intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Lang Liêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận án là phân tích và đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm và năng lưc kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của đội ngũ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG LA PHƯƠNG HIỀN ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM VÀ NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HUẾ - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG LA PHƯƠNG HIỀN ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM VÀ NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC HUẾ - NĂM 2019
  3. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trương Tấn Quân 2. PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc Phản biện 1: ..................................................................... Phản biện 2: ..................................................................... Phản biện 3: ..................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế, tại .................................................................................................. Vào lúc: .... giờ .... ngày .... tháng .... năm ….. Có thể tìm hiểu luận án tại: Trung tâm học liệu, Đại học Huế. Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế HUẾ, 2019
  4. 1. Mở đầu 1. 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, đặc biệt là các địa phương ở miền Trung, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ là rất quan trọng. Số liệu cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2017) cho thấy trong năm 2016, toàn tỉnh có đến gần 64% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Tổng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này trên địa bàn năm 2016 đạt gần 14.059 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 21.518 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này trên địa bàn đã nộp ngân sách gần 1.023 tỷ đồng, trong tổng thu ngân sách ước đạt 5.048,9 tỷ đồng của tỉnh. Ngoài ra, đã giải quyết việc làm cho 21.250 lao động, trong đó các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải kho bãi đóng vai trò tích cực nhất cho quá trình giảm bớt áp lực về tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động ở vùng sâu vùng xa. Với đặc thù nhỏ bé về quy mô, có đến 79,71% doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp dịch vụ ở Thừa Thiên Huế nên các doanh nhân tại các doanh nghiệp này đồng thời vừa là người chủ vừa trực tiếp tham gia vào hoạt động điều hành quản lý doanh nghiệp. Thực tế quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh tính tập quyền cao, hầu như mọi quyền ra quyết định đều tập trung trong tay người chủ doanh nghiệp. Do đó, kết quả hoạt động kinh doanh, sự thành bại của các doanh nghiệp này chịu sự chi phối rất lớn từ phía doanh nhân. Các nghiên cứu trước đây về doanh nhân và doanh nghiệp cũng chỉ ra được những kết quả tương tự khi cho rằng năng lực kinh doanh và một số đặc điểm cá nhân khác của doanh nhân được xem như yếu tố tài sản vô hình, quý giá không chỉ với bản thân doanh nhân mà còn của doanh nghiệp (Ahmad, 2007; Man, 2001). Vì vậy, những thành tựu đạt được của doanh nghiệp phải kể đến vai trò và sự cống hiến của các doanh nhân - người được xem là chủ thể của tiến trình khởi nghiệp và kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu thực nghiệm nào xây dựng và phát triển thang đo đa chiều với các năng lực kinh doanh thành phần phù hợp để đo lường năng lực kinh doanh của đội ngũ doanh nhân trong lĩnh vực dịch vụ (Bird, 1995). Các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành năng lực kinh doanh chung của doanh nhân trong các tài liệu nghiên cứu liên quan rất đa dạng và chưa thống nhất Temtime và Jaloni (2005). Hầu hết các mô hình (thang đo) năng lực kinh doanh đều được nghiên cứu và phát triển trong bối cảnh xã hội phương Tây trong khi đó, Pearson và Chatterjee (2001) cho rằng năng lực kinh doanh của doanh nhân
  5. chịu sự chi phối bởi một số điều kiện và hoàn cảnh nghiên cứu như văn hóa quốc gia, văn hóa doanh nghiệp, môi trường kinh doanh… Bên cạnh đó, hầu hết các mô hình năng lực kinh doanh được xây dựng và phát triển vào những năm 90 trong bối cảnh đặc thù của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… của thời kỳ này. Theo Iverson (2000) sẽ không còn phù hợp nếu vẫn tiếp tục sử dụng các mô hình năng lực kinh doanh trước đó để đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nhân thế kỷ 21. Tương tự, Temtime và Pansiri (2005) cho rằng trước bối cảnh các biến số môi trường kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp, áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên có sự phát triển và mở rộng các nhóm năng lực kinh doanh cho phù hợp với hơi thở của thời đại bởi doanh nhân sẽ không thể vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả nếu chỉ dừng lại ở một số kiến thức và kỹ năng đã được đề xuất từ các nghiên cứu trước. Điều này đòi hỏi luận án cần có sự kế thừa và phát triển thang đo đa chiều với một số năng lực kinh doanh thành phần khác cần bổ sung để đo lường năng lực kinh doanh mang tính chất đặc thù cho đội ngũ doanh nhân trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài cách tiếp cận xã hội học, phương pháp tiếp cận tâm lý học cũng được sử dụng và khai thác các yếu tố xúc cảm, nhận thức, động cơ, nhân cách như các tiền tố của hành vi kinh doanh nên có thể giúp phản ánh trọn vẹn hơn bức chân dung của doanh nhân trong quá trình hoạt động kinh doanh của họ (Korunka & cs, 2003). Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận tâm lý, đặc biệt là tâm lý kinh doanh chưa được các nghiên cứu sử dụng phổ biến như phương pháp tiếp cận xã hội học. Trong khi đó, không dễ để xây dựng thang đo đa chiều phù hợp để đo lường đặc điểm tâm lý doanh nhân bởi vì có quá nhiều đặc điểm tâm lý thành phần được các tác giả phân tích trong các nghiên cứu khác nhau (Hornaday & Aboud, 1971). Đặc biệt, việc khai thác những đặc điểm tâm lý này đang là xu thế nghiên cứu phổ biến hiện nay về doanh nhân, doanh nghiệp và kinh doanh (Korunka & cs, 2003). Do đó, việc xây dựng một thang đo đa chiều với các nhóm đặc điểm tâm lý thành phần phù hợp để đánh giá đặc điểm tâm lý doanh nhân rất cần được giải quyết trong luận án này. Ngoài ra, để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì việc chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính không đảm bảo được sự cân bằng lợi ích giữa các đối tác bên trong và bên ngoài, giữa mục tiêu ngắn hạn và chiến lược lâu dài, giữa các phương diện hoạt động của doanh nghiệp (Kaplan & Norton, 1993). Dù rằng các chỉ tiêu phi tài chính đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của một số nghiên cứu gần đây nhưng các nghiên cứu khai thác chúng vẫn còn rất hạn chế và chỉ có một số ít nghiên cứu sử dụng kết hợp đồng thời cả 2 nhóm chỉ tiêu trên để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh (Ashu, 2009). Do đó, Kaplan và Norton (1993) cho rằng việc phát triển thang đo đa chiều để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên sự
  6. kết hợp đồng thời chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cân bằng được các phương diện hoạt động của doanh nghiệp là rất cần thiết. Khai thác mối quan hệ giữa đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Man (2001), Ahmad (2007), Zoysa & Herath (2007) và một số tác giả khác đã kiểm chứng sự ảnh hưởng riêng lẻ hoặc của đặc điểm doanh nhân, hoặc của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đồng thời kiểm chứng sự tác động của đặc điểm doanh nhân (đặc điểm nhân chủng học, đặc điểm tâm lý) và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế mặc dù hướng nghiên cứu này sẽ giúp mô tả trọn vẹn bức chân dung của doanh nhân và giải thích tốt hơn vai trò của doanh nhân trong việc tạo ra kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Man, 2001). Thực tiễn kinh doanh cho thấy, bên cạnh những thành công đạt được thì việc nhận diện được những khoảng trống còn thiếu hụt về đặc điểm, năng lực kinh doanh của đội ngũ doanh nhân và những người khởi nghiệp tại các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn Thừa Thiên Huế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này giúp họ có được góc nhìn tổng hợp hơn về viễn cảnh kinh doanh và có sự chuẩn bị hành trang tri thức, kỹ năng và thái độ phù hợp khi khởi nghiệp và chinh phục các rào cản trên thương trường để đạt được thành quả cao trong kinh doanh. Từ những phân tích trên, nghiên cứu “Ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế” được lựa chọn bởi nó có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn trong bối cảnh kinh doanh của đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận án là phân tích và đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm và năng lưc kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của đội ngũ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu này luận án hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và làm rõ khung lý thuyết để đo lường và đánh giá đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của những yếu tố trên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  7. - Đánh giá đặc điểm, mức độ quan trọng và khả năng đáp ứng đối với từng nhóm năng lực kinh doanh thành phần của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế - Kiểm chứng và phân tích sự ảnh hưởng đồng thời của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu. - Ðề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: - Lý thuyết/ khung nghiên cứu nào phù hợp để đo lường đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ủng hộ cho mối quan hệ giữa đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? - Đặc điểm, mức độ quan trọng và khả năng đáp ứng đối với từng nhóm năng lực kinh doanh thành phần của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như thế nào? - Đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân có ảnh hưởng đồng thời đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu? - Làm thế nào để nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4. 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến kết quả hoạt động kinh doanh của các của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: Luận án nghiên cứu đặc điểm doanh nhân, năng lực kinh doanh của doanh nhân, mối quan hệ giữa đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và hoạt động kinh doanh của các của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó: - Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ được phân loại theo tiêu thức về quy
  8. mô lao động theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính Phủ. - Doanh nhân trong phạm vi luận án này là chủ doanh nghiệp và tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành, quản lý doanh nghiệp. - Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Firm Perfomance) được hiểu, giới hạn và tiếp cận ở góc độ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Luận án chỉ tập trung phân tích sự ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do đó, mối quan hệ giữa đặc điểm tâm lý của doanh nhân và năng lực kinh doanh của doanh nhân sẽ không được giải quyết trong luận án. Về mặt không gian: Luận án thu thập dữ liệu về đội ngũ doanh nhân và DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Về mặt thời gian: Dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2013 – 2016 được thu thập để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập và phân tích trong khoảng thời gian 2017-2018, hệ thống các hàm ý quản trị đề xuất đến năm 2025. 1.5. Đóng góp của luận án Thang đo đa chiều để đo lường đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng và phát triển trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây. Luận án đã làm rõ được nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến đặc điểm doanh nhân, mức độ quan trọng và khả năng đáp ứng của từng nhóm năng lực kinh doanh thành phần của doanh nhân tại các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế. Từ đó các doanh nhân và những người khởi nghiệp có được góc nhìn tổng hợp hơn về viễn cảnh kinh doanh và có sự chuẩn bị hành trang tri thức, kỹ năng và thái độ phù hợp khi khởi nghiệp kinh doanh và chinh phục các rào cản kinh doanh trên thương trường để đạt được thành quả cao trong kinh doanh. Luận án đã tìm ra được những bằng chứng thống kê thuyết phục về sự ảnh hưởng đồng thời của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ việc khảo sát 418 doanh nhân. Luận án cũng đã đề xuất được các hàm ý quản trị quan trọng và phù hợp giúp các doanh nhân và những người khởi nghiệp có cơ sở đáng tin cậy để hoàn thiện hơn về năng lực kinh doanh, phát huy tốt hơn những lợi thế từ đặc điểm cá nhân và nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Doanh nhân
  9. Trên cơ sở tiếp cận các quan điểm khác nhau về doanh nhân của các tác giả Cantillon (1755), Schumpeter (1934), Hoselitz’s (1951), Drucker (1985), Ehrlich (1986), Hébert và Link (1989), Zimmerer và Scarborough (2005), Hoàng Văn Hoa (2010), doanh nhân trong nghiên cứu này được hiểu là chủ doanh nghiệp, trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu lợi nhuận; phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn trong tiến trình khởi nghiệp để đạt được sự tăng trưởng và huy động những nguồn lực cần thiết; đồng thời họ cũng phải là người gắn liền với quá trình sáng tạo và đổi mới để thành công trên cơ sở của việc nhận thức những cơ hội kinh doanh có giá trị. 2.1.2. Đặc điểm doanh nhân Từ sự kết hợp của định nghĩa về đặc điểm cá nhân trong từ điển Oxford cho người học nâng cao (Wehmeier & Ashby, 2000:182) và những quan niệm về doanh nhân thì đặc điểm doanh nhân được hiểu như là những nét đặc trưng hoặc là phẩm chất thuộc về doanh nhân. Có nhiều nhóm đặc điểm doanh nhân được đề xuất và nghiên cứu trong mối quan hệ với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhóm đặc điểm nhân khẩu học như giới, trình độ, kinh nghiệm… và nhóm đặc điểm tâm lý. Trong đó, đặc điểm tâm lý được nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận động cơ, tính cách, giá trị cá nhân, mục tiêu và thái độ (Kotey & Meredith, 1997). Đặc điểm tâm lý của doanh nhân có thể xem như là một khái niệm đa chiều được cấu trúc bởi các thành phần như là nhu cầu thành đạt, xu hướng kiểm soát nội tại, xu hướng chấp nhận rủi ro, xu hướng đổi mới bởi vì dựa vào sự tổng hợp của Korunka và cộng sự (2003) thì đây là những đặc điểm tâm lý nổi trội và kinh điển luôn được đề cập trong rất nhiều các nghiên cứu liên quan. 2.1.3. Năng lực kinh doanh của doanh nhân Từ việc tổng quan các tài liệu tham khảo về chủ đề năng lực kinh doanh trong các công trình khoa học của Bird (1995), Man và cộng sự (2002), Muzychenko và Saee (2004), Ahmad (2007), Mitchelmore và Rowley (2010), trong khuôn khổ của luận án này năng lực kinh doanh của doanh nhân là sự hợp nhất giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi và một số phẩm chất cá nhân của doanh nhân nhằm đáp ứng những yêu cầu của hoạt động kinh doanh và duy trì sự thành công trong kinh doanh. Năng lực kinh doanh của doanh nhân trong luận án này được phân tích như một khái niệm đa chiều cấu trúc bởi các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cơ bản kế thừa từ nghiên cứu của Man (2001). Ngoài ra, năng lực chuyên mô nghiệp vụ và năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân được đề xuất bổ sung vào mô hình để phù hợp hơn với điều kiện và bối cảnh nghiên cứu mới. 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo Carlos và cộng sự (2011), các quan niệm và chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được cải tiến và có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp. Có rất nhiều cách định nghĩa và đo lường khác nhau về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nghiên cứu của Neely và cộng sự (1995), Otley (1999), Maisel (2001), Atkinson và cộng sự (2007). Trong số đó, Kaplan & Norton (1993) cho rằng hoạt động kinh doanh của doanh
  10. nghiệp được xác định từ 04 nhóm thành phần cơ bản, bao gồm: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập - phát triển. Nó xây dựng cơ sở để chuyển nội dung chiến lược kinh doanh thành các điều kiện thực hiện. Định nghĩa của Kaplan & Norton (1993) được sử dụng trong luận án này bởi nó có tính tổng hợp cao và đảm bảo được sự cân bằng giữa các phương diện hoạt động, giữa mục tiêu ngắn hạn và chiến lược dài hạn, giữa các đối tác hữu quan bên trong và bên ngoài, giữa phương diện tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp. 2.1.5. Ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo Drago và Clements (1999), doanh nhân là người định hướng và hành động để dẫn dắt mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những quyết định kinh doanh của doanh nhân chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, năng lực kinh doanh của chính họ. Một số nghiên cứu của Thompson (1999), Jo và Lee (1996), Kristiansen và cộng sự (2003) đã giành sự quan tâm đặc biệt để kiểm chứng sự tác động của đặc điểm nhân khẩu học của doanh nhân như giới, trình độ, tuổi, kinh nghiệm đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một số khác thì phân tích sự tồn tại của mối quan hệ của đặc điểm tâm lý doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như nghiên cứu của Littunen (2000), Zoysa và Herath (2007). Ngoài ra, Tehseen và Ramayah (2015), Bendary và Minyawi (2015), Ng và Kee (2013) hướng đến việc phát triển mô hình lý thuyết và kiểm chứng sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này không đạt được sự thống nhất trong kết quả nghiên cứu về hướng và mức độ ảnh hưởng trong mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu. Do đó, đề tài này của tác giả hướng đến việc kế thừa các mô hình lý thuyết trước đây và tiến hành kiểm chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng đồng thời của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Littunen (2000) thì đặc điểm tâm lý của doanh nhân có thể được xem như là những đặc điểm quan trọng có mối quan hệ nhân quả với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tương tự, Street và Cameron (2007) cho rằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự chi phối của nhiều nhân tố trong đó phải đề cập đến vai trò của đặc điểm tâm lý doanh nhân. Zoysa và Herath (2007) và Nimalathasan (2008) cũng đã tìm ra được những bằng chứng thống kê thuyết phục cho sự tồn tại của mối quan hệ của đặc điểm tâm lý doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, đặc điểm tâm lý của doanh nhân được đề xuất trong nghiên cứu của Robinson và cộng sự (1991) như một khái niệm đa chiều được cấu trúc bởi các thành phần như là nhu cầu thành đạt, xu hướng kiểm soát nội tại, xu hướng chấp nhận rủi ro, xu hướng đổi mới. Do đó, giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm tâm lý của doanh nhân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đề xuất như sau: H1: Đặc điểm tâm lý của doanh nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. H1.1: Nhu cầu thành đạt của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H1.2: Xu hướng kiểm soát nội tại của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt
  11. động kinh doanh của doanh nghiệp H1.3: Xu hướng chấp nhận rủi ro của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H1.4: Xu hướng sáng tạo và đổi mới của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quan điểm dựa vào nguồn lực (Resource Based View - RBV) cho rằng năng lực doanh nhân được xem như là nguồn lực quý giá, hiếm hoi mà đối thủ khó có thể sao chép hay bắt chước nên sẽ góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và giá trị gia tăng cho doanh nghiệp (Tehseen và Ramayah, 2015). Do đó, doanh nhân cần phải có kiến thức, kỹ năng đa dạng và tổng hợp để làm tròn những vai trò phức tạp của họ trong doanh nghiệp (Sadler – Smith & cs, 2003). Trong nghiên cứu của Chandler và Jansen (1992), doanh nhân các DNNVV phải đồng thời đảm trách ba vai trò cơ bản đó là vai trò của nhà kinh doanh, nhà quản lý và nhà chuyên môn. Do đó, việc phát triển một các đúng đắn và toàn diện các các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành năng lực kinh doanh chung của doanh nhân sẽ góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả như Man và cộng sự (2002), Baum và cộng sự (2001), Sony và Iman (2005), Man và cộng sự (2008), Ahmad và cộng sự (2010), Sánchez (2011), Ng và Kee (2013), Bendary và Minyawi (2015), Tehseen và Ramayah (2015), sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp được đề xuất như sau: H2: Năng lực kinh doanh của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H2.1: Năng lực định hướng chiến lược của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H2.2: Năng lực phân tích - sáng tạo của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H2.3: Năng lực nắm bắt cơ hội của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H2.4: Năng lực học tập của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H2.5: Năng lực cam kết của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H2.6: Năng lực thiết lập quan hệ của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H2.7: Năng lực tổ chức - lãnh đạo của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H2.8: Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp H2.9: Năng lực cá nhân của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  12. H2.10: Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính được triển khai thông qua việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 2 chuyên gia am hiểu về vấn đề doanh nhân, khởi nghiệp và 8 doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu bằng bảng hỏi bán cấu trúc nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thành phần của thang đo đặc điểm tâm lý doanh nhân, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù của Việt Nam và của lực lượng doanh nhân Thừa Thiên Huế. Tiếp theo, phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định độ tin cậy thang đo Chronbach alpha được sử dụng trên qui mô mẫu đủ lớn để chứng minh về mặt thống kê về mức độ phù hợp của thang đo các biến nghiên cứu được đề xuất. Sau đó, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để nghiên cứu sự ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mẫu điều tra là 418 doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu được chọn ra theo kỹ thuật chọn mẫu phát triển mầm. Việc tiếp cận và có được sự hợp tác từ phía đối tượng khảo sát là các doanh nhân (vừa làm chủ và vừa trực tiếp điều hành doanh nghiệp) là rất khó khăn do đó thông qua mối quan hệ và sự giới thiệu của người thân, bạn bè cũng như sự phối hợp của hội doanh nhân trẻ, hội doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và đặc biệt là cục thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế để phát triển và mở rộng kích thước mẫu là cần thiết. Về thang đo các biến nghiên cứu, thang đo đặc điểm tâm lý (TL) của doanh được cấu thành bởi 4 nhóm tâm lý: Nnhu cầu thành đạt (NCTD), xu hướng đổi mới (DM), xu hướng kiểm soát nội tại (KSNT), xu hướng chấp nhận rủi ro (RR) được phát triển từ nghiên cứu của Robinson và cộng sự (1991).Trên cơ sở kế thừa kết quả của Man (2001), Ahmad (2007), Chandler và Jansen (1992) và một số tác giả khác để xây dựng thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân (NLDN) trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế với 10 nhóm năng lực kinh doanh thành phần bao gồm năng lực phân tích - sáng tạo (PTST), năng lực cá nhân (NLCN), năng lực định hướng chiến lược (DHCL), năng lực tổ chức - lãnh đạo (TCLD), năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH), năng lực thiết lập quan hệ (TLQH), năng lực học tập (NLHT), năng lực cam kết (NLCK), năng lực chuyên môn nghiệp vụ (CMNV) và năng lực nắm bắt cơ hội (NBCH). Thang đo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được phát triển trên cơ sở tiếp cận nghiên cứu của Kaplan và Norton (2001) và Lê Thị Phương Thảo (2016) với kết quả hoạt động của 4 phương diện được phản ánh: Phương diện tài chính (TC), khách hàng (KH), quy trình nội bộ (QTNB), đào tạp – phát triển (DTPT). 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Kết quả của giai đoạn nghiên cứu định tính Trên cơ sở phỏng vấn sâu 2 chuyên gia và 8 doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu thì một số từ ngữ trong thang đo nháp cho 3 nhóm biến nghiên cứu “đặc điểm tâm lý”, “năng lực kinh
  13. doanh” và “kết quả kinh doanh” đề xuất từ quá trình tổng hợp lý thuyết được điều chỉnh để đảm bảo giá trị về mặt nội dung, phù hợp hơn với cách hiểu của đối tượng được khảo sát. Hai nhóm năng lực kinh doanh thành phần bao gồm nhóm năng lực chuyên môn nghiệp vụ và nhóm năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội được bổ sung vào thang đo trên cơ sở đề xuất của Ahmad (2007), Chandler và Jansen (1992) và từ kết quả khảo sát định tính trên 10 đối tượng được phỏng vấn sâu. Trong đó, với nhóm năng lực cá nhân thì có thêm 2 yếu tố được bổ sung vào thang đo này đó là :bền bỉ cả về thể chất lẫn tinh thần” và “cân bằng được giữa công việc kinh doanh và cuộc sống gia đình”. Đối với nhóm năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội thì 2 biến quan sát mới được đề xuất bổ sung đó là “quan tâm đến phúc lợi của người lao động” và “tạo ra cơ hội việc làm cho cộng đồng”. 3.2 Kết quả của giai đoạn nghiên cứu định lượng 3.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu Đặc điểm nhân chủng học của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế Trong 418 doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì nam doanh nhân chiếm đại đa số với 334 người tương ứng với 79,9%. Đội ngũ doanh nhân có độ tuổi phổ biến vào khoảng từ 36 đến 50 tuổi là 242 người, chiếm 57,9% trong tổng số 418 doanh nhân được khảo sát trên địa bàn nghiên cứu. Các doanh nhân này phần lớn chưa có trình độ đại học (60%) trong tổng mẫu điều tra, có số năm hoạt động kinh doanh chủ yếu trên từ 5 đến 10 năm (57,9%). Phần lớn các doanh nhân được khảo sát đều không có người thân sở hữu doanh nghiệp (84,4%) trong khi đó Davidsson (1995) cho rằng phần lớn các doanh nhân đều xuất thân từ gia đình có truyền thống là bố mẹ hoặc người thân làm kinh doanh. 92,3% đã tham gia một số chương trình đào tạo liên quan đến lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, quản trị nhân sự, phổ cập kiến thức luật lao động, luật doanh nghiệp tổ chức bởi hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc hội doanh nhân trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc tự tìm kiếm chương trình; chưa từng làm công việc kinh doanh trước đây (84,4%); có thời gian trung bình mỗi ngày dành cho hoạt động kinh doanh từ 8 đến 12 tiếng (91,6%); ngoài làm chủ DN hiện tại thì có tham gia hoạt động kinh doanh khác (83,0%). Khi được điều tra về động cơ khởi nghiệp kinh doanh thì 49,5% doanh nhân tham gia kinh doanh để làm giàu và tận hưởng cuộc sống độc lập về mặt tài chính, 42,1% để tận hưởng cuộc sống tự do khi làm chủ, 8,4% để thoát khỏi sự nhàm chán khi đi làm thuê. Khi được hỏi về kinh nghiệm khởi nghiệp và kinh doanh trước đó thì chỉ có 10,3% doanh nhân đã tham gia hoạt động kinh doanh và 15,6% đã khởi nghiệp làm chủ trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh hiện tại. Đặc điểm DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn Thừa Thiên Huế Xét về đặc điểm DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn Thừa Thiên Huế do các doanh nhân làm chủ thì hình thức sở hữu công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân là chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 51.7% và 34,9% trong mẫu khảo sát. Các doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, lắp ráp, sửa chữa phương tiện và máy móc thiết bị (44,3%) và dịch vụ lưu trú và ăn uống (23,7%) với quy mô lao động phổ biến không quá 10 lao động (78,0%). 305
  14. doanh nghiệp (tương ứng 73,0%) phân bố trên địa bàn thành phố Huế, số còn lại chủ yếu ở huyện Hương Thủy (7,6%), Phú Vang (6,2%) , Phú Lộc (4,8%) và các huyện khác (14,6%). 3.2.2. Kiểm định thang đo Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Về thang đo đặc điểm tâm lý của doanh nhân, với 17 biến quan sát được đưa vào phân tích, đã rút trích ra được 4 nhân tố tương ứng với các nhóm đặc điểm tâm lý thành phần kế thừa từ thang đo của Robinson và cộng sự (1991). Về thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân với số lượng 10 nhân tố được rút trích tương ứng với các nhóm năng lực kinh doanh thành phần được đề xuất trong mô hình lý thuyết từ 57 biến quan sát ban đầu. Về thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, 13 biến quan sát được đưa vào phân tích đã rút trích ra được 4 nhân tố tương ứng với 4 phương diện của kết quả hoạt động kinh doanh. Tổng phương sai trích của 3 nhóm biến đều lớn hơn 50% và tất cả các nhân tố mới được rút trích trong mỗi nhóm biến đều đảm bảo các điều kiện về giá trị Eigenvalue lớn hơn 1, các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát trong từng yếu tố được rút trích đều lớn hơn 0,5. Do đó, thang đo các biến nghiên cứu đều thỏa mãn cả 2 tiêu chí về tính hội tụ (convergent validity) và tính biệt hóa (discriminant validity). Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo cho thấy thang đo các nhân tố thuộc 3 nhóm biến nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy với hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,8. Kết quả phân tích nhân tố khẳg định (CFA) bậc một cho thang đo đặc điểm tâm lý, năng lực kinh doanh và kết quả kinh doanh đều đạt yêu cầu, với Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/DF)< 3; Chỉ số GFI ≈ 1; chỉ số thích hợp so sánh CFI > 0.9; chỉ số TLI > 0.9và chỉ số RMSEA < 0.08 do đó, nhìn chung các mô hình đều phù hợp với dữ liệu thị trường.Ngoài ra, thang đo của các biến nghiên cứu đều đáng tin cậy, đạt giá trị hội tụ trong từng nhóm thang đo, đạt tính đơn nguyên và thỏa mãn yêu cầu về giá trị phân biệt. Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khẳng định cho các mô hình cấu trúc bậc 1 nhằm đảm bảo rằng 18 khái niệm (biến tiềm ẩn) của mô hình đạt được các yêu cầu về giá trị hội tụ và mức độ phân biệt. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định bậc hai nhằm khẳng định lại các mô hình đo lường ở trên vẫn bền vững dưới dạng cấu trúc bậc hai. Kết quả thu được như sau: Đánh giá sự phù hợp của mô hình: Các chỉ số trong từng mô hình cấu trúc bậc hai được phân tích đều đạt yêu cầu, với chỉ số CMIN/DF của nhóm biến đặc điểm tâm lý, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp lần lượt là 2,207; 1,926; 1,936 (bé hơn 3,0); chỉ số GFI tương ứng với 0,903; 0,887; 0,970; chỉ số CFI đạt được 0,943; 0,903; 0,976 ; chỉ số TLI lần lượt là 0,933, 0,898, 0,970 và chỉ số RMSEA đều bé hơn 0,08. Đánh giá độ tin cậy thang đo: Kết quả ở bảng 1 cho thấy, mô hình cấu trúc bậc 2 của các biến nghiên cứu đặc điểm tâm lý doanh nhân (TL), năng lực kinh doanh của doanh nhân (NLDN), kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (HDDN) đều có giá trị độ tin cậy tổng hợp (CR) >0,7 và giá trị tổng phương sai rút trích (AVE)>0,5, nên có thể kết luận các thang đo lường các biến nghiên cứu trong từng mô hình cấu trúc bậc 2 đều đáng tin cậy.
  15. Giá trị hội tụ: Tất cả các hệ số đã chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa của các biến quan sát trong mỗi nhóm biến nghiên cứu đều lớn hơn 0,5 đồng thời các giá trị AVE đều lớn hơn 0,5 (Bảng 1) nên các biến nghiên cứu đều đạt giá trị hội tụ. Giá trị phân biệt: Kết quả phân tích cho thấy hệ số tương quan giữa các cặp khái niệm đều nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê (P-value
  16. Hình 1. Đặc điểm tâm lý của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018) Trong 4 nhóm đặc điểm tâm lý thành phần điển hình thì đội ngũ doanh nhân Thừa Thiên Huế có nhu cầu thành đạt cao nhất, tiếp đến là nhu cầu kiểm soát nội tại và thấp nhất là xu hướng đổi mới, và xu hướng chấp nhận rủi ro với điểm trung bình đánh giá lần lượt là 4,36; 3,9; 3,67; 3,63. 3.2.3.2. Năng lực kinh doanh của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Hình 2 cho thấy đội ngũ doanh nhân tham gia khảo sát đã thực sự đáp ứng tốt một số nhóm năng lực kinh doanh thành phần như năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực cá nhân, năng lực cam kết và năng lực chuyên môn nghiệp vụ với điểm trung bình đánh giá từ 4,01 điểm trở lên. Các nhóm năng lực còn lại gồm năng lực học tập, năng lực phân tích – sáng tạo, năng lực định hướng chiến lược, năng lực tổ chức và lãnh đạo lần lượt có mức độ đáp ứng thấp hơn so với các năng lực kể trên với điểm trung bình đánh giá từ 3,17 đến 3,82. Ngoài nhóm năng lực cam kết, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ có mức độ đáp ứng hiện tại cao hơn so với mức độ quan trọng của chúng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhóm năng lực còn lại đều có mức độ đáp ứng thấp hơn so với mức độ quan trọng của chúng theo sự đánh giá của bản thân các doanh nhân.
  17. Hình 2.Thống kê đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực kinh doanh của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018) Kết hợp với mô hình phân tích tầm quan trọng và mức độ đáp ứng IPA (hình 3) về năng lực kinh doanh của doanh nhân, kết quả phân tích cho thấy nhóm năng lực cá nhân và năng lực nắm bắt cơ hội đều rơi vào góc phần tư thứ 2. Những nhóm năng lực nằm ở phần tư này đều được doanh nhân đánh giá rất cao về mức độ quan trọng của chúng trong tương lai (điểm trung bình đánh giá từ 4,2 trở lên) và mức độ đáp ứng hiện tại của các nhóm năng lực này cũng rất tốt (điểm trung bình đánh giá từ 3,8 trở lên). Có thể nói rằng đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy đội ngũ doanh nhân này đã có những động thái phù hợp trong việc hoàn thiện và phát triển những năng lực kinh doanh cần thiết để tạo đà và sự phát triển của tổ chức trong tương lai. Nhóm năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực cam kết, năng lực thiết lập quan hệ lại rơi vào góc phần tư thứ 3 mà ở đó khả năng đáp ứng hiện tại của các doanh nhân đối với nhóm năng lực này là rất cao (điểm trung bình đánh giá từ 3,8 trở lên), trong khi đó mức độ quan trọng của chúng được đánh giá là không cao so với các nhóm năng lực còn lại (điểm trung bình đánh giá dưới 4,2). Do đó, các doanh nhân không cần phải quá tập trung đầu tư phát triển nhóm năng lực này trong tương lai. Nhóm năng học tập rơi vào góc phần tư thứ 4 với mức độ quan trọng và khả năng đáp ứng không cao so với các nhóm năng lực khác nên các doanh nhân cũng không cần đầu tư phát triển nhóm năng lực này theo đề xuất từ kết quả phân tích IPA. Đặc biệt đáng quan tâm là nhóm năng lực rơi vào góc phần tư thứ nhất đó là năng lực phân tích - sáng tạo, năng lực định hướng chiến lược, năng lực tổ chức lãnh đạo, năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội. Ở góc phần tư này, các nhóm năng lực được đánh giá cao về tầm quan trọng trong tương lai nhưng mức độ đáp ứng ở hiện tại lại không cao so với các nhóm năng khác. Do đó, các
  18. doanh nhân cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để nâng cao khả năng đáp ứng đối với các nhóm năng lực này trong tương lai. Hình 3. Kết quả phân tích tầm quan trọng và mức độ đáp ứng của các nhóm năng lực kinh doanh thành phần theo mô hình IPA (Importance – Performance Analysis) 3.2.4. Ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của các đặc điểm nhân tâm lý, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế Sau khi xem xét độ phù hợp của mô hình, nghiên cứu thu được mô hình ước lượng cuối cùng. Dựa trên kết quả trong bảng 2 ta thấy, các mối quan hệ được kiểm định đều có ý nghĩa thống kê (P-value
  19. H2.2. PTST  HDDN 0,562 0,031 6,925 *** Chấp nhận H2.3. NBCH  HDDN 0,634 0,027 7,529 *** Chấp nhận H2.4. NLHT  HDDN 0,287 0,024 4,403 *** Chấp nhận H2.5. NLCK  HDDN 0,368 0,032 5,204 *** Chấp nhận H2.6. TLQH  HDDN 0,446 0,019 6,193 *** Chấp nhận H2.7. TCLD  HDDN 0,480 0,025 6,410 *** Chấp nhận H2.8. CMNV  HDDN 0,558 0,029 6,960 *** Chấp nhận H2.9. NLCN  HDDN 0,447 0,026 6,218 *** Chấp nhận H2.10. TNXH  HDDN 0,276 0,021 4,350 *** Chấp nhận (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 2018) Ghi chú: Estimate: giá trị ước lượng; S.E.: sai lệch chuẩn; C.R.: giá trị tới hạn *** - tương đương với giá trị 0,000 Kết quả phân tích ở bảng 2 của luận án đã tìm được bằng chứng thống kê thuyết phục về sự ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý doanh nhân kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, với P- value= 0,000 < 0,05 và hệ số chuẩn hóa bằng 0,623, tức là khi đặc điểm tâm lý doanh nhân thay đổi 1 đơn vị (trong thang đo Likert) thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi cùng chiều 0,623 đơn vị. Trong đó, 4 đặc điểm tâm lý thành phần cấu thành nhóm biến này đều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là xu hướng chấp nhận rủi ro, xu hướng kiểm soát nội tại, xu hướng đổi mới, nhu cầu thành đạt ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh với hệ số hồi quy chuẩn hóa lần lượt là 0,341; 0,178; 0,170; 0,168. Bàn về sự tác động của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì nghiên cứu này một lần nữa khẳng định sự phù hợp của quan điểm phụ thuộc vào nguồn lực (Resource Base View of Competencies – RBV) và có nhiều điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu của Baum và cộng sự (2001), Sony và Iman (2005), Man và cộng sự (2008), Bendary và Minyawi (2015), Tehseen và Ramayah (2015) khi cho rằng năng lực doanh nhân là nguồn lực khan hiếm và vô giá của doanh nghiệp nên nó là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả phân tích ở bảng 2 của luận án cũng đã chỉ ra những bằng chứng thống kê thuyết phục về sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, với P-value= 0,000 < 0,05 và hệ số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,450; tức là khi năng lực kinh doanh của doanh nhân thay đổi 1 đơn vị (trong thang đo Likert) thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của họ cũng sẽ thay đổi cùng chiều 0,450 đơn vị. Trong 10 nhóm năng lực kinh doanh thành phần tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì năng lực nắm bắt cơ hội, phân tích – sáng tạo, chuyên môn nghiệp vụ và định hướng chiến lược có mức độ ảnh hưởng lớn hơn so với các nhóm năng lực kinh doanh còn lại với hệ số hồi quy lần lượt là 0,634; 0,562; 0,558; 0,543, Có thể nói rằng, doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên mọi phương diện từ tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ đến phương diện đào tạo - phát triển thì việc nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nhân thông qua quá trình hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng và hành vi liên quan đến các nhóm năng lực
  20. trên là cần thiết. Thực tế cho thấy, tại các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế, người chủ sở hữu thường đồng thời là người quản lý, là người làm kinh doanh, là người quản đốc, là người cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp. Nói cách khác, đội ngũ doanh nhân này cùng một lúc thực hiện quá nhiều chức năng và đảm nhận quá nhiều vai trò khác nhau trong doanh nghiệp. Do đó, năng lực phân tích- sáng tạo, năng lực định hướng chiến lược, năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực cam kết có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp doanh nhân hoàn thành nhiệm vụ của nhà kinh doanh. Vai trò nhà quản trị doanh nghiệp của doanh nhân thì được đảm bảo thông qua năng lực thiết lập quan hệ và năng lực tổ chức – lãnh đạo. Trong khi đó, năng lực chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp doanh nhân làm tròn vai nhà chuyên môn trong quá trình tương tác với công việc nghiệp vụ cụ thể tại doanh nghiệp. Năng lực cá nhân sẽ đóng vai trò là bệ đỡ cho doanh nhân hoàn thành vai của nhà quản trị, nhà kinh doanh. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội đảm bảo cho triển vọng phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai. Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của các đặc điểm nhân chủng học của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế Kết quả ở bảng 3 cho thấy, ngoài biến tình trạng hôn nhân thì phần lớn các đặc điểm nhân khẩu học của doanh nhân như trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính, đã từng làm công việc kinh doanh trước khi làm chủ DN hiện tại, điều kiện có người thân sở hữu DN, điều kiện đã từng khởi nghiệp, số năm hoạt động của DN, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực dịch vụ đều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với P-value
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0