Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý chất lượng sản phẩm lúa gạo Tài Nguyên theo chuỗi cung ứng
lượt xem 4
download
Luận án nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp quản lý chất lượng lúa gạo Tài Nguyên theo chuỗi cung ứng nhằm giúp các tác nhân tham gia chuỗi c ng như các nhà quản lý địa phương có đủ cơ sở để hoạch định và quản lý chất lượng sản phẩm lúa gạo Tài Nguyên tốt hơn, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng gạo Tài Nguyên trong nước và xuất khẩu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý chất lượng sản phẩm lúa gạo Tài Nguyên theo chuỗi cung ứng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 62340102 TẤT DUYÊN THƢ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM LÚA GẠO TÀI NGUYÊN THEO CHUỖI CUNG ỨNG Cần Thơ, năm 2020 1
- CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Giống lúa mùa Tài Nguyên (TN) là một trong những giống lúa đặc sản, duy nhất có ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được trồng 1 vụ/năm, kéo dài trong 6 tháng theo quang kỳ, thu hoạch vào tháng 12-1 hàng năm. Lúa TN được trồng chính ở 5 tỉnh: Long An, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh và Sóc Trăng (Lúa TN phù hợp trồng ở vùng nước lợ). Từ năm 2009 trở về trước, gạo TN là một trong những loại gạo được người tiêu dùng nội địa ưa thích vì hạt nhuyễn, đục như sữa (còn gọi là TN sữa), nở, xốp, thơm, ngọt và mềm cơm. Từ sau 2009 đến nay gạo TN có chất lượng suy giảm nghiêm trọng: hạt trong hơn, cứng cơm, không còn tơi xốp và thơm ngọt như trước đây. Qua khảo sát, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trước tiên, do muốn tăng năng suất và chống đỗ ngã cây lúa nông dân sử dụng thuốc ức chế sinh trưởng (có thành phần Paclobutrazol) và sử dụng nhiều phân hóa học hơn đã làm giảm chất lượng lúa gạo và rút ngắn thời gian sinh trưởng còn 4,5 tháng (thay vì sản xuất theo vụ mùa 6 tháng). Ngoài ra, lãnh đạo địa phương các tỉnh còn cho rằng chất lượng lúa gạo TN suy giảm còn do chất lượng đất và nước thay đổi: đất thiếu phân hữu cơ, nguồn nước ô nhiễm và bị ngăn mặn so với trước năm 2009. Khâu thu gom và xay xát thì bị trộn lẫn các loại lúa gạo khác. Khâu tiêu thụ thì chưa có doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa TN. Hơn nữa, lúa TN sau khi các doanh nghiệp mua, xay chà và chủ động trộn với gạo Sóc Miên đục (có hình thức khá giống gạo TN nhưng giá thấp hơn và gạo cứng cơm hơn) để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong khâu bán lẻ, do chất lượng gạo TN hiện nay cứng cơm người tiêu dùng phải trộn với gạo mềm cơm hơn như gạo Đài Loan, Một Bụi, Hương Lài hoặc OM4900, Nàng Hoa (tùy địa phương) để sử dụng. Những vấn đề trên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lúa gạo TN và sức tiêu thụ gạo TN trên thị trường hiện nay; qua phỏng vấn người tiêu dùng gạo TN thì đa phần họ đã chuyển sang tiêu thụ hoặc đấu trộn với các loại gạo khác. Chính vì vậy, sản phẩm gạo TN ở ĐBSCL có dấu hiệu suy giảm mạnh về chất lượng, sức tiêu thụ và thương hiệu vốn có lâu đời do chất lượng kém hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng lúa gạo TN tốt hơn theo chuỗi cung ứng (CCU) là rất cần thiết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng lúa gạo Tài Nguyên theo CCU nhằm giúp các tác nhân tham gia chuỗi c ng như các nhà quản lý 2
- địa phương có đủ cơ sở để hoạch định và quản lý chất lượng sản phẩm lúa gạo Tài Nguyên tốt hơn, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng gạo Tài Nguyên trong nước và xuất khẩu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng chất lượng lúa gạo TN theo CCU vùng đồng bằng sông Cửu Long Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN theo CCU (khâu sản xuất, bảo quản chế biến và khâu tiêu thụ) Mục tiêu 3: Phân tích tác động của hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN theo CCU và quản lý Nhà nước đến chất lượng lúa gạo TN. Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng lúa gạo TN theo CCU để đáp ứng tốt hơn yêu cầu người tiêu dùng 1.3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Nguyên nhân chất lượng lúa gạo TN vùng ĐBSCL thay đổi hiện nay (2014) so với trước năm 2009 dọc theo CCU là gì? Các vấn đề có liên quan trong từng khâu thể hiện ra sao? Câu hỏi 2: Đặc điểm của CCU lúa gạo TN hiện nay tạo nên thuận lợi và khó khăn gì trong việc quản lý chất lượng lúa gạo TN theo CCU? Các yếu tố nào trong khâu sản xuất, bảo quản, chế biến và khâu tiêu thụ ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN? Câu hỏi 3: Hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN của các tác nhân trong CCU ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng lúa gạo TN? Và các yếu tố quản lý Nhà nước nào có liên quan và ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN? 1.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu Luận án sẽ kiểm định hai giả thuyết sau: Giả thuyết 1: Chất lượng lúa gạo TN vùng ĐBSCL đang trong tình trạng suy giảm chất lượng so với trước năm 2009. Giả thuyết 2: Các yếu tố thuộc các khâu sản xuất; bảo quản và chế biến; khâu tiêu thụ; hoạt động quản lý chất lượng và quản lý Nhà nước có ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng. 1.4 Tính mới của luận án Qua lược khảo, có nhiều nghiên cứu có liên quan đến quản lý chất lượng hoặc quản lý chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu kết hợp cả hai nội dung này – Quản lý chất lượng theo chuỗi cung ứng. Đặc biệt hơn, rất hạn chế các lược khảo về quản lý chất lượng nông sản theo CCU nói chung lúa gạo nói riêng. Vì vậy, đây là một trong những công trình có có những đóng góp nhất định vào cách tiếp cận mới kết hợp quản lý chất lượng theo chuỗi cung ứng. 3
- Quản lý chất lượng lúa gạo TN theo CCU là vấn đề mới chưa được nghiên cứu trước đây, đặc biệt tính mới thể hiện trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN trong từng khâu (khâu sản xuất, bảo quản chế biến và khâu tiêu thụ) c ng như kết hợp nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hoạt động chất lượng, quản lý Nhà nước đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng, xem xét chất lượng lúa gạo TN gắn liền với thị trường – yêu cầu người tiêu dùng. Hơn nữa, các giải pháp nhằm thay đổi tư duy của các tác nhân tham gia CCU để nâng cao chất lượng lúa gạo TN, đáp ứng yêu cầu thị trường – đây là một điểm mới c ng chưa được quan tâm nghiên cứu trước đây trong hoạt động quản lý chất lượng CCU nông sản. Ngoài ra, các yếu tố hoạt động quản lý chất lượng và quản lý Nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN dọc theo CCU đã được nghiên cứu nhằm thay đổi tư duy quản lý của chính quyền địa phương các cấp c ng như tư duy sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu thụ của tất cả các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng. Luận án còn phân tích sâu và lồng ghép case study minh chứng ở khâu sản xuất trong so sánh giữa hai phương thức canh tác: (1) Trồng lúa TN theo hướng tăng năng suất (sử dụng thuốc ức chế sinh trưởng - có thành phần Paclobutrazol và sử dụng phân đạm nhiều hơn) làm chất lượng lúa TN suy giảm mạnh và (2) trồng theo quang kỳ 6 tháng (theo điều kiện tự nhiên), chất lượng tốt hơn thông qua case study Cà Mau. Điều này nói lên được rằng sản xuất lúa gạo TN có chất lượng tốt, nguyên bản c (hạt nhuyễn, đục như sữa, xốp, mềm cơm và có mùi thơm) là hoàn toàn có thể thực hiện được. Cuối cùng, tính thời gian rỗi (idle time) theo mô hình Just in Time trong quản trị chất lượng CCU nông sản được tính toán nhằm giảm thiểu số ngày nhàn rỗi để nâng cao chất lượng lúa gạo TN. Thời gian rỗi được xem là yếu tố quan trọng vì ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lúa gạo TN. 1.5 Cấu trúc nội dung luận án Luận án được cấu trúc 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu. Các nội dung chính được trình bày trong chương này bao gồm: (i) Đặt vấn đề; (ii) Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu; (iii) Phạm vi giới hạn của nghiên cứu; và (iv) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án. Chương 2: Tổng quan tài liệu. Chương này bao gồm các lược khảo về (i) Quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng; (ii) Các nghiên cứu về chuỗi cung ứng; (iii) Sơ đồ CCU lúa gạo TN vùng ĐBSCL; và (iv) Khung nghiên cứu và khung phân tích luận án. 4
- Chương 3: Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu. Các nội dung chính được trình bày trong chương 3 liên quan đến các khái niệm, phương pháp nghiên cứu và phương pháp phân tích số liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Các nội dung của chương 4 bao gồm (i) Phân tích thực trạng chất lượng lúa gạo TN vùng ĐBSCL; (ii) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng; (iii) Phân tích ảnh hưởng của hoạt động quản lý chất lượng c ng như quản lý Nhà nước đến chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng; Và (v) Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. Chương này tóm lược các kết quả nghiên cứu theo mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhiều hàm ý quản trị c ng được đề xuất đến các đối tượng, các bên có liên quan trong chuỗi để nâng cao chất lượng lúa gạo TN vùng ĐBSCL. Do số trang trong báo cáo tóm tắt được qui định chặt chẽ nên những nội dung chính trong từng chương của luận án sẽ được tóm tắt như dưới đây. CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tóm tắt tổng quan tài liệu Quản lý chất lượng CCU là các khái niệm được trích ra từ mạng lưới CCU để tạo ra CCU hiệu quả (Chu, 2006; Robinson và Malhotra, 2005; Kannan và Tan, 2005; Takahashi và cộng sự, 2005; Madu và Kuei, 2004; Tari, 2004; Kuei và Madu, 2003; Kuei, 2002; Kuei và Madu, 2001). Kuei và Madu (2001) đã đưa ra một định nghĩa phù hợp cho việc quản lý chất lượng chuỗi cung ứng, trong đó các từ của toàn bộ thuật ngữ được định nghĩa dưới dạng các phần của một phương trình để xác định tổng quản lý chất lượng CCU (Bảng 1). Bảng 1: Quản lý chất lượng chuỗi cung ứng Định nghĩa Nội hàm thành phần Chuỗi cung ứng (SC) Một mạng lưới từ sản xuất đến giai đoạn phân phối Chất lượng (Q) Đáp ứng phù hợp nhu cầu thị trường, làm hài lòng khách hàng nhanh chóng Quản lý (M) Cung cấp các điều kiện và tăng sự tự tin để cải thiện chất lượng chuỗi cung ứng Nguồn: Kuei và Madu, 2001 Nội hàm lý thuyết có liên quan luận án “quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng” được đề cập và nghiên cứu bởi nhiều tác giả khác nhau, bảng dưới đây là tóm tắt các nội dung lược khảo chính có liên quan luận án. 5
- Bảng 2: Nội hàm lý thuyết có liên quan luận án Chủ đề Nội dung Tác giả CCUbao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay - Will M. và D. gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tác nhân Guenther (2007) 1. Chuỗi cung của CCUbao gồm nông dân, các tác nhân trung gian - Võ Thị Thanh Lộc ứng (thương buôn, người chế biến, bán buôn và bán lẻ) và và Nguyễn Phú Son người tiêu dùng trong những mối liên kết các dòng chảy (2013) ngược và xuôi. Dòng chảy xuôi là làm thế nào để quản lý -Martin Christopher CCUhiệu quả, dòng chảy ngược là làm theo yêu cầu thị (2010) trường về chất lượng và số lượng. Kết hợp dòng chảy -Courtesy of Supply xuôi và dòng chảy ngược trong CCUlà mong muốn sản chain Council. Inc phẩm cuối cùng đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng (2010) và chất lượng với giá cạnh tranh. - Silva và Moreina (2018) Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, biện pháp -Kaoru Ishikawa 2. Quản lý nhằm đảm bảo sản phẩm được đưa đến tay người tiêu (1990) chất lượng dùng có chất lượng tốt nhất, thỏa mãn tối đa nhu cầu của - Robertson AG xã hội với chi phí nhỏ nhất. Quản lý chất lượng còn phải (1971) được thực hiện trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm: từ - Li và cộng sự (2017) khâu sản xuất, khâu bảo quản tới khâu tiêu thụ hàng hóa. Là quản lý các thuộc tính chất lượng như sau: (1) Chất -Surmsuk Salakpetch 3. Quản lý lượng dinh dưỡng; (2) Chất lượng cảm quan (Màu sắc, (2007) chất lượng hương thơm, kích thước,…) và chất lượng ăn uống (Độ -Caswell. Bredahl và nông sản dẻo, độ ngọt,…); (3) Chất lượng hàng hoá (Chất lượng Hooker (1998) bao gói, chất lượng vận chuyển, chất lượng thẩm mỹ,…); -Noelke và Caswell (4) Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Môi trường (2000) đất, nước, không khí; BVTV, chất điều tiết sinh trưởng; -J.A. Patindol (2000) Việc chế biến, bảo quản, bày bán,…); (5) Chất lượng bảo -W.C. Wong (2000) quản; (6) Chất lượng chế biến; (7) Chất lượng giống. -L. Korsten và E.S. de Jager (2000) Quản lý chất lượng hàng nông sản đi từ đồng ruộng hay -Đỗ Thị Bích Thủy 4. Quản lý trại chăn nuôi (từ trang trại) đến tay người tiêu dùng (đến (2009) chất lượng bàn ăn) theo một hệ thống chuỗi cung ứng. Quản lý chất -L.U. Opara (2000) nông sản theo lượng từ (1) Quản lý chất lượng nông sản trong khâu sản -F. W. Bakker- chuỗi cung xuất (giống, nước, phân bón, thuốc BVTV, vệ sinh đồng Arkema (1999) ứng ruộng, vệ sinh của người lao động…); (2) Quản lý chất -Xin (James) He và lượng nông sản sau thu hoạch (Dụng cụ, thiết, kho tàng, Jack C. Hayya (2010) đóng gói sạch sẽ); và (3) Quản lý chất lượng nông sản - Kannan và Tan trong chế biến (Nước, dụng cụ, thiết bị, nhà xưởng, bao bì (2005) chế biến sạch sẽ). Luận án c ng ứng dụng mô hình JIT (Just in time) trong công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp (tính thời gian rỗi trong CCUlúa gạo TN) và tiến hành thực nghiệm đo lường hàm lượng amyloza. Nguồn: Tổng hợp qua lược khảo 6
- Riêng về phương pháp phân tích quản trị chất lượng CCU, qua lược khảo có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phân tích nhân tố và hồi quy đa biến là khá phổ biến (Bảng 3). Bảng 3: Lược khảo phương pháp phân tích về quản trị chất lượng CCU Tác giả Chủ đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phƣơng pháp phân tích Triệu Đình Quản trị chất lượng Đo lường, đánh giá hiện trạng Phân tích hồi quy Phương CCUtại các doanh hoạt động thực hành quản trị chất tuyến tính, (2019) nghiệp sản xuất lĩnh lượng CCU tại các doanh nghiệp Phân tích tình vực điện – điện tử - sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn huống viễn thông Việt Nam thông Việt Nam; kiểm chứng mối quan hệ giữa các thực hành tốt nhất (best practices) và kết quả hoạt động. Soares, Ảnh hưởng của thực Kiểm tra thực nghiệm về mối Phân tích nhân Soltani và hành quản lý chất quan hệ giữa thực tiễn quản lý tố, phân tích hồi Liao lượng CCUđến hiệu chất lượng CCUvà lý thuyết có quy đa biến (2017) suất chất lượng: một liên quan nghiên cứu thực nghiệm Hằng và Quản lý chất lượng Nghiên cứu phát triển một mô Phân tích cộng sự chuỗi cung ứng: Một hình khái niệm, sử dụng như một Cronbach’s (2015) mô hình khái niệm “cẩm nang” để đo lường và Alpha, Phân tích thực thi các giải pháp SCQM nhân tố khám c ng như tạo ra những tiền đề cho phá, Phân tích các nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt nhân tố khẳng là các nghiên cứu thực nghiệm/ định, Phân tích ứng dụng. tương quan Sukati và Nghiên cứu về chiến Mục đích của nghiên cứu này Phân tích cộng sự lược và thực tiễn nhằm tìm ra ảnh hưởng của chiến Cronbach’s (2012) quản lý CCUvề hiệu lược quản lý CCUđối với hiệu Alpha, Phân tích suất chuỗi cung ứng suất chuỗi cung ứng. nhân tố, phân tích hồi quy đa biến Flynn và Sự phối hợp giữa Tập trung vào khách hàng và thị Phân tích tương Flynn quản lý CCUvà quản trường, lãnh đạo, thông tin và quan và hồi quy (2005) lý chất lượng: những phân tích, phát triển và quản trị hàm ý mới nguồn nhân lực, quản trị quá trình, lập kế hoạch chiến lược, thông tin kiểm soát chất lượng nhà cung cấp, mối quan hệ hợp tác với nhà cung cấp, giao hàng JIT bởi nhà cung cấp, sự tham gia của nhà cung cấp trong quản trị chất lượng 7
- JIT, quản lý chất Nghiên cứu thực nghiệm này kiểm Phân tích nhân tố Kannan và lượng toàn diện và tra mức độ JIT, quản lý CCUvà và Phân tích Tan (2005) quản lý chuỗi cung quản lý chất lượng có mối tương tương quan ứng: hiểu được mối quan với nhau và cách chúng ảnh liên kết và tác động hưởng đến hiệu quả kinh doanh. của chúng đến hiệu quả kinh doanh Nguồn: Tổng hợp qua lược khảo 2.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng lúa gạo Tài Nguyên vùng ĐBSCL Qua khảo sát và đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng lúa gạo TN, sơ đồ chuỗi cung ứng gạo TN vùng ĐBSCL có 6 tác nhân tham gia bao gồm nông dân, thương lái, nhà máy xay xát (NMXX), công ty, người bán sỉ/lẻ và người tiêu dùng (Hình 1). Số liệu phần trăm trong sơ đồ đã quy đổi ra gạo TN với tỷ lệ quy đổi từ lúa ra gạo là 62%. Gạo TN vùng ĐBSCL chủ yếu là tiêu thụ nội địa (93,7%) và xuất khẩu không đáng kể (6,3%). 87,8% Thƣơng 59,2% 28,6% 29,3% Bán lái Nhà Ngƣời sỉ/lẻ 93,7% Tiêu trồng máy Công 64,4% 33% dùng lúa 3,1% xay ty nội Xuất TN xát địa khẩu 6,3% 9,1% Hình 1: Sơ đồ chuỗi cung ứng gạo TN vùng ĐBSCL Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014 Có 5 kênh thị trường cung ứng gạo TN, trong đó kênh 1 có lượng tiêu thụ lớn nhất (gần 90% lượng gạo TN được sản xuất ra) qua tất cả tác nhân tham gia CCU. Trong cả 5 kênh thị trường, giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận/kg) của nông dân là cao nhất (chiếm trên 68% tổng lợi nhuận/kg của toàn chuỗi). 2.3 Khung nghiên cứu và khung phân tích 2.3.1 Khung nghiên cứu Qua lược khảo tổng quan và thực trạng CCU lúa gạo TN vùng ĐBSCL, khung nghiên cứu của luận án được trình bày trong Hình 2. Khung nghiên cứu mô tả các nội dung chính cần thực hiện để đạt được mục tiêu nghiên cứu. 2.3.2 Khung phân tích Khung phân tích (Hình 3) bao gồm các phương pháp phân tích các nội dung của khung nghiên cứu nhằm trả lời được các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu được đặt ra. 8
- Đầu tư Quảng bá & PT nông nghiệp Hỗ trợ vốn Hỗ trợ kỹ thuật thương hiệu Quản lý Phát triển thị Hỗ trợ nghiên cứu Các thị trường yếu tố quản trường lý nhà nƣớc NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG LÚA GẠO TÀI NGUYÊN THEO CHUỖI CUNG ỨNG Các yếu tố Paclobu ảnh hưởng Giống Nước lợ =trazol chất lượng Hoạch định lúa gạo An toàn Phân Chất lượng lúa gạo Tổ chức trong khâu Vệ sinh lao Nông đạm khâu sản xuất sản xuất động Lãnh đạo dân Kiểm tra HOẠT Công Công Kiểm ĐỘNG nghệ nghệ soát QUẢN Các yếu tố sấy xay xát dịch Hoạch định LÝ ảnh hưởng CHẤT chất lượng Thời Chất lượng gạo Tổ chức NMXX/ LƯỢNG gạo trong gian khâu bảo quản, chế Công ty Kho Chi phí biến THEO khâu bảo bảo Lãnh đạo quản, chế tàng bảo CCU quản biến thiết bị quản Kiểm tra (1) lúa; (2) gạo Hoạch định Các yếu tố Thời Phương Bảo Tổ chức Đại lý ảnh hưởng gian tiện vận Chất lượng gạo quản khâu tiêu thụ sỉ/lẻ chất lượng tiêu thụ chuyển trong Lãnh đạo gạo trong Đấu vận khâu tiêu Giá gạo trộn chuyển Kiểm tra thụ Hình 2: Khung nghiên cứu 9
- MỤC TIÊU MỤC TIÊU 1 MỤC TIÊU 2 MỤC TIÊU 3 Phân tích thực trạng chất lượng Phân tích các yếu tố ảnh hưởng Phân tích các yếu tố hoạt động lúa gạo TN chất lượng lúa gạo TN theo quản lý chất lượng của CCU và CCU quản lý nhà nước theo chuỗi cung ứng 1. PRA 12 nông dân Sử dụng mô hình hồi quy nhị 1. Các yếu tố hoạt động quản lý 2. Định tính 20 người tiêu dùng phân Binary Logistic. chất lượng (Y4): 3. Định tính 172 nhà hỗ trợ - Phân tích nhân tố và nhân tố 1. Khâu sản xuất (Y1) với biến khẳng định 4. Đo lường hàm lượng phụ thuộc là biến nhị phân và 6 - Sử dụng hàm hồi quy đa biến Amyloza trong gạo TN biến độc lập có liên quan (12 biến độc lập có liên quan) 5. Thống kê mô tả chuỗi cung 2. Khâu bảo quản và chế biến 2. Các yếu tố quản lý Nhà nước ứng lúa gạo TN (Y2) với biến phụ thuộc là biến (Y5): nhị phân và 7 biến độc lập có - Phân tích nhân tố và nhân tố 6. Định lượng 98 nông dân liên quan khẳng định PHƢƠNG PHÁP 7. Case study 10 nông dân Cà 3. Khâu tiêu thụ (Y3) với biến - Sử dụng hàm hồi quy đa biến PHÂN TÍCH Mau (không Paclobutrazol) phụ thuộc là biến nhị phân và 5 (7 biến độc lập có liên quan) 8. Định lượng 115 người tiêu biến độc lập có liên quan Y4 và Y5 xử lý theo thang đo dùng gạo TN Likert 5 mức độ 9. Mô hình JIT: Xác định thời gian rỗi trong CCU. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG LÚA GẠO TÀI NGUYÊN THEO CHUỖI CUNG ỨNG Hình 3: Khung phân tích 10
- CHƢƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lý luận Nội dung phần này nêu lên một số khái niệm có liên quan đến chất lượng lúa gạo, đặc tính chất lượng của lúa/gạo, đặc tính vật lý/hóa học của lúa/gạo và cách đo lường chất lượng gạo tại một số quốc gia như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Bangladesh, Phillipines và Việt Nam. Nhìn chung, các quốc gia khác nhau có tiêu chí về chất lượng lúa gạo và phương pháp đo lường không giống nhau. Tuy nhiên, có một tiêu chí mà hầu hết các quốc gia quan tâm đó là hàm lượng amyloza trong gạo, đó là hàm lượng quyết định chất lượng gạo dẻo, mềm hay cứng khô (độ trở hồ). Riêng ở ĐBSCL, nghiên cứu về chất lượng gạo, tác giả Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2011) thuộc Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL cho rằng chất lượng hạt gạo bao gồm: chất lượng xay chà, chất lượng cơm và chất lượng dinh dưỡng. Thị hiếu của người tiêu dùng thường chú ý đến chất lượng cơm sau khi nấu. Chất lượng cơm bao gồm hàm lượng amyloza, độ bền thể gel; hàm lượng dinh dưỡng bao gồm lượng protein, vitamin, khoáng vi lượng. Amyloza được đo lường bằng phương pháp hấp thu phổ sóng “amylose-iodine complex”. Đồng quan điểm về chỉ tiêu amyloza, tác giả Lê Thu Thủy và cộng sự (2005) khẳng định hàm lượng amyloza có thể xem là hợp phần quan trọng trong phẩm chất cơm, vì nó có tính quyết định cơm dẻo, mềm hay cứng. Các giống có hàm lượng amyloza thấp (< 21%) thường có cơm ướt, dẻo và bóng láng khi nấu chín, gạo có hàm lượng amyloza cao khi nấu chín thường khô và trở nên cứng khi nguội. 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1 Phƣơng pháp phân tích Luận án giải quyết khung nghiên cứu bằng cách tiếp cận kết hợp, đặc biệt là “Quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi cung ứng” của tác giả Đỗ Thị Bích Thủy (2009), mô hình quản lý Just-in-time dùng trong nông nghiệp, phân tích nhân tố và nhân tố khẳng định, mô hình hồi quy nhị phân, hồi quy đa biến và thực nghiệm đo lường hàm lượng amyloza. 3.2.2 Chọn địa bàn nghiên cứu Tiêu chí chọn địa bàn nghiên cứu về lúa gạo TN vùng ĐBSCL dựa vào diện tích và sản lượng lúa gạo TN. Có 5 tỉnh sản xuất chính lúa gạo TN ở ĐBSCL, trong đó hai tỉnh Long An và Sóc Trăng được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì có diện tích và sản lượng lúa TN lớn nhất vùng - chiếm 50,42% diện tích và 54,34% sản lượng và c ng là hai tỉnh có chất lượng gạo TN thay đổi lớn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ của vùng ĐBSCL. 11
- 3.2.3 Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn quan sát mẫu Cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức của Tabachnick và Fidell (1996): n = 50 + 8m (Trong đó m là số biến độc lập). Tổng số biến độc lập trong nghiên cứu của luận án là 18 (được trình bày cụ thể trong các tiểu mục bên dưới), theo công thức trên thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 194 quan sát. Cỡ mẫu 506 quan sát là phù hợp. Công thức trên c ng được tính toán phù hợp để xử lý các mô hình trong từng khâu của CCU lúa gạo Tài Nguyên vùng ĐBSCL. Bảng 4: Cơ cấu quan sát mẫu Số quan Số quan STT Đối tƣợng sát mẫu sát mẫu Phƣơng pháp chọn quan sát mẫu 2014 2018 1 Nông dân 98 10 Phương pháp phi ngẫu nhiên có điều kiện* 10 Phỏng vấn sâu (tỉnh Cà Mau) 2 Thương lái 33 6 Phương pháp theo liên kết chuỗi 3 NMXX 13 5 Phương pháp theo liên kết chuỗi 4 Công ty 14 5 Phương pháp theo liên kết chuỗi 5 Bán Sỉ/lẻ 39 10 Phương pháp phi ngẫu nhiên 6 Người tiêu dùng 115 20 Phương pháp phi ngẫu nhiên 7 Nhà hỗ trợ 157 10 Phương pháp phi ngẫu nhiên 8 Chuyên gia 15 5 Phương pháp chuyên gia 9 PRA nông dân 12 Phương pháp thảo luận nhóm (*) Điều kiện là có thời gian sản xuất lúa TN liên tục ít nhất 10 năm 3.2.4 Tiến trình thu thập và phƣơng pháp phân tích 3.2.4.1 Thực hiện các nghiên cứu định tính - PRA nông dân: Nhóm 12 nông dân được phỏng vấn tại huyện Thạnh Trị bằng bảng hỏi bán cấu trúc nhằm thu thập tổng quan về (1) Những thay đổi trong khâu sản xuất lúa gạo TN, (2) Lý do thay đổi chất lượng lúa gạo TN hiện tại (2014) so với trước năm 2009 và (3) Thay đổi việc tiêu dùng gạo TN của bản thân gia đình nông dân. - Phỏng vấn chuyên gia và nhà hỗ trợ các cấp: dựa trên 172 quan sát bao gồm 15 chuyên gia và nhà hỗ trợ tại các tỉnh có sản xuất lúa gạo TN vùng ĐBSCL bằng bảng hỏi bán cấu trúc để (1) Xác định lại hai vấn đề đầu tiên của kết quả nhóm PRA, (2) Xác định thang đo các yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng chất lượng lúa gạo TN vùng ĐBSCL, (3) Xác định thang đo các yếu tố trong hoạt động quản lý chất lượng, (4) Định hướng nâng cao chất lượng lúa gạo TN thời gian tới và (5) Thay đổi việc tiêu dùng gạo TN của bản thân gia đình đáp viên. - Phỏng vấn cá nhân hai nhóm người tiêu dùng: (mỗi nhóm 10 người) bằng bản hỏi bán cấu trúc tại hai huyện Cần Đước và Thạnh Trị nhằm khám phá sự 12
- thay đổi thuộc tính sản phẩm gạo TN trong cảm nhận của người tiêu dùng trước và sau năm 2009. Điều kiện phỏng vấn là người tiêu dùng của hai nhóm đã từng sử dụng gạo TN liên tục trong một khoảng thời gian dài ít nhất từ 10 năm trước 2009 đến năm 2014. - Phỏng vấn cá nhân 71 tác nhân chuỗi cung ứng và nhà hỗ trợ năm 2018 bằng bản hỏi bán cấu trúc (qua điện thoại) với 8 nội dung để xem xét sự thay đổi chất lượng lúa gạo TN năm 2018 so với năm 2014. Kết quả là không có sự thay đổi đáng kể nào, vì vậy dữ liệu sơ cấp năm 2014 vẫn được sử dụng để phân tích. 3.2.4.2 Thực hiện các nghiên cứu định lượng (a) Phân tích thực trạng chất lƣợng lúa gạo TN vùng ĐBSCL (mục tiêu 1), các phương pháp sau đây được thực hiện: - Phỏng vấn trực tiếp 98 nông dân tại hai huyện Cần Đước (49) và Thạnh Trị (49) bằng bản hỏi cấu trúc, trường hợp nông dân trồng lúa TN có sử dụng thuốc có thành phần Paclobutrazol, thời gian sản xuất là 4,5 tháng. - Phỏng vấn sâu 10 nông dân tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau bằng bản hỏi cấu trúc trong trường hợp trồng lúa TN không sử dụng thuốc có thành phần Paclobutrazol và thời gian sản xuất là vụ mùa 6 tháng. - Phỏng vấn trực tiếp 115 người tiêu dùng gạo TN tại các tỉnh Sóc Trăng (30), Long An (30), Cần Thơ (20), Tiền Giang (20) và Trà Vinh (15) (b) Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng (mục tiêu 2). Cụ thể, Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng lúa TN trong khâu sản xuất (Y1), trong khâu bảo quản và chế biến (Y2) và trong khâu tiêu thụ (Y3) được thực hiện bằng mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistic dưới đây: Với Yi (i=1->3): là biến phụ thuộc thể hiện chất lượng lúa/gạo TN trong các khâu đo lường bằng thang đo dummy thể hiện cảm nhận đối với nhận định: “Theo Cô/Chú lúa/gạo TN có chất lượng tốt” với giá trị (1) Đồng ý và giá trị (0) Không đồng ý. Lưu ý rằng “chất lượng gạo TN tốt” được định nghĩa như là chất lượng gạo TN được người sản xuất và người tiêu dùng cảm nhận trước năm 2009 (hạt nhuyễn, đục như sữa, mềm cơm, xốp và có mùi thơm đặc trưng). Các biến độc lập thuộc ba khâu như trong các bảng sau: 13
- Bảng 5: Các yếu tố trong khâu sản xuất Tên biến độc lập Ký hiệu Diễn giải Kỳ vọng Sử dụng giống lúa TN đã được phục tráng, là Giống lúa phục tráng X11 biến giả. Nhận giá trị 1 nếu sử dụng giống + phục tráng và giá trị 0 nếu ngược lại. Lúa TN trồng ở vùng có sự xâm lấn của nước Có ảnh hưởng bởi mặn (nước lợ) là biến giả. Nhận giá trị 1 nếu X12 + nước lợ trồng trong vùng nước lợ và giá trị 0 nếu ngược lại. Lúa TN có sử dụng Sử dụng Paclobutrazol bón lúa (để hạn chế thuốc có thành phần chiều cao cây lúa, chống đổ ngã, năng suất lúa X13 - Paclobutrazol trong cao hơn). Biến giả. Nhận giá trị 1 nếu sử dụng sản xuất Paclobutrazol và giá trị 0 nếu ngược lại. Đồng ruộng canh tác lúa TN được dọn sạch cỏ dại, cày bừa phơi đất, tiêu hủy tàn dư thực vật Vệ sinh đồng ruộng X14 mang mầm móng sâu bệnh. Biến giả. Nhận giá + trị 1 nếu có vệ sinh đồng ruộng và giá trị 0 nếu ngược lại. Những người lao động trực tiếp trên ruộng lúa TN được tập huấn về sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, dụng cụ đảm bảo an toàn; hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động, An toàn lao động X15 + ngộ độc thuốc thuốc bảo vệ thực vật; vệ sinh cá nhân. Biến giả. Nhận giá trị 1 nếu công tác an toàn lao động được thực hiện và giá trị 0 nếu ngược lại. Sử dụng nhiều phân Số lượng phân đạm được sử dụng cao hơn X16 - đạm mức trung bình của khuyến nông (Kg/ha). Nguồn: Đề xuất qua lược khảo và thực tế khâu sản xuất lúa TN Bảng 6: Các yếu tố trong khâu bảo quản và chế biến Tên biến Ký hiệu Diễn giải Kỳ vọng Công nghệ X21 Lúa TN được sử dụng công nghệ sấy, tạo độ ẩm + sấy thích hợp và an toàn để bảo quản. Biến giả. Nhận giá trị 1 nếu có sử dụng máy sấy trong vòng 24 giờ sau thu hoạch và giá trị 0 nếu ngược lại. Công nghệ X22 Công nghệ xay xát phù hợp để tạo ra sản phẩm + xay xát gạo có chất lượng tốt. Biến giả. Nhận giá trị 1 nếu có sử dụng công nghệ xay xát phù hợp và giá trị 0 nếu ngược lại. Kiểm soát X23 Công tác kiểm soát các sinh vật và vi sinh vật gây + dịch hại hại trong khâu bảo quản. Biến giả. Nhận giá trị 1 nếu có hoạt động kiểm soát dịch hại và giá trị 0 nếu ngược lại. Kho tàng X24 Kho tàng thiết bị ngăn chặn những ảnh hưởng xấu + 14
- thiết bị của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến lúa gạo. Biến giả. Nhận giá trị 1 nếu có kho chứa phù hợp và giá trị 0 nếu ngược lại. Thời gian X25 Thời gian từ lúc lúa TN được thu mua đưa vô kho - bảo quản lúa bảo quản đến lúc chế biến thành gạo (Ngày/vụ). Thời gian X26 Thời gian từ sau xay xát thành gạo đến khi bán - bảo quản gạo cho người mua (Ngày/vụ). Chi phí bảo X27 Có đầu tư cho công tác bảo quản (Đồng/vụ). + quản Nguồn: Đề xuất qua lược khảo và thực tế bảo quản và chế biến gạo TN Bảng 7: Các yếu tố trong khâu tiêu thụ Tên biến Ký Diễn giải Kỳ vọng hiệu Thời gian tiêu X31 Thời gian từ khi Đại lý sỉ/lẻ mua gạo đến khi bán - thụ hết cho người tiêu dùng (Ngày/đơn hàng). Phương tiện X32 Sử dụng các phương tiện vận chuyển chuyên vận chuyển dùng cho việc vận chuyển gạo. Biến giả. Nhận + giá trị 1 nếu có phương tiện vận tải chuyên dùng và giá trị 0 nếu ngược lại. Bảo quản gạo X33 Nhận giá trị 1 nếu nơi bán đạt được từ 3 tiêu chí TN trong khâu trở lên trong 5 tiêu chí. Nhận giá trị 0 nếu đạt từ 2 tiêu thụ tiêu chí trở xuống. Các tiêu chí để đánh giá tình trạng bảo quản gạo TN trong khâu tiêu thụ: (1) Pallet nhựa hoặc gỗ kê chân dưới nền + (2) Có che đậy khi giao gạo cho người mua (3) Vật chứa sạch sẽ từ thùng bằng nhựa hoặc sành (4) Kệ trưng bày sạch sẽ, không tiếp xúc nắng, mưa (5) Bao đựng mới, không tái sử dụng bao c Đấu trộn các X34 Gạo TN bị trộn lẫn với gạo Sóc Miên hay các loại loại gạo chất gạo khác có cùng hình dạng nhưng chất lượng - lượng kém hơn thấp hơn. Biến giả. Nhận giá trị 1 nếu có trộn các loại gạo khác và giá trị 0 nếu ngược lại. Giá gạo TN X35 Giá TN được bán trên thị trường theo quy ước: Mang giá trị 1 nếu giá bán từ: 10.000-12.000 đ/kg + Mang giá trị 2 nếu giá bán từ:12.000-14.000 đ/kg Mang giá trị 3 nếu giá bán từ: 14.000-16.000 đ/kg Nguồn: Đề xuất qua lược khảo và thực tế khâu tiêu thụ gạo TN 15
- (c) Phân tích các yếu tố hoạt động quản lý chất lượng lúa gạo TN theo chuỗi cung ứng (Y4) và các yếu tố quản lý nhà nước (Y5) (mục tiêu 3) được thực hiện bằng phân tích nhân tố, nhân tố khám phá EFA và nhân tố khẳng định CFA với mô hình thang đo likert 5 mức độ. Các mức độ thể hiện cảm nhận của các đáp viên đối với nhận định: “Theo Cô/Chú gạo TN có chất lượng tốt”: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Tương đối đồng ý, (4) Khá đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý) với các biến độc lập như trong các bảng sau. Bảng 8: Các yếu tố hoạt động quản lý chất lượng theo CCU Tác nhân CCU Hoạt động * Ký hiệu Kỳ vọng Hoạch định X41 + Tổ chức X42 + Nông dân Lãnh đạo X43 + Kiểm tra X44 + Hoạch định X45 + Tổ chức X46 + NMXX/Công ty Lãnh đạo X47 + Kiểm tra X48 + Hoạch định X49 + Tổ chức X410 + Đại lý sỉ/lẻ Lãnh đạo X411 + Kiểm tra X412 + Nguồn: Đề xuất qua lược khảo (*) Thang đo của các hoạt động được định nghĩa cụ thể trước khi phỏng vấn và được xác định qua phân tích định tính Bảng 9: Các yếu tố quản lý Nhà nước Tên biến Ký hiệu Kỳ vọng 1. Chính sách khuyến khích nông nghiệp X50 + 2. Đầu tư nông nghiệp X51 + 3. Hỗ trợ vốn X52 + 4. Hỗ trợ kỹ thuật X53 + 5. Quảng bá và phát triển thương hiệu X54 + 6. Phát triển thị trường X55 + 7. Quản lý thị trường X56 + 8. Hỗ trợ nghiên cứu X57 + Nguồn: Đề xuất qua lược khảo Lưu ý rằng, kết quả phân tích nhân tố, nhân tố khám phá EFA và nhân tố khẳng định CFA phải đạt điều kiện của các mô hình phân tích này. 16
- CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Phân tích thực trạng chất lƣợng lúa gạo Tài Nguyên Qua ý kiến người tiêu dùng và kết quả thử nghiệm đều cho thấy rằng chất lượng gạo TN hiện nay đang suy giảm nghiêm trọng: gạo cứng cơm hơn, khô hơn và ít vị ngọt hơn. Đó c ng là lý do vì sao đa số người tiêu dùng và các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng đều chuyển sang sử dụng các loại gạo khác. Các kết quả phân tích cụ thể như sau: (a) Kết quả so sánh trung bình từng cặp trong bảng dưới đây cho thấy 6/9 thuộc tính chất lượng gạo TN đã thay đổi. Bảng 10: Kiểm định trung bình từng cặp thuộc tính chất lượng gạo TN thời điểm 2014 và trước năm 2009 Điểm Điểm trung Thuộc tính chất lƣợng trung bình bình Giá trị Sig. Kết luận gạo TN GĐ 2000- năm 2014 2009 1. Gạo đục 4,83 4,19 0,000 Gạo trong hơn 2. Hạt gạo nhuyễn 4,69 4,61 0,454 Không có sự thay đổi 3. Cơm dẻo 4,10 2,50 0,000 Cơm khô 4. Cơm có mùi thơm 3,39 2,35 0,000 Không còn mùi thơm 5. Mềm cơm 3,96 2,63 0,000 Cơm khô cứng 6. Hạt cơm ngọt 4,24 3,08 0,000 Không còn vị ngọt 7. Cơm nở 3,17 3,11 0,765 Không có sự thay đổi 8. Cơm xốp 3,24 3,23 0,921 Không có sự thay đổi 9. Giữ được độ mềm, dẻo Cơm hoàn toàn khô 4,03 2,77 0,000 khi nguội, qua đêm cứng khi để qua đêm Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014 (b) Kết quả phân tích hàm lượng amyloza trong gạo Tài Nguyên năm 2014 trong trường hợp có phục tráng giống là 25,4% và giống không phục tráng là 26,6% là rất cao. Theo các chuyên gia lúa gạo, hàm lượng amyloza cho gạo mềm cơm hiện tại sẽ nằm trong khoảng 21,3 – 22,1%. Riêng hàm lượng amyloza trong gạo TN Cà Mau (không sử dụng thuốc hạn chế sinh trưởng) được đo lường là 19,41%. Liên quan đến giống lúa TN xa xưa (1994) tại ngân hàng Gene về giống lúa TN của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL - Trường Đại học Cần Thơ có hàm lượng amyloza nằm trong khoảng 18-20%, đây c ng là các giống TN hạt nhuyễn, đục như sữa, mềm cơm, xốp, nở, có vị ngọt cơm và có mùi thơm trước đây. 17
- 4.2 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng lúa gạo TN 4.2.1 Các yếu tố ảnh hƣởng chất lƣợng lúa TN trong khâu sản xuất Bảng 11: Kết quả phân tích các yếu tố trong khâu sản xuất Sai số Kiểm định Giá trị Hệ số Biến Hệ số B chuẩn Wald Sig. Exp(B) Hằng số 3,658 2,363 2,397 0,122 38,783 Giống lúa phục tráng (X11) 2,980 1,336 4,975 0,026 19,687 Ảnh hưởng bởi nước lợ (X12) 2,613 1,208 4,677 0,031 13,647 Sử dụng Paclobutrazol (X13) -3,649 1,328 7,549 0,006 0,026 Vệ sinh đồng ruộng (X14) 0,193 1,098 0,031 0,860 1,213 An toàn lao động (X15) 2,849 1,320 4,658 0,031 17,265 Sử dụng nhiều phân đạm (X16) -0,057 0,022 6,487 0,011 0,945 Hệ số Chi-square = 108,513; giá trị Sig. = 0,000 Giá trị -2 Log likelihood = 25,870 Hệ số Cox & Snell R2 = 0,670; hệ số Nagelkerke R2 = 0,897 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 2 Hệ số Nagelkerke R = 0,897 cho thấy các biến trong mô hình đã giải thích được 89,7% sự thay đổi chất lượng lúa TN. Có 5/6 biến ảnh hưởng đến chất lượng lúa TN trong khâu sản xuất bao gồm giống lúa phục tráng, có ảnh hưởng bởi nước lợ, lúa TN có sử dụng thuốc ức chế sinh trưởng, an toàn lao động và sử dụng nhiều phân đạm ở mức ý nghĩa 5%. 4.2.2 Kết quả phân tích các yếu tố trong khâu bảo quản và chế biến Bảng 12: Kết quả phân tích các yếu tố trong khâu bảo quản và chế biến Kiểm Giá Hệ số Sai số Hệ số Biến định trị B chuẩn Exp(B) Wald Sig. Hằng số 17,887 5,618 10,136 0,001 66,877 Công nghệ sấy (X21) 4,266 1,445 8,720 0,003 71,218 Công nghệ xay xát (X22) 1,810 1,060 2,917 0,088 6,110 Kiểm soát dịch hại (X23) -0,867 1,106 0,614 0,433 0,420 Kho tàng thiết bị (X24) 4,178 1,487 7,899 0,005 65,247 Thời gian bảo quản lúa trước -1,489 0,425 12,294 0,000 0,226 khi sấy và xay xát (X25) Thời gian bảo quản gạo sau -0,708 0,272 6,789 0,009 0,493 xay xát (X26) Chi phí bảo quản (X27) 0,051 0,190 0,071 0,790 1,052 Hệ số Chi-square = 117,204; giá trị Sig. = 0,000 Giá trị -2 Log likelihood = 29,403 Hệ số Cox & Snell R2 = 0,669; hệ số Nagelkerke R2 = 0,893 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 18
- Hệ số Nagelkerke R2 = 0,893 cho thấy các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được 89,3% sự thay đổi chất lượng lúa gạo TN. Có 5/7 biến có ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo TN trong khâu bảo quản và chế biến ở mức ý nghĩa 1%, đó là công nghệ sấy, kho tàng thiết bị, thời gian bảo quản lúa và gạo, riêng công nghệ xay xát ảnh hưởng ở mức ý nghĩa 8,8%. 4.2.3 Kết quả phân tích các yếu tố trong khâu tiêu thụ Bảng 13: Kết quả hồi quy ảnh hưởng của các yếu tố trong khâu tiêu thụ Kiểm Sai số Giá trị Hệ số Biến Hệ số B định chuẩn Sig. Exp(B) Wald Hằng số -15,377 4,265 13,001 0,000 0,000 Thời gian tiêu thụ (X31) 0,506 0,214 5,601 0,018 1,659 Phương tiện vận chuyển (X32) 1,242 1,010 1,513 0,219 3,464 Bảo quản gạo TN trước tiêu thụ (X33) 2,854 1,189 5,766 0,016 17,363 Đấu trộn các loại gạo chất lượng kém (X34) -2,428 1,114 4,747 0,029 0,088 Giá gạo TN (X35) 4,522 1,173 14,874 0,000 92,044 Hệ số Chi-square = 93,266; giá trị Sig. = 0,000 Giá trị -2 Log likelihood = 34,099 Hệ số Cox & Snell R2 = 0,637; hệ số Nagelkerke R2 = 0,850 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu Hệ số Nagelkerke R² = 0,850 cho thấy các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được 85,0% sự thay đổi chất lượng gạo TN trong khâu tiêu thụ. Có 4/5 biến có ảnh hưởng đến chất lượng gạo TN ở mức ý nghĩa 5% bao gồm thời gian tiêu thụ, bảo quản gạo TN trong khâu tiêu thụ, đấu trộn các loại gạo chất lượng kém hơn và giá gạo TN. 4.3 Kết quả phân tích các yếu tố quản lý chất lƣợng và quản lý Nhà nƣớc ảnh hƣởng đến chất lƣợng lúa gạo Tài Nguyên theo chuỗi cung ứng 4.3.1 Các yếu tố quản lý chất lƣợng (QLCL) Qua phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố, nhân tố khám phá EFA và nhân tố khẳng định CFA, kết quả như trong bảng sau: Bảng 14: Kết quả phân tích hồi quy đã hiệu chỉnh các yếu tố QLCL Robust Variable Coef. t P>ltl VIF Std. Err. (Constant) 2,314 0,0252 91,89 0,000 X41 0,184 0,0236 7,80 0,000 1,094 X42 0,023 0,0260 0,89 0,377 1,038 X43 0,258 0,0320 8,05 0,000 1,056 X44 0,062 0,0247 2,52 0,013 1,073 X45 0,002 0,0275 0,08 0,936 1,132 X46 0,356 0,0278 12,83 0,000 1,033 19
- X47 0,253 0,0256 9,89 0,000 1,048 X48 0,205 0,0253 8,09 0,000 1,067 X49 0,224 0,0245 9,16 0,000 1,027 X410 0,390 0,0254 15,83 0,000 1,007 X411 0,005 0,0269 0,18 0,861 1,075 X412 0,165 0,0283 5,83 0,000 1,084 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu Hệ số xác định R² = 0,847, nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 84,7% sự thay đổi của chất lượng lúa gạo TN trong chuỗi cung ứng. Có 9/12 biến có ảnh hưởng và đều có tác động thuận biến bao gồm Sản xuất – Hoạch định (X41), Sản xuất – Lãnh đạo (X43), Sản xuất – Kiểm tra (X44), Chế biến – Tổ chức (X46), Chế biến – Lãnh đạo (X47), Chế biến – Kiểm tra (X48), Tiêu thụ – Hoạch định (X49), Tiêu thụ – Tổ chức (X410), Tiêu thụ – Kiểm tra (X412). 4.3.2 Các yếu tố quản lý Nhà nƣớc (QLNN) Qua phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố, nhân tố khám phá EFA và nhân tố khẳng định CFA, kết quả như trong bảng sau: Bảng 15: Kết quả hồi quy đã hiệu chỉnh các yếu tố QLNN F( 8, 163) = 39,40 R-squared = 0,645 Prob > F = 0,0000 Root MSE = ,87372 Robust Variable Coef. t P>ltl [95% Conf. Interval] Std. Err. X50 0,4184771 0,0715538 5,85 0,000 0,2771852 0,5597690 X51 0,1361976 0,0963478 1,41 0,159 -0,0540532 0,3264484 X52 0,4143962 0,0649477 6,38 0,000 0,2861488 0,5426435 X53 0,2568488 0,0614541 4,18 0,000 0,1355 0,3781977 X54 0,3846772 0,0666731 5,77 0,000 0,2530228 0,5163315 X55 0,4483783 0,0628857 7,13 0,000 0,3242026 0,5725540 X56 0,5741877 0,0725505 7,91 0,000 0,4309279 0,7174475 X57 0,4649751 0,0676895 6,87 0,000 0,3313138 0,5986364 _cons 3,261628 0,0666207 48,96 0,000 3,130077 3,393179 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu 2 Hệ số xác định R của mô hình là 0,645, nghĩa là 64,5% sự thay đổi chất lượng lúa gạo TN được giải thích bởi 08 biến độc lập trong mô hình ở mức ý nghĩa 1% (Chính sách khuyến khích nông nghiệp, Đầu tư nông nghiệp, Hỗ trợ kỹ thuật, Quảng bá và xây dựng thương hiệu, Phát triển thị trường, Quản lý thị trường và hỗ trợ nghiên cứu), riêng biến Hỗ trợ vốn có ảnh hưởng ở mức ý nghĩa 15,9%. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 190 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn