1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Giới thiệu khái quát về luận án<br />
Quản lý quá trình đào tạo giáo viên GDQP&AN là yếu tố quan trọng,<br />
quyết định đến chất lượng đào tạo giáo viên GDQP&AN ở các trường<br />
đại học hiện nay, góp phần vào việc đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng<br />
viên GDQP&AN ở nước ta đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác<br />
GDQP&AN cho học sinh, sinh viên trong tình hình mới. Tuy nhiên,<br />
QTĐT và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN hiện nay vẫn còn nhiều hạn<br />
chế, bất cập cần phải giải quyết. Theo đó, công trình nghiên cứu được<br />
thực hiện nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về QTĐT và QLQTĐT<br />
giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay; đề xuất các biện<br />
pháp QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học có tính khả<br />
thi, hiệu quả cao, góp phần thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đào<br />
tạo giáo viên GDQP&AN đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.<br />
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án<br />
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và<br />
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng ta xác định: “Kiên quyết, kiên trì<br />
đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh<br />
thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất<br />
nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội”. Để thực<br />
hiện được điều này, Đảng ta xác định tăng cường, tuyên truyền giáo dục tinh<br />
thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền,<br />
lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh là một trong những vấn đề<br />
quan trọng hàng đầu. Đồng thời, coi công tác GDQP&AN cho học sinh, sinh<br />
viên ở các trường từ THPT đến đại học vừa là nội dung, nhưng đồng thời<br />
cũng là giải pháp quan trọng hàng đầu.<br />
Để giải quyết có hiệu quả vấn đề trên, Đảng, Nhà nước ta đã và đang<br />
triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chủ trương, nhiệm vụ khác nhau, trong<br />
đó xác định đẩy mạnh công tác đào tạo giáo viên, giảng viên GDQP&AN ở<br />
các trường đại học là một trong những vấn đề trọng tâm, có ý nghĩa quan<br />
trọng. Chính vì thế, trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều<br />
quyết định khác nhau liên quan đến vấn đề đào tạo giáo viên, giảng viên<br />
GDQP&AN. Cụ thể, gần đây nhất, ngày 12/4/2010, Thủ tướng Chính phủ<br />
đã ban hành Quyết định số 472/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo<br />
viên GDQP-AN cho các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp và trung<br />
cấp nghề giai đoạn 2010 - 2016”; ngày 24/4/2014, Thủ tướng Chính phủ<br />
ban hành Quyết định số 607/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên,<br />
giảng viên GDQP&AN cho các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp,<br />
trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm<br />
2020” với mục tiêu “Đến năm 2020 bảo đảm đào tạo đáp ứng được 90%<br />
<br />
2<br />
nhu cầu giáo viên và 70% nhu cầu giảng viên GDQP&AN giảng dạy ở các<br />
trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và<br />
các cơ sở giáo dục đại học”.<br />
Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ<br />
GD&ĐT, các trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên<br />
GDQP&AN đã triển khai đào tạo và xác định việc nâng cao hiệu quả<br />
QLQTĐT giáo viên GDQP&AN là một trong những yếu tố quan trọng góp<br />
phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên GDQP&AN, cũng như chất<br />
lượng đào tạo toàn diện của từng nhà trường. Tuy nhiên, từ thực tiễn cho<br />
thấy, chất lượng QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học thời<br />
gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa thực sự đáp ứng được với<br />
yêu cầu của thực tiễn. Để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên<br />
GDQP&AN ở các trường đại học, một trong những vấn đề quan trọng,<br />
mang tính tất yếu khách quan đòi hỏi các nhà trường cần phải coi trọng, đó<br />
là nâng cao chất lượng, hiệu quả QLQTĐT, đồng thời, xác định đây là<br />
hướng đi cơ bản, cần thiết hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả<br />
lựa chọn đề tài: “Quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng<br />
và an ninh ở các trường đại học hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Đề xuất các biện pháp QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại<br />
học, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên<br />
GDQP&AN ở các trường đại học đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Bổ sung, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về QTĐT và QLQTĐT giáo<br />
viên GDQP&AN ở các trường đại học.<br />
- Khảo sát, đánh giá thực trạng QTĐT và QLQTĐT giáo viên<br />
GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay.<br />
- Đề xuất các biện pháp QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại<br />
học hiện nay.<br />
- Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi và thử nghiệm các biện pháp<br />
đã đề xuất.<br />
4. Khách thể, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học<br />
4.1. Khách thể nghiên cứu<br />
Quá trình đào tạo giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay.<br />
4.2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Quản lý QTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay.<br />
4.3. Phạm vi nghiên cứu<br />
* Phạm vi về nội dung<br />
Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến QTĐT và<br />
QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học ngoài quân đội hiện<br />
nay theo Quyết định số 607/QĐ-TTg ngày 24/4/2014 của Thủ tướng Chính<br />
<br />
3<br />
phủ với đối tượng đào tạo là sinh viên ngành sư phạm GDQP&AN hệ dài<br />
hạn, chính quy tập trung thời gian 4 năm.<br />
* Phạm vi về khách thể khảo sát<br />
Luận án thực hiện khảo sát, tọa đàm, trao đổi với các đối tượng là<br />
CBQL, giảng viên, sinh viên ngành sư phạm GDQP&AN ở 04 trường đại<br />
học ngoài quân đội là: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, Đại học Vinh,<br />
ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
* Phạm vi về thời gian<br />
Các số liệu sử dụng trong luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2012 đến nay.<br />
4.4. Giả thuyết khoa học<br />
Trong những năm qua, QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường<br />
đại học đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu<br />
quả QLQTĐT vẫn chưa thích hợp và còn nhiều hạn chế, bất cập nhất định. Nếu<br />
đề xuất được hệ thống biện pháp quản lý phù hợp với xu hướng đổi mới căn<br />
bản, toàn diện GD&ĐT và tính đặc thù của lĩnh vực quốc phòng, an ninh, như:<br />
Giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và giảng viên ở các<br />
nhà trường về vị trí, vai trò của việc đào tạo và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN;<br />
Xây dựng, kế hoạch đào tạo giáo viên GDQP&AN đảm bảo tính khoa học, toàn<br />
diện, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển các trường theo từng giai đoạn;<br />
Chuẩn hoá đội ngũ CBQL và giảng viên tham gia QTĐT giáo viên GDQP&AN;<br />
Tăng cường chỉ đạo, thực hiện đổi mới chương trình, NDĐT giáo viên GDQP&AN<br />
theo hướng tiếp cận năng lực; Chỉ đạo chặt chẽ việc lựa chọn và sử dụng các hình<br />
thức, phương pháp đào tạo giáo viên GDQP&AN theo hướng tích cực, hiện đại;<br />
Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho QTĐT giáo<br />
viên GDQP&AN, thì sẽ đào tạo được đội ngũ giáo viên GDQP&AN có phẩm chất,<br />
năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.<br />
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
5.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu<br />
* Phương pháp tiếp cận biện chứng<br />
Vận dụng cơ sở lý luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa<br />
Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam về GD&ĐT và GDQP&AN để nghiên cứu, xem xét quá trình vận động và<br />
phát triển môn học GDQP&AN và đào tạo giáo viên GDQP&AN.<br />
* Phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc<br />
Môn học GDQP&AN là một trong các môn học chính khoá trong các<br />
nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đào tạo giáo viên<br />
GDQP&AN có mối quan hệ chặt chẽ với đào tạo các loại hình giáo viên<br />
khác trong chương trình đào tạo ở các trường đại học hiện nay. QTĐT giáo<br />
viên GDQP&AN là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố cùng vận động<br />
trong các mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.<br />
* Phương pháp tiếp cận thực tiễn<br />
Trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, GDQP&AN trong các nhà<br />
trường nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, trang<br />
<br />
4<br />
bị cho thế hệ trẻ kiến thức quốc phòng, an ninh, kỹ năng quân sự, an ninh<br />
cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn<br />
dân, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.<br />
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
* Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bao gồm các phương pháp:<br />
phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các vấn đề qua<br />
nghiên cứu hệ thống tài liệu lý luận, chuyên khảo, các bài báo khoa học<br />
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.<br />
* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm các phương pháp:<br />
Tổng kết kinh nghiệm, điều tra, tọa đàm, trao đổi, quan sát và nghiên cứu các<br />
sản phẩm hoạt động, khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
* Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phương pháp toán thống kê được dùng<br />
trong khoa học giáo dục để xử lý các số liệu điều tra.<br />
6. Những đóng góp mới của luận án<br />
- Xây dựng được cơ sở lý luận về QTĐT và QLQTĐT giáo viên<br />
GDQP&AN ở các trường đại học.<br />
- Trên cơ sở kết quả khảo sát, đã đánh giá, phân tích làm sáng tỏ thực trạng, đồng<br />
thời xác định được các nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế của QTĐT và QLQTĐT<br />
giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay.<br />
- Đề xuất được các biện pháp QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở<br />
các trường đại học đảm bảo tính thiết thực, khả thi cao, góp phần nâng<br />
cao chất lượng đào tạo giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học hiện<br />
nay đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra.<br />
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án<br />
7.1. Ý nghĩa lý luận<br />
Luận án bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QTĐT và<br />
QLQTĐT, nhất là những vấn đề lý luận về QLQTĐT giáo viên<br />
GDQP&AN ở các trường đại học. Luận án đã đề xuất được những biện<br />
pháp QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay có<br />
tính thiết thực, khả thi cao.<br />
7.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Kết quả nghiên cứu của luận án, có thể làm tài liệu tham khảo và vận dụng<br />
ngay vào trong thực tiễn QTĐT và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường<br />
đại học hiện nay. Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên<br />
GDQP&AN ở nước ta đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công tác GDQP&AN<br />
cho học sinh, sinh viên đã và đang đặt ra hiện nay.<br />
8. Kết cấu của luận án<br />
Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu; tổng quan tình hình nghiên<br />
cứu có liên quan đến đề tài; 4 chương, kết luận và kiến nghị; danh mục công<br />
trình khoa học của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.<br />
<br />
5<br />
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
“QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC<br />
PHÒNG VÀ AN NINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY”<br />
1.1. Những công trình nghiên cứu về giáo dục quốc phòng và an ninh<br />
Trên thế giới có các công trình như: “Giáo dục quốc phòng ở Mỹ” của tác<br />
giả Ngụy Nhạc Giang;“Giáo dục quốc phòng một số nước” của tác giả Đức<br />
Giang và Quốc Ân; Giáo dục quốc phòng trong các nhà trường ở Trung<br />
Quốc” của tác giả Nguyễn Nghĩa; “ u hướng y dựng quốc phòng c a một<br />
số nước trên thế giới hiện nay T ng h p qua tài liệu nước ngoài ” của tác<br />
giả Trung Hòa… Nhìn chung, những công trình này chủ yếu đề cập đến các<br />
quan điểm, mục đích, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục quốc phòng ở<br />
một số quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản,<br />
Singapore…<br />
Ở nước ta, năm 1988, tác giả Lê Đức Anh có bài viết “Đ i mới tư duy<br />
qu n sự, kiên trì chấp hành và vận dụng sáng tạo đường lối qu n sự c a Đảng”.<br />
Đi sâu nghiên cứu GDQP&AN trong các trường đại học, cao đẳng ở nước<br />
ta hiện nay, tác giả Nguyễn Minh Hiền có bài viết “Giáo dục quốc phòng<br />
- an ninh cho học sinh, sinh viên - Một nội dung quan trọng c a giáo dục,<br />
đào tạo trong thời kỳ mới”. Năm 2006, tập thể tác giả Lê Văn Yên, Nguyễn<br />
Tế Nhị, Nguyễn Thế Vỵ đã sưu tầm, biên tập cuốn sách “Tăng cường công<br />
tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong giai đoạn hiện nay”. Năm 2013,<br />
khi nghiên cứu về các giải pháp nâng cao chất lượng GDQP&AN cho học<br />
sinh, sinh viên hiện nay, tác giả Nguyễn Thiện Minh có bài viết “Đẩy mạnh<br />
công tác giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên trong tình<br />
hình mới”. Năm 2015, tác giả Trần Danh Lực có bài viết “Giải pháp n ng<br />
cao chất lư ng giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội”… Nhìn chung, các công trình này đều khẳng định<br />
GDQP&AN thuộc nội dung của nền giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong<br />
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, có ý nghĩa quan trọng trong<br />
chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Một số bài viết đã khái quát<br />
được thực trạng và chất lượng GDQP&AN hiện nay, trên cơ sở đó, chỉ ra được<br />
những phương hướng, giải pháp, yêu cầu để nâng cao chất lượng GDQP&AN cho<br />
từng đối tượng, ở từng phạm vi nhất định.<br />
2. Những công trình nghiên cứu về đào tạo, quản lý quá trình đào<br />
tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh<br />
Trên thế giới, tiêu biểu có các công trình “Những quan điểm<br />
phương pháp luận về y dựng học thuyết giáo dục qu n sự ở Nga”<br />
của tác giả V.P.Êrêmin; cuốn sách “Các vấn đề<br />
hội c a giáo dục<br />
qu n sự” của 2 tác giả là E.G.Vapilin và Muliava; bài viết “Giáo dục<br />
quốc phòng trong các nhà trường ở Trung Quốc” của tác giả Nguyễn<br />
<br />