intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật cấp tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Quản lí giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật cấp tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng" là đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập cấp Tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng nhằm góp phần cải thiện thực trạng giáo dục hòa nhập cấp Tiểu học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật cấp tiểu học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN ĐỨC HỮU QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2022
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS Đặng Xuân Hải 2. PGS.TS Nguyễn Xuân Hải Phản biện 1: ..................................................................... Phản biện 2: ..................................................................... Phản biện 3: ..................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày tháng năm 2022
  3. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục hòa nhập (GDHN) là một xu thế thời đại và được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. GDHN được tiến hành với các tiền đề mà theo đó nhà trường sẽ tốt hơn đối với mọi người nếu nhà trường thu nhận mọi trẻ em trong cộng đồng. Giáo viên sẽ tốt hơn khi họ có trách nhiệm với mọi trẻ em. Đảm đương được trách nhiệm này, giáo viên sẽ trở nên tích cực hơn, sáng tạo hơn và hiểu được nhu cầu của từng trẻ [11]. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên của châu Á ký cam kết thực hiện Công ước quốc tế về Quyền trẻ em vào năm 1991. Trên cơ sở đó, hàng loạt các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện cam kết này đã được Nhà nước và Chính phủ ban hành. Hội nghị quốc tế các Bộ trưởng Giáo dục thế giới, ngày 27-28/11/2008 Geneve, Thụy Sỹ, với tiêu đề “Giáo dục hoà nhập - Con đường của tương lai”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đã có thông điệp, trong đó khẳng định: Giáo dục hoà nhập là phương thức đảm bảo cơ hội học tập cho mọi trẻ em, đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ tiềm năng, phẩm giá và giá trị của mọi người học và tăng cường sự tôn trọng nhân quyền, quyền tự do cơ bản và tính đa dạng của mỗi người học chắc chắn sẽ là tôn chỉ mục đích của nền giáo dục ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Luật số 51/2010/QH12 về Luật Người khuyết tật, Điều 28 khoản 2 đã khẳng định: GDHN là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật. Sau đó, hàng loạt các văn bản pháp quy của Nhà nước ta đã được ban hành. Luật số 43/2019/QH14 về Luật Giáo dục, Điều 15 đã quy định: 1) Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học; đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của người học; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của người học và không phân biệt đối xử. 2) Nhà nước có chính sách hỗ trợ thực hiện giáo dục hoà nhập cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và quy định khác của pháp luật có liên quan. Hiện cả nước có khoảng gần 800 ngàn trong tổng số hơn 1.300.000 trẻ khuyết tật được đến trường, chủ yếu là học tập theo phương thức GDHN và tập trung nhiều ở cấp tiểu học. Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục HSKT và giáo dục HSKT cấp tiểu học theo phương thức GDHN. Các 1
  4. nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến chiến lược, kỹ thuật đánh giá, can thiệp sớm, dạy học hòa nhập, làm và sử dụng đồ dùng dạy học cho HSKT ở các dạng khác nhau hoặc về các lĩnh vực phát triển cụ thể của các đối tượng này như vấn đề hành vi, ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức, tâm vận động, điều hòa cảm giác,... Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập về quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL ở nước ta. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Quản lý giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật cấp tiểu học theo theo tiếp cận ĐBCL” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, luận án đề xuất các biện pháp quản lí GDHN cấp Tiểu học theo tiếp cận ĐBCL nhằm góp phần cải thiện thực trạng GDHN cấp Tiểu học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Giáo dục hoà nhập cho HSKT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL. 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Thế nào là quản lí GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL? 4.2. Thực trạng về GDHN và quản lí GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL đang diễn ra như thế nào ? Ưu điểm? Hạn chế? Nguyên nhân của thực trạng này? 4.3. Những biện pháp nào được đề xuất để cải thiện thực trạng về quản lí GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL? 4.4. Có thể xây dựng Bộ tiêu chuẩn quản lí GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL trên cơ sở tổng hợp các nội dung nghiên cứu không? 5. Giả thuyết khoa học GDHN cho HSKT cấp tiểu học ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, đặc biệt là đã thu hút được số lượng lớn các em HSKT đến trường học tập. Tuy nhiên, để chất lượng GDHN cho HSKT ở cấp tiểu học đạt được mục tiêu như mong muốn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thì cần phải có các biện pháp quản lí theo tiếp cận ĐBCL trên cơ sở áp dụng bộ tiêu chuẩn ĐBCL GDHN cho HSKT cấp tiểu học dành cho cán bộ quản lí thì sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng GDHN cho HSKT cấp tiểu học hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về quản lý GDHN cho HSKT cấp 2
  5. tiểu học theo tiếp cận ĐBCL: hệ thống khái niệm cơ bản, đặc điểm và nội dung GDHN và quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL ở điều kiện cụ thể của nước ta. 6.2. Nghiên cứu đánh giá thực trạng GDHN cho HSKT và thực trạng quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL ở nước ta hiện nay. 6.3. Đề xuất bộ tiêu chuẩn ĐBCL và các biện pháp quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo bộ tiêu chuẩn đề xuất. 6.4. Thử nghiệm một biện pháp quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học nhằm khẳng định tính khoa học, tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất và độ tin cậy, độ hiệu lực của bộ tiêu chuẩn ĐBCL. 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống ĐBCL và các biện pháp quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo quan điểm ĐBCL với chủ thể quản lý ở cấp cơ sở là cấp Trường tiểu học/Trường phổ thông có cấp tiểu học. Bên cạnh đó, đề tài cũng hướng đến các cấp quản lý giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT) trong quá trình quản lí ngành nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng GDHN cho HSKT cấp tiểu học trên phạm vi cả nước. 7.2. Địa bàn và khách thể khảo sát Nghiên cứu khảo sát tại Bộ GDĐT, Sở và Phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, Trung tâm Hỗ trợ phát triển GDHN của các tỉnh thành đại diện cho các vùng, miền trong cả nước với tổng số khách thể khảo sát: 1.276 người là Lãnh đạo và chuyên viên tiểu học của Bộ GD&ĐT, Sở và Phòng GD&ĐT, BGH và Khối trưởng trường tiểu học, giáo viên tiểu học, Lãnh đạo và giáo viên của Trung tâm Hỗ trợ phát triển GDHN cấp tỉnh. 8. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận phát triển; Tiếp cận liên ngành. 8.2. Phương pháp nghiên cứu 8.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 8.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra (bằng phiếu hỏi); Phỏng vấn sâu; Tổng kết kinh nghiệm; Chuyên gia; Thử nghiệm. 8.2.3. Các phương pháp bổ trợ 9. Luận điểm bảo vệ 3
  6. 9.1. Giáo dục hoà nhập cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL là hướng đi mới nhằm góp phần cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng GDHN cho HSKT trong các cơ sở giáo dục tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay nói chung và ở cấp tiểu học nói riêng. 9.2. Quản lý GDHN cho HSKT theo tiếp cận ĐBCL là định hướng, đồng thời là biện pháp tối ưu để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng GDHN cho HSKT, phù hợp với xu thế của thế giới và quy định trong các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề khuyết tật và đảm bảo Quyền được học tập và học tập có chất lượng của HSKT. Quản lý GDHN cho HSKT theo tiếp cận ĐBCL gắn với quy trình PDCA. Từ đó, đưa ra các biện pháp quản lý đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, phù hợp góp phần nâng cao chất lượng GDHN cho HSKT cấp tiểu học, đáp ứng nhu cầu học tập của HSKT. 9.3. Xây dựng bộ tiêu chuẩn quản lí GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL như là bộ công cụ quản lí hữu hiệu cho cán bộ quản lí của các trường tiểu học có HSKT học hoà nhập. 10. Đóng góp mới của luận án 10.1. Góp phần làm phong phú thêm cho lí luận về GDHN bằng cách bổ sung thêm các khái niệm về GDHN theo tiếp cận ĐBCL; quản lí chất lượng GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL. 10.2. Mô tả bức tranh thực tế sinh động với số lượng khách thể tương đối lớn đại diện cho các vùng miền về khảo sát thực trạng GDHN và quản lí GDHN cho HSKT theo tiếp cận ĐBCL. 10.3. Đề xuất các biện pháp quản lí trên cơ sở áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lí chất lượng GDHN cho HSKT cấp tiểu học. 11. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, dự kiến Luận án sẽ có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL. Chương 2. Cơ sở thực tiễn của quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL. Chương 3. Biện pháp quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL. 4
  7. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC HỌC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về giáo dục hoà nhập; quản lý giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật Thuật ngữ “Giáo dục hoà nhập” (GDHN) ngày càng được sử dụng phổ biến, GDHN thường đề cập đến đối tượng HSKT hay “trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt”. Có nhiều công trình nghiên cứu về GDHN trên thế giới như Renée Punch, Punch, Renée (bang Victoria, Úc), Richard A. Villa (Mỹ), Iren Lopez (Thụy Điển),... [70]. Đặc biệt, UNESCO là tổ chức quốc tế rất quan tâm và đi đầu trong lĩnh vực GDHN, đã giới thiệu nhiều kết quả nghiên cứu thí điểm tại các nước đang phát triển về GDHN. Ở trong nước, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý GDHN mà mới chỉ có của một số nghiên cứu như: “Quản lý GDHN trẻ khuyết tật tiểu học” của Trần Đình Thuận, Lê Văn Tạc, Nguyễn Xuân Hải (1/2008) [57]; “Quản lý trường lớp trẻ có nhu cầu đặc biệt” của tác giả Nguyễn Xuân Hải (2009) [22], “Tăng cường năng lực cho nguồn nhân lực can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Lê (2012); “Nghiên cứu mô hình hỗ trợ HSKT trong trường mầm non hòa nhập” của tác giả Lê Thị Thúy Hằng;... Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò của quản lý GDHN và đề ra các chức năng quản lý cơ bản, giúp cho việc xây dựng mục tiêu, các nguyên tắc quản lý, hướng dẫn xây dựng nội dung, biện pháp và phương pháp quản lý, tạo động lực trong quản lý và huy động nguồn lực xã hội,... có ý nghĩa quan trọng và là những căn cứ khoa học cả về lí luận và thực tiễn quản lý GDHN. 1.1.2. Các nghiên cứu về chất lượng giáo dục, ĐBCL giáo dục và đảm bảo chất lượng GDHN cho HSKT 1.1.2.1. Các nghiên cứu về chất lượng giáo dục Nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra 4 mức độ chất lượng, được sắp xếp từ thấp đến cao: (i) được thông tin (Informed); (ii) có văn hóa (Cultured); (iii) sự giải phóng (Emancipation); (iv) tự khẳng định (Self-actualization). Trong nước, có các tác giả/nhóm nghiên cứu như: Nguyễn Hữu Châu, Đinh 5
  8. Quang Báo, Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Đức Trí, Lê Vân Anh, Phạm Quang Sáng (2008); Nguyễn Đức Chính, Trần Xuân Bách, Trần Thị Thanh Phương; Nguyễn Tiến Hùng (2014); Bùi Minh Hiền – Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015);… Các nghiên cứu về chất lượng giáo dục đã chỉ ra: (i) Vấn đề chất lượng giáo dục cho đến nay vẫn luôn mang tính thời sự và có tầm quốc tế; (ii) Chất lượng giáo dục bao gồm các thành tố và sự tổng hợp chất lượng mỗi thành tố; (iii) Chưa có nhiều công trình nghiên cứu chất lượng giáo dục ở cấp học mầm non và phổ thông (tiểu học và trung học). 1.1.2.2. Các nghiên cứu về ĐBCL giáo dục Rất nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về vấn đề này như: William Edwards Deming (1900-1993); Joseph Moses Juran (1904-2008); Philip Bayard Crosby (1930-2001); Philip Bayard Crosby (1930-2001); Armand Vallin Feigenbaum (1922-2014); Keith Prenton (2003);... Các nghiên cứu đều khẳng định vai trò, mục đích và tính hệ thống của ĐBCL. Trong nước, cũng có các tác giả nghiên cứu như; Bùi Minh Hiền – Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015); Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quang Kính, Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007); Phạm Thành Nghị, Nguyễn Đức Chính, Phan Văn Kha, Nguyễn Tiến Đạt, Trần Khánh Đức, Nguyễn Lộc, Đặng Xuân Thanh, Nguyễn Kim Dung,…[40]. Các nghiên cứu về ĐBCL giáo dục đã chỉ ra: (i) Nhiều nghiên cứu đã tập trung theo hướng quản lý chất lượng với ý nghĩa cả về kiểm soát chất lượng, ĐBCL và cải tiến chất lượng; (ii) ĐBCL, quản lý chất lượng cần xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí cho chất lượng sản phẩm; (iii) Cần xây dựng chuẩn và sử dụng công cụ đánh giá theo chuẩn đối với việc xác định chất lượng giáo dục nói chung và của một cơ sở giáo dục. 1.1.2.3. Các nghiên cứu về ĐBCL GDHN cho HSKT Vấn đề thực hiện tương đối mạnh mẽ ở các nước phát triển như Mỹ, Italia, Thụy Điển, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Trung Quốc,… Trong nước, công bố duy nhất là của tác giả Nguyễn Xuân Hải (2015) [29] đã đưa ra một quy trình thực hiện ĐBCL GDHN cho HSKT cấp trường bao gồm: a) Kiểm soát chất lượng GDHN; b) Đánh giá các yếu tố chất lượng GDHN cấp trường; c) Thẩm định, kiểm định công nhận chất lượng GDHN; d) Cải thiện chất lượng GDHN. 1.1.3. Đánh giá chung và những vấn đề mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu 6
  9. Chưa có các công trình nghiên cứu đề cập đến các nội dung: i) Những yêu cầu của quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL. ii) ĐBCL GDHN cho HSKT cấp tiểu học thông qua hệ thống quản lý chất lượng cho các hoạt động quản lý. iii) Điều kiện về thực hiện chính sách, huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ đối với nhà trường, giáo viên, học sinh trong GDHN cho HSKT theo quan điểm ĐBCL. iv) Điều kiện về CSVC, phương tiện, thiết bị đáp ứng GDHN cho HSKT. v) Phối hợp các lực lượng xã hội, cộng đồng trong GDHN cho HSKT. Thực hiện đề tài sẽ góp phần: a) Làm phong phú thêm cho lí luận về GDHN; b) Mô tả bức tranh thực tế sinh động tại các địa bàn nghiên cứu; c) Đưa ra các biện pháp quản lí trên cơ sở áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lí chất lượng GDHN cho HSKT cấp tiểu học. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Học sinh khuyết tật và GDHN cho HSKT 1.2.1.1. Khái niệm HSKT “Trẻ khuyết tật là những trẻ có những khiếm khuyết về cấu trúc hoặc các chức năng cơ thể hoạt động không bình thường dẫn đến gặp khó khăn nhất định và không thể theo được chương trình giáo dục phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục - dạy học và những trang thiết bị trợ giúp cần thiết” [31]. Theo Luật Người khuyết tật, tại Điều 2: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [51]. Cả hai khái niệm này được sử dụng trong phạm vi luận án này. 1.2.1.2. Khái niệm về GDHN cho HSKT “Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục” [51]. 1.2.2. Quản lý GDHN cho HSKT 1.2.2.1. Khái niệm quản lý Quản lý là quá trình tác động có ý thức (thông qua công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức) và sử dụng các nguồn lực hợp lí để đạt những mục tiêu của tổ chức. 7
  10. 1.2.3. Chất lượng và tiếp cận đảm bảo chất lượng GDHN cho HSKT 1.2.3.1. Chất lượng và chất lượng GDHN cho HSKT Chất lượng giáo dục là “mức độ đạt được mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của những người liên đới. Chất lượng giáo dục được kiểm chứng bằng chất lượng của sản phẩm giáo dục”. Chất lượng GDHN cho HSKT là tổng thể chất lượng hay sự hợp thành chất lượng các thành tố của toàn bộ quá trình GDHN trong nhà trường được thể hiện ở kết quả sự phát triển của HSKT”. 1.2.3.2. Tiếp cận ĐBCL Tiếp cận tổng thể và bộ phận của quá trình giáo dục, chất lượng GDHN cho HSKT ở cấp độ nhà trường gồm ba nhân tố cơ bản: 1) Chất lượng các nguồn lực; 2) Chất lượng các hoạt động hay quá trình; 3) Chất lượng sản phẩm. Chất lượng GDHN cho HSKT tổng thể chính là sự hợp thành chất lượng của mỗi nhân tố. 1.3. Quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL 1.3.1. Đặc điểm cần lưu ý của quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học khi vận dụng tư tưởng ĐBCL - Là một hoạt động quản lý dựa trên các yêu cầu của quản lý giáo dục nói chung và của quản lý GDHN cho HSKT nói riêng. - Là một hoạt động quản lý được lồng ghép của quá trình quản lý giáo dục tổng thể. - Là một hoạt động quản lý dành cho đối tượng người học đặc thù. - Là một hoạt động quản lý không chỉ dành cho đối tượng HSKT mà còn hướng tới dành cho mọi đối tượng người học trong nhà trường. - Là một hoạt động quản lý đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, tổ chức xã hội, cộng đồng và các cá nhân. 1.3.2, Nội dung quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL . 1.3.2.1. Nhận diện cấp độ ĐBCL trong QL chất lượng TQM QL chất lượng tổng thể Đảm bảo chất lượng (QA) Kiểm soát chất lượng Phát hiện và loại bỏ 8 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tầng bậc của khái niệm về chất lượng (Phỏng theo sơ đồ của Sallis E. [83])
  11. 1.3.2.2. Nội dung tiếp cận ĐBCL trong quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học 1) ĐBCL trong quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học: Có thể sơ đồ hoá bằng sơ đồ dưới đây: Nguồn lực cho Quản lý DHHN cho GDHN cho HSKT HSKT GV và Chương Sự phối hợp P. Pháp Kết quả CBQL nhà trình GDHN các lực GD&DH GDHN trường cho HSKT lượng GD với GDHN cho HSKT Chất lượng các Chất lượng các Chất lượng sản nguồn lực hoạt động QL phẩm Chất lượng GDHN cho HSKT cấp tiểu học Sơ đồ 1.3. Quản lý chất lượng GDHN cho HSKT 2) Tư tưởng ĐBCL (hay quản lý theo tiếp cận ĐBCL) trong GDHN cho HSKT cấp tiểu học: Mục tiêu chất lượng phải được quán triệt từ khâu lập kế hoạch/xây dựng chương trình GDHN cho HSKT cấp tiểu học và quá trình quản lý GDHN cho HSKT ở tiểu học phải bám sát mục tiêu chất lượng và coi trọng đánh giá kiểm định chất lượng nên phải có minh chứng để có thể chứng minh là “có chất lượng”. 3) Xây dựng hệ thống ĐBCL GDHN cho HSKT ở cấp tiểu học Gồm 03 giai đoạn với những nội dung hết sức chi tiết của từng giai đoạn [27]: 1) Giai đoạn 1: Tìm hiểu về nhà trường; 2) Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường hòa nhập gắn với mục tiêu chất lượng; 3) Giai đoạn 3: Thực hiện các ưu tiên (liên tục). 4) Nội dung cơ bản của hệ thống ĐBCL trong quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học cần đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau đây: a) Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị và mục tiêu GDHN cho HSKT (của trường tiểu học) được xác lập gắn với mục tiêu chất lượng. b) Chương trình GDHN cho HSKT của trường tiểu học gắn với mục tiêu chất lượng của hoạt động GDHN cho HSKT của nhà trường. 9
  12. c) Năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý các cấp và GV khi triển khai GDHN cho HSKT ở nhà trường. d) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện môi trường trong GDHN cho HSKT phải gắn với mục tiêu chất lượng GDHN của nhà trường. e) Sự phối hợp giữa các lực lượng trong GDHN cho HSKT cần được phát huy hiệu quả trong công tác GDHN ở nhà trường. 1.3.3. Triển khai hoạt động quản lý GDHN cho HSKT ở nhà trường theo tiếp cận ĐBCL - Triển khai hoạt động quản lý chuyên môn trong GDHN cho HSKT cấp tiểu học gắn với đặc thù của HSKT nhằm bám sát mục tiêu chất lượng. - Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng để nâng cao chất lượng GDHN cho HSKT. - Nâng cao trách nhiệm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trong việc nâng cao chất lượng GDHN cho HSKT. - Quản lý hồ sơ của HSKT học hoà nhập gắn với minh chứng về mức độ đạt được chất lượng GDHN cho HSKT. - Phát triển nguồn nhân lực hỗ trợ GDHN cho HSKT cấp tiểu học đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (có năng lực và phẩm chất phù hợp yêu cầu của GDHN cho HSKT) [21] [53]. - Cải thiện chất lượng GDHN cho HSKT. - Xây dựng môi trường, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị trong GDHN cho HS khuyết tật cấp tiểu học. - Phát huy hiệu quả sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong GDHN cho HSKT cấp tiểu học. - Thực hiện đánh giá, kiểm định chất lượng hoạt động GDHN cho HSKT cấp tiểu học. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL 1.4.1. Yếu tố chủ quan 1.4.2. Yếu tố khách quan Kết luận chương 1 Kết quả nghiên cứu lý luận về GDHN cho HSKT theo tiếp cận ĐBCL đã 10
  13. nêu ra: a) Tổng quan nghiên cứu vấn đề đã làm rõ các xu hướng nghiên cứu; b) Phân tích và đưa ra các khái niệm công cụ của đề tài luận án; c) đưa ra và phân tích những đặc điểm của quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học; lý luận về ĐBCL và tiếp cận ĐBCL trong quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học. Trên cơ sở đó, tiếp cận ĐBCL trong quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học được chúng tôi thống nhất sử dụng trong đề tài luận án này bao gồm 04 bước; đồng thời, đã đưa ra một khung lý thuyết về hệ thống ĐBCL trong quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học; xây dựng 05 nội dung quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL. Kết quả nghiên cứu lý luận của chương 1 làm cơ sở để tiến hành khảo sát thực trạng và cùng với kết quả khảo sát thực trạng để đề xuất/đưa ra các biện pháp quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học ở nước ta giai đoạn hiện nay, là cơ sở thực tiễn của quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL. 11
  14. Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 2.1. Giới thiệu khái quát về nghiên cứu khảo sát 2.1.1. Mục đích nghiên cứu khảo sát Nghiên cứu khảo sát làm cơ sở thực tiễn và cùng với cơ sở lý luận cho việc đề ra hệ thống ĐBCL và các biện pháp triển khai nhằm quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL ở nước ta hiện nay. 2.1.2. Địa bàn nghiên cứu và đối tượng khảo sát Đề tài được tiến hành nghiên cứu, khảo sát tại một số Sở và Phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, Trung tâm Hỗ trợ phát triển GDHN của các tỉnh thành đại diện cho các vùng, miền trong cả nước. Bảng 2.1. Đối tượng khảo sát TT Đối tượng Giáo viên CBQL Tổng số Cấp 1 Bộ, sở GD&ĐT 0 30 30 2 Phòng GD&ĐT 0 36 36 3 Trường tiểu học 900 270 1170 4 Trung tâm Hỗ trợ 21 14 35 ∑ 921 350 1271 2.1.3. Nội dung, bộ công cụ khảo sát và tiêu chí đánh giá Gồm: 1) Thực trạng GDHN và chất lượng GDHN cho HSKT cấp tiểu học; 2) Thực trạng quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL. Bên cạnh đó, thiết kế 02 Phiếu khảo sát: (i) Phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý và (ii) Phiếu phỏng vấn giáo viên của các nhà trường về thực trạng GDHN, chất lượng GDHN và quản lý GDHN cho HSKT theo tiếp cận ĐBCL. 2.1.4. Cách thức tiến hành khảo sát Giới thiệu và hướng dẫn các đối tượng khảo sát trả lời các câu hỏi của bộ phiếu; Phỏng vấn sâu; Nghiên cứu báo cáo; Tham dự các giờ dạy học hòa nhập các họat động chuyên môn; Nghiên cứu sản phẩm dạy học của GV. 12
  15. 2.1.5. Đánh giá và xử lý kết quả khảo sát Công thức tính điểm trung bình: XTB = ∑X1 i N Tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman như sau: 6 D 2 r  1 N ( N 2  1) 2.2. Thực trạng quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL 2.2.1. Nhận thức của CBQL và GV về GDHN, chất lượng GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL a) Kết quả khảo sát về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ tham gia GDHN cho HSKT cấp tiểu học b) Kết quả khảo sát về nhận thức của CBQL và GV về khái niệm HSKT, GDHN và chất lượng GDHN cho HSKT cấp tiểu học Với nội dung khảo sát trên, ý kiến của CBQL và giáo viên đều tập trung vào nhận thức chất lượng GDHN cho HSKT là kết quả học tập và rèn luyện của HSKT và có sự khác biệt về nhận thức của hai đối tượng này đối với hai khái niệm sau, trong khi CBQL khá chắc chắn về hiểu chất lượng là của từng thành tố thì giáo viên còn chưa hiểu chắc chắn. Có thể khẳng định, cả CBQL và giáo viên đều chưa hiểu một cách đầy đủ về bản chất của khái niệm này. 2.2.2. Thực trạng về chất lượng GDHN cho HSKT cấp tiểu học a) Chương trình/kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho HSKT học hòa nhập b) Năng lực của CBQL trong GDHN cho HSKT cấp tiểu học c) Kiến thức, kỹ năng của giáo viên tiểu học trong GDHN cho HSKT d) Các phương pháp điều chỉnh trong giáo dục và dạy học hòa nhập cho HSKT cấp tiểu học e) CSVC, trang thiết bị trong GDHN cho HSKT cấp tiểu học g) Các lực lượng hỗ trợ trong GDHN cho HSKT cấp tiểu học h) Kết quả GDHN cho HSKT của các nhà trường tiểu học trên địa bàn Bảng 2.21. Kết quả GDHN cho HSKT của các nhà trường tiểu học trên địa bàn 13
  16. Mức Tương đối Tốt Chưa tốt Không tốt độ tốt Thứ n XTB bậc SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Nội dung 1. Kết quả 93 7.32 124 9.76 312 24.55 742 58.38 2110 1.66 2 học tập 2. Kết quả rèn luyện 165 12.98 228 17.94 409 32.18 469 36.9 2631 2.07 1 kỹ năng 3. Kết quả thay đổi 75 5.9 128 10.07 253 19.91 815 64.12 2005 1.58 3 hành vi, thái độ TBC 1.77 2.2.3. Thực trạng về quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL a. Nhận thức về quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học đáp ứng yêu cầu ĐBCL. b. Quản lý hồ sơ HSKT học hoà nhập cấp tiểu học đáp ứng yêu cầu ĐBCL. c. Quản lý hoạt động chuyên môn trong GDHN cho HSKT cấp tiểu học đáp ứng yêu cầu ĐBCL. d. Quản lý đội ngũ tham gia GDHN cho HSKT cấp tiểu học đáp ứng yêu cầu ĐBCL. e. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị trong GDHN cho HSKT đáp ứng yêu cầu ĐBCL. g. Thực hiện đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong GDHN cho HSKT cấp tiểu học đáp ứng yêu cầu ĐBCL. 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL ở nước ta hiện nay Bảng 2.34. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL ở nước ta hiện nay Mức Không Khó khăn Nhiều khó Khó khăn độ khó khăn một phần khăn Thứ n XTB Nội bậc SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% dung 14
  17. N.dung 1 98 7.71 166 13.06 593 46.66 414 32.57 2490 1.96 5 N.dung 2 756 59.48 321 25.26 116 9.13 78 6.14 4297 3.38 1 N.dung 3 55 4.33 122 9.6 239 18.8 855 67.27 1919 1.51 6 N.dung 4 512 40.28 395 31.08 232 18.25 132 10.39 3829 3.01 3 N.dung 5 491 28.6 61 3.55 223 12.99 942 54.86 3535 2.06 4 N.dung 6 585 46.03 377 29.66 185 14.56 124 9.76 3965 3.12 2 TBC 2.51 2.4. Đánh giá chung kết quả nghiên cứu cơ sở thực tiễn quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL 2.4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân * Kết quả đạt được i) Đội ngũ CBQL và giáo viên được lựa chọn khảo sát đảm bảo tính khách quan, tin cậy cho thực hiện nghiên cứu khảo sát của đề tài luận án. ii) Các nhà trường đều đã xác định được và tập trung cho thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong GDHN cho HSKT của trường mình. iii) Mức độ đạt được của năng lực cần có đối với CBQL các cấp trong GDHN cho HSKT đều đạt ở mức độ khá và khá tốt iv) CBQL và giáo viên đã nhận thức rất rõ ràng về tầm quan trọng của các phương pháp điều chỉnh, đặc biệt là điều chỉnh đa trình độ. v) Việc quản lý hồ sơ HSKT học hòa nhập ở tiểu học cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu trong GDHN. * Nguyên nhân của những kết quả đạt được i) GDHN được Đảng, Nhà nước, Ngành GD&ĐT quan tâm chỉ đạo sát sao, hiệu quả. ii) Hệ thống văn bản pháp quy về giáo dục khuyết tật, GDHN cho HSKT ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. iii) Hệ thống quản lí giáo dục HSKT được hình thành và dần đi vào hoạt động có hiệu quả. iv) Quy mô giáo dục HSKT ngày càng được mở rộng, số lượng HSKT đi học hòa nhập tăng nhanh, đặc biệt là ở cấp tiểu học. v) Hằng năm, Bộ GD&ĐT, các địa phương đã tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cho CBQL và GV về GDHN cho HSKT. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế 15
  18. i) Hầu hết CBQL&GV mới chỉ được tham gia bồi dưỡng kiến thức chung về GDHN. ii) Khái niệm, bản chất của chất lượng GDHN cho HSKT chưa được hiểu một cách chính xác, đầy đủ. iii) Tiêu chuẩn, tiêu chí cơ bản của một CBQL và của một giáo viên tiểu học trong GDHN cho HSKT được coi là các thách thức rất lớn. iv) Quản lý hoạt động chuyên môn trong GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL còn nhiều hạn chế, bất cập. v) Các điều kiện về CSVC, trang thiết bị trong GDHN cho HSKT chưa thực sự được thực hiện đầy đủ ở các nhà trường. vi) Các yếu tố chủ quan là những khó khăn lớn nhất của các nhà trường trong quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL. * Nguyên nhân của hạn chế i) Nhận thức của CBQL và GV các nhà trường chưa thực sự đầy đủ. ii) Hầu hết đội ngũ CBQL và GV thiếu kiến thức, kỹ năng về GDHN cho HSKT và quản lý chuyên môn trong trường hoà nhập. iii) Việc thực hiện GDHN cho HSKT của các nhà trường chưa đồng bộ, đầy đủ. iv) Chưa có cơ sở sản xuất, cung cấp trang thiết bị, học liệu đặc thù để phục vụ GDHN cho HSKT của các nhà trường. vi) Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan ban ngành từ trung ương tới địa phương trong GDHN cho HSKT. Kết luận chương 2 Kết quả nghiên cứu cơ sở thực tiễn của quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL đã đề cập và làm sáng tỏ các nội dung cơ bản sau: 1) Lựa chọn mẫu nghiên cứu tại ba miền với 03 tỉnh đại diện cho mỗi miền và có sự tham gia của các chuyên gia, cán bộ quản lí các cấp. 2) Đã đưa ra đánh giá chung về những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng ở các nội dung nghiên cứu chính. 3) Cùng với kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng ở Chương 2 là cơ sở đề đề xuất các biện pháp quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL cho nội dung tiếp theo tại Chương 3. 16
  19. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT CẤP TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN ĐBCL 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL 3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi 3.1.3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cộng đồng và gia đình HSKT 3.1.4. Đảm bảo những lợi ích tốt nhất của HSKT 3.1.5. Đảm bảo tôn trọng sự khác biệt đối với HSKT 3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên về GDHN và quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học theo tiếp cận ĐBCL 3.2.2. Tổ chức áp dụng bộ tiêu chuẩn ĐBCL đáp ứng yêu cầu đổi mới trong quản lý GDHN cho HSKT cấp tiểu học Tiêu chuẩn 1. Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị và mục tiêu GDHN cho HSKT của nhà trường Tiêu chí Xây dựng được sứ mạng và tầm nhìn về GDHN cho HSKT đảm bảo phù 1.1. hợp với tuyên bố sứ mạng và tầm nhìn về giáo dục của nhà trường. Tiêu chí Xây dựng và duy trì, phát triển được các giá trị cốt lõi về GDHN cho 1.2. HSKT của nhà trường theo các nguyên tắc của GDHN, phù hợp với văn hóa địa phương, nhà trường. Tiêu chí Sứ mạng, giá trị và tầm nhìn về GDHN cho HSKT; định hướng được 1.3 các mục tiêu, hoạt động ưu tiên về GDHN cho HSKT của nhà trường. Tiêu chí Xác định và tập trung nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu ưu tiên 1.4. về GDHN cho HSKT của nhà trường cho mỗi giai đoạn, năm học, được thể hiện bằng các chỉ số kết quả hoạt động cụ thể. Tiêu chí Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị và mục tiêu GDHN cho HSKT được thể hiện 1.5. bằng kế hoạch chiến lược phát triển GDHN cho HSKT của nhà trường. Tiêu chí Văn bản kế hoạch chiến lược phát triển GDHN cho HSKT được công bố 1.6. công khai, mọi thành viên đều được biết, hiểu và định hướng cho mọi hoạt động GDHN cho HSKT của tất cả thành viên trong và ngoài nhà trường. 17
  20. Tiêu chuẩn 2. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà trường Tiêu chí Có giáo viên cốt cán phụ trách GDHN cho HSKT của nhà trường. 2.7. Tiêu chí Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường có đại diện của cha mẹ 2.8. HSKT. Tiêu chí Có cơ cấu giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng đủ kiến thức, kỹ năng để 2.9. thực hiện giáo dục và dạy học hòa nhập HSKT. Tiêu chí Cơ cấu tổ chức đủ các thành phần, bộ phận chuyên môn của nhà trường có 2.10. các quy định về chức năng, nhiệm vụ đối với thực hiện GDHN cho HSKT. 2.11. Nhà trường có hộp thư góp ý dành riêng cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, thành viên cộng đồng về GDHN cho HSKT. Tiêu chí Trường hợp có trên 20 HSKT trở lên, nhà trường có thêm một tổ bộ môn 2.12. và một hiệu phó phụ trách GDHN cho HSKT của nhà trường. Tiêu chuẩn 3. Chương trình GDHN cho HSKT của nhà trường Tiêu chí Chương trình GDHN cho HSKT của nhà trường được điều chỉnh từ 3.13 chương trình giáo dục chung của cấp học, phù hợp với khả năng của HSKT và điều kiện thực hiện của nhà trường. Tiêu chí Mỗi HSKT có một kế hoạch giáo dục cá nhân do nhóm hợp tác xây dựng. 3.14. Tiêu chí Kế hoạch bài dạy/Giáo án được thiết kế theo yêu cầu của một kế 3.15 hoạch/giáo án dạy học hòa nhập đảm bảo mục tiêu, phương tiện, thiết bị dạy học, các hoạt động học tập dành riêng đối với HSKT. Tiêu chí Đánh giá xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho HSKT được 3.16. thực hiện ở thời điểm nửa học kỳ và kết thúc mỗi học kỳ/năm học. Tiêu chí Đánh giá thiết kế và thực hiện kế hoạch/giáo án dạy học hòa nhập được 3.17. thực hiện sau mỗi giờ học, kết thúc một chủ đề của môn học. Tiêu chuẩn 4. Năng lực và thái độ của cán bộ quản lý nhà trường trong GDHN cho HSKT Tiêu chí Có năng lực chuyên môn về giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý 4.18. GDHN cho HSKT. Tiêu chí Năng lực quan hệ con người tốt và hiệu quả (với giáo viên, với HSKT, với 4.19. chính quyền địa phương, cộng đồng, gia đình có HSKT và gia đình không có HSKT). Tiêu chí Có năng lực chỉ đạo các hoạt động GDHN cho HSKT của nhà trường. 4.20. Tiêu chí Có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý GDHN cho HSKT của nhà 4.21. trường. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0