intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xen với cây bưởi diễn tại tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xen với cây bưởi diễn tại tỉnh Bắc Giang" nhằm xây dựng được mô hình trồng xen đậu tương với cây bưởi Diễn tại Việt Yên, Bắc Giang; Xác định được một số biện pháp kỹ thuật (thời vụ, mật độ, phân bón) thích hợp cho đậu tương trồng xen với cây bưởi Diễn tại Việt Yên, Bắc Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xen với cây bưởi diễn tại tỉnh Bắc Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  HOÀNG THỊ MAI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU TƯƠNG XEN VỚI CÂY BƯỞI DIỄN TẠI TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9620110 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1: PGS.TS. Trần Thị Trường 2: NGƯT.TS. Nguyễn Văn Vượng HÀ NỘI, NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn khoa học: 1: PGS.TS. Trần Thị Trường 2: NGƯT. TS. Nguyễn Văn Vượng Phản biện 1: ……………………………… Phản biện 2: ………………………………. Phản biện 3: ………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp trường Họp tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Vào hồi.......giờ.....phút, ngày....tháng....năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư vện Quốc Gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Hiện nay, sản xuất nông nghiệp Bắc Giang phát triển gắn liền với vùng trồng cây ăn quả. Năm 2022, diện tích trồng cây ăn quả có múi toàn tỉnh là gần 10 nghìn ha tập trung tại huyện Lục Ngạn và một số địa phương khác như: Lục Ngạn, Lục Nam, Việt Yên, Yên Thế, Giang…..Trong đó diện tích Bưởi đạt hơn 5,6 nghìn ha. Cây bưởi Diễn được trồng với khoảng cách giữa 2 hàng cây từ 4 - 5 m. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cây chỉ sử dụng khoảng 30% - 33% diện tích đất. Đối với các vùng trồng cây ăn quả ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây còn nhỏ, diện tích chưa được che phủ bởi cây còn trống nhiều. Diện tích đất trống này là một trong những vấn đề ở cây ăn quả nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng. Cỏ dại phát triển rất mạnh, kéo theo côn trùng trú ngụ gây hại trên cây trồng chính. Hầu hết người dân phun thuốc trừ cỏ định kỳ nên đất bị chai, cứng. Một số diện tích có trồng rau, màu khác nhưng chi phí tốn công và thu nhập thấp nên cũng kém hiệu quả…. Vậy làm thế nào để nâng cao giá trị sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sản xuất của cây đậu tương và cải tạo độ phì của đất, bảo vệ môi trường là vấn đề đặt ra trong sản xuất với diện tích đất mới chuyển đổi sang trồng cây ăn quả tại tỉnh Bắc Giang. Để góp phần giải quyết yêu cầu này, việc nghiên cứu xác định giống đậu tương và một số biện pháp kỹ thuật thích hợp trồng xen với cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang là vấn đề cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được giống đậu tương phù hợp trong điều kiện trồng xen với cây bưởi Diễn tại Bắc Giang. Xác định được biện pháp
  4. 2 kỹ thuật phù hợp cho giống đậu tương sinh trưởng, phát triển và năng suất cao trong điều kiện trồng xen ở vườn cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để xác định giống đậu tương thích hợp cho trồng xen với cây bưởi Diễn giai đoạn kiến thiết cơ bản. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để xác định các yếu tố kỹ thuật canh tác thích hợp cho đậu tương trồng xen với cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để giới thiệu giống đậu tương trồng xen cây bưởi Diễn giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Bắc Giang. Góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác (thời vụ trồng, mật độ, trồng và lượng phân bón) cho đậu tương trồng xen với bưởi Diễn giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo sản xuất về đậu tương trồng xen với bưởi Diễn giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Bắc Giang. 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu Các thí nghiệm được triển khai tại xã Bích Động và xã Thượng Lan huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Vườn cây trồng xen với cây bưởi Diễn GĐKTCB (từ 2 -3tuổi). Thời gian thực hiện đề tài: 5/2017 - 12/2020. 5. Những đóng góp mới của luận án
  5. 3 1. Xác định được 02 giống đậu tương ĐT51 và ĐT32 sinh trưởng, phát triển và năng suất thích hợp trong điều kiện trồng xen vườn bưởi Diễn 2 - 3 tuổi tại Bắc Giang. 2. Xác định được kỹ thuật trồng đậu tương ĐT51, ĐT32 trong điều kiện xen bưởi Diễn 2 - 3 tuổi: thời vụ trồng Vụ Xuân (14 - 21/2) giống ĐT32 và ĐT51 cho năng suất thực thu cao nhất từ 2,05 – 2,09 tấn/ha; Vụ Đông (10 – 17/9) giống ĐT32 và ĐT51 cho năng suất thực thu cao nhất từ 2,03 – 2,06 tấn/ha; Mật độ trồng (40cây/m2) và công thức phân bón (1000kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 300kg vôi bột + 30kg N+ 60kg K2O + 60kg P2O5) cho hiệu quả kinh tế cao với tỷ suất lợi nhuận từ 4,15 – 4,29. 3. Sau ba vụ trồng đậu tương liên tiếp trong vườn bưởi Diễn, dinh dưỡng đất được cải thiện như hàm lượng đạm, lân, kali. Lượng đạm thể hiện rõ ràng (đạm tổng số tăng từ 3,63 đến 4,05 lần so với trước khi trồng đồng thời đạm dễ tiêu tăng 6,8 lần). 6. Bố cục của luận án Luận án gồm 140 trang (Không kể phần phụ lục): Mở đầu (3 trang), Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài (40 trang), Chương 2: Vật Liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (08 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (87 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (13 trang), sử dụng 59 tài liệu Tiếng Việt, 38 tài liệu tiếng anh, 03 internet. Luận án có 53 bảng và đồ thị, 03 công trình đã công bố. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Luận án đã tham khảo và tổng hợp các tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh, với các nội dung liên quan bao gồm: 1. Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng cây đậu tương, 2. Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng
  6. 4 cây ăn quả có múi, 3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu tương trên thế giới và Việt Nam, 4. Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương trên thế giới và Việt Nam, 5. Đặc điểm canh tác và điều kiện tự nhiên tại Bắc Giang. 1.1. Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây đậu tương Cây đậu tương thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng Đồng bằng và Trung du Miền núi Phía Bắc, thích hợp cả 3 vụ/năm. Lượng nước cần tưới đáp ứng đủ cho nhu cầu của cây đậu tương khoảng 2200 m3/ha/vụ và năng suất đậu tương không sai khác khi tưới lượng nước 2163 và 2413 m3/ha. Độ ẩm đất thích hợp cho thời kỳ nảy mầm là 75 - 85%. Ẩm độ đất thích hợp cho thời kỳ ra hoa và bắt đầu hình thành quả là 70 - 80%. Đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây đậu tương. Trong cây đạm tích lũy khá nhiều ở thời kỳ đầu nhưng nhu cầu đạm lớn nhất vào thời kỳ ra hoa, đặc biệt là giai đoạn hoa rộ đến quả mẩy. Phân lân có tác dụng xúc tiến sự hành thành phát triển bộ rễ, hình thành nốt sần và các cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt ... đủ lân số lượng kích thước số nốt sần tăng rõ rệt, quả chắc tăng, số hạt và trọng lượng hạt tăng. Cây hút lân suốt quá trình sinh trưởng của cây chủ yếu thời kỳ đầu. Thời kỳ cuối lân chuyển từ thân, lá về quả và hạt. Kali có vai trò quan trọng trong trao đổi đạm, chuyển hóa gluxit, cân bằng nước, tổng hợp protein, tăng tính chống chịu cho cây như hàng loạt các phản ứng trong cây. Canxi có tác dụng điều chỉnh độ pH của đất, cung cấp Ca2+ cho cây, tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động của bi khuẩn nốt sần và trao đổi đạm của cây. Trong số các nguyên tố vi lượng quan trọng hơn cả là nguyên tố Mo và B. Mo 1.2. Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây bưởi Diễn
  7. 5 Cây bưởi Diễn có thể sống và phát triển ở nhiệt độ 13 - 39oC, nhưng thích hợp nhất là 23 - 29oC. Lượng mưa thích hợp cây có múi từ 1000 - 1400mm/năm và phân phối đều. Nhu cầu ánh sáng 10.000- 15.000 Lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4-5 giờ chiều trong mùa nắng). Cây bưởi Diễn có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Mặt khác, rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Trong mùa mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết. Đạm là nguyên tố có ảnh hưởng lớn nhất trong sản xuất cây có múi, cây có múi cần nhiều đạm hơn so với chất dinh dưỡng khác. Kali giúp tăng chất lượng và khả năng đậu quả, hạn chế chồi non lúc ra hoa, khả năng hút nước và hô hấp của cây. Lân thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cây như: Quang hợp, hoạt động enzym, sự hình thành và vận chuyển đường. Quan trọng nhất là phát triển bộ rễ, hình thành hoa, phát triển và tăng chất lượng quả. Dinh dưỡng canxi giúp thân, cành cứng rắn tránh gãy đổ, tăng pH đất và diệt trùng, trái chắc bảo quản dài. 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu tương trên thế giới và Việt Nam 1.4. Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương trên thế giới và Việt Nam 1.5. Đặc điểm đất canh tác và điều kiện tự nhiên tại Bắc Giang * Kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan: Công tác chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam đều rất được quan tâm, tập trung theo các hướng chọn tạo các giống có năng suất cao, cải thiện chất lượng, chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận (nóng, hạn), chống chịu sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ, kháng thuốc trừ sâu... Đã tuyển chọn được rất nhiều giống đậu tương
  8. 6 mới có tiềm năng năng suất cao, canh tác cả 3 vụ trong năm như: Giống ĐT51, DT2008, ĐT34, DT2001... Các biện pháp kỹ thuật cho đậu tương (thời vụ, mật độ, phân bón) đều được nghiên cứu cho từng giống, từng vùng sinh thái, từng thời vụ nhằm phát huy hết tiềm năng cho năng suất của giống trong điều kiện trồng thuần. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật như xác định thời vụ trồng, mật độ canh tác, loại phân bón, lượng đạm bón đến các giống đậu tương trong điều kiện trồng thuần. Cơ sở khoa học của biện pháp kỹ thuật trồng xen là nhờ sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của cây trồng nhằm tận dụng nguồn lợi ánh sáng, độ ẩm của đất làm tăng năng suất cây trồng ở vị trí hàng biên, do vậy kỹ thuật trồng xen theo băng là thích hợp. Trồng đậu tương xen với mía, ngô và một số đối tượng cây trồng khác đã đưa ra kết luận tăng thu nhập và có tác dụng cải tạo đất trong vườn cây trồng đó tuy nhiên chưa có những nghiên cứu chuyên sâu đến các biện pháp kỹ thuật đến đậu tương trồng xen trong vườn cây ăn quả có múi, đặc biệt trong vườn bưởi Diễn gai đoạn KTCB. Trên cơ sở khoa học dựa trên nhu cầu ánh sáng, đất đai, dinh dưỡng của cây đậu tương và cây bưởi Diễn giai đoạn KTCB có sự phù hợp. Để có đầy đủ xác định giống, thời vụ trồng, mật độ trồng và lượng phân bón thích hợp cho cây đậu tương trồng xen với bưởi cần thực hiện cụ thể. Từ những kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế nhằm tìm ra công thức trồng xen đậu tương và cây bưởi Diễn giai đoạn KTCB có hiệu quả nhất.. Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  9. 7 2.1. Vật liệu nghiên cứu 11 giống đậu tương: Giống đậu tương đối chứng là DT84, DNN7, ĐT12, ĐT26, ĐT30, ĐT31, ĐT32, ĐT33, ĐT34, ĐT35, ĐT51. Phân bón vô cơ: Đạm urê (CO(NH4)2 46%), Supe lân (P2O5 20%), Kali clorua (KCl 60%). 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu xác định giống đậu tương thích hợp với điều kiện trồng xen với cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang 2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xen cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang (Thời vụ, mật độ, phân bón). 2.2.3. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen đậu tương với cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu tuyển chọn các giống đậu tương thích hợp với điều kiện trồng xen cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang 2.3.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định giống đậu tương thích hợp với điều kiện trồng xen cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang Thí nghiệm 1 nhân tố được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 11 giống 3 lần nhắc lại, các giống đậu tương tham gia thí nghiệm gồm: Giống đối chứng DT84 ĐT26, ĐT51, ĐT34, ĐT12, ĐT33, ĐT32, ĐT34, ĐT35, ĐT30, ĐT31. Diện tích ô thí nghiệm là 8,5 m2 (5 m x 1,7 m). Mật độ trồng 30 cây/m2. Lượng phân bón: 20 kg N + 40 kg P2O5 + 40 kg K2O + 1.000 kg HCVSSG/ha + 300kg vôi bột. Thời gian: Vụ Đông gieo 10/9/2017 và vụ Xuân gieo 21/2/2018
  10. 8 Địa điểm: vườn bưởi Diễn 2 - 3 tuổi trồng ở thị trấn Bích Động và Thượng Lan, Việt Yên, Bắc Giang. Quy trình trồng chăm sóc, chỉ tiêu theo dõi theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giá trị canh tác và giá trị sử dụng của đậu tương, QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT. 2.3.2. Xác định ảnh hưởng thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương ĐT51, ĐT32 trồng xen với cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang. Thí nghiệm 2: Xác định ảnh hưởng thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương ĐT51, ĐT32 trồng xen với cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang. Thí nghiệm 2 nhân tố gồm 8 công thức (CT), 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu Split - plot; yếu tố ô lớn gồm 2 giống ký hiệu là G (G1: ĐT51, G2: ĐT32), yếu tố ô nhỏ gồm 4 thời vụ ký hiệu là TV: Diện tích ô thí nghiệm 8,5 m2 (luống 1,7 m x 5 m), lượng phân bón: 20 kg N + 40 kg P2O5 + 40 kg K2O + 1.000 kg HCVS Sông Gianh/ha + 300 kg vôi bột/ha. Ngày, tháng, năm gieo Ký hiệu thời vụ Vụ Đông năm 2018 Vụ Xuân 2019 TV1 10/9/2018 14/02/2019 TV2 17/9/2018 21/02/2019 TV3 24/9/2018 28/02/2019 TV4 1/10/2018 06/3/2019 Thời gian: Vụ Đông năm 2018 và Vụ Xuân năm 2019 (thời gian gieo theo các công thức thí nghiệm) Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện trên vườn bưởi Diễn 3 tuổi, tại Việt Yên, Bắc Giang.
  11. 9 2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng bón phân NPK đến sinh trưởng, năng suất giống ĐT32 trồng xen với cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng bón phân NPK đến sinh trưởng, năng suất giống ĐT32 trồng xen với cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang Thí nghiệm 2 nhân tố gồm 9 CT, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 8,5 m2, bố trí theo kiểu Split - plot; yếu tố mật độ ở ô lớn, ký hiệu là M (M1: 20, M2: 30, M3: 40 cây/m2), yếu tố phân bón ở ô nhỏ, ký hiệu là P (P1: Nền + 10 kg N + 20 kg P2O5 + 20 kg K2O (đ/c); P2: Nền + 20 kg N + 40 kg P2O5 + 40 kg K2O; P3: Nền + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O) trên nền bón 1 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 300 kg vôi bột/ha. Thời gian: vụ Xuân 2020, ngày gieo 25/2/2020 Địa điểm: vườn bưởi Diễn 3 tuổi giai đoạn (KTCB) tại thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Các chỉ tiêu theo dõi và biện pháp kỹ thuật được thực hiện theo hướng dẫn quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương QCVN 01- 58:2011/BNNPTNT. 2.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng bón phân NPK đến sinh trưởng, năng suất giống ĐT51 trồng xen với cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng bón phân NPK đến sinh trưởng, năng suất giống ĐT51 trồng xen trong vườn cây bưởi Diễn tại tỉnh Bắc Giang Bố trí thí nghiệm tương tự thí nghiệm 3.
  12. 10 Thời gian: vụ Xuân 2020, ngày gieo 25/2/2020 Địa điểm: vườn bưởi Diễn 3 tuổi giai đoạn (KTCB) tại xã thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Các chỉ tiêu theo dõi và biện pháp kỹ thuật được thực hiện theo hướng dẫn quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương QCVN 01-58:2011/BNNPTNT. 2.3.5. Xây dựng mô hình trồng đậu tương xen trong vườn bưởi Diễn tại Việt Yên tỉnh Bắc Giang Xây dựng mô hình trồng xen đậu tương (ĐT32, ĐT51) trong vườn bưởi Diễn giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Việt Yên, Bắc Giang. Diện tích mô hình 500m2, so sánh với vườn trồng xen DT84 Thời gian: vụ Đông năm 2020 (ngày gieo 10/9/2020); vụ Xuân năm 2021 (ngày gieo 21/2/2021). Địa điểm: Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. * Quy trình chăm sóc Thực hiện chăm sóc các giống đậu tương thí nghiệm và các chỉ tiêu được đánh giá theo hướng dẫn QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được tập hợp bằng phầm mềm Microsoft Excel, xử lý thống kê, phân hạng Duncan bằng phần mềm SAS 9.1. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả xác định giống đậu tương trồng xen trong vườn bưởi Diễn tại Bắc Giang Trong quá trình thí nghiệm 11 giống đậu tương xen canh trong vườn bưởi Diễn đạt được những kết quả như sau: Các giống đậu tương ĐT32, ĐT51, ĐT12, ĐNN7 có thời gian sinh trưởng ngắn ngày đến trung ngày. Sinh trưởng chiều cao cây, phân cành mạnh, có
  13. 11 chỉ số diện tích lá, hàm lượng chất khô cao. Trong đó giống ĐT32, ĐT51 có đặc điểm sinh trưởng, phát triển (cao cây, phân cành tỷ lệ nốt sần hữu hiệu cao hơn đối chứng 18,32 – 20,09%). Từ số liệu bảng 3.7 cho thấy tổng số quả chắc/cây là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của giống. 11 giống đậu tương thí nghiệm có tỷ lệ số quả chắc/cây đạt từ 82,85 - 91,34%. Giống có tỷ lệ số quả chắc cao (85,29 - 91,34%) là ĐT30, ĐT31, ĐT33, DT84, ĐT34, ĐT51. Các giống ĐT26, ĐT12, ĐT32, ĐT35 và DNN7 có tỷ lệ quả chắc từ 82,85 – 84,55%. Khi so sánh số lượng quả chắc thu được ở mỗi giống cho thấy ĐT51, ĐT32, ĐT12 có tổng số quả cao nhất, cao hơn đối chứng và các giống còn lại sự sai khác có ý nghĩa thống kê 99%. Số lượng quả chắc của các giống ĐT26, ĐT30, ĐT32 và ĐT33 tương đương với giống đối chứng.
  14. 12 Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của 11 giống đậu tương trồng xen với bưởi Diễn giai đoạn KTCB tại Bích Động, Việt Yên, Bắc Giang Tổng số quả Số quả 1 hạt Số quả 3 hạt TB hạt M 1000 hạt Tổng số quả/cây Tên chắc/cây (quả) (quả) chắc/quả (gram) giống Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 DT84 27,90de 34,83e 24,06c 31,99bcd 8,17a 7,87bc 6,72c 8,59cd 1,94c 2,02ab 160,00 160,00 (đ/c) DNN7 37,45ab 40,97bcd 30,07b 35,51abc 6,58bc 8,37b 12,22b 10,98b 2,19abc 2,07ab 160,40 160,40 ĐT12 42,67a 41,47bc 35,75a 35,38abc 9,02a 9,83a 12,69b 10,64b 2,10abc 2,02ab 155,50 157,50 ĐT26 29,30d 33,80e 24,02c 28,30d 5,67c 7,07cd 8,65c 8,74c 2,12c 2,06ab 162,00 162,00 ĐT30 25,77de 37,48cde 23,60cd 32,96bcd 3,80d 7,31bcd 11,90b 7,29d 2,34ab 2,00b 162,50 163,50 ĐT31 21,07f 38,00cde 19,69d 32,55bcd 2,81e 7,45 8,13c 8,81c 2,27ab 2,04ab 163,00 163,00 ĐT32 42,80a 47,20a 36,37a 38,94a 8,23a 7,63bc 15,63a 16,11a 2,20abc 2,22ab 166,50 166,25 ĐT33 24,03ef 36,29de 23,07cd 31,46dc 4,33d 7,61bc 12,87b 8,04cd 2,37ab 2,01b 161,50 161,50 ĐT34 35,27c 37,53cde 29,17b 35,01abc 6,70b 8,02bc 12,67b 10,69b 2,20abc 2,08ab 161,50 161,50 ĐT35 34,43c 35,30e 28,47b 30,72 2,63e 6,50de 15,32a 10,22b 2,45a 2,12b 160,97 160,97 ĐT51 39,83ab 43,01ab 34,15a 36,49ab 6,60b 5,67e 15,45a 16,63a 2,26ab 2,30a 175,00 174,00 CV% 5,63 5,67 6,10 6,37 6,82 6,15 8,52 5,64 5,70 5,92 5,22 5,30 LSD0.01 4,29 5,10 3,98 2,85 0,93 1,08 2,38 1,39 0,29 0,28 19,78 20,06
  15. 13 Các yếu tố cấu thành năng suất (Số quả/cây, số quả chắc/cây, tỷ lệ quả 3 hạt cao), hai giống trên trồng trong vụ Đông và vụ Xuân đạt 2,06 tấn/ha vượt hơn so với đối chứng 0,71 tấn/ha. Bên cạnh đó, khi trồng 11giống đậu tương nhiễm nhẹ sâu, bệnh hại trong điều kiện canh tác vụ Xuân và Vụ Đông tại Bích Động, Việt Yên, Bắc Giang. 3.2. Đánh giá ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống đậu tương ĐT32, ĐT51 trồng xen trong vườn cây bưởi Diễn tại Bắc Giang. Thời vụ trồng trong vụ Đông năm 2018 và vụ Xuân năm 2019 đã có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu (thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số cành cấp 1, chỉ số diện tích lá, khối lượng chất khô, số lượng nốt sần hữu hiệu, số quả chắc/cây) của 2 giống đậu tương ĐT51 và ĐT32 trồng xen trong vườn bưởi giai đoạn KTCB. Vụ Đông năm 2018: *Thời kỳ ra hoa rộ: Sự tương tác giữa yếu tố thời vụ trồng và giống đậu tương ĐT51 & ĐT32 đã tạo ra sự khác biệt về số lượng nốt sần hữu hiệu, số lượng nốt sần hữu hiệu đạt cao nhất 13,13 – 13,20 nốt/cây ở TV1 trên cả 2 giống ĐT51 & ĐT32, số lượng nốt sần hữu hiệu đạt thấp nhất 10,15 nốt/cây ở TV4 trên giống ĐT51, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. *Thời kỳ chắc xanh: Sự tương tác giữa yếu tố thời vụ trồng và giống đậu tương ĐT51 & ĐT32 đã tạo ra sự khác biệt về số lượng NSHH, số lượng NSHH đạt cao nhất 17,73 nốt/cây ở TV1 trên giống ĐT32, số lượng NSHH đạt thấp nhất 14,25 nốt/cây ở TV4 trên giống ĐT32; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.
  16. 14 Vụ Xuân năm 2019: Thời kỳ ra hoa rộ: Sự tương tác giữa yếu tố thời vụ trồng và giống đậu tương ĐT51 và ĐT32 đã tạo ra sự khác biệt về số lượng NSHH, số lượng NSHH đạt cao nhất 21,56 – 22,00 nốt/cây ở TV3 và TV4 trên cả giống ĐT32, số lượng nốt sần hữu hiệu đạt thấp nhất 17,44 – 17,67 nốt/cây ở TV4 trên giống ĐT51 và TV2 trên giống ĐT32; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. Thời kỳ chắc xanh: Sự tương tác giữa yếu tố thời vụ trồng và giống đậu tương ĐT51 và ĐT32 đã tạo ra sự khác biệt về số lượng NSHH, số lượng NSHH, đạt cao nhất 29,78 nốt/cây ở TV1 trên giống ĐT51, số lượng NSHH,đạt thấp nhất 16,56 nốt/cây ở TV2 trên giống ĐT32; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. Trong vụ Đông năm 2018 giống ĐT51 và ĐT32 cho năng suất thực thu đạt cao nhất từ 2,05 – 2,09 tấn/ha ở TV1 và TV2 trồng ngày 10/9 và 17/9; Thứ đến là TV3 trồng 24/9 đạt 1,84 – 1,85 tấn/ha; Thấp nhất là TV4 (0/10) đạt 1,63 tấn/ha. Trong vụ Xuân năm 2019 cho năng suất thực thu đạt từ 2,03 – 2,06 tấn/ha ở TV1 trồng 14/2 giống ĐT51 & ĐT32; thứ đến là năng suất thực thu ở thời vụ 2 trồng ngày 21/2 giống ĐT51 đạt 1,90 tấn/ha, TV3&TV4 trồng ngày 28/2 & 06/3 giống ĐT32 đạt 1,84 – 1,91 tấn/ha; Năng suất thực thu đạt thấp nhất 1,55 tấn/ha ở TV3 trồng ngày 28/2 giống ĐT51.
  17. 15 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐT51, ĐT32 trồng xen với bưởi Diễn giai đoạn KTCB tại Bích Động, Việt Yên, Bắc Giang Vụ Đông năm 2018 Vụ Xuân 2019 Công Số quả Số hạt Số quả Số hạt M1000 thức P1000 hạt NSLT NSTT NSLT NSTT chắc/cây TB/quả chắc/ cây TB/quả hạt (gram) (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (quả) (hạt) (quả) (hạt) (gram) G1TV1 30,96ab 2,16a 166,30a 3,90a 2,05a 41,58ab 2,18a 150,20a 4,75a 2,03a G1TV2 30,63ab 2,17a 164,20a 3,81a 2,09a 41,83ab 2,18a 148,10a 4,72a 1,90ab G1TV3 28,31bc 2,12a 164,10a 3,44b 1,85b 34,90c 2,11a 146,40a 3,78b 1,55c G1TV4 26,95c 2,02a 164,40a 3,13b 1,63c 36,77bc 2,08a 148,60a 3,97b 1,71bc G2TV1 31,42a 2,18a 165,63a 3,97a 2,06a 43,12a 2,15a 145,60a 4,72a 2,06a G2TV2 31,00ab 2,19a 164,60a 3,90b 2,05a 37,48 2,12a 143,50a 3,98b 1,79abc G2TV3 27,50c 2,05a 163,30a 3,22b 1,84b 38,68abc 2,12a 141,70a 4,06b 1,91ab G2TV4 26,81c 2,02a 163,40a 3,10b 1,63 37,49abc 2,10a 144,50a 3,98b 1,84ab G1 29,21A 2,12A 164,75A 3,60A 1,91A 38,77A 2,14A 148,35A 4,31A 1,90A G2 29,18A 2,11A 164,23A 3,55A 1,89A 39,19A 2,12A 143,83A 4,18A 1,79A TV1 31,19A 2,18A 165.97A 3,94A 2,05A 42,35A 2,16A 147,9A 4,74A 2,05A TV2 30,81A 2,17A 164,40A 3,92A 2,07A 39,66AB 2,15A 145,8A 4,35B 1,84B TV3 27,91B 2,08A 163,9A 3,33B 1,85B 36,79B 2,12A 144,05A 3,92C 1,73B TV4 26,88B 2,02A 163,7A 3,11B 1,64C 37,13B 2,09A 146.55A 3,98C 1,78B CV% 5,03 7,12 6,52 5,89 5,51 7,51 6,41 6,16 6,41 7,98 LSD0.05G 1,39 0,13 8,86 0,17 0,09 2,16 0,10 7,21 0,17 0,12 LSD0.05TV 1,95 0,19 12,53 0,24 0,14 3,06 0,14 10,19 0,24 0,16
  18. 16 3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương ĐT32 trồng xen trong vườn bưởi Diễn GĐKTCB tại Bích Động, Viêt Yên, Bắc Giang Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ trồng và công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐT32 trồng xen bưởi Diễn thời kỳ KTCB tại Bích Động, Việt Yên, Bắc Giang Số hạt Khối Năng Năng Số quả Số quả Công chắc trung lượng suất lý suất thực chắc/cây 3 hạt thức bình/quả 1000 thuyết thu (quả) (quả) (hạt) hạt (g) (tấn/ha) (tấn/ha) M1P1 41,33ab 8,83de 2,07a 161,95a 2,77e 1,51d M1P2 40,96ab 11,00c 2,14a 165,46a 2,90e 1,57d M1P3 45,41a 14,78b 2,22a 165,73a 3,34e 1,70d M2P1 42,76ab 8,06e 2,01a 163,05a 4,20d 3,11c M2P2 42,26ab 10,73c 2,12a 164,38a 4,42cd 3,15c M2P3 43,94a 15,28ab 2,24a 165,20a 4,88bc 3,41bc M3P1 38,00b 9,84cd 2,11a 164,01a 5,26b 3,12c M3P2 42,75ab 15,62ab 2,24a 165,60a 6,35a 3,54ab M3P3 44,66a 16,59a 2,26a 166,56a 6,72a 3,87a M1 42,57a 11,54b 2,14a 164,38a 3,00c 1,59c M2 42,99a 11,36b 2,12a 164,21a 4,50b 3,22b M3 41,80a 14,02a 2,20a 165,39a 6,11a 3,51a P1 40,69b 8,91c 2,06b 163,00a 4,07c 2,60b P2 41,99ab 12,45b 2,17ab 165,15a 4,56b 2,73b P3 44,67a 15,55a 2,24a 165,83a 4,98a 2,99a CV (%) 5,97 6,33 6,19 6,21 7,55 7,24 LSD0,05M 2,85 0,90 0,15 11,40 0,298 0,18 LSD0,05P 2,85 0,90 2,16 11,40 0,298 0,18
  19. 17 Sự tương tác giữa yếu tố mật độ trồng và công thức phân bón tạo ra sự khác biệt về năng suất thực thu, cao nhất 3,87 tấn/ha ở công thức M3P3, công thức M3P2 không khác biệt với công thức M3P3 theo phép thử Duncan; thứ đến là năng suất thực thu ở các công thức M2P3, M2P1, M2P2 & M3P1 dao động từ 3,11 – 3,41 tấn/ha; Năng suất thực thu đạt thấp nhất 1,51 – 1,70 tấn/ha ở các công thức M1P1, M1P2 & M1P3; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. Trung bình của yếu tố mật độ tạo ra sự khác biệt về năng suất thực thu, năng suất thực thu đạt cao nhất 3,57 tấn/ha ở mật độ trồng 40 cây/m2, đạt thấp nhất 1,59 tấn/ha ở mật độ trồng 20 cây/m2; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. Trung bình của yếu tố công thức phân bón đã tạo ra sự khác biệt về năng suất thực thu, năng suất thực thu đạt cao nhất 2,99 tấn/ha ở công thức phân bón P3; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. 3.3.7. Hiệu quả kinh tế của giống đậu tương ĐT32 ở mật độ và các mức phân bón khác nhau trong vườn cây ăn quả có múi huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Mật độ và công thức phân bón có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, số cành cấp 1, chỉ số diện tích lá, hàm lượng chất khô, số lượng nốt sần hữu hiệu, số quả chắc/cây của giống đậu tương ĐT32 trồng xen trong vườn bưởi giai đoạn kiến thiết cơ bản; cho năng suất hạt thực thu đạt cao nhất 3,54 - 3,87 tấn/ha/vụ ở công thức M3P3 & M3P2. Năng suất hạt thực thu đạt thấp nhất 1,51 - 1,70 tấn/ha/vụ ở các công thức M1P1, M1P2 & M1P3. Cho lãi thuần đạt cao nhất 50,11 triệu đồng/ha/vụ ở công thức M3P3 (40 cây/m2 + bón 30 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O) có tỷ suất lợi nhuận bằng 4,29. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu lượng bón phân vô
  20. 18 cơ và chi phí sản xuất cho cây trồng xen có khả năng cải tạo đất, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường bởi việc bón phân hóa học, trong sản xuất đậu tương ĐT32 nên áp dụng công thức M3P1 (40 cây/m2 + bón 10 kg N + 20 kg P2O5 + 20 kg K2O) bởi tỷ suất lợi nhuận đạt 9,35. 3.4. Kết quả xác định mật độ và công thức bón phân đối với giống đậu tương ĐT51 trồng xen trong vườn bưởi Diễn GĐKTCB tại Việt Yên, Bắc Giang. Bảng 3.31. Ảnh hưởng của mật độ trồng và công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐT51 trồng xen trong vườn bưởi Diễn GĐKTCB tại Bích Động, Việt Yên, Bắc Giang Số hạt Khối Năng Năng suất Công Số quả chắc lượng suất lý thực thu thức chắc/cây TB/quả 1000 hạt thuyết (tấn/ha) (hạt) (gam) (tấn/ha) M1P1 35,62c 2,08a 171,12a 2,54d 1,48d M1P2 40,36abc 2,12a 168,32a 2,88d 1,62d M1P3 42,08ab 2,18a 173,23a 3,18d 1,83d M2P1 41,83ab 2,03a 171,49a 4,36c 2,25c M2P2 41,95ab 2,12a 174,56a 4,66c 2,48bc M2P3 43,05a 2,18a 175,21a 4,93bc 2,77b M3P1 37,31bc 2,09a 174,21a 5,45ab 3,24a M3P2 41,12ab 2,10a 171,31a 5,91a 3,41a M3P3 40,25abc 2,19a 172,12a 6,06a 3,53a M1 39,35B 2,13A 170,89A 2,87C 1,64C M2 42,28AB 2,11A 173,75A 4,65B 2,50B M3 39,56A 2,13A 172,55A 5,81A 3,39A P1 38,25B 2,07A 172,27A 4,12B 2,32A P2 41,14AB 2,11A 171,40A 4,48A 2,50AB P3 41,79A 2,18A 173,52A 4,72A 2,71B CV (%) 6,34 6,32 6,15 8,44 8,67 LSD0.05M 2,95 0,15 12,13 0,37 0,21 LSD0.05P 2,95 0,15 12,13 0,37 0,21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2