,7 D6/D16 10,0 196,2 1,96 46,6 D6/D19 7,3 192,9 1,41 33,7 D13/D16 10,5 198,9 2,09 49,7 D13/D19 8,5 171,5 1,46 34,8 D16/D19 11,3 182,0 2,06 48,9 CV % 6,0 5,2 4,9 5,3 LSD0.05 0,9 17,2 0,1 3,8 Kết quả nghiên cứu tính trạng số quả/cây của 15 tổ hợp lai cho thấy: các tổ hợp lai có số quả/cây có sự khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê LSD0.05. Có 7 tổ hợp lai có số quả/cây đạt từ 10 quả/cây trở lên đó là: D2/D16; D5/D13; D5/D16; D5/D19; D6/D16; D13/D16; D16/D19. Các tổ hợp lai còn lại có số quả/cây dao động từ 6,4 đến 9,6 quả/cây, trong đó một số tổ hợp lai có tính trạng số quả/cây đạt thấp là: D2/D13; D5/D6; D13/D16; D5/D6. Số lượng trung bình quả của các tổ hợp lai trong thí nghiệm có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê. Một số tổ hợp lai có khối lượng trung bình quả đạt cao là: D2/D5; D2/D6; D2/D13; D2/D16; D5/D16. Các tổ hợp lai còn lại có số lượng trung bình quả không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê. Một số tổ hợp lai có năng suất thực thu cao như: D2/D16; D5/D16; D13/D16; D2/D5; D16/D19; D5/D19; D5/D13; D2/D6; D6/D16. Các tổ hợp lai còn lai có năng suất thấp hơn ở mức có ý nghĩa thống kê. Xác định được 8 tổ hợp lai có giá trị khả năng kết hợp riêng dương 12
- là: D2/D5; D2/D6; D2/D16; D5/D16; D5/D19; D6/D13; D6/D16; D16/D19 và 7 tổ hợp lai có giá trị khả năng kết hợp riêng âm đó là: D2/D13; D2/D19; D5/D6; D5/D16; D6/D19; D13/D16; D13/D19. 4.2. LAI TẠO VÀ TUYỂN CHỌN CÁC TỔ HỢP LAI MỚI CÓ TRIỂN VỌNG 4.2.1. So sánh các tổ hợp lai * Đặc điểm sinh trưởng của các tổ hợp lai dưa chuột tại Gia Lâm, Hà Nội. Từ kết quả đánh giá 15 tổ hợp lai, căn cứ vào các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng của các tổ hợp lai đã chọn ra được 10 tổ hợp lai để tiến hành khảo nghiệm cơ bản. Đó là các tổ hợp lai: THL1 (D2/D5); THL2 (D2/D6); THL3 (D2/D16); THL4 (D5/D13); THL5 (D5/D16); THL6 (D5/D19); THL7 (D6/D13); THL8 (D6/D16); THL9 (D13/D16); THL10 (D16/D19). 10 tổ hợp lại này được tiến hành khảo nghiệm cơ bản trong vụ xuân hè và thu đông năm 2017. Bảng 4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng trong vụ xuân hè và thu đông năm 2017 Năng suất Khối lượng quả Năng suất Năng suất lý thực thu (g) cá thể (kg/cây) thuyết (tấn/ha) Tổ hợp lai (tấn/ha) Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu hè đông hè đông hè đông hè đông THL1 195,8 194,7 1,63 1,52 57,0 45,6 42,9 36,4 THL 2 191,2 190,5 1,97 1,94 61,9 58,3 49,1 46,6 THL 3 188,2 187,6 1,71 1,71 57,0 51,2 43,2 41,0 THL 4 192,6 194,4 1,66 1,48 46,4 44,3 43,9 35,5 THL 5 200,3 197,9 1,74 1,72 57,1 51,7 43,9 41,3 THL 6 176,2 178,8 1,86 1,81 60,8 54,2 47,3 43,3 THL 7 188,3 189,2 1,73 1,65 54,2 49,4 45,8 39,5 THL 8 192,3 193,3 1,75 1,72 59,4 51,6 45,1 41,3 THL 9 221,4 218,6 1,93 2,01 68,7 60,3 50,6 48,3 THL 10 202,4 200,6 1,74 1,66 55,3 49,9 45,4 40,0 GL1-2 (đ/c) 194,6 198,9 1,72 1,83 55,5 54,9 45,1 43,9 CV % 5,7 5,6 5,3 5,1 5,7 6,4 LSD0,05 18,8 18,5 0,2 0,15 4,4 4,6 Kết quả khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai dưa chuột trong hai vụ xuân hè và thu đông năm 2017, kết quả cho thấy: các tổ hợp lai dưa chuột có khả năng sinh trưởng phát triển trong vụ xuân hè tốt hơn so với vụ thu đông. Chính vì vậy, năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột cũng có sự chênh lệch trong điều kiện thời vụ trồng khác nhau. 13
- 4.2.2. Khảo nghiệm sản xuất tổ hợp lai có triển vọng Dựa trên kết quả nghiên cứu khảo nghiệm cơ bản 10 tổ hợp lai ưu tú tại Gia Lâm, Hà Nội, đã chọn ra được 3 tổ hợp lai triển vọng: THL2; THL6 và THL9 tiếp tục khảo nghiệm sinh thái tại 3 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hà Nam và Hưng Yên, đây là các tỉnh có diện tích sản xuất dưa chuột lớn trong vùng. Bảng 4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng trong vụ thu đông năm 2017 tại các điểm thí nghiệm Khối lượng trung bình Năng suất cá thể Năng suất thực thu Tổ hợp quả (gam) (kg) (tấn/ha) lai Hà Hưng Hà Hà Hưng Hà Hưng Hà Nam Hà Nội Nội Yên Nội Nam Yên Nam Yên THL2 192,3 190,1 193,5 1,9 1,8 1,9 45,7 44,3 46,5 THL6 187,3 178,7 190,2 1,6 1,5 1,6 38,1 37,2 39,6 THL9 207,2 205,4 210,3 2,0 2,0 2,0 48,2 48,3 48,4 GL1-2 193,7 195,6 199,8 1,6 1,7 1,6 40,3 41,2 40,1 CV % 6,0 5,3 6,7 6,9 6,0 6,7 7,5 6,4 7,5 LSD0.05 23,3 20,2 26,4 0,24 0,21 0,24 6,46 5,47 6,53 Chỉ tiêu khối lượng trung bình quả của các tổ hợp lai ổn định tại các điểm thí nghiệm và không có sự sai khác giữa các tổ hợp lai trong thí nghiệm tại các điểm và giống đối chứng. Như vậy, chỉ tiêu khối lượng trung bình quả không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện ngoại cảnh mà chủ yếu do yếu tố di truyền của giống quy định. Mặc dù, khối lượng trung bình quả của các tổ hợp lai không có sự sai khác ở các điểm thí nghiệm nhưng do chỉ tiêu số quả/cây của các tổ hợp lai khác nhau nên dẫn đến năng suất cá thể của các tổ hợp lai có sự khác nhau và khác giống đổi chứng. Cụ thể tại điểm Hà Nội và Hưng Yên, chỉ tiêu năng suất cá thể của tổ hợp lai 2 đạt từ 1,8 - 1,9 kg/cây) và tổ hợp lai 9 (đạt 2 kg/cây), cao hơn so với tổ hợp lai 6 (đạt 1,5-1,6 kg/cây) và giống đối chứng (đạt 1,6-1,7 kg/cây) ở mức có ý nghĩa thống kê. Tại điểm Hà Nam, tổ hợp lai 9 có chỉ tiêu năng suất cá thể đạt cao hơn so với tổ hợp lai 6 và giống đối chứng. Năng suất thực thu của các tổ hợp lai dưa chuột phản ánh khả năng thích ứng của giống trong điều kiện sinh thái nhất định. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng tại Hà Nội, Hà Nam và Hưng Yên cho thấy: năng suất thực thu của các tổ hợp lai tương đối ổn định tại các điểm thí nghiệm, chênh lệch từ 1-2 tấn/ha. Như vậy, có thể thấy do các điểm thực hiện đều nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, có điều kiện khí hậu và đất đai gần giống nhau nên không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của các tổ hợp lai trong thí nghiệm. Tuy nhiên, tại các điểm thí nghiệm, chỉ tiêu năng suất thực thu của các tổ hợp lai có sự khác nhau. THL9 có chỉ tiêu năng suất thực thu không sai khác so với THL2 nhưng cao hơn THL6 và giống đối chứng. Năng suất của THL9 ổn định ở tất cả các điểm khảo nghiệm 14
- đều đạt trên 48 tấn/ha. THL2 có chỉ tiêu năng suất thực thu dao động từ 44,3 - 46,5 tấn/ha tại các điểm khảo nghiệm, tuy nhiên chỉ tiêu này không có sự khác biệt so với THL6 và giống đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê. THL6 có năng suất thực thu dao động từ 37,2 - 39,6 tấn/ha tại các điểm thí nghiệm. 4.3. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT LAI CHO TỔ HỢP LAI DƯA CHUỘT TUYỂN CHỌN 4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất, chất lượng hạt lai Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất và chất lượng hạt giống lai F1 được thực hiện trên tổ hợp lai THL9 trong vụ xuân hè và thu đông năm 2018 tại Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội. Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt giống vụ xuân hè và thu đông 2018 Số quả/cây Số hạt/quả Năng suất lý Năng suất thực Công thức (quả) (hạt) thuyết (kg/ha) thu (kg/ha) Vụ xuân hè TV1: gieo hạt 1/2 1,2 120,5 139,6 97,7 TV2: gieo hạt 10/2 1,5 136,3 156,0 109,2 TV3: gieo hạt 20/2 2,1 186,5 239,6 167,7 TV4: gieo hạt 2/3 1,9 164,4 190,3 133,2 CV(%) 6,2 5,9 5,6 LSD0,05 0,2 18,0 14,1 Vụ thu đông TV1: gieo hạt 15/9 1,5 123,6 134,7 94,3 TV2: gieo hạt 25/9 1,8 139,2 205,3 143,7 TV3: gieo hạt 05/10 1,3 116,6 113,5 79,5 TV4: gieo hạt 15/10 1,1 111,2 88,5 61,9 CV(%) 7,0 5,6 6,2 LSD0.05 0,2 13,6 11,8 Năng suất thực thu ở các công thức thí nghiệm thời vụ cũng có sự sai khác rõ rệt. Ở vụ xuân hè, năng suất đạt cao nhất ở thời vụ 3 là 167,7 kg/ha; thời vụ 4 có năng suất thực thu cao thứ 2 trong thí nghiệm: 133,2. Thời vụ 2 cho năng suất thực thu đạt 109,2 kg/ha. Thấp nhất ở thời vụ 1 cho năng suất thực thu là 97,7 kg/ha. Vụ thu đông, năng suất thực thu đạt cao nhất ở thời vụ gieo ngày 25 tháng 9, đạt 143,7 kg hạt giống/ha. Thấp nhất ở thời vụ gieo ngày 15/10, năng suất hạt giống chỉ đạt 61,9 kg/ha. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển của dòng mẹ và năng suất, chất lượng hạt lai F1 của tổ hợp lai dưa chuột THL9, kết quả cho thấy: Trong vụ xuân hè, thời vụ gieo hạt ngày 20/2 và vụ thu đông, thời vụ gieo ngày 25 tháng 9, dòng mẹ dưa chuột có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, mức độ nhiễm 15
- bệnh thấp nên cho năng suất hạt cao và các chỉ tiêu về chất lượng hạt cao hơn so với các thời vụ còn lại trong thí nghiệm. Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến mức độ nhiễm bệnh trên đồng ruộng của dòng mẹ dưa chuột vụ xuân hè và thu đông năm 2018 Bênh sương mai Bệnh phấn trắng Bệnh virus Công thức (cấp) (cấp) (%) Vụ xuân hè TV1: gieo hạt 1/2 1 2 0,25 TV2: gieo hạt 10/2 0 2 1,05 TV3: gieo hạt 20/2 0 1 0,75 TV4: gieo hạt 2/3 0 1 1,75 Vụ thu đông TV1: gieo hạt 05/9 0 1 0,65 TV2: gieo hạt 25/9 0 1 0,55 TV3: gieo hạt 05/10 1 2 0,73 TV4: gieo hạt 15/10 2 2 0,78 4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất và chất lượng hạt lai Năng suất hạt giống là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất hạt giống. Năng suất được biểu hiện thông qua các yếu tố cấu thành năng suất: số quả giống/cây; số hạt/quả và khối lượng hạt giống. Bảng 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất hạt giống dưa chuột lai F1 vụ xuân hè năm 2018 Số Năng suất Số quả/cây Năng suất lý Công thức hạt/quả thực thu (quả) thuyết (kg/ha) (hạt) (kg/ha) CT1: 90 P2O5 + 120 K2O 1,2 110,5 72,8 54,6 CT2: 90 P2O5+ 150 K2O 1,5 126,2 111,3 83,5 CT3: 90 P2O5+ 180 K2O 1,8 136,5 157,7 118,3 CT4: 90 P2O5+ 210 K2O 1,9 134,1 172,7 129,6 CT5: 120 P2O5+ 120 K2O 1,6 134,7 128,7 96,5 CT6: 120 P2O5+ 150 K2O 1,8 136,3 163,4 122,5 CT7: 120 P2O5+ 180 K2O 2,1 136,5 201,2 150,9 CT8: 120 P2O5+ 210 K2O 2,1 137,4 204,3 153,2 CT9: 150 P2O5+ 120 K2O 1,9 137,5 170,1 127,6 CT10: 150 P2O5+ 150 K2O 2,1 137,3 192,0 144,0 CT11: 150 P2O5+ 180 K2O 2,3 126,5 221,7 166,3 CT12: 150 P2O5+ 210 K2O 2,4 121,2 223,4 167,5 CV% 4,8 5,6 5,5 5,0 LSD Lân(0,05) 0,14 10,8 13,8 9,4 LSD Kali(0,05) 0,91 7,2 9,2 6,3 LSD Lân x Kali(0,05) 0,16 12,5 15,9 10,9 16
- Lượng lân và kali khác nhau có ảnh hưởng rõ đến năng suất thực thu của hạt giống dưa chuột. Năng suất hạt giống dưa chuột tăng khi tăng lượng bón lân và kali ở mức 90 P2O5 + 150 K2O và 120 P2O5 + 180 K2O lên 150 P2O5 + 180 K2O và 150 P2O5 + 210 K2O. Năng suất hạt giống dưa chuột cao nhất ở các công thức bón 150 P2O5 + 180 K2O đạt 166,3 kg/ha và công thức bón 150 P2O5 + 210 K2O đạt 167,5 kg/ha, hai công thức này có chỉ tiêu năng suất thực thu không khác nhau ở mức thống kê 0,05. Năng suất thực thu đạt thấp nhất ở mức bón 90 P2O5 + 150 K2O, năng suất hạt giống dưa chuột đạt 54,6 kg/ha. Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến chất lượng hạt giống dưa chuột lai F1 vụ xuân hè năm 2018 Khối lượng 1000 Tỷ lệ nảy mầm Sức nảy mầm của Công thức hạt (g) (%) hạt giống (%) CT1: 90 P2O5 + 120 K2O 18,3 78,2 76,3 CT2: 90 P2O5+ 150 K2O 19,6 81,3 79,6 CT3: 90 P2O5+ 180 K2O 21,4 89,6 87,5 CT4: 90 P2O5+ 210 K2O 22,6 91,5 88,6 CT5: 120 P2O5+ 120 K2O 19,9 85,2 81,3 CT6: 120 P2O5+ 150 K2O 22,2 89,3 83,6 CT7: 120 P2O5+ 180 K2O 23,4 94,6 87,5 CT8: 120 P2O5+ 210 K2O 23,6 94,8 87,6 CT9: 150 P2O5+ 120 K2O 21,7 85,2 78,3 CT10: 150 P2O5+ 150 K2O 22,2 91,3 87,6 CT11: 150 P2O5+ 180 K2O 25,4 95,1 90,5 CT12: 150 P2O5+ 210 K2O 25,6 96,2 91,3 CV% 4,8 LSD Lân(0,05) 1,5 LSD Kali(0,05) 1,0 LSD Lân x Kali(0,05) 1,8 Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến năng suất chất lượng hạt giống dưa chuột lai F1 cho thấy: liều lượng lân và kali có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất, do đó ảnh hưởng đến năng suất hạt giống. Một số chỉ tiêu về chất lượng hạt giống: khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt giống cũng chịu ảnh hưởng bởi liều lượng lân và kali bón. 4.3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố/mẹ đến năng suất và chất lượng hạt lai Trong sản xuất hạt lai của các cây họ bầu bí nói chung và cây dưa chuột nói riêng, việc nghiên cứu xác định tỷ lệ hàng bố/mẹ phù hợp để đạt được năng suất hạt lai cao nhất là rất cần thiết. Xác định được số lượng bố thích hợp để cung cấp đủ lượng phấn thụ cho hoa cái sẽ tránh được việc trồng thừa hoặc thiếu dòng bố trong quá trình sản xuất hạt giống góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. 17
- Bảng 4.10. Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố/mẹ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt lai giống dưa chuột vụ xuân hè 2018 Tỷ lệ hạt Năng suất Năng suất Số quả/cây Số hạt/quả Công thức chắc (%) lý thuyết thực thu (quả) (hạt) (kg/ha) (kg/ha) CT1: 6♀ : 1♂ 2,3 180,7 87 228,0 199,6 CT2: 7♀ : 1♂ 2,6 186,3 85 280,7 196,5 CT3: 8♀ : 1♂ 2,8 186,4 84 384,7 219,3 CT4: 9♀ : 1♂ 2,6 158,5 79 272,3 190,6 CT5: 10♀ : 1♂ 2,2 125,9 75 285,3 169,7 CV(%) 5,7 5,0 5,7 LSD0,05 1,7 15,6 16,8 Mặc dù số quả/cây ở các công thức thí nghiệm không khác nhau nhưng chỉ tiêu số hạt/quả có khác nhau dẫn đến năng suất thực thu ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt. Năng suất thực thu ở công thức 3 đạt 219,3 kg/ha, đạt cao hơn so với các công thức khác trong thí nghiệm. Năng suất thực thu đạt thấp nhất ở công thức 5 là 169,7 kg/ha. Bảng 4.11. Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố/mẹ đến chất lượng hạt lai giống dưa chuột lai F1 vụ xuân hè 2018 Khối lượng 1000 hạt Tỷ lệ nảy mầm Sức nảy mầm của Công thức (g) (%) hạt giống (%) CT1: 6♀ : 1♂ 25,9 94,2 90,1 CT2: 7♀ : 1♂ 26,2 94,3 90,0 CT3: 8♀ : 1♂ 26,5 95,0 92,3 CT4: 9♀ : 1♂ 23,6 90,6 88,7 CT5: 10♀ : 1♂ 21,3 89,7 85,2 CV(%) 1,1 LSD0,05 0,59 Như vậy, trong sản xuất hạt dưa chuột lai F1, tỷ lệ hàng bố mẹ không những ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hạt dưa chuột lai F1. Trồng tỷ lệ 1 hàng bố và 8 hàng mẹ giống dưa chuột cho năng suất và chất lượng hạt lai tốt nhất. 4.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ethrel đến ra hoa cái của dòng bố Tỷ lệ đậu quả ở các công thức nghiệm dao động từ 51,5 - 71,2%. Ở các công thức thí nghiệm có xử lý ethrel có tỷ lệ đậu quả đạt cao hơn so với công thức đối chứng. Tuy nhiên, tỷ lệ đậu quả ở các công thưc có xử lý nồng độ khác nhau không có sự khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn