intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) chống chịu Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta (Moore)), sinh trƣởng nhanh tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên rừng "Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) chống chịu sâu đục nõn (Hypsipyla robusta (Moore)), sinh trƣởng nhanh tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ" được nghiên cứu với mục tiêu: Bước đầu chọn được một số gia đình Lát hoa chống chịu sâu đục nõn và sinh trưởng nhanh. Xác định được các cơ chế chống chịu sâu đục nõn của cây Lát hoa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) chống chịu Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta (Moore)), sinh trƣởng nhanh tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ================== TRẦN THỊ LỆ TRÀ N N U MỘT SỐ Ơ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ CHỌN GIỐNG LÁT HOA (Chukrasia tabularis A. Juss) CHỐNG CHỊU SÂU ĐỤC NÕN (Hypsipyla robusta (Moore)), S N TRƢỞNG NHANH TẠI VÙNG TÂY BẮ V Ắ TRUN Ộ Ngành đào tạo: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 9 62 02 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM N ỆP Hà Nội - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Minh Chí 2. GS.TS. Phạm Quang Thu TS. Phí Hồng Hải Chủ tịch hội đồng: PGS.TS. Phí Hồng Hải Phản biện 1: GS.TS. Phạm Văn Lầm Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Văn Tuất Phản biện 3: PGS.TS. Lê Văn Trịnh Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Vào hồi ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Khoa
  3. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌ ĐÃ ÔN Ố L N QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Thị Lệ Trà, Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí (2021), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến mức độ bị sâu đục nõn (Hypsipyla robusta) gây hại trên rừng trồng Lát hoa” Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 5: 145-156. 2. Tra, T. T. L., Chi, N. M., Anh, D. T. K., Thu, P. Q., Nhung, N. P., & Dell, B. (2022), “Bacterial endophytes from Chukrasia tabularis can antagonize Hypsipyla robusta larvae” Phytoparasitica, 50: 655-668. https://doi.org/10.1007/s12 600-022-01001-6 3. Trần Thị Lệ Trà, Phạm Quang Thu, Trần Đức Long, Nguyễn Minh Chí (2023), “Khả năng chống chịu sâu đục nõn và sinh trưởng của các gia đình Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) ở giai đoạn 38-42 tháng tuổi khảo nghiệm tại Hòa Bình và Nghệ An” Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 1: 104-112. https://doi.org/10.55250/jo.vnuf.2023.1.104-112 4. Trần Thị Lệ Trà, Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí (2023), “Đặc điểm hình thái, vật hậu và khả năng phục hồi của một số gia đình Lát hoa chống chịu sâu đục nõn (Hypsipyla robusta)” Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 1: 79-88. 5. Chi, N. M., Pham, D. L., Nhung, N. P., Hoa, N. T. H., Do, T. T., Tra, T. T. L., Loi, V..., Thu, P. Q., Dell, B. (2023) “Integrated pest management of Hypsipyla robusta shoot-tip borer (Lepidoptera, Pyralidae) in Chukrasia tabularis (Sapindales, Meliaceae)” Journal of Economic Entomology, 116: 486-495. https://doi.org/10.1093/jee/toad033
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) còn có các tên gọi khác là Lát da đồng và Lát chun. Gỗ có vân đẹp, thớ mịn, ít co giãn và được ưa chuộng để làm đồ mộc cao cấp (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2007). Để phục vụ cho đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định Lát hoa là loài trồng rừng chính ở Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2021). Hiện nay có trên 35.000ha rừng Lát hoa, tập trung ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung bộ (Thu et al., 2021). Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất để phát triển rừng Lát hoa là Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta), chúng thường gây hại rừng trồng ở giai đoạn 1-3 năm tuổi, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng rừng (Nguyễn Văn Độ, 2003). Đến nay, việc sử dụng giống cây trồng chống chịu được đánh giá là một trong những giải pháp quản lý sâu hại hiệu quả và bền vững nhất. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) chống chịu Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta (Moore)), sinh trƣởng nhanh tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ” là rất cần thiết, rất có ý nghĩa về khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Xác định được một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn, sinh trưởng nhanh. Mục tiêu cụ thể Cập nhật được tình hình gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ. Bước đầu chọn được một số gia đình Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn và sinh trưởng nhanh. Xác định được các cơ chế chống chịu Sâu đục nõn của cây Lát hoa. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Cây Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss). Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta (Moore)). 1
  5. 4. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Trong đề tài luận án này, NCS không đi sâu vào cơ chế di truyền, cấu trúc gen. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học chọn giống chống chịu dựa trên các chỉ tiêu về khả năng xua đuổi, gây ngán ăn; đặc điểm vật hậu học, khả năng phục hồi của cây và thành phần hóa học, thành phần vi sinh vật nội sinh có trong cây Lát hoa. Nghiên cứu đặc điểm chống chịu và sinh trưởng của 5 gia đình Lát hoa có khả năng chống chịu và 5 gia đình Lát hoa mẫn cảm với Sâu đục nõn. Về địa điểm: Điều tra tình hình Sâu đục nõn Lát hoa tại hai vùng sinh thái Tây Bắc và Bắc Trung bộ được tiến hành tại 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An và Thanh Hóa. Đánh giá sinh trưởng, phân cấp sâu hại, nghiên cứu tính chống chịu, thu mẫu cành và mẫu sâu được tiến hành tại các khảo nghiệm ở Hòa Bình và Nghệ An. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Luận án là một công trình nghiên cứu về cơ chế chống chịu của cây Lát hoa với Sâu đục nõn thông qua các đặc điểm hình thái, vật hậu và khả năng phục hồi của cây Lát hoa. Đồng thời phân tích ảnh hưởng của một số nhóm chất hóa học và thành phần vi sinh vật nội sinh có trong ngọn non của cây đến khả năng chống chịu Sâu đục nõn. Kết quả của đề tài cung cấp giải pháp cải thiện giống Lát hoa có năng suất và chống chịu Sâu đục nõn. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp một số dẫn liệu khoa học quan trọng cho những nghiên cứu về chọn giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp một số dẫn liệu khoa học quan trọng cho nghiên cứu về chọn giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn. Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất được 4 cơ chế chống chịu Sâu đục nõn để sàng lọc giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn. Bước đầu chọn được nguồn giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn, sinh trưởng nhanh phục vụ công tác trồng rừng, giảm chi phí phòng trừ Sâu đục nõn. 2
  6. 6. Những đóng góp mới của luận án (1) Cập nhật được tình hình gây hại của Sâu đục nõn gây hại cây Lát hoa ở các địa điểm nghiên cứu. (2) Bước đầu chọn được 5 gia đình Lát hoa (LH26, LH32, LH87, LH108 và LH109) có khả năng chống chịu Sâu đục nõn và có sinh trưởng nhanh. (3) Đề xuất được 4 cơ chế chống chịu Sâu đục nõn (Cơ chế không ưa thích, cơ chế kháng sinh, cơ chế chịu đựng và cơ chế trốn tránh) làm cơ sở sàng lọc giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn. 7. ố cục luận án Luận án được viết với tổng số 119 trang, bao gồm 19 hình, 31 bảng và được kết cấu gồm: Phần mở đầu (4 trang). Tổng quan vấn đề nghiên cứu (25 trang). Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu (17 trang). Kết quả nghiên cứu và thảo luận (59 trang). Kết luận, tồn tại và kiến nghị (2 trang). Tài liệu tham khảo (12 trang). Luận án đã tham khảo 143 tài liệu, trong đó 20 tài liệu tiếng Việt và 123 tài liệu tiếng nước ngoài. ƢƠN 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN C U 1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Các nghiên cứu cải thiện giống và phát triển Lát hoa Dự án ACIAR đã sưu tập được 252 gia đình có nguồn gốc từ Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam nhằm phục vụ các nghiên cứu về bảo tồn, khảo nghiệm giống và khảo nghiệm hậu thế (Pinyopusarerk & Kalinganire, 2003). Các xuất xứ thuộc loài C. tabularis sinh trưởng chậm hơn loài C. velutina nhưng ưu thế hơn về hình thân và ít bị sâu hại (Gunn et al., 2004). Nghiên cứu về sâu hại cây Lát hoa Sâu đục nõn (H. robusta) được khẳng định là một trong những loài sâu hại nghiêm trọng đối với cây Lát hoa (Griffiths et al., 2004). Các nghiên cứu đã xác định được các đặc điểm phát sinh, vòng đời, lịch phát sinh và 3
  7. đặc điểm gây hại của Sâu đục nõn gây hại trên các loài cây thuộc họ Xoan (Griffiths, 2001; Griffiths et al., 2004). Nghiên cứu về tính chống chịu sâu hại của cây trồng lâm nghiệp Nhiều nghiên cứu về tính chống chịu của cây đối với sâu hại đã xác định được 10 cơ chế, bao gồm: (1) Cơ chế trốn tránh (Lawrence et al., 1997), (2) Cơ chế rụng lá của cây chủ (Price, 1991), (3) Cơ chế tăng cường quang hợp và tăng trưởng sau rụng lá (Clancy et al., 1995), (4) Độ bền và cấu trúc của lá cây (Wagner & Zhang, 1993), (5) Chất dinh dưỡng của tán lá (Clancy, 2002), (6) Các hợp chất chuyển hóa thứ cấp có trong lá (Clancy, 2002), (7) Khả năng chống chịu của cây chủ (Clancy, 2002), (8) Sự phân bố Nito và cân bằng nito/carbohydrate trên lá (McMillin & Wagner, 1997), (9) Sự tương tác giữa 3 bậc dinh dưỡng (Price, 1991), (10) Hệ vi sinh vật nội sinh trong cây chủ (Clancy, 2002). Các nghiên cứu chọn giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn Các khảo nghiệm trong dự án ACIAR năm 1999 tại Thái Lan cho thấy ở giai đoạn 5,3 năm tuổi, các xuất xứ Lát hoa (C. tabularis) thu từ Việt Nam có tỷ lệ cây bị Sâu đục nõn thấp hơn các xuất xứ khác và có hình thân đẹp hơn mặc dù khả năng sinh trưởng chậm hơn các xuất xứ của Thái Lan và Myanmar (Gunn et al., 2004) qua đó đã xác định các xuất xứ Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa và Tuyên Quang của Việt Nam có khả năng chống chịu tốt hơn các xuất xứ khác. 2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Các nghiên cứu cải thiện giống và phát triển Lát hoa Kết quả khảo nghiệm sau 1 năm cho thấy các xuất xứ Lát hoa (C. tabularis) của Việt Nam có sinh trưởng tương đối nhanh và sau 3 năm tuổi đạt 3-4 m về chiều cao và 3-4,5 cm về đường kính (Lê Đình Khả, 2003). Kết quả khảo nghiệm xuất xứ ở giai đoạn 5,3 năm tuổi cho thấy các xuất xứ thuộc loài C. tabularis của Việt Nam sinh trưởng chậm hơn các xuất xứ thuộc loài C. velutina nhưng có ưu thế hơn về các chỉ tiêu độ thẳng thân, độ nhỏ cành và tỷ lệ cây đơn thân (Gunn et al., 2004). 4
  8. Nghiên cứu về sâu hại cây Lát hoa Kết quả nghiên cứu cho thấy Sâu đục nõn (H. robusta) là loài gây hại chính đối với rừng trồng Lát hoa (Nguyễn Văn Độ, 2002, 2003). Loài sâu này gây hại rất nghiêm trọng, làm chết ngọn chính của cây chủ, tại vị trí bị hại mọc lên 2-3 ngọn phụ, cây trở thành nhiều thân, làm giảm sinh trưởng, thậm chí ngừng sinh trưởng về chiều cao do bị sâu hại liên tục (Lê Đình Khả, 2003). Nghiên cứu về tính chống chịu sâu hại của cây trồng lâm nghiệp Nghiên cứu về cơ chế chống chịu sâu, bệnh hại của một số loài cây trồng lâm nghiệp ở Việt Nam đã được thực hiện, điển hình là cơ chế chống chịu Sâu róm thông của Thông nhựa (Đào Ngọc Quang & Lê Văn Bình, 2009). Các nghiên cứu chọn Lát hoa giống chống chịu Sâu đục nõn Kết quả nghiên cứu của dự án ACIAR, ba khảo nghiệm xuất xứ Lát hoa đã được xây dựng ở Việt Nam trong giai đoạn năm 1999-2001 cho thấy các xuất xứ Lát hoa thu từ Việt Nam gồm Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa và Tuyên Quang có khả năng chống chịu Sâu đục nõn tốt hơn các xuất xứ khác thu ở Việt Nam Thái Lan và Myanmar (Gunn et al., 2004). Nhận xét chung Các nghiên cứu về sâu hại Lát hoa đã xác định Sâu đục nõn (H. robusta) là loài sinh vật gây hại chính và rất nghiêm trọng đối với rừng trồng Lát hoa ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện nay, các nghiên cứu chọn giống chống chịu Sâu đục nõn trên Lát hoa vẫn rất ít được quan tâm nghiên cứu. Mặc dù ACIAR đã chỉ ra một số xuất xứ Lát hoa thu tại Việt Nam có tính chống chịu Sâu đục nõn nhưng rất ít nghiên cứu về cơ chế chống chịu cũng như chọn giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) chống chịu Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta (Moore)) và sinh trưởng nhanh là rất cần 5
  9. thiết, đặc biệt là tại các địa phương trồng Lát hoa tập trung thuộc vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ của Việt Nam. ƢƠN 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ P ƢƠN P ÁP N N U 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Điều tra bổ sung tình hình gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ - Mô tả một số đặc điểm gây hại của Sâu đục nõn. - Điều tra sự gây hại của Sâu đục nõn theo tuổi cây. - Điều tra sự gây hại của Sâu đục nõn theo vị trí (chân, sườn, đỉnh đồi). - Điều tra sự gây hại của Sâu đục nõn theo các loại đất. 2.1.2. Đánh giá tính chống chịu Sâu đục nõn và sinh trưởng của các gia đình Lát hoa trong khảo nghiệm giống và khảo ngiệm mở rộng - Đánh giá tính chống chịu Sâu đục nõn và sinh trưởng của các gia đình Lát hoa trong khảo nghiệm giống. - Kiểm chứng tính chống chịu Sâu đục nõn và sinh trưởng của cây Lát hoa trong các khảo nghiệm mở rộng. 2.1.3. Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các gia đình Lát hoa ảnh hưởng đến khả năng chống chịu Sâu đục nõn. - Nghiên cứu thời điểm nảy lộc của các gia đình Lát hoa liên quan đến khả năng chống chịu Sâu đục nõn. - Nghiên cứu khả năng phục hồi sau khi bị Sâu đục nõn gây hại của các gia đình Lát hoa. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhóm chất hóa học có trong ngọn non của cây Lát hoa đến khả năng chống chịu Sâu đục nõn. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần vi sinh vật nội sinh có trong ngọn non của cây Lát hoa đến khả năng chống chịu Sâu đục nõn. 6
  10. 2.2. Vật liệu nghiên cứu - Rừng trồng Lát hoa tại Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An và Thanh Hóa - Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta (Moore)). - Vi sinh vật nội sinh ở trong cây Lát hoa. - Các gia đình Lát hoa kế thừa từ đề tài Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng Lát hoa. 2.3. Đặc điểm khí hậu, đất đai khu vực khảo nghiệm 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của các địa điểm khảo nghiệm Các địa điểm khảo nghiệm Lát hoa tại Hòa Bình và Nghệ An đều có độ cao tuyệt đối trong khoảng 305-350 m. Tổng số giờ nắng 1.600-1.700 giờ/năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23-25oC và lượng mưa khoảng 1.680-1.860 mm/năm. 2.3.2. Tính chất hóa học và vật lý của đất tại các điểm khảo nghiệm Đất ở các địa điểm xây dựng khảo nghiệm chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ, tầng dày và có ít đá lộ đầu, pHKCl dao động từ 4,46 đến 4,98, hàm lượng mùn hữu cơ và dinh dưỡng trung bình đến tốt rất phù hợp cho việc gây trồng cây Lát hoa. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Cách tiếp cận Kế thừa các khảo nghiệm giống Lát hoa kết hợp với các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. 2.4.2. Phương pháp kế thừa Kế thừa các khảo nghiệm giống và sử dụng các dữ liệu ở dạng trung gian của đề tài “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) có năng suất cao, chống chịu Sâu đục nõn phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ” do TS. Nguyễn Minh Chí - Viện KHLN Việt Nam chủ trì thực hiện từ 2018-2022. 7
  11. 2.4.3. Phương pháp điều tra bổ sung tình hình gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ Nghiên cứu đặc điểm gây hại và tập tính gây hại của Sâu đục nõn: Theo dõi đặc điểm gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa thông qua quan sát các mẫu ngọn cây bị sâu hại. Điều tra sự gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa theo 3 cấp tuổi: >1 tuổi, 1-2 tuổi và 2-3 tuổi. Điều tra sự gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa theo 3 vị trí: chân, sườn, đỉnh đồi. Điều tra sự gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa theo các loại đất. 2.4.4. Đánh giá tính chống chịu Sâu đục nõn và sinh trưởng của các gia đình Lát hoa trong khảo nghiệm giống và khảo nghiệm mở rộng Đo đếm D1.3 và Hvn của toàn bộ số cây trong các khảo nghiệm hậu thế ở Nghệ An và Hòa Bình để đánh giá khả năng sinh trưởng và chống chịu Sâu đục nõn của từng gia đình. Đo đếm D1.3 và Hvn của cây Lát hoa trong các khảo nghiệm mở rộng 1a, 1b, 1c được trồng bằng giống chống chịu; 2a, 2b, 2c được trồng bằng giống sản xuất để so sánh khả năng sinh trưởng và chống chịu sâu đục nõn. 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn So sánh chiều dài ngọn non, độ dày vỏ, đặc điểm lông tơ trên lá, ngọn non của 5 gia đình chống chịu và 5 gia đình mẫn cảm với Sâu đục nõn. Theo dõi, thu thập các số liệu về thời điểm nảy lộc của các gia đình Lát hoa mẫn cảm và chống chịu Sâu đục nõn. Theo dõi thời gian và số lượng chồi mới sau khi bị sâu đục nõn của các cây thuộc 5 gia đình chống chịu và 5 gia đình mẫn cảm. Phân tích và so sánh nồng độ các hợp chất hóa học Chuktabularins, Chukvelutilides, Tabulalides và Tabulalin có trong lá và ngọn non của 5 gia đình chống chịu và 5 gia đình mẫn cảm. 8
  12. Phân lập VSVNS được thực hiện theo phương pháp của Onkar và James (1995). Đánh giá hiệu lực xua đuổi theo phương pháp của Talukder và Howse (1994). Đánh giá khả năng gây ngán ăn của các chủng VSVNS theo phương pháp của Thyagaraja và Rani (2019). Giám định vi sinh vật nội sinh bằng phương pháp sinh học phân tử. 2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp của William và Matheson (1994) bằng phần mềm GenStat 12.1. Đồng thời sử dụng kết hợp với các phương pháp xử lý số liệu thông dụng bằng phần mềm Excel. ƢƠN 3. KẾT QUẢ N N U V T ẢO LUẬN 3.1. ập nhật tình hình gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa tại vùng Tây ắc và ắc Trung bộ 3.1.1. Đặc điểm gây hại và tập tính gây hại của Sâu đục nõn Lát hoa Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta) gây hại rất nặng đối với cây Lát hoa ở giai đoạn 1-2 năm tuổi. Sâu non ở giai đoạn tuổi 1 và tuổi 2 ăn lá non và chồi non, sau đó chúng thường tấn công vào ngọn chính rồi đến các ngọn của cành bên (Hình 3.1). Chúng đục nõn, ăn phần mô mềm bên trong ngọn non, làm cho ngọn bị héo và chết. Sau đó chúng lại chuyển sang tấn công các ngọn mới. Sau khi cây bị Sâu đục nõn, cây sẽ mọc nhiều chồi mới, gây hiện tượng đa thân, nhiều cành, làm giảm chất lượng hình thân. Hình 3.1. Triệu chứng gây hại của Sâu đục nõn trên cây Lát hoa 9
  13. 3.1.2. Sự gây hại của Sâu đục nõn trên rừng trồng Lát hoa theo tuổi cây Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các độ tuổi nghiên cứu, tỷ lệ hại và cấp hại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Đáng chú ý, tại 4 địa điểm nghiên cứu, cây Lát hoa giai đoạn 1-2 tuổi mẫn cảm nhất đối với Sâu đục nõn với tỷ lệ hại giao động từ 46,8-68,1% và cấp hại giao động từ 1,08-2,18, đều ở mức độ hại từ trung bình đến nặng. Trong khi đó Lát hoa dưới 1 tuổi (Hvn < 1 m) và 2-3 tuổi (Hvn < 3 m) ít bị ảnh hưởng bởi Sâu đục nõn hơn giai đoạn 1-2 tuổi với tỷ lệ hại giao động từ 20,8-42,9% và mức độ hại từ nhẹ đến trung bình với cấp hại từ 0,48-1,27 (bảng 3.1). Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tuổi cây đến khả năng bị Sâu đục nõn của cây Lát hoa Hòa Bình Sơn La Thanh Hóa Nghệ An Tuổi cây P% DI P% DI P% DI P% DI
  14. Vị trí Hòa Bình Sơn La Thanh Hóa Nghệ An Sườn đồi 62,0a 1,92a 49,0a 1,36a 55,3a 1,68a 44,5a 1,25a Đỉnh đồi 60,5a 1,88a 48,2a 1,35a 53,9a 1,63a 44,1a 1,19a Lsd 3,08 0,08 2,01 0,09 3,77 0,12 3,79 0,17 Fpr 0,288 0,330 0,139 0,590 0,100 0,053 0,589 0,479 3.1.4. Sự gây hại của Sâu đục nõn ở rừng trồng Lát hoa trên các loại đất Lượng tăng trưởng chiều cao và đường kính của cây cũng như sâu đục nõn có sự khác biệt trên các loại đất. Đất phù sa; đất phát triển trên đá vôi, tầng dày; đất nâu đỏ, tầng dày; đất nâu vàng, tầng dày là 4 loại đất có lượng tăng trưởng bình quân/năm về chiều cao và đường kính cao với ΔH giao động từ 1,51-1,55 m/năm, ΔD giao động từ 2.01-2,12 cm/năm và có tỷ lệ hại, cấp hại thấp giao động từ 16,8-24,2% và 0,19-0,55. Đáng chú ý, đất phát triển trên đá vôi, tầng dày là loại đất phù hợp nhất cho sự phát triển của cây Lát hoa với tăng trưởng về chiều cao và đường kính lần lượt là 1,55 m/năm và 2,12 cm/năm và ít bị sâu hại, P% = 18,6 %, DI = 0,28. 3.2. Đánh giá tính chống chịu Sâu đục nõn và sinh trƣởng của các gia đình Lát hoa trong khảo nghiệm giống và khảo nghiệm mở rộng 3.2.1. Tính chống chịu Sâu đục nõn và đặc điểm sinh trưởng của một số gia đình Lát hoa trong khảo nghiệm giống tại Hòa Bình a. Kết quả khảo nghiệm tại Hòa Bình ở giai đoạn 12 tháng tuổi Kết quả đánh giá 79 gia đình Lát hoa ở giai đoạn 12 tháng tuổi cho thấy sai khác rõ về tỷ lệ, mức độ bị Sâu đục nõn giữa các gia đình (bảng 3.3). Bảng 3.3. Tổng hợp các gia đình khảo nghiệm tại Hòa Bình ở giai đoạn 12 tháng tuổi theo mức độ bị Sâu đục nõn khác nhau Nhóm Số lƣợng Tỷ lệ Ghi chú gia đình (%) Chống chịu rất mạnh 6 7,6 LH26, 32, 87, 88, 108, 109 Chống chịu mạnh 17 21,5 Chống chịu trung bình 13 16,5 Mẫn cảm 43 54,4 Bao gồm 5 gia đình LH48, 49, 56, 59, 71 Tổng số 79 100 11
  15. Kết quả trong bảng 3.3 cho thấy ở giai đoạn 12 tháng tuổi có 6 gia đình chống chịu rất mạnh với Sâu đục nõn (LH26, LH32, LH87, LH88, LH108, LH109) và 17 gia đình chống chịu mạnh chiếm 29,1% tổng số các gia đình khảo nghiệm. Trong khi đó có đến 43 gia đình mẫn cảm với Sâu đục nõn chiếm trên 50% tổng số các gia đình khảo nghiệm tại Hòa Bình. Bảng 3.4. Tình hình sâu hại và sinh trưởng của 6 gia đình chống chịu và 5 gia đình mẫn cảm khảo nghiệm tại Hòa Bình ở giai đoạn 12 tháng tuổi Sâu đục nõn Hvn (m) Tỷ lệ TT ia đình DI P% TB V% sống (%) 1 LH87 0,00 0,0 1,85 15,2 100,0 2 LH108 0,00 0,0 1,74 9,9 100,0 3 LH26 0,04 4,2 1,73 14,2 100,0 4 LH32 0,04 4,2 1,83 14,1 100,0 5 LH109 0,04 4,2 1,69 10,3 100,0 6 LH88 0,04 4,7 1,71 14,4 100,0 7 LH48 1,39 91,7 1,38 13,5 100,0 8 LH71 1,42 75,0 1,44 16,1 100,0 9 LH59 1,49 83,3 1,48 20,1 100,0 10 LH56 1,57 91,3 1,41 20,2 95,8 11 LH49 1,68 95,7 1,51 17,5 95,8 12 ĐCSX 1,89 91,7 1,45 18,6 100,0 TBKN 0,49 39,5 1,51 98,6 Lsd 0,31 0,30 Fpr
  16. Bảng 3.5. Tổng hợp các gia đình khảo nghiệm tại Hòa Bình ở giai đoạn 24 tháng tuổi theo mức độ bị Sâu đục nõn khác nhau Nhóm Số lƣợng Tỷ lệ Ghi chú gia đình (%) Chống chịu rất mạnh 6 7,6 LH26, 32, 87, 88, 108, 109 Chống chịu mạnh 4 5,1 Chống chịu trung bình 29 36,7 Mẫn cảm 40 50,6 Bao gồm 5 gia đình LH48, 49, 56, 59, 71 Tổng số 79 100 Kết quả khảo nghiệm đã xác định được 6 gia đình chống chịu rất mạnh với Sâu đục nõn (LH26, LH32, LH87, LH88, LH108, LH109) chiếm 7,6% và 4 gia đình chống chịu mạnh chiếm 5,1% tổng số các gia đình khảo nghiệm (bảng 3.5). c. Kết quả khảo nghiệm tại Hòa Bình ở giai đoạn 38 tháng tuổi Kết quả khảo nghiệm tại Hòa Bình ở giai đoạn 38 tháng tuổi cho thấy 5 gia đình đã được xác định có tính chống chịu sâu đục nõn gồm LH26, LH32 (hình 3.2a), LH87, LH108 và LH109 đều có sinh trưởng chiều cao, đường kính vượt trội hơn trung bình của khảo nghiệm (3,40 m và 3,20 cm). Trong số đó gia đình LH87 hoàn toàn không bị sâu hại. Trong khi đó, 5 gia đình mẫn cảm có sinh trưởng kém hơn trung bình khảo nghiệm. Hình 3.2. Cây Lát hoa 38 tháng tuổi khảo nghiệm tại Hòa Bình a. gia đình LH32; b. gia đình LH33; c. gia đình LH48 13
  17. 3.2.2. Tính chống chịu Sâu đục nõn và đặc điểm sinh trưởng của một số gia đình Lát hoa trong khảo nghiệm giống Lát hoa tại Nghệ An a. Kết quả khảo nghiệm tại Nghệ An ở giai đoạn 12 tháng tuổi Kết quả đánh giá ở giai đoạn 12 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ (Fpr < 0,001) về tỷ lệ, mức độ bị Sâu đục nõn và sinh trưởng giữa các gia đình và đề tài đã tổng hợp các nhóm gia đình khảo nghiệm theo mức độ bị Sâu đục nõn và được trình bày tại bảng 3.6. Bảng 3.6. Tổng hợp các gia đình khảo nghiệm tại Nghệ An ở giai đoạn 12 tháng tuổi theo mức độ bị Sâu đục nõn khác nhau Nhóm Số lƣợng Tỷ lệ Ghi chú gia đình (%) Chống chịu rất mạnh 6 8,7 LH26, 30, 32, 87, 97, 108 Chống chịu mạnh 7 10,1 Chống chịu trung bình 42 60,9 Mẫn cảm 14 20,3 Bao gồm 5 gia đình LH48, 49, 56, 59, 71 Tổng số 69 100 Ở giai đoạn 12 tháng tuổi đã bước đầu xác định được 6 gia đình chống chịu rất mạnh LH26, LH30, LH32, LH87, LH97, LH108 và 7 gia đình chống chịu mạnh chiếm 18,8% trong tổng số các gia đình khảo nghiệm (bảng 3.6). Bảng 3.7. Đặc điểm sâu hại và sinh trưởng của 6 gia đình chống chịu và 5 gia đình mẫn cảm khảo nghiệm tại Nghệ An ở giai đoạn 12 tháng tuổi Sâu đục nõn Hvn (m) Tỷ lệ sống TT ia đình DI P% TB V% (%) 1 LH26 0,00 0,0 1,81 18,8 95,8 2 LH32 0,00 0,0 1,90 20,0 100 3 LH87 0,00 0,0 2,02 20,3 95,8 4 LH97 0,00 0,0 1,88 21,2 95,8 5 LH108 0,00 0,0 1,85 22,3 95,8 14
  18. Sâu đục nõn Hvn (m) Tỷ lệ sống TT ia đình DI P% TB V% (%) 6 LH30 0,00 0,0 1,80 19.5 95,8 7 LH71 1,13 56,5 1,63 20,4 100 8 LH59 1,24 56,5 1,59 21,2 95,8 9 LH49 1,25 52,2 1,68 18,5 95,8 10 LH56 1,32 52,2 1,61 23,4 95,8 11 LH48 1,40 56,5 1,65 17,9 95,8 12 ĐCSX 0,99 48,0 1,66 23,6 68,5 TBKN 0,31 19,35 1,77 89,18 Lsd 0,25 0,46 Fpr
  19. Khảo nghiệm tại Nghệ An ở giai đoạn 24 tháng tuổi đã xác định được 6 gia đình chống chịu rất mạnh và 6 gia đình chống chịu mạnh. c. Kết quả khảo nghiệm tại Nghệ An ở giai đoạn 42 tháng tuổi Từ khảo nghiệm này bước đầu đã xác định được 6 gia đình LH26 (hình 3.3a), LH32 (hình 3.3b), LH33, LH87, LH97 và LH108 có sinh trưởng tốt với sinh trưởng về chiều cao và đường kính lần lượt từ 4,41-4,72 m và 4,08-4,43 cm đồng thời có tỷ lệ Sâu đục nõn dưới 10%, cấp hại dưới 0,1. Hình 3.3. Cây Lát hoa 42 tháng tuổi khảo nghiệm tại Nghệ An a. gia đình LH26; b. gia đình LH32; c. đối chứng sản xuất 3.2.3. Kiểm chứng tính chống chịu Sâu đục nõn và sinh trưởng của cây Lát hoa trong các khảo nghiệm mở rộng Các khảo nghiệm 1a, 1b, 1c sử dụng các gia đình đã được xác định có tính chống chịu để trồng rừng đều thể hiện ưu thế vượt trội về khả năng hạn chế Sâu đục nõn với hiệu quả ức chế lên đến trên 80% mà không cần sử dụng thuốc hóa học và có sinh trưởng của cây Lát hoa vượt so với đối chứng trên 20% về chiều cao và trên 40% về đường kính. 3.3. Một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa chống chịu Sâu đục nõn 3.3.1. Đặc điểm hình thái của các gia đình Lát hoa ảnh hưởng đến khả năng chống chịu Sâu đục nõn Kết quả cho thấy năm gia đình chống chịu (LH26, LH32, LH87, LH108 16
  20. và LH109) hoàn toàn không bị sâu đục nõn và có chiều dài ngọn non ngắn (3,20-4,47cm), vỏ dày và nhiều lông tơ hơn các gia đình mẫn cảm (hình 3.4). Hình 3.4. Đặc điểm lông tơ và vỏ của ngọn non a, b, c. ngọn non; d, e, f. lát cát ngang của ngọn non. a, d. gia đình LH49; b, e. gia đình LH26; c, f. gia đình LH109 3.3.2. Thời điểm nảy lộc của các gia đình Lát hoa ảnh hưởng đến khả năng chống chịu Sâu đục nõn Kết quả theo dõi các đợt nảy lộc chính của cây Lát hoa cho thấy hai gia đình LH108 và LH109 có thời điểm nảy lộc muộn sơn so với các gia đình khác trong cùng khảo nghiệm. 3.3.3. Tính chống chịu Sâu đục nõn của các gia đình Lát hoa thông qua khả năng phục hồi Khả năng phục phồi sau khi bị Sâu đục nõn của 10 gia đình trong khảo nghiệm giống tại Hòa Bình có sai khác rõ (Fpr < 0,001) về thời gian phục hồi và số ngọn mới (bảng 3.9). Bảng 3.9. Khả năng phục hồi của cây Lát hoa sau khi bị Sâu đục nõn ia đình Thời gian (ngày) Số ngọn mới Khả năng phục hồi LH48 28,4bc 2,6b Kém LH49 42,8e 3,2b Rất kém 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2