intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Phân tích ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Tổng quan nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, luận án phân tích ảnh hưởng PCLD đến KQHD của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp về PCLD và KQHD của doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------- š&› ------- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 9340101 NGUYỄN THỊ THU TRANG HÀ NỘI - 2023
  2. Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngoại thương Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Thị Nhàn TS Nguyễn Thục Anh Phản biện 1: .............................................................................................. .................................................................................................................. Phản biện 2: .............................................................................................. .................................................................................................................. Phản biện 3: .............................................................................................. .................................................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại: .................................................................................................................. Vào hồi ……. giờ …… ngày …… tháng …… năm ............................... Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và thư viện trường Đại học Ngoại thương
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Thị Thu Trang. Bàn về mối quan hệ “ Phong cách lãnh đạo” và “ Kết quả hoạt động doanh nghiệp” – Theo cách nhìn từ học thuật đến thực tiễn, Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam. ISSN 1859-4700. 2. Nguyễn Thị Thu Trang (2020). Thực trạng phong cách lãnh đạo tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0. Tạp chí Kinh tế và dự báo số 12, p121-124. ISSN 1859-4972 3. Nguyễn Thị Thu Trang, Đặng Thị Nhàn (2019). Vận dụng mô hình xương cá Ishikawa phân tích mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và kết quả hoạt động doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội. Tạp chí công thương số 17 tháng 9/2019, p 144-152. ISSN 0866-7756 4. Nguyen Thi Thu Trang, Dang Thi Nhan, Le Dinh Tan (2021). Leadership styles effects on business performance of the enterprise in Vietnam. International Journal of Economics, Commerce and Management. ISSN 2348 0386 5. Nguyen Thi Thu Trang, Dang Thi Thanh Nhan, Nguyen Thuc Anh, Le Dinh Tan (2021). Analyzing the Difference in Corporate Ownership Structure in the Relationship between Leadership Style and Business Performance of Enterprises in Vietnam. International Journal of Entrepreneurship. ISSN: 1939-4675. Scopus Q3 6. 01 Đề tài cấp trường năm 2019. Vận dụng biểu đồ xương cá Ishikawa phân tích mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và kết quả hoạt động doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Trang. Đề tài đã nghiệm thu 2019 i
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Từ đẩỳ đủ DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNNN Doanh nghiệp ngoài nhà nước DNFDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DV Dịch vụ DTPT Đào tạo và phát triển ĐVT Đơn vị tính CNXD Công nghiệp và xây dựng NNLNTS Nông nghiệp- Lâm nghiệp- Thuỷ sản NV Nhân viên NQ- CP Nghị quyết chính phủ KH Khách hang KQ Kết quả KQCV Kết quả công việc KQHĐ Kết quả hoạt động PCLDCD PCLD PCGD PCGD PCTD PCTD QTNB Quy trình nội bộ QD- TTg Quyết định của Thủ tướng chính phủ SP Sản phẩm TMDV Thương mại dịch vụ VN Việt Nam ii
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ Viết Từ đầy đủ tiếng anh Nghĩa tiếng việt tắt AVE Average Value Extracted Giá trị phương sai trích BSC Balanced Scorecard Thẻ điểm cân bằng CPA Confirmatory factor analysist Phân tích nhân tố khẳng định EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá FDI Foreign Dỉrect Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài MLQ Multifactor leadership Bảng hỏi lãnh đạo đa nhân tố questionnaỉre KPI Key Performance Indicator Chỉ số đo lường kết quả hoạt động chính KMO Kraiser – Meyer – Olkin Hệ số KMO ROA Return on assets Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROI Return on Investment Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư ROS Return on sales Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ROE Return on equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu SE Standard Error Sai số chuẩn hóa SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính SE Standard error Sai số chuẩn hoá iii
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế. Đây cũng là một động lực để các doanh nghiệp thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới tư duy về sản xuất và tư duy thị trường phù hợp. Trong môi trường mới như vậy, các doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả dựa trên quá trình tiếp nhận và đổi mới liên tục, hơn hết là phương thức và cách tiếp cận quản lý của nhà lãnh đạo. PCLD là một yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý của nhà lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy các doanh nghiệp thay đổi. Theo Newstrom, Davis, 1993 “PCLD là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Xét trên phương diện cá nhân, PCLD chính là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo (Bradley S. Smith, 2016). Bối cảnh thực tiễn thay đổi nhanh chóng đòi hỏi ngày càng nhiều các mô hình PCLD mới, linh hoạt và phù hợp hơn, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của tổ chức. Do đó, khi vận dụng bất kỳ mô hình PCLD nào, tổ chức cũng cần phải xem xét kỹ đến các yếu tố đặc thù như: địa lý, văn hóa, tôn giáo, tập quán ... để điều chỉnh cho phù hợp và đạt được mục tiêu của tổ chức (Karin & cộng sự (2010)). . Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thị trường toàn cầu do các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia chi phối đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam. Bên cạnh đó cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) và những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã tác động tới mô hình kinh doanh truyền thống của các doanh nghiệp. Mô hình mới đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao để làm chủ công nghệ và đặc biệt đội ngũ lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong điều hành, quản lý để nâng cao năng suất lao động. Mặt khác, chuyển đổi số doanh nghiệp tác động lớn đến chiến lược kinh doanh, hình thức hoạt động của doanh nghiệp, do đó sẽ là một thay đổi lớn với toàn bộ doanh nghiệp, điều này gây áp lực cho các nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp. Chính vì vậy, thực tế buộc nhà lãnh đạo cần có nhận thức kịp thời và có cách thức trong quản lý, cần thay đổi các yếu tố căn bản trong hệ thống quản lý để mang lại kết quả cho hoạt động của các doanh nghiệp. Do đó, các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp cũng cần tìm cho mình PCLD phù hợp (Northouse, 2007). Nhà lãnh đạo có PCLD phù hợp giúp nâng cao KQHD của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thay đổi hiện nay, đây cũng là bài toán lớn cần được giải. Tại Việt Nam, chủ đề nghiên cứu liên quan đến tiếp cận PCLD để nâng cao KQHD doanh nghiệp đươc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên các nghiên cứu chuyên sâu về một ngành nghề kinh doanh hoặc tại một loại hình doanh nghiệp cụ thể. Điều này cũng cần có một nghiên cứu ở góc độ vĩ mô tổng thể các doanh nghiệp, phân tích sự khác biệt về ảnh hưởng PCLD đến KQHD của doanh nghiệp Việt Nam giữa các loại hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu và ngành nghề kinh doanh một cách đầy đủ, định lượng và toàn diện. Từ những lý do nêu trên và khoảng trống nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Phân tích ảnh hưởng PCLD đến KQHD của doanh nghiệp Việt Nam” cho luận án của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án là trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, luận án phân tích ảnh hưởng PCLD đến KQHD của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp về PCLD và KQHD của doanh nghiệp Việt Nam. Với mục tiêu tổng quát như trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu là: 1
  7. (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về phong cách lãnh đạo, KQHD doanh nghiệp và ảnh hưởng PCLD đến KQHD của doanh nghiệp trên cơ sở đó xác định khoảng trống nghiên cứu. (2) Làm rõ cơ sở lý luận, phát triển giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu (3) Phân tích ảnh hưởng PCLD đến KQHD của các doanh nghiệp Việt Nam (4) Phân tích sự khác biệt trong mối quan hệ ảnh hưởng của PCLD đến KQHD doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, theo ngành nghề kinh doanh. (5) Đề xuất giải pháp và khuyến nghị về PCLD nhằm nâng cao KQHD doanh nghiệp trong thời gian tới 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phân tích ảnh hưởng PCLD đến KQHD của doanh nghiệp Việt Nam 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Phạm vi về không gian Doanh nghiệp thuộc tỉnh thành phố đặc trưng thuộc 6 vùng kinh tế trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm: Hà nội, Thái Bình, Nam Định, Nghệ an, Huế, Đà Nẵng, Đăk lăk, Lâm Đồng, TP HCM, Cần Thơ.cho 6 vùng kinh tế trên toàn lãnh thổ Việt Nam 3.2.2 Phạm vi về thời gian Thực trạng PCLD và KQHD doanh nghiệp Việt Nam, luận án nghiên cứu trong giai đoạn 2018- 2022. Các giải pháp nhằm hoàn thiện PCLD nâng cao KQHD doanh nghiệp được luận án đề xuất từ nay cho đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010- 2030. 3.2.3 Phạm vi về nội dung Tác giả đi sâu vào phân tích và nghiên cứu về PCLD bao gồm PCLDCD, PCTD và PCGD và đo lường mức độ ảnh hưởng của các PCLD này đến KQHD của các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, theo ngành nghề kinh doanh tại Việt nam bằng nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp về PCLD cho nhà lãnh đạo và nâng cao KQHĐ cho các DN tại Việt nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải quyết tốt nhất các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. 5. Đóng góp của luận án 5.1 Đóng góp về mặt lý luận - Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá vấn đề lý luận về PCLD và KQHD của DN, làm rõ khung lý thuyết về ảnh hưởng PCLD đến KQHD của các doanh nghiệp, tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu để giải thích tác động của các nhân tố đó. - Thứ hai, luận án đã kiểm định mô hình nghiên cứu với khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp tại Việt Nam, tập trung phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo, ảnh hưởng PCLD đến KQHD của các doanh nghiệp. - Thứ ba, luận án phân tích cấu trúc đa nhóm kiểm định sự khác biệt theo hình thức sở hữu, theo ngành nghề kinh doanh nhằm xem xét sự khác biệt trong mối quan hệ tác động của PCLD đến KQHD doanh nghiệp. - Thứ tư, luận án sử dụng phân tích định tính bằng công cụ phỏng vấn sâu các nhà lãnh đạo, kết hợp phân tích định lượng mang lại cái nhìn tổng thể về cơ chế tác động và ảnh hưởng của PCLD đến KQHD của doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên xây dựng và kiểm định ảnh hưởng PCLD đến KQHD của các doanh nghiệp Việt Nam; Phân tích sự khác 2
  8. biệt trong trong cơ chế tác động và ảnh PCLD đến KQHD của các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, theo ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. 5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn Thứ nhất, từ kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp góc nhìn toàn diện về thực trạng phong cách lãnh đạo, vai trò của PCLD trong nâng cao KQHD của các DN Việt Nam, giúp cho DN phối hợp với các cơ quan ban ngành trong việc xây dựng chính sách, chương trình hỗ trợ cho nhà lãnh đạo về cách thức trong quản lý, nâng cao KQHD cho các DN trước bối cảnh thay đổi như ảnh hưởng đại dịch Covid 19, biến động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 trong chuyển đổi số, áp dụng nền tảng công nghệ 4.0 Thứ hai, các kết quả nghiên cứu của luận án đánh giá thực trạng tác động của PCLD đến KQHD doanh nghiệp giúp các DN nhìn nhận rõ hơn về vai trò của PCLD và có những điều chỉnh phù hợp trong chiến lược tuyển dụng, đào tạo, quản trị nhân sự cấp cao phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp Thứ ba, các kết quả nghiên cứu của luận án phân tích sự khác biệt về PCLD trong các loại hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu phân tích sâu cơ chế tác động và ảnh hưởng đó ở DNNN so với loại hình DN khác, cung cấp bằng bằng chứng khoa học cho cơ quan quản lý Nhà nước có những chương trình, dự án đối với các nhà lãnh đạo của các DNNN góp phần thực hiện cổ phần hoá DNNN và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Thứ tư, luận án đưa ra các nhóm giải pháp về PCLD theo ngành nghề kinh doanh là cơ sở để xây dựng PCLD phù hợp cho mỗi loại hình doanh nghiệp, nâng cao KQHD doanh ng hiệp cũng như có những chính sách, giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp Việt Nam. Thứ năm, kết quả nghiên cứu luận án sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp, nghiên cứu sinh, học viên cao học và các nhà nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm 5 chương , cụ thể: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Đề xuất giải pháp và khuyến nghị CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về phong cách lãnh đạo 1.1.1. Tiếp cận theo tố chất nhà lãnh đạo Nghiên cứu về tiếp cận theo đặc điểm tố chất lãnh đạo hầu như đều theo phương pháp định tính và dừng lại ở việc chỉ đặc điểm cơ bản cần có của một nhà lãnh đạo và PCLD để đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên các nghiên cứu chưa xem xét tác động cụ thể của từng nhân tố đến các hoạt động trong tổ chức. 1.1.2. Tiếp cận theo hành vi Do tốc độ phát triển công nghệ có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển tổ chức và phong cách lãnh đạo. Cách nghiên cứu tiếp cận theo hành vi đơn giản và đơn lẻ dựa trên các đặc tính, hành vi, v.v ... không đủ để nhìn nhận tổng quan về các PCLD trong tổ chức. 1.1.3 Tiếp cận theo hướng hiện đại Nghiên cứu ở trên cho thấy, PCLD được đặc trưng bởi nhiểu lý thuyết khác nhau. Tuy nhiên trước sự biến động của KH- CN, trước ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô, vĩ mô trong 3
  9. tổ chức PCLD truyền thống không đủ để thể hiện mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên và làm cho KQHD của tổ chức được cải thiện. Tiêp cận theo hiện đại chỉ ra các mô hình lý thuyết lãnh đạo liên tục được phát triển đầy đủ hơn so với các nghiên cứu trước đây. Theo Bass (1992) Căn cứ vào mức độ chuyển đổi của người lãnh đạo có 3 loại: PCLDCD, PCGD và PCTD. Bên cạnh đó có rất nhiều nghiên cứu như : Yammarino (1994), Podsakoff & cộng sự (1996), Pawar và Eastman (1997), Wofford và các cộng sự (1998), Pillai và Williams (1998), Waldman và Yammarino (1999), và Avolio (1999), Northouse (2015).. đều tiếp cận trên cơ sở chia sẻ quan điểm chung rằng các nhà lãnh đạo dựa theo PCLDCD, giao dịch và tự do phù hợp với bối cảnh môi trường thay đổi và xây dựng mô hình theo hướng này có thể đo lường, phân tích mức độ ảnh hưởng của PCLD đến KQHD doanh nghiệp, điều này chưa được đề cập bởi các lý thuyết lãnh đạo truyền thống trước đây. Tác giả cũng theo hướng tiếp cận này để xác định hướng nghiên cứu của luận án. 1.2 Tổng quan nghiên cứu về KQHD doanh nghiệp Có rất nhiều nghiên cứu về KQHD doanh nghiệp (Bảng 1.1) Bảng 1.1 Chỉ tiêu đánh giá KQHD doanh nghiệp STT Nhóm tác giả Năm Tiêu chí 1 Kaplan &Norton , 1993, TC, KH, QTNB, DTPT 1996 2 Neely & dtg 1995 Cá nhân, mục tiêu của doanh nghiệp và tiêu chí đánh giá đó với môi trường hoạt động 3 Otley 1999 Mục tiêu, chiến lược, chỉ tiêu, khen thưởng và dòng thông tin 4 Koene, Vogelaar và 2002 Phù hợp, Hiệu lực, Hiệu suất và Khả năng Soeter tài chính 5 Knippenberg và Hogg 2003 kết quả, động lực nhân viên, sự tuân thủ, nhận thức về hiệu quả và uy tín cá nhân của nhà lãnh đạo. 6 Robert 2004 Lợi nhuận, vận hành, hiệu suất, Tăng trưởng, Thị trường, Quy mô, Thanh khoản, Khả năng tồn tại và các nhóm đo lường khác 7 Piero, Cicero, 2005 TC, KH, QTNB, DTPT Knippenberg và Kruglanski 8 Atkinson & cộng sự 2011 Tài chính và phi tài chính 9 Santos, J.B. and Brito, 2012 TC, KH, QTNB, DTPT L.A.L. 10 Nguyễn Minh Tâm 2014 TC, KH, QTNB, DTPT 11 Lê Thị Phương Thảo 2016 TC, KH, QTNB, DTPT (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Các nghiên cứu gần đây cho thấy đo lường kết quả hoạt động doanh nghiệp không chỉ bằng những tiêu chí tài chính đơn thuần mà còn chú trọng đến các tiêu chí phi tài chính khác. Phương pháp đo lường KQHD của doanh nghiệp được rất nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế lựa chọn thẻ điểm cân bằng Balanced Score Card (BSC) làm công cụ đo lường bởi đây là sự hợp nhất của các tiêu chí tài chính và phi tài chính. 4
  10. 1.3 Tổng quan về ảnh hưởng PCLD đến KQHD của DN Kết quả tổng quan các nghiên cứu (Bảng 1.2) cho thấy ảnh hưởng của PCLD và KQHD đã khẳng định qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhưng tập trung chủ yếu trong ngữ cảnh doanh nghiệp ở nước ngoài. Bảng 1.2 Tổng hợp nghiên cứu về phong cách lãnh đạo và KQHD tại các doanh nghiệp Các biến Biến phụ thuộc Địa bàn nghiên cứu Tác giả độc lập PCLD Sự hài lòng công DN ở Mỹ Jeffrey N. Barnes việc & cộng sự (2013) PCLD Kết quả hoạt động DN tại Nga Maria L. Perkins (2014) PCLD Lợi nhuận Tập đoàn lớn trên thế Thomas (2008). giới PCLD KQHD DN quy mô nhỏ Obiwuru Timothy C, Okwu, Andy T, Akpa, Nwankwere (2011). PCLD KQHD tổ chức DNN tại Mombasa, Peris M. Koech & Prof. G.S Kenya Namusonge, 2012 PCLD Hành vi nhân viên DN bưu chính VN Ao Thu Hoài (2012). PCLD Kết quả Doanh nghiệp ở Kenya Lumbasi,Caren Akomo& cs (2016) PCLD Kết quả hoạt động DN (SME) tại Hạt Thika Peter Kihara, Henry Bwisa, John ở Kenya Kihoro (2016) PCLDCD Kết quả nhân viên DN NVV địa bàn Hà Nội Nguyễn Ngọc Hưng (2021) PCLD Kết quả nhân viên Ngành Logistics TP Vũ Thị Việt Hằng, Phan Thị Trà HCM My (2021) PCLDCD Kết quả hoạt động Ngân hàng Ukhtasar, Muhammad Syafril Nasutionand Sulaiman(2021). (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Các nghiên cứu trên được khai thác chủ yếu trên các khía cạnh như: PCLD ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc, ảnh hưởng đến cam kết tổ chức và thoả mãn công việc, .... các công trình nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của PCLD tới KQHD trong doanh nghiệp chưa nhiều. Do đó, luận án này sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của PCLD đến KQHD doanh nghiệp ở Việt Nam để làm cơ sở nâng cao KQHD cho DN Việt Nam 5
  11. 1.4. Khoảng trống và định hướng nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam được sắp xếp theo thời gian lịch sử về ảnh hưởng PCLD đến KQHD doanh nghiệp, tác giả nhận thấy một số điểm đáng lưu ý về khoảng trống nghiên cứu như sau: Thứ nhất, Tổng quan nghiên cứu về PCLD tại các doanh nghiệp chủ yếu là từ các nghiên cứu nước ngoài và các nghiên cứu cũng không thống nhất ở bối cảnh nghiên cứu. Do vậy khi thay đổi văn hoá và ở bối cảnh nghiên cứu khác nhau nên việc nghiên cứu ảnh hưởng của PCLD đến KQHĐ của DN tại Việt Nam cũng cần được đánh giá riêng để có cái nhìn thấu đáo và chi tiết. Thứ hai, Các nghiên cứu trước thực hiện việc phỏng vấn số lượng mẫu doanh nghiệp nhỏ do vậy luận án khảo sát 500 DN thuộc tỉnh thành ở 6 vùng kinh tế giúp cơ quan Nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược, đề xuất chính sách trong cách thức quản lý có góc nhìn đa dạng, sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, việc phỏng vấn sâu nhà lãnh đạo doanh nghiệp và sử dụng công cụ phân tích định tính Atlas.ti9 vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. Nghiên cứu định tính sẽ cung cấp tư duy phản biện là cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách về cách thức quản lý trong nâng cao KQHD doanh nghiệp phù hợp bối cảnh hiện tại. Thứ ba, Các nghiên cứu một loại hình doanh nghiệp cụ thể chưa có phân tích sự khác biệt trong các mô hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu và ngành nghề kinh doanh từ đó xây dựng PCLD DN Thứ tư,. Các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khai thác đến một khía cạnh của KQHD trong doanh nghiệp. Chưa nghiên cứu nào xem xét trên phạm vi rộng cho các doanh nghiệp và xem xét ảnh hưởng đến KQHD một cách toàn diện bao gồm kết quả tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Đào tạo & phát triển. Do vậy, đây sẽ là công trình đánh giá toàn diện ảnh hưởng PCLD đến KQHD doanh nghiệp tại Việt Nam. Tiếp tục kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu trước trên thế giới và ở Việt Nam. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1.Lý luận về lãnh đạo 2.1.1.Một số khái niệm Lãnh đạo là một trong những chủ đề được nhiều tác giả nghiên cứu. Có nhiều quan điểm khác nhau về lãnh đạo dựa trên nhiều cách tiếp cận khác nhau, ý tưởng khác nhau. theo cách tiếp cận của luận án thì “Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm người cùng với các nguồn lực về kinh tế, chính sách khác nhau trong một hoàn cảnh thực tế cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu chung.” Định nghĩa lãnh đạo này được sử dụng, vì đã đề cập đầy đủ hơn các yêu cầu của quá trình lãnh đạo nhằm đạt mục tiêu của tổ chức, bao gồm: đặc điểm bối cảnh thực tế, chính sách, các yếu tố nguồn lực, cá nhân và tập thể trong tổ chức, mục tiêu tổ chức. Theo lý thuyết lãnh đạo của Bass (1992) có ba cách để giải thích tại sao một người có thể trở thành nhà lãnh đạo: Thứ nhất, một người có một số tính cách cá nhân có thể chỉ dẫn một cách tự nhiên cho đồng đội thực hiện vai trò của lãnh đạo; Thứ hai, thông qua một sự cố hoặc sự kiện quan trọng mà một người thể hiện được khả năng lãnh đạo khác thường.; Thứ ba, một người được lựa chọn để trở thành nhà lãnh đạo. Nghĩa là chúng ta có thể học 6
  12. được các kỹ năng lãnh đạo. Ngày nay, lý thuyết lãnh đạo này được thừa nhận rộng rãi và là tiền đề cho luận án của tác giả 2.1.2 Vai trò của nhà lãnh đạo Mintzberg (1973) đã phân loại thành 10 vai trò lãnh đạo để miêu tả các hành vi của nhà lãnh đạo bao gồm : Vai trò chủ chốt trong công việc, Vai trò chỉ đạo, Vai trò tập hợp, vai trò giám sát, vai trò truyền đạt thông tin, vai trò phát ngôn, vai trò khởi xướng, vai trò giải quyết mâu thuẫn hoặc vướng mắc, vai trò phân bổ nguồn lực, vai trò thương thuyết. 2.1.3 Lý thuyết lãnh đạo Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về lãnh đạo, mỗi cách tiếp cận đưa ra một quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các quan điểm khác nhau của lãnh đạo đều xuất phát từ 3 cách tiếp cận cơ bản đó là: (i) Tiếp cận theo lý thuyết con người vĩ đại; (ii) Tiếp cận theo lý thuyết về các đặc tính cá nhân; và (iii) Tiếp cận theo lý thuyết về lãnh đạo theo hoàn cảnh. 2.2 Lý luận về phong cách lãnh đạo 2.2.1 Khái niệm Nhìn chung PCLD được thể hiện qua rất nhiều quan điểm khác nhau và phản ánh rất rõ qua nhiều mặt. Tuy nhiên, theo quan điểm của luận án PCLD được đề cập chính đó là “PCLD là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức và tiếp tục ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của tổ chức”. 2.2.2 Các loại phong cách lãnh đạo 2.2.2.1 Cách tiếp cận của đại học Iwoa Nghiên cứu của Kurt Lewin và đồng nghiệp tại Đại học tồng hợp Iowa Mỹ. Kurt Lewin và đồng nghiệp tại trường Đại học tổng hợp Iowa đã phân thành ba loại PCLD dựa trên cơ sở sử dụng quyền lực:PCLD độc đoán; PCTD và PCLD dân chủ. Mỗi PCLD đều có điểm mạnh và điểm yếu. Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả phong cách dân chủ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. 2.2.2.2 Cách tiếp cận của Ohio State Theo Robert R. Blake & Jane S.Mouton với mô hình Mạng lưới lãnh đạo (năm 1964). Hệ thống mạng lưới lãnh đạo được biểu diễn với trục tung liên quan đến con người và trục hoành liên quan đến công việc và mô tả 5 PCLD cơ bản (hình 2.2) Hình 2.2. Hệ thống công tác lãnh đạo của Blake Mouton, 1964 Nguồn: Blake Mouton, 1964 7
  13. 2.2.2.3 Cách tiếp cận toàn diện của Bass & Alovio Căn cứ vào mức độ chuyển đổi của người lãnh đạo có 3 loại: PCLDCD, PCGD và PCTD. - PCLDCD là PCLD thể hiện sự tác động của nhà lãnh đạo đến cấp dưới, nhân viên có cảm nhận tin cậy, ngưỡng mộ, trung thành và kính trọng đối với lãnh đạo, PCLDCDkích thích nhân viên đạt được kết quả vượt trội so với những mong đợi của lãnh đạo.PCLDCDbao gồm 4 thành phần: Truyền cảm hứng; Kích thích trí tuệ; Quan tâm cá nhân; Ảnh hưởng. - PCGD là tạo nên mối quan hệ trao đổi giữa người lãnh đạo và nhân viên cấp dưới theo cách lãnh đạo đặt mục tiêu, chỉ rõ yêu cầu với cấp dưới, nhân viên nhận được lương bổng, sự ghi nhận vì đã thực hiện những mong đợi của lãnh đạo. PCLD gồm các thành phần khen thưởng và quản trị bằng ngoại lệ. -PCTD là một PCLD thụ động, không tích cực. Đây là phong cách tránh việc chịu trách nhiệm hay vắng mặt khi cần đến, trì hoãn trong việc đưa ra quyết định. PCTD được đo bằng phần quản trị thụ động/ né tránh xung đột. 2.3 Lý luận về KQHD doanh nghiệp 2.3.1 Khái niệm Trong phạm vi nghiên cứu của luận án thì kết quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ tiếp cận từ khái niệm và các tiêu chí đo lường chủ yếu của Kplan và Norton (1992) kết quả hoạt động sẽ được đo lường bằng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đo lường một cách toàn diện, rõ ràng kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Denison (2000), Abu Jarad, 2010, Yesil, 2013 ) 2.3.2 Đo lường KQHD doanh nghiệp Mô hình “Thẻ điểm cân bằng” (The Balanced Scorecard) hình 2.2 do Kaplan và Norton (1992) xây dựng. Mô hình thẻ điểm cân bằng cho thấy kết quả của tổ chức thể hiện ở bốn khía cạnh tài chính, khách hàng, Đào tạo và phát triển, và quy trình nội bộ. Nguồn: Kaplan và Norton (1992 Hình 2.4 Mô hình thẻ điểm cân bằng Thứ nhất, Khía cạnh TC rất quan trọng của BSC trong việc tóm tắt các kết quả kinh tế có thể đo lường được từ các hoạt động đã thực hiện. Thứ hai, khía cạnh về KH. 8
  14. Trong khía cạnh KH, nhà quản lý xác định phân khúc thị trường và KH DN sẽ tham gia, các thước đo hoạt động của đơn vị mình trong phân khúc đó. Thứ ba, Khía cạnh QTNB Khía cạnh QTNB của BSC, nhà quản lý nhận diện các quy trình chính mà doanh nghiệp phải thực hiện tốt. Các thước đo trong quy trình nội bộ tập trung vào các quy trình nội bộ có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của KH và các mục tiêu TC của DN Thứ tư, khía cạnh đào tạo và phát triển Khía cạnh này nhằm xác định cơ sở hạ tầng mà tổ chức phải xây dựng để tạo ra sự phát triển và đổi mới trong dài hạn. Việc ĐTPT tổ chức được thực hiện dựa trên 3 nguồn vốn chính: con người, hệ thống và tổ chức. 2.4 Mô hình nghiên cứu 2.4.1 Phát triển giả thuyết nghiên cứu 2.4.2 Mô hình nghiên cứu Từ cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, tác giả xây dựng mô hình ban đầu như sau: Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Trong mô hình nghiên cứu trên, các biến số đã được các nhà nghiên cứu định nghĩa và kiểm định các thang đo tương ứng. Biến phụ thuộc là kết quả hoạt động của tổ chức được đo bằng 4 mục tiêu về khách hàng; Quy trình nội bộ; Đào tạo và phát triển và Kết quả tài chính 9
  15. Các biến độc lập. Tất cả các biến độc lập được đo bằng cách sử dụng nhiều mức. Sự tham gia của lãnh đạo chuyển đổi theo PCLDCD được đo bằng 4 thành phần của nhà lãnh đạo (truyền cảm hứng, kích thích trí tuệ, quan tâm cá nhân, ảnh hưởng). Phong cách lãnh đạo giao dịch được đặc trưng bởi khen thưởng, quản trị ngoại lệ và Phong cách lãnh đạo tự do đặc trưng bởi quản trị thụ động. Biến định danh trong luận án phân loại các đối tượng để phân tích sự khác biệt về mối tác động giữa các đối tượng. Trong mô hình sử dụng 2 biến định danh theo hình thức sở hữu và theo ngành nghề kinh doanh CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Chọn điểm và xác định mẫu nghiên cứu 3.1.1 Lựa chọn khách thể nghiên cứu Trường hợp tối ưu, dữ liệu thu thập ở nghiên cứu này sẽ từ đại diện Lãnh đạo của các doanh nghiệp được khảo sát. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về PCLD của các doanh nghiệp thì không nhất thiết phải lấy phiếu từ ban lãnh đạo mà có thể lấy phiếu từ các cán bộ quản lý và các nhân viên có thâm niên bởi vì trong mỗi loại hình doanh nghiệp thì đội ngũ trực tiếp được quản lý sẽ đánh giá một cách khách quan nhất nhà lãnh đạo và KQHD doanh nghiệp, do đó các cá nhân trên cũng phù hợp cho khảo sát đảm bảo chất lượng nghiên cứu. Mặt khác, điều kiện thực tế khi nghiên cứu các nội dung sâu về tổ chức như nghiên cứu này thì cũng rất khó để có thể thu thập được dữ liệu từ Ban lãnh đạo các doanh nghiệp và do vậy kết quả thu thập số liệu sẽ là khách quan hơn khi tác giả thu thập số liệu từ nhiều đối tượng trong các doanh nghiệp. Do đó, về khung mẫu nghiên cứu trong mỗi doanh nghiệp, tác giả lấy ý kiến từ các cán bộ quản lý các cấp và nhân viên đã có thâm niên công tác > 3 năm. Sau khi thu thập loại bỏ những mẫu không phù hợp. Sau đó tổng hợp theo doanh nghiệp bằng cách lấy trung bình giá trị các biến quan sát để được bộ dữ liệu theo từng loại hình doanh nghiệp (Maria L Perkins (2014). Phương pháp tổng hợp này mặc dù có hạn chế và sai số nhưng cũng đã được chấp nhận bởi nhiều nhiên cứu và để phù hợp với điều kiện thực tế tại các DN. Về nghiên cứu định tính trên cơ sở đề xuất giải pháp khả thi phù hợp với bối cảnh thực tiễn tác giả phỏng vấn sâu trực tiếp và recording 15 mẫu nghiên cứu áp dụng chọn mẫu có chủ đích (purposive sampling). Mẫu trong nghiên cứu định tính không cần mang tính đại diện vì mục đích nghiên cứu định tính là nhằm có được những hiểu biết tường tận (insights) về một vấn đề nào đó. 3.1.2 Lựa chọn điểm nghiên cứu Các tỉnh thành phố đặc trưng thuộc các khu vực trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Hà nội, Thái Bình, Nam Định, Nghệ an, Huế, Đà Nẵng, Đăk lăk, Lâm Đồng, TP HCM, Cần Thơ.) 3.1.3 Lựa chọn số lượng mẫu Căn cứ vào mục tiêu luận án, tác giả đã tiến hành xác định số mẫu khảo sát theo các đối tượng cán bộ quản lý, nhân viên theo từng loại hình DN 3.2 Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được thực hiện 9 bước 10
  16. 3.3 Thiết kế bảng hỏi và lựa chọn thang đo 3.3.1 Thiết kế bảng hỏi Thiết kế bảng hỏi dựa trên 5 bước Phương pháp khảo sát được thực hiện thông qua bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Việc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp khảo sát thông qua thông qua bảng hỏi bằng giấy và bảng hỏi trực tuyến (https://goo.gl/forms/TlC4KP5FS26cjN7f2) để thu thập thông tin Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 15 khách thể nghiên cứu bao gồm các nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp trong bối cảnh thay đổi ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19 và chuyển đổi số. Đây cũng là cơ sở đề xuất giải pháp cho luận án 3.3.2 Lựa chọn thang đo PCLDCD bao gồm 4 thang đo và 28 biến quan sát: Truyền cảm hứng, kích thích trí tuệ, quan tâm cá nhân, ảnh hưởng; PCGD gồm Khen thưởng và Quản trị ngoại lệ; PCTD là Quản trị thụ động/ né tránh xung đột. KQHD DN bao gồm 4 thang đo và 13 biến quan sát: TC, KH, QTNB, DTPT 3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 3.4.1 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập về được nhập liệu và tổng hợp vào các trường trên bảng tính Excel theo mẫu thiết kế để áp dụng các phần mềm xử lý thống kê và chạy phần mềm (ATLAS.ti 9, SPSS 20.0, AMOS24). Sử dụng các chỉ tiêu số tương đối, và số tuyệt đối, các biểu đồ, các bảng để so sánh, phân tích và đánh giá. 3.4.2 Phương pháp phân tích Phân tích thống kê mô tả Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích cây vấn đề Phương pháp phân tích EFA, CFA, mô hình cấu trúc SEM Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu tác giả có thể lựa chọn phân tích EFA hoặc phân tích CFA. Tuy nhiên trong luận án tác giả kết hợp cả hai phương pháp phân tích EFA và phân tích CFA để nâng cao hiệu quả giải thích mô hình. Trong nghiên cứu sau khi phân tích EFA, kết quả sẽ được sử dụng tiếp tục cho phân tích nhân tố khẳng định CFA và SEM Phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm Phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm sẽ được thực hiện để xem xét có sự khác biệt hay không trong mối quan hệ tác động của PCLD đến KQHD doanh nghiệp theo hình thức sở hữu và ngành nghề kinh doanh Phương pháp phân tích định tính Nghiên cứu định tính là để phản ánh PCLD trong bối cảnh hiện tại của các doanh nghiệp và cơ sở đề xuất giải pháp khả thi phù hợp với bối cảnh hiện tại. Kỹ thuật nghiên cứu định tính được thực hiện trên phần mềm ATLAS. ti9 11
  17. CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Bối cảnh doanh nghiệp 4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (Saunders & cs, 2012). Điều tra trực tiếp được thực hiện tại các doanh nghiệp, trên địa bàn Hà Nội, Sơn La, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Cần Thơ, Huế, TP. HCM kết quả điều tra trực tiếp 175 doanh nghiệp được 525 phiếu điều tra (chiếm 100%). Điều tra gián tiếp hình thức liên hệ, phỏng vấn qua điện thoại, mail (dùng mẫu phỏng vấn trên googledoc) kết quả thu được 957 phiếu điều tra (chiếm 98,15%) tại 325 doanh nghiệp (danh sách tại phụ lục của luận án). Bảng 4.1. Thống kê dữ liệu đối tượng khảo sát doanh nghiệp Số Chỉ tiêu Cơ cấu lượng 3-5 năm 316 63,2 Thời gian làm việc 5-10 năm 146 29,2 tại DN >10 năm 38 7,6 Vị trí công tác tại Giám đốc 116 23,2 doanh nghiệp Cán bộ quản lý và nhân viên 384 76,8 DNNN 42 8,4 Theo hình thức sở DNNN 303 60,6 hữu DNFDI 155 31 Công nghiệp và xây dựng 242 48,4 Theo ngành nghề Nông nghiệp- Lâm nghiệp- thuỷ sản 71 14,2 kinh doanh Thương mại và dịch vụ 187 37,4 Tổng 500 100 (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả) 4.2 Kiểm định thang đo về PCLD và KQHD doanh nghiệp 4.3 Phong cách lãnh đạo tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 4.4 Kiểm định thang đo về PCLD và KQHD của DN 4.5 Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo phong cách lãnh đạo Phân tích nhân tố khám phá EFA làm tiền đề để sử dụng tiếp phân tích nhân tích tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Kết quả phân tích nhân tố EFA cho ra 11 nhân tố, các item đều hội tụ về đúng các nhân tố theo mô hình nghiên cứu. Và hệ số hội tụ (Factor loading) đều lớn hơn 0,5 nên đều đảm bảo mức độ hội tụ của phân tích nhân tố. Ngoại trừ biến L5 có hệ số hội tụ nhỏ hơn 0.5 không đảm bảo mức độ hội tụ do vậy biến này sẽ bị loại ra và chạy lại EFA lần 2. Kết quả EFA LẦN 2 sau khi loại biến L5 các hệ số hội tụ đều lớn hơn 0,5 đảm bảo mức độ hội tụ của phân tích nhân tố. 4.6 Phân tích nhân tố khẳng định CFA Kết quả phân tích cho thấy các chỉ số này đều thỏa mãn điều kiện phù hợp tốt, do đó có thể kết luận rằng mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu khảo sát tại các doanh nghiệp. Sau khi phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA, tác giả đã tiến hành loại bỏ biến quan 12
  18. sát không phù hợp đó: T3 (Cronbach’s Alpha) và L5 (ở phần EFA). Các biến còn lại hội tụ về đúng yếu tố như mô hình nghiên cứu ban đầu và đảm bảo về độ tin cậy và hội tụ, do đó tất cả những biến còn lại được giữ lại để tiến hành phân tích SEM theo mô hình. 4.7. Phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu 4.7.1. Phân tích và kiểm định độ thích hợp của mô hình với dữ liệu khảo sát tại các doanh nghiệp Sau khi phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, kết quả phân tích cho thấy các chỉ số này đều thỏa mãn điều kiện phù hợp tốt, do đó có thể kết luận rằng mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu khảo sát tại các doanh nghiệp. Hình 4.4 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Nguồn: Kết quả phân tích trên phần mềm AMOS 24) 4.7.2. Phân tích Bootstrap Để đánh giá tính bền vững của mô hình lý thuyết, phương pháp phân tích Bootstrap được sử dụng. Đây là phương pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế từ mẫu ban đầu, trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò đám đông (Schumacker & Lomax, 1996). Kiểm định Bootstrap này dùng để kiểm tra mức độ tin cậy của các hệ số hồi quy trong mô hình. Trong nghiên cứu này, tác giả chọn số lần lấy mẫu lặp lại 1200 lần khi chạy kiểm định Bootstrap. Từ kết quả có thể kết luận các ước lượng trong mô hình SEM sau hiệu chỉnh là tin cậy được. 4.7.3. Phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa của PCTD tác động lên KQPTC, KH, QTNB đều mang dấu âm nên sẽ ảnh hưởng nghịch chiều. Trong khi đó hệ số hồi quy chuẩn hoá của PCLDCD và PCGD ảnh hưởng đến KQTC, KH, QTNB đều mang dấu (+) với hệ số cao cho thấy mối tác động mạnh giữa PCGD và PCLDCDđến KQHD doanh nghiệp. 13
  19. Bảng 4.14 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Hệ số hồi quy Mối Giả thuyết P_value Kết quả chuẩn quan hệ hóa PCLDCD có tác động đến kết Thuận Chấp H1 quả hoạt động khách hàng của 0.458 *** chiều nhận DN PCGD có tác động đến kết quả Thuận Chấp H2 0.461 *** hoạt động khách hàng của DN chiều nhận PCTD có tác động đến kết quả Nghịch Chấp H3 -0.128 0,009 hoạt động khách hàng của DN chiều nhận PCLDCDcó tác động đến QTNB Thuận Chấp H4 0.461 *** của DN chiều nhận PCGD có tác động đến QTNB Thuận Chấp H5 0.286 *** của DN chiều nhận PCTD có tác động đến QTNB Nghịch Chấp H6 -0.126 0,043 của DN chiều nhận PCLDCD có tác động đến Thuận Chấp H7 0.152 0,012 DTPTcủa DN chiều nhận PCGD có tác động đến Thuận Chấp H8 0,139 0,011 DTPTcủa DN chiều nhận PCTD có tác động đến DTPTcủa Nghịch Chấp H9 -0.141 0,010 DN chiều nhận PCLDCD có tác động đến kết Thuận Chấp H10 0.305 *** quả tài chính của DN chiều nhận PCGD có tác động đến kết quả Thuận Chấp H11 0,261 *** tài chính của DN chiều nhận PCTD có tác động đến kết quả Nghịch Chấp H12 -0.15 0,001 tài chính của DN chiều nhận Kết quả khách hàng có tác động Thuận Chấp H13 tới kết quả tài chính trong các 0.138 0,029 chiều nhận doanh nghiệp Kết quả quy trình nội bộ có tác Thuận Chấp H14 động đến kết quả tài chính trong 0,238 *** chiều nhận các doanh nghiệp Kết quả Đào tạo và phát triển có Thuận Chấp H15 tác động đến kết quả tài chính 0.114 0,014 chiều nhận trong các doanh nghiệp (Chú thích: ***
  20. chính của doanh nghiệp. PCLDCDcó tác động lớn nhất KQHD doanh nghiệp trong cả 3 khía cạnh: Kết quả tài chính, Quy trình nội bộ, Đào tạo & phát triển lần lượt các hệ số hồi quy chuẩn β = 0,458 , β = 0,461; β = 0,152, β = 0,305 p < 0,05) và PCGD cũng có tác động lớn nhất đến KQHD khách hàng (, β = 0,461, p < 0,05). Theo đó, nhà lãnh đạo các doanh nghiệp tích hợp cả hai PCGD và PCLDCDsẽ giúp tác động lớn đến kết quả tài chính cũng như kết quả Khách hàng, Quy trình nội bộ, Đào tạo & phát triển của doanh nghiệp. 4.5.5 Phân tích sự khác biệt 4.5.5.1 Phân tích sự khác biệt theo hình thức sở hữu Sử dụng kỹ thuật phân tích cấu trúc đa nhóm cụ thể hai nhóm được sử dụng để kiểm định sự khác biệt là DNNN và DNNNN, DNNN và DNFDI, DNNNN và DNFDI. Kết quả phân tích cho thấy, có có sự khác biệt giữa hai mô hình có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Bên cạnh đó giá trị sig đều nhỏ hơn 0,05 cho thấy có sự khác biệt PCLD tại các loại hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu Đối với DNNN (Beta = 0,304) tần suất xuất hiện PCGD lớn sẽ có tác động tích cực đến kết quả tài chính. Đối với DNNNN (Beta = 0,499) PCLDCDsẽ có tác động tích cực đến kết quả Khách hàng, Đào tạo & phát triển, kết quả tài chính. Đối với DN FDI (Beta = 0,217) PCGD có tác động tích cực đến quy trình nội bộ, (Beta = 0,173) PCLDCD có tác động tích cực đến Đào tạo và phát triển. Tuy nhiên kết quả cho thấy PCTD lại có mối tác động nghịch chiều với kết quả Khách hàng, Quy trình nội bộ, Đào tạo & phát triển của DNNN mạnh hơn sơ với 2 loại hình doanh nghiệp còn lại. 4.5.5.2 Phân tích sự khác biệt theo ngành nghề kinh doanh Sử dụng kỹ thuật phân tích cấu trúc đa nhóm cụ thể nhóm được sử dụng để kiểm định sự khác biệt là DN CNXD & DNNNLNTS; DN CNXD & DN TMDV, DN TMDV & DNNNLNTS. Kết quả cho thấy PCLD có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp ngành nghề kinh doanh tại các loại hình doanh nghiệp cụ thể như sau: Thứ nhất, PCLDCD có mối quan hệ thuận chiều và tác động mạnh đến kết quả khách hàng ở tất cả các doanh nghiệp NNLNTS, TMDV, CNXD tuy nhiên mạnh nhất ở doanh nghiệp NNLNTS. Thứ hai, ở ở các DN TMDV và DN CNXD nhà lãnh đạo thường xuyên có PCGD ảnh hưởng đến DTPT, QTNB mạnh hơn so với DNNNLNTS. Thứ ba, về mối quan hệ giữa các phương diện đánh giá KQHĐ DN thì đối với doanh nghiệp CNXD và TMDV cho thấy tác động thuận chiều KH với KQTC và DTPT ở DN TMDV mạnh hơn Như vậy, đối với doanh nghiệp NNLNTS (Beta = 0,251) tần suất xuất hiện PCLDCD lớn sẽ có tác động tích cực đến DTPT. Đối với doanh nghiệp CNXD (Beta = 0,146) PCLD gíao dịch sẽ có tác động tích cực mạnh đến QTNB. Đối với doanh nghiệp TMDV (Beta = 0,614 tần suất xuất hiện PCLDCD lớn sẽ có tác động tích cực đến Khách hàng. 4.6 Cách nhìn về PCLD ảnh hưởng KQHĐ trong bối cảnh thay đổi Do dịch bệnh COVID-19 kéo dài, diễn biến phức tạp đã tác động tới mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội, trong đó các doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn. Để vượt qua thử thách, nhiều DN đã và đang nhanh chóng tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi số, thay đổi phương thức kinh doanh để thích ứng với dịch, tạo cơ hội để phát triển. Trong nội dung này tác giả phỏng vấn sâu có recording 15 nhà lãnh đạo về các câu hỏi mở về phong cách lãnh đạo, KQHD doanh nghiệp và ảnh hưởng PCLD trước ảnh hưởng đại dịch Covid-19 và chuyển đổi số trong doanh nghiệp để có cách nhìn nhận sâu sắc hơn và để xuất giải pháp khả thi phù hợp bối cảnh thay đổi. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2