intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Đánh giá giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng vùng núi tỉnh An Giang

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

43
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của luận án nhằm xác định mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng với sinh kế của cư dân sống trong HST rừng vùng núi tỉnh An Giang để nhận ra các dịch vụ chưa khai thác hợp lý và hiệu quả, các cơ hội và giải pháp cải tiến giúp nâng cao giá trị dịch vụ hệ sinh thái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Đánh giá giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng vùng núi tỉnh An Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Phát triển Nông thôn Mã ngành: 9620116 ĐẶNG THỊ THANH QUỲNH ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI RỪNG VÙNG NÚI TỈNH AN GIANG Cần Thơ, 2021
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: TS. Đặng Kiều Nhân Người hướng dẫn phụ: PGS. TS. Nguyễn Duy Cần Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. Phản biện 1: Phản biện 2: Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Đặng Thị Thanh Quỳnh, Trần Văn Hiếu và Đặng Kiều Nhân, 2020. Đặc tính hoá sinh kế hộ phân theo tiểu vùng sinh thái nông nghiệp ở hai huyện miền núi tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 7(116)/2020: 166- 173. 2. Đặng Thị Thanh Quỳnh, Trần Văn Hiếu và Đặng Kiều Nhân, 2019. Phân tích hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp vùng núi tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu, (2019)(1): 79-87
  4. Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu Hệ sinh thái rừng cung cấp cho con người nhiều dịch vụ HST quan trọng như: thực phẩm, dược phẩm, gỗ, điều hoà khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, điều tiết nước, ổn định đất, hấp thụ carbon, và giải trí (MEA, 2005). Dịch vụ HST rừng còn là nguồn sinh kế, sức khỏe và giảm nghèo cho nhiều nhóm cư dân có liên quan (De Groot et al., 2012). Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn đã tạo áp lực cho HST rừng và ảnh hưởng đến chất lượng đời sống con người (De Clercke, 2014). Đây là thách thức đối với nhà quản lý liên quan đến việc ra quyết định đánh đổi giữa bảo tồn tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, vấn đề quan tâm là làm thế nào để khai thác hiệu quả dịch vụ HST rừng, nâng cao giá trị dịch vu HST mà không gây hại đến môi trường. Đa số các nghiên cứu giá trị dịch vụ HST rừng nhằm đưa ra giải pháp quản lý bền vững HST rừng trên cơ sở giảm sự đánh đổi. Thực tế, dịch vụ cung cấp của HST rừng có liên quan đến sinh kế hộ, là nguồn sinh kế quan trọng cho những người có thu nhập bị hạn chế. Do vậy, nghiên cứu về quản lý bền vững dịch vụ HST rừng cần phải dựa vào sinh kế thông qua việc sử dụng hợp lý dịch vụ HST. Hệ sinh thái rừng vùng núi tỉnh An Giang thuộc hạ lưu sông Mekong, là một HST rừng phòng hộ đồi núi đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên chứa đựng đa dạng sinh học cao, có tiềm năng khai thác dịch vụ HST có giá trị cho sinh kế. Tuy nhiên, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, xã Lê Trì ven chân núi Dài 29,7%, xã Núi Tô ven chân núi Cô Tô 31,1% (Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2019). Bên cạnh đó, thâm canh nông nghiệp và khai thác tài nguyên rừng không hợp lý đang đe doạ suy giảm chức năng của HST. Nghiên cứu này được thực hiện dựa vào tiếp cận dịch vụ HST và khung sinh kế bền vững nhằm để khám phá mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng và sinh kế cư dân địa phương. Kết quả của đề tài góp phần vào việc triển khai thành công ở địa phương các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tái cơ cấu lại nông nghiệp, và phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận án nhằm xác định mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng với sinh kế của cư dân sống trong HST rừng vùng núi tỉnh An Giang để nhận ra các dịch vụ chưa khai thác hợp lý và hiệu quả, các cơ hội và giải pháp cải tiến giúp nâng cao giá trị dịch vụ HST. Luận tập trung ba mục tiêu cụ thể sau: Tập trung ba mục tiêu cụ thể sau: (1) Xác định các loại dịch vụ HST rừng và giá trị dịch vụ HST rừng mà hộ dân địa phương hưởng lợi tại các xã nghiên cứu ở hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên; (2) Xác định mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng mà hộ dân hưởng lợi và sinh kế hộ dân sống trong HST đó; và (3) Nhận ra các động lực và trở lực, và đề xuất giải pháp để nâng cao giá trị dịch vụ HST rừng, 1
  5. cải tiến cơ hội tiếp cận hưởng lợi dịch vụ HST rừng để phát triển sinh kế các nhóm cư dân khác nhau. 1.3 Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu là dịch vụ HST rừng vùng núi tỉnh An Giang có mối liên quan chặt chẽ với sinh kế của cư dân sống trong HST đó. Có hai câu hỏi nghiên cứu đặt ra: (1) Giá trị dịch vụ HST rừng vùng núi tỉnh An Giang có mối liên quan như thế nào đến sinh kế của cư dân sống trong HST đó? (2) Các cơ hội và giải pháp nào có thể giúp phát huy giá trị dịch vụ HST và phân bổ lợi ích hợp lý tài nguyên đó để nâng cao sinh kế của cư dân địa phương? 1.4 Nội dung nghiên cứu Gồm ba nội dung: (1) Mô tả đặc điểm các loại dịch vụ HST và xác định giá trị dịch vụ HST mà sinh kế hộ hưởng lợi ở bốn xã nghiên cứu; (2) Phân tích mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng mà hộ dân hưởng lợi và sinh kế hộ ở bốn xã nghiên cứu; và (3) Phân tích các yếu tố trở ngại, hỗ trợ và đề xuất giải pháp kinh tế-xã hội cải tiến nhằm nâng cao giá trị dịch vụ HST rừng và cải thiện sinh kế dân cư. 1.5 Giới hạn của luận án Về đối tượng, gồm hai đối tượng chính: (1) dịch vụ HST rừng và giá trị dịch vụ HST rừng mà sinh kế hộ hưởng lợi, và (2) sinh kế hộ hưởng lợi dịch vụ HST rừng. Về nội dung, chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng và sinh kế cư dân sống trong HST rừng. Đối với dịch vụ HST rừng, nghiên cứu chỉ đo lường giá trị các loại dịch vụ HST rừng mà sinh kế hộ hưởng lợi trực tiếp, nó có giá trị và được giao dịch thị trường, các loại dịch vụ HST khác không được quan tâm trong nghiên cứu này. Về không gian, nghiên cứu chọn bốn xã đại diện HST rừng vùng núi tỉnh An Giang là xã Núi Tô, xã Lê Trì, xã Lương Phi và xã An Hảo. Về thời gian, luận án thực hiện thu thập số liệu năm 2019. 1.6 Những điểm mới của luận án Đa số các nghiên cứu dựa vào phương pháp tiếp cận dịch vụ HST để lượng giá giá trị dịch vụ HST rừng nhằm mục tiêu quản lý bền vững HST rừng. Trong nghiên cứu này, đo lường giá trị dịch vụ HST đưa yếu tố con người làm trọng tâm, vì mục tiêu cải thiện sinh kế hộ và đồng thời quản lý bền vững HST rừng. Đây là phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu phát triển nông thôn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tương quan chính tắc tập hợp tuyến tính nhiều biến cùng lúc, mỗi nhóm biến bao gồm nhiều biến số, nên có thể khai thác hết toàn bộ các số liệu trong nghiên cứu về kinh tế - xã hội, kết quả phân tích có độ tin cậy cao và tránh việc lãng phí số liệu. Bên canh đó, kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ở vùng núi tỉnh An Giang, hộ khá có nhiều đất canh tác nông nghiệp hưởng lợi dịch vụ HST rừng nhiều hơn hộ nghèo ít đất. Đây là điểm mới được phát triện trong nghiên cứu đối với HST rừng. Kết quả trước kia cho rằng, người nghèo phụ thuộc nhiều vào HST rừng và là nguy cơ đe doạ HST rừng. 2
  6. Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Khái niệm dịch vụ hệ sinh thái rừng Dịch vụ HST là khái niệm mới ra đời gần đây, khi con người khai thác quá mức HST tự nhiên vì các mục đích khác nhau. Dịch vụ HST là những sản phẩm và dịch vụ từ thiên nhiên, đem lại lợi ích cho con người (MEA, 2005). Các lợi ích đó được phân thành bốn nhóm chức năng hay bốn loại dịch vụ: (1) Dịch vụ cung cấp là những sản phẩm từ HST; (2) Dịch vụ điều tiết là những lợi ích từ quá trình điều tiết của HST; (3) Dịch vụ văn hóa là những nguồn lợi phi vật chất mà con người có được; (4) Dịch vụ hỗ trợ là những dịch vụ cần thiết cho sự sinh ra của tất cả các dịch vụ HST khác. 2.2 Giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng Trên thực tế, giá trị dịch vụ HST mà con người hưởng lợi từ HST chỉ là một phần nhỏ các lợi ích mà dịch vụ HST mang lại con người, nó phụ thuộc vào bối cảnh, cách thức và thời gian sử dụng của con người (Fisher et al., 2009; Bateman et al., 2011). Theo Munang et al. (2011), tuỳ theo cấp độ khác nhau mà các giá từ dịch vụ HST được thể hiện khác nhau. Ở ĐBSCL, việc lượng giá giá trị của dịch vụ HST rừng hay từng loại dịch vụ HST rừng đã được nhiều nghiên cứu xác định, nhưng chủ yếu gắn với lợi ích cộng đồng. Ở VQG U Minh hạ ở tỉnh Cà Mau, tổng giá trị dịch vụ HST rừng được ước ượng bằng cách sử dụng viễn thám và điều tra hộ, kết quả cho thấy các dịch vụ HST rừng cung cấp cho con người bao gồm thuỷ sản, gỗ, hấp thụ carbon và phòng chống bão, có giá trị tổng cộng khoảng 600 triệu USD/năm cho 187.533 ha diện tích rừng (Vo Quoc Tuan et al., 2015). Ở HST rừng bần ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, dịch vụ du lịch mang lại cho toàn xã hội được xác định giá trị dựa vào phương pháp chi phí du hành, giá trị ước lượng khoảng 327 tỷ đồng, trong đó các công ty du lịch hưởng lợi 291 tỷ đồng (Mai Văn Nam và Nguyễn Văn Hoà, 2020). Ở VQG Tràm chim, giá trị dịch vụ du dịch đang có xu hướng gia tăng, năm 2018 có hơn 150.000 khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu và giải trí, tăng gấp 20 lần so với 2010 (Đào Văn Thắng và ctv., 2019). Nhìn chung, các nghiên cứu giá trị dịch vụ HST rừng cung cấp cho sinh kế hộ còn rất hạn chế. Ở ĐBSCL, canh tác lúa được xem là dịch vụ cung cấp quan trọng nhất đối với sinh kế người dân (Berg et al., 2016). Mặt khác, canh tác kết hợp lúa - màu giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận mà còn giúp tạo việc làm cho lao động địa phương hơn so với mô hình chuyên lúa. Ngoài ra, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản cũng là dịch vụ cung cấp quan trọng đối với sinh kế người dân ĐSBCL (Nguyễn Thị Kim Quyên và Yakupitiyage, 2016). 2.3 Phương pháp tiếp cận và lượng giá giá trị dịch vụ hệ sinh thái Các phương pháp tiếp cận thường được sử dụng để xác định giá trị dịch vụ HST được chia làm ba loại phương pháp: (1) xác định giá trị thị trường, (2) tiết lộ sở thích và (3) phát biểu sở thích (Chenery et al., 2013). Theo đó, đối với từng loại giá trị khác nhau người ta sử dụng các cách tiếp cận khác nhau để lượng giá giá trị dịch vụ HST. Phương pháp xác định 3
  7. giá trị thị trường là định giá dựa trên thị trường gồm có ba cách tiếp cận: (1) giá trị trường, (2) chức năng sản xuất, và (3) chi phí thay thế hoặc thiệt hại tránh được. Phương pháp này thường được dùng để xác định giá trị đối với các dịch vụ cung cấp đã được giao dịch trên thị trường như: thực phẩm, cung cấp nước, củi, gỗ, mật ong, dược liệu và động vật hoang dã (Kumar, 2010). Sự lựa chọn phương pháp lượng giá phụ thuộc vào các loại dịch vụ HST (Emerton, 2013). Đối với các dịch vụ HST có giá trên thị trường như sản lượng và năng suất cây trồng, vật nuôi, mật ong, củi, và nước ngọt, sẽ được lượng hóa giá trị bằng cách sử dụng hàm sản xuất để ước lượng thặng dư sản xuất từ việc khai thác, sản xuất và nuôi trồng các sản phẩm từ HST (Kumar, 2010). Trong nghiên cứu này, dịch vụ HST rừng cung cấp cho sinh kế hộ chủ yếu là nguồn thu nhập từ canh tác nông nghiệp, sản phẩm rừng và kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch, nghiên cứu này sử dụng phương pháp giá thị trường để đo lường giá trị các dịch vụ HST rừng mà sinh kế hộ hưởng lợi. 2.4 Sinh kế và mối quan hệ với dịch vụ hệ sinh thái Sinh kế hộ phụ thuộc vào dịch vụ cung cấp của HST rừng, đặc biệt là người nghèo có nguồn thu nhập bị hạn chế (Persson et al., 2010; Kumar et al., 2013). Ở các nước Nam Á, các hộ gia đình nghèo nông thôn ven có sinh kế phụ thuộc vào thực phẩm, nhiên liệu và nước ngọt (Kumar, 2010). Ở HST rừng U Minh Thượng tỉnh Cà Mau, thu nhập của hộ dân vùng đệm phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp, chiếm 20% – 80% tổng thu nhập hộ (Trần Văn Kiệt và ctv., 2020). Qua đó cho thấy, thu nhập của hộ dân ven các HST rừng phụ thuộc vào khai thác tài nguyên rừng có đóng góp sinh kế thấp hơn so với HST nông nghiệp do thuận lợi về nước tưới. Do vậy, quan tâm yếu tố tác động đến HST rừng núi là cơ hội để nâng cao giá trị dịch vụ HST. Bên cạnh đó, sinh kế cũng tác động đến dịch vụ HST rừng. Trong chương trình đánh giá HST thiên niên kỷ, nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận rằng hơn 60% dịch vụ HST suy giảm với tốc độ nhanh hơn tốc độ tự phục hồi của HST (MEA, 2005). Ở Việt Nam, có hơn 144 loài cây dược liệu quý hiếm được ghi vào danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (Nguyễn Tập, 2006). Hơn 1/5 dân số thế giới bị thiếu nước sạch để uống và 1/2 dân số thiếu nước cho nhu cầu vệ sinh. Ở những nơi phát rừng làm rẫy, xói mòn đất cao gấp 10 lần ở những khu vực có rừng tự nhiên. Ngược lại, nếu rừng được bảo vệ, lợi ích về chống xói mòn có thể lên tới 80 USD/ha/năm (Vũ Tấn Phương, 2007). Ở ĐBSCL, việc sử dụng nhiều thuốc BVTV và thâm canh nông nghiệp trong thời gian dài đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và tác động trở lại dịch vụ HST. Việc thâm canh lúa trong 15 năm qua đã giúp tăng sản lượng lúa nhưng đã làm giảm các dịch vụ HST khác như chất lượng nước, động thực vật thuỷ sinh, môi trường sống và thiên địch (Berg et al., 2016). Đây là nguyên nhân làm giảm dịch vụ HST và làm giảm giá trị mà dịch vụ HST mang lại cho con người. 4
  8. Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lý luận Nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận dịch vụ HST và sinh kế bền vững để khám phá mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng và sinh kế dân cư thông qua giá trị dịch vụ HST rừng. Dựa theo sơ đồ khung đánh giá HST thiên niên kỷ thể hiện mối liên hệ giữa dịch vụ HST và đời sống con người (MEA, 2005), sơ đồ tổng quan về giá trị của HST và đa dạng sinh học đối với đời sống con người (Sukhdev et al., 2010) và khung sinh kế bền vững (DFID, 1999), cho thấy có mối liên hệ qua lại giữa dịch vụ HST rừng và sinh kế cư dân địa phương thông qua giá trị dịch vụ HST mà hộ hưởng lợi, và bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên và kinh tế- xã hội trên cơ sở quản lý của con người. Khung lý thuyết được mô tả ở Hình 3.1. Hình 3.1: Khung lý thuyết mối quan hệ dịch vụ hệ sinh thái rừng và sinh kế 3.2 Chọn điểm điểm nghiên cứu Nhằm để xác định mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng vùng núi tỉnh An Giang với sinh kế cư dân địa phương, các xã được chọn làm điểm nghiên cứu là các xã ven chân núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, có diện tích đất lâm nghiệp rừng phòng hộ đồi núi chiếm tỷ trọng lớn và là xã có đặc điểm kinh tế - xã hội đặc trưng của các xã miền núi. Hai huyện miền núi Tri Tôn và huyện Tịnh Biên có có ba khu vực núi tập trung nhiều nhất là núi Cấm, núi Dài và núi Cô Tô, tổng diện tích đất đồi núi khoảng 6.523 ha, chiếm 57% tổng diện tích đất đồi núi của hai huyện (Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, 2018). Trong đó, các xã ven chân núi Dài, núi Cấm và núi Cô Tô, có diện tích đất lâm nghiệp đồi núi chiếm tỷ trọng lớn (Hình 3.2). 5
  9. Núi Cấm Núi Dài Núi Dài Núi Cô Tô Núi Cô Tô Hình 3.2: Bản đồ vị trí các xã nghiên cứu Về đặc điểm kinh tế - xã hội, hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên có địa giới hành chính gồm 29 xã/thị trấn, có thể phân thành năm nhóm xã có đặc điểm kinh tế - xã hội tương đồng dựa vào phương pháp phân tích cụm (cluster) chuỗi số liệu 10 năm (2009 – 2018) các chỉ tiêu trong niên giám thống kê (Hình 3.3). Kết quả cho thấy, có ba nhóm xã/thị trấn là nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4, mang đặc điểm đặc trưng các xã miền núi, đó là có diện tích đất lâm nghiệp đồi núi chiếm tỷ trọng lớn hơn so với hai nhóm còn lại, và giữa ba nhóm xã này khác biệt có ý nghĩa thống kê bởi các yếu tố tỷ lệ hộ nghèo, mật độ người dân tộc Khmer, diện tích đất lâm nghiệp, diện tích đất nông nghiệp, diện tích trồng lúa, trồng rau màu, trồng cây ăn trái và chăn nuôi bò. Trên cơ sở đó, nghiên cứu chọn bốn xã nghiên cứu, đó là xã An Hảo ven chân núi Cấm, xã Lê Trì và Lương Phi ven chân núi Dài, và xã Núi Tô ven chân núi Cô Tô. 6
  10. Hình 3.3: Sơ đồ phân nhóm xã/thị trấn ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên 3.3 Phương pháp thu thập số liệu Dựa vào hai đối tượng nghiên cứu chính là dịch vụ HST và sinh kế hộ, tiến trình thu thập số liệu được chia thành bốn bước là: (1) phỏng vấn sâu người am hiểu, đối tượng nghiên cứu từ viên chức ở cấp tỉnh và huyện, (2) phỏng vấn chuyên sâu viên chức cấp xã, (3) thảo luận nhóm hộ, và (4) phỏng vấn hộ sử dụng phiếu phỏng vấn (Hình 3.4). 7
  11. Hình 3.4: Sơ lược tiến trình thu thập số liệu 3.3.1 Phỏng vấn sâu người am hiểu cấp tỉnh và cấp huyện Ở cấp tỉnh và huyện, đối tượng được mời tham gia phỏng vấn là người quản lý đại diện các cơ quan quản lý HST ở cấp tỉnh và cấp huyện, bao gồm: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp PTNT và Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch của tỉnh An Giang; Hạt kiểm Lâm và Phòng Nông nghiệp ở hai huyện Tri Tôn và Tinh Biên; UBND và Hội Nông dân ở bốn xã nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn chủ yếu là các lợi ích mà dịch vụ HST mang lại cho cộng đồng dựa vào các chức năng phòng hộ của HST rừng; xác định các nhóm người hưởng lợi 8
  12. có liên quan đến dịch vụ HST; đánh giá việc triển khai và thực thi chính sách, thể chế và định hướng phát triển có liên quan ở địa phương; và đưa ra các cơ hội, giải pháp giúp nâng cao giá trị dịch vụ HST và khai thác có hiệu quả dịch vụ HST rừng. 3.3.2 Phỏng vấn sâu người am hiểu cấp xã Ở cấp xã, phỏng vấn cán hộ để phân loại kết quả sinh kế cư dân, xác định tỷ lệ các nhóm hộ và nhóm người hưởng lợi dịch vụ HST rừng dựa vào hoạt động sinh kế chính của hộ dân trong xã. Ấp được chọn là 07 ấp đại diện, số lượng người được phỏng vấn ở mỗi ấp là ba người, người được chọn là trưởng ấp hoặc phó ấp có am hiểu về sinh kế cư dân trong ấp. Nội dung chủ yếu phỏng vấn trực tiếp nhóm ba người quản lý sinh kế hộ ở 07 ấp đại diện phỏng vấn về sinh kế cư dân. Dựa vào danh sách hộ của 07 ấp mà địa phương cung cấp, nội dung phỏng vấn là phân loại sinh kế cư dân địa phương, phân loại giàu - nghèo, xác định hộ hưởng lợi trực tiếp, gián tiếp dịch vụ HST dựa vào hoạt động sinh kế chính của hộ. 3.3.3 Đánh giá nông thôn có sự tham gia Đối tượng được mời phỏng vấn nhóm là những người hưởng lợi dịch vụ HST là những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp, làm thuê nông nghiệp và tham gia phục vụ du lịch, họ khai thác các lợi ích từ HST như: trồng cây ăn trái, lúa, rau màu, nuôi bò, làm thuê nông nghiệp, khai thác dược liệu, rau rừng, củi, gỗ và các hoạt động dịch vụ thương mại phục vụ du lịch. Số lượng nhóm được mời phỏng vấn là bốn nhóm, mỗi xã chọn một ấp đại diện phỏng vấn một nhóm, mỗi nhóm 08 – 12 người dân địa phương, bao gồm cả phụ nữ, người dân tộc và người lớn tuổi. Phương pháp chọn hộ dựa vào kết quả phân loại hộ và tỷ lệ hộ hưởng lợi các hoạt động sinh kế chính ở bốn xã nghiên cứu đã được thu thập từ phỏng vấn cán bộ ấp. Các công cụ được sử dụng là phân tích dòng lịch sử, vẽ lát cắt sinh thái, và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. 3.3.3.1 Phân tích dòng lịch sử Phân tích dòng lịch sử nhằm mục tiêu xác định sự thay đổi và suy giảm dịch vụ HST rừng trong thời gian qua, các yếu tố chi phối (thách thức và cơ hội) chủ yếu từ bên ngoài làm thay đổi dịch vụ HST ở cấp cộng đồng. Từ đó, xác định được các loại dịch vụ HST mà hộ hưởng lợi, nhóm người hưởng lợi và phản ứng của cư dân. Thông tin thu thập chủ yếu là các sự kiện liên quan đến thời gian xảy ra sự thay đổi dịch vụ HST. Sự thay đổi đó chủ yếu là thay đổi tài nguyên rừng, hình thức canh tác và mùa vụ canh tác nông nghiệp, thay đổi kỹ thuật canh tác, tương ứng với nhóm người hưởng lợi có liên quan dịch vụ HST rừng. Bên cạnh đó, xác định các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội và thể chế, chính sách, làm hạn chế cũng như thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ HST theo thời gian. Ngoài ra, để biết mức độ quan trọng các yếu tố chi phối đến sự thay đổi dịch vụ HST, công cụ xếp hạng ưu tiên cũng được thực hiện. 9
  13. 3.3.3.2 Mô tả lát cắt sinh thái Mục tiêu của công cụ này nhằm mô tả đặc điểm các lợi ích mà dịch vụ HST cung cấp cho cộng đồng; sự phân bố lợi ích và các nhóm người hưởng lợi ở các tiểu HST khác nhau; qua đó xác định các yếu tố chi phối theo không gian, những thách thức và cơ hội từ bên ngoài làm thay đổi dịch vụ HST ở cấp cộng đồng. Dựa vào bản đồ sử dụng đất có sẳn của xã An Hảo ven chân núi Cấm và xã Lê Trì ven chân núi Dài, nghiên cứu chọn lát cắt đi ngang qua nhiều nhất những chi tiết của núi Cấm và núi Dài, đi theo hướng từ trên đỉnh núi đến chân núi và đồng bằng ven chân núi để xác đinh các thông tin có liên quan và vẽ sơ đồ mô tả lát cắt sinh thái của HST rừng. Thông tin được thu thập bao gồm cao độ, độ dốc, nguồn nước, loại đất, tài nguyên rừng, loại cây con đang canh tác nông nghiệp và ranh giới các tiểu HST. Đồng thời, xác định các lợi ích dịch vụ HST, các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội và thể chế, chính sách, làm hạn chế cũng như thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ HST ở từng tiểu HST; những cơ hội, thách thức và các dịch vụ HST tiềm năng có thể cải tiến trong tương lai. 3.3.3.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Nhằm đề ra các giải pháp phù hợp và có sự tham gia của cộng đồng, công cụ này được thực hiện nhằm tổng hợp tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đưa ra giải pháp nâng cao giá trị dịch vụ HST rừng. Giải pháp được xác định trên cơ sở tận dụng cơ hội, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và vượt qua thách thức. Qua đó góp phần nhằm nâng cao giá trị dịch vụ HST và phân bổ hợp lý lợi ích từ dịch vụ HST, từ đó đưa ra các giải pháp ở cấp nông hộ góp phần cải thiện sinh kế người dân, giảm nghèo và giải pháp ở cấp quản lý nhằm nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ của HST. 3.3.4 Phỏng vấn hộ Mục tiêu của phỏng vấn hộ nhằm để mô tả các lợi ích dịch vụ HST, giá trị của nó mà hộ sử dụng được, và nguồn lực sinh kế. Phương pháp chọn hộ sẽ được thực hiện theo cách ngẫu nhân phân tầng dựa vào hoạt động sinh kế chính của ba loại hộ ở các xã nghiên cứu. Tổng cộng số hộ được phỏng vấn ở bốn xã nghiên cứu là 223 hộ. Thông tin thu thập gồm bốn nhóm chính: (1) đặc điểm của hộ gồm loại hộ, dân tộc, nhân lực (lao động, trình độ, nghề nghiệp), tham gia xã hội, đất đai, phương tiện sinh kế, vốn tài chính; (2) kết quả sinh kế gia đình gồm có nguồn thu, thu nhập ròng của từng hoạt động sinh kế, tình trạng giàu – nghèo và sự thay đổi kết quả sinh kế trong một năm; (3) lợi ích từ canh tác nông lâm nghiệp chủ yếu là thông tin về chi phí, doanh thu và lợi nhuận từng hệ thống canh tác nông nghiệp của hộ trong một năm; (4) lợi ích khác có liên quan dịch vụ HST như hoạt động kinh doanh buôn bán phục vụ du lịch, lợi ích từ khai thác sản phẩm tự nhiên, và những khó khăn tác động làm giảm hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác, giảm hiệu quả kinh doanh và dịch vụ có liên quan và phản ứng của hộ. 10
  14. 3.4 Phương pháp phân tích số liệu Các số liệu định lượng, tương ứng với từng nội dung, nghiên cứu sử dụng phân tích hạch toán hiệu quả tài chính để tính toán giá trị dịch vụ HST rừng, các nội dung còn lại sử dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích mối liên hệ và sự tương quan giữa các biến trong nghiên cứu. 3.4.1 Phương pháp tính toán giá trị dịch vụ HST rừng Giá trị từ canh tác nông nghiệp như canh tác cây ăn trái, lúa, và rau màu được, là lợi nhuận kinh tế hộ thu được từ hệ thống canh tác nông nghiệp được tính trên đơn vị diện tích đất canh tác. Giá trị đó là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu từ bán sản phẩm và tổng chi phí đầu tư cho sản phẩm đó. Các chỉ tiêu liên quan được sử dụng là tổng chi phí, tổng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn. Lợi nhuận (P) là lợi ích kinh tế mà dịch vụ HST đem lại cho sinh kế hộ. Là số mà nông dân thu được khi doanh thu vượt chi phí. Lợi nhuận được tính toán dựa vào công thức sau: P = TR – TC (Đinh Phi Hổ, 2003). Trong đó, tổng doanh thu/thu nhập (TR) là toàn bộ số thu được trong quá trình sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ hàng hoá, được tính theo công thức: TR = sản lượng * giá bán (Đinh Phi Hổ, 2003). Tổng chi phí (TC) bao gồm chi phí cố định đầu tư trong năm khảo sát và chi phí biến đổi được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, khấu hao trung bình của một năm (Phạm Thị Mỹ Dung, 1996). Hiệu quả đồng vốn hay tỷ suất lợi nhuận được xác định trong canh tác nông nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận (BCR - Benefit Cost Ratio) nhằm đánh giá hiệu quả về lợi nhuận của chi phí đầu tư trong sản xuất nông nghiệp. Tỷ số này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng. Nó được xác định bởi phần trăm của lợi nhuận so với chi phí sản xuất, dựa vào công thức sau: BCR (%) = P/TC x 100. 3.4.2 Phân tích thống kê 3.4.2.1 Phân tích bảng chéo kiểm định sự khác biệt Phân tích phân tích bảng chéo (crosstab) được sử dụng để xác định sự tồn tại mối liên hệ giữa hai biến trong tổng thể dựa vào kiểm định Chi-bình phương ở mức ý nghĩa 5% (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu này, phân tích bảng chéo được sử dụng nhằm để kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ hộ hưởng lợi các loại dịch vụ HST ở các xã nghiên cứu và tỷ lệ hộ thay đổi kết quả sinh kế của ba nhóm hộ. 3.4.2.2 Phân tích phương sai ANOVA Phân tích phương sai (ANOVA) được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các giá trị trung bình các nhóm bằng phép thử Tukey ở mức ý nghĩa 5% (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu, phân tích phương sai được sử dụng để mô tả và so sánh sự khác biệt về giá trị trung bình các nguồn lực sinh kế của ba nhóm hộ. Các biến nguồn lực sinh kế hộ được liệt kê chi tiết trong Bảng 3.1. 11
  15. Bảng 3.1: Diễn giải các biến nguồn lực sinh kế hộ TT Tên biến Đơn vị đo lường Diễn giải Lao động 1 Tổng số người Người/hộ Tổng số người đang sinh sống chung trong hộ 2 LD nam Người/hộ Số lao động tạo thu nhập là nam trong hộ 3 LD nữ Người/hộ Số lao động tạo thu nhập là nữ trong hộ 4 LD sxnn Người/hộ Số lao động tham gia nông nghiệp trong hộ 5 LD dv NN Người/hộ Số lao động tham gia dịch vụ nông nghiệp trong hộ 6 LD phi NN Người/hộ Số lao động tham gia phi nông nghiệp trong hộ Trình độ 1 LD chưa học Người/hộ Số lao động của hộ chưa được đi học 2 LD cấp 1 Người/hộ Số lao động của hộ có trình độ học vấn đến cấp 1 3 LD cấp 2 Người/hộ Số lao động của hộ có trình độ học vấn đến cấp 2 4 LD cấp 3 Người/hộ Số lao động của hộ có trình độ học vấn đến cấp 3 5 LD trung cấp Người/hộ Số lao động của hộ có trình độ trung cấp cao đẳng 6 LD đại học Người/hộ Số lao động của hộ có trình độ đại học trở lên Diện tích đất 1 DT núi Ha/hộ Diện tích đất của hộ ở tiểu HST đồi núi, 2 DT trên Ha/hộ Diện tích đất của hộ ở tiểu HST ruộng trên 3 DT dưới Ha/hộ Diện tích đất của hộ ở tiểu HST ruộng dưới Tham gia XH Người/hộ LD tham gia Số lao động tham gia hoạt động xã hội Thu nhập 1 TN SXNN Triệu đồng/năm/hộ Thu nhập ròng hộ hưởng lợi trực tiếp canh tác NN 2 TN SP rừng Triệu đồng /năm/hộ Thu nhập ròng hộ hưởng lợi sản phẩm rừng 3 TN du lịch Triệu đồng /năm/hộ Thu nhập ròng hộ hưởng lợi ăn uống và đi lại 4 TN làm thuê NN Triệu đồng /năm/hộ Thu nhập ròng hộ hưởng lợi làm thuê nông nghiệp 5 TN khác Triệu đồng /năm/hộ Thu nhập trong của hộ hưởng lợi từ nguồn khác 3.4.2.3 Phân tích tương quan chính tắc (canonical correlation analysis) Để thấy được mối quan hệ giữa dịch vụ HST rừng và sinh kế, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tương quan chính tắc. Đây là phương pháp tìm ra mối quan hệ giữa hai tập biến, tập biến Y và tập biến X. Kết quả phân tích sẽ cho thấy được mối quan hệ chặt hay không chặt giữa hai nhóm biến Y và biến X nhờ vào hệ số tương quan (Thorndike, 2000). Bên cạnh đó, còn thấy được mối quan hệ giữa các biến trong từng nhóm biến và giữa các nhóm biến khác nhau dựa vào hệ số tương quan cùng chiều hay ngược chiều (Malacarne, 2014). Trên cơ sở đó, nghiên cứu xác định hai tập biến bao gồm tập các biến thu nhập của hộ là nhóm biến Y và tập các biến thuộc tính sinh kế là nhóm biến X. Ý nghĩa các biến trong mô hình được trình bày chi tiết trong Bảng 3.2. 12
  16. Bảng 3.2: Diễn giải các nhóm biến Y và nhóm biến X trong phân tích TT Tên biến Đơn vị đo lường Diễn giải Nhóm biến Y 1 TN SXNN và SP Triệu đồng/năm/hộ Thu nhập ròng trong năm của hộ canh tác nông rừng nghiệp và khai thác sản phẩm rừng 2 TN làm thuê NN Triệu đồng/ năm/hộ Thu nhập ròng từ việc làm thuê nông nghiệp 3 TN du lịch và phi Triệu đồng/ năm/hộ Thu nhập ròng trong năm của từ du lịch và các hoạt NN trong huyện động phi NN khác trong huyện 4 TN phi NN khác Triệu đồng/ năm/hộ Thu nhập ròng trong năm của hộ hưởng lợi từ phi huyện nông nghiệp khác huyện Nhóm biến X 1 LD SXNN Người/hộ Số lao động làm canh tác nông nghiệp 2 LD DVNN Người/hộ Số lao động làm dịch vụ nông nghiệp 3 LD phi NN Người/hộ Số lao động hưởng lợi từ nguồn thu nhập khác 4 Tổng LD Người/hộ Tổng số lao động tạo thu nhập của hộ 5 LD chưa học Người/hộ Số lao động của hộ chưa được đi học 6 LD cấp 1 Người/hộ Số lao động của hộ có trình độ học đến cấp 1 7 LD cấp 2 Người/hộ Số lao động của hộ có trình độ học đến cấp 2 8 LD cấp 3 Người/hộ Số lao động của hộ có trình độ học đến cấp 3 9 LD trung cấp Người/hộ Số lao động của hộ có trình độ trung cấp cao đẳng 10 LD đại học Người/hộ Số lao động của hộ có trình độ học đại học trở lên 11 DT núi Ha/hộ Diện tích đất của hộ ở đồi núi 12 DT trên Ha/hộ Diện tích đất của hộ ở ruộng trên 13 DT dưới Ha/hộ Diện tích đất của hộ ở ruộng dưới 14 Máy cài/xới Cái/hộ máy cày/máy xới, 15 Xe mô tô Cái/hộ Số lượng xe mô tô của hộ 16 Máy tính mạng Cái/hộ máy vi tính nối mạng internet 17 Điện thoại Cái/hộ Điện thoại không nối mạng 18 Điện thoại mạng Cái/hộ Điện thoại có nối mạng 19 Số nguồn TN NN Nguồn/hộ Số nguồn thu nhập từ dịch vụ hưởng lợi trực tiếp 20 Số nguồn TN dvNNNguồn/hộ Số nguồn thu nhập từ dịch vụ hưởng lợi gián tiếp 21 Số nguồn phi NN Nguồn/hộ Số nguồn thu nhập từ nguồn khác 22 Vay SXNN %/hộ Tỷ lệ tiền vay cho sản xuất nông nghiệp năm 2018 23 Vay KD %/hộ Tỷ lệ tiền vay cho dịch vụ hoặc kinh doanh 2018 24 Vay con học %/hộ Tỷ lệ tiền vay cho học hành 2018 25 Vay khác %/hộ Tỷ lệ tiền vay cho mục đích khác 26 Tham gia XH Người/hộ Số thành viên trong hộ tham gia vào tổ chức xã hội Phương pháp chọn biến số độc lập hoặc biến phụ thuộc của phân tích tương quan chính tắc cũng dựa trên khảo sát mối quan hệ tương quan giữa các biến số tương ứng, phương pháp phân tích từng bước và kết quả hệ số xác định ý nghĩa của mô hình (giá trị P). 13
  17. Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Dịch vụ hệ sinh thái và giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng 4.1.1 Sự thay đổi và hình thành dịch vụ hệ sinh thái rừng Dịch vụ HST được hình thành khi người dân định cư, khai thác và hưởng lợi dịch vụ HST. Hệ sinh thái rừng tự nhiên thay đổi từ rừng tự nhiên sang rừng trồng, chuyển từ rừng trồng sang cây ăn trái, và khi cây khép tán, dịch vụ HST chuyển sang thâm canh nông nghiệp. Có nhiều yếu tố chi phối tác động làm suy giảm dịch vụ HST rừng (Bảng 4.1). Bảng 4.1: Sự thay đổi và suy giảm dịch vụ hệ sinh thái rừng Thời Tình trạng và sự thay đổi Yếu tố chi phối Lợi ích từ HST rừng và phản ứng hộ gian dịch vụ HST 1992 -Trồng rừng và cây ăn trái, Sự ra đời Quyết định Trồng rừng và cây ăn trái, chủ yếu là 1996 chủ yếu keo – sao –xoài 327-CT mô hình keo – sao – xoài Vẫn còn trồng rau màu Dịch rầy nâu Trồng rau màu, thâm canh lúa 02 vụ 1997 -Trồng rừng và cây ăn trái, Thực hiện Quyết Diện tích rừng trồng và cây ăn trái 1999 chủ yếu là mô hình keo – định 661/QĐ-TTg bắt đầu tăng sao –xoài trồng mới 05 triệu ha Trồng rau màu, thâm canh lúa hai vụ rừng Trồng màu giảm 2000 -Trồng thêm cây ăn trái Nhiều loài cây ăn Chặt rừng, cây ăn trái hiệu quả thấp 2009 khác xen với cây rừng trái có giá trị thấp để trồng cây ăn trái có giá trị cao hơn Trồng cây màu ít Bao đê lúa ba vụ Bỏ trống, di cư khác huyện khác tỉnh 2010 -Rừng và cây ăn trái đã Trái cây giá trị cao Thâm canh cây ăn trái có giá trị cao Nắng nóng kéo dài, như xoài hai hoặc ba vụ một năm nay phát triển, khép tán Ruộng dưới trồng màu vụ thiếu nước tưới Thâm canh lúa hai hoặc ba vụ Khí hậu mát mẻ Nhu cầu du lịch tăng Du lịch núi Cấm phát triển 4.1.2 Dịch vụ hệ sinh thái rừng cư dân hưởng lợi Dịch vụ HST rừng đem lại lợi ích cho cư dân được xác định dựa vào đặc điểm nguồn tài nguyên và canh tác nông nghiệp. Nguồn tài nguyên rừng và các canh tác nông nghiệp rất đa dạng và phân bố không đều nên HST rừng được phân chia thành ba tiểu HST khác nhau để so sánh. Sự phân chia này dựa vào các chỉ tiêu như địa hình, nguồn nước, đất đai, tài nguyên rừng, cây trồng và vật nuôi, được mô tả chi tiết ở Hình 4.1. Trên cơ sở tham vấn chính quyền địa phương về đối tượng hưởng lợi dịch vụ HST rừng, nghiên cứu đã tổng hợp được các loại dịch vụ HST rừng mà hộ hưởng lợi ở các tiểu HST khác nhau, kết quả được trình bày trong Bảng 4.2. 14
  18. Đồi núi Ruộng trên Ruộng dưới Địa hình - Cao độ 400 m trở lên, dốc dưới 250 Cao độ 08 -30 m Cao độ 04 – 08 m - Cao độ từ 30 m – 400 m, độ dốc cao trên 250 Nước - Suối nhỏ, tháng 12 - 05 không có nước - Nước suối - Kênh cấp nước Đất đai - Đất pha cát, đất cát, nhiều đá - Cát pha thịt - Sét pha thịt - Cá nhân sở hữu - Cá nhân sở hữu - Cá nhân sở hữu Cây rừng Sao, dầu, sến, keo, dược liệu, rau và động vật rừng Không có Không có Cây trồng - Cây ăn trái: xoài, chuối, cam, quýt, bưởi, sầu - Rau màu, lúa - Lúa vật nuôi riêng, bơ, dừa và mít. It rau màu: su và đậu rồng - Bò, heo, gà Lợi ích - Sản phẩm tự nhiên: củi, gỗ, nước suối, mật ong, - Sản phẩm: rau - Lúa rau rừng, dược liệu và động vật rừng. màu, lúa, bò, - Sản phẩm nông nghiệp: cây ăn trái và ít rau màu heo, gà - Phục vụ du lịch ven chân núi Cấm Cơ hội - Phù hợp trồng cây ăn trái có giá trị - Phù hợp canh tác Nhu cầu nông - Trồng rau màu/dược liệu dưới tán rừng hữu cơ (lúa mùa) nghiệp hữu cơ - Nhu cầu du lịch tăng - Nuôi bò Thách thức - Thâm canh xoài - Thiếu nước mùa - Thâm canh lúa - Khai thác quá mức dược liệu tự nhiên khô do hạn - Sử dụng thuốc - Nắng nóng, thiếu nước mùa khô - Rủi ro mất mùa BVTV Hình 4.1: Sơ đồ lát cắt sinh thái vùng núi tỉnh An Giang Bảng 4.2: Dịch vụ hệ sinh thái theo tiểu hệ sinh thái và đối tượng hưởng lợi Tiểu hệ sinh thái* Đối tượng Các loại dịch vụ Cung cấp (1) (2) (3) Hộ Cộng đồng 1. Dịch vụ cung cấp - Sản phẩm nông nghiệp Trái cây x x Rau màu x x Lúa x x x Vật nuôi (bò) x x - Sản phẩm rừng Gỗ x x Củi x x x Nước x x x x Mật ong x x Rau rừng x x x Dược liệu và động vật rừng x x 2. Dịch vụ điều tiết - Điều hòa tiểu khí hậu Mát hơn x x - Hạn chế xói mòn đất Đất được che phủ x x 3. Dịch vụ hỗ trợ - Bảo vệ nguồn gen quý Nơi sống của động thực vật x x 4. Dịch vụ văn hóa - Phát triển du lịch Ngắm cảnh, di tích và chùa x x x * Tiểu hệ sinh thái: (1) = đồi núi; (2) = ruộng trên; và (3) = ruộng dưới Dấu (x) xuất hiện dịch vụ hệ sinh thái tương ứng với từng tiểu hệ sinh thái và từng đối tượng hưởng lợi 15
  19. 4.1.2.1 Giá trị dịch vụ cung cấp canh tác nông nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 43,5% hộ có sinh kế phụ thuộc vào lợi ích từ dịch vụ canh tác nông nghiệp, còn lại hộ có sinh kế phụ thuộc vào các nguồn thu khác. Trong số những cư dân canh tác nông nghiệp, có 50% hộ canh tác lúa thâm canh, 31% hộ trồng cây ăn trái, 15% hộ trồng lúa- màu và 13% hộ trồng màu một vụ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, dịch vụ HST từ canh tác nông nghiệp hộ hưởng lợi ở các tiểu HST và ở các xã nghiên cứu khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (Chi-Square < 0,05) (Bảng 4.3). Bảng 4.3: Tỷ lệ hộ hưởng lợi trực tiếp dịch vụ canh tác nông nghiệp theo tiểu hệ sinh thái ở các xã nghiên cứu Tỷ lệ hộ (%) Lợi ích Núi Tô Lê Trì Lương Phi An Hảo Tổng (n=97) (n=28) (n=38) (n=20) (n=11) Đồi núi 1) Rừng + xoài một vụ 2,1 5,2 1,0 0,0 8,3 2) Rừng + xoài hai vu 0,0 4,1 0,0 0,0 4,1 3) Rừng + cây khác 3,1 11,3 0,0 0,0 14,4 4) Tầm vong 5,2 0,0 0,0 0,0 5,2 Ruộng trên 1) Tầm vong 3,1 0,0 1,0 0,0 4,1 2) Xoài một vụ 2,1 1,0 1,0 0,0 4,1 3) Màu một vụ 3,1 6,2 1,0 3,1 13,4 4) Rau màu hai vụ 0,0 2,1 2,1 1,0 5,2 5) Lúa – màu 0,0 0,0 12,4 0,0 12,4 6) Hai lúa – một màu 2,1 0,0 0,0 0,0 2,1 7) Lúa một vụ 0,0 1,0 0,0 0,0 1,0 8) Lúa hai vụ 10,3 0,0 0,0 10,3 20,6 9) Lúa ba vụ 1,0 0,0 3,1 1,0 5,1 Ruộng dưới 1) Màu hai vụ 1,0 4,1 0,0 0,0 5,1 2) Lúa hai vụ 5,2 12,4 0,0 0,0 17,6 3) Lúa ba vụ 6,2 0,0 0,0 0,0 6,2 Tổng 28,9 39,2 20,6 11,3 100,0 Ghi chú: Giá trị Chi-square
  20. Bảng 4.4: Giá trị dịch vụ canh tác nông nghiệp theo tiểu hệ sinh thái Giá trị (triệu đồng/ha/năm) TT Canh tác Hiệu quả Tổng chi phí Doanh thu Lợi nhuận đồng vốn Đồi núi 1 Rừng + xoài 23,3 54,5c 31,2c 1,8c 2 Rừng + cây có múi 28,3 103,7a 75,4a 3,5a 3 Rừng + cây khác 24,7 82,2b 57,5b 2,6b Ruộng trên Màu một vụ 4 Khoai mì 8,2 60,0 51,8 6,3 5 Khoai từ 48,6 126,4 77,8 1,6 6 Khoai cao 38,0 67,5 29,5 0,8 Lúa – màu 7 Lúa - ớt 112,9 175,1 62,1 0,6 8 Lúa - bắp 51,5 94,2 42,7 0,8 9 Lúa - đậu phộng 77,9 170,5 92,6 1,2 10 Lúa hai vụ Hè thu 24,3 26,7 2,4 0,1 Đông Xuân 23,9 31,5 7,6 0,3 Ruộng dưới 11 Lúa hai vụ Hè thu 23,8 21,8 -1,9 -0,1 Đông Xuân 24,1 28,6 4,5 0,2 12 Lúa ba vụ Hè thu 24,1 25,1 1,1 0,0 Thu Đông 24,2 26,0 1,9 0,1 Đông xuân 24,0 32,1 8,2 0,3 Ghi chú: Trên cùng một hàng, giá trị trung bình theo sau các mẫu tự khác nhau (a, b, c) thì khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% qua phép thử Turkey. Khoai mì có hiệu quả đồng vốn cao nhất nhờ chi phí đầu tư thấp (8 triệu đồng/ha/năm) và đặc biệt là chi phí thuốc BVTV thấp (chỉ 01 triệu đồng/ha/năm), thấp hơn nhiều so với các hệ thống canh tác ở ba tiểu HST. Cụ thể, chi phí phân thuốc BVTV của cây ăn trái, màu một vụ (trừ khoai mì) dao động từ 10 – 15 triệu đồng/ha/năm, chi phí lúa – màu và lúa hai vụ - ba vụ dao động từ 24 – 58 triệu đồng/ha/năm. 4.1.2.2 Giá trị dịch vụ từ khai thác sản phẩm rừng Hệ sinh thái rừng cung cấp cho cư dân nhiều lợi ích từ sản phẩm rừng như: cây rừng, củi, gỗ, nước, mật, rau rừng, dược liệu và động vật rừng. Tuy nhiên, các lợi ích này đã giảm nhiều so với trước đây, hiện nay các lợi ích mà cư dân địa phương hưởng lợi chủ yếu là củi, nước suối và rau rừng, riêng dược liệu tự nhiên, nhóm người hưởng lợi chủ yếu từ nơi khác đến khai thác làm từ thiện. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2