Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế
lượt xem 3
download
Luận án giúp cơ quan quản lý các cấp quy hoạch, bảo tồn, khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi cá. Cung cấp bộ sưu tập các mẫu cá phục vụ công tác nghiên cứu, so sánh và giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng, đồi núi; là nơi chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Bắc và Nam của Việt Nam, giới hạn ngăn cách bởi đèo Hải Vân; có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á; có thể xem hệ thống sông, suối, đầm - phá là bảo tàng sống về thành phần loài. Công tác điều tra, nghiên cứu nguồn lợi cá ở Thừa Thiên Huế mới chỉ dừng lại ở các con sông đơn lẻ và đầm - phá mà chưa có tính hệ thống, chưa đề cập đến thành phần loài cho toàn bộ khu hệ, nhận xét về tính chất địa lý động vật cho cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế. Để góp phần hoàn thiện công tác điều tra nguồn lợi và đánh giá độ đa dạng sinh học cá, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu về nhóm động vật này cho công tác giảng dạy và phát triển bền vững nghề cá ở khu vực đồng thời hoàn chỉnh danh lục cá nước ngọt, chúng tôi đã chọn đề tài: “Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu - Lập được danh lục thành phần loài, mức độ đa dạng trong các đơn vị phân loại, đặc điểm phân bố của các loài cá ở khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế. - Xác định được mối quan hệ về tính chất địa lý động vật cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế. Đánh giá tác động của các hoạt động phát triển KT - XH đến nguồn lợi cá. - Đề xuất được các biện pháp bảo tồn, khai thác hợp lý nguồn lợi cá nội địa ở Thừa Thiên Huế. 3. Nội dung nghiên cứu - Xác định thành phần loài, phân tích tính đa dạng của khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế. - Mức độ tương đồng về thành phần loài cá ở khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế với các khu hệ cá của Việt Nam. Nhận xét tính chất địa lý động vật cá nội địa Thừa Thiên Huế. - Đặc điểm phân bố của các loài cá theo sinh cảnh, loại hình 1
- thủy vực, các loài cá theo nguồn gốc ở khu vực nghiên cứu. - Hiện trạng khai thác, bảo vệ nguồn lợi cá ở KVNC. Phân tích tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lợi cá, đề xuất các nhóm biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi cá nội địa Thừa Thiên Huế. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án - Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học cập nhật về hiện trạng khu hệ cá nội địa ở Thừa Thiên Huế. - Kết quả nghiên cứu và các kiến nghị là cơ sở khoa học quan trọng giúp các cơ quan quản lý các cấp trong việc quy hoạch, bảo tồn, khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi cá. - Cung cấp bộ sưu tập mẫu cá phục vụ cho nghiên cứu, đối chiếu và giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 5. Đóng góp mới của luận án - Xác định được danh lục và các thông tin liên quan về thành phần loài cá ở khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế gồm 272 loài thuộc 167 giống, 71 họ, 24 phân bộ của 31 bộ. Ghi nhận bổ sung cho khu hệ 19 loài. - Xác định sự thay đổi vị trí các bộ, họ cá trong hệ thống phân loại; đề xuất hệ thống phân loại theo quan điểm phát sinh chủng loại và cập nhật thay đổi mới tên loài cho cá nội địa Thừa Thiên Huế. - Cung cấp dẫn liệu ban đầu về đặc điểm phân bố các loài cá tại KVNC theo: Dạng hình thủy vực, sinh cảnh của sông và nhóm sinh thái theo độ mặn của môi trường nước. - Cung cấp dẫn liệu góp phần đưa ra nhận định tính chất địa lý động vật cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế nằm trong khu phân bố chuyển tiếp cá nước ngọt miền Trung, các loài mang yếu tố phía Bắc chiếm ưu thế. - Xác định các công trình thủy điện, đập ngăn mặn và khai thác bằng phương tiện hủy diệt là 2 nguyên nhân chính, ảnh hưởng tiêu cực đến sự biến động về thành phần, phân bố và nguồn lợi của các loài cá ở KVNC. Đề xuất những biện pháp khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi cá ở KVNC. 2
- Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Lƣợc sử nghiên cứu cá nội địa c s nghiên c u hu hệ v th nh ph n o i cá nội địa ở Việt Nam - Giai đoạn trước năm 1945: Nghiên cứu cá ở Việt Nam phần lớn do người nước ngoài thực hiện. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung công bố thành phần loài và mô tả loài mới cho khu hệ. - Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975: Nghiên cứu cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam do các cơ quan, Tổ chức trong nước thực hiện. Ở miền Nam các công trình nghiên cứu cá ít hơn ở miền Bắc, do người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện. Các nghiên cứu c ng chỉ dừng lại ở điều tra cơ bản nguồn lợi. - Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: Các nghiên cứu khu hệ về cơ bản đã phủ khắp lãnh thổ Việt Nam, ngoài việc xác định danh lục thành phần loài c n đi sâu vào nghiên cứu sinh thái, đặc điểm sinh học, các nhóm loài có giá trị bảo tồn, bị khai thác quá mức và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi. V c ng oim i Số các loài mới được công bố ở Việt Nam của các tác giả trong nước và nước ngoài qua các thời kỳ tính từ năm 1881 đến 2016 với tổng số 290 loài. Trong đó giai đoạn 1881 - 1945 công bố 38; giai đoạn 1945 - 1975 có 63 loài mới được công bố; Giai đoạn 1975 - 2016 số lượng loài mới được công bố là 189 loài, có 39 loài do các nhà khoa học nước ngoài phát hiện và công bố. 1.2. Lƣợc sử nghiên cứu khu hệ cá ở Thừa Thiên Huế - Trong các sông chính và hệ thống đầm phá đã được điều tra thì hệ thống sông Hương, sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Truồi, sông Đại Giang và sông Bù Lu được nghiên cứu điều tra từ năm 2007 trở lại đây và được điều tra kỹ, số liệu được cập nhật mới. - Các khu hệ được nghiên cứu từ những năm 2005 trở về trước, chuỗi số liệu đã c , tính từ thời điểm được điều tra cho đến hiện nay 3
- (nếu được điều tra mới) thì sự chênh lệch về số lượng loài là khá lớn. Mặc dù đã có điều tra nghiên cứu nhiều năm, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào công bố cá Thừa Thiên Huế một cách có hệ thống. Vùng núi, đặc biệt vùng phía Tây Lưới và Nam Đông chưa được nghiên cứu đầy đủ. 1.3. Về sử dụng hệ thống phân loại cá nƣớc ngọt ở Việt Nam - Từ năm 1960 đến những năm đầu thế k XXI chủ yếu là sắp xếp theo hệ thống của Berg (1940) và sau đó được thay thế bằng hệ thống của Lindberg (1971). - Từ những năm 2000 trở lại đây, các nhà nghiên cứu về cá đã s dụng hệ thống phân loại của Eschmeyer (1998) tập hợp (bổ sung hàng năm). 1.4. Địa lý phân bố cá nƣớc ngọt miền trung Việt Nam 4 Các quan điểm v địa ý phân cá n c ngọt mi n Trung Việt Nam Các nhà nghiên cứu cá nước ngọt cho rằng miền Trung là Khu phân bố chuyển tiếp của cá nước ngọt Việt Nam từ sông Lam (Nghệ n - Hà T nh) vào đến sông Ba (Phú ên); các loài ở phía Bắc và phía Nam đều bắt gặp ở đây. Tính trung gian thể hiện: cá miền núi và cá đồng bằng tương đương nhau, tính đặc hữu không cao. 1.4.2. Thừa Thiên Huế trong vùng phân chuyển tiếp địa động vật cá n c ngọt mi n Trung Hiện nay tồn tại hai quan điểm về tính chất địa lý động vật cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế. Quan điểm thứ nhất, Thừa Thiên Huế thuộc khu phân bố chuyển tiếp cá nước ngọt miền Trung Việt Nam; quan điểm thứ hai, Thừa Thiên Huế thuộc tỉnh địa động vật cá nước ngọt Bắc Việt Nam. 1.5. Khái quát điều kiện tự nhiên và xã hội Thừa Thiên Huế 5 i u iện t nhiên 5 Khí hậu, Thủy văn 5 3 T i nguyên sinh vật 5 4 i u iện v inh tế - xã hội 4
- Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2017. - Thời gian nghiên cứu thực địa: Thu mẫu trực tiếp từ 6/2012 - 6/2017, tổng số 231 ngày chia thành nhiều đợt ngắn ngày, tập trung mùa khô và bổ sung vào mùa mưa (phụ lục 4 luận án). 2.2. Địa điểm Đề tài được thực hiện tại các thủy vực nội địa Thừa Thiên Huế, đã tiến hành điều tra, thu thập mẫu vật tại 22 tuyến và 32 điểm (hình 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu - 1.530 mẫu vật cá thu thập qua các đợt thực địa. - Nhật ký thực địa: ghi chép các loài cá ngoài thực địa, phiếu điều tra phỏng vấn, phiếu hình thái cá, ảnh chụp ngoài thực địa và trong ph ng thí nghiệm. - Các tài liệu khoa học liên quan. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 Ph ơng pháp hồi c u t i iệu - Tài liệu về cá nội địa ở Thừa Thiên Huế. - Thu thập các tài liệu tham khảo - Thu thập các tài liệu có liên quan 4 Ph ơng pháp nghiên c u ngo i th c địa 2.4.2.1. Phương pháp lựa chọn địa điểm thu mẫu Nguyên tắc chọn địa điểm thu mẫu: thu mẫu theo tuyến (hình 2.1 và phụ lục 4 luận án). Các tuyến thu mẫu theo các thủy vực sông và suối, theo các phụ lưu và chi lưu; đặc trưng cho vùng núi, vùng đồng bằng, vùng c a sông ven biển và đầm phá; từ thượng lưu đến c a sông; các ao, hồ, trằm, bàu, ruộng lúa nước. Những khu vực có nghề cá phát triển, có điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt cá. Các tuyến, điểm thu mẫu được xác định tọa độ điểm bắt đầu và kết thúc. 5
- 2.4.2.2. Phương pháp thu mẫu cá Thời gian đi thu mẫu được thực hiện tập trung vào tháng 4 đến tháng 8 và thu bổ sung vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Trực tiếp đánh bắt với ngư dân để thu mẫu, mua mẫu của các ngư dân đánh cá ở địa điểm nghiên cứu. Mua và kiểm tra mẫu cá ở các chợ cá xung quanh khu vực nghiên cứu, nhờ các hộ ngư dân khai thác thủy sản trên sông, đầm phá thu thập mẫu thường xuyên trong thời gian nghiên cứu. 2.4.2.3. Làm tiêu bản cá định loại Các loài cá thu từ 02 - 05 mẫu ở mỗi điểm thu mẫu. Các loài cá mới lạ thu nhiều mẫu. Các mẫu cá thu để định loại yêu cầu phải tươi, có hình dạng đẹp, vây và vảy nguyên vẹn. Các mẫu cá thu được sẽ cố định các vây và hình thái cơ thể, gắn nhãn (nhãn có ghi số thứ tự) và chụp ảnh ngay, sau đó mới x lý các bước tiếp theo. * Làm tiêu bản cá định loại: Các mẫu cá để trưng bày, mẫu chụp ảnh, mẫu chuẩn được x lý từng mẫu một theo các bước như sau: - X lý từng vây, cố định gai và tia vây cho căng hết cỡ, x e đều và định hình cho cứng, phẳng bằng cách dùng kiêm côn trùng ghim cố định mẫu trên tấm xốp sau đấy dùng bông tẩm dung dịch formol 40 % thấm vào gốc vây trong 3 - 5 phút (với cá có kích thước lớn dùng kim tiêm bơm trực tiếp dung dịch formol 40 % vào gốc vây), dùng khăn vải khô ép và giữ hai bên bằng tay trong 01 phút cho vây khô cứng đúng với tự nhiên của nó. Sau đó x lý tiếp các vây khác. - X lý thân và nội tạng cá như các tiêu bản thông thường. Cá cứng đều không cong queo, nhăn nhúm và không bị mất vảy, gãy vây. Sau đó ngâm mẫu trong dung dịch formol 4 %. - Các tiêu bản cá thông thường phục vụ cho nghiên cứu thì để cá nằm ngang trên khay men hoặc khay inox, tiêm dung dịch formol 40 % vào cơ và xoang bụng, xoang hầu, hai bên thân và gốc các vây làm cho cá cứng và vây x e đều. Cá cỡ dưới 10 cm không cần tiêm mà ngâm trực tiếp cả con vào dung dịch formol 4 %. - Mỗi mẫu cá được gắn nhãn riêng để thuận lợi cho việc theo dõi. Nhãn được làm bằng giấy cal và được ghi bằng bút chì đen mềm, 6
- sau đó gấp nhỏ đặt trong miệng đối với cá lớn và dưới nắp mang bên phải đối với cá nhỏ. Mẫu cá thu từng đợt được cho riêng vào từng bình và dán nhãn. Nhãn được ghi số thứ tự, địa điểm, ngày/tháng/năm thu và người thu. - Tiến hành chụp ảnh mẫu vật khi c n tươi sống hoặc ngay sau khi x lý định hình theo nguyên tắc mẫu được dìm trong nước. - Ghi chép theo dõi các mẫu cá thu ở thực địa, chụp cảnh các hoạt động trong quá trình đi thu mẫu. * Ghi nhật ký thực địa các thông tin cần thiết: thời gian thu mẫu, địa điểm thu mẫu, số lượng mẫu, người thu mẫu, đặc điểm sinh cảnh nơi thu mẫu, màu sắc của loài (đặc điểm này có thể bị mất đi khi ngâm formol), quan sát hoạt động đánh bắt của ngư dân, đặc điểm tự nhiên và xã hội KVNC. * Đo độ mặn: độ mặn của nước ở c a sông và đầm phá được đo bằng máy khúc xạ kế Optika model HRD-400, thang đo độ mặn 0 - 28 %. Phân chia độ mặn theo Đặng Ngọc Thanh và cs. (2002). - Mẫu được phân tích, giám định và lưu giữ tại ph ng thí nghiệm Động vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 2.4.2.4. Điều tra, phỏng vấn ngư dân và nhân dân địa phương vùng nghiên cứu 2.4.2.5. Khảo sát, thu thập các dẫn liệu liên quan khác 2.4.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu, định loại cá trong phòng thí nghiệm 2.4.3.1. Phân tích các chỉ tiêu hình thái (lập phiếu hình thái - phụ lục 6 luận án) Số đo và tỉ lệ các số đo theo Pravdin (1973). Tham khảo Nguyễn Văn Hảo và Ngô S Vân (2001). - Tỷ ệ các s đo: + So sánh chiều dài chuẩn (Lo) với chiều cao thân (H), chiều dài đầu (T), khoảng cách trước vây lưng (daD), khoảng cách sau vây lưng (dpD), chiều dài cán đuôi (Lcd), chiều cao cán đuôi (ccd) và chiều dài toàn thân (L). 7
- + So sánh chiều dài đầu (T) với chiều dài mõm (Ot), đường kính mắt (O) và khoảng cách hai mắt (OO). + So sánh chiều dài khoảng cách giữa vây ngực và vây bụng (P - V) với khoảng cách giữa vây bụng và vây hậu môn (V - A). - S đếm + Các loại vây: Đếm số lượng gai, tia không phân nhánh, tia phân nhánh của các vây lưng (D), vây ngực (P), vây bụng (V), vây hậu môn (A) và vây đuôi (C); hình dạng của vây mỡ và vây đuôi (hình 2.3, hình 2.4 và hình 2.5 luận án). + Các loại vảy: vảy đường bên (L.l.), vảy trên, dưới đường bên, vảy trước vây lưng, vảy ngang thân, vảy dọc thân (Squ.)… (ở các loài cá không có đường bên); vảy gai lườn bụng ở bộ cá trích (Clupeiformes)… (hình 2.6 luận án). - Các s đếm hác: Số lượng râu, thùy môi… Các loài cá thuộc bộ cá Nheo (Siluriformes) đo chiều dài các râu, đếm số lượng các loại râu (hình 2.7 luận án). 2.4.3.2. Các dấu hiệu hình thái khác Hình dạng của đầu, miệng (hình 2.8 luận án), giác bám, thân… hình dạng và vị trí các vây, cấu tạo các vảy, đường bên, màu sắc của cá (thân, lưng, bụng, vây, các vân sọc…). 2.4.3.3. Dựa vào đặc điểm sinh học - Tập tính sinh sống, sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và di cư. - Dựa vào các đặc điểm phân bố, vùng phân bố. 2.4.4. Phƣơng pháp định loại cá - Dựa theo nguyên tắc phân loại động vật của Mayr (1974) - Đo hình thái ngoài theo Pravdin (1973). Tham khảo Rainboth (1996), Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001), Nguyễn Văn Hảo (2005). - Định loại cá bằng phương pháp so sánh hình thái theo các khóa phân loại lưỡng phân và mô tả của Chevey và Lemasson (1937); Vương D Khang (1963); Mai Đình Yên (1978, 1992); Nguyễn Khắc Hường (1991, 1993a, 1993b); Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi (1994); Nguyễn Hữu Phụng và cs. (1995); 8
- Rainboth (1996); Kotellat (2001, 2011, 2017); Nguyễn Văn Hảo và Ngô S Vân (2001); Nguyễn Văn Hảo (2005). - Mỗi loài cá được nêu tên khoa học, tên tiếng nh, tên đồng vật (synonym), tên Việt Nam, các chỉ số đo và đếm, phân bố, giá trị bảo tồn, giá trị kinh tế. Các tên chính danh, tên đồng vật được tra cứu và đối chiếu theo Froese & Pauly (2019) (cập nhật phiên bản 2/2019), Catalog of Fishes (2019), Catalog of Life (2017). * Tiến trình định oại theo Nguyễn Văn Hảo ( 00 , 005): Bước 1. Tách các mẫu cá thành các dạng hình thái. Bước 2. Tiến hành phân tích mẫu cá theo các số liệu hình thái - Quan sát đặc điểm hình thái, đặc điểm phân loại, tính toán các chỉ số định loại của các loài cá trong KVNC. - S dụng khoá định loại lưỡng phân để xác định tên loài chính xác - Với các loài đã có mô tả, đối chiếu với mô tả gốc, mô tả các đặc điểm bổ sung và sai khác với các tác giả trước (nếu có). Với các loài mới cho Việt Nam và cho khoa học nếu có thì mô tả chi tiết. - Mỗi loài nêu tên khoa học kèm theo tác giả và năm công bố, tên tiếng anh, tên phổ thông, tên địa phương (nếu có), địa điểm thu mẫu. Bước 3. Sắp xếp các loài vào hệ thống phân loại, lập danh lục thành phần loài. 2.4.5. Hệ thống phân loại - S dụng hệ thống phân loại của Betancur et al. (2017) 2.4.6. Nhận xét mối quan hệ thành phần loài và yếu tố địa lý động vật khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế - S dụng công thức tính hệ số tương đồng Sorencen (1948): S = 2C/A+B Trong đó: S là hệ số tương đồng; C là số loài xuất hiện ở cả hai khu hệ (số loài chung); là số loài của khu hệ ; B là số loài của khu hệ B. Hệ số tương đồng biến đổi từ 0 đến 1. Quy ước: Loài có mặt là 1; loài không có mặt là 0 - Nhận xét yếu tố địa lý động vật khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế: theo quan điểm của Mai Đình ên (1995). - Xác định các loài có giá trị bảo tồn: dựa vào các tiêu chí 9
- phân hạng bảo tồn của Sách đỏ Việt Nam (2007), Quyết định số 82/2008/QĐ-BNNPTNT, Thông tư số 01/2011/TT-BNNPTNT, Danh lục Đỏ thế giới IUCN (2019) và Công ước CITES (2017). - Xác định các loài cá đặc hữu: theo Luật đa dạng sinh học năm 2008. - Xác định các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại: theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT. - Xác định các loài cá có giá trị kinh tế: Bộ Thủy sản (1996) (nay là Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). - Xác định các loài cá nuôi thương phẩm: Bộ Thủy sản (1996) (nay là Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). - Xác định các loài cá nuôi làm cảnh: Bộ Thủy sản (1996) (nay là Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Võ Văn Chi (1993). - Phân chia sinh cảnh theo Đặng Ngọc Thanh và cs. (2002) 2.4.7. Đánh giá tác động của các hoạt động phát triển KT-XH đến nguồn lợi cá Khảo sát thực tế và phỏng vấn ngư dân khu vực có các công trình chính (xây dựng thủy điện, hồ chứa và các công trình thủy lợi, đê bao…). 2.4.8. Xử lý số liệu X lý số liệu bằng Microsoft Excel version, 2010 và P ST (Hammer et al., 2001). 10
- Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CẤU TRÚC CỦA KHU HỆ CÁ NỘI ĐỊA THỪA THIÊN HUẾ 3.1.1. Danh lục thành phần loài Kết quả nghiên cứu đã xác định được thành phần loài ở khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế gồm 272 loài thuộc 167 giống, 71 họ của 31 bộ thuộc 02 lớp cá Sụn - Chondrichthyes và lớp cá Vây tia - Actinopterygii (bảng 3.1 và phụ lục 1 luận án). Trong 272 loài cá đã xác định được ở khu vực nghiên cứu, 213 loài có mẫu; 59 loài được xác định từ các nghiên cứu trước, không thu được mẫu trong nghiên cứu này. 3.1.2. Cấu trúc thành phần loài Bảng 3.2. Tỉ lệ các họ, giống và loài trong các bộ cá của khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế Bộ Họ Giống Loài Stt S TL S TL S TL Tên hoa học Tên Việt Nam ng (%) ng (%) ng (%) 1 Myliobatiformes Bộ cá Đuối ó 1 1,40 1 0,59 1 0,36 2 Elopiformes Bộ cá Cháo 2 2,81 2 1,19 2 0,73 3 Albuliformes Bộ cá M i 1 1,40 1 0,59 1 0,36 4 Anguilliformes Bộ cá Chình 6 8,45 8 4,79 12 4,41 5 Osteoglossiformes Bộ cá Thát lát 1 1,40 1 0,59 1 0,36 6 Clupeiformes Bộ cá Trích 2 2,81 8 4,79 11 4,04 7 Gonorynchiformes Bộ cá Măng sữa 1 1,40 1 0,59 1 0,36 8 Cypriniformes Bộ cá Chép 9 12,67 56 33,53 102 37,5 9 Characiformes Bộ cá Hồng nhung 1 1,40 1 0,59 1 0,36 10 Siluriformes Bộ cá Nheo 8 11,26 15 8,98 26 9,55 11 Scombriformes Bộ cá Thu 1 1,40 1 0,59 1 0,36 12 Syngnathiformes Bộ cá Chìa vôi 1 1,40 1 0,59 1 0,36 13 Kurtiformes Bộ cá Sơn 1 1,40 1 0,59 1 0,36 14 Gobiiformes Bộ cá Bống 4 5,63 18 10,77 27 9,92 15 Synbranchiformes Bộ cá Mang liền 2 2,81 4 2,39 5 1,83 16 Anabantiformes Bộ cá Rô 3 4,22 6 3,59 12 4,41 17 Carangiformes Bộ cá Khế 2 2,81 2 1,19 2 0,73 18 Pleuronectiformes Bộ cá Bơn 2 2,81 2 1,19 3 1,10 19 Cichliformes Bộ cá Rô phi 1 1,40 1 0,59 2 0,73 20 Atheriniformes Bộ cá Suốt 2 2,81 2 1,19 3 1,10 21 Beloniformes Bộ cá Kìm 3 4,22 6 3,59 6 2,20 22 Cyprinodontiformes Bộ cá Bạc đầu 2 2,81 4 2,39 4 1,47 11
- Bộ Họ Giống Loài Stt S TL S TL S TL Tên hoa học Tên Việt Nam ng (%) ng (%) ng (%) 23 Mugiliformes Bộ cá Đối 1 1,40 6 3,59 7 2,57 24 Gerreiformes Bộ cá Móm 1 1,40 1 0,59 4 1,47 25 Chaetodontiformes Bộ cá Liệt 1 1,40 2 1,19 4 1,47 26 Acanthuriformes Bộ cá Chim trắng 1 1,40 1 0,59 1 0,36 27 Lutjaniformes Bộ cá Hồng 1 1,40 1 0,59 6 2,20 28 Spariformes Bộ cá Tráp 1 1,40 1 0,59 2 0,73 29 Tetraodontiformes Bộ cá Nóc 1 1,40 1 0,59 2 0,73 30 Centrarchiformes Bộ cá Căng 2 2,81 5 2,99 7 2,57 31 Perciformes Bộ cá Vược 6 8,45 7 4,19 14 5,14 Tổng 71 100 167 100 272 100 - V ậc ộ: Trong 31 bộ cá thu được ở KVNC thì bộ cá Chép (Cypriniformes) chiếm ưu thế với 09 họ (chiếm 12,67 % tổng số họ của khu hệ); tiếp đến là bộ cá Nheo (Siluriformes) có 08 họ (chiếm 11,26 %); hai bộ cá Chình ( nguilliformes) và bộ cá Vược (Perciformes) có 06 họ (chiếm 8,45 %); bộ cá Bống (Gobiiformes) có 04 họ (chiếm 5,63 %); bộ cá Rô ( nabantiformes) và bộ cá Kìm (Beloniformes) mỗi bộ có 03 họ (chiếm 4,22 %); 08 bộ, mỗi bộ có 02 họ (chiếm 2,81 %); 16 bộ c n lại mỗi bộ chỉ có 01 họ (chiếm 1,40 %) (bảng 3.2 luận án). - V ậc họ: Họ cá Chép (Cyprinidae) có số giống nhiều nhất với 22 giống (chiếm 13,17 % tổng số giống của khu hệ); tiếp đến là họ cá Nhàng (Xenocyprididae) có 15 giống (chiếm 8,98 %), họ cá Bống trắng (Gobiidae) và họ cá Bống kèo (Oxudercidae) mỗi họ có 07 giống (chiếm 4,19 %); họ cá Đối (Mugilidae) có 06 giống (chiếm 3,59 %); họ cá Trích (Clupeidae) và họ cá Lăng (Bagridae) mỗi họ có 05 giống (chiếm 2,99 %); 05 họ có 04 giống (chiếm 2,39 %); 05 họ có 03 giống (chiếm 1,79 %); 11 họ có 02 giống (chiếm 1,19 %); 43 họ có 01 giống (chiếm 0,59 %) (bảng 3.3 luận án). - V ậc gi ng: Ưu thế nhất thuộc về họ cá Chép (Cyprinidae) với 22 giống (chiếm 13,17 % tổng số giống), tiếp đến là họ cá Nhàng (Xenocyprididae) có 15 giống (chiếm 8,98 %). Đã xác định được 50 giống đa loài, có từ 02 - 07 loài (chiếm 29,59 %); 119 giống đơn loài (chiếm 70,25 %) (bảng 3.3 luận án). Trong 169 giống, giống 12
- Poropuntius thuộc bộ cá Chép (Cypriniformes) ưu thế nhất về loài với 07 loài/giống (chiếm 2,57 % tổng số loài), giống Sewellia thuộc bộ cá Chép (Cypriniformes) và giống Lutjanus thuộc bộ cá Hồng (Lutjaniformes) có 06 loài/giống (chiếm 2,20 %); sáu giống có 05 loài (chiếm 1,83 %), 11 giống có 03 loài (chiếm 1,10 %); 24 giống có 02 loài (chiếm 0,73 %); c n lại 119 giống đơn loài (bảng 3.3 luận án). - V ậc o i: Ưu thế nhất thuộc về bộ cá Chép (Cypriniformes) với 102 loài (chiếm 37,5 % tổng số loài); tiếp đến là bộ cá Bống (Gobiiformes) có 27 loài (chiếm 9,92 %), bộ cá Nheo (Siluriformes) có 26 loài (chiếm 9,55 %); bộ cá Vược (Perciformes) có 14 loài (chiếm 5,14 %); hai bộ cá Chình ( nguilliformes) và bộ cá Rô (Anabantiformes) mỗi bộ có 12 loài (chiếm 4,41 %); bộ cá Trích (Clupeiformes) có 11 loài (chiếm 4,04 %). Các bộ cá c n lại có số loài giao động từ 1 - 7 loài (bảng 3.2, bảng 3.3 luận án). 3.1.3. Nhóm cá ƣu thế Trong 167 giống, ưu thế nhất là giống Poropuntius thuộc bộ cá Chép (Cypriniformes) với 07 loài (chiếm 2,57 %), xếp thứ hai là giống Sewellia bộ cá Chép (Cypriniformes) và giống Lutjanus bộ cá Hồng (Lutjaniformes) có 06 loài (chiếm 2,20 % tổng số loài) (bảng 3.4 luận án). 3.1.4. Ghi nhận mới cho khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 19 loài thuộc 14 giống, 09 họ của 04 bộ cá bổ sung cho khu hệ (bảng 3.5 và phụ lục 3 luận án). Bảng 3.5. Danh sách các loài ghi nhận mới cho khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế Tên tiếng Anh Stt Tên khoa học Tên Việt Nam (Fishbase.org) I CYPRINIFORMES CARPS BỘ CÁ CHÉP (1) Balitoridae Hillstream Họ cá Chạch vây bằng 1 Annamia thuathienensis Nguyen, 2005 Cá Vây bằng thừa thiên 2 Sewellia albisuera Freyhof, 2003 Cá Bám đá 3 Sewellia speciosa Robert, 1998 Cá Bám đá (2) Nemacheilidae Stone loaches Họ cá Chạch suối 4 Schistura spiloptera (Valenciennes, 1846) Cá Chạch suối huế 5 Schistura yersini Freyhof & Serov, 2001 Cá Chạch suối đuôi đỏ 6 Schistura clatrata Kottelat, 2000 Cá Chạch suối (3) Xenocyprididae Họ cá Nhàng 13
- Tên tiếng Anh Stt Tên khoa học Tên Việt Nam (Fishbase.org) 7 Sinibrama melrosei (Nichols & Pope, 1927) Cá Nhác (4) Cyprinidae Minnows Họ cá Chép 8 Tor sinensis Wu, 1977 Cá Đỏ 9 Garra cambodgiensis (Tirant, 1883) Stonelapping minnow Cá Đá rằn 10 Onychostoma meridionale Kottelat, 1998 Cá Xanh 11 Scaphiodonichthys acanthopterus (Fowler, 1934) Cá Mọm 12 Mystacoleucus marginatus (Valenciennes, 1842) Cá Vảy xước II SILURIFORMES CATFISH BỘ CÁ NHEO (5) Loricariidae Armored catfishes Họ cá Tỳ bà 13 Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991) Vermiculated sailfin catfish Cá Tỳ bà (6) Bagridae Bagrid catfishes Họ cá Lăng 14 Pseudomystus siamensis (Regan, 1913) Asian bumblebee catfish Cá Chốt bông (7) Sisoridae Sisorid catfishes Họ cá Chiên 15 Glyptothorax honghensis Li, 1984 Cá Chiên suối sông hồng 16 Glyptothorax strabonis Ng & Freyhof, 2008 Cá Chiên suối sông gianh 17 Glyptothorax laoensis Fowler, 1934 Cá Chiên suối lào III ANABANTIFORMES LABYRINTH FISHES BỘ CÁ RÔ (8) Channidae Snakeheads Họ cá Quả 18 Channa longistomata Nguyen, Nguyen & Nguyen, 2012 Cá Trẳng IV CENTRARCHIFORMES BỘ CÁ CĂNG (9) Percichthyidae Temperate perches Họ cá Rô mo 19 Coreoperca whiteheadi Boulenger, 1900 Cá Rô mó 3.1.5. Các loài cá có giá trị bảo tồn ở khu vực nghiên cứu Có 49 loài có giá trị bảo tồn theo các thứ hạng khác nhau (bảng 3.5, bảng 3.6 và phụ lục 1 luận án). Trong đó: 17 loài có tên trong SĐVN (2007), 25 loài có tên trong Quyết định 82/2008/QĐ- BNNPTNT và Thông tư 01/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 29 loài có tên trong Danh lục Đỏ Thế giới IUCN (2019) và 04 loài có tên trong Phụ lục II của Công ước CITES (2017). 3.1.6. Các loài cá có giá trị kinh tế Đã thống kê được 40 loài cá có giá trị kinh tế thuộc 35 giống, trong 26 họ của 18 bộ cá khác nhau (bảng 3.7 luận án). Bộ cá Chép (Cypriniformes) có số lượng loài nhiều nhất với 11 loài (chiếm 27,5 % tổng số loài cá kinh tế trong khu hệ), tiếp đến là bộ cá Nheo (Siluriformes) có 04 loài (chiếm 10,00 %), bộ cá Vược (Perciformes) có 03 loài (chiếm 7,5 %). 3.1.7. Cá đƣợc sử dụng làm thiên địch Đã xác định được 24 loài cá s dụng và có thể s dụng làm thiên địch, trong đó 21 loài thuộc 14 giống của 08 họ, 06 bộ cá ăn côn trùng 14
- và ấu trùng chống bệnh ở người và 18 loài, 12 giống, 08 họ, 05 bộ cá ăn ấu trùng và một số loài sâu hại lúa (bảng 3.8 luận án). 3.1.8. Cá nuôi làm cảnh Thống kê được 46 loài thuộc 33 giống, 19 họ của 10 bộ có thể dùng làm cá cảnh. Trong đó có 42 loài cá bản địa (chiếm 15,44 %), 04 loài cá nhập nội (chiếm 1,47 %) (bảng 3.9 luận án). 3.1.9. Các loài cá nuôi thƣơng phẩm Xác định được 39 loài thuộc 31 giống, 27 họ của 16 bộ cá được s dụng nuôi thương phẩm (bảng 3.10 luận án). Trong đó, bộ cá Chép (Cypriniformes) có số loài nhiều nhất với 07 loài (chiếm 2,57 % tổng số loài của khu hệ); bộ cá Nheo (Siluriformes) và bộ cá Rô ( nabantiformes) có 05 loài (chiếm 1,83 %); bộ cá Bống (Gobiiformes) có 04 loài (chiếm 1,47 %). Các bộ c n lại có số loài không nhiều từ 1 - 3 loài (chiếm 0,36 % - 1,10 %). 3.1.10. Các loài cá ngoại lai Nghiên cứu đã xác định được ở khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế có 12 loài thuộc 11 giống trong 07 họ của 05 bộ cá ngoại lai. Bộ cá Chép (Cypriniformes) có số loài nhiều nhất với 05 loài (chiếm 1,83 % tổng số loài cá trong khu hệ) (bảng 3.11 luận án). Xác định có 10 loài thuộc 09 giống, 07 họ của 05 bộ cá xâm hại và có nguy cơ xâm hại (chiếm 3,67 % tổng số loài của khu hệ) (bảng 3.14 luận án). 3.2. SỰ THAY ĐỔI VỊ TRÍ CÁC BỘ, HỌ TRONG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ CẬP NHẬT MỚI TÊN LOÀI CÁ NỘI ĐỊA THỪA THIÊN HUẾ 3.2.1. Sự thay đổi vị trí các bộ, họ cá trong hệ thống phân loại hiện đại 3 Tách, nhập v hình th nh các ộ, họ cá m i Sự biến đổi của việc tách, nhập và hình thành các họ, bộ cá mới theo quan điểm của Nelson et al. (2016), Eschmeyer (2017) và Betancur et al. (2017) cho khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế được thể hiện qua bảng 3.13 và hình 3.1 của luận án. 15
- Số lượng Hình 3.1. Biểu đồ so sánh số lƣợng bộ và họ của cá nội địa Thừa Thiên Huế theo quan điểm của các tác giả Nelson et al. (2016), Eschmeyer (2017) và Betancur et al. (2017) Thành phần loài của khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế theo Eschmeyer (2017) xếp thành 18 bộ và 63 họ, trong đó bộ cá Vược (Perciformes) có số họ nhiều nhất với 25 họ. Theo Nelson et al. (2016) được xếp thành 29 bộ và 67 họ, trong đó bộ cá Vược (Perciformes) vẫn là bộ có số họ nhiều nhất với 12 họ. Tác giả đã tách 11 bậc họ và nâng lên thành bậc bộ; theo Betancur et al. (2017) thì cá nội địa Thừa Thiên Huế được xếp thành 31 bộ và 71 họ, bộ cá Vược (Perciformes) chỉ c n 06 họ. 3 Thay đổi vị trí một s ộ cá theo quan điểm phát sinh chủng oại Đối chiếu danh lục thành phần loài khu hệ cá nội Thừa Thiên Huế sắp xếp theo hệ thống phân loại truyền thống với hệ thống phân loại cá hiện đại do Betancur et al. đề xuất cho thấy sự tăng lên về số lượng, thay đổi về vị trí các bộ được thể hiện tại bảng 3.13 của luận án. 3 3 Một v i n uận v hệ th ng phân oại cá theo quan điểm phát sinh chủng oại Hiện nay xu thế định loại cá từ hình thái cá thể, quần thể sang kết hợp với nghiên cứu ở cấp độ tế bào (NST và DNA), nghiên cứu di truyền (kiểu nhân). Mỗi hướng nghiên cứu đều có ưu điểm riêng, nghiên cứu hình thái sẽ khó khăn và mức độ chính xác không cao đối với các loài đồng hình. 16
- Năm 2017, Betancur và nhóm nghiên cứu khi nghiên cứu phát sinh chủng loại các loài cá xương đã xác định được nguồn gốc và mối quan hệ họ hàng của đa số các loài cá xương trên thế giới và đề xuất hệ thống phân loại, đây được xem là hệ thống phân loại cá mới nhất mặc dù chưa hoàn chỉnh nhưng là cơ sở để phân loại cá sau này được chính xác hơn. Một điểm lưu ý quan trọng trong hệ thống phân loại của Betancur et al. (2017) là các nhóm cá nước ngọt ít thay đổi so với các hệ thống trước đây (đặc biệt là trong bộ cá Chép), chủ yếu thay đổi trong nhóm cá có nguồn gốc mặn, lợ. Điều này có thể do nhóm cá gốc biển có sự giao lưu lớn (không bị ngăn cách bởi các chướng ngại địa lý) nên có điều kiện lai xa dẫn đến biến đổi về mặt di truyền nhiều hơn so với các nhóm cá nước ngọt điển hình. Vì vậy, khi nghiên cứu phát sinh chủng loài phải xác định chính xác nguồn gốc và mối quan hệ họ hàng của các loài (điều này nghiên cứu hình thái khó xác định được). Kết quả nghiên cứu của Betancur et al. (2017) góp phần xác định chính xác mối quan hệ họ hàng của các loài, đồng thời góp phần làm đa dạng các bậc taxon. 3 4 Hệ th ng phân oại s dụng cho hu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế Trên cơ sở phân tích mẫu thu được, các kết quả nghiên cứu trước đây và tiếp thu có chọn lọc phương thức sắp xếp hệ thống phân loại của các nhà nghiên cứu cá trên thế giới, chúng tôi đề xuất hệ thống phân loại s dụng cho khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế ở bảng 3.14 của luận án. Hệ thống này chủ yếu dựa vào cách sắp xếp của Betancur et al. (2017). 3.2.2. Cập nhật các synonym tên loài cho Khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế Phân tích, tra cứu và cập nhật các định danh tên loài cho 272 loài cá nội địa ở Thừa Thiên Huế trong nghiên cứu này (tên khoa học c n có giá trị, tên khoa học chưa được cập nhật, tên khoa học có sự nhầm lẫn tên tác giả, tên khoa học có sự nhầm lẫn năm tìm ra loài; chuyển sang họ khác, chuyển sang bộ khác.) theo các tác giả và tài liệu được trình bày tại mục 2.4.4 của luận án thì có 99 loài cá được 17
- cập nhật tên có giá trị (bảng 3.15 luận án). 3.3. TÍNH CHẤT ĐỊA LÝ ĐỘNG VẬT KHU HỆ CÁ NỘI ĐỊA THỪA THIÊN HUẾ 3.3.1. Đặc tính phân bố của cá nội địa Thừa Thiên Huế 33 o i phân rộng Đã xác định được 66 loài cá phân bố rộng. Trong đó, 34 loài mang yếu tố phía Bắc Việt Nam (phân miền Nam Trung Hoa) (chiếm 12,5 % tổng số loài cá và 51,51 % số loài cá phân bố rộng của KVNC), 22 loài mang yếu phía Nam Việt Nam (phân miền Đông Dương) và 10 loài đặc trưng cho khu vực miền Trung Việt Nam (chiếm 3,68 %) (bảng 3.16 và hình 3.2 luận án). 33 o i đặc hữu cho Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu đã xác định được ở khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế có 05 loài cá đặc hữu đặc trưng cho khu hệ khe suối vùng Đông Trường Sơn và vùng chuyển tiếp miền Trung (chiếm 7,57 % số loài cá phân bố rộng của KVNC) (bảng 3.17 và hình 3.2 luận án). Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ (%) các yếu tố phân bố thuộc nhóm cá phân bố rộng của khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế 3.3.2. So sánh thành phần loài khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế so với một số khu hệ cá khác Bảng 3.18. Chỉ số tƣơng đồng (Sorensen) thành phần loài khu hệ cá Thừa Thiên Huế và các khu hệ cá khác Khu hệ MB HT QN PY TN MN TTH MB 1 0,57 0,48 0,39 0,30 0,21 0,50 HT 0,57 1 0,61 0,49 0,32 0,44 0,69 QN 0,48 0,61 1 0,69 0,46 0,49 0,72 PY 0,39 0,49 0,69 1 0,51 0,54 0,56 18
- TN 0,30 0,32 0,46 0,51 1 0,47 0,35 MN 0,21 0,44 0,49 0,54 0,47 1 0,43 TTH 0,50 0,69 0,72 0,56 0,35 0,43 1 Ghi chú: MB: Miền Bắc HT: Hà T nh QN: Quảng Nam PY: Phú Yên TN: Tây Nguyên MN: Miền Nam TTH: Thừa Thiên Huế Mức độ tương đồng Hình 3.3. Sơ đồ so sánh mức độ tƣơng đồng (Sorensen) về thành phần loài khu hệ cá Thừa Thiên Huế và các khu hệ cá khác Nhận xét: Thành phần loài khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế có quan hệ rất tương đồng với khu hệ cá Quảng Nam (S = 0,72) tương đồng với khu hệ cá Hà T nh (S = 0,68) khá tương đồng với khu hệ cá Phú Yên (S = 0,56). Điều này cho thấy 4 khu hệ cá này có điều kiện địa hình, địa lý tương đồng nên thành phần loài trong chúng giống nhau. Khi so sánh với khu hệ cá miền Bắc và khu hệ cá miền Nam, nhận thấy khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế tương đồng với khu hệ cá miền Bắc (S = 0,50) hơn khu hệ cá miền Nam (S = 0,43). 3.3.3. Nhận xét tính chất địa lý động vật cá nước ngọt Thừa Thiên Huế Kết quả thu được khi nghiên cứu khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế cho thấy: - Trong thành phần loài cá khu hệ Thừa Thiên Huế các loài mang yếu tố phía Bắc nhiều nhất với tỉ lệ 33,5 % trong khi đó yếu tố phía Nam là 28,31 %, kết quả này phản ánh tính chất chuyển tiếp của 19
- khu hệ. Mặt khác, khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế tương đồng với khu hệ cá miền Bắc (S = 0,50), xa với khu hệ cá phía Nam (S = 0,44) và khu hệ cá Tây Nguyên (S = 0,35) (bảng 3.18 và hình 3.3). - Về vị trí địa lý, các sông ở Thừa Thiên Huế đều chảy theo hướng từ Tây sang Đông và đổ ra biển Đông, thành phần loài chủ yếu là các loài cá nước ngọt điển hình, bộ cá Chép chiếm ưu thế về số lượng loài trong khu hệ; đặc điểm này giống với các sông ở Bắc và Trung Trung bộ, Việt Nam. Với những phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng Khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế nằm trong khu phân bố chuyển tiếp cá nước ngọt miền Trung, các loài mang yếu tố phía Bắc chiếm ưu thế. 3.4. ĐA DẠNG SINH THÁI KHU HỆ CÁ NỘI ĐỊA THỪA THIÊN HUẾ 3.4.1. Phân bố cá theo thủy vực 3.4.1.1. Phân theo các thủy v c nội địa Bảng 3.19. Số lƣợng các loài cá ở các thủy vực trong khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế Stt Thủy vực Số loài Stt Thủy vực Số loài 1 Sông Ô Lâu 105 8 Tam Giang - Cầu Hai 123 2 Sông Bồ 130 9 Đầm Lăng Cô 118 3 Sông Hương 179 10 Vườn quốc gia Bạch Mã 63 4 Sông Nong 52 11 KBTTN Phong Điền 64 5 Sông Truồi 77 12 KBT Sao la 74 6 Sông Cầu Hai 64 13 Sông A Sáp 66 7 Sông Bù Lu 134 34 Phân theo thủy v c n c chảy 3 4 3 Phân theo thủy v c n c đ ng, chảy chậm 3 4 4 Phân theo thủy v c đ m phá ven iển 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 181 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn