intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái phân bố, sinh trƣởng, sinh sản và thử nghiệm nuôi sinh khối trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862)

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

105
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu sự phân bố của L. hoffmeisteri trong hệ sinh thái khác nhau. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của L. hoffmeisteri. Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng của L. hoffmeisteri trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu ảnh hƣởng cấu trúc nền đáy, độ dày nền đáy, loại thức ăn, khẩu phần cho ăn và mật độ thả nuôi tới nuôi sinh khối, mật độ trùn chỉ (L. hoffmeisteri).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái phân bố, sinh trƣởng, sinh sản và thử nghiệm nuôi sinh khối trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TRƢƠNG THỊ BÍCH HỒNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI PHÂN BỐ, SINH TRƢỞNG, SINH SẢN VÀ THỬ NGHIỆM NUÔI SINH KHỐI TRÙN CHỈ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) Ngành đào tạo: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 9620301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO 2. TS. ĐINH THẾ NHÂN KHÁNH HÒA -2018
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Nha Trang Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Đình Mão 2. TS. Đinh Thế Nhân Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Công Thung Viện TN&MT Biển, Hải Phòng Phản biện 2: TS. Trần Sƣơng Ngọc Trƣờng ĐH Cần Thơ Phản biện 3: GS.TS. Đoàn Nhƣ Hải Viện Hải dƣơng học Nha Trang Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Nha Trang vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thƣ viện Quốc gia và Thƣ viện Trƣờng Đại học Nha Trang 1
  3. MỞ ĐẦU Trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri) là thức ăn cần thiết cho hầu hết các đối tượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Trong vài năm lại đây, nhu cầu về sinh khối trùn chỉ cho sản xuất giống các đối tượng cá bản địa, cá cảnh ngày càng tăng, đặc biệt cho sản xuất giống loài cá nước lạnh như cá tầm và cá hồi vân rất lớn. Tuy nhiên hiện nay đối tượng này chưa được nghiên cứu để nuôi sinh khối đại trà cung cấp cho nhu cầu của trại sản xuất giống cá nước ngọt cũng như cơ sở nuôi cá cảnh. Với tiềm năng ứng dụng cao trong nghề nuôi trồng thủy sản, việc nghiên cứu sinh thái phân bố, đặc điểm sinh trưởng, sinh sản cũng như nuôi sinh khối trùn chỉ là rất cần thiết. Từ thực tiễn trên luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái phân bố, sinh trƣởng, sinh sản và thử nghiệm nuôi sinh khối trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862)” được thực hiện: 1. Mục tiêu của đề tài Nuôi thu sinh khối trùn chỉ (L. hoffmeisteri) để ứng dụng trong ương nuôi, sản xuất giống cá cảnh và cá nước ngọt bản địa cũng như cá nước lạnh nhập nội. Mục tiêu cụ thể: 1. Xây dựng được cơ sở dữ liệu về phân bố, sinh trưởng và sinh sản của trùn chỉ 2. Xác định được cấu trúc nền đáy, độ dày nền đáy, loại thức ăn, khẩu phần cho ăn và mật độ thả nuôi ban đầu thích hợp khi nuôi trùn chỉ. 3. Sử dụng kết quả nghiên cứu để nuôi sinh khối trùn chỉ. 2. Nội dung nghiên cứu 1. Nghiên cứu sự phân bố của L.hoffmeisteri trong hệ sinh thái khác nhau 2. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của L. hoffmeisteri 3. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của (L. hoffmeisteri) trong phòng thí nghiệm 4. Nghiên cứu ảnh hưởng cấu trúc nền đáy, độ dày nền đáy, loại thức ăn, khẩu phần cho ăn và mật độ thả nuôi tới nuôi sinh khối, mật độ trùn chỉ (L. hoffmeisteri) 5. Thử nghiệm nuôi sinh khối trùn chỉ (L. hoffmeisteri) trong rãnh xi măng theo các kết quả nghiên cứu được 6. Ứng dụng trùn chỉ sinh khối vào nuôi vỗ thành thục sinh dục cho sinh sản cá sọc ngựa (Danio rerio) và ương nuôi cá xiêm đá (Betta splendens) giai đoạn cá hương 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Về khoa học, góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu phân bố, sinh trưởng, sinh sản của loài L. hoffmeisteri, đánh giá tiềm năng về nguồn thức ăn tự nhiên của các thủy vực liên quan. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung các dẫn liệu có giá trị khoa học trong nghiên cứu và ứng dụng, góp phần hoàn thiện quy trình nuôi sinh khối trùn chỉ (L. hoffmeisteri) trong rãnh xi măng. Nuôi sinh khối trùn chỉ góp phần chủ động nguồn thức ăn sống ở trại sản xuất giống cá nước ngọt và nuôi cá cảnh. 4. Những kết quả mới đã đạt đƣợc: Luận án là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam: - Đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh trưởng, sinh sản của trùn chỉ. - Cung cấp các dẫn liệu khoa học để bổ sung vào quy trình nuôi sinh khối trùn chỉ. Giảm được hệ số sử dụng thức ăn khi nuôi sinh khối trùn chỉ bằng thức ăn hỗn hợp bột đậu nành, cám gạo và bột ngô với tỷ lệ 1:1:1. 2
  4. CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1 Thời gian nghiên cứu: 10/2012 – 05/2017 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Khánh Hòa 2.1.3 Đối tƣợng nghiên cứu: Trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) Hình 2.1. Trùn chỉ trƣởng thành 2.2 Sơ đồ khối nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm sinh thái phân bố, sinh trưởng, sinh sản và thử nghiệm nuôi sinh khối trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862). Nghiên Nghiên Nghiên Nghiên cứu khả năng nuôi sinh khối trùn chỉ cứu cứu đặc cứu đặc phân bố điểm điểm Ảnh hưởng của cấu trúc nền đáy tới tỷ lệ sống và trùn chỉ sinh sản sinh sinh trưởng của trùn chỉ ở các hệ của trùn trưởng sinh thái chỉ của trùn Ảnh hưởng của độ dày nền đáy tới sinh khối và khác trong chỉ mật độ của quần thể trùn chỉ nhau tại phòng trong Nha thí phòng Ảnh hưởng của thức ăn tới sinh khối, mật độ và Trang nghiệm thí chất lượng trùn chỉ và vùng nghiệm phụ cận Ảnh hưởng của khẩu phần cho ăn tới sinh khối, mật độ và chất lượng trùn chỉ Ảnh hưởng của mật độ thả nuôi tới sinh khối và mật độ trùn chỉ Thử nghiệm nuôi sinh khối trùn chỉ với các kết quả nghiên cứu đạt được Ứng dụng trùn chỉ sinh khối vào nuôi vỗ thành thục sinh dục cho sinh sản cá sọc ngựa (Danio rerio) và ương nuôi cá xiêm đá (Betta splendens) Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 3
  5. 2.3 Phƣơng pháp tiến hành các nội dung nghiên cứu 2.3.1 Nghiên cứu sự phân bố của trùn chỉ ở các hệ sinh thái khác nhau 2.3.1.1 Thủy vực nƣớc thải: Tiến hành thu mẫu ở rãnh nước thải khu vực đô thị, vùng nông thôn, rãnh nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải công nghiệp. Mỗi một rãnh nước thải thu mẫu tại 3 điểm: Đầu, giữa và cuối rãnh. 2.3.1.2 Thủy vực nƣớc tĩnh có mực nƣớc sâu hơn 1 m Ao tự nhiên, ao nuôi trồng thủy sản. Mỗi ao đều tiến hành thu mẫu tại 5 điểm: 4 điểm ở 4 góc và một điểm ở giữa. 2.3.1.3 Vùng đất ngập nƣớc có mực nƣớc thấp hơn 1 m Tiến hành thu mẫu ở ruộng lúa, ruộng rau muống và ruộng cói. Mỗi một thủy vực tiến hành thu mẫu ở 5 điểm: 4 điểm ở vùng bờ ngăn cách giữa 2 ruộng; 1 điểm ở vùng giữa ruộng. 2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và tập tính sống của trùn chỉ  Mùa vụ sinh sản của trùn chỉ Mẫu trùn được thu ngẫu nhiên 2 lần/tháng trong vòng 1 năm từ 12/2013 -11/2014 với 30 cá thể/lần. Trùn chỉ được quan sát và chụp hình trên kính hiển vi quang học hai mắt có gắn máy chụp ảnh hiệu Olympus BX41 độ phóng đại 40 lần. Xác định độ thành thục của trùn chỉ theo Kennedy (1966).  Tuổi thành thục và thời gian tạo kén (TN1) Điều kiện thí nghiệm: Trùn chỉ được nuôi ở hộp nhựa có thể tích 250ml, chứa 50mg bùn đáy đã thanh trùng, dưới hệ thống nước chảy nhỏ giọt. Hàng ngày cung cấp 1g bột cám gạo làm thức ăn cho trùn chỉ. Bố trí thí nghiệm: Thả nuôi 5 cặp trùn chỉ mới nở 1 ngày tuổi vào hộp nhựa đã chuẩn bị sẵn nền đáy (lặp lại 30 lần). Khi nuôi được 4 tuần tiến hành kiểm tra toàn bộ 30 hộp nuôi. Mỗi hộp được giữ lại ngẫu nhiên 1 cặp trùn chỉ nuôi tiếp để theo dõi tuổi thành thục và thời gian tạo kén (chỉ giữ lại 1 cặp/hộp nhằm xác định chính xác thời điểm tạo kén của từng cặp, trùn chỉ thuộc nhóm giun ít tơ lưỡng tính nhưng dị thụ tinh). Khi trùn chỉ được 30 ngày tuổi, tiến hành thu để kiểm tra độ thành thục theo Kennedy (1966) (trong quá trình nuôi thử nghiệm dẫn đề cho thấy, 1 số cá thể thành thục sớm nhất vào ngày nuôi thứ 30). Bùn làm nền đáy: Bùn được lấy tại rãnh nước thải ở xã Vĩnh Phương – Nha Trang, nơi trùn chỉ phân bố với mật độ cao. Bùn đáy được lược qua rây hình tròn có mắt lưới 500μm để loại bỏ toàn bộ vật liệu và sinh vật không liên quan. Bùn mịn cho vào túi nilon chịu nhiệt (mỗi túi đựng 2kg bùn đáy). Cho túi bùn vào hấp thanh trùng bằng nồi Autoclave ở nhiệt độ 125ºC trong thời gian 120 phút.  Sức sinh sản và số lƣợng phôi trong kén của trùn chỉ (TN2) Điều kiện thí nghiệm: Trùn chỉ thành thục sinh dục được nuôi ở hộp nhựa thể tích 250ml, chứa 50mg bùn đáy đã thanh trùng, dưới hệ thống nước chảy nhỏ giọt trong thời gian 02 tháng 01/04 -01/06/2015. Hàng ngày cung cấp 5g bột cám gạo làm thức ăn cho trùn chỉ. Bố trí thí nghiệm: Thả nuôi 5 cá thể trùn chỉ thành thục sinh dục trong hộp nhựa đã chuẩn bị sẵn nền đáy (lặp lại 10 lần). Định kỳ 2 ngày kiểm tra đếm số lượng kén và phôi trong kén một lần trong vòng 02 tháng. Xác định số lượng kén theo phương pháp của Marchese và Brinkhurst (1966). 4
  6.  Thời gian phát triển phôi và tỷ lệ nở (TN3) Điều kiện thí nghiệm: Kén được ấp trong hộp nhựa có thể tích 100 ml, mỗi hộp có chứa 25 mg bùn đáy đã thanh trùng, đặt dưới hệ thống nước chảy nhỏ giọt. Bố trí thí nghiêm: Thả 30 kén mới tạo thành vào ấp trong mỗi hộp nhựa 100 ml. Thí nghiệm được lặp lại 10 lần. Hàng ngày, thu kén đưa lên kính hiển vi quan sát và ghi nhận quá trình phát triển phôi bằng cách chụp lại hình ảnh. Ghi nhận thời điểm trùn con chui ra khỏi kén để xác định thời gian phát triển phôi.  Nghiên cứu khả năng tái sinh của trùn chỉ (TN4) Điều kiện thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong 15 hộp nhựa 250 ml, trong đó mỗi hộp chứa 50 mg bùn đáy và được thả 30 phần cơ thể trùn chỉ. Hộp thí nghiệm được đặt dưới hệ thống nước chảy nhỏ giọt. Hàng ngày cấp 1g bột cám gạo làm thức ăn cho trùn chỉ vào trong hộp nhựa. Bố trí thí nghiệm: Dùng dao lam cắt trùn chỉ trưởng thành ra làm 3 phần, thả 3 phần cơ thể vào 3 nghiệm thức khác nhau: Nghiệm thức 1: phần đầu; Nghiệm thức 2: phần thân; Nghiệm thức 3: phần đuôi. Mỗi phần chiếm 1/3 cơ thể, vị trí đai sinh dục thuộc về phần đầu. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần. Định kỳ 3 ngày thu mẫu kiểm tra quá trình phục hồi vết thương và khả năng tái sinh của trùn chỉ. Thí nghiệm kết thúc khi các phần cơ thể tái sinh phát triển thành cơ thể mới hoàn thiện hoặc bị chết đi. 2.3.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng của trùn chỉ (TN5) Điều kiện thí nghiệm: Trùn chỉ được nuôi trong khay nhựa có diện tích 250 cm , nền đáy bùn dày 1cm. Mật độ thả nuôi là 2 con/cm2. Khay nuôi đặt trong máng, 2 dưới hệ thống nước chảy nhỏ giọt. Trùn chỉ được cho ăn theo kiểu thỏa mãn nhu cầu. Bố trí thí nghiệm: Thả nuôi 500 con trùn chỉ mới nở được 1-2 ngày. Định kỳ một tuần, thu mẫu cân khối lượng, đo chiều dài của 30 con để đánh giá quá trình sinh trưởng của trùn chỉ. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 15 tuần. Khối lượng trùn chỉ được cân bằng cân điện tử (KD-TBED 320), độ chính xác 0,0001mg. Chiều dài của trùn chỉ được đo bằng giấy đo kỹ thuật đã ép plastic, có chia vạch mm. Trước khi đo trùn chỉ được gây mê trong dung dịch magnesium chloride 5%. Chiều dài của trùn chỉ được tính từ đỉnh điểm đầu đến cuối thân. 2.3.4 Nghiên cứu khả năng nuôi sinh khối trùn chỉ 2.3.4.1 Ảnh hưởng cấu trúc nền đáy tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của trùn chỉ (TN6) *Điều kiện thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm, dưới hệ thống nước chảy tràn gồm 25 khay nhựa, diện tích mỗi khay 150cm2 (15x10), chiều cao của khay 6,5 cm. Các khay nhựa được xếp chồng lên nhau từ 1 đến 5 và đặt dưới vòi nước cấp. Mật độ thả nuôi ban đầu là 5 con/cm2. Con giống thả nuôi là trùn chỉ được một tuần tuổi. Độ dày của nền đáy 2cm, mực nước trong khay nuôi 2cm. Thức ăn sử dụng nuôi trùn chỉ là cám gạo, cho ăn ngày một lần theo kiểu thỏa mãn nhu cầu. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 5 tuần. * Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành với 5 nghiệm thức khác nhau về tỷ lệ phối hợp giữa cát và bùn. NT1: 75% bùn 25% cát mịn; NT2: 50% bùn 50% cát mịn; NT3: 25% bùn 75% cát mịn; NT4: 100% cát mịn; NT5: 100% bùn đáy. Nguồn gốc và phương pháp thanh trùng bùn giống TN1. Cát được sử dụng làm nền đáy là cát nước ngọt, được 5
  7. sàng qua vợt có mắt lưới 0,5mm sỏi, rác. Phối trộn bùn khô đã thanh trùng và cát khô theo tỷ lệ của nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần. Định kỳ một tuần thu mẫu tính mật độ, cân khối lượng và đo chiều dài cơ thể của 30 con/một nghiệm thức. Phƣơng pháp thu mẫu, tiến hành thu mẫu tại 5 điểm (4 điểm ở 4 góc và 1 điểm ở giữa) trong khay. Dụng cụ thu gồm khung có diện tích 4cm2 (2x2cm) và thìa nhựa. Sử dụng khung ấn xuống nền đáy vùng thu mẫu để xác định diện tích thu, sau đó dùng thìa thu toàn bộ bùn đáy và trùn chỉ trong lòng khung. Đưa toàn bộ trùn chỉ và trầm tích đáy thu được vào vợt có mắt lưới 2a = 0,5mm rây trong khay nước có diện tích 600cm2 để loại bỏ chất đáy. Thu trùn chỉ để tính các chỉ số cần thiết. 2.3.4.2 Ảnh hưởng độ dày nền đáy tới sinh khối và mật độ của quần thể trùn chỉ (TN7) * Điều kiện thí nghiệm Điều kiện TN tương tự TN 6. Tuy nhiên, vị trí đục lỗ ở thành khay khác nhau giữa các nhóm nghiệm thức, đảm bảo mực nước trong khay đạt 2 cm. Cấu trúc nền đáy phối hợp 25% cát với 75% bùn được chọn từ TN6. Cách thức chẩn bị và cho ăn tương tự TN1. *Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 7 được tiến hành với 4 nghiệm thức khác nhau về độ dày nền đáy bao gồm: NT1: 1 cm; NT2: 2 cm; NT3: 3 cm; NT4: 4 cm. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần, các khay thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên. Định kỳ mỗi tuần thu mẫu một lần để tính sinh khối và mật độ của quần thể trùn chỉ. Phương pháp thu mẫu giống TN6. 2.3.4.3 Ảnh hƣởng của thức ăn tới sinh khối và chất lƣợng của trùn chỉ (TN8) *Điều kiện thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trong rãnh xi măng có diện tích 4.000 cm2 (160x25cm) trong nhà có mái che. Nước chảy tuần hoàn. Mật độ thả nuôi ban đầu là 5 con/cm2. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 4 tuần. Cấu trúc nền đáy phối hợp 25% cát và 75% bùn có độ dày 4cm được chọn từ TN6, TN7. Trùn chỉ được cho ăn 1 lần/ngày, lượng thức ăn cung cấp thỏa mãn nhu cầu. * Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành với 4 nghiệm thức: NT1: bột đậu nành; NT2: bột ngô; NT3: cám gạo; NT4: thức ăn hỗn hợp: bột đậu nành, bột ngô với cám gạo với tỷ lệ 1:1:1. Định kỳ mỗi tuần thu mẫu một lần. Mỗi nghiệm thức lặp lại 6 lần. Phương pháp thu mẫu giống TN6. 2.3.4.4 Ảnh hƣởng của khẩu phần thức ăn tới sinh khối, mật độ và chất lƣợng của trùn chỉ (TN 9) * Điều kiện thí nghiệm: Điều kiện thí nghiệm giống TN8. Nền đáy phối hợp 25% cát và 75% bùn, có độ dày 4 cm và sử dụng thức ăn hỗn hợp (bột đậu, cám gạo và bột ngô với tỷ lệ 1:1:1) là kết quả phù hợp nhất của TN6, TN7 và TN8. * Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành với 4 NT khác nhau về khẩu phần thức ăn: NT1 0,00 (NT đối chứng, không cho ăn); NT2: 5%; NT3: 10%; NT4: 15% khối lượng cơ thể/ngày. Mỗi NT lặp lại 6 lần. Thời gian tiến hành thí nghiệm 5 tuần. Định kỳ mỗi tuần thu mẫu một lần. Phương pháp thu mẫu giống TN6. 6
  8. 2.3.4.5 Ảnh hƣởng của mật độ thả nuôi tới sinh khối và mật độ trùn chỉ (TN10) Điều kiện thí nghiệm Điều kiện TN tương tự như TN8. Nền đáy phối hợp 25% cát và 75% bùn, có độ dày 4 cm, sử dụng thức ăn hỗn hợp với khẩu phần cho ăn là 15% khối lượng sinh khối/ngày là kết quả phù hợp nhất của TN6, TN7, TN8, TN9 và TN10. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành với 4 mức mật độ thả nuôi: NT1: 1mg/cm2; NT2:10mg/cm2; NT3 20mg/cm2 và NT4: 30mg/cm2. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 6 lần, thời gian nuôi 5 tuần. Định kỳ một tuần tiến hành thu mẫu một lần để tính sinh khối và mật độ quần thể trùn chỉ. Phương pháp thu mẫu giống TN6. 2.3.4.6 Thử nghiệm nuôi sinh khối trùn chỉ với kết quả đạt đƣợc (TN 11) Điều kiện thí nghiệm Trùn chỉ được nuôi trong hệ thống rãnh xi măng có diện tích 2,4m2, nước chảy tuần hoàn. Nền đáy phối hợp 25% cát và 75% bùn, có độ dày 4 cm, sử dụng thức ăn hỗn hợp với khẩu phần cho ăn là 15% và mật độ thả nuôi ban đầu là 10mg/cm2. Thời gian nuôi là 5 tuần. Bố trí thí nghiệm Nuôi thu sinh khối L. hoffmeisteri trong 2 hệ thống rãnh xi măng. Xác định các chỉ tiêu sinh khối và hóa sinh và acid amin của L. hoffmeisteri thu được. 2.3.5 Ứng dụng sinh khối trùn chỉ vào nuôi vỗ sinh sản và ƣơng nuôi cá 2.3.5.1 Ảnh hƣởng các dạng sinh khối trùn chỉ tới thành thục sinh dục và sinh sản cá sọc ngựa (Danio rerio, F.Hamilton, 1822) (TN12) Điều kiện thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong 8 bể kính. Sục khí liên tục 24/24. Cá được cho ăn 2 lần/ngày theo kiểu thỏa mãn nhu cầu. Cá bố mẹ khi chuyển về được nuôi trong bể kính 5 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm, tập cho cá thích nghi với loại thức ăn và điều kiện thí nghiệm. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành với 4 NT khác nhau về thức ăn: NT1: 100% trùn chỉ sống; NT 2: 100% trùn chỉ đông lạnh; NT3: 50% trùn chỉ sống + 50% thức ăn công nghiệp (Rose); NT4: 100% thức ăn công nghiệp - Rose (đối chứng). Cá đực, cá cái được nuôi ở các ô thí nghiệm khác nhau với mật độ 30 con/bể. Kết thúc thời gian nuôi vỗ (30 ngày) tiến hành thu mẫu ngẫu nhiên để giải phẫu, cho cá sinh sản để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn tới khả năng thành thục sinh dục và tham gia sinh sản của cá. Mỗi một chỉ tiêu (giải phẫu, cho sinh sản) của nghiệm thức được lặp lại 5 lần. 2.3.5.2 Ảnh hƣởng các dạng sinh khối trùn chỉ tới sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá xiêm đá (Betta splendens Regan, 1910) giai đoạn cá hƣơng (TN13) Điều kiện thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong 12 bể kính có kích thước 25x25x40cm3. Cho cá ăn 2 lần/ngày, khẩu phần ăn thỏa mãn nhu cầu. Hàng ngày thay 20% lượng nước sau khi cho ăn bữa thứ 2 (15h). Cá giống khi chuyển về phòng thí 7
  9. nghiệm được nuôi trong bể kính thời gian 5 ngày trước khi thí nghiệm để cho cá thích nghi với điều kiện phòng thí nghiệm và tập cho cá quen với các dạng thức ăn khác nhau. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành với 4 nghiệm thức khác nhau: NT1: 100% trùn chỉ sống; NT2: 100% trùn chỉ đông lạnh; NT3: 100% thức ăn công nghiệp (Kaokui); NT4: 50% trùn chỉ sống + 50% thức ăn công nghiệp (Kaokui). Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Định kỳ 2 tuần thu cá cân khối lượng và đo chiều dài thân. Tỷ lệ sống của cá được xác định thông qua ghi chép số lượng cá chết hàng ngày theo từng nghiệm thức thí nghiệm. 2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU Nhập toàn bộ số liệu trong thời gian nghiên cứu vào phần mềm Excell, sau đó tùy thuộc vào mục đích của mỗi thí nghiệm mà xử lý số liệu trong các phần mềm khác nhau: Xác định mật độ, kích thước kén, tỷ lệ nở của phôi, tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài, khối lượng, tăng trưởng tuyệt đối, hệ số thành thục, sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tương đối, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ sống theo công thức thường quy. Sử dụng chương trình SPSS 18.0 để so sánh các giá trị trung bình theo phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one way ANOVA). So sánh sự khác nhau giữa các giá trị trung bình sau phân tích phương sai (post hoc test) bằng phép kiểm định Duncan với độ tin cậy 95 % (P
  10. CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN BỐ CỦA TRÙN CHỈ TRONG CÁC THỦY VỰC NƢỚC NGỌT 3.1.1 Đặc điểm hình thái của trùn chỉ Khi trưởng thành trùn chỉ có màu đỏ nhạt, dài khoảng 14- 40 mm trung bình là 21,3 ± 5,7 mm/con, số lượng đốt dao động từ 47-85, trùng bình có 60,7 ± 9,6 đốt. Chiều dài và số lượng đốt của cơ thể trùn chỉ có mối tương quan thuận tương đối chặt chẽ với nhau theo phương trình đường thẳng hồi quy Y= 1,41x + 30,595 (trong đó Y là số lượng đốt, x là chiều dài R2 =0,7796) (Hình 3.1) 100 y = 1.41x + 30.595 90 80 R² = 0.7796 70 n = 180 Số lượng đốt 60 50 40 30 20 10 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Chiều dài L (mm) Hình 3.1. Mối tƣơng quan giữa chiều dài cơ thể và số lƣợng đốt của trùn chỉ Chùm tơ lưng và tơ bụng cùng có dạng chữ S. Các chùm tơ bụng ở trước đốt sinh dục có từ 4-9 tơ và giảm xuống còn 1-2 tơ ở các đốt cuối (Hình 3.2: a, b). Ống dẫn tinh bằng kitin dài khoảng 400-500μm, rộng khoảng 40-60 μm. Mép ngoài của ống cong dạng hoa loa kèn (Hình 3.2 c). Bó tinh trùng hình chùy (Hình 3.2 d). a b 0,05mm d c Hình 3.2: Đặc điểm của L. hoffmeisteri: chùm tơ ở trƣớc đốt sinh dục (a), chùm tơ ở cuối cơ thể (b), đôi ống kitin (c), bó tinh trong túi nhận tinh (d) 9
  11. 3.1.2 Sự phân bố của trùn chỉ ở các hệ sinh thái khác nhau 3.1.2.1 Trong các thủy vực nƣớc thải a. Thành phần loài giun ít tơ (Oligochaeta) Kết quả có 6 loài thuộc lớp giun ít tơ phân bố ở thủy vực nước thải chúng đều thuộc bộ Haplotaxida. Trong đó, bốn loài thuộc họ trùn ống Tubificidae, L. hoffmeisteri là loài chiếm ưu thế trong quần xã giun ít tơ ở thủy vực đã thu mẫu (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Thành phần loài giun ít tơ ở thủy vực nƣớc thải Họ Giống Loài NTCN NTSH BB S ĐL VP NP VN VT NH VH Naididae Aulophorus A. furcatus - - - - + - - - - Chaetogaster C. limnsei - - - + + + - - - Tubificidae Branchiura B. sowerbyi - - - + + + - - - Limnodrilus L. hoffmeisteri - - - ++++ +++ ++++ - - - Tubifex Tubifex sp. - - - + + + - - - Aulodrilus A. prothecatus - - - - + + - - - Ghi chú: NTCN nước thải công nghiệp, BB nhà máy bao bì Đông Á, S nhà máy sợi, ĐL nhà máy chế biến đông lạnh F17, NTSH nước thải sinh hoạt, VP xã Vĩnh Phương, NP xã Ninh Phụng, VN xã Vĩnh Ngọc, VT Vĩnh Thái, NH Ngọc Hiệp, VH Vĩnh Hải, - không bắt gặp, + độ bắt gặp ít, ++ độ bắt gặp trung bình, +++ độ bắt gặp nhiều, ++++ độ bắt gặp rất nhiều. b. Mật độ và tỷ lệ phần trăm của L. hoffmeisteri/tổng số giun ít tơ ở các thủy vực nƣớc thải Bảng 3.2. Sự phân bố của trùn chỉ ở thủy vực nƣớc thải Chỉ số Tần số Trùn chỉ Tổng giun ít tơ % trùn chỉ Thủy vực xuất hiện (con/m2) (con/m2) /Tổng số Từ nhà máy Bao Không 0,0 0,0 0,0 Nước bì Đông Á thải Từ nhà máy đông Không 0,0 0,0 0,0 công lạnh F17 nghiệp Từ nhà máy sợi và Không 0,0 0,0 0,0 thuốc lá X. Vĩnh Phương ++++ 100.826±86.874 131.311± 104.233 76,78±8,34 Nước Xã Ninh Phụng ++ 854±404 1.689±634 50,56±6,41 thải Xã Vĩnh Ngọc +++ 32.292±10.033 46.422±10.744 69,56±9,33 sinh X. Vĩnh Thái Không 0,0 0,0 0,0 hoạt P. Ngọc Hiệp Không 0,0 0,0 0,0 P. Vĩnh Hải Không 0,0 0,0 0,0 Ghi chú: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn) Những địa điểm có giun ít tơ phân bố thì loài L. hoffmeisteri đều chiếm ưu thế và đạt mật độ rất cao. Mật độ L. hoffmeisteri cao nhất 100.826 ± 86.874 con/m2 ở các điểm thu thuộc xã Vĩnh Phương. 3.1.2.2 Trong thủy vực nƣớc tĩnh dạng ao a. Thành phần loài giun ít tơ (Oligochaeta) trong thủy vực dạng ao Kết quả nghiên cứu cho thấy, duy nhất ao nuôi cá trê phi không có nhóm loài thuộc lớp giun ít tơ phân bố. Trong 5 ao còn lại có từ 3 đến 7 loài thuộc lớp giun ít tơ phân bố (Bảng 3.3). 10
  12. Bảng 3.3. Thành phần loài giun ít tơ ở thủy vực dạng ao Họ Giống Loài TN TrP NG TrD CG RĐ Naididae Aulophorus A. furcatus + - - - + - A. hymanae + - - - - - Chaetogaster Ch. limnsei + - - + + - Dero D. digitata + - - + - - Tubificidae Branchiura B. sowerbyi - - - - + - Limnodrilus L. hoffmeisteri + - + + + + Tubifex Tubifex sp. + - + + + + Aulodrilus A. prothecatus + - + - + + Ghi chú: + có phân bố, - không có; TN ao tự nhiên, TrP ao nuôi cá trê phi, NG ao nuôi nghép, CG ao nuôi cá giống, RĐ ao nuôi cá rô đồng b. Mật độ sinh lƣợng và tỷ lệ phần trăm của L. hoffmeisteri/ tổng giun ít tơ ở trong ao nuôi Sự có mặt của loài L. hoffmeisteri trong ao tự nhiên và các ao nuôi cá đã khẳng định khả năng phân bố của trùn chỉ trong các thủy vực nước tĩnh. Tỷ lệ phần trăm loài L. hoffmeisteri/tổng số cá thể giun ít tơ có trong thủy vực ở các ao dao động từ 28,44±4,25 % đến 42,06±8,36 % (Hình 3.3). 500 60 450 50 400 Mật độ (con/m2) % L.hoffmeisteri 350 40 300 250 30 200 20 150 100 10 50 0 0 Tự nhiên Nuôi cá trê Nuôi ghép Nuôi cá tra Nuôi cá rô Nuôi cá rô phi dầu phi giống đồng Mật độ giun ít tơ Tỷ lệ phần trăm L.hoffmeisteri/giun ít tơ Hình 3.3. Biến động mật độ và tỷ lệ phần trăm loài L.hoffmeisteri/tổng giun ít tơ 3.1.2.3 Trong ruộng lúa, ruộng cói và ruộng rau muống a. Thành phần loài giun ít tơ trong ruộng lúa, ruộng cói và ruộng rau muống Kết quả phân loại đã xác định được 12 loài giun ít tơ phân bố ở vùng đất ngập nước. Ba loài B. sowerbyi, L. hoffmeisteri, Tubifex sp được tìm thấy ở tất cả các vị trí thu mẫu (Bảng 3.4). Bảng 3.4. Thành phần loài giun ít tơ ở ruộng lúa, ruộng cói và ruộng rau muống Họ Giống Loài RL RC RR Aelosomatidae Aeolosoma A. bengalense - - + A. travancorense - - + Aeolosoma sp. + + - Naididae Aulophorus A. furcatus + + - A. hymanae + - - Aulophorus sp. + + - Dero D. digitata + + - D. indica + + - Tubificidae Branchiura B. sowerbyi + + + Limnodrilus L. hoffmeisteri + + + Tubifex Tubifex sp. + + + Aulodrilus A. prothecatus - - + Ghi chú: RL ruộng lúa, RC ruộng cói, RR ruộng rau muống, (+) có phân bố,( -) không phân bố 11
  13. b. Mật độ và tỷ lệ phần trăm của L. hoffmeisteri/ tổng giun ít tơ ở ruộng lúa, ruộng cói và ruộng rau muống Mật độ giun ít tơ giữa các điểm thu mẫu có sự khác nhau rất lớn. Vị trí thu mẫu ở vùng giữa ruộng có mật độ giun ít tơ là 14.600 con/m2. Trong khi đó, tại vị trí thu mẫu ở vùng ven bờ, nơi ngăn cách giữa các ruộng và có dòng nước chảy, mật độ giun ít tơ đạt tới 99.133 con/m2 (Hình 3.4). 100000 50 90000 45 % L.hoffmeisteri/giun ít tơ 80000 40 Mật độ (con/m2) 70000 35 60000 30 50000 25 40000 20 30000 15 20000 10 10000 5 0 0 Ruộng lúa Ruộng rau muống Ruộng cói Mật độ trùn chỉ Tỷ lệ phần trăm L.hoffmeisteri/trùn chỉ Hình 3.4. Mật độ và tỷ lệ phần trăm của trùn chỉ ở ruộng lúa, ruộng rau muống và ruộng cói 3.2 ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA TRÙN CHỈ 3.2.1 Đặc điểm sinh sản của trùn chỉ 3.2.1.1 Mùa vụ sinh sản Quần thể trùn chỉ có cá thể trưởng thành và tham gia sinh sản quanh năm. Nhưng mùa vụ sinh sản của loài L. hoffmeisteri tập trung trong hai đợt chính; đợt 1 từ tháng 4 đến tháng 5, đợt 2 từ tháng 8 đến tháng 9. Số phôi trung bình của kén X=3,40 ± 1,66 40.00 35.00 30.00 Phần trăm (%) 25.00 20.00 15.00 Tỷ lệ phần trăm 10.00 5.00 0.00 1 2 3 4 5 6 7 8 Số lượng phôi của một kén Hình 3.5. Tỷ lệ thành thục của trùn chỉ từ Hình 3.6. Tỷ lệ phần trăm của số tháng 12/2013-11/2014 lƣợng phôi trong một kén 3.2.1.2 Vòng đời của trùn chỉ Kén Trùn con chui ra Trùn chỉ khỏi kén trưởng thành Trùn con Hình 3.7 Các giai đoạn trong vòng đời của trùn chỉ 12
  14. 3.2.1.3 Tuổi thành thục và đẻ kén (TN1) Độ tuổi trung bình của trùn chỉ khi thành thục sinh dục và tham gia tạo kén là 35,33 ± 2,32 ngày tuổi. Trùn chỉ tạo kén sớm nhất vào ngày nuôi thứ 31 và muộn nhất vào ngày nuôi thứ 39. 3.2.1.4 Sức sinh sản và số phôi trong kén (TN2) Trung bình trùn chỉ tạo được 0,66 ± 0,25 kén/ngày. Số lượng phôi trong kén dao động từ 1 đến 8 và số lượng trung bình là 3,40 ± 1,66 phôi/một kén (Hình 3.6) Kết quả về số lượng kén/ngày và số phôi/kén trong nghiên cứu đều cao hơn so với nghiên cứu của Lobo và Galves về sức sinh sản của L. hoffmeisteri. Trung bình một ngày loài L. hoffmeisteri nuôi ở nền đáy cát mịn (0,057 - 0,250 mm) tạo được 0,37 ± 0,75 kén/ngày, mỗi kén có 3,12 ± 1,03 phôi, nuôi ở nền đáy cát có kích thước trung bình (0,25-1,00 mm) tạo được 0,23 ± 0,24 kén/ngày, mỗi kén có 3,06 ± 1,21 phôi (Lobo và Galves, 2011a). Bảng 3. 5. Kết quả theo dõi quá trình sinh sản của trùn chỉ Tổng Tổng Số phôi Số Khay kén phôi /kén Con non Tỷ lệ nở kén/ngày 1 248 803 3.25±1,58 610 75.97 0.83 2 137 418 3.05±1,28 318 76.08 0.46 3 143 526 3.68±1,82 410 77.95 0.48 4 151 555 3.68±1,73 412 74.23 0.50 5 342 1182 3.46±1,74 892 75.47 1.14 6 149 489 3.28±1,56 370 75.66 0.50 7 108 342 3.17±1,61 265 77.49 0.36 8 183 674 3.68±1,82 517 76.71 0.61 9 233 805 3.45±1,78 615 76.40 0.78 10 286 942 3.29±1,63 710 75.37 0.95 Tổng or trung bình 1980 6736 3,40±1,66 5119 75,96 0,66±0,25 Phôi/kén, tỷ lệ nở và kén/ngày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn Chiều dài trung bình của mỗi kén là 549,17 ± 187,39μm. Chiều rộng của kén có kích thước trung bình là 337,39 ± 97,53μm. Giữa chiều dài, chiều rộng và số lượng phôi của kén có mối tương quan thuận tuân theo phương trình đường thẳng hồi quy y =100,15x + 213,26 và y = 53,621x + 157,73 tương ứng (Hình 3.8 và Hình 3.9). 1200 y = 100.15x + 213.26 700 Chiều dài của kén (µm) Chiều rộng của kén (µm) y = 53.621x + 157.73 1000 R ² = 0.7659 600 R ² = 0.8106 n = 240 n= 240 800 500 600 400 300 400 200 200 100 0 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Số lượng (phôi/kén) Số lượng (phôi/kén) Hình 3.8. Tƣơng quan giữa chiều dài và Hình 3.9. Tƣơng quan giữa chiều rộng số lƣợng phôi của kén trùn chỉ và số lƣợng phôi của kén trùn chỉ 3.2.1.5 Thời gian phát triển phôi và tỷ lệ nở (TN3) Kết quả nghiên cứu, quá trình phát triển phôi của trùn chỉ diễn ra hoàn toàn trong kén. Trùn con mới nở ra được nuôi dưỡng bởi albumin dự trữ trong kén. 13
  15. Thời gian phát triển từ khi phân cắt phôi đến khi con non chui ra khỏi kén từ 6 đến 12 ngày, trung bình 8,13 ± 1,64 ngày. Kết quả của luận án phù hợp với khoảng thời gian phát triển phôi nói chung của giun ít tơ. Trứng của giun ít tơ ít noãn hoàn, phát triển không qua giai đoạn ấu trùng. Con con chui ra khỏi kén sau 8 – 10 ngày, tùy từng loài và nhiệt độ (Thái Trần Bái, 2005). Bảng 3.6. Thời gian phát triển phôi của trùn chỉ STT Khoảng thời Đặc điểm gian (giờ) 1 0 -24 Đĩa phôi được phân cắt từ sau khi thụ tinh tạo thành hợp tử hình thành phôi nang đến phôi vị. 2 24 – 48 Biệt hóa các tế bào của phôi vị hình thành phôi khẩu 3 48 -72 Hình dạng cơ thể bắt đầu hình thành và hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể. Ban đầu khi cơ thể mới hình thành ngắn có hình vòng cung, sau đó phát triển dài khép kín tạo thành vòng tròn nằm gọn trong túi phôi thai 4 72-94 Trùn chỉ bắt đầu vận động, tuy nhiên khoảng thời gian này chúng chỉ vận động theo vòng tròn trong túi phôi. 5 94-144 Con non phá vỡ màng túi phôi chui ra ngoài và bắt đầu sử dụng albumin trong kén, chúng vẫn được bảo vệ bởi vỏ kén, chúng vận động liên tục trong kén, trùn con có thể quấn vào nhau . 6 144-288 Con non phá vỡ vỏ kén chui ra ngoài 3.2.2 Khả năng tái sinh của trùn chỉ (TN4) Sau 9 ngày, khả năng tái sinh phần bị cắt tạo thành cơ thể mới gồm đầy đủ các phần đầu thân và đuôi của phần đầu là 61,08 ±11,48%. Ngược lại, phần thân và phần đuôi không có khả năng tái sinh (Hình 3.10). b Tỷ lệ (%) cá thể phục hồi vết thương 80 c b 70 60 a 50 Đầu a b 40 Thân 30 Đuôi 20 a 10 0 Sau 3 ngày Sau 6 ngày Sau 9 ngày Thời gian phục hồi vết thương Hình 3.10: Tỷ lệ phục hồi vết thƣơng của trùn chỉ Kết quả nghiên cứu này trái ngược với các quan điểm trước đây, giun đốt nói chung, trùn chỉ nói riêng có khả năng tái sinh sau khi bị cắt đoạn. Khi ta cắt con giun đất ra làm 2 ta sẽ được 2 con giun mới. Từ kết quả nghiên cứu này có thể khẳng định. Khả năng tái sinh của trùn chỉ là hữu hạn. Cơ thể chỉ có thể tái sinh ở một số vị trí nhất định, duy nhất phần đầu có khả năng tái sinh hình thành cơ thể hoàn thiện. Các phần khác của cơ thể: phần thân, phần đuôi chỉ có thể bình phục vết thương duy trì sự sống trong một thời gian ngắn không có khả năng tái sinh tạo một cơ thể mới. 14
  16. 3.3 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA TRÙN CHỈ (TN5) 3.3.1 Sinh trƣởng về khối lƣợng Khối lượng cơ thể của trùn chỉ tăng liên tục trong thời gian nghiên cứu. Sau khi sinh sản, khối lượng cơ thể trùn chỉ vẫn tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng của chúng chậm lại (Hình 3.11). Loài L. hoffmeisteri duy trì tăng trưởng liên tục trong suốt 25 tuần quan sát, thậm chí chúng tăng trưởng ngay sau khi thành thục sinh dục và tham gia tạo kén (Lobo và Alves, 2011a). 7 6 Khối lượng (mg/con) 5 4 3 2 1 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Tuần nuôi Hình 3.11: Tăng trƣởng về khối lƣợng của trùn chỉ 3.3.2 Sinh trƣởng về chiều dài Chiều dài cơ thể trùn chỉ 40.00 tăng trưởng liên tục từ khi mới 35.00 Chiều dài cơ thể (mm) 30.00 nở tới tuần nuôi thứ 15 Hình 25.00 3.11. Chiều dài của trùn chỉ khi trưởng thành > 19,23 ± 3,13 20.00 mm, khi kết thúc thí nghiệm ở 15.00 tuần nuôi thứ 15 đạt 30,27 ± 10.00 3,56 mm. Tương tự kết quả 5.00 0.00 quan sát cấu trúc quần thể trùn Mới 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 chỉ trong phòng thí nghiệm, nở trùn chỉ trưởng thành có chiều Tuần nuôi dài dao động từ 2,0 – 2,5 cm, Hình 3.12. Tăng trƣởng chiều dài của trùn chỉ các cá thể thành thục sinh dục tham gia sinh sản lớn nhất trong quần thể có chiều dài từ 3,0 – 3,5 cm (Warucha và Saran, 2008). 3.3.3 Tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng Phương trình tương quan giữa 7 chiều dài và khối lượng cơ thể trùn 6 W = 0.1254L1.1086 1,1086 chỉ W=0,1254L có hệ số tương R² = 0.9512 Khối lượng cơ thể (mg) n = 450 quan R2 = 0,9512 Hình 3.13. Giá trị 5 của hệ số mũ b = 1,1086 (b
  17. 3.4 NGHIÊN CỨU NUÔI SINH KHỐI TRÙN CHỈ 3.4.1 Ảnh hưởng của cấu trúc nền đáy tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của trùn chỉ (TN6) 3.4.1.1 Ảnh hƣởng của cấu trúc nền đáy đến tỷ lệ sống của trùn chỉ Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ sống của trùn chỉ có xu hướng tăng dần khi tỷ lệ bùn trong nền đáy tăng, Bảng 3.7. Bảng 3. 7. Tỷ lệ sống (%) của trùn chỉ nuôi ở các nền đáy khác nhau Nghiệm thức Ngày nuôi 100% 75% bùn 50% bùn 25% bùn 100% cát bùn +25% cát +50% cát + 75% cát 7 93,4±3,7d 86,8±5,5c 81,6±4,6bc 80,2±4,1b 74,0±3,74a 14 91,0±3,4c 85,7±3,6c 79,5±3,6b 69,8±4,7a 67,2±4,96a c c b a 21 88,9±3,8 84,1±3.5 75,8±4,7 66,0±5,6 61,8±3,2a 28 86,8±2,6c 81,6±4,8c 74,2±4,9b 65,2±4,5a 60,5±3,5a Trung bình ± độ lệch chuẩn.Ký tự mũ trên cùng hàng khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P
  18. 3.4.2 Ảnh hưởng của độ dày nền đáy lên sinh khối và mật độ quần thể trùn chỉ (TN7) 3.4.2.1 Ảnh hƣởng của độ dày nền đáy tới sinh khối của quần thể trùn chỉ 180 d 160 b 180 140 c 160 b (mg/cm2)) 2 120 140 d độ (mg/cm a Sinh khối (mg/cm2) 100 120 a 80 100 c a a khối c b mật 60 80 b b Sinh a 40 60 ab a c bc a 20 40 0 20 0 1 2 3 4 5 1 2 Tuần nuôi Tuần nuôi 3 4 5 1cm nền đáy 2 cm nền đáy 3 cm nền đáy 4 cm nền đáy 4cm nền đáy 3 cm nền đáy 2 cm nền đáy 1 cm nền đáy Hình 3.14. Sinh khối của quần thể trùn chỉ nuôi ở nền đáy có độ dày khác nhau Ký tự mũ trên cột cùng một tuần khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P
  19. 3.4.3 Ảnh hƣởng của thức ăn tới sinh khối, mật độ và chất lƣợng trùn chỉ (TN8) 3.4.3.1 Ảnh hƣởng của thức ăn tới sinh khối của quần thể trùn chỉ Cuối tuần nuôi thứ 4, sinh khối trùn chỉ đạt cao nhất 137,35 ± 5,79 mg/cm2 ở NT cho ăn bột đậu nành, tiếp đến đạt 130,83 ± 11,03 mg/cm2 ở NT cho ăn thức ăn hỗn hợp, sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sinh khối thấp nhất được ghi nhận ở nghiệm thức cho ăn bột ngô 94,51 ± 6,98 mg/cm2, sai khác có ý nghĩa thống kê (P
  20. 3.4.3.2 Ảnh hƣởng của thức ăn tới mật độ của quần thể trùn chỉ Kết thúc thí nghiệm, mật độ quần thể trùn chỉ đạt cao nhất ở nghiệm thức cho ăn bột đậu nành (49,08 ± 5,36 con/cm2), tiếp đến là ở nghiệm thức cho ăn thức ăn hỗn hợp (45,03 ± 4,76 con/cm2) (P>0,05). Trái lại, mật độ thấp nhất (33,16 ± 5,03 con/cm2) được ghi nhận ở nghiệm thức cho ăn bột ngô, sai khác có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức khác (P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0