ĐẠI HỌC HUẾ<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM<br />
<br />
LÊ THỊ CÚC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG NGÔ LAI<br />
TRUNG NGÀY NĂNG SUẤT CAO VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP<br />
KỸ THUẬT CANH TÁC TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br />
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng<br />
Mã số: 62.62.01.10<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
1.GS.TS. TRẦN VĂN MINH<br />
2. TS. PHẠM ĐỒNG QUẢNG<br />
<br />
HUẾ, 2017<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Huế<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. GS.TS. TRẦN VĂN MINH<br />
2. TS. PHẠM ĐỒNG QUẢNG<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
Phản biện 2:<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế<br />
họp tại:………..………......…………………………. Đại học Huế<br />
Vào hồi ..…h...…, ngày...… tháng ..….năm 2018<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại:<br />
- Thư viện quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
<br />
Để đáp ứng nhu cầu ngô hạt trong nước ngày càng tăng, cần tăng cường nghiên<br />
cứu ứng dụng giống mới, đẩy mạnh các nghiên cứu ứng dụng về thâm canh, chuyển<br />
đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng có thể trồng ngô là những giải pháp quan trọng cần<br />
tiến hành (Trần Kim Định và cs, 2013) [26]. Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và<br />
PTNT đến năm 2020, toàn quốc sẽ chuyển đổi 770 ngàn ha đất trồng lúa không chủ<br />
động nước tưới, kém hiệu quả sang cây trồng khác, trong đó chuyển sang trồng ngô<br />
236 ngàn ha. Vùng Duyên hải Nam Trung bộ sẽ chuyển đổi 105 ngàn ha và chuyển<br />
sang trồng ngô là 36 ngàn ha, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thích ứng với biến<br />
đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014) [6].<br />
Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung bộ, trong sản xuất nông<br />
nghiệp ngô là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Kế hoạch đến năm 2020, toàn<br />
tỉnh sẽ chuyển đổi 9.552 ha đất trồng lúa sang cây trồng khác, trong đó chuyển sang trồng<br />
ngô là 2.150 ha, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của<br />
toàn ngành (Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi, 2015a) [64]. Những năm gần đây, các<br />
giống ngô lai có năng suất cao như LVN10, LVN14, CP333, CP3Q, CP888, Bioseed 9898,<br />
B265,…và biện pháp kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất đã nâng cao năng suất và sản<br />
lượng ngô của tỉnh, tuy vậy vẫn chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, vì một số giống có thời<br />
gian sinh trưởng dài hoặc khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận<br />
còn hạn chế và chưa có quy trình kỹ thuật canh tác cây ngô trên đất lúa chuyển đổi (Sở<br />
Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi, 2015b) [65]. Vì vậy, việc nghiên cứu tuyển chọn giống<br />
ngô lai mới triển vọng, có thời gian sinh trưởng trung ngày (chín trung bình) để khai thác<br />
tiềm năng năng suất của giống và thuận lợi bố trí mùa vụ, né tránh thiên tai hạn hán, lũ lụt<br />
và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất lúa chuyển đổi là yêu cầu cấp<br />
thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến<br />
hành đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn giống ngô lai trung ngày năng suất cao và một số<br />
biện pháp kỹ thuật canh tác tại tỉnh Quảng Ngãi”.<br />
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Tuyển chọn được 1- 2 giống ngô lai trung ngày, vụ Đông Xuân (ĐX) 100- 110<br />
ngày, vụ Hè Thu (HT) 90- 100 ngày, sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh,<br />
chống chịu tốt với điều kiện bất thuận; năng suất cao, vụ ĐX 85- 90 tạ/ha, vụ HT 8085 tạ/ha.<br />
- Xác định được mật độ trồng và liều lượng phân đạm, kali thích hợp cho giống<br />
ngô lai trung ngày trên đất lúa chuyển đổi tại tỉnh Quảng Ngãi.<br />
- Xây dựng được mô hình thực nghiệm áp dụng mật độ trồng và liều lượng phân<br />
đạm, kali thích hợp cho giống ngô lai mới triển vọng trên đất lúa chuyển đổi tại tỉnh<br />
Quảng Ngãi.<br />
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN<br />
3.1. Ý nghĩa khoa học<br />
- Các kết quả thu được của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học phục vụ<br />
công tác nghiên cứu tuyển chọn giống ngô lai trung ngày cho tỉnh Quảng Ngãi và các<br />
tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ có điều kiện sinh thái tương tự.<br />
1<br />
<br />
- Là cơ sở khoa học cho việc xác định mật độ trồng hợp lý và liều lượng phân đạm,<br />
kali thích hợp cho giống ngô lai trung ngày, góp phần bổ sung thêm cơ sở dữ liệu khoa<br />
học về kỹ thuật thâm canh tăng năng suất ngô ở tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời là tài liệu<br />
tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tuyển chọn giống ngô lai trung<br />
ngày tại vùng nghiên cứu.<br />
- Là cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi đất trồng lúa không chủ động nước tưới,<br />
hiệu quả thấp chuyển sang trồng cây ngô lai góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và<br />
thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ngãi.<br />
3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
- Đề tài đã tuyển chọn được giống ngô lai AIQ1268 triển vọng, được công nhận<br />
sản xuất thử, khuyến cáo và bổ sung vào cơ cấu giống ngô của tỉnh Quảng Ngãi, nhằm<br />
tăng năng suất và sản lượng ngô.<br />
- Đề tài đã xác định được mật độ trồng và liều lượng phân đạm, kali thích hợp<br />
cho giống ngô lai trung ngày AIQ1268 trên đất lúa chuyển đổi, khuyến cáo và chuyển<br />
giao cho sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng ngô trên đất lúa<br />
chuyển đổi tại tỉnh Quảng Ngãi.<br />
- Góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tái cơ cấu, ứng phó với<br />
biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi.<br />
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI<br />
4.1. Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về tuyển chọn giống ngô lai<br />
trung ngày triển vọng; mật độ trồng và liều lượng phân đạm, kali thích hợp cho giống<br />
ngô lai mới được tuyển chọn, làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình thực nghiệm áp<br />
dụng mật độ trồng và liều lượng phân đạm, kali thích hợp cho giống ngô lai mới triển<br />
vọng trên đất lúa chuyển đổi tại tỉnh Quảng Ngãi.<br />
4.2. Phạm vi về không gian: Các thí nghiệm trên đồng ruộng và mô hình được thực<br />
hiện tại 3 huyện Sơn Tịnh, Nghĩa Hành và Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.<br />
4.3. Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành trong 6 vụ, HT 2014, ĐX 2014-2015, HT<br />
2015, ĐX 2015-2016, HT 2016 và ĐX 2016-2017.<br />
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
- Kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được giống ngô lai mới AIQ1268 có thời<br />
gian sinh trưởng trung ngày, ít nhiễm sâu bệnh, khả năng chống chịu tốt, thích nghi<br />
rộng, năng suất cao và ổn định. Giống AIQ1268 được đánh giá có triển vọng cho sản<br />
xuất tại tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, đã được Bộ Nông<br />
nghiệp và PTNT công nhận cho phép sản xuất thử tại Quyết định số 460/QĐ-TT-CLT<br />
ngày 22/10/2015 của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT.<br />
- Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù<br />
hợp cho giống ngô lai trung ngày AIQ1268 trên đất lúa chuyển đổi tại tỉnh Quảng<br />
Ngãi gồm: Mật độ trồng thích hợp cho 01 ha là: 66.600 cây với khoảng cách trồng<br />
60 x 25cm và liều lượng phân đạm, kali thích hợp cho 01 ha là: 180 kg N và 100 kg<br />
K2O trên nền 10 tấn phân chuồng + 90 kg P2O5 + 300 kg vôi bột.<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.1.1. Ưu thế lai và ứng dụng trong chọn tạo giống ngô<br />
1.1.2. Nghiên cứu về phân nhóm thời gian sinh trưởng và tính thích ứng của cây ngô<br />
1.1.2.1. Phân nhóm thời gian sinh trưởng của cây ngô<br />
1.1.2.2. Tính thích ứng của ngô ở các vùng sinh thái<br />
1.1.3. Các yếu tố sinh học và phi sinh học tác động đến sinh trưởng phát triển của cây<br />
ngô<br />
1.1.3.1. Các yếu tố sinh học<br />
1.1.3.2. Các yếu tố phi sinh học<br />
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.2.1. Vai trò của ngô trong nền kinh tế<br />
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới và Việt Nam<br />
1.2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới<br />
1.2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Việt Nam<br />
1.2.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Quảng Ngãi<br />
1.2.3. Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở Việt Nam<br />
1.2.3.1. Tính cấp thiết của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng<br />
1.2.3.2. Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở Việt Nam<br />
1.2.3.3. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở Việt Nam<br />
1.2.3.4. Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở Quảng Ngãi<br />
1.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
1.3.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống ngô lai trên thế giới và ở Việt Nam<br />
1.3.1.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống ngô lai trên thế giới<br />
1.3.1.2. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam<br />
1.3.2. Kết quả nghiên cứu mật độ trồng ngô trên thế giới và ở Việt Nam<br />
1.3.2.1. Kết quả nghiên cứu mật độ trồng ngô trên thế giới<br />
1.3.2.2. Kết quả nghiên cứu mật độ trồng ngô ở Việt Nam<br />
1.3.3. Kết quả nghiên cứu phân bón cho cây ngô trên thế giới và ở Việt Nam<br />
1.3.3.1. Kết quả nghiên cứu phân bón cho cây ngô trên thế giới<br />
1.3.3.2. Kết quả nghiên cứu phân bón cho cây ngô ở Việt Nam<br />
<br />
3<br />
<br />