intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Tạo động lực làm việc cho giáo viên trường trung học phổ thông Việt Nam

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

40
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tạo động lực làm việc cho giáo viên của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông tại một số tỉnh thành tiêu biểu của Việt Nam, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao kết quả tạo động lực cho giáo viên, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục của giáo viên trường trung học phổ thông và nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Tạo động lực làm việc cho giáo viên trường trung học phổ thông Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN TÂN TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 9 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
  2. HÀ NỘI – 2020 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC­ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI     Người hướng dẫn khoa học:  PGS.TS. Dương Thị Hoàng Yến  Người giới thiệu 1:................................................................. ................................................................................................. Người giới thiệu 2:................................................................. ................................................................................................. Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Vào lúc......... giờ, ngày..... tháng...... năm 2020 2
  3. Hà Nội, 2021
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Có thể khẳng định, những nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho giáo  viên được đặt ra như một vấn đề cần chú trọng hàng đầu trong mối quan hệ  với động cơ  học tập của học sinh và hiệu quả  giáo dục, cũng như  sức khoẻ  tinh thần và hạnh phúc nghề nghiệp của giáo viên (Richardson và Watt, 2010).  Sự  cần thiết phải giải quyết vấn đề  động lực của giáo viên cũng được ghi  nhận trong các nghiên cứu xuất phát từ  sự  thiếu hụt giáo viên được báo cáo   bởi nhiều nước phương Tây bao gồm Mỹ, Úc và một số  nước châu Âu khác   như Anh, Đức và Na Uy (Weiss, 1999; Kyriacou & Kunc, 2007). Do đó, nghiên  cứu về tạo động lực làm việc cho giáo viên rất hữu ích cho các cán bộ  quản   lý để  xác định được những cách thức thu hút các giáo viên có tiềm năng và   cách giữ họ làm việc trong nhà trường.  1.2.  Nghị  quyết 29­TƯ/NQ (2013) đã chỉ  rõ việc cần chú trọng những biện  pháp cụ  thể  trong quản lý đội ngũ giáo viên để  nâng cao hiệu quả  làm việc  của giáo viên: “Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.   Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ  quản lý giáo   dục phải trên cơ  sở  đánh giá năng lực, đạo đức nghề  nghiệp và hiệu quả   công tác”.  1.3. Hiện nay, trong các trường phổ  thông nói chung và trung học phổ  thông  nói riêng đang tồn tại một số  vấn đề  bất cập như: số  lượng giáo viên thừa   thiếu cục bộ, lương thấp, áp lực xã hội về  kết quả  học tập và chất lượng  giáo dục gia tăng và không hợp lý….  Thực tế  này đã làm  ảnh hưởng không  nhỏ  đến động lực làm việc của giáo viên  và hiệu quả  dạy học, giáo dục.  Nhưng nghiên cứu về  tạo động lực làm việc cho giáo viên trường trung học   phổ thông còn chưa được nghiên cứu.  Xuất phát từ  các cơ  sở  trên, đề  tài: “Tạo động lực làm việc cho giáo   viên trường trung học phổ thông Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu  Trên cơ  sở  nghiên cứu lý luận và thực tiễn tạo động lực làm việc cho  giáo viên của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông tại một số  tỉnh thành  tiêu biểu của Việt Nam, đề  xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao kết  quả tạo động lực cho giáo viên, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục  của giáo viên trường trung học phổ  thông  và  nâng cao chất lượng giáo dục  của các nhà trường. 4
  5. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu  3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Tạo động lực làm việc cho giáo viên trường THPT Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu: Động lực làm việc của giáo viên trường THPT trong   bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay như  thế  nào? Tạo động lực   làm việc cho giáo viên của hiệu trưởng trường THPT hiện nay như thế nào?  Lý thuyết Harvard về  quản lý nguồn nhân lực và thuyết tạo  động lực  dựa trên sự  tiến bộ  của Amabile và Kramer có giúp tìm ra những biện pháp  tạo động lực làm việc cho giáo viên của Hiệu trưởng trường THPT, để từ đó  nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT không? 5. Giả thuyết khoa học  Hiện nay, việc tạo động lực làm việc cho giáo viên của Hiệu trưởng  trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo còn chưa quan tâm thoả đáng, đưa  đến những hạn chế trong chất lượng dạy và học, hiệu quả giáo dục của nhà  trường.  Xác định được những biện pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên  của người Hiệu trưởng trường THPT sẽ  đưa đến kết quả  quản lý như  giáo  viên sẽ tích cực, trách nhiệm, say mê và sáng tạo hơn trong công việc, kết quả  dạy học và giáo dục cao hơn, sự an tâm và hài lòng trong công việc của giáo  viên tăng lên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu  6.1.  Xác định cơ  sở  lý luận về  tạo động lực làm việc cho giáo viên  trường  THPT. 6.2.  Khảo sát thực trạng động lực làm việc và  tạo động lực làm việc cho  giáo viên trường THPT tại các tỉnh Bắc Trung bộ của Việt Nam. 6.3. Đề xuất các biện pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên trường THPT  Việt Nam. 6.4. Thử  nghiệm một biện pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên trường  THPT. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ­ Đề  tài dựa trên lý thuyết Harvard về  quản lý nguồn nhân lực,  mô hình nhu  cầu của Maslow và thuyết tạo động lực dựa trên sự tiến bộ của Amabile và  Kramer  để  nghiên cứu về  cách  thức  tạo  động  lực   làm   việc   cho  giáo   viên  trường THPT Việt Nam. 5
  6. ­ Đề  tài tập trung nghiên cứu nội dung  tạo động lực làm việc cho giáo viên  trường THPT của Hiệu trưởng các trường công lập. ­ Mẫu khảo sát và nghiên cứu trường hợp được lựa chọn từ các trường THPT  đại diện cho khu vực Bắc Trung bộ. 8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận Đề tài dựa trên một số tiếp cận chính sau: ­ Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực: dựa trên các lý thuyết về quản lý nguồn  nhân lực và lựa chọn mô hình quản lý nguồn nhân lực Harvard của Micheal   Beer  (1984), để  tập trung vào các nội dung tạo động lực cho giáo viên bên  cạnh các nội dung quản lý nguồn nhân lực truyền thống của tổ chức như quy   hoạch, tuyển chọn, sử  dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, tạo môi trường  làm việc. Mô hình Harvard có ưu điểm là đặt vấn đề quản lý nguồn nhân lực   của tổ chức trong mối quan hệ với yếu tố bối cảnh và các cấp quản lý cùng  sự  chú trọng đến yếu tố  đầu vào, quá trình tạo ra và thực hiện chính sách   quản lý và kết quả  ngắn hạn, dài hạn của nguồn nhân lực đóng góp cho tổ  chức và sự phát triển xã hội. ­ Dựa vào thuyết thứ bậc nhu cầu của Maslow, thuyết tạo động lực dựa trên   sự  tiến bộ  của Amabile và Kramer  (2012) để  tìm hiểu những động lực làm  việc chủ yếu của giáo viên THPT, những yếu tố và cách thức nào thực sự tạo   ra động lực làm việc cho giáo viên THPT, và nhà quản lý cần tạo điều kiện   để  nhân viên cảm thấy họ liên tục đạt được tiến bộ nhỏ, từ đó để  đạt được  các mục tiêu lớn hơn.  8.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp 3 nhóm phương pháp nghiên cứu gồm nhóm  phương pháp nghiên cứu lý luận, nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn   (điều tra bằng bảng hỏi,  phỏng vấn sâu, quan sát, chuyên gia, thực nghiệm),  phương pháp thống kê toán học.  9. Đóng góp mới của luận án ­  Hoàn thiện  và  phát triển  lý luận về  tạo động lực làm việc cho giáo viên  trường THPT theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực. ­ Phát hiện và làm rõ thực trạng động lực làm việc phổ biến và tạo động lực  làm việc cho giáo viên trường THPT Việt Nam theo tiếp cận quản lý nguồn  nhân lực. ­ Đề  xuất và khẳng định hiệu quả  của biện pháp tạo động lực làm việc cho  giáo viên trường THPT Việt Nam. 6
  7. 10. Cấu trúc của luận án Luận án ngoài phần mở  đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu   tham khảo và phụ lục, còn bao gồm các chương: Chương 1:  Cơ  sở  lý luận về  tạo động lực làm việc cho giáo viên  trường  THPT. Chương 2:  Cơ  sở  thực tiễn  tạo động lực làm việc cho giáo viên  trường  THPT Bắc Trung bộ Chương 3: Biện pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên trường THPT Việt  Nam. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực và nguồn nhân lực giáo dục   trong tổ chức, trong đó tạo động lực cho nhân viên được đề cập như một nội   dung quản lý tổ chức Các tác giả Michael Beer (1984) và cộng sự  đề  xuất mô hình của quản lý  nguồn nhân lực (the Harvard map of HRM), Michael Armstrong (2006) đưa ra  các phương pháp tiếp cận mới cho các chủ đề  như  đánh giá công việc và cơ  cấu trả lương, tư duy mới nhất về sự tham gia, quản lý tài năng và phát triển   lãnh đạo. G.M.  Steyn and E.J. Van Niekerk (2006) đã đưa  ra  những lời khuyên hữu  ích cho các nhà quản lý giáo dục như việc tìm nguồn cung  ứng và phát triển  nhân lực, trao quyền cho nhân viên, thúc đẩy hiệu suất làm việc của cá nhân  và tổ  chức;  Sonia Blandford (2005)  đã trình bày các quan niệm của mình về  phát triển nghề  nghiệp cho giáo viên trong quản lý nguồn nhân lực, đào tạo  giáo viên nguồn…  Nguyễn Đức Trí (2002),  Nguyễn Thị  Bình (2013), Nguyễn Thị  Mỹ  Lộc   (2014), Đinh Quang Báo (2017)… đề cập cần quan tâm đến tạo môi trường làm  việc, tạo động lực làm việc cho giáo viên phổ thông, thúc đẩy người giáo viên  không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ để nâng cao chất lượng giáo dục phổ  thông, thực hiện đổi mới giáo dục.  1.1.2. Các nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho giáo viên  7
  8. Thứ  nhất, coi  tạo  động lực  cho giáo viên như  một năng lực cốt lõi của  người hiệu trưởng trong quản lý nguồn nhân lực của nhà trường, như Bulach,  Clete­ Pickett, Winson Brothe, Diana (1998), Carol Cardno (2003)… Thứ  hai, các nghiên cứu tập trung vào cần trao cho hiệu trưởng những  nguồn lực và quyền hạn nhất định để tạo động lực cho giáo viên, như Gordon  Cawelti (1999), Ingersoll R.M (2001), Sergiovanni T.J (2008)… Thứ ba, vấn đề tạo động lực thông qua xây dựng môi trường và các chính  sách đãi ngộ  với giáo  viên và cán bộ  quản lý giáo dục  cũng đã được nhiều  quốc gia quan tâm  và  coi như  giải pháp nâng cao chất lượng giáo  dục, như  Kara S. Finnigan (2010)… 1.1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu đi trước và xác định các vấn đề cần   nghiên cứu của luận án Các công trình nghiên cứu đi trước đã tập trung vào các vấn đề về mối  quan hệ giữa tạo động lực làm việc cho giáo viên dưới sự  lãnh đạo của hiệu   trưởng nhà trường và động cơ học tập của học sinh, với kết quả dạy học và  giáo dục. Tuy nhiên, còn tồn tại những vấn đề sau, như: ­ Các công trình nghiên cứu về  tạo động lực làm việc cho giáo viên theo một  tiếp cận/mô hình quản lý nguồn nhân lực với phát triển năng lực nghề nghiệp  cụ thể, bền vững cho giáo viên hầu như chưa được nghiên cứu. ­ Mỗi nhà trường với đặc trưng văn hoá riêng biệt, cùng điều kiện kinh tế,   chính trị, văn hóa, xã hội riêng đều tạo nên những điều kiện quản lý riêng   biệt, đòi hỏi những biện pháp quản lý tạo động lực làm việc cho giáo viên  phù hợp. Nghiên cứu của luận án dự  kiến sẽ  xác định được những kiểu văn   hoá nhà trường đặc thù, cũng như  điều kiện vùng miền riêng biệt để  làm cơ  sở đề xuất các biện pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên. 1.2. Động lực làm việc của của giáo viên trường trung học phổ thông 1.2.1. Khái niệm động lực làm việc và một số khái niệm có liên quan Khái niệm Nhu cầu (need) là nội dung quan trọng, cốt lõi nhất của việc  tạo động lực làm việc cho giáo viên  vì nó là nguồn gốc tính tích cực hoạt  động của cá nhân.  Một cách chung nhất có thể  hiểu nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu mà   con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển, là nguồn gốc tính   tích cực của con người. Nhu cầu có một số đặc trưng là tính đối tượng, nhu cầu do những điều   kiện và phương thức thỏa mãn quy định, nhu cầu có tính chất chu kỳ. Khái niệm Động cơ (motivation) Về bản chất, động cơ được xác định bởi những mong muốn từ kết quả  hay nói khác đi là sự kỳ vọng của chính cá nhân về kết quả sẽ thu được. Tuy  8
  9. nhiên, cốt lõi của quá trình hình thành động cơ  nằm  ở  trong quá trình nhận  thức khi cá nhân xử lý các yếu tố khác nhau tạo thành động cơ, nó giải thích  các quá trình mà một cá nhân trải qua để cuối cùng đưa ra sự lựa chọn.  Thuật  ngữ   động  cơ   chỉ  một  quá  trình  tâm  lý nói   chung,  có tính định  hướng, tạo nên sự kích thích cho cá nhân tự nguyện hoạt động hướng tới mục   tiêu nào đó của cá nhân. Động lực làm việc (Employee motivation) Thuật ngữ   động lực bắt nguồn từ  chữ   movere  trong tiếng Latinh, có  nghĩa là di chuyển (Kretiner, 1998). Động lực đại diện cho “những quá trình  tâm lý gây ra sự kích thích, sự định hướng và sự bền bỉ của các hành động tự  nguyện hướng tới mục tiêu” (Mitchell, 1982, tr.81).  Động lực làm việc là một trạng thái tâm lý có khả năng thúc đẩy cá nhân   tích cực, hăng say làm việc, nhờ vậy cá nhân đạt được kết quả cao và sự  hài   lòng trong công việc. Các biểu hiện cơ bản của động lực làm việc: Tích cực làm việc với sự  say mê, chủ  động, tinh thần trách nhiệm cao và sáng tạo; sự  hài  lòng  trong  công việc; hiệu quả công việc tăng lên rõ rệt.  1.2.2. Mối quan hệ giữa nhu cầu và động lực làm việc Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhu cầu và động cơ của con người được  các nhà khoa học quan tâm như  Robbin (1993, 1998),  Alderfer  trong lý thuyết  ERG,  Handy  với  Thuyết   động   viên,  Megan   Crawford,   Lesley   Kyss,   Colin  Riches (1997)…  Các nghiên cứu khẳng định,  nhu câu đu ̀ ̛ợc xem la xuât phat ̀ ́ ́  ̉ , là nguồn gốc của qua trinh hinh thanh đ điêm ́ ̀ ̀ ̀ ộng lực làm việc.  1.2.3. Một số lý thuyết về nhu cầu  Một số mô hình lý thuyết về nhu cầu được thừa nhận rộng rãi: Hình 1.1: Một số lí thuyết về nhu cầu 1.2.4. Các nhu cầu làm việc của giáo viên trung học phổ thông Nghiên cứu này dựa trên mô hình thứ bậc nhu cầu của A.Maslow để xác  định nhu cầu làm việc của giáo viên theo 5 nhóm nhu cầu.  Hình 1.5: Các nhóm nhu cầu làm việc của giáo viên  trường trung học phổ thông 1.2.5. Vai trò của động lực làm việc của giáo viên trong trường trung học phổ thông Các  nghiên   cứu   của  McClelland  và   cộng   sự,  Kara   S.   Finnigan   (2010),  Jiying Han and Hongbiao Yin (2016)… chỉ ra rằng động lực lam vi ̀ ẹc xuât phat ̂ ́ ́  từ sự khao khat va t ́ ̀ ự nguyẹn nen có ̂ ̂  khả năng thúc đẩy cá nhân lam vi ̀ ẹc hang ̂ ̆   9
  10. ́ ̣ say, giup ho phat huy đu ́ ̛ơc s ̣ ưc manh tiêm tang va nh ́ ̣ ̀ ̀ ̀ ờ đó họ có thêm nghị lực  để  co thê vu ́ ̉ ̛ơt qua đu ̣ ̛ợc nhưng thach th ̃ ́ ưc, kho khan và hoan thanh cong vi ́ ́ ̆ ̀ ̀ ̂ ẹĉ   mọt cach tôt nhât ̂ ́ ́ ́, đôi khi vượt qua cả sự mong đợi của tổ chức. Động lực làm  việc của giáo viên có liên quan đến hiệu quả dạy học, động lực học tập của  học sinh, mong muốn gắn bó của giáo viên với nhà trường… 1.3. Tạo động lực làm việc cho giáo viên trường trung học phổ thông 1.3.1. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông và vấn đề tạo động lực làm   việc cho giáo viên Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề  giáo viên và thúc đẩy giáo viên làm  việc đều nhấn mạnh vào vai trò của các Hiệu trưởng. Hiệu trưởng trường   THPT có nhiệm vụ  thực hiện  quá trình tạo  lập,  thúc đẩy tính tích cực hoạt  động của giáo viên trong nhà trường thông qua tìm hiểu những nhu cầu quan  trọng thúc đẩy mỗi giáo viên làm việc tại từng giai đoạn khác nhau (bên cạnh   đánh giá năng lực và hoàn cảnh sống của họ); trên cơ sở đó dự kiến cách thức  tạo  động lực  phù hợp với cá nhân và nhóm giáo viên trong nhà trường;  triển  khai đồng bộ các biện pháp tạo động lực làm việc, tạo điều kiện tối đa để giáo  viên làm việc và hoàn thành nhiệm vụ; thu thông tin phản hồi để  điều chỉnh  tác động khi cần thiết cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng giáo viên  và bối cảnh của nhà trường.  1.3.2. Các mô hình tạo động lực làm việc trong tổ chức Có một số  thuyết phổ  biến đề  xuất về  các mô hình tạo động lực làm  việc   như   Thuyết   hai   yếu   tố   của   F.Herzberg,   thuyết   mong   đợi   của   Victor  Vroom, thuyết ba nhân tố  của Sirota, thuyết động viên của Handy và thuyết  tiến bộ của Amabile và Kramer. 1.3.3. Vận dụng thuyết tiến bộ  của Amabile & Kramer và mô hình quản lý   nguồn nhân lực Harvard trong tạo động lực tạo động lực làm việc cho   giáo viên trung học phổ thông Luận án lựa chọn thuyết tiến bộ của  Amabile & Kramer để  nghiên cứu  về nội dung tạo động lực làm việc cho giáo viên THPT bởi thuyết này đã chỉ  ra một quá trình sáu bước cho việc tạo động lực làm việc cho nhân viên trong  tổ chức của người lãnh đạo khá rõ ràng. Bên cạnh đó, Luận án sử  dụng mô hình Harvard của   Beer và cộng sự  (1984) đề xuất bởi nó “đã cung cấp một trong những tuyên bố toàn diện đầu   tiên về bản chất của HRM và vấn đề về mục tiêu quản lý cùng kết quả nhân   sự  cụ  thể.” và “nó là một khung tham chiếu đa nhiệm hơn nhiều so với các   mô hình sau này”.  Mô hình quản lý nguồn nhân lực Harvard  bao gồm sáu  thành phần cơ  bản:  Cần phải quan tâm đến  các yếu tố  tình huống  của tổ   chức, đến những lợi ích của các bên liên quan, từ đó người đứng đầu tổ chức  10
  11. sẽ quyết định lựa chọn các chính sách quản lý nguồn nhân lưc, phải đánh giá  được kết quả nhân sự của tổ chức và tính toán và cam kết được kết quả dài   hạn của quản lý nguồn nhân lực với cá nhân, tổ chức và xã hội. 1.3.4. Khái niệm tạo động lực làm việc cho giáo viên trung học phổ thông Dựa trên các phân tích về  mô hình quản lý nguồn nhân lực Harvard và  Thuyết tiến bộ của Amabile và Kramer, đề  tài quan niệm: Tao đ ̣ ộng lực cho   giao vien tru ́ ̂ ̛ơng THPT la quá ̀ ̀  trình người hiẹu trû ̛ơng tác ̉  động đến các lực   lượng bên trong và bên ngoài ngươi nha tru ̀ ̀ ̛ơng nh ̀ ằm tạo ra hệ thống những   điều kiện thúc đẩy và hỗ trợ để giáo viên tự nguyẹn̂  nỗ lực và sáng tạo hoàn  thành nhiệm vụ  giáo dục, phát triển năng lực nghề  nghiệp và tạo ra uy tín   của nhà trường. 1.3.5. Nội dung tạo động lực làm việc cho giáo viên trường trung học phổ   thông Vận   dụng   vào  tạo   động   lực   làm   việc   cho   giáo  viên  trường   THPT,   nghiên cứu đề xuất các nội dung quản lý được hiệu trưởng thực hiện và khái  quát trong mô hình sau: Hình 2: Nội dung tạo động lực làm việc cho giáo viên của hiệu  trưởng trường trung học phổ thông 1.4. Các   yếu   tố   ảnh   hưởng   đến  tạo   động   lực   làm   việc   cho   giáo   viên  trường trung học phổ thông Trên cơ sở nghiên cứu của Herzberg, luận án xác định hai nhóm và 10 yếu  tố   ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc giáo viên của Hiệu trưởng trường  THPT. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN TẠO  ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN  TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Khu vực các tỉnh Bắc Trung bộ  Việt Nam:   gồm 6 tỉnh Thanh Hóa,  Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, là cầu nối giữa  các Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc với miền Trung cũng như miền Nam.  11
  12. 2.1.2. Đặc điểm giáo dục trung học phổ  thông của các tỉnh khu vực Bắc   Trung bộ Các tỉnh miền Trung  có truyền thống hiếu học và đạt thành tích cao  trong các kỳ thi trung học phổ thông, đại học, học sinh giỏi toàn quốc và quốc  tế.  Vùng Bắc Trung Bộ là vùng có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, có nhiều  xã vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện phát triển  kinh tế­ xã hội, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.   Toàn ngành vẫn đang tiếp tục giải quyết những khó khăn, hạn chế, bất cập   giữa yêu cầu đổi mới giáo dục với các điều kiện đáp  ứng để  nâng cao chất   lượng giáo dục.  Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp, học sinh, giáo viên,  trường đạt chuẩn quốc gia tính đến tháng 05/2019 CẤP THPT Số  Tỉnh,  Số  Số  Tổng  trườn thành  Tổng  Tổng  học  học  Tổng số  TT số  g đạt  Tỷ  phố số  số học  sinh  sinh  Giáo  trườn chuẩn  lệ % lớp sinh  bỏ  lưu  viên g quốc  h ọc ban gia Cả  265522 3356 1243 37,04 70951 30000 48341 152588 Nước 1  Bắc  Trung  340 151 44,41 8412 318715 2841 402 16710,00 bộ 1 Nghệ An 89 43 48,31 2333 84484 886 130 5211,00 33,6 2 Thanh Hóa 104 35 2459 98654 1203 69 5347,00 5 3 Thừa Thiên Huế 38 18 47,37 1004 36353 178 172 2455.00 29,0 4 Quảng Trị 31 9 647 23998 286   1492,00 3 (Nguồn: Hội nghị Tổng kết năm học của Bộ GD&ĐT, tháng 8 năm 2019) 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Mục đích nghiên cứu  Xác định thực trạng tạo động lực làm việc cho giáo viên các trường  THPT thuộc các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ và xác định các yếu tố ảnh hưởng  đến thực trạng quản lý này, từ  đó có cơ  sở  thực tiễn để  đề  xuất biện pháp   tạo động lực làm việc cho giáo viên trường THPT trong giai đoạn tới. 2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng Luận án tiến hành lấy ý kiến qua phiếu hỏi và phỏng vấn sâu đối với  CBQL cấp trường, cấp sở và giáo viên các trường THPT với nội dung: ­ Đánh giá nhu cầu của giáo viên, xác định các loại động lực làm việc  12
  13. phổ biến của giáo viên THPT; ­ Đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho giáo viên THPT; ­ Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc   cho giáo viên THPT. 2.2.3. Chọn mẫu khảo sát, địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu Tiến hành chọn mẫu bằng việc kết hợp hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên  có phân nhóm (đảm bảo tính đại diện tỉnh, địa bàn) và chọn mẫu ngẫu nhiên  (trường theo địa bàn đảm bảo tính ngẫu nhiên). 04  tỉnh  được  chọn  của  khu  vực  Bắc Trung bộ  Việt Nam gồm  Thừa  Thiên Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị của khu vực Bắc Trung bộ Việt  Nam. Mỗi tỉnh chọn 03 trường THPT đại diện cho 03 nhóm địa bàn: thuận lợi  (trường hạng 1, tại trung tâm của thành phố, tỉnh), khá thuận lợi (trường hạng  2, tại vùng trung tâm và lân cận huyện) và khó khăn (trường hạng 3, ở khá xa  trung tâm huyện, giao thông khó khăn).  Bảng 2.3. Mô tả đặc điểm khách thể khảo sát thực trạng tạo động lực  làm việc cho giáo viên trường THPT của 04 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ Tổng số CBQL,  TT Các tỉnh khảo sát CBQL GV GV Trường thuộc địa bàn thuận lợi (4 trường) 1 Thừa Thiên Huế 20 119 139 2 Nghệ An 58 46 104 3 Thanh Hóa 66 42 108 4 Quảng Trị 3 55 58 Tổng cộng 147 262 409 Trường thuộc địa bàn khá thuận lợi (4 trường) 1 Thừa Thiên Huế 3 51 54 2 Nghệ An 3 24 27 3 Thanh Hóa 4 16 20 4 Quảng Trị 6 65 71 Tổng cộng 16 156 172 Trường thuộc địa bàn khó khăn (4 trường) 1 Thừa Thiên Huế 4 26 30 2 Nghệ An 3 7 10 3 Thanh Hóa 3 22 25 4 Quảng Trị 5 34 39 Tổng cộng 15 89 104 Tổng cộng chung 178 507 685 13
  14. 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực trạng ­ Điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề  tài. Bảng câu hỏi được thiết kế dành cho cả giáo viên và cán bộ quản lý (chủ  yếu là  hiệu trưởng các trường THPT, ngoài ra có một số  phó hiệu trưởng)  nhằm: + Đánh giá thực trạng nhu cầu làm việc của giáo viên THPT, từ đó sàng  lọc, phân tích để xác định những động lực làm việc phổ biến của giáo viên.  +  Đánh giá thực trạng tạo  động lực làm việc cho giáo viên của hiệu  trưởng trường THPT. + Đánh giá thực trạng các yếu tố   ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc  cho giáo viên. + Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được sử dụng với các  thầy cô giáo, tổ  trưởng chuyên môn và hiệu trưởng các trường THPT nhằm  hiểu rõ hơn nhu cầu, động cơ  làm việc và cách thức tạo động lực làm việc  của giáo viên.  +   Phương   pháp   quan   sát:  Sử   dụng   phương   pháp   quan   sát   như   một  phương pháp bổ trợ để có thêm thông tin về thái độ  và hành vi của giáo viên  trong hoạt động dạy học, giáo dục, giao tiếp với học sinh, cha mẹ học sinh,   đồng nghiệp và cấp trên, thực hiện nhiệm vụ được giao để có thêm thông tin  về sự hài lòng và rào cản của giáo viên THPT trong công việc. + Phương pháp thống kê toán học:  Để  xử  lý kết quả  nghiên cứu từ  bảng câu hỏi, đề tài nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 22.0.  2.2.5. Các giai đoạn nghiên cứu thực trạng : gồm 5 giai đoạn xây dựng các  tiêu chí và thang đo; thiết kế bảng hỏi, biên bản quan sát, phỏng vấn sâu; điều  tra thử; chính xác hóa lại phiếu và khảo sát chính thức; phân tích và xử lý kết  quả. Kết quả  phân tích độ  tin cậy Cronbach Alpha  và  phân tích độ  giá trị  KMO cho thấy thang đo được thiết kế đủ đảm bảo độ hiệu lực và độ tin cậy  để sử dụng và phân tích kết quả trong nghiên cứu này.  2.2.6. Tiêu chí và thang đánh giá Mức độ đồng  Mức độ quan  Mức độ thực   Mức độ ảnh   Quy đổi   Xếp hạng   Mức độ ý trọng hiện hưởng điểm điểm TB Mức 5 Rất đồng ý Rất quan trọng  Rất cao Rất ảnh hưởng 5 điểm 4,2 ­ 5,0 Mức 4 Đồng ý  Quan trọng Cao Khá ảnh hưởng 4 điểm 3,4­ 4,19 Ảnh   hưởng   mức  Mức 3 Lưỡng lự Khá quan trọng Trung bình 3 điểm 2,6 ­ 3,39 trung bình Không đồng ý  Không quan  Mức 2 Thấp Ít ảnh hưởng 2 điểm 1,8 ­ 2,59 lắm trọng lắm 14
  15. Rất không  Không quan  Không thực  Không ảnh  Mức 1 1 điểm
  16. 11 10 Nghề có uy tín xã hội 258 38.0 2 12 15 Nghề được cộng đồng, xã hội đánh giá cao về sự hiểu biết 182 27.5 3 13 3 Ý thức về vai trò, sứ mệnh của người giáo viên 380 56.2 1 14 5 Nghề góp phân nâng cao trình độ dân trí 352 52.1 2 Bảng 9 15 7 Được cha mẹ, học sinh thừa nhận, tín nhiệm 313 46.4 3   Những nhu cầu có tỷ  lệ  và thứ  bậc cao nhất trong cả  5 nhóm nhu cầu  đều hướng  đến  các giá trị  tinh thần cao quý của nghề  dạy học như  “Nghề  được xã hội tôn trọng, kính trọng” (57.6 – xếp bậc 1), “Có điều kiện và trình  độ  giáo dục con cái” (56.6  ­ xếp bậc 2), “Ý thức về  vai trò, sứ  mệnh của  người giáo viên” (56.2% ­ xếp bậc 3). Cả  5 nhu cầu quan trọng nhất được lựa chọn từ  5 nhóm nhu cầu theo  mô hình nhu cầu của Maslow đều có tỷ lệ lựa chọn trên 50%. Các nhu cầu có  thứ bậc từ 6 ­10 là các nhu cầu nằm trong khoảng đánh giá 40 – 50%.  Phỏng vấn cô giáo V.T.L.H, (tổ trưởng tổ tiếng Anh, THPT Chuyên Quốc học   Huế) về lý do gắn bó với nghề, Cô cho biết: rất vui với công việc của mình vì   môi trường làm việc thuận lợi, thân thiện, quan hệ thày trò thân ái. 2.3.6. Xác định các động lực làm việc phổ  biến của giáo viên trung học phổ   thông hiện nay  Đề  tài tiếp tục xem xét 5 nhu cầu quan trọng nhất  ­ cũng chính là các  động lực làm việc phổ biến nhất ­  theo thâm niên công tác (trên 10 năm­nhóm  2 và từ  10 năm trở  xuống­nhóm 1) và theo địa bàn công tác (chỉ  gồm địa bàn  thuận lợi­nhóm 1 và địa bàn khó khăn­nhóm 3 mà không so sánh cả 3 địa bàn):  Bảng 2.12. So sánh đánh giá của CBQL và GV về động lực làm việc phổ  biến nhất của giáo viên THPT theo thâm niên và địa bàn công tác Các động cơ  So sánh theo  làm việc phổ  thâm niên So sánh theo địa bàn TT biến nhất của  giáo viên  Thâm niên N Mean Vùng N Mean THPT 1.00 137 2.7153 1.00 406 2.6946 Nghề   được  xã   hội  tôn   trọng,  1 kính trọng 2.00 542 1.9476 3.00 103 2.5437 1.00 137 2.0409 1.00 405 2.0469 Có   điều   kiện   và   trình   độ   giáo  2 dục con cái 2.00 541 2.3296 3.00 103 1.9223 3 Ý   thức   về   vai   trò,   sứ   mệnh  1.00 137 2.8832 1.00 405 2.8222 của người giáo viên 16
  17. 2.00 539 2.1755 3.00 103 2.5728 1.00 137 2.1496 1.00 403 1.7618 Có   thu   nhập   ổn   định   hàng  4 tháng 2.00 537 2.4007 3.00 103 1.4951 1.00 137 2.4387 1.00 405 2.8123 Nghề  góp phân nâng cao trình  5 độ dân trí 2.00 539 2.2479 3.00 103 2.7087 Số liệu bảng 2.12, có thể thấy theo thâm niên công tác, cả 5 item đều có   sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, ở sự so sánh theo địa bàn, có thể  thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê  về động lực làm việc của giáo  viên. 2.4. Thực trạng tạo động lực làm việc cho giáo viên của hiệu trưởng  trường trung học phổ thông Thực  trạng  tạo   động   lực   làm   việc   cho   giáo   viên   của  Hiệu   trưởng  trường THPT được khảo sát và đánh giá theo 05 nội dung với hai tiêu chí đánh  giá là mức độ quan trọng và kết quả đạt được. Sử  dụng phần mềm SPSS  26 để  xử  lý dữ  liệu. Kết quả  kiểm định cho  thấy thang đo được thiết kế đủ  đảm bảo độ tin cậy Cronbach Alpha là 0,892  và độ giá trị KMO là 0.954 (sig. = 0,00) để sử dụng và phân tích kết quả trong  nghiên cứu này.  Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá của giáo viên   và cán bộ quản lý, theo xu hướng giáo viên đánh giá kết quả tạo động lực làm   việc cho họ của hiệu trưởng thấp hơn đánh giá của cán bộ quản lý. Trong đó,   các nội dung được hiệu trưởng thực hiện tốt nhất và đạt mức cao (>3,4) là   Quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan đến tạo động lực làm việc cho   giáo viên, Thực hiện hoạt động tạo động lực làm việc cho  giáo viên phù hợp   với bối cảnh, Đánh giá kết quả  dài hạn của tạo động lực làm việc cho giáo   viên, còn việc tạo động lực cho giáo viên bằng việc Lựa chọn chính sách liên   quan đến tạo động lực làm việc cho giáo viên và Đánh giá kết quả phát triển   nghề nghiệp cho giáo viên còn hạn chế, ở mức trung bình (
  18. (5) Đánh giá hiệu quả dài hạn của tạo động lực làm việc cho giáo viên Là Hiệu trưởng khá thành công trong tạo động lực làm việc cho giáo viên dạy  môn chuyên, thày N.P.T (Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Quốc học Huế),  cho rằng:  Hiệu trưởng phải là cầu nối giữa giáo viên và lãnh đạo Ngành,   giữa giáo viên và chính quyền địa phương để tham mưu, đề xuất với lãnh đạo   cấp trên có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời với thành tích của giáo   viên bồi dưỡng học sinh giỏi, ghi nhận cống hiến của họ để  giáo viên tiếp   tục tâm huyết vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 2.5.   Các   yếu   tố   ảnh   hưởng   tới   tạo   động   lực   làm   việc   cho   giáo   viên   trường trung học phổ thông Tạo động lực làm việc cho giáo viên trường THPT chịu ảnh hưởng của  2 nhóm yếu tố duy trì và nhóm yếu tố thúc đẩy với 10 yếu tố cụ thể: c ác mối  quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trường, điều kiện làm việc của giáo viên,  chính sách đối với giáo viên, hệ  thống giám sát hoạt động trong nhà trường,  phân phối tiền lương và thu nhập của giáo viên, hệ  thống hướng dẫn thực  hiện công việc cho giáo viên, sự rõ ràng của hệ thống nhiệm vụ giao cho giáo  viên,  sự  thách thức của công việc  dạy học và giáo dục, tạo ra cơ  hội thăng  tiến trong công việc cho giáo viên, làm rõ ý nghĩa và giá trị cao của công việc.  Tất cả  các yếu tố  này được CBQL và giáo viên đánh giá đa số  có khá  ảnh  hưởng và rất  ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho giáo viên trường  THPT với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.  Nhìn chung, các yếu tố   ảnh hưởng đều có tương quan thuận chiều  tới  tạo động lực làm việc cho giáo viên, và xem xét mô hình hồi quy tuyến tính  cho thấy 10 yếu tố ảnh hưởng trong khoảng 20 – 30% đến việc tạo động lực  làm  việc  cho giáo viên của  hiệu trưởng trường  THPT.  Trong  đó các  yếu tố  như chế độ lương thưởng, sự quan tâm và thấu hiếu của lãnh đạo nhà trường   với các thách thức mà người giáo viên phải giải quyết, quá trình đánh giá cũng  như chế độ chính sách, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp, phát huy hình  ảnh  chuẩn mực của người thầy…… là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn tới  tạo động lực làm việc cho giáo viên.  2.6. Các nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế trong tạo động lực làm việc   cho giáo viên phổ thông Việc làm rõ kết quả  của một số  nghiên cứu trên thế  giới về  tạo động  lực làm việc cho giáo viên, nhất là ở những nước có đặc thù văn hóa, sự  phát  triển kinh tế ­ xã hội gần giống Việt Nam là cơ sở để có thể hiểu hơn nghiên   cứu về  tạo động lực cho giáo viên  ở  Việt Nam cũng như  đưa ra những giải   pháp phù hợp với đặc thù của Việt Nam cũng như sự phát triển nói chung của  18
  19. thế giới. Thông qua việc xem xét kinh nghiệm tạo động lực  làm việc cho giáo  viên, có thể thấy có nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, cả từ góc độ quản lý  trong trường học, cộng đồng xã hội và chính sách nói chung đều ít nhiều tác  động tới tạo  động cơ  làm việc của người giáo viên. Nhà quản lý giáo dục  phải chú ý tới những động cơ  của người giáo viên gắn bó với nghề  như  chế  độ lương bổng tốt, môi trường làm việc thân thiện, các nguồn tài nguyên cho  học tập thuận lợi, sĩ số lớp học không quá đông, trường học không quá xa; sự  hỗ trợ về chuyên môn và đánh giá khách quan, công bằng, tôn trọng của lãnh  đạo nhà trường;  những hành vi học tập tích cực của người  học; giáo viên  được trao nhiều quyền tự chủ hơn trong công việc của mình và có cơ hội phát  triển nghề nghiệp. Khi người giáo viên được trả tương xứng với công việc và  năng lực, họ sẽ hài lòng hơn và có động cơ làm việc mạnh mẽ hơn.  2.7. Đánh giá chung về  thực trạng tạo đông lực làm việc cho giáo viên  trường trung học phổ thông Kết quả khảo sát cho thấy, việc tạo động lực làm việc cho giáo viên đã   được các hiệu trưởng trường trung học phổ thông quan tâm và thực hiện với   những kết quả  nhất định, được giáo viên thừa nhận. Tuy nhiên, vẫn có sự  chênh lệch giữa nhận thức và kết quả thực hiện với xu hướng cả hiệu trưởng  và giáo viên đều đánh giá các nội dung tạo động lực đều quan trọng nhưng   kết quả thực hiện mới dừng lại ở mức trung bình và cận dưới mức cao.  Bên cạnh việc so sánh kết quả  nghiên cứu giữa nhóm CBQL và giáo  viên, để có cái nhìn toàn diện hơn, đề tài tiếp tục tìm kiếm sự khác biệt trong  nhận thức của khách thể  khảo sát theo một số  tiêu chí. L ựa chọn ra những  item có kết quả cao nhất  ở mỗi phần/bảng số liệu (mức độ  tầm quan trọng)  để  so sánh giữa các nhóm khác nhau về  vùng, tỉnh, thâm niên công tác. Các  item được lựa chọn gồm:  (4.1.3.) Nhà trường có nỗ  lực trong thu hút giáo viên giỏi, phù hợp với chiến   lược phát triển của nhà trường về làm việc hay cộng tác với nhà trường;  (4.2.2.)  Có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng, phù hợp về  phát triển đội ngũ   giáo viên của nhà trường;  (4.3.7.) Thực hiện xét lên lương cho giáo viên đúng quy định, công khai, minh   bạch, khách quan;  (4.4.1.) Quan tâm và đánh giá mong muốn gắn bó với nghề dạy học của giáo   viên;  (4.5.1.) Quan tâm và đánh giá sự  hài lòng, cảm thấy hạnh phúc của giáo viên   trong công việc 2.7.1. So sánh kết quả nghiên cứu theo loại địa bàn  19
  20. Số  liệu khảo sát cho thấy các giáo viên đều  đánh giá cao hoạt động  quản  lý  của  hiệu trưởng nhằm  tạo động cơ  để  giáo viên  gắn bó với nhà  trường và với nghề. Bên cạnh đó, nhóm giáo viên  ở  khu vực khó khăn có xu   hướng tự  nguyện gắn bó với nhà trường hơn , có thể  do họ  là người của địa  phương, còn hai nhóm giáo viên còn lại có thể có điều kiện dịch chuyển vị trí  công tác nhiều hơn và ở các trường thuận lợi thì yêu cầu của công việc và cha  mẹ học sinh thường cao hơn nên rất cần hiệu trưởng quan tâm đến tạo động  lực làm việc cho giáo viên. Từ kết quả này, cũng thấy rằng việc tạo động cơ  cho giáo viên phải chú ý đến nhu cầu của họ, sự khác biệt của giáo viên giữa   các vùng miền khác nhau.  2.7.2. So sánh kết quả nghiên cứu theo tỉnh  Số  liệu so sánh kết quả  đánh giá của giáo viên của 04 tỉnh được khảo  sát cho thấy có sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các tỉnh khi hệ  số  p ≤  0.05.  2.7.3. So sánh kết quả nghiên cứu theo thâm niên công tác  Tỷ  lệ lựa chọn cho thấy nhóm giáo viên có thâm niên công tác dưới 10   năm và dưới 20 năm quan tâm đến sự  gắn bó với nghề  nghiệp hơn  bởi  khi  mới bắt đầu vào nghề, thì sự quan tâm lớn của giáo viên là sự gắn bó lâu dài   với nghề, trong khi đó, với các giáo viên đã có trên 20 năm giảng dạy thì vấn   đề gắn bó với nghề không còn cần thiết phải đặt ra nữa.  CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VIỆT NAM 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp ­ Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ­ Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và hệ thống ­ Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn  ­ Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ­ Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa vấn đề và biện pháp giải quyết  3.2. Hệ thống các biện pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên trường   trung học phổ thông Việt Nam Biện pháp 1: Kiến tạo bộ máy nhà trường ổn định, tích cực. Đây là biện pháp  trọng tâm trong tạo động lực làm việc cho giáo viên trong nhà trường cần  được Hiệu trưởng đặc biệt quan tâm.  Mô hình Harvard cho rằng nội dung  chính của quản lý nguồn nhân lực trong tổ  chức chính là lựa chọn các chính   sách quản lý nguồn nhân lực. Trong nhà trường, việc chuẩn bị kế hoạch nhân  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2