intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng" là đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận tại TP Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ CÔNG CHÁNH NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải 2. PGS.TS. Nguyễn Minh Phương Phản biện 1: ...................................................................................... ...................................................................................... Phản biện 2: ...................................................................................... ...................................................................................... Phản biện 3: ...................................................................................... ...................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện tại Học viện Hành chính Quốc gia Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2021. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Hành chính quốc gia
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thứ nhất, vai trò, tầm quan trọng của người lãnh đạo, quản lý đối với cơ quan, tổ chức khu vực công. Người lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng trong hoạt động công vụ, bảo đảm các quyết sách thực thi mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Thứ hai, người đứng đầu cơ quan chuyên môn (CQCM) thuộc UBND quận ở Việt Nam có vai trò là đại diện cho CQCM về các hoạt động quản lý nhà nước (QLNN), phục vụ dịch vụ công liên quan đến ngành và lĩnh vực ở địa phương. Do vậy, người đứng đầu CQCM phải có năng lực để tham mưu những giải pháp phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương, từ đó tạo nên những chuyển biến tích cực và sâu sắc trên lĩnh vực được giao phụ trách. Thứ ba, việc xây dựng, ứng dụng vị trí việc làm (VTVL), (KNL), tiêu chuẩn chức danh, đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD), thi tuyển chức danh lãnh đạo đối với người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận cũng như việc phát triển năng lực của đội ngũ công chức này trong thời gian qua còn bất cập, hạn chế, chưa có sự đồng bộ giữa các địa phương. Thứ tư, việc xây dựng VTVL, KNL của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng gặp khó khăn nhất định. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, những yêu cầu về CCHC, thí điểm mô hình tổ chức CQĐT đòi hỏi năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng phải được nâng lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thứ năm, đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực, khung năng lực (KNL), tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu
  4. 2 trực tiếp về năng lực, KNL cũng như giải pháp nâng cao năng lực đối với người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xác định rõ khoảng trống trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài. - Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP trực thuộc Trung ương. - Đánh giá thực trạng năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng, phân tích ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để làm cơ sở đề xuất các giải pháp. - Đề xuất một số quan điểm và hệ thống giải pháp nâng cao năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng trong thời gian đến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng thông qua các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Phạm vi không gian: Trên địa bàn 6 quận tại TP Đà Nẵng.
  5. 3 - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2015 - 2020 và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Nghiên cứu sinh căn cứ phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp khảo cứu tài liệu; phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng đang ở mức độ nào so với yêu cầu đặt ra? - Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng? - Cần phải thực hiện những giải pháp nào để nâng cao năng lực người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay? 5.2. Giả thuyết khoa học - Năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng vẫn còn một số hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu đặt ra. - Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng gồm cả các yếu tố thuộc về thể chế, về công tác quản lý, sử dụng; về môi trường làm việc và thuộc về bản thân người đứng đầu. - Để nâng cao năng lực đối với người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay cần thực hiện đồng bộ các giải pháp; từ các giải
  6. 4 pháp về nhận thức, về hoàn thiện thể chế và công tác quản lý, sử dụng người đứng đầu đến các giải pháp về xây dựng môi trường làm việc và phát huy tính tích cực, chủ động của người đứng đầu CQCM trong việc nâng cao năng lực của bản thân. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Về lý luận Xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận ở TP trực thuộc Trung ương. Thể hiện cụ thể ở: - Làm rõ được khái niệm, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn đặc điểm, vai trò và mối quan hệ làm việc của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận; phân biệt sự khác nhau giữa người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận với trưởng phòng thuộc Sở và người đứng đầu CQCM thuộc UBND huyện. - Xây dựng KNL của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận không chỉ xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu mà còn gắn liền với bối cảnh, với yêu cầu đặt ra từ thực tiễn; phù hợp với 04 nhóm người đứng đầu các CQCM khác nhau. - Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực thông qua các yếu tố cấu thành của năng lực và kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu CQCM. - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận. 6.2. Về thực tiễn - Đánh giá được thực trạng năng lực của đội ngũ người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng theo các yếu tố cấu thành năng lực và thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ đồng thời
  7. 5 phân tích thực trạng các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của đội ngũ công chức này. - Luận án đã xây dựng KNL theo 4 nhóm người đứng đầu CQCM ở các khối: nội chính - tổng hợp, kinh tế, QLĐT và VHXH. - Đề xuất tiêu chuẩn chức danh cụ thể của từng nhóm người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng theo các yếu tố cấu thành năng lực. - Đề xuất 04 quan điểm và 06 nhóm giải pháp năng cao năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận của khoa học quản lý công và quản lý nguồn nhân lực. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Là tài liệu tham khảo trong quá trình đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật CBCC; các quy định của Trung ương. - Là tài liệu tham khảo đối với cấp quản lý có thẩm quyền ở TP Đà Nẵng trong việc ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển năng lực đối với người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. - Tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về quản lý công nói chung và quản lý nguồn nhân lực nói riêng. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và các bản phụ lục, nội dung luận án được chia làm 4 chương, 12 mục, 40 tiểu mục.
  8. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về năng lực và khung năng lực Năng lực được mô tả trong các nghiên cứu mang tính tổng thể như kỹ năng, kinh nghiệm, hành vi hoặc đặc điểm. Các công trình nghiên cứu hiện tại định nghĩa năng lực lãnh đạo, bao gồm: Hành vi, kỹ năng, khả năng, trình độ kiến thức, năng lực, thái độ, giá trị và các nguyên tắc. 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Các công trình tiêu biểu: Vergleichende Leistungsmessung in Schulen eineumstrittene Selbstverstondlichkeit, In F. E. Weinert (eds), Denyse Tremblay, F. E. Weinert, Leistungsmessung in Schulen, Weinheim und Basejl: Beltz Verlag (2001); Competency - Based Human Resource Management: Discover a new system for unleashing the productive power of examplary performers xuất bản năm 2004 của David D. Dubois & William J. Rothwell; Richaard Boyatzis có tác phẩm “Competent manager: a model for effective performance” và các công trình nghiên cứu của: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới (OECD), Hiệp hội Quản trị nhân sự Hoa Kỳ. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Về khái niệm năng lực, có nhiều công trình của nhiều học giả đề cập đến như: Cuốn sách “Thuật ngữ hành chính” của Viện Nghiên cứu khoa học hành chính; nhóm chuyên gia tư vấn Dự án TA 8726- VIE; của Lê Quân, Ngô Quý Nhâm; Nguyễn Thị Vân Hương; Nguyễn Thị Ngọc Xuân. Về khái niệm KNL, có nhiều công trình đề
  9. 7 cập đến, trong đó, nổi bật là các công trình của: Cao Xuân Thông, Đỗ Xuân Tuất; Hiệp hội nhân sự và của Lê Quân. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Có các công trình tiêu biểu như: Lodge, M., & Hood, C. (2005). Symposium introduction: competency and higher civil servants (Năng lực và công chức), Mumford và các tác giả (2000), Public Administration; Hood, C., & Lodge, M. (2004). Competency, bureaucracy, and public management reform: A comparative analysis. Governance, (Năng lực công chức và cải cách quản lí công: Phân tích so sánh). 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Có các công trình của Nguyễn Hữu Hải, Nguyễn Thị Vân Hương, Trần Anh Tuấn, Lê Quân, Nguyễn Thị Hồng Hải… 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực và phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý khu vực công 1.1.3.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Tiêu biểu là các công trình: Nghiên cứu của Ingraham và Getha- Taylor trong tác phẩm Leadership in the Public Sector Models and Assumptions for Leadership Development in the Federal Government (2004); tác phẩm “Soziologie der offentlichen Verwaltung” (Xã hội học hành chính công) của Renate Mayntz và tác phẩm “Burgernahe Verwaltung” (Chính quyền thân thiện với công dân) của tác giả Dieter Grunow; Linda A. Hill, Cẩm nang nhà quản lý, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Hữu Hải (2009) Tìm hiểu hành chính công Hoa Kỳ - , và nhiều tác giả khác: Tan Kim Leng, Lim Swee Kim, Jairo Acuna- Alfaro, Pan Suk Kim, Bennis và Nanus,…
  10. 8 1.1.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Có thể kể một số công trình tiêu biểu của Trần Anh Tuấn; Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền; Bùi Thị Ngọc Mai; Nguyễn Duy Thăng; Triệu Văn Cường; Hà Quang Ngọc, Nguyễn Đức Hà, Trịnh Xuân Thắng, Trần Lưu Hải, Nguyễn Đức Hạt, Thân Minh Quế, Đinh Thành, Phạm Văn Chính… 1.1.4. Những công trình nghiên cứu về năng lực, khung năng lực và giải pháp nâng cao năng lực cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Một số công trình nghiên cứu của Lê Quân; Học viện Hành chính quốc gia, Đặng Công Ngữ; Võ Công Chánh… 1.2. Nhận xét, đánh giá về các công trình nghiên cứu 1.2.1. Những kết quả các công trình nghiên cứu đã đạt được Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã khái quát những vấn đề chung nhất và làm sáng tỏ trên nhiều phương diện về nội hàm các khái niệm của năng lực, KNL; năng lực lãnh đạo, quản lý; xây dựng và phát triển năng lực lãnh đạo quản lý khu vực công nói chung; bước đầu làm rõ các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực, quan điểm trong phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý cụ thể của đội ngũ CBCC lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN. Thứ hai, thông qua các công trình nghiên cứu trên, NCS có thể kế thừa ở mức độ nhất định việc phân tích thực trạng, cụ thể căn cứ một số công trình nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng lực, các chuẩn năng lực của đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan HCNN và phương pháp đánh giá năng lực để từ đó phân tích chuẩn năng lực và mức độ đáp ứng chuẩn năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. 1.2.2. Những vấn đề chưa được làm rõ hoặc chưa đề cập đến
  11. 9 Chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về khái niệm, vị trí, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của CQCM; khái niệm, đặc điểm, vai trò của người đứng đầu CQCM; năng lực, hệ thống KNL, tiêu chuẩn chức danh, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực, các năng lực cần thiết, các tiêu chí đánh giá năng lực và hệ thống giải pháp nâng cao đối với người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng. Những vấn đề trên là một khoảng trống lớn trong các công trình nghiên cứu của Việt Nam cũng như thế giới. 1.2.3. Những vấn đề luận án tập trung làm rõ Một là, nghiên cứu làm rõ lý luận về năng lực, KNL; khái niệm CQCM, người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận; những vấn đề chung về năng lực của đội ngũ công chức này. Hai là, xây dựng các cấp độ của năng lực và thang đo năng lực làm cơ sở cho việc khảo sát, phân tích thực trạng năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng, phân tích nguyên nhân những hạn chế về năng lực của đội ngũ công chức này. Ba là, đề xuất một số quan điểm và các giải pháp có tính khả thi, phù hợp để nâng cao năng lực người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận tại TP Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tiểu kết chương 1 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2.1. Khái quát chung về cơ quan chuyên môn và người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 2.1.1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 2.1.1.1. Khái niệm
  12. 10 CQCM thuộc UBND quận là cơ quan tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng QLNN về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên. 2.1.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Quy định tại Luật Tổ chức CQĐP, Nghị định số 37/2014/NĐ- CP, Nghị định số 108/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định tổ chức các CQCM thuộc UBND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh. 2.1.2. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 2.1.2.1. Khái niệm Người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận: Là người có thẩm quyền cao nhất trong một CQCM thuộc UBND quận, đồng thời là người phải chịu trách nhiệm cao nhất đối với UBND quận, Chủ tịch UBND quận, CQCM ngành dọc thuộc UBND TP và Nhân dân về lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhận. 2.1.2.2. Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 2.1.2.3. Vai trò của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 2.1.2.4. Đặc điểm người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận và đặc điểm hoạt động công vụ người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận (a) Đặc điểm người đứng đầu CQCM; (b) Đặc điểm hoạt động công vụ của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận. 2.1.2.5. Mối quan hệ làm việc của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận
  13. 11 (a) Đối với UBND TP Đà Nẵng; (b) Đối với CQCM thuộc UBND thành phố; (c) Đối với chính quyền quận; (d) Đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở quận; (đ) Đối với UBND phường. 2.2. Những vấn đề chung về năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 2.1.1. Khái niệm Năng lực của người đứng đầu CQCM thuộc UBND quận được hiểu là tổng hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như việc vận dụng những năng lực đó vào quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ do người đứng đầu CQCM đảm nhận, phụ trách trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định. 2.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Thứ nhất, là kiến thức; thứ hai, là kỹ năng; thứ ba, là thái độ. 2.2.3. Cơ sở xác định năng lực và các năng lực cần thiết của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 2.2.3.1. Cơ sở để xác định năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Thứ nhất, căn cứ vào năng lực của người lãnh đạo, quản lý nói chung. Thứ hai, căn cứ vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của người đứng đầu CQCM. Thứ ba, căn cứ vào quy định của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước về tiêu chuẩn chức danh của người đứng đầu CQCM. Thứ tư, căn cứ vào yêu cầu hội nhập quốc tế, công cuộc CCHC, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và thí điểm mô hình tổ chức CQĐT.
  14. 12 2.2.3.2. Những năng lực cần thiết của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận (1) Năng lực tham mưu; (2) Năng lực quản lý, lãnh đạo; (3) Năng lực tổ chức thực hiện; (4) Năng lực phối hợp; (5) Năng lực kiểm tra; (6) Năng lực bổ trợ. 2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 2.3.1. Tiêu chí đánh giá theo các yếu tố cấu thành năng lực 2.3.1.1. Về kiến thức 2.3.1.2. Về kỹ năng 2.3.1.3. Về thái độ 2.3.2. Tiêu chí đánh giá theo kết quả thực hiện nhiệm vụ Thứ nhất, thông qua kết quả về quản lý tổ chức, công chức và quản lý chuyên môn. Thứ hai, thông qua theo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức hằng năm. Thứ ba, thông qua mức độ tín nhiệm của HĐND quận giữa nhiệm kỳ. Thứ tư, thông qua kết quả xếp loại cuối nhiệm kỳ của BTV quận ủy. Thứ năm, thông qua mức độ hài lòng của người dân. 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 2.4.1. Nhóm yếu tố thuộc về thể chế đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 2.4.1.1. Quy định pháp luật về vị trí, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 2.4.1.2. Quy định pháp luật về vị trí việc làm, khung năng lực và tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận
  15. 13 2.4.2. Nhóm yếu tố về quản lý, sử dụng người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 2.4.2.1. Đánh giá; quy hoạch; sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 2.4.2.2. Thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý 2.4.2.3. Chính sách tiền lương, tôn vinh, khen thưởng 2.4.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát 2.4.3. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường làm việc 2.4.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.4.3.2. Đặc thù quản lý nhà nước đối với đô thị 2.4.3.3. Văn hóa công sở 2.4.3.4. Hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 2.4.4. Nhóm yếu tố đối với bản thân người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 2.4.4.1. Về sức khỏe 2.4.4.2. Kinh nghiệm quản lý 2.4.4.3. Tố chất lãnh đạo (tâm-tầm-tài) 2.4.4.4. Khả năng tự học tập rèn luyện 2.4.4.5. Động cơ, động lực, lòng yêu nghề 2.4.4.6. Tư duy đổi mới Tiểu kết Chương 2 Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng đến năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên và kinh tế-xã hội
  16. 14 3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 3.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng 3.2.1. Thực trạng nhóm yếu tố thuộc về thể chế đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 3.2.1.1. Quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 3.2.1.2. Quy định về vị trí việc làm, khung năng lực và tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 3.2.2. Thực trạng nhóm yếu tố thuộc về công tác quản lý, sử dụng người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 3.2.2.1. Công tác đánh giá; sử dụng; quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển; bổ nhiệm, thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý 3.2.2.2. Chính sách tiền lương, tôn vinh, khen thưởng 3.2.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra 3.2.3. Thực trạng nhóm yếu tố thuộc về môi trường làm việc 3.2.3.1. Về điều kiện kinh tế - xã hội 3.2.3.2. Đặc thù quản lý nhà nước đối với đô thị 3.2.3.3. Văn hóa công sở
  17. 15 3.2.3.4. Hội nhập quốc tế, cải cách hành chính và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. 3.2.4. Thực trạng nhóm yếu tố về bản thân người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 3.2.4.1. Về sức khỏe 3.2.4.2. Kinh nghiệm quản lý 3.2.4.3. Tố chất lãnh đạo (tâm-tầm-tài) 3.2.4.4. Khả năng tự học tập rèn luyện 3.2.4.5. Động cơ, động lực, lòng yêu nghề 3.2.4.6. Tư duy đổi mới 3.3. Thực trạng năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2020 3.3.1. Về chuẩn năng lực và mức độ đáp ứng chuẩn năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng 3.3.1.1. Về chuẩn năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng Kết quả khảo sát hơn 95% ý kiến của Chủ tịch UBND quận, người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu CQCM cho rằng cấp độ chuẩn về năng lực của người đứng đầu CQCM là cấp độ 4. 3.3.1.2. Về mức độ đáp ứng chuẩn năng lực trong khung năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng Nội dung đánh giá trên thang 5 cấp độ từ cấp độ 1 đến 5. Thống kê điểm số của phiếu hỏi cho thấy phần lớn cho điểm 3, 4 một số cho điểm 2, điểm 5, không có ai cho điểm 1. NCS căn cứ tỷ lệ phần trăm người cho điểm 2, 3, 4, 5 tính ra trị số trung bình của mỗi năng lực. Trị
  18. 16 số tổng hợp trung bình chung của 3 nhóm đánh giá được tính dựa trên cơ sở gán trọng số cho từng nhóm: Chủ tịch UBND quận đánh giá được gán trọng số 40%, người đứng đầu CQCM tự đánh giá gán trọng số 30%, cấp phó người đứng đầu đánh giá được gán có trọng số 30%. 3.3.1.3. Khoảng cách năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng Trong 128 năng lực cụ thể của 3 nhóm kiến thức, kỹ năng, thái độ của người đứng đầu CQCM có 15 năng lực đạt cấp độ 4, tỷ lệ 11,7%; số năng lực tiệm cận ở cấp độ 3 là 107, tỷ lệ 83,5%; số năng lực dưới 3,5 điểm là 6, tỷ lệ 4,8%. 3.3.2. Năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng theo các yếu tố cấu thành năng lực 3.3.2.1. Về kiến thức Thứ nhất, nhóm kiến thức cơ bản; thứ hai, nhóm kiến thức chuyên ngành; thứ ba, năng lực thuộc nhóm kiến thức tổ chức thực hiện công việc chuyên ngành; thứ tư, nhóm kiến thức thực tiễn. 3.3.2.2. Về kỹ năng 3.3.2.3. Về thái độ 3.3.3. Năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ 3.3.3.1. Đánh giá theo kết quả phân loại công chức hằng năm 3.3.3.2. Đánh giá theo mức độ tín nhiệm của Hội đồng nhân dân quận giữa nhiệm kỳ 3.3.3.3. Đánh giá theo kết quả xếp loại cuối nhiệm kỳ của Ban Thường vụ quận ủy 3.3.3.4. Đánh giá về quản lý tổ chức, công chức, chuyên môn
  19. 17 (a) Về quản lý tổ chức; (b) Về quản lý công chức; (c) Về quản lý chuyên môn; (d) Về tác động. 3.3.3.5. Đánh giá theo mức độ hài lòng của người dân 3.4. Đánh giá chung về thực trạng năng lực của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng 3.4.1. Ưu điểm 3.4.1.1. Đối với các tiêu chí cấu thành năng lực a) Về kiến thức: Về kiến thức cơ bản, hầu hết người đứng đầu được ĐTBD theo đúng quy định, có trình độ chuyên môn phù hợp, cơ bản đảm bảo đúng theo khung lý thuyết đã đề xuất trong Chương 2. b) Về kỹ năng: Trong 22 kỹ năng qua khảo sát, giữa 4 nhóm có điểm trung bình đạt từ cấp độ 3, chiếm tỷ lệ 95,5%, c) Về thái độ thực thi công vụ ngày càng nâng lên; chủ động cải tiến phong cách làm việc để phục vụ tốt hơn yêu cầu của Nhân dân. 3.4.1.2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ a) Về quản lý tổ chức; (b) Quản lý công chức; (c) Quản lý chuyên môn; (d) Về tác động. 3.4.1.3. Về nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của người đứng đầu CQCM đã ngày càng hoàn thiện, tác động tích cực đến năng lực. Việc ban hành quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu CQCM từng bước hoàn thiện; việc phê duyệt đề án VTVL và KNL làm căn cứ để quản lý, bổ nhiệm, đánh giá người đứng đầu CQCM; công tác ĐTBD được đổi mới, cử đội ngũ công chức này tham gia các lớp ĐTBD; công tác quản lý, sử dụng ngày càng nền nếp. 3.4.2. Hạn chế
  20. 18 3.4.2.1. Về các tiêu chí cấu thành năng lực a) Về kiến thức: Kiến thức quản lý chuyên ngành và kiến thức thực tiễn chung có lúc chưa đáp ứng và theo kịp với yêu cầu. b) Về kỹ năng: Kỹ năng lãnh đạo, quản lý chưa ngang tầm nhiệm vụ, yêu cầu. Chất lượng công tác tham mưu, phối hợp của một số người đứng đầu thiếu chủ động, hiệu quả chưa cao, kỹ năng bổ trợ còn hạn chế. c) Về thái độ: Tinh thần, thái độ làm việc của một số người đứng đầu CQCM có lúc chưa quyết liệt, thiếu tính sáng tạo. Kỷ cương, kỷ luật hành chính một số đơn vị chưa nghiêm. 3.4.2.2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan chuyên môn (a) Về quản lý tổ chức; (b) Quản lý công chức; (c) Quản lý chuyên môn; (d) Tác động. 3.4.2.3. Về nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận (a) Nhóm yếu tố về thể chế đối với người đứng đầu CQCM; (b) Nhóm yếu tố về công tác quản lý, sử dụng; (c) Nhóm yếu tố thuộc môi trường làm việc; (d) Nhóm yếu tố đối với người đứng đầu CQCM. 3.4.3. Nguyên nhân 3.4.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được Các văn bản quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu CQCM ngày càng hoàn thiện. Triển khai xây dựng VTLV, KNL, tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. KT - XH của Đà Nẵng phát triển năng động, trình độ dân trí cao và thí điểm mô hình tổ chức CQĐT nên yêu cầu người đứng đầu CQCM phải tự rèn luyện trong công tác, thực tiễn, học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Có sự thay đổi tích cực về nhận thức từ lãnh đạo đến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0