Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh
lượt xem 6
download
Luận án "Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp trong thanh niên tại tỉnh Trà Vinh; Phân tích mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh; Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh theo các tiêu chí nhân khẩu học; Đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao ý định khởi nghiệp trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH TRẦN LỢI PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành: 9340101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TRÀ VINH, NĂM 2023
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Trà Vinh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Khôi Phản biện 1: ...................................................................... Phản biện 2: ...................................................................... Phản biện 3: ....................................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, họp tại: Trường Đại học Trà Vinh Vào lúc .. giờ ngày … tháng … năm 2023. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia; Thư viện Trường Đại học Trà Vinh
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay, một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển đất nước là sự tăng lên về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Vì thế, khởi nghiệp đang là chủ đề rất được quan tâm của chính phủ, với mục tiêu tăng tỷ lệ doanh nghiệp/dân số Việt Nam, đặc biệt là thúc đẩy sự tạo lập doanh nghiệp trong giới trẻ (Cục Phát triển Doanh nghiệp, 2017). Chính phủ cũng đã có chính sách khuyến khích và thúc đẩy thành lập doanh nghiệp và trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như sự tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp doanh nghiệp như việc thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ tín dụng nhân dân. Lý giải cho tình trạng chỉ thích làm thuê, không thích làm chủ của thanh niên, có ý kiến cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông và đại học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu kiến thức về khởi nghiệp tại Việt Nam. Chính vì những lý do đó, thanh niên Việt Nam thiếu kiến thức, thiếu tự tin và tầm nhìn cần thiết để khởi nghiệp. Vậy thì câu hỏi quản lý được đặt ra là các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, gia đình và xã hội cần làm gì để thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên Tỉnh Trà Vinh có niềm đam mê và tự tin khởi nghiệp. Xuất phát từ câu hỏi này thì nghiên cứu về “Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” là rất cần thiết và được lựa chọn để thực hiện luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh và đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao ý định khởi nghiệp trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xác định các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp trong thanh niên tại tỉnh Trà Vinh; Phân tích mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh; Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh theo các tiêu chí nhân khẩu học; Đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao ý định khởi nghiệp trong thời gian tới. 1
- 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đối tượng khảo sát: nghiên cứu tập trung vào đối tượng thanh niên theo Luật Thanh niên, là các thanh niên có tuổi từ 18 đến 34 tuổi. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung vào các cá nhân thanh niên chưa khởi nghiệp ở Trà Vinh và có ý định khởi nghiệp, bao gồm cả người dân tộc Khmer. Luận án phân tích và đo lường các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tại tỉnh Trà Vinh; từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao ý định khởi nghiệp trong thời gian tới. Thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu từ năm 2017 – 2020, số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2019. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để kiểm định mô hình thông qua hai giai đoạn: (1) nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ nhằm kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung và chuẩn hóa thang đo. (2) Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức nhằm kiểm định các giả thuyết. - Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận với 2 nhóm: Nhóm 1 gồm 8 chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp; Nhóm 2 gồm 10 thanh niên đã khởi nghiệp. - Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện qua điều tra khảo sát. Nghiên cứu định lượng sơ bộ thông qua phỏng vấn trực tiếp với mẫu nghiên cứu vừa đủ theo phương pháp thuận tiện (110 thanh niên). Khảo sát chính thức được thực hiện bằng bảng câu hỏi soạn sẵn đối với các thanh niên tại tỉnh Trà Vinh. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện với 400 quan sát được thu thập, được phân bổ tại các địa bàn có tỷ lệ người dân tộc khá cao, đặc thù của tỉnh Trà Vinh. 2
- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 KHỞI NGHIỆP (ENTREPRENEURSHIP) Khái niệm về khởi nghiệp đã thay đổi theo thời gian với cách tư duy của các nhà nghiên cứu khác nhau. Theo Richard (1734), Khởi nghiệp là sự tự làm chủ doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào. Đến đầu thế kỷ 21, định nghĩa Khởi nghiệp hay tự làm chủ doanh nghiệp càng được làm rõ hơn, nó được giải thích là “tư duy và quá trình tạo ra và phát triển hoạt động kinh tế bằng cách kết hợp sự chấp nhận rủi ro, sáng tạo hoặc sự cải tiến trong một tổ chức mới đang tồn tại” – theo Ủy ban cộng đồng Châu Âu (2003). Oviatt & McDougall (2005) thì cho rằng Khởi nghiệp là sự khám phá, thực hiện, đánh giá và khai thác những cơ hội để tạo nên những sản phẩm và dịch vụ trong tương lai. Khởi nghiệp (từ tiếng Anh là Entrepreneurship) được định nghĩa là một quá trình thiết kế, thử nghiệm và vận hành một cơ sở (ý tưởng) kinh doanh, thường mới khởi đầu ở dạng quy mô nhỏ (Yetisen et al., 2015). Xem xét từ góc độ cá nhân, khởi nghiệp được định nghĩa là năng lực và sự sẵn sàng để phát triển, tổ chức và quản lý một doanh nghiệp bằng cách chấp nhận rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận (Albadri & Nasereddin, 2019) 2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG 2.2.1 Doanh nhân khởi nghiệp (Entrepreneurs) Có 02 cách tiếp cận chính khi định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp. Một là cách tiếp cận về đặc điểm cá nhân của người khởi nghiệp. Hai là cách tiếp cận hành vi. 2.2.2 Lý thuyết tâm lý học Lý thuyết tâm lý học tập trung vào khía cạnh tinh thần hoặc cảm xúc của một cá nhân hướng đến hành vi khởi nghiệp, trong đó có nhấn mạnh vai trò đặc điểm cá nhân của người khởi nghiệp đối với hành vi này (Landström, 2010). 2.2.3 Lý thuyết xã hội học Lý thuyết này cho rằng ngữ cảnh (môi trường kinh doanh, chính trị, luật pháp, văn hóa) và mạng lưới xã hội có tác động đến tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của doanh nhân (Granovetter, 1985, 1992; Thornton et al., 2011). 3
- 2.2.4 Lý thuyết kinh tế học Một trong những lý thuyết kinh tế học và hành vi khởi nghiệp điển hình là lý thuyết giá trị kỳ vọng được xây dựng lần đầu tiên bởi Feather (1982, 1992). Lý thuyết giá trị kỳ vọng còn được gọi là lý thuyết động cơ (Cognitive-motivational theory) có liên quan đến mức độ kỳ vọng của cá nhân với giá trị mong đợi (có thể tích cực hoặc tiêu cực) nhằm hướng đến mục tiêu cụ thể. 2.2.5 Lý thuyết nguồn lực khởi nghiệp Lý thuyết khởi nghiệp dựa trên nguồn lực cho rằng việc tiếp cận nguồn lực của các nhà sáng lập là một yếu tố tiên lượng quan trọng về hành vi khởi nghiệp do xét thấy cơ hội và tăng trưởng do sự gắn kết được với nguồn lực (mới) mang lại (Alvarez & Busenitz, 2001). 2.2.6 Lý thuyết ý định khởi nghiệp Lý thuyết này có tương quan mật thiết với tiến trình tạo lập rủi ro kinh doanh và phù hợp với động cơ khởi nghiệp dựa trên nhu cầu cần thiết. Theo lý thuyết này, doanh nhân khởi nghiệp sẽ phát triển ý định khởi nghiệp được tích lũy từ sự tự nhận thức về tư duy và hành động tùy thuộc vào khả năng thích nghi. Khả năng thích nghi (Adaptability) được định nghĩa là năng lực tự điều chỉnh để phù hợp với tình huống mới (Merriam-Webster, 1987). Ý định khởi nghiệp (tiếng Anh là Entrepreneurial Intention) được định nghĩa là ý định bắt đầu khởi sự kinh doanh của một cá nhân, một trạng thái thúc đẩy cá nhân đi đến quyết định thành lập doanh nghiệp mới (Wu & Wu, 2008;Miranda et al., 2017). 2.3 CÁC KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP Nguồn gốc nghiên cứu tập trung về ý định khởi nghiệp (entrepreneurial intent – EI) được viết bởi 1 chuỗi bài báo do Shapero (1975), Shapero & Sokol (1982), Bird (1988), và Katz & Gartner (1988) (Christopher Shlaegel & Michael Koning, 2014). Ý định Khởi nghiệp là một phạm trù phức tạp liên quan tới nhiều hoạt động như nhận biết và đánh giá cơ hội, động cơ, tìm kiếm và phân bổ nguồn lực, chấp nhận rủi ro, sáng tạo giải quyết vấn đề, quản trị doanh nghiệp (Ajzen, 1987). 4
- 2.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Bảng 2.1. Lược khảo tóm tắt công trình nghiên cứu liên quan đến ý định khởi nghiệp Nghiên cứu Lý thuyết nền Nhận xét Lý thuyết dự định Kết quả nghiên cứu cho thấy Do Paço và cộng sự hành vi (TPB) Ajzen “sự hình thành ý định khởi (2011); Bùi Thị (1991); Lý thuyết sự nghiệp là quá trình phức tạp, Thanh và cộng sự kiện khởi nghiệp cần kết hợp các mô hình ý định (2016), Phan Anh Tú (Krueger & cộng sự, truyền thống và một số lý và cộng sự (2015) 2000) thuyết mới với mô hình truyền thống để giải thích tốt hơn”. Lý thuyết dự định Nghiên cứu này chủ yếu sử hành vi (TPB) Ajzen dụng lý thuyết sự kiện khởi (1991); Lý thuyết sự nghiệp của Krueger & cộng sự, Fitzsimmons & kiện khởi nghiệp (2000) và chỉ dừng lại ở mức độ Douglas (2011); (Krueger & cộng sự, tương tác giữa nhận thức mong 2000) muốn khởi nghiệp và tính khả thi đến biến phụ thuộc là ý định khởi nghiệp. Lý thuyết dự định Nghiên cứu được thực hiện hành vi (TPB) Ajzen trong bối cảnh suy thoái, rủi ro (1991) trong kinh doanh đang xảy ra, Nabi & Liñán (2013) và đây là 1 gợi ý rất thú vị, vì suy thoái có thể vừa là cơ hội vừa là nguy cơ tùy thuộc vào tâm thế của nhà khởi nghiệp. Lý thuyết dự định Nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi (TPB) Ajzen nền tảng gia đình và ý định Bhandari (2012) ; (1991) khởi nghiệp. Nghiên cứu này Hadjimanolis & tập trung nhiều vào đặc tính Poutziouris (2011) nhân khẩu học của thanh niên tác động đến ý định khởi nghiệp. Guerrero & cộng sự Lý thuyết dự định Kết quả chỉ rõ mối quan hệ (2008); Bùi Thị hành vi (TPB) Ajzen giữa nền tảng giáo dục và ý Thanh & Nguyễn (1991) định khởi nghiệp. Các kết quả Xuân Hiệp (2016); thực nghiệm cho rằng: “có Ozgen & Minsky khác biệt về thái độ và ý định (2013); Ali khởi nghiệp khi tham gia vào Dehghanpour các chương trình giáo dục khởi (2013); Rideout & nghiệp” 5
- Nghiên cứu Lý thuyết nền Nhận xét Gray (2013); Sánchez (2013) Lý thuyết dự định Nghiên cứu tập trung vào mối hành vi (TPB) Ajzen quan hệ giữa yếu tố kinh (1991) nghiệm khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp. Gird & Bagraim Qua kết quả nghiên cứu chỉ ra (2008) yếu tố kinh nghiệm là một gợi ý cần thiết để hình thành nên thái độ gắn kết với khởi nghiệp cho luận án này. Lý thuyết dự định Rào cản khởi nghiệp là 1 hành vi (TPB) trong những yếu tố thường Ajzen (1991) xuyên xuất hiện trong quá trình khởi nghiệp, tuy vây, rào cản có thể biến thành cơ hội hoặc nguy cơ tùy thuộc vào tư duy của nhà khởi nghiệp (Nabi & Liñán, 2013). Một số người sẽ xem đó là cơ hội, một số khác Choo & Wong xem là nguy cơ. Nếu là cơ (2006) hội sẽ tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp, nếu nguy cơ thì sẽ tác động ngược chiều đến ý định”. Vì vậy, nghiên cứu này chỉ thấy được nguy cơ mà không thấy được cơ hội, và khi đó vai trò của yếu tố động cơ khởi nghiệp sẽ quyết định trong trường hợp này. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Tóm lại: Qua lược khảo các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp, tác giả luận án có cùng quan điểm với Ajzen (1991) và Nabi & Liñán (2013). Theo đó, để có thể trở thành một nhà khởi nghiệp thì trước tiên 6
- họ phải có tâm thế, động cơ khởi nghiệp và cả tính chấp nhận rủi ro. Dựa vào các kết quả được lược khảo, nghiên cứu mô hình hóa mối quan hệ giữa các nhân tố: tâm thế khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp, sự đam mê, động cơ khởi nghiệp, rào cản khởi nghiệp, môi trường thể chế, giáo dục khởi nghiệp, hành vi khởi nghiệp và sự sẵn sàng kinh doanh. 2.5 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU Kết quả tổng quan các nghiên cứu của quốc tế và trong nước cho thấy ý định khởi nghiệp bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó, tập trung vào các nhân tố như: thái độ khởi nghiệp, động cơ khởi nghiệp, hành vi khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp, các đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm khởi nghiệp, các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Bên cạnh những yếu tố có tính đồng nhất về kết quả nghiên cứu như thái độ và nhận thức (Elfving và cộng sự, 2009; Shariff và Saud, 2009); thì các yếu tố khác vẫn chưa có sự thống nhất về kết quả nghiên cứu như: hành vi khởi nghiệp (Ruhle và cộng sự, 2010; Paco và cộng sự, 2011), giáo dục khởi sự kinh doanh (Johansen và Schanke, 2013; Gorman và cộng sự, 1997), đặc điểm cá nhân (Tong và cộng sự, 2011), kinh nghiệm khởi nghiệp (Basu và Virick, 2008; Davidsson, 1995), Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đối với khởi sự kinh doanh (Lüthje và Frank, 2003), giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn (BarNir và Watson, 2011; và Shinnar và Giacomin, 2012). Lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991), có nhấn mạnh vai trò đặc điểm cá nhân của doanh nhân khởi nghiệp là quan trọng như thái độ, quy chuẩn chủ quan, và kiểm soát hành vi có tác động đến ý định khởi nghiệp và được thực hiện ở nhiều nơi như ở Việt Nam (Phan Anh Tú & Giang Thị Cẩm Tiên, 2014), Nam Phi (Nieuwenhuizen & Swanepoel, 2015), Malaysia (Kadir et al., 2012), Scandinavia và Mỹ (Autio et al., 2001), hay Nauy (Kolvereid, 1996), thế nhưng lý thuyết này đã bỏ qua hoặc ít nhắc đến vai trò quan trọng của yếu tố ngữ cảnh, chẳng hạn như môi trường giáo dục khởi nghiệp, môi trường kinh doanh, đặc điểm gia đình (Kolvereid, 1996; Carr & Sequeira, 2007; Walter & Dohse, 2009). Ngoài ra, kết quả tổng quan nghiên cứu cho thấy, trong các mô hình nghiên cứu trước đây, yếu tố “sự hỗ trợ của chính phủ” ít được đưa vào kiểm chứng. Một số nghiên cứu đề cập đến vấn đề này nhưng trong các bối cảnh xã hội khác nhau, dẫn đến những kết luận khoa học mang tính riêng biệt phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội 7
- 2.6 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP Mô hình nghiên cứu đề xuất Sự đam mê khởi nghiệp Sự sẳn sàng kinh doanh Kinh nghiệm kinh doanh Tâm thế khởi nghiệp Ý định Môi trường thể chế khởi nghiệp Hành vi khởi nghiệp Giáo dục khởi nghiệp Các biển kiểm soát: Tuổi, giới Động cơ khởi nghiệp tính, dân tộc, trình độ giáo dục, nền tảng gia đình Rào cản khởi nghiệp Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Tác giả tổng hợp và điều chỉnh) CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu 3.1.1.1 Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ bao gồm nghiên cứu sơ bộ định tính khám phá các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu sơ bộ định tính điều chỉnh từ các thang đo đã có của các nghiên cứu trước và nghiên cứu sơ bộ định lượng để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu chính thức. 8
- 3.1.1.2 Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu chính thức sử dụng cách hỏi trực tiếp 400 thanh niên chưa từng khởi nghiệp và có ý định khởi nghiệp. Mẫu cho nghiên cứu định lượng chính thức được chọn theo cách lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất. Dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát định lượng chính thức trước tiên được xử lý bằng phần mền SPSS 16.0 để đánh giá hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó, phân tích hồi qui tương quan được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên. 3.1.2 Quy trình nghiên cứu Qui trình nghiên cứu được thực hiện như sau: Cơ sở lý thuyết Mô hình Mục tiêu nghiên cứu và các mô hình Nghiên cứu nghiên cứu trước dự kiến Mô hình và Xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu Thang đo Nghiên cứu chính thức định tính -Khảo sát bằng bảng câu hỏi trực tiếp -Phân tích số liệu: + Kiểm định Cronbach’s Alpha Nghiên cứu định lượng + Phân tích nhân tố khám phá EFA + Phân tích hồi quy + T-test, ANOVA Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận và hàm ý quản trị Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Đề xuất của tác giả) 9
- 3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính và điều chỉnh thang đo gốc Thang đo trong luận án này được xây dựng dựa vào các lý thuyết về ý định khởi nghiệp. Nội dung bảng hỏi được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với ngữ cảnh khởi nghiệp tại Việt Nam dựa vào nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm tập trung với 2 nhóm (chuyên gia và thanh niên đã khởi nghiệp) 3.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính và điều chỉnh thang đo Thông qua các thang đo của các nghiên cứu lặp lại, người phỏng vấn sẽ được hỏi về tính rõ nghĩa của câu hỏi và tự chọn các biến phù hợp với quan điểm của mình. Các biến của 1 khái niệm sẽ được chọn theo nguyên tắc các biến quan sát có nhiều người chọn nhất. Các biến quan sát không có người chọn hoặc có ít người chọn sẽ không được đưa vào thang đo. 3.2.3 Nghiên cứu sơ bộ định lượng Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp các thanh niên tỉnh Trà Vinh thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Mẫu nghiên cứu sơ bộ định lượng có kích thước n = 110 và được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. 3.2.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo Nguyên tắc kiểm định các biến Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Bảng 3.20. Thống kê các biến trong mô hình sau khi phân tích Cronbach’s Alpha Cronbach’s STT Thang đo Biến đặc trưng Alpha EP: Sự đam mê khởi 1. EP1, EP2, EP3 0,816 nghiệp BW: Sự sẵn sàng kinh BW1, BW2, BW3, BW4, 2. 0,788 doanh BW5 BE: Kinh nghiệm kinh BE1, BE2, BE3, BE4, 3. 0,812 doanh BE5, BE6 4. EE: Tâm thế khởi nghiệp EE1, EE2, EE3, EE4, EE5 0,882 IE1, IE2, IE3, IE4, IE5, 5. IE: Môi trường thể chế 0,887 IE6, IE7 EB1, EB2, EB3, EB4, 6. EB: Hành vi khởi nghiệp 0,890 EB5, EB6 10
- Cronbach’s STT Thang đo Biến đặc trưng Alpha EED: Giáo dục khởi EED1, EED2, EED3, 7. 0,804 nghiệp EED4, EED5 MO: Động cơ khởi MO1, MO2, MO3, MO4, 8. 0,762 nghiệp MO5, MO6 ER1, ER2, ER3, ER4, 9. ER: Rào cản khởi nghiệp 0,844 ER5 10. EI: Ý định khởi nghiệp EI1, EI2, EI3, EI4, EI5 0,826 (Nguồn: Thống kê của tác giả) 3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính để xác định các yếu tố chính tác động đến ý định khởi nghiệp thanh niên, các biến quan sát của thang đo đã được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn tại Trà Vinh. Kết quả thang đo các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên. 3.4 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC Nghiên cứu chính thức được thực hiện nhằm cung cấp dữ liệu để kiểm chứng thang đo và các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu định lượng trên phiếu điều tra với bảng câu hỏi chi tiết trên mẫu đã chọn. Tác giả phỏng vấn trực tiếp thanh niên chưa khởi nghiệp tại tỉnh Trà Vinh, sau đó sẽ thu lại bảng câu hỏi để tiến hành phân tích. 3.5 XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI Để tiến hành thực hiện nghiên cứu định lượng, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi phục vụ điều tra. 3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Phân tích thống kê: Các phương pháp thống kê được sử dụng trong đề tài như sau: Sử dụng phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: tỷ lệ, trung bình, độ lệch chuẩn. Phương pháp đồ thị: Theo Mai Văn Nam (2008), định nghĩa rằng phương pháp đồ thị là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Theo Mai Văn Nam (2008), định nghĩa rằng phương pháp phân tích thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình 11
- bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp phân tích tần số: Theo Võ Thị Thanh Lộc (2001), cho rằng để thực hiện phân tích tần số sẽ mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số liệu thô là lập bảng phân phối tần số cần phải lập bảng tần số. Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp các dữ liệu theo một thứ tự nào đó - tăng dần hoặc giảm dần. Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Khi sử dụng các thang đo likert để thu thập các thông tin cần thiết cần sử dụng phép thống kê để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát trong các nhóm nhân tố. Kiểm tra sự tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phân tích nhân tố khám phá: Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được ứng dụng để thu nhỏ tập các biến quan sát và nhận diện các nhân tố mới là các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên. Phân tích hồi quy đa biến: Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để ước lượng mức độ tác động của các yếu tố mới rút ra được từ phân tích nhân tố (biến độc lập) đến ý định khởi nghiệp của thanh niên (biến phụ thuộc) và đảm bảo có ý nghĩa thống kê. Mô hình hồi quy đa biến biểu diễn mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc định lượng. Ứng dụng trong luận án, mô hình hóa mối quan hệ giữa các yếu tố: Sự đam mê khởi nghiệp, sự sẵn sàng kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh, tâm thế khởi nghiệp, môi trường thể chế, hành vi khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp, động cơ khởi nghiệp, rào cản khởi nghiệp. Mô hình hồi quy có dạng như sau: Yi = β0 + β1EPi + β2BWi + β3BEi + β4EEi + β5IE i + β6EB i + β7EEDi + β8MOi + β9ER i + ɛi Trong đó: Yi: Biến phụ thuộc (EI); EP, BW, BE, EE, IE, EB, EED, MO, ER: Biến độc lập ; β0: phản ảnh mức độ tác động của nhân tố khác đến chỉ tiêu phân tích (ngoài các chỉ tiêu phân tích đã đưa ra); β i (i = 1, k): các hệ số hồi quy này phản ánh mức độ tác động của từng yếu tố đến chỉ tiêu phân tích. Nếu β > 0: tác động thuận; β < 0: tác động nghịch, β càng lớn thì sự tác động đến chỉ tiêu phân tích càng mạnh. 12
- CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Tình hình khởi nghiệp ở Việt Nam ngày càng gia tăng qua các năm, bằng chứng là số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới gia tăng qua các năm phân bổ ở các tỉnh thành khác nhau. Năm 2018 số lượng doanh nghiệp đăng ký mới của cả nước là trên 131 ngàn doanh nghiệp, ĐBSCL là hơn 9 ngàn doanh nghiệp. Việc tăng đều về số lượng các doanh nghiệp qua các năm được phân bổ ở các địa phương trong cả nước. Dẫn đầu là Đông Nam bộ với hơn 55 ngàn doanh nghiệp trong năm 2018, kế đến là Đồng bằng sông Hồng với trên 38 ngàn doanh nghiệp, thấp nhất là Tây Nguyên chỉ với hơn 3 ngàn doanh nghiệp trong năm 2018. 4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHỞI NGHIỆP TẠI TỈNH TRÀ VINH 4.2.1 Thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Trà Vinh Thực hiện Quyết định số 1120/QĐ-UBND ngày 16/06/2017 về việc ban hành Đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017-2020, tỉnh đã có một số hoạt động nhằm tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp: tổ chức Ngày hội khởi nghiệp Trà Vinh 2018; thực hiện một số toạ đàm, hội thảo, tập huấn về khởi nghiệp; hoàn thiện về cơ sở vật chất Vườn ươm doanh nghiệp trong khuôn viên Trường ĐH Trà Vinh; đưa chương trình đào tạo ngoại khoá khởi nghiệp vào hệ thống giáo dục đào tạo Trường Đại học và Phổ thông trung học, … 4.2.2 Chính sách hiện hành Tỉnh đã có các chính sách ưu đãi và hỗ trợ về thành lập DN, thuế, vốn cho các DNNVV và DN khoa học công nghệ. 4.3 MÔ TẢ THÔNG TIN NHÂN KHẨU HỌC Bảng 4.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tần suất Tỷ lệ (%) Nam 273 68,3 Giới tính Nữ 127 31,7 Tổng cộng 400 100,0 Nghề Làm thuê 52 13,0 nghiệp Phụ giúp gia đình 153 38,3 hiện nay Học sinh, sinh viên 89 22,3 13
- Tần suất Tỷ lệ (%) Khác 106 26,4 Tổng cộng 400 100,0 Khmer 95 23,8 Dân tộc Khác 305 76,2 Tổng cộng 400 100,0 Dưới 25 tuổi 200 50,0 Từ 26 đến 30 tuổi 103 25,8 Độ tuổi Từ 31 đến 34 tuổi 97 24,2 Tổng cộng 400 100,0 Cấp 3 trở xuống 120 30,0 Trung cấp/Cao Đẳng 163 40,8 Trình độ Đại học 113 28,3 giáo dục Sau đại học 4 1,0 Tổng cộng 400 100,0 Có kinh doanh 170 42,5 Nền tảng Không kinh doanh 230 57,5 gia đình Tổng cộng 400 100 4.4 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO Để đảm bảo thang đo có đủ độ tin cậy, đề tài đã sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy các thang đo của 09 yếu tố có tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh, các thang đo của 09 yếu tố nếu yếu tố nào có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác cũng bị loại ra khỏi các nhân tố. Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha thì các biến quan sát trong mô hình mặc dù có loại bỏ một vài biến chưa đạt yêu cầu, tuy nhiên thang đo vẫn đảm bảo đủ độ tin cậy cho mô hình nghiên cứu, cụ thể như sau: Bảng 4.17. Thống kê các biến trong mô hình sau khi phân tíchCronbach’s Alpha Cronbach’s STT Thang đo Biến đặc trưng Alpha 11. EP: Sự đam mê khởi nghiệp EP1, EP2, EP3 0,832 12. BW:Sự sẵn sàng kinh doanhBW1, BW2, BW3, BW4, BW5 0,794 BE: Kinh nghiệm kinh 13. B1, BE2, BE3, BE4, BE5 0,822 doanh 14
- Cronbach’s STT Thang đo Biến đặc trưng Alpha 14. EE: Tâm thế khởi nghiệp EE1, EE2, EE3, EE4, EE5 0,842 15. IE: Môi trường thể chế IE1, IE2, IE3, IE4, IE5, IE6 0,808 16. EB: Hành vi khởi nghiệp EB1, EB2, EB3, EB4, EB5, EB6 0,822 EED1, EED2, EED3, EED4, 17. EED: Giáo dục khởi nghiệp 0,812 EED5 18. MO: Động cơ khởi nghiệp MO1, MO2, MO3, MO4, MO6 0,816 19. ER: Rào cản khởi nghiệp ER1, ER2, ER3, ER4, ER5 0,796 20. EI: Ý định khởi nghiệp EI1, EI2, EI3, EI4, EI5 0,814 (Nguồn: Thống kê từ Kết quả phân tích của tác giả) 4.5 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP 4.5.1 Kết quả phân tích nhân tố đối với biến độc lập Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha cho 9 thang đo với 45 biến quan sát, kết quả 9 thang đo đều đạt yêu cầu, hệ số Cronbach’s Alpha trong ngưỡng từ gần 0,70 đến gần 0,90, cụ thể: Cronbach’s Alpha cho thang đo BW: sự sẵn sàng kinh doanh là nhỏ nhất (0,794) và hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo EB: hành vi khởi nghiệp là cao nhất (0,842). Vì vậy các biến quan sát trên sẽ được sử dụng để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích nhân tố có 09 nhân tố được trích tại Eigenvalue là 1,086 và tổng phương sai trích là 66,746%, điều này có ý nghĩa là 66,7% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát (thành phần của Factor). Hệ số KMO = 0,884 thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1 là đạt yêu cầu, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Hệ số tải nhân tố của tất cả các nhân tố đều lớn hơn 0,5. Trong bảng 4.18 kiểm định Barlett’s có Sig = 0,000 (
- 4.5.2 Kết quả phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp của thanh niên có phương sai trích bằng 64,712% điều này có ý nghĩa là 64,7% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi các biến quan sát. Kiểm định Barlett’s có Sig = 0,000 (< 0,05) nên ở độ tin cậy 95% các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và hệ số KMO = 0,798 (> 0,5) nên phân tích nhân tố là phù hợp. Vì 05 biến quan sát này đều nói lên ý định khởi nghiệp của thanh niên nên tác giả giữ nguyên theo như cơ sở lý thuyết ban đầu và được đặt tên là ý định khởi nghiệp. Bảng 4.21. Kểm định KMO và Bartlett đối với biến phụ thuộc KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,798 Kiểm định Barlett’s Approx. Chi-Square 1314,256 Df 10 Sig. 0,000 Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả 4.5.3 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Sau khi rút trích được các yếu tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính, kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF. Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy được xây dựng. Và hệ số R2 đã được hiệu chỉnh cho biết mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp đến mức nào. Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa 09 yếu tố tác động và 01 biến phụ thuộc có dạng như sau: Bảng 4.23. Đánh giá độ phù hợp của mô hình Tóm tắt mô hình Mô R2 hiệu Độ lệch chuẩn Sig. F thay R R2 F thay đổi hình chỉnh ước lượng đổi 1 0,794 0,630 0,603 0, 7163875 12,972 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) Kết quả hồi quy tại bảng 4.23 cho thấy giá trị R2 hiệu chỉnh = 0,603 = 60,3%, có nghĩa là mô hình này giải thích được 60,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc “ý định khởi nghiệp của thanh niên được giải thích bởi các biến có trong mô hình. Với giá trị này trong các nghiên cứu nhân tố khám phá mới thì độ phù hợp của mô hình là chấp nhận được. 16
- Bảng 4.25. Kết quả phân tích hồi quy Hệ số Hệ số chưa Mức Thống kê tính chuẩn chuẩn hóa Kiểm ý đa cộng tuyến Mô hình hóa định t nghĩa Sai số Độ dung B Beta (Sig.) VIF chuẩn sai (Constant) -0,026 0,064 -0,408 Sự đam mê khởi nghiệp 0,592 0,071 0,781 8,305 0,000 0,763 1,311 Sẵn sàng kinh doanh 0,065 0,071 0,081 3,916 0,000 0,809 1,236 Kinh nghiệm kinh doanh 0,002 0,071 0,003 0,031 0,000 0,816 1,225 Tâm thế khởi nghiệp 0,036 0,071 0,044 2,511 0,000 0,807 1,239 1 Môi trường thể chế 0,155 0,071 0,206 2,177 0,000 0,688 1,453 Hành vi khởi nghiệp 0,276 0,071 0,337 3,877 0,000 0,661 1,512 Giáo dục khởi nghiệp 0,266 0,071 0,335 3,733 0,000 0,617 1,621 Động cơ khởi nghiệp 0,396 0,071 0,624 3,216 0,000 0,636 1,254 Rào cản khởi nghiệp -0,244 0,071 -0,316 -6,342 0,000 0,878 1,412 (Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy mô hình có hệ số Sig. F nhỏ hơn so với mức ý nghĩa 𝛼 = 5% nên mô hình hồi quy này có ý nghĩa và phù hợp với tập dữ liệu thu được. Do đó các biến độc lập có mối quan hệ với biến phụ thuộc ý định khởi nghiệp. Chỉ số VIF < 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Kết quả cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 𝛼 = 5%. 4.5.4 Kiểm định vi phạm giả thuyết hồi qui 4.5.4.1 Dò tìm vi phạm các giả định hồi quy Giả định phân phối chuẩn của phần dư: cho thấy giá trị trung bình của phần dư rất nhỏ gần bằng 0 (Mean = 4,01E-15) và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 (Std.Dev = 0,985) nên phần dư có phân phối chuẩn và giả định phân phối chuẩn không bị vi phạm. Giả định liên hệ tuyến tính: Giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau và phương sai của phần dư không đổi. Mô hình hồi quy là phù hợp và giả định về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm. Kiểm định đa cộng tuyến: các biến độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Kiểm định tương quan giữa các phần dư: Thống kê Durbin- Watson (d) cho thấy không có hiện tượng tự tương quan xảy ra trong mô hình. 17
- Bảng 4.26. Kết quả kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu STT Giả thuyết Kết luận Nghiên cứu tương đồng Giả thuyết H1: Sự đam mê Chấp Baughn, CC& cộng sự, khởi nghiệp có tác động nhận mức 2011, Nguyễn Thị Yến và 1 thuận chiều với ý định 95% cộng sự, 2011; Nguyễn khởi nghiệp Quốc Nghi và cộng sự, 2016 Giả thuyết H2: Sự sẵn Chấp Lim, Y.M và cộng sự, sàng kinh doanh có tác nhận mức 2012, Phan Anh Tú và 2 động thuận chiều với ý 95% cộng sự, 2015 định khởi nghiệp Giả thuyết H3: Kinh Chấp Cooper, 1986; Scott & nghiệm kinh doanh có tác nhận mức Twomey, 1988; Phan Anh 3 động thuận chiều với ý định 95% Tú và cộng sự, 2015 khởi nghiệp Giả thuyết H4: Tâm thế Chấp Baughn, C.C và cộng sự, khởi nghiệp có tác động nhận mức 2006; Busenitz và cộng sự, 4 thuận chiều với ý định 95% 2000; Gupta, V.K và cộng khởi nghiệp. sự, 2012. Giả thuyết H5: Môi Chấp Gupta, V.K và cộng sự, trường thể chế có tác động nhận mức 2012; Phan Anh Tú và 5 thuận chiều với ý định 95% cộng sự, 2015. khởi nghiệp.. Giả thuyết H6: Hành vi Chấp Busenitz và cộng sự, 2000; khởi nghiệp có tác động nhận mức Fayolle và Degeorge, 6 thuận chiều với ý định 95% 2006; Banjo Roxas, 2015 khởi nghiệp. Giả thuyết H7: Giáo dục Chấp Wang & Wong, 2004; khởi nghiệp có tác động nhận mức Garavan & O’Cinneide, 7 thuận chiều với ý định khởi 95% 1994; Đỗ Thị Hoa Liên, nghiệp. 2016 Giả thuyết H8: Động cơ Chấp M.Pruett và cộng sự, 2009, khởi nghiệp có tác động nhận mức Phan Anh Tú và cộng sự, 8 thuận chiều với ý định 95% 2015. khởi nghiệp Giả thuyết H9: Rào cản Chấp M.Pruett và cộng sự, 2009; khởi nghiệp có tác động nhận mức Peter Drucker, 1985. 9 nghịch chiều với ý định 95% khởi nghiệp (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích cuả tác giả) 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 308 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 290 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 185 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 271 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 57 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 201 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 184 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 121 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn