Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận án "Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ" là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN NGỌC MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2021
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học thứ nhất: TS. Trần Trọng Đức Người hướng dẫn khoa học thứ hai: PGS, TS. Phan Quang Thịnh Phản biện 1: ......................................................................... ........................................................................... Phản biện 2: ......................................................................... ........................................................................... Phản biện 3: ......................................................................... ........................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ – Phòng họp ........ Nhà........., Học viện Hành chính quốc gia. Số 77 – Đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội. Thời gian: vào hồi ........ giờ....... ngày...... tháng..... năm 2021.
- CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Hoạt động đào tạo chức sắc, chức việc của đạo Cao Đài hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước, Tạp chí An ninh nhân dân số 79, trang 74 – 79, tháng 11/2018, ISSN: 1859 – 4115, Trường Đại học An ninh nhân dân. 2. Nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương công tác đối với Đạo Cao Đài tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, Tạp chí An ninh nhân dân số 86, trang 63 - 66, tháng 6/2019, ISSN: 1859 – 4115, Trường Đại học An ninh nhân dân. 3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài ở tỉnh Tây Ninh, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 290, tháng 3/2020, ISSN: 2354 – 0761, Học viện Hành chính quốc gia. 4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Chính trị, Số 250, tháng 6/2020. ISSN: 1859 – 0187, Học viện Chính trị KV2. 5. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại tỉnh Bình Dương, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 294, tháng 7/2020, ISSN: 2354 – 0761, Học viện Hành chính quốc gia.
- 1 PHẦN MỞ ĐẤU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu sinh chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ” làm luận án tiến sĩ vì những lý do sau: Một là, QLNN về tôn giáo nói chung, đối với hoạt động của đạo Cao Đài nói riêng góp phần đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi để đạo Cao Đài phát triển trong giai đoạn hiện nay. Quản lý xã hội là chức năng cơ bản nhất của nhà nước, trong khi đó tôn giáo lại là một bộ phận cấu thành xã hội. Việc triển khai, thực hiện các chức năng của nhà nước là nhằm hướng tới các mục tiêu mong muốn của nhà nước, đó là những vấn đề nhà nước phải thực hiện trong một thời kỳ, giai đoạn nhất định để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài trước hết phải đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, tín đồ, đảm bảo cho các hoạt động của đạo Cao Đài được diễn ra bình thường theo quy định của pháp luật. Tôn giáo thuộc lĩnh vực tinh thần, là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ cùng tồn tại với sự phát triển của xã hội loài người, Nhà nước ta luôn khẳng định và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, coi đó là quyền cơ bản của công dân. Hai là, khu vực Đông Nam Bộ là cái nôi của đạo Cao Đài cả nước, với số lượng chức sắc, chức việc và tín đồ lớn. Đạo Cao Đài ra đời tại tỉnh Tây Ninh, từ đó phát triển thành nhiều hệ phái khác nhau ở nhiều tỉnh trong cả nước. Số lượng chức sắc, chức việc và tín đồ đạo Cao Đài ở Đông Nam Bộ chiếm hơn 1/5 của cả nước với 11 hệ phái, trong đó Cao Đài Tây Ninh là hệ phái lớn nhất hiện nay (đặc biệt, tỉnh Tây Ninh có gần 1/2 dân số toàn tỉnh theo đạo Cao Đài). Chính vì có số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự đông đảo, nên đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ trở thành một trong những đối tượng quản lý rất đặc biệt. Ba là, hoạt động của đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ diễn ra đa dạng, phong phú và đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫn tồn tại những hoạt động vi phạm pháp luật về tôn giáo. Với tư cách là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tôn giáo tác động mạnh mẽ, vừa tích cực, vừa tiêu cực đến các lĩnh vực
- 2 của đời sống xã hội. Cũng như các tôn giáo khác, đạo Cao Đài có nhiều hoạt động để phát triển tôn giáo như truyền đạo, sinh hoạt tôn giáo theo giáo luật, lễ nghi, các hoạt động quản đạo như công cử, bổ nhiệm chức sắc, xây dựng cơ sở thờ tự... Có những sinh hoạt tôn giáo thu hút hàng vạn lượt người tham gia như Lễ Yến Diêu trì cung, Lễ Thượng Ngươn... Tuy nhiên, trong quá trình giúp đỡ các hệ phái Cao Đài xây dựng lại tổ chức, một trong những vấn đề đặc biệt khó khăn đó là hoạt động của các nhóm ly khai giáo hội, có âm mưu thành lập Hội thánh riêng, ngoài ra còn có việc tổ chức sinh hoạt tôn giáo, xây, sửa cơ sở thờ tự không đăng ký, hoạt động mê tín dị đoan... vi phạm các quy định của pháp luật, thậm chí là hoạt động lợi dụng đạo Cao Đài xâm phạm an ninh, trật tự của các đối tượng chống đối. Bốn là, quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung, quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ nói riêng còn một số hạn chế nhất định. Thực hiện theo tinh thần Thông báo số 34/TB-TW ngày 14/11/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 25- NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, quản lý nhà nước đối đạo Cao Đài đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực Đông Nam Bộ, quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài có những bất cập, hạn chế cần được khắc phục. Theo Thông báo số 41/TB-TGCP về kết luận Hội nghị tổng kết 15 năm công tác quản lý nhà nước đối với đạo Cao Đài, quản lý nhà nước đối với đạo Cao Đài có một số hạn chế như: việc xây dựng lại tổ chức giáo hội thời gian đầu nặng về hành chính, làm cho chức sắc, tín đồ không thõa mãn; sau khi công nhận về tổ chức giáo hội, các cấp chính quyền chưa chủ động hướng dẫn, giúp đỡ các Hội thánh hoạt động theo hiến chương, đường hướng hành đạo dẫn đến một số Hội thánh lúng túng trong điều hành đạo sự; Việc phối hợp và phân cấp quản lý nhà nước chưa thống nhất, cụ thể nên còn lúng túng, đôi lúc còn chồng chéo, hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng; Việc kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo còn gặp một số khó khăn trong tình hình hiện nay... tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết,
- 3 hoạt động của các đối tượng ly khai, chống đối ở các hệ phái Cao Đài đang tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có giải pháp lâu dài. Năm là, về phương diện lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cần được bổ sung, hoàn thiện; đề tài nghiên cứu về “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ” đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu. Cùng với yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói riêng đặt ra nhiều vấn đề về hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động tôn giáo, về trình tự, thủ tục hành chính trong trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo và bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo. Đồng thời, cần làm rõ nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo hiện nay cụ thể là gì (Cơ quan nào quản lý? Quản lý những gì? Làm gì để quản lý?) trong bối cảnh hoạt động tôn giáo diễn ra rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đạo Cao Đài, về QLNN đối với các hoạt động tôn giáo nói chung và đối với hoạt động của đạo Cao Đài nói riêng, từ đó chỉ ra những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. - Làm rõ những cơ sở khoa học của QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và đối với hoạt động của đạo Cao Đài nói riêng. - Nghiên cứu, làm rõ lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của đạo Cao Đài; Làm rõ, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ trong thời gian qua. - Dự báo xu hướng hoạt động của đạo Cao Đài, hệ thống hóa các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tôn giáo, phương hướng hoàn thiện QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài
- 4 ở Đông Nam Bộ trong thời gian tới từ đó đưa ra và luận giải những giải pháp một cách khoa học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận án nghiên cứu QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Đông Nam Bộ tiến hành theo quy định của pháp luật. - Về không gian: Tại 06 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực Đông Nam Bộ là tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. - Về thời gian: Từ năm 2004 (từ khi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời) đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận đã nêu, đề tài được nghiên cứu bởi các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp thống kê, so sánh; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp thu thập thông tin; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp điều tra xã hội học. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Tại sao phải nghiên cứu đề tài QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ? Cơ sở khoa học để tiến hành quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài là gì? - Tình hình hoạt động của đạo Cao Đài thời gian qua có ảnh hưởng gì đến quản lý nhà nước? Cơ quan chức năng đã thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài như thế nào? - Cần phải làm gì để hoàn thiện QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ trong thời gian tới?
- 5 5.2. Giả thuyết khoa học - Đạo Cao Đài là một tôn giáo lớn ở khu vực Đông Nam Bộ với những đặc điểm riêng. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài hiện nay là hoàn toàn cần thiết và phải dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn chặt chẽ. - Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại Đông Nam Bộ hiện nay đáp ứng được nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, tín đồ, hoạt động tôn giáo dần đi vào nền nếp và theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài ở Đông Nam Bộ còn nhiều bất cập, hạn chế, do đó cần phải đưa ra giải pháp, khuyến nghị cho các cơ quan chức năng để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài ở Đông Nam Bộ trong thời gian tới. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Đóng góp mới về lý luận: + Luận án tổng quan có hệ thống và phân tích sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài như khái niệm, chủ thể, phương pháp, nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài. + Luận án làm rõ nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài; Chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài; Nghiên cứu kinh nghiệm công tác tôn giáo của một số quốc gia trên thế giới và khu vực ở nước ta từ đó rút ra giá trị tham khảo cho Việt Nam và khu vực Đông Nam Bộ. - Đóng góp mới về thực tiễn: + Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần thay đổi nhận thức và hành động, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức trong quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung, đối với hoạt động của đạo Cao Đài nói riêng. + Những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài ở Đông Nam Bộ được đề xuất trong luận án là những chỉ dẫn nghiệp vụ giúp các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc quản lý, tạo điều kiện để đạo Cao Đài tiếp tục phát triển, hoạt động theo đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- 6 + Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh lục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu (28 trang) Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài (45 trang) Chương 3: Thực trạng hoạt động của đạo Cao Đài và quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ (41 trang) Chương 4: Phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ (41 trang). Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đạo Cao Đài - Các công trình nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của đạo Cao Đài Sách Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920 - 1926 (Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1996) của tác giả Lê Anh; Sách Historire du Caodaime (Lịch sử đạo Cao Đài) của Gabriel Gobron; Đại đạo căn nguyên của Nguyễn Trung Hậu; Sách Đại đạo sử cương của Trần Văn Rạng; Đề tài Peasant Politics and Religious Sectarianism: Peasant and Priest in the Caodai in Vietnam (Chính trị nông dân và giáo phái: Nông dân và chức sắc trong đạo Cao Đài ở Việt Nam) của tác giả Werner Jayne Suasan; Sách Lịch sử đạo Cao Đài, quyển 1, 2 của Cơ quan Phổ thông giáo lý Đại Đạo; Sách Đạo Cao Đài hai khía cạnh: lịch sử và tôn giáo của Nguyễn Thanh Xuân; Công trình Hồ sơ về Lục châu học của Nguyễn Văn Trung; Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lãnh đạo đồng bào theo đạo Cao Đài tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), Luận án tiến sĩ lịch sử của Võ Thị Hoa.
- 7 - Các công trình nghiên cứu về phương diện chính trị, xã hội, văn hóa và hoạt động của đạo Cao Đài Sách Phương châm hành đạo của Lê Văn Trung; Công trình nghiên cứu của Victor. Oliver có nhan đề Caodai spiritism – a study of religion in Vietnamese society (Thông linh học Cao Đài – một nghiên cứu tôn giáo trong xã hội Việt Nam); Sách Đại đạo giáo lý (1970) của Trương Văn Tràng; Sách Đời sống của người tín đồ Cao Đài của Nguyễn Long Thành; Công trình: Bước đầu học đạo (dành cho tân tín đồ Cao Đài) của Nguyễn Văn Hồng; Công trình nghiên cứu Người Nam bộ và tôn giáo bản địa của Phạm Bích Hợp; Sách Tìm hiểu tôn giáo Cao Đài của Cơ quan Phổ thông Giáo lý đại đạo; Luận án tiến sĩ Đạo Cao Đài ở Nam Bộ: tổ chức đời sống cộng đồng và những đặc trưng văn hóa của Nguyễn Mạnh Tiến; Tập văn bản về tổ chức và đường hướng hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam của Nhà xuất bản Tôn giáo; Bài viết Đặc điểm tổ chức giáo hội, giáo sỹ của đạo Cao Đài đăng trên Tạp chí Công tác tôn giáo số 6 (118) - 2016 của tác giả Đinh Quang Tiến; Bài viết Hoạt động giáo dục của Hội thánh truyền giáo Cao Đài của tác giả Hoàng Minh Thiện đăng trên Tạp chí Công tác tôn giáo số 6 (118) – 2016; Tài liệu sưu tầm Giáo dục văn hóa đạo Cao Đài của Tòa thánh Tây Ninh (2015); Năm 2013, Hội thánh truyền giáo Cao Đài tại Đà Nẵng công bố Đề án thành lập Trường Hành chánh Cao Đài của Hội thánh truyền giáo Cao Đài; Tháng 8 năm 2018, Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên tại Bến Tre đã công bố Đề án thành lập Học viện Cao Đài. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về tôn giáo Sách Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay (2001) của tác giả Nguyễn Hữu Khiển chủ biên; Luận án tiến sĩ luật học Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay của tác giả Trần Minh Thư (năm 2004); Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề Vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo ở cơ sở của Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương; Năm 2005, Nhà xuất bản Tôn giáo xuất bản sách Quản lý hoạt động tôn giáo – Cơ sở lý luận và thực tiễn do tác giả Bùi Đức Luận chủ biên; Sách Vấn đề tôn giáo trong cách mạng
- 8 Việt Nam – Lý luận và thực tiễn của Đỗ Quang Hưng (2007); Giáo trình Quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc (Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2009) của Học viện Hành chính quốc gia; Sách Hỏi & đáp quản lý hành chính nhà nước (Phần III: Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực) của Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính Hà Nội xuất bản năm 2012 (Trần Thị Cúc và Lương Minh Việt đồng chủ biên); Luận án tiến sĩ Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay của tác giả Bùi Hữu Dược; Tìm hiểu Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, sách chuyên khảo của Tiến sĩ Nguyễn Tất Đạt chủ biên; Luận án quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của Trần Văn Tình; Bài viết Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay của tác giả Hà Quang Trường đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số tháng 12/2015. 1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần giải quyết 1.2.1. Những mặt thành công và hạn chế của các công trình nghiên cứu liên quan đến QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài - Về những mặt thành công Các công trình nghiên cứu tập trung nhiều vào lịch sử hình thành và phát triển của đạo cũng như các khía cạnh về văn hóa của đạo, giáo lý, lễ nghi, ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống tinh thần của chức sắc, tín đồ; đưa ra được một số quan điểm, khái niệm, nội dung QLNN đối với hoạt động của tôn giáo; đưa ra được một số phương hướng, giải pháp, kiến nghị liên quan đến QLNN đối với hoạt động của tôn giáo, trong đó có hoạt động của đạo Cao Đài. - Về những mặt hạn chế: Những công trình nghiên cứu trên đây có một số khía cạnh liên quan đến QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài và đạt được những thành công như đã trình bày. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công mà tác giả đã nêu, các công trình này còn những vấn đề chưa làm rõ, chưa đề cập đến. 1.2.2. Những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết - Về lý luận: Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận QLNN đối với hoạt động của tôn giáo, trong đó có đạo
- 9 Cao Đài. Trong đó, tập trung làm rõ những vấn đề như khái niệm, đặc điểm, nội dung QLNN đối với hoạt động của tôn giáo. Đồng thời, luận án cũng sẽ làm rõ những phương pháp, hình thức QLNN đối với hoạt động của tôn giáo. Qua đó, tiếp tục xây dựng và góp phần hoàn thiện lý thuyết về QLNN đối với hoạt động của tôn giáo nói chung, đối với đạo Cao Đài nói riêng. - Về thực tiễn: Luận án sẽ tập trung nghiên cứu tình hình thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ; quá trình hình thành, phát triển, những vấn đề về cơ cấu, tổ chức, giáo lý, giáo luật và thực trạng hoạt động của đạo Cao Đài (kể cả lịch sử hình thành và phát triển) tại khu vực Đông Nam Bộ cũng được khảo sát, làm rõ. Từ kết quả nghiên cứu tình hình thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ, luận án đưa ra nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế cũng như nguyên nhân. Qua đó, nghiên cứu sinh sẽ xây dựng và luận giải những phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại các địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ. Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI 2.1. Khái quát về đạo Cao Đài 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ - Giai đoạn 1926 - 1934: Đây là giai đoạn khởi nguyên lập đạo và bước đầu phát triển đạo Cao Đài sau thời gian tiềm ẩn tại khu vực Nam Bộ. - Giai đoạn từ 1934 đến 1975: Thời kỳ mà sự phát triển của đạo Cao Đài có nhiều biến động phức tạp theo dòng chảy của lịch sử nước ta. - Giai đoạn từ 1975 đến năm 1986: Đây là thời điểm đất nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn bởi sự tác động của các thế lực thù địch cũng như những khó khăn về kinh tế, nhưng phần lớn chức sắc, chức
- 10 việc và tín đồ của các hệ phái Cao Đài có truyền thống yêu nước đã hòa nhập với dân tộc, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Từ 1986 đến nay: Các hệ phái được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân; hoạt động đạo được phục hồi trở lại, từng bước khôi phục nơi thờ tự, xây dựng các họ đạo, tổ chức đại hội nhơn sanh, xây dựng hiến chương và củng cố tổ chức tiếp tục hoạt động theo khuôn khổ quy định của pháp luật. 2.1.2. Hệ thống giáo lý, giáo luật của đạo Cao Đài - Giáo lý: Về cơ bản, giáo lý của các hệ phái Cao Đài có điểm chung là muốn khai phóng đức tin con người vào quy luật tiến hóa của vũ trụ và khả năng tự lực tiến hóa của chính mình. Mặc dù là sự kết hợp giáo lý của các tôn giáo trước đó nhưng giáo lý Cao Đài vẫn có những nét riêng. - Giáo luật: Cao Đài định ra giới luật đối với chức sắc và tín đồ dựa trên giới luật của đạo Phật. - Tổ chức giáo hội và hàng ngũ chức sắc: Giới lập đạo buổi đầu là tiểu tư sản, công chức, địa chủ… có hiểu biết về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản và quân chủ lập hiến thời kỳ đầu thế kỷ XX. Vì vậy giáo hội Cao Đài tổ chức theo mô hình nhà nước quân chủ lập hiến, được khoác thêm tính huyền bí của tôn giáo. Hiện nay đạo Cao Đài được tổ chức thành hai cấp (ở cấp trung ương là Hội thánh, cở cấp cơ sở là Họ đạo) với hàng ngũ chức sắc chia theo nhiều phẩm vị khác nhau. 2.2. Lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài 2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài - Một số khái niệm có liên quan + Tôn giáo và đạo Cao Đài: Thứ nhất, dưới góc độ pháp luật quy định:“Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Thứ hai, dưới góc độ quản lý nhà nước: “Tôn giáo là một tổ chức, đại diện cho một cộng đồng người có chung một đức tin, theo một giáo lý hay một giáo chủ và có một kết cấu tổ chức giáo hội”.
- 11 Về đạo Cao Đài: Đạo Cao Đài (Đại đạo Tam kỳ phổ độ) là một tôn giáo hình thành ở Tây Ninh, Việt Nam, gồm nhiều hệ phái và các tổ chức độc lập được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, thờ Thượng đế, hoạt động theo Hiến chương đã công bố với mô hình gồm hai cấp là Hội thánh (cấp Trung ương) và Họ đạo cơ sở (cấp địa phương). + Hoạt động tôn giáo Theo Khoản 11, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 quy định: “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo”. + Quản lý nhà nước Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp của các cơ quan nhà nước. Quản lý nhà nước là sự quản lý của nhà nước đối với xã hội và công dân và là dạng quản lý xã hội đặc biệt. Đó là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực nhà nước; là tổng thể về thể chế, pháp luật, quy tắc, về tổ chức cán bộ của bộ máy nhà nước; do tất cả các cơ quan nhà nước như: lập pháp, hành pháp và tư pháp tiến hành bằng việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức, điều hành và kiểm tra, kiểm soát… để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đã giao trong quá trình tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân. Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước là sự thực thi quyền hành pháp của nhà nước; là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động của con người để duy trì, phát triển mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, do các cơ quan trong hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở tiến hành. + Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo: Quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh để các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra đúng quy định của pháp luật. - Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài: Từ những khái niệm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước đối với hoạt động cũa đạo Cao Đài là quá trình các cơ quan quản lý nhà nước
- 12 sử dụng những công cụ quản lý và phương thức quản lý của mình để tác động, điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động của đạo Cao Đài (của cá nhân hoặc tổ chức) thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài nhằm hướng tới các mục tiêu, định hướng cụ thể của Nhà nước, mang tính chất tích cực, hướng hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo chứ không phải quản lý để ngăn cấm cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động tôn giáo. Hiểu theo nghĩa hẹp thì đó là việc chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, UBND các cấp), tác động vào các hoạt động của đạo Cao Đài do các cá nhân, tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu mà Nhà nước mong muốn. Trong phạm vi luận án này, khái niệm quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài được tác giả tiếp cận và triển khai theo nghĩa hẹp. 2.2.2. Nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài - Nội dung QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài + Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động của tôn giáo. + Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo từ trung ương đến cơ sở. + Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo. + Quản lý về tổ chức và hoạt động của đạo tôn giáo. + Phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo và chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Cao Đài. + Thanh tra, kiểm tra và giải quyết những khiếu nại, tố cáo, xử lý những vi phạm pháp luật liên quan đến tôn giáo. Đấu tranh phòng, chống các hành vi lợi dụng tôn giáo xâm phạm ANTT. + Quan hệ quốc tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo. - Phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo + Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo bằng pháp luật;
- 13 + Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bằng chính sách; + Quản lý hoạt động tôn giáo bằng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; + Thông qua công tác thuyết phục, vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo; + Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của tôn giáo. 2.2.3. Chủ thể, đối tượng của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo - Chủ thể Luận án tiếp cận khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo theo nghĩa hẹp, nên chủ thể của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Theo phân công của Chính phủ, Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo. Bên cạnh đó, công tác tôn giáo còn có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Ban Dân tộc, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý như Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch… - Đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Đối tượng quản lý nhà nước đó là những tổ chức, cá nhân, các mối quan hệ, các sự việc, hiện tượng chịu tác động, điều chỉnh bởi các hoạt động quản lý từ phía các cơ quan nhà nước. Đối với những hoạt động của tôn giáo, đối tượng chịu sự quản lý nhà nước đó là những quá trình tôn giáo, các hoạt động của những tổ chức, cá nhân tôn giáo. Những quá trình và hoạt động này chịu ảnh hưởng bởi những tác động của chủ thể quản lý nhà nước và những tác động đó có tác dụng định hướng, dẫn dắt hoạt động của các đối tượng quản lý nhà theo đúng các quy định và chính sách, pháp luật về tôn giáo của nhà nước Việt Nam. Theo tác giả, đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo chính là hoạt động của những chức sắc, tín đồ, của các tổ chức, hệ phái tôn giáo. Như đã trình bày ở tiết 2.1.1, những hoạt
- 14 động đó bao gồm truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, quản lý tổ chức của tôn giáo. Trong thực tế, hoạt động của tôn giáo rất đa dạng, nhưng về bản chất vẫn nằm trong 3 nhóm trên. 2.2.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài - Nguyên tắc bình đẳng; - Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; - Đảm bảo quyền tự do tôn giáo của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài. 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả QLNN và theo các tiêu chí khác nhau có thể phân nhóm thành: các yếu tố bên trong và bên ngoài; các yếu tố trực tiếp và gián tiếp; các yếu tố chủ yếu và thứ yếu… Trong điều kiện của Việt Nam, quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài có sự tác động của các yếu tố cụ thể như: yếu tố chính trị; hệ thống thể chế; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức; tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật và khoa học, công nghệ; sự tham gia ủng hộ của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài; quá trình phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; hoạt động lợi dụng đạo Cao Đài xâm phạm ANTT. 2.4. Kinh nghiệm QLNN đối với hoạt động của tôn giáo 2.4.1. Kinh nghiệm QLNN đối với hoạt động của tôn giáo ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam Tác giả khái quát công tác QLNN tôn giáo ở 3 nước là Trung Quốc, Thái Lan và Hoa Kỳ, trong đó Trung Quốc là quốc gia có nhiều tương đồng với Việt Nam về hệ thống chính trị, còn Mỹ lại đi đầu về việc đánh giá tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền của các nước khác trên thế giới. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là vấn đề cơ bản trong hệ thống pháp luật, có quan hệ trực tiếp với mô hình tổ chức nhà nước với các điều kiện văn hóa - xã hội đặc thù ở từng quốc gia. Chính vì thế việc nghiên cứu, tìm hiểu công tác tôn giáo ở các nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là hoàn toàn cần thiết.
- 15 2.4.2. Kinh nghiệm QLNN đối với hoạt động tôn giáo tại một số khu vực ở Việt Nam Qua nghiên cứu công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Một là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tôn giáo; Hai là, chủ động cụ thể hóa quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Ba là, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; Bốn là, quan tâm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở những vùng khó khăn; Năm là, chủ động đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn kịp thời các hoạt động lợi dụng tôn giáo; Sáu là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo. Chương 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ 3.1. Đặc điểm và thực trạng hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ 3.1.1. Đặc điểm của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ - Lịch sử hình thành và phát triển của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ là quá trình chia rẽ, phân hóa về mặt tổ chức rất phức tạp - Đông Nam Bộ là khu vực có nhiều hệ phái Cao Đài nhất cả nước, tuy nhiên sự phân bố của đạo Cao Đài tại các địa phương không đồng đều trong đó Cao Đài Tây Ninh là hệ phái lớn nhất - Sinh hoạt tôn giáo của đạo Cao Đài đa dạng, gắn liền với đời sống, văn hóa của người dân Nam Bộ - Về mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo: Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh, hầu hết chức sắc, tín đồ là người Kinh. 3.1.2. Hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ - Truyền bá tôn giáo: Việc truyền bá hình ảnh của đạo Cao Đài thời qua được tiến hành dựa trên các hình thức như xuất bản kinh sách về đạo Cao Đài,
- 16 các trang web về đạo Cao Đài; thông qua việc đăng ký mới các họ đạo, xây dựng thánh thất, điện thờ. - Sinh hoạt tôn giáo: là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo. - Quản lý tổ chức của tôn giáo + Thành lập, chia tách, sát nhập các tổ chức tôn giáo. Các họ đạo, hệ phái đủ điều kiện để thành lập mới, chia tách, sát nhập sẽ nộp hồ sơ trình cơ quan chức năng giải quyết. Các cơ sở tôn giáo mới được hình thành sẽ được chính quyền công nhận tư cách pháp nhân. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 11 hệ phái Cao Đài, 07 tổ chức Cao Đài độc lập được công nhận tư cách pháp nhân đang hoạt động tại khu vực Đông Nam Bộ. + Đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, chức việc, tín đồ. Hằng năm, các hệ phái Cao Đài tổ chức các khóa bồi dưỡng hạnh đường cho chức sắc, chức việc để đào tạo về giáo lý, giáo luật, nghi thức thực hành đàn lễ cũng như kiến thức về pháp luật tôn giáo. + Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc. Hiện đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ có 3.774 chức sắc và 10.922 chức việc được bổ nhiệm sau những đợt cầu phong, cầu thăng của 05 nhiệm kỳ Đại hội, trong đó hệ phái Cao Đài Tây Ninh chiếm số lượng nhiều nhất. + Hoạt động xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự: Hoạt động xây dựng mới cơ sở thờ tự và tu sửa các công trình hiện đã xuống cấp là nhu cầu thực tế của nhiều hệ phái Cao Đài. + Hoạt động quan hệ quốc tế Sau năm 1975, một bộ phận chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ xuất cảnh ra nước ngoài theo diện HO, ODP... và hình thành một cộng đồng đạo Cao Đài ở Mỹ, Pháp, Canada, Australia, hiện nay ước tính khoảng 30.000 người. 3.2. Thực trạng QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài tại khu vực Đông Nam Bộ. 3.2.1. Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chuyên trách QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài - Về tổ chức bộ máy (1) Tổ chức cơ quan quản lý ở Trung ương: Chính phủ thống nhất QLNN về tôn giáo trong phạm vi cả nước. Bộ Nội vụ là cơ quan của
- 17 Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về các ngành, lĩnh vực, trong đó có QLNN về tôn giáo.(2) Tổ chức cơ quan quản lý ở địa phương: Ủy ban nhân dân các tỉnh QLNN về tôn giáo trong phạm vi địa phương mình, trong đó Ban Tôn giáo các tỉnh là tổ chức trực thuộc Sở Nội vụ, giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực tôn giáo. (3) Tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo ở cấp huyện: Ở cấp huyện, bộ máy QLNN về tôn giáo không có cơ quan độc lập riêng mà sát nhập với Phòng Nội vụ, thực hiện theo tinh thần Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 và Thông tư 15/2014/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. (4) Tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo cấp xã: có 01 Phó chủ tịch xã sẽ phụ trách về công tác tôn giáo, và 01 cán bộ văn hóa - xã hội kiêm nhiệm công tác tôn giáo. - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chuyên trách QLNN Trong những năm qua, các tỉnh, thành phố đã tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tôn giáo. Do vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo ở cấp tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác tôn giáo trong tình hình mới. 3.2.2. Tiến hành các hoạt động QLNN đối với hoạt động của đạo Cao Đài 3.2.2.1. Tham gia xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo Để hiện thực hóa những chỉ đạo của Trung ương liên quan đến vấn đề tôn giáo, Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ các cấp, lực lượng Công an nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tham mưu, đóng góp ý kiến cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố kịp thời xây dựng và thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ quản lý tôn giáo, có thể ví dụ như: Quy chế phối hợp trong công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước (ban hành kèm theo Quyết định số 65/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước); Quy chế phối hợp trong công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Ban hành kèm theo Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); Quyết định 139/QĐ-UBND năm 2018 công bố Bộ thủ tục hành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 208 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn