intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu biến đổi của một số gen ty thể ở bệnh ung thư vú

Chia sẻ: Nguyễn đại Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

70
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài cung cấp dữ liệu có tính hệ thống ban đầu về biến đổi của một số gen ty thể, bao gồm biến đổi số bản sao ADN ty thể, mức độ mất đoạn lớn, biến đổi của gen ATP6, tARN, ND1 và ND3, trên đối tượng bệnh nhân ung thư vú người Việt Nam; xác định được mối liên quan giữa các biến đổi này với các đặc điểm bệnh học của ung thư vú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu biến đổi của một số gen ty thể ở bệnh ung thư vú

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> Nguyễn Thị Tú Linh<br /> <br /> NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI CỦA MỘT SỐ GEN TY THỂ Ở<br /> BỆNH UNG THƢ VÚ<br /> Chuyên ngành:<br /> Mã số:<br /> <br /> Nhân chủng học<br /> 62310302<br /> <br /> DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br /> Bộ môn Sinh lý học và Sinh học người, Khoa Sinh học, Trường Đại<br /> học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> PGS. TS. Trịnh Hồng Thái<br /> PGS. TS. Tạ Văn Tờ<br /> <br /> Phản biện:…………………………………………<br /> <br /> Phản biện:…………………………………………<br /> <br /> Phản biện:…………………………………………<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc<br /> gia chấm luận án tiến sĩ họp tại………………………………………<br /> vào hồi:<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 20..<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất và là nguyên nhân gây<br /> tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở nữ giới (Globocan 2012),<br /> tuy nhiên, tỉ lệ sống sót có thể được cải thiện nếu bệnh nhân được<br /> chẩn đoán ở giai đoạn sớm của bệnh (Anderson, 2008). Đối với sàng<br /> lọc và chẩn đoán sớm ung thư vú, chụp nhũ ảnh và thăm khám vú<br /> vẫn là phương pháp chuẩn trong lâm sàng (Vahabi, 2003), tuy nhiên<br /> nguy cơ phát hiện dương tính giả cao (Elmore, 2010). Điều này cho<br /> thấy cần phải có các chỉ thị sinh học đặc hiệu đối với sàng lọc và<br /> phát hiện sớm bệnh.<br /> ADN ty thể từ lâu đã được cho là có mối liên quan với quá trình<br /> phát sinh ung thư vú (Carew, 2002), trong đó có sự thay đổi về số<br /> lượng bản sao, biến đổi mức độ biểu hiện và hoạt động của các tiểu<br /> đơn vị của chuỗi hô hấp và các đột biến điểm của ADN ty thể<br /> (Tseng, 2006; Fan, 2009). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên các<br /> nhóm bệnh nhân khác nhau vẫn còn gây tranh cãi. Trên đối tượng<br /> bệnh nhân người Việt Nam, nghiên cứu về về biến đổi của các gen ty<br /> thể còn ít và chưa có tính hệ thống. Xuất phát từ thực tế trên, chúng<br /> tôi đã tiến hành chọn đề tài: “Nghiên cứu biến đổi của một số gen ty<br /> thể ở bệnh ung thư vú” nhằm mục tiêu sau: (1) Cung cấp dữ liệu có<br /> tính hệ thống ban đầu về biến đổi của một số gen ty thể, bao gồm<br /> biến đổi số bản sao ADN ty thể, mức độ mất đoạn lớn, biến đổi của<br /> gen ATP6, tARN, ND1 và ND3, trên đối tượng bệnh nhân ung thư vú<br /> người Việt Nam; (2) Xác định được mối liên quan giữa các biến đổi<br /> này với các đặc điểm bệnh học của ung thư vú. Kết quả thu được của<br /> luận án là tiền đề có thể phát triển để sử dụng trong đánh giá nguy<br /> cơ, hỗ trợ chẩn đoán cũng như tiên lượng bệnh.<br /> 1<br /> <br /> Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ UNG THƢ VÚ<br /> 1.1.1.<br /> <br /> Tình hình mắc ung thƣ vú trên thế giới và ở Việt Nam<br /> <br /> Trong các loại ung thư ở nữ giới, ung thư vú là dạng ung thư<br /> phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế<br /> giới cũng như tại Việt Nam (Globocan, 2012; Duc, 2010).<br /> 1.1.2.<br /> <br /> Các yếu tố nguy cơ gây ung thƣ vú<br /> <br /> Các yếu tố nguy cơ được cho là nguyên nhân gây ung thư vú<br /> bao gồm phóng xạ ion hóa, virus, các hóa chất gây ung thư, chế độ<br /> ăn uống, hoạt động thể chất, hormone ngoại sinh và một số yếu tố<br /> sinh sản ở nữ giới. Các yếu tố này gây đột biến các gen tiền ung thư<br /> hoặc gen ức chế ung thư, từ đó gây ra sự mất ổn định của tế bào<br /> trong sửa chữa các lỗi di truyền và dẫn đến hoạt hóa các gen gây ung<br /> thư.<br /> 1.1.3.<br /> <br /> Các giai đoạn của ung thƣ vú<br /> <br /> Đánh giá giai đoạn của ung thư vú dựa vào hệ thống phân loại<br /> TNM, trong đó dựa vào kích thước và mức độ lan rộng của khối u<br /> thể hiện qua 3 yếu tố: T (Tumor) – u nguyên phát, N (Node) – hạch<br /> tại vùng và M (Metastase) – di căn xa (Edge, 2010).<br /> 1.1.4.<br /> <br /> Các chỉ thị sinh học của ung thƣ vú<br /> <br /> Các chỉ thị sinh học hiện nay của ung thư vú được áp dụng chủ<br /> yếu cho chẩn đoán, lựa chọn phương pháp và theo dõi điều trị<br /> (Ludwig, 2005). Thăm khám vú và chụp nhũ ảnh là phương pháp<br /> chuẩn trong sàng lọc và chẩn đoán sớm, tuy nhiên lại có tỉ lệ phát<br /> hiện dương tính giả cao (Vahabi, 2003; Elmore, 2010). Do đó, cần<br /> <br /> 2<br /> <br /> phải tìm kiếm các chỉ thị sinh học đặc hiệu sử dụng trong sàng lọc và<br /> phát hiện sớm bệnh.<br /> 1.2. TỔNG QUAN VỀ ADN TY THỂ NGƢỜI<br /> ADN ty thể là phân tử mạch vòng, bao gồm 16.569 bp, chứa 37<br /> gen mã hóa cho 13 protein của phức hệ phosphoryl hóa oxi hóa<br /> (OXPHOS), 22 tARN và 2 rARN.<br /> 1.3. BIẾN ĐỔI CỦA ADN TY THỂ VÀ BỆNH UNG THƢ<br /> Biến đổi của các gen ty thể được cho là có liên quan với quá<br /> trình tạo u bởi vì các tế bào ung thư sử dụng con đường OXPHOS ít<br /> hơn so với tế bào bình thường (Warburg, 1956). Biến đổi này bao<br /> gồm: thay đổi số bản sao ADN ty thể, giảm biểu hiện của các gen ty<br /> thể hoặc biến đổi hoạt tính enzyme của ty thể và các đột biến soma<br /> hoặc đột biến dòng mầm của ADN ty thể (Kulawiec, 2008; Brandon,<br /> 2006).<br /> 1.4. MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CỦA ADN TY THỂ Ở BỆNH UNG THƢ<br /> VÚ<br /> 1.4.1.<br /> <br /> Biến đổi số bản sao của ADN ty thể<br /> <br /> Các phân tử ADN ty thể dễ bị tổn thương hơn trong các tế bào<br /> ung thư, và do đó ty thể thay đổi số lượng bản sao ADN của chúng<br /> để phản ứng lại với hiện tượng này (Pelicano, 2004). Đối với ung thư<br /> vú, số bản sao ADN ty thể được cho là giảm ở mô u so với mô không<br /> ung thư (Tseng, 2006) và có liên quan với độ tuổi, độ mô học, tình<br /> trạng của thụ thể estrogen và progesteron, kích thước khối u (Yu,<br /> 2007; Fan, 2009; Bai, 2011). Ngược lại, số bản sao ADN ty thể có xu<br /> hướng tăng trong mẫu máu của các bệnh nhân ung thư vú so với đối<br /> chứng và được cho là có liên quan với độ tuổi, giai đoạn bệnh (Shen,<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1