ĐẠI HỌC HUẾ<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM<br />
<br />
LÃ THỊ THU HẰNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO<br />
VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG (SINNINGIA<br />
SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
HUẾ, 2015<br />
<br />
ĐẠI HỌC HUẾ<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM<br />
<br />
LÃ THỊ THU HẰNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN<br />
VITRO VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG<br />
(SINNINGIA SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN<br />
HUẾ<br />
<br />
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng<br />
Mã số: 62 62 01 10<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
HUẾ, 2015<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS. Lê Thị Khánh<br />
2. PGS.TS. Trần Thị Thu Hà<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Thảo<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lý<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
TS. Ngô Quang Vinh<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp<br />
tại: Phòng họp cơ quan Đại học Huế, số 04 đường Lê Lợi,<br />
Tp. Huế<br />
Vào hồi …h…, ngày… tháng ….năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
Thư viện quốc gia Việt Nam.<br />
Thư viện trường Đại học Nông Lâm Huế.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Ở Việt Nam, hoa chuông là một trong những loại hoa mới được nhập nội<br />
với nhiều ưu điểm: màu sắc, hình dáng hoa đa dạng, hương thơm thanh dịu,<br />
độ bền tự nhiên của hoa dài và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau<br />
như: trang trí trong nhà, ban công, công viên, công sở,... Do vậy, hoa chuông<br />
đã nhanh chóng trở thành một trong những loài hoa nhập nội có giá trị, đáp<br />
ứng được xu hướng ưa thích các loài hoa mới lạ của người chơi hoa và sự<br />
quan tâm của người trồng hoa. Tuy nhiên, nguồn cây giống đang được sử<br />
dụng tại Việt Nam chủ yếu là ở dạng hạt (nhập nội từ Trung Quốc) nên chất<br />
lượng cây giống không cao (cây bị phân ly, tỷ lệ mọc thấp,…) và không chủ<br />
động được cây giống. Vì vậy, diện tích trồng hoa chuông còn rất ít, chủ yếu<br />
phục vụ cho công tác nghiên cứu ở các Trường Đại học, Viện nghiên cứu,…<br />
ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Cây hoa chuông có thể được nhân giống bằng phương pháp nhân giống<br />
hữu tính (hạt) và nhân giống vô tính (củ, giâm cuống lá, đoạn thân và nuôi<br />
cấy mô tế bào). Trong đó, phương pháp nhân giống vô tính bằng kỹ thuật<br />
nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành phương pháp nhân giống rất có<br />
hiệu quả với hệ số nhân giống cao, cây giống tạo ra hoàn toàn sạch bệnh,<br />
đồng nhất về kiểu hình, ổn định về tính di truyền và có thể sản xuất được ở<br />
quy mô lớn.<br />
Trong những năm vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhân<br />
nhanh in vitro cây hoa chuông: Nguyễn Quang Thạch và cs (2004); Dương<br />
Tấn Nhựt và cs (2005); Eui và cs (2012); Ioja-Boldura và Ciulca (2013);…<br />
Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu thử<br />
nghiệm mà chưa đi đến xây dựng quy trình cụ thể để tạo ra sản phẩm cây<br />
giống cung cấp cho thị trường.<br />
Thừa Thiên Huế là trung tâm du lịch lớn và đặc sắc của Việt Nam nên<br />
nhu cầu trang trí làm đẹp cảnh quan của một thành phố du lịch là rất cần<br />
thiết. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng hoa ở đây còn rất hạn chế, sản xuất hoa<br />
phụ thuộc vào tự nhiên, bộ giống hoa còn nghèo nàn và chất lượng cây<br />
giống thấp,… nên các sản phẩm hoa làm ra có năng suất và chất lượng<br />
không cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển các loại hoa nói chung và<br />
hoa chuông nói riêng ở Thừa Thiên Huế là việc làm cấp thiết và được xem<br />
là giải pháp bền vững để mang lại hiệu quả kinh tế cao.<br />
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu<br />
kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng cây hoa chuông (Sinningia<br />
speciosa) tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.<br />
<br />
1<br />
<br />