intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN ĐỨC LƢƠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN Ở TỈNH THANH HÓA TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 9340410 HÀ NỘI - 2020
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. PHẠM THỊ KHANH Phản biện 1: ............................................... ................................................ Phản biện 2: ............................................... ................................................ Phản biện 3: ............................................... ................................................ Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi ....giờ .... ngày .... tháng .... năm 202... Có thể tìm hiểu luận án tại Thƣ viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Đức Lương (2016), "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện", Tạp chí Tài chính, (11), tr. 80-81. 2. Trần Đức Lương (2017), " Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa ", Tạp chí Tài chính, (2), tr. 66-68. 3. Trần Đức Lương (2017), "Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện", Tạp chí Tài chính, (4), tr. 104-106.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài XDĐN cán bộ nói chung, XDĐN CBQLKTCH nói riêng hội tụ đầy đủ sức khỏe, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, năng động, sáng tạo để phát triển nhanh, bền vững, chủ động hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng, lợi thế phát triển bền vững. Song, đến nay, Tỉnh vẫn chưa vượt lên để trở thành trung tâm kinh tế mới của khu vực Bắc Trung bộ và Nam Bắc bộ. Nguyên nhân quan trọng là do Tỉnh chưa XDĐN CBQLKTCH đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý; chủ động tổ chức thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; tham mưu cho các cấp chính quyền thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH địa phương. Những bất cập, yếu kém trong các khâu của CTCB đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện XDĐN CBQLKTCH đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh, hiệu quả quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa trong điều kiện chủ động hội nhập, thích ứng nhanh, hiệu quả với cuộc cách mạng 4.0, biến đổi khí hậu tại địa phương và cả nước. Vì vậy, đề tài “Xây dựng ĐNCB QLKT cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” được lựa chọn nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành QLKT. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận án là đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện XDĐN CBQLKTCH nhằm đẩy nhanh CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Nhiệm vụ: 1) Hệ thống hóa, bổ sung và làm sáng rõ cơ sở lý luận về XDĐN CBQLKTCH: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH. 2) Nghiên cứu kinh nghiệm XDĐN CBQLKTCH của Quảng Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc; rút ra bài học cho tỉnh Thanh Hóa. 3) Phân tích, đánh giá khách quan thực trạng XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình CNH, HĐH; chỉ ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân. 4) Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình CNH, HĐH đến 2025, tầm nhìn 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình CNH, HĐH. Chủ thể XDĐN CBQLKTCH là chính quyền nhân dân tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung, nghiên cứu XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình CNH, HĐH. CBQLKTCH là một bộ phận của công chức, viên chức hoạt động QLKT. Nội dung XDĐN CBQLKTCH gồm: Xây dựng TCCD; quy hoạch; đề bạt, bổ nhiệm, LC, ĐĐ; ĐT, BD, sử dụng; kiểm tra, đánh giá; chế độ chính sách đối với CBQLKTCH. Về không gian, nghiên cứu
  5. 2 XDĐN CBQLKTCH gồm 27 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.Về thời gian, nghiên cứu XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2019, tầm nhìn 2030 và những năm tiếp theo. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, lý thuyết hiện đại về XDĐN cán bộ, CBQLKTCH; quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa về XDĐN CBQLKTCH để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu kinh tế; kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng về XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa. Trong đó: Chương 1, sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp... nghiên cứu công trình trong, ngoài nước có liên quan; khẳng định kết quả đạt được, khoảng trống lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. Chương 2, sử dụng phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp..., xây dựng khung lý thuyết XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH; phân tích kinh nghiệm về XDĐN CBQLKTCH Quảng Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc; rút ra bài học cho tỉnh Thanh Hóa. Chương 3, sử dụng các phương pháp: 1) Phương pháp định tính, chủ yếu là thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích-tổng hợp, diễn giải-quy nạp để phân tích thực trạng XDĐN CBQLKTCH (xây dựng TCCD, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, LC, ĐĐ, ĐT, BD; kiểm tra, đánh giá và chế độ chính sách đối với CBQLKTCH) trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa (2011-2018). 2) Phương pháp định lượng, tiến hành Điều tra xã hội học về thực trạng XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa, gồm 02 mẫu Phiếu khảo sát ý kiến. Mẫu 01, đối tượng khảo sát là CBQLKTCH Thanh Hóa; phát ra 500 phiếu, thu về 412 phiếu; thời gian thực hiện 8/2018. Mẫu 02 (phần lớn câu hỏi phỏng vấn sâu), đối tượng khảo sát là cán bộ LĐ, QL tỉnh Thanh Hóa; phát ra 100 phiếu, thu về 90 phiếu; thời gian thực hiện 2/ 2019. Địa bàn khảo sát: 01 thành phố, 02 thị xã và huyện vùng núi, đồng bằng và ven biển. Sử dụng Chương trình SPSS Statistics 20 để xử lý phiếu điều tra. Bằng bảng, biểu đồ, sơ đồ phân tích, đánh giá đúng thực trạng XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa; khẳng định kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Chương 4: Sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, dự báo, rút ra kết luận khoa học, đề xuất phương hướng, giải pháp XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
  6. 3 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH. Trong đó: 1) Đưa ra khái niệm về CBQLKTCH và XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH; 2) Phân tích 5 đặc điểm, 4 vai trò, 4 yêu cầu, 4 nguyên tắc XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH. 3) Phân tích 6 nội dung XDĐN CBQLKTCH (Xây dựng TCCD; quy hoạch; đề bạt, bổ nhiệm, LC, ĐĐ; ĐT, BD; kiểm tra, đánh giá và chế độ chính sách) trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa. 4) Xây dựng 2 nhóm tiêu chí đánh giá; 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH. Hình thành khung phân tích lý thuyết XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH. - Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về XDĐN CBQLKTCH của Quảng Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc; chỉ ra 6 bài học, tỉnh Thanh Hóa cần phải tích cực, chủ động làm tốt, hiệu quả tất cả các khâu trong tiến trình XDĐN CBQLKTCH. - Trên cơ sở phân tích rõ tiềm năng, lợi thế phát triển KT-XH, luận án phân tích, đánh giá thực trạng XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2018, chỉ ra 6 kết quả đạt được, 6 hạn chế và phân tích 2 nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan nhằm hình thành khung nghiên cứu chương sau. - Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu có tính đột phá nhằm đẩy mạnh XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030 và những năm tiếp theo. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƢỚC VÀ TRONG NƢỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nƣớc có liên quan đến cán bộ, xây dựng đội ngũ, cán bộ quản lý, quản lý kinh tế Có nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu về đội ngũ quản trị, quản lý trong nền KTTT, nổi bật là các tác giả: Christian Batal “Quản lý NNL trong khu vực nhà nước”; William Easterly “Truy tìm căn nguyên tăng trưởng”; John Naisbitt “Lối tư duy của tương lai”; Nicolai J.Foss “Strategy, Economic Organization, and the Knowledge Economy: The Coordination of Firms and Resources”; Mark Mc Cormack “Những điều trường Harvard không dạy bạn” và “Những điều trường Harvard vẫn không dạy bạn” v.v…
  7. 4 Hầu hết các công trình đã đi sâu nghiên cứu về vai trò mục tiêu, điều kiện để có đội ngũ quản lý, quản trị dẫn dắt, định hướng phát triển trong nền kinh tế tri thức. Sự cần thiết, khách quan phải thay đổi tư duy lãnh đạo, khả năng thích ứng, nhạy bén và sáng tạo trong phát triển SX-KD. Muốn có được đội ngũ quản trị, quản lý giỏi, chủ thể quản lý phải chủ động phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng người tài; kết hợp với thúc đẩy nỗ lực của bản thân mỗi người. Từ đó hình thành được đội ngũ cán bộ quản trị, quản lý kinh tế năng động, sáng tạo; tổ chức, dẫn dắt, định hướng cho doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển hiệu quả. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế của quốc gia, địa phƣơng cấp tỉnh và huyện trong quá trình CNH, HĐH Ở trong nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Nổi bật là: Nguyễn Minh Tuấn “Tiếp tục đổi mới đồng bộ CTCB thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”; Nguyễn Duy Hùng, Vũ Văn Phúc, “Phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế”; Tạp chí Cộng sản “Nghiên cứu phát triển ĐNCB, công chức lãnh đạo QLNN trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế”; Vy Văn Vũ,“Quy hoạch, đào tạo và sử dụng ĐNCB, công chức QLNNVKT của tỉnh Đồng Nai”; Thân Minh Quế và cộng sự “Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay”; Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng và Lê Văn Yên “Kinh nghiệm XDĐN cán bộ ở Trung Quốc”; Nguyễn Phú Trọng“Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng ĐNCB trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”; Bùi Đức Hưng: “XDĐN công chức QLKT của Bộ Xây dựng”; Gia Kiệt“XDĐN cán bộ cấp huyện theo hướng đồng bộ, hợp lý ở tỉnh Điện Biên” Nguyễn Hồng Nhật“Đổi mới CTCB, XDĐN cán bộ LĐ, QL đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới” v.v... Các công trình nghiên cứu trên đã luận giải khá rõ về khái niệm, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá ĐNCB, XDĐN cán bộ QLKT trong quá trình CNH, HĐH, ở tầm quốc gia, địa phương; chỉ rõ ĐNCB quản lý nói chung, đội ngũ CBQLKT nói riêng là yếu tố quyết định sự thành công trong quá trình PTKT ở mỗi giai đoạn cụ thể.. XDĐN cán bộ QLKT trong quá trình CNH, HĐH ở mỗi cấp, mỗi ngành và địa phương là khác nhau; chịu tác động các nhân tố kinh tế, xã hội, lịch sử; định hướng của tổ chức và ý thức nỗ lực của cá nhân...Trên nhiều góc độ, các công trình đề xuất giải pháp: Làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng tiêu chí cụ thể, đào tạo, sử dụng và bổ nhiệm đúng; nâng cao chất lượng ĐNCB; tuyển dụng đi đôi với sàng lọc cán bộ... nhằm xây dựng được ĐNCB quản lý, cán bộ QLKT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, địa phương.
  8. 5 1.2. KHOẢNG TRỐNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHƢA NGHIÊN CỨU; NHIỆM VỤ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 1.2.1. Khoảng trống lý luận và thực tiễn chƣa đƣợc nghiên cứu - Về lý luận: Còn khá hiếm công trình nghiên cứu toàn diện về XDĐN CBQLKTCH; làm sáng rõ bản chất, đặc điểm, vai trò, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH. - Về thực tiễn: Rất ít công trình nghiên cứu một cách tổng thể, bài bản về XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình CNH, HĐH; dưới tác động của toàn toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện Đảng đã ban hành, tổ chức thực hiện nghị quyết mới về cán bộ, XDĐN cán bộ QLKT nói chung, CBQLKTCH nói riêng: Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCH TW khóa XII-Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 về “Tăng cường, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái và tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCH TW khóa XII-Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khóa XII-Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/9/2018 về: “Tập trung XDĐN cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ của BCH TW Đảng”... Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận; phân tích, đánh giá khách quan thực trạng và đề xuất phương hướng và giải pháp căn cốt XDĐN CBQLKTCH ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình CNH, HĐH đến 2025, tầm nhìn 2030 và những năm tiếp theo là rất cần thiết. 1.2.2. Những nhiệm vụ đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án * Về lý luận: - Tổng quan được tình hình nghiên cứu liên quan đến XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH. Hiểu rõ nội dung, phạm vi và chỉ ra khoảng trống của công trình nghiên cứu về ĐNCB, XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH cần tiếp tục được nghiên cứu trong luận án. - Nghiên cứu, làm sáng tỏ bản chất XDĐN CBQLKTCH, hiểu rõ nội hàm của XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH. - Phân tích đặc điểm, vai trò, yêu cầu và nguyên tắc của XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH đặt trong bối cảnh mới. - Phân tích, làm sáng tỏ các nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH. * Về thực tiễn: - Nghiên cứu kinh nghiệm XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH,
  9. 6 HĐH của địa phương có điều kiện tương đồng với tỉnh Thanh Hóa (Quảng Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc) và rút bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa; chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa đến 2025, tầm nhìn 2030 và những năm tiếp theo. Từ những phân tích trên đây, luận án sẽ triển khai khung nghiên cứu: MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Cơ sở lý luận và Thực trạng XD Phương hướng, Tổng quan THNC; thực tiễn về XD ĐN CBQL giải pháp XDĐN khoảng trống lý ĐN CBQLKTCH KTCH ở Thanh CBQLKTCH ở KẾT LUẬN luận và thực tiễn trong quá trình Hóa trong quá Thanh Hóa trong CNH, HĐH trình CNH, HĐH quá trình CNH, HĐH Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 2.1.1. Khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện CBQLKTCH là một bộ phận cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, thực hiện chức năng QLNNVKT trên địa bàn huyện. 2.1.1.2. Khái niệm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Bản chất của CNH, HĐH: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất – kinh doanh, dịch vụ và quản lý KT-XH từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng
  10. 7 suất lao động xã hội cao. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ: Đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp hiện đại. Đẩy mạnh thực hiện mô hình CNH, HĐH trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế gắn với PTKT tri thức, lấy KH-CN, tri thức và NNL chất lượng cao làm động lực chủ yếu... Xây dựng cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lý, phát huy lợi thế so sánh, có năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. CNH, HĐH tiến hành qua ba bước: Tạo tiền đề, điều kiện để CNH, HĐH; đẩy mạnh CNH, HĐH và nâng cao chất lượng CNH, HĐH... chú trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhanh, bền vững;... sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. - Khái niệm XDĐN CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH: Xây dựng đội ngũ CBQL kinh tế cấp huyện trong quá trình CNH, HĐH là tổng thể các hoạt động nhằm hình thành, phát triển đội ngũ CBQL kinh tế đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về kinh tế, đảm bảo thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, thúc đẩy KT-XH cấp huyện phát triển nhanh và bền vững. 2.1.2. Đặc điểm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - XDĐN CBQLKTCH là kết quả tổng hợp của nhiều hoạt động hình thành ĐNCB, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH cấp huyện. - XDĐN CBQLKTCH có sự tham gia, phối hợp của nhiều chủ thể, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, trực tiếp là chính quyền cấp tỉnh. - XDĐN CBQLKTCH có sự kết hợp chặt chẽ, hữu cơ giữa yếu tố bên trong của cá nhân và yếu tố bên ngoài của tổ chức. - XDĐN CBQLKTCH là hình thành, phát triển đội ngũ người sử dụng quyền lực Nhà nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLKT thuộc thẩm quyền, theo quy định của pháp luật trong quá trình CNH, HĐH, họ phải đảm bảo đem lại lợi ích cho quốc gia, tập thể, cộng đồng và cá nhân. 2.1.3. Vai trò của xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Hình thành được đội ngũ những người có năng lực, phẩm chất tốt, đảm bảo cho chủ thể quản lý chủ động sử dụng hiệu quả đội ngũ CBQLKTCH đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. - Tạo lập được lực lượng cán bộ là nòng cốt, trực tiếp, chủ động và sáng tạo trong vận dụng, triển khai và hoạch định chủ trương, chính sách về CNH, HĐH, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững cấp huyện. - Phát triển được ĐNCB có tinh thần chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà
  11. 8 nước, trực tiếp chỉ đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương trong quá trình CNH, HĐH. - Tạo lập đội ngũ tổ chức triển khai nhiệm vụ CNH, HĐH tại địa phương, trực tiếp đánh giá, thẩm định chủ trương, đường lối CNH, HĐH của Đảng, Nhà nước các cấp vào đời sống phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. 2.1.4. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.1.4.1. Yêu cầu đối với xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Chủ thể quản lý phải lựa chọn được những cán bộ có năng lực và sức khỏe tốt, phẩm chất cách mạng, có khả năng hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. - Đội ngũ CBQLKTCH phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực tiễn và thái độ phục vụ nhân dân. - Sự phù hợp giữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ địa phương yêu cầu với nhiệm vụ CBQLKTCH đảm nhiệm - Chất lượng của đội ngũ CBQLKTCH được đảm bảo. 2.1.4.2. Nguyên tắc cơ bản xây dựng đội ngũ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - XDĐN CBQLKTCH dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng; quản lý và điều hành của Chính phủ trực tiếp là Tỉnh ủy, UBND cấp tỉnh - XDĐN CBQLKTCH phải dựa trên cơ sở phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là các cấp ủy, tổ chức đảng địa phương. - XDĐN CBQLKTCH phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm thu hút, trọng dụng cán bộ tài năng và phẩm chất đạo đức tốt. - XDĐN CBQLKTCH phải trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, xuất phát từ công việc để tuyển dụng, ĐT, BD, sử dụng (đề bạt, LC, ĐĐ, bổ nhiệm) cán bộ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình CNH, HĐH. 2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 2.2.1. Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.2.1.1. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ: Quán triệt đường lối, chủ trương của các cấp ủy Đảng, chính quyền để xây dựng TCCD cán bộ; xây dựng và cụ thể hóa TCCD cho đội ngũ CBQLKTCH phù hợp với vị trí việc làm, theo các chức vụ và chức danh của từng cán bộ, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
  12. 9 2.2.1.2. Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ: Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển để quy hoạch ĐNCB đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu; đặt công tác quy hoạch dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Đảm bảo quy hoạch với tuyển dụng, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm; LC, ĐĐ với vị trí việc làm; phù hợp với các ngành, lĩnh vực; tiến hành theo các bước: Xây dựng TCCD; khảo sát, đánh giá thực trạng, dự báo nhu cầu, tìm nguồn; hội nghị cán bộ chủ chốt, lấy phiếu giới thiệu và đề xuất quy hoạch theo chức danh; tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch; tiếp tục ĐT, BD và chuẩn bị danh sách, phê chuẩn và công khai quy hoạch; chuẩn bị sẵn sàng đưa cán bộ dự nguồn QLKT cấp huyện vào đúng vị trí đã hoạch định. 2.2.1.3. Tuyển dụng, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, LC, ĐĐ cán bộ: Nguồn tuyển dụng CBQLKTCH được lấy từ ĐNCB đã được quy hoạch. Lựa chọn cán bộ hội tụ đầy đủ năng lực, phẩm chất, kỹ năng xử lý tình huống, độ tuổi, giới tính, ngành nghề... để đưa vào sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm; LC, ĐĐ... cán bộ theo đúng nhiệm vụ công vụ; xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, địa chỉ, thời gian thi hành công vụ đối với CBQLKTCH. 2.2.1.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ: ĐT, BD cho đội ngũ cán bộ là một quá trình. Mục tiêu ĐT, BD là nâng cao chất lượng của đội ngũ. Nội dung ĐT, BD tập trung vào nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận, ngoại ngữ, tin học...; kỹ năng giải quyết tình huống; kỹ năng điều hành PTKT trong quá trình CNH, HĐH. Đa dạng hóa trong phương thức ĐT, BD đội ngũ CBQLKTCH: Tập trung, không tập trung; lý thuyết, thực hành; trong nước, ngoài nước... 2.2.1.5. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ: Đây là khâu quan trọng trong CTCB. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ sát, đúng giúp cán bộ phát huy tốt năng lực, sở trường, thúc đẩy CNH, HĐH; tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế... địa phương mà còn phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh do yếu kém của đội ngũ cán bộ, chủ động trong ĐĐ, LC cán bộ... Nội dung kiểm tra hướng vào chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra cho đội ngũ cán bộ; phương thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Kiểm tra, đánh giá cán bộ theo quy trình: Cán bộ tự kiểm điểm, tự nhận mức xếp loại; cấp trên trực tiếp đánh giá, tập thể nhận xét, cấp dưới trực tiếp nhận xét, đánh giá; ra quyết định đánh giá, xếp loại cán bộ. Căn cứ ĐGCB là lấy hiệu quả công việc để đánh giá, xếp loại CBQLKTCH. 2.2.1.6. Xây dựng, thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ: Căn xứ xây dựng, thực hiện chế độ, chính sách là chủ trương, đường lối và pháp luật của Đảng, Nhà nước; quy định của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Đa dạng hóa trong xây dựng, thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với CBQLKTCH: cơ hội học tập, phấn đấu, tiền lương, thưởng, bổ nhiệm ...
  13. 10 thực chất, là tạo động lực cho CBQLKTCH trưởng thành. 2.2.2. Một số tiêu chí cơ bản đánh giá xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.2.2.1. Tiêu chí đánh giá theo nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện - Tiêu chí về tiêu chuẩn chức danh CBQLKTCH: Trình độ CM, NV (Văn bằng, chứng chỉ nghề nghiệp về kinh tế hoặc ngành nghề phù hợp với nhiệm vụ QLKT…); phẩm chất, nhân cách; năng lực LĐ, QL (Kỹ năng, kinh nghiệm QLKT nói chung, xử lý tình huống trong thực hiện nhiệm vụ nói riêng). - Tiêu chí về quy hoạch đội ngũ CBQLKTCH: Chương trình, quy trình, kế hoạch XDĐN cán bộ QLKT; số lượng, cơ cấu cán bộ QLKT được đưa vào quy hoạch; số người được phát hiện, tạo nguồn cán bộ có tiềm năng, đủ tiêu chuẩn. - Tiêu chí về tuyển dụng, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, LC, ĐĐ: Số lượng, chất lượng cán bộ tuyển dụng; số lượng, chất lượng bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, LC, ĐĐ. - Tiêu chí về ĐT, BD CBQLKTCH: Số lớp đào tạo; hệ lớp ĐT, BD CM, NV, ngoại ngữ, lý luận chính trị, tin học…; số lượng cán bộ được ĐT, BD; chất lượng ĐT, BD cán bộ. - Tiêu chí về kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQLKTCH: Kiểm tra cán bộ, với các nội dung, phương thức kiểm tra (đột xuất và thường xuyên); số kỳ, chất lượng, kết quả kiểm tra. Đánh giá cán bộ: Số lượng nhiệm vụ hoàn thành; chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao (năng lực, trình độ chuyên môn; đánh giá căn cứ vào tiềm năng; đánh giá thông qua động cơ làm việc…); tác động hoàn thành nhiệm vụ được giao đối với tiến trình CNH, HĐH. - Tiêu chí về xây dựng chế độ, chính sách đối với CBQLKTCH: Chế độ tiền lương; các khoản thưởng (giá trị hoặc hiện vật); chế độ khác (đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CM, NV). 2.2.2.2. Tiêu chí đánh giá về năng lực; phẩm chất, sức khỏe và cơ cấu của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Tiêu chí đánh giá về năng lực của CBQLKTCH: Năng lực chuyên môn của cán bộ QLKT; năng lực tư duy của cán bộ QLKT; năng lực quản lý, điều hành của cán bộ QLKT; năng lực phối hợp nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao: - Tiêu chí đánh giá phẩm chất của CBQLKTCH: Phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức và nhân cách - Tiêu chí đánh giá về thể lực, sức khỏe của CBQLKTCH: Chiều cao, cân nặng; sức bền, sự dẻo dai… và đánh giá về cơ cấu: Cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, cơ cấu dân tộc...
  14. 11 2.2.3. Nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.2.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan - Yêu cầu mới đối với phát triển KT-XH của đất nước, địa phương: Yêu cầu mới đối với phát triển KT-XH của đất nước, địa phương, đó là nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển nhanh, bền vững cả về KT-XH, môi trường…, tác động đến việc XDĐN CBQLKTCH đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu; sẵn sàng, chủ động trong sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Nếu XDĐN CBQLKTCH đáp ứng được yêu cầu mới sẽ thúc đẩy KT-XH phát triển và ngược lại. - Tác động của quá trình CNH, HĐH đất nước, địa phương trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Phát triển nền kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tác động đến XDĐN CBQLKTCH, hình thành đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, xử lý tình huống, phối hợp nhóm, kỹ thuật tốt… vượt ra ngoài địa phương, gắn với chủ động hội nhập quốc tế. - Chủ trương, đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ: Đảng cầm quyền gắn với xây dựng nhà nước pháp quyền, phải tạo ra đội ngũ cán bộ nói chung, CBQLKTCH nói riêng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ CNH, HĐH, phát triển KT-XH do Đảng, Nhà nước đặt ra. Vì vậy, XDĐN CBQLKTCH phải tuân thủ chủ trương, đường lối không tách rới chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Phong tục, tập quán của địa phương, quan hệ dòng tộc, bằng hữu... tác động đến XDĐN CBQLKTCH, thể hiện cả mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực, đội ngũ cán bộ sẽ có sự cố kết, quyết tâm cùng thực hiện nhiệm vụ của CNH, HĐH. Mặt tiêu cực, thể hiện ở sự nể nang, kết bè, cánh… trong dòng tộc, làm giảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH, kìm hãm sự phát triển. Phải quán triệt cả mặt đó trong XDĐN CBQLKTCH. 2.2.3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan - Quan điểm của lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền các cấp có thẩm quyền: XDĐN cán bộ nói chung, CBQLKTCH nói riêng phải trên nguyên tắc chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Nếu các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp có năng lực, công tâm, khách quan sẽ hình thành được đội ngũ CBQLKTCH tốt và ngược lại. - Năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức của cán bộ làm tổ chức cán bộ: Đội ngũ CBQLKTCH được xây dựng theo quy trình, gắn với các khâu của CTCB; có liên quan trực tiếp đến cán bộ làm tổ chức. Nếu đội ngũ này có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt sẽ xây dựng được đội ngũ CBQLKTCH tốt, đảm bảo
  15. 12 chủ động trong xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn chức danh; quy hoạch; tuyển dụng, bố trí, sử dụng; ĐĐ, LC; ĐT, BD… và ngược lại. - Khả năng, sự nỗ lực phấn đấu của bản thân cán bộ, gắn kết với quan tâm, thúc đẩy, đào tạo, bồi dưỡng của các cấp có thẩm quyền: Sự nỗ lực của bản thân người cán bộ và sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền là hai mặt của quá trình. Chỉ có thể XDĐN CBQLKTCH đủ mạnh, cơ cấu hợp lý khi có sự kết hợp của hai mặt này. 2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN VÀ BÀI HỌC RÖT RA CHO TỈNH THANH HÓA 2.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương: Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh, kinh nghiệm của Hà Nội và kinh nghiệm của Vĩnh Phúc về XDĐN CBQLKTCH. 2.3.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện đối với tỉnh Thanh Hóa Một là, làm tốt công tác quy hoạch; tiêu chuẩn hóa chức danh CBQLKTCH. Hai là, XDĐN CBQLKTCH với quy mô, cơ cấu hợp lý và hiệu quả. Thực hiện tốt quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, ĐGCB. Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLKTCH đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH; coi đó là giải pháp then chốt, đảm bảo phát huy tính năng động, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của ĐNCB trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn huyện. Bốn là, vận dụng, thực hiện nghiêm túc, sáng tạo đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về LC, ĐĐ đội ngũ CBQLKTCH. Năm là, đổi mới tư duy, hành động đúng đắn trong lựa chọn, bổ nhiệm CBQLKTCH. Chú trọng tạo nguồn để lựa chọn một cách hiệu quả nhằm bổ nhiệm được CBQL có năng lực toàn diện, phẩm chất và sức khỏe tốt nhằm góp phần thực thi hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp. Sáu là, thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật nhằm tạo động lực và kỷ cương XDĐN CBQLKTCH.
  16. 13 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN Ở TỈNH THANH HÓA TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP HUYỆN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN Ở TỈNH THANH HÓA TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hƣởng đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, có tọa độ 20 o08’28’’ vĩ độ Bắc dến 105o18’34’’ kinh độ Đông, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam. Phía Bắc tỉnh Thanh Hóa giáp với 3 tỉnh: Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Diện tích toàn tỉnh là 11.136,3 km2 (lớn thứ 5 cả nước), là một tỉnh đông dân, có khoảng 3,4 triệu người; kết nối được với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ và các tỉnh Bắc Lào. Với địa hình, khí hậu, thời tiết ôn hòa, rất thuận lợi cho tỉnh Thanh Hóa sớm hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH và trở thành khu vực kinh tế quan trọng của khu vực Bắc Trung bộ và Nam Bắc Bộ. 3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Điều kiện kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt ở mức khá cao. Năm 2018, GRDP của Tỉnh đạt tốc độ 15,6%, cao nhất so với nhiều năm gần đây, lọt vào tốp đứng đầu cả nước về tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (năm 2010 chỉ đạt 13,7%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; cơ cấu ngân sách ngày càng đảm bảo tính cân đối giữa thu và chi…; GRDP/người/năm có xu hướng tăng nhanh, đạt 1.990 USD, tăng 287 USD so với năm 2017; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH: giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp, dịch vụ; lao động qua đào tạo trên 55%/ tổng lao đông. Đời sống nhân dân được cải thiện, môi trường từng bước được chú ý bảo vệ và xử lý chất thải, phát thải. Nông thôn mới đang hình thành và phát triển… 3.1.2. Khái quát về đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2010-2018 3.2.1.1. Về số lượng và cơ cấu Tính đến năm 2018 đội ngũ CBQLKTCH là 5.531 người, làm việc trên địa
  17. 14 bàn 27/27 huyện (thị xã, thành phố); đang trong cả 3 độ tuổi (dưới 40, từ 40-50 và từ 50-60), song, tập trung chủ yếu ở độ tuổi 40-50; tỷ lệ cán bộ là nữ có tỷ trọng thấp hẳn so với nam. Cán bộ nữ có tỷ lệ lớn nhất là huyện Hà Trung mới đạt 26,46%. Các huyện miền núi, xa trung tâm cán bộ nữ chỉ chiếm dưới 10%, thấp hơn hẳn so với các vùng khác (Bá Thước: 6,98; Cẩm Thủy: 8,0%; Thường Xuân: 8,67%; Nông Cống: 9,28%; Mường Lát: 9,52%...). 3.2.1.2. Về chất lượng - Trình độ chuyên môn: ĐNCB QLKTCH có trình độ CM, NV, KH-CN tương đối cao, là nét đặc thù khối kinh tế - điều kiện, tiêu chuẩn bắt buộc đối với CBQLKTCH. Giai đoạn 2010-2015, có 4.480 người có trình độ đại học, 209 người thạc sĩ, 01 người là tiến sĩ. 2016-2017, cán bộ là cử nhân giảm còn 3.927 người, cán bộ đạt trình độ thạc sĩ tăng lên 718 người thạc sĩ; 4 cán bộ là tiến sĩ; Về tỷ lệ, 100% CBQLKTCH có trình độ đại học, sau đại học. Tỷ lệ cán bộ là thạc sĩ khá cao: 4,11% (2010 – 2015) và 15,44% (2016 – 2017). - Trình độ lý luận, KTTT, quốc phòng: Số người đạt trình độ cao cấp LLCT là 34, 58% (2010-2015%); 47,26% (2016-2017%). Trên 90% CBQLKTCH đã được bồi dưỡng kiến thức về KTTT, QLKT, QLNN trong hội nhập quốc tế gắn với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, trật tự, an toàn xã hội. - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Đội ngũ CBQLKTCH được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn CNH, HĐH ở địa phương. 3.1.2.3. Năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở Thanh Hóa Năng lực hoạt động thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp; khả năng giải quyết vấn đề đặt ra, xử lý tình huống công vụ; phối hợp nhóm; mức độ thích ứng công việc; tổng kết thực tiễn, phát hiện vấn đề; xử lý mâu thuẫn nội bộ… của CBQLKTCH. Về cơ bản, đội ngũ CBQLKTCH có kỹ năng xác lập mục tiêu, tổ chức thực hiện công việc; có kinh nghiệm chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch của Đảng, Nhà nước và Tỉnh. Đội ngũ cán bộ hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, xử lý được mâu thuẫn nội bộ, tiếp xúc với nhân dân, xử lý khá tốt các tình huống khi thực thi công vụ... 3.1.3. Vấn đề đặt ra về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Phải tích cực, chủ động trong hoạch định chiến lược, xây dựng đội ngũ CBQLKTCH đảm bảo về số lượng cán bộ, tạo nguồn để chủ động phân bổ hợp lý giữa các ngành, vùng, nhất là ở các huyện biên giới, sâu xa; huyện nghèo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. - Phải tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLKTCH về trình độ CM, NV; năng lực triển khai chính sách vào cuộc sống, thực hiện chuyển đổi thành công mô hình TTKT, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, vùng, hình thức tổ chức
  18. 15 sản xuất phù hợp với điều kiện mới. - Phối kết hợp hợp lý, chặt chẽ và tốt giữa các khâu TCCB tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, LC, ĐĐ, điều động…; Cụ thể hóa TCCD cán bộ, nhất là chỉ tiêu định lượng, thực hiện các nhiệm vụ của CNH, HĐH địa phương. 3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP HUYỆN Ở TỈNH THANH HÓA TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, GIAI ĐOẠN 2010 -2018 3.2.1. Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý cấp huyện - Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật; tuân thủ nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo CTCB và quản lý ĐNCB, đề cao trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng như người đứng đầu tổ chức, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng TCCD đối với CBQLKTCH trong quá trình CNH, HĐH.Theo tiêu chuẩn chung: Có tinh thần yêu nước, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực không cơ hội, gắn bó với nhân dân, được tín nhiệm; có trình độ LLCT, hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm tốt nhiệm vụ được giao…Theo tiêu chuẩn cụ thể: Năng lực tư duy; năng lực chuyên môn; năng lực quản lý theo yêu cầu của từng ngành, lĩnh vực, chức danh của CBQLKTCH. - Vận dụng những TCCD trên đây vào thực tiễn CNH, HĐH, đẩy mạnh phát triển KT-XH trên địa bàn huyện tỉnh Thanh Hóa. 3.2.2. Thực trạng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện Quán triệt, vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về CTCB, Tỉnh ủy, HĐND, UBND Thanh Hóa ban hành văn bản pháp luật về CTCB, thống nhất: 1) Lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ cách mạng để XDĐN cán bộ, CBQLKTCH. 2) Chủ động phát hiện cán bộ có năng lực, phẩm chất, sức khỏe, trưởng thành từ thực tiễn, sớm phát hiện cán bộ trẻ có tài, đức đưa vào quy hoạch, dự nguồn cán bộ. Thực hiện tốt nội dung: xây dựng quy trình, kế hoạch quy hoạch; xác định số lượng, chất lượng, thành phần, cơ cấu (độ tuổi, giới tính, dân tộc) để quy hoạch dự nguồn cán bộ các cấp ủy, ban thường vụ; chú ý đến cơ cấu nữ, kế thừa, rà soát đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; bổ sung những nhân tố mới, những cán bộ có triển vọng. Số lượng cán bộ trong quy hoạch đạt tối thiểu 1,5 lần trở lên so với cấp ủy viên, ban thường vụ đương nhiệm; mỗi chức danh chủ chốt có từ 2-3 cán bộ dự nguồn; theo phương châm“động” và “mở”. Kết quả, Tỉnh uỷ Thanh Hóa thực hiện quy hoạch cán bộ (diện A1, A2, A3), chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp của Tỉnh nhiệm kỳ 2015 –
  19. 16 2020, Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Tỉnh và quy hoạch các chức danh chủ chốt của các sở, UBND huyện, thị xã, thành phố trong kỳ bầu cử; chuẩn bị quy hoạch ĐNCB dự bị, kế cận CBQLKTCH (2015- 2020). Khảo sát cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện về “công tác quy hoạch CBQLKTCH ở địa phương” chỉ ra: 13,3% đánh giá rất phù hợp; 77,6% đánh giá phù hợp. Có 9,3% cho là quy hoạch cán bộ không phù hợp. Quy hoạch cơ bản đạt mục tiêu, song thiếu tính đột phá. 3.2.3. Thực trạng đề bạt, bổ nhiệm, điều động và luân chuyển, điều động cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện Giai đoạn 2005-2015, Tỉnh đã LC, ĐĐ được 97 lượt cán bộ là trưởng phòng cấp huyện, phù hợp; đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH. Số cán bộ Tỉnh LC, ĐĐ về huyện là 42 người. Giai đoạn 2016-9/2018 LC, ĐĐ 875 cán bộ. Năm 2016, LC, ĐĐ 271 cán bộ từ huyện lên tỉnh có 9 người và từ tỉnh xuống huyện, nội bộ cấp tỉnh và từ huyện sang huyện là 262 người. Năm 2017 LC, ĐĐ 436 người (từ huyện lên tỉnh hoặc nội bộ cấp tỉnh có 16 người; từ cấp tỉnh xuống huyện và từ huyện sang huyện là 420 người). Đến 9/2018 LC, ĐĐ 875 người (từ huyện lên tỉnh hoặc nội bộ cấp tỉnh có 49 người; từ cấp tỉnh xuống huyện và từ huyện sang huyện là 826 người). Kết quả khảo sát trực tiếp CBQLKTCH được LC, ĐĐ được đánh giá cơ bản là tốt. Có 26,4% số người được hỏi đánh giá là “Khá” và chỉ có 8% số người được hỏi cho rằng công tác này đạt mức “Trung bình” và “Kém”. Và, trong số 169 người tham gia trả lời phỏng vấn có 22% số người trả lời là cán bộ đã thực hiện việc LC, ĐĐ, 8,9% số người đang thực hiện LC, ĐĐ, 40,1% số người chưa thực hiện LC, ĐĐ và 29% số người không thuộc diện LC, ĐĐ. Cán bộ đã, đang thực hiện LC, ĐĐ 64,5% cho rằng việc LC, ĐĐ tạo điều kiện nâng cao nhận thức cả về lý luận, thực tiễn; 55,2% đánh giá việc LC, ĐĐ tạo động lực thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ, khẳng định năng lực, bản lĩnh, trưởng thành hơn; khắc phục dần tư tưởng cục bộ, khép kín; phát huy dân chủ trong XDĐN CBQLKTC. Kết quả khảo sát lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện cho thấy: 12% phiếu đánh giá rất tốt; 61% phiếu đánh giá tốt; 15% phiếu đánh giá khá; 9% phiếu đánh giá trung bình và 3% đánh giá chưa tốt. Trong đó các ý kiến đánh giá: 57% có hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm; 47,2% có hiện tượng cán bộ LC, ĐĐ chưa yên tâm với công việc; 42,9% cho rằng kế hoạch LC, ĐĐ chưa chủ động; 41,5% ĐGCB còn ngại khó; 42,9% cán bộ chưa thể hiện tinh thần gương mẫu; 32,5% cho rằng chưa có chính sách đãi ngộ đúng đắn đối với cán bộ LC, ĐĐ về huyện, đơn vị khó khăn. 3.2.4. Thực trạng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện Trong giai đoạn 2005-2015, thực hiện kế hoạch ĐT, BD cán bộ, công chức cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa đã ĐT, BD, có 3.917 lượt người được ĐT, BD. Về ĐT, BD LLCT: 517 người đạt trình độ cao cấp LLCT, 403 người đạt trình độ
  20. 17 trung cấp LLCT, bồi dưỡng các kiến thức về KTTT và hội nhập quốc tế 505 người. Tỉnh đã ĐT, BD kiến thức QLNN (chương trình chuyên viên chính) cho 853 người; ĐT, BD chuyên môn, nghiệp vụ, giai đoạn 2005-2015, Tỉnh mở rộng chủ trương đào tạo sau đại học, đại học chuyên ngành, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLKTCH, cử 252 CBQLKTCH đi học sau đại học ở trong, ngoài nước (06 tiến sĩ, 246 thạc sĩ) theo Đề án 165. Nhìn chung, công tác ĐT, BD đã đạt kết quả khá tốt, góp phần gia tăng về số lượng, nâng cao chất lượng CBQLKTCH. Khảo sát cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện về “sự cần thiết cử CBQLKTCH tham gia các khóa ĐT, BD chuyên môn, nghiệp vụ về kinh tế”, cho thấy: 64,6% phiếu cho là rất cần thiết; 34,3% phiếu cho là cần thiết; 1,0% phiếu cho là không cần thiết. Có 77,6% cho là chất lượng cán bộ tốt hơn; 18,4% cho là chất lượng cán bộ không thay đổi; 4,1% cho là chất lượng giảm. Đánh giá về mức độ và chất lượng các khóa bồi dưỡng của CBQLKTCH của tỉnh Thanh Hóa được chỉ ra là đa số cán bộ QLKT đương nhiệm được tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ đánh giá việc bồi dưỡng kiến thưc chuyên ngành, kiến thức hội nhập là thiết thực, bổ ích và phù hợp với nhiệm vụ được giao. 3.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế trong thực thi nhiệm vụ đƣợc giao Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Tỉnh Thanh Hóa đã vận dụng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật kiểm tra, đánh giá CBQLKTCH; tiến hành thường xuyên hàng năm, trước khi hết nhiệm kỳ, trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, LC, ĐĐ, khen thưởng và kỷ luật. Hình thức kiểm tra, đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp. Căn cứ tiêu chuẩn cán bộ; hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao; điều kiện, hoàn cảnh thực tế địa phương; mức độ tín nhiệm của cán bộ, quần chúng; nhận xét, đánh giá của chi ủy nơi cán bộ cư trú; phê bình, tự phê bình công khai, toàn diện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lịch sử - cụ thể. Kết quả điều tra kiến phỏng vấn sâu đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện tỉnh Thanh Hóa cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá CBQLKTCH chưa thật bảo đảm vì: “Việc đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức còn rất hình thức, có hiện tượng nể nang, né tránh,việc đưa những người không đủ năng lực, vi phạm đạo đức ra khỏi vị trí công tác là khó thực hiện” (ý kiến trả lời của cán bộ lãnh đạo, quản lý). 3.2.6. Thực trạng xây dựng chế độ, chính sách đối với cán bộ QLKT cấp huyện Tỉnh Thanh Hóa coi trọng, thường xuyên chỉ đạo BTC Tỉnh uỷ, các ngành chức năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất vận dụng chế độ, chính sách đối với
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2