intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

65
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, sự biến động của chúng theo mùa, theo các dạng thủy vực; xác định mối liên quan giữa các nhóm động vật không xương sống ở nước với các yếu tố môi trường; đề xuất định hướng bảo tồn và và phát triển bền vững đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> Ngô Xuân Nam<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT<br /> KHÔNG XƢƠNG SỐNG Ở NƢỚC TẠI KHU BẢO TỒN<br /> THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU,<br /> TỈNH ĐỒNG NAI<br /> <br /> Chuyên ngành:<br /> Mã số:<br /> <br /> Thủy sinh vật học<br /> 60 42 50 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br /> <br /> Hà Nội – 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,<br /> Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh<br /> PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh<br /> <br /> Phản biện:<br /> <br /> ..............................<br /> ..............................<br /> <br /> Phản biện:<br /> <br /> ..............................<br /> ..............................<br /> <br /> Phản biện:<br /> <br /> ..............................<br /> ..............................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án<br /> tiến sĩ họp tại ………………………………………………..<br /> <br /> vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2014<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của Luận án<br /> Động vật không xương sống (ĐVKXS) nước ngọt là nhóm sinh vật rất<br /> phong phú và đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái nước ngọt và<br /> trong đời sống của con người. Tại các thủy vực nước ngọt, ĐVKXS tham gia<br /> vào các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, là mắt xích quan trọng<br /> trong mạng lưới thức ăn của thủy vực và tạo sự cân bằng cho các thủy vực.<br /> Ngoài ra, nhiều loài còn là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước ở các<br /> thủy vực.<br /> Việc điều tra, nghiên cứu, khai thác và sử dụng hợp lý, phát triển bền<br /> vững nguồn lợi ĐVKXS ở các thủy vực là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với<br /> con người cho hôm nay cũng như trong tương lai. Ở Việt Nam, trong những<br /> năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu ĐVKXS ở nước tại<br /> các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên.<br /> Khu Bảo tồn Thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu thuộc địa phận tỉnh Đồng<br /> Nai. Đặc trưng nổi bật về rừng tự nhiên trong khu vực, đó là hệ sinh thái rừng<br /> cây họ Dầu trên vùng địa hình đồi, bán bình nguyên. Đây còn là nơi cư trú của<br /> nhiều loài động vật rừng, trong đó có nhiều loài được xếp là quý hiếm, có nguy<br /> cơ tuyệt chủng đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN. Khu hệ<br /> động, thực vật ở đây có quan hệ mật thiết với khu hệ động, thực vật rừng của<br /> Vườn Quốc gia Cát Tiên.<br /> Khu rừng này trong thời kỳ chiến tranh còn là nơi chịu nhiều ảnh hưởng<br /> của chất độc hoá học do quân đội Mỹ rải nhằm huỷ diệt con người và thiên<br /> nhiên. Nơi đây là vùng căn cứ cách mạng nổi tiếng, với nhiều di tích lịch sử<br /> trong các thời kỳ kháng chiến. Ngoài ra, rừng trong khu vực còn có chức năng<br /> rất quan trọng là phòng hộ trực tiếp cho hồ Trị An, góp phần tái tạo sự cân bằng<br /> sinh thái cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là nơi có tiềm năng<br /> rất lớn để phát triển du lịch sinh thái.<br /> 1<br /> <br /> Từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa<br /> dạng sinh học động vật không xƣơng sống ở nƣớc tại khu Bảo tồn Thiên<br /> nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”<br /> Đây là một phần nội dung và kết quả nghiên cứu của 02 đề tài độc lập cấp<br /> nhà nước: “Đánh giá ảnh hưởng của chất độc hóa học đối với đa dạng sinh học<br /> và quá trình biến đổi các hệ sinh thái khu vực Mã Đà (Đồng Nai, Bình Phước,<br /> Bình Dương) và hồ Biên Hùng (thành phố Biên Hòa)”, mã số CT33.21 (20032005) và "Nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin lên quá trình diễn<br /> thế các hệ sinh thái và sự biến đổi cấu trúc gen, protein của một số loài sinh vật<br /> tại khu vực Mã Đà”, mã số ĐTĐL2007G/46 (2008-2010) do PGS.TS. Nguyễn<br /> Xuân Quýnh làm chủ nhiệm mà tôi là thành viên tham gia thực hiện đề tài.<br /> Được sự đồng ý của Chủ nhiệm đề tài, tôi được phép sử dụng một phần số liệu,<br /> kết quả của đề tài, đi sâu nghiên cứu cấu trúc thành phần loài, biến động thành<br /> phần loài theo mùa, theo các dạng thủy vực và phân tích mối liên quan giữa các<br /> nhóm ĐVKXS ở nước với các yếu tố môi trường ở khu vực nghiên cứu.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu hiện trạng ĐDSH ĐVKXS ở nước tại Khu Bảo tồn Thiên<br /> nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, sự biến động của chúng theo mùa,<br /> theo các dạng thủy vực.<br /> - Xác định mối liên quan giữa các nhóm ĐVKXS ở nước với các yếu tố<br /> môi trường.<br /> - Đề xuất định hướng bảo tồn và và phát triển bền vững ĐDSH ĐVKXS ở<br /> nước khu vực nghiên cứu.<br /> 3. Nội dung nghiên cứu<br /> - Đánh giá tổng quan về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên<br /> quan đến khu vực nghiên cứu.<br /> - Nghiên cứu đặc điểm và cấu trúc thành phần loài ĐVKXS ở nước tại các<br /> thủy vực nghiên cứu.<br /> 2<br /> <br /> - Nghiên cứu biến động thành phần loài ĐVKXS ở nước theo mùa và các<br /> dạng thủy vực.<br /> - Nghiên cứu biến động mật độ ĐVKXS ở nước theo mùa và các dạng thủy<br /> vực.<br /> - Đánh giá hiện trạng ĐDSH ĐVKXS ở nước tại các thủy vực nghiên cứu.<br /> - Đánh giá tính tương đồng giữa các điểm thu mẫu và mối tương quan giữa<br /> các nhóm ĐVKXS với các yếu tố môi trường.<br /> - Nghiên cứu đề xuất các định hướng bảo tồn và phát triển ĐDSH ĐVKXS<br /> ở nước tại khu vự nghiên cứu.<br /> 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu: ĐVKXS ở nước, bao gồm ĐVN và ĐVĐ, thủy vực<br /> nước đứng và thủy vực nước chảy tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu,<br /> tỉnh Đồng Nai.<br /> - Phạm vi nghiên cứu: Công tác khảo sát thực địa, thu thập vật mẫu được tiến<br /> hành trong hai giai đoạn từ 2003-2005 và 2008-2009 gồm 8 đợt thu mẫu, mỗi đợt từ<br /> 15-20 ngày, đại diện cho 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Thực hiện tại 12 thủy vực với<br /> 20 điểm thu mẫu thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng<br /> Nai.<br /> <br /> 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> - Cung cấp một cách có hệ thống và đầy đủ nhất về thành phần loài, phân bố,<br /> đặc điểm cấu trúc thành phần loài, mức độ đa dạng sinh học ĐVKXS ở nước<br /> khu vực nghiên cứu và mối liên quan giữa điều kiện tự nhiên và môi trường đối<br /> với ĐVKXS ở nước khu vực nghiên cứu;<br /> - Là cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và sử dụng hợp lý<br /> tài nguyên sinh vật; Phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững; Là số liệu<br /> khoa học phục vụ việc quan trắc chất lượng môi trường trong mạng lưới điểm<br /> quan trắc của tỉnh.<br /> <br /> 6. Những đóng góp mới của Luận án<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2