BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
VŨ THẾ DUY<br />
<br />
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC<br />
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH<br />
Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý công<br />
Mã số: 9 34 82 01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br />
<br />
HÀ NỘI, 10/2018<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC<br />
GIA<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Hoàng Văn Chức<br />
Người hướng dẫn 2: PGS.TS. Hoàng Minh Đô<br />
<br />
Phản biện 1: …………………………………………………..…...<br />
Phản biện 2: ………………………………………………………<br />
Phản biện 3: ………………………………………………………<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện<br />
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà ……,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia.<br />
Số 77 Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội<br />
Thời gian: Vào hồi ……… giờ ….. ngày … tháng …. Năm ………<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
hoặc thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của luận án<br />
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và điều hành<br />
của các cơ quan Nhà nước, tình hình, diễn biến hoạt động của đạo Tin lành đã<br />
có những chuyển biến tích cực, đảm bảo quyền theo hoặc không theo một tôn<br />
giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (TNTG) của nhân dân. Đặc biệt, từ khi<br />
có Chỉ thị 01/2005/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối<br />
với đạo Tin lành, các tổ chức hệ phái và Tín hữu Tin lành thực sự phấn khởi,<br />
tin tưởng vào chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.<br />
Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý nhà nước (QLNN) đối với hoạt<br />
động của đạo Tin lành ở Việt Nam còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhất định<br />
đang đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm giải quyết như:<br />
Hệ thống chính sách, pháp luật về tôn giáo và đạo Tin lành còn chưa đồng<br />
bộ và hoàn thiện; nhận thức về đạo Tin lành và QLNN đối với hoạt động của<br />
đạo Tin lành còn có những hạn chế; đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách về<br />
tôn giáo mỏng, hầu hết không được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ<br />
QLNN về tôn giáo nên còn lúng túng trước những vấn đề phát sinh. Ở một số<br />
địa phương có biểu hiện buông lỏng quản lý đạo Tin lành sau cấp giấy chứng<br />
nhận đăng ký điểm nhóm sinh hoạt đạo; chưa thực hiện tốt việc đăng ký sinh<br />
hoạt đạo theo điểm, nhóm cho các hệ phái Tin lành.<br />
Xuất phát từ tình hình thực tiễn QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành<br />
ở nước ta hiện nay, tác giả chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động<br />
của đạo Tin Lành ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ Quản lý công. Đề tài có ý<br />
nghĩa không những về lý luận mà còn có ý nghĩa rất to lớn về mặt thực tiễn<br />
trong QLNN về hoạt động tôn giáo ở nước ta nói chung và đạo Tin lành nói<br />
riêng.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Luận án có mục đích nghiên cứu, làm rõ cơ sở khoa học QLNN đối với<br />
hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp<br />
nhằm tiếp tục hoàn thiệnQLNN đối với hoạt động của đạo Tin Lành trong giai<br />
đoạn kế tiếp.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án có những nhiệm vụ sau:<br />
- Nghiên cứu tổng quan những công trình nghiên cứu về đạo Tin lành và<br />
QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành trong và ngoài nước.<br />
- Nghiên cứu cơ sở khoa họcQLNNđối với đạo Tin Lành ở Việt Nam.<br />
- Điều tra, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của đạo Tin lành và<br />
QLNN đối với hoạt động của đạo Tin Lành ở Việt Nam hiện nay.<br />
- Nghiên cứu những quan điểm, chủ trương của Đảng; định hướng và chính<br />
sách của của Nhà nước về tôn giáo và đạo Tin lành. Qua đó, đề xuất các giải<br />
pháp nhằm nâng tiếp tục hoàn thiệnQLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành<br />
ở Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
1<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biện pháp QLNN đối với hoạt<br />
động của đạo Tin lành ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
- Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu QLNN đối với hoạt động của<br />
đạo Tin lành ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.<br />
- Về không gian:luận án được triển khai nghiên cứu tại các tỉnh, thành phố:<br />
Điện Biên, Lào Cai, Đắk Lăk, Gia Lai, Hà Nội, Quảng Nam và TP. Hồ Chí Minh.<br />
- Về Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu từ năm 2005 đến nay<br />
(từ có Chỉ thị 01/2005/CT-TTg về Một số công tác đối với đạo Tin lành).<br />
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Phương pháp luận<br />
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa<br />
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh, các<br />
quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tôn<br />
giáo, công tác tôn giáo và đạo Tin lành trong thời kỳ đổi mới.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể<br />
Để thực hiện nhiệm vụ và nội dung của luận án đề ra, tác giả sử dụng các<br />
phương pháp nghiên cứu khoa học sau để thực hiện luận án:phương pháp<br />
nghiên cứu tài liệu; phương pháp điều tra thực tiễn; phương pháp phân tích,<br />
tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp điều tra xã hội học; phương<br />
pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu; phương pháp xử lý thông tin và một số<br />
phương pháp khác.<br />
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu<br />
5.1. Câu hỏi nghiên cứu<br />
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện<br />
nay đã đáp ứng được quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” và nhu cầu tín<br />
ngưỡng tôn giáo của một bộ phận công dân có đạo hay chưa?<br />
- Có những yếu tố nào tác động và ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động<br />
của đạo Tin lành ở nước ta hiện nay?<br />
- Thực trạng QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở nước ta được<br />
thực hiện như thế nào? Những kết quả đạt được những tồn tại, hạn chế, nguyên<br />
nhân dẫn đến thành công và hạn chế là gì?<br />
- Để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt<br />
Nam hiện nay cần phải có những giải pháp nào?<br />
5.2. Giả thuyết nghiên cứu<br />
QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam ngoài những thành<br />
tựu đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập, hạn chế, nên chăng cần có<br />
một hệ thống các giải pháp để tác động tới cơ chế, thể chế, chính sách; tổ chức<br />
bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo nhằm tạo động lực,<br />
phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của đạo Tin lành, góp phần vào quá<br />
trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới.<br />
6. Những đóng góp mới của luận án<br />
- Về mặt lý luận: xây dựng và hoàn thiện hệ thống những cơ sở lý luận<br />
QLNN đối với hoạt động tôn giáo và đạo Tin lành; xây dựng hệ thống những<br />
khái niệm liên quan đến QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành.<br />
<br />
2<br />
<br />
- Về mặt thực tiễn: Luận án khái quát hoạt động của đạo Tin lành ở Việt<br />
Nam; làm sáng tỏ được thực trạng việc thực hiện các nội dung QLNN đối với<br />
hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam. Dự báo được những xu hướng phát<br />
triển của đạo Tin lành ở Việt Nam trong những năm tiếp theo và xây dựng một<br />
hệ thống gồm 7 giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với<br />
hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam.<br />
7. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục,<br />
nội dung luận án được kết cấu thành 04 chương.<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN<br />
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
Nghiên cứu về tôn giáo, đạo Tin lành, QLNN đối với hoạt động tôn giáo,<br />
đạo Tin lành là một trong những chủ đề được nhiều cơ quan, tổ chức, nhà quản<br />
lý, học giả trong và ngoài nước quan tâm, điều tra và tìm hiểu. Những công<br />
trình nghiên cứu đó thực sự là những nguồn tư liệu quý cho nhân loại và có thể<br />
khái quát như sau:<br />
1.1. Những công trình nghiên cứu chung về tôn giáo, về quan điểm, chính<br />
sách và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo<br />
Đây là một chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, có thể kể đến<br />
một số công trình sau: Sách chuyên khảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo<br />
và công tác tôn giáo”, của tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ; sách<br />
chuyên khảo “Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác- Lênin đến thực tiễn Việt<br />
Nam” của tác giả Ngô Hữu Thảo; sách chuyên khảo “Quan điểm, đường lối<br />
của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của tác<br />
giả Nguyễn Hồng Dương; tác phẩm “Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn<br />
giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Lữ; luận án tiến sỹ của Phạm Hữu<br />
Xuyên về “Quan điểm Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo”; bài viết của Lưu<br />
Ngọc Khải với chủ đề “Đảng và Nhà nước đổi mới chính sách tôn giáo - Phát<br />
huy truyền thống Đại đoàn kết các dân tộc”; Phạm Huy Thông với bài viết<br />
“Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo 10 năm nhìn lại”,.. Giáo trình đào tạo cử<br />
nhân hành chính: “Quản lý nhà nước về tôn giáo, dân tộc”, của tác giả Hoàng<br />
Văn Chức; sách chuyên khảo “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo<br />
trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay”<br />
của tác giả Nguyễn Hữu Khiển; đề tài nghiên cứu của Ngô Văn Minh: “Quản<br />
lý Nhà nước về Tôn giáo ở các tỉnh Tây Nguyên”; luận án tiến sỹ: “Quản lý<br />
nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay” của tác giả Bùi Hữu<br />
Dược;…<br />
1.2. Những công trình nghiên cứu về đạo Tin lành<br />
Tác phẩm “Lịch sử đạo Tin lành” của tác giả Jean Baubeorot, nhà xuất bản<br />
Thế giới 2006; sác tham khảo “Các tôn giáo trên thế giới”, của của Lewis M.<br />
Hopfe và Mark R. Woodword; bài viết của Nguyễn Hồng Dương “Toát yếu về<br />
Tin Lành ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1911 đến 1975”; sách tham khảo<br />
“Đạo Tin lành, Tri thức cơ bản”,của tác giả Phạm Gia Thoan; sách tham khảo<br />
“Một số tôn giáo lớn ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Xuân; nghiên<br />
cứu của Nguyễn Xuân Hùng về “Truyền giáo Tin lành vào các dân tộc thiểu số<br />
3<br />
<br />