Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá về tính đa dạng và giá trị sử dụng của các loài thực vật chứa tinh dầu tại Vườn Quốc gia (VQG) Bến En, tỉnh Thanh Hóa. Xác định được hàm lượng và thành phần tinh dầu của một số loài thực vật. Xác định được hoạt tính kháng muỗi và kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu loài Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith). Đề xuất được các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HOÀNG VĂN CHÍNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ TINH DẦU Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN, TỈNH THANH HÓA, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC HỢP LÝ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9.42.01.11 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Minh Hợi 2. TS. Đỗ Ngọc Đài HÀ NỘI – 2019
- Luận án được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Trần Minh Hợi Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Đỗ Ngọc Đài Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi …. giờ ....’, ngày .… tháng … năm 2019. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Nằm ở Khu vực nhiệt đới gió mùa, lại rất đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền, đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng, Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh vật. Trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương” và các tập bổ sung tiếp theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng trên 240 họ với khoảng trên 7.000 loài thực vật bậc cao có mạch. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật đã dự đoán con số đó có thể lên tới 15.000 loài. Hiện nay đã thống kê được khoảng 13.000 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có khoảng 660 loài thực vật có tinh dầu (chiếm khoảng 6,3% tổng số loài đã biết) là những cây cho tinh dầu. Các loài thực vật chứa tinh dầu đã biết thuộc về 357 chi (chiếm khoảng 15,8% tổng số chi) và 114 họ thực vật có mạch (chiếm khoảng 37,8% số họ) trong Hệ thực vật Việt Nam. Các họ giàu chi và loài chứa tinh dầu là: Cúc (Asteraceae), Gừng (Zingiberaceae), Cam (Rutaceae), Bạc hà (Lamiaceae), Long não (Lauraceae), Hoa tán (Apiaceae), Sim (Myrtaceae)…. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên càng lớn. Trong số các nhóm thực vật thì nhóm cây chứa tinh dầu chiếm vị trí quan trọng. Đây là nguồn nguyên liệu thiết yếu của nhiều ngành công nghiệp như mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm... Vườn Quốc gia (VQG) Bến En nằm ở phía Tây Bắc huyện Như Thanh, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 46 km về phía Tây nam có toạ độ địa lý từ 19028’ đến 19039’ độ vĩ Bắc; 105020’ đến 105035’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của Vườn là 16.634 ha, gồm 16 tiểu khu, hồ sông Mực và khu núi Đá Hải Vân, Sông Chàng. VQG Bến En bao gồm các kiểu địa hình đồi, núi, sông, hồ xen kẽ nhau. Trung tâm là hồ sông Mực với hệ thống các đảo nổi còn rừng bao phủ và nhiều chi nhánh lan toả được bao bọc bởi các kiểu địa hình núi đá xen kẽ núi đất. Đỉnh núi cao nhất là Núi Đàm cao 497m. Các đỉnh núi khác còn lại cao từ 300-350m, độ dốc trung bình từ 250-300 có nơi dốc trên 350. Kiểu địa hình này khá hiểm trở, độ dốc lớn, bên trong là các dãy núi đá vôi có nhiều hang động và rừng bao phủ. Tại Vườn Quốc gia Bến En có nhiều loài cây cho tinh dầu quý như Re hương (Cinnamomum parthenoxylon Meisn.), Vù hương (C. balansae H. Lecomte), Quế thanh (C. loureiroi (L.) Presl), Sả (Citronella spp.), Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard), Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.), Húng chanh (Plectranthus aromaticum Benth.)... 1
- Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở đây của Đỗ Ngọc Đài và cs (2007), Hoàng Văn Sâm và cs (2008), VQG Bến En (2013). Về cây tinh dầu, chỉ có mô ̣t số nghiên cứu đơn lẻ về thành phầ n hóa ho ̣c và khả năng kháng khuẩ n ở mô ̣t số loài của các tác giả như Đỗ Ngọc Đài, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Xuân Lương... Như vậy, các tác giả chỉ công bố ở những khía cạnh khác nhau còn nghiên cứu chuyên sâu thì chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở đây. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý” vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. 2. Mục tiêu của đề tài - Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá về tính đa dạng và giá trị sử dụng của các loài thực vật chứa tinh dầu tại Vườn Quốc gia (VQG) Bến En, tỉnh Thanh Hóa. - Xác định được hàm lượng và thành phần tinh dầu của một số loài thực vật. - Xác định được hoạt tính kháng muỗi và kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu loài Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith). - Đề xuất được các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học + Bổ sung dẫn liệu mới, tương đối đầy đủ về đa dạng thực vật có tinh dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa. + Cung cấp dẫn liệu mới về hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu ở các bộ phận lá, thân, rễ, vỏ, quả của 33 mẫu thuộc 19 loài. Trong đó lần đầu tiên cung cấp những dẫn liệu về tinh dầu của 6 loài. - Cung cấp dẫn liệu mới về hoa ̣t tính kháng muỗi và kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu ở thân rễ Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith). - Ý nghĩa về thực tiễn + Trên cơ sở luận cứ khoa học thu được, cũng như kế t quả đề xuất các giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lí của luâ ̣n án sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng chiến lược bảo tồn các loài thực vật có tinh dầu tại VQG Bến En. + Danh lu ̣c các loài cây tinh dầu có giá trị sử dụng sẽ hỗ trơ ̣ cho viê ̣c đinh ̣ hướng quản lý, khai thác hợp lý và phát triể n bề n vững trong tương lai. 2
- 4. Bố cục của luận án Luận án gồm 168 trang; ngoài phần Mở đầu; Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục; Luận án gồm các chương sau: Chương 1. Tổng quan tài liệu: 30 trang Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 7 trang Chương 3. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận: 102 trang CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vài nét chung về tinh dầu 1.1.1. Khái niệm cây tinh dầu Cây tinh dầu là những cây có chứa cấu trúc chuyên biệt làm nhiệm vụ tiết và tích lũy tinh dầu. 1.1.2. Tính chất và thành phần hóa học của tinh dầu Tinh dầu là những hỗn hợp của các hợp chất hữu cơ, có cấu tạo phân tử phức tạp, không tan trong nước, dễ bay hơi và có mùi thơm đặc trưng. 1.1.3. Trạng thái tự nhiên và phân bố - Trong cây tinh dầu ở trạng thái tiềm tàng hay tự do, có thể có mặt ở tất cả các bộ phận hoặc chỉ tập trung ở một hay một vài bộ phận. - Về phân bố, tinh dầu có trong toàn bộ giới thực vật nhưng đặc biệt có mặt nhiều trong một số họ. 1.1.4. Giá trị sử dụng, tầm quan trọng của tinh dầu và nguyên liệu chứa tinh dầu Từ lâu đời, con người đã sử dụng tinh dầ u trong đời sống hằng ngày cũng như các ngành công nghiệp dược phẩm, chế biến thực phẩm, hoá mỹ phẩm… Nhiề u loài thực vâ ̣t chứa tinh dầ u đã trở thành cây trồ ng phổ biế n. 1.2. Nghiên cứu về thực vật chứa tinh dầu trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về các loài thực vật chứa tinh dầu trên thế giới Cho tới nay chưa có đủ tài liệu để hình dung ra lịch sử của lĩnh vực nghiên cứu cây tinh dầu thế giới. Tài liệu về cây tinh dầu sớm nhất hiện có được là cuốn “Những cây làm thuốc” được tìm thấy ở Nhật Bản, viết năm 890. Trong tài liệu này đã thống kê gần 100 loài cây tinh dầu, đồng thời mô tả phương thức chế biến và sử dụng chúng. Nghiên cứu cây tinh dầu và tinh dầu đặc biệt thu hút các nhà khoa học từ đầu thế kỷ XX; những công trình đáng lưu ý là tài liệu do Charabot và các học trò của ông công bố vào năm 1903, 1904, 1907. Vào thời gian sau này các công trình nghiên cứu tăng lên rất nhanh và thuộc nhiều lĩnh vực. 3
- Theo Brian M. Lawrence trong công trình “Progress in essential oils” (1992-1994) và “Essential oils” (1995-2005) tác giả đã thống kê khoảng 1.000 loài thực vật chứa tinh dầu đã được phân tích thành phần hoá học trên thế giới. Theo L.P.A. Oyen và Nguyễn Xuân Dũng (1999) trong công trình “Essential oil plants in South-East Asia” thì ở các nước Đông Nam Á với trên 70 loài thực vật có tinh dầu đã được phân tích về thành phần hoá học, trong đó khoảng 30 loài được nghiên cứu khá toàn diện từ đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố, khả năng gây trồng, phát triển, sử dụng, sâu bệnh, sản lượng và buôn bán đến thành phần hoá học. 1.2.2. Nghiên cứu về các loài thực vật chứa tinh dầu ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu về cây tinh dầu ở Việt Nam thực sự bắt đầu từ sau năm 1956. Trong thời gian này hàng loạt các công trình nghiên cứu về tinh dầu Bạc hà, Sả, Màng tang,… được công bố. Theo Lã Đình Mỡi và Lưu Đàm Cư (2001) thì đến nay chúng ta mới khai thác tự nhiên và đưa vào trồng được khoảng hơn 20 loài cây có tinh dầu trong khoảng hơn 600 loài đã biết (chỉ chiếm 3% số loài cây có tinh dầu đã biết). Những loài nói trên thường là những loài được trồng khá phổ biến như Sả, Bạc hà, Hương nhu, Long não, Tràm, Quế, Húng Quế, Hồi, Hoắc hương... 1.2.3. Nghiên cứu cây tinh dầu ở Thanh Hóa và Vườn Quốc gia Bến En Nghiên cứu về cây tinh dầu ở khu vực này chỉ rải rác ở một số loài, mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống. 1.3. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của một số họ thực vật trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của một số họ thực vật trên thế giới 1.3.1.1. Họ Long não (Lauraceae) Trên thế giới, nghiên cứu tinh dầu Họ Long não (Lauraceae) tập trung chủ yếu vào nhóm được ứng dụng làm nước hoa, dược phẩm, mỹ phẩm và khả năng kháng nấm, kháng khuẩn. Các loài được nghiên cứu thường thuộc các chi Cinnamomum, Litsea, Machilus … 1.3.1.2. Họ Cam (Rutaceae) Hầu hết các loài trong họ Cam (Rutaceae) đều có tinh dầu hoặc hương thơm và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về tinh dầu họ Cam (Rutaceae). Tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu chủ yếu đến năm 2018. 1.3.1.3. Họ Hồ tiêu (Piperaceae) 4
- Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của các loài trong ho ̣ Hồ tiêu. Các nghiên cứu tâ ̣p trung nhiề u vào chi Piper. 1.3.1.4. Họ Gừng (Zingiberaceae) Các nghiên cứu họ Gừng trên thế giới, chủ yếu được tập trung vào các chi Curcuma, Zingiber, Alpinia, Amomum… 1.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của một số họ thực vật ở Việt Nam 1.3.2.1. Họ Long não (Lauraceae) Việt Nam có 21 chi, 273 loài. Các công trình nghiên cứu về tinh dầu chủ yếu tập trung trong các chi Cinnamomum, Litsea, Machilus, Phoebe ... 1.3.2.2. Họ Cam (Rutaceae) Ho ̣ Cam (Rutaceae) ở Viê ̣t Nam có khoảng hơn 15 loài cho tinh dầ u. Nghiên cứu về tinh dầ u họ Cam ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào một số chi như Citrus, Clausena, Zanthoxylum, Euodia, Glycosmis… 1.3.2.3. Họ Hồ tiêu (Piperaceae) Nghiên cứu tinh dầu họ Hồ tiêu ở nước ta mới diễn ra khoảng hơn 3 thập kỷ trở lại đây. Các nghiên cứu chủ yếu tâ ̣p trung vào chi Piper. 1.3.2.4. Họ Gừng (Zingiberaceae) Họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam có khoảng 21 chi với hơn 140 loài; tuy là một họ không lớn nhưng đa số các loài trong ho ̣ có tinh dầ u. Hiê ̣n đã nghiên cứu tinh dầu được khoảng hơn 40 loài. 1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu 1.4.1. Vị trí địa lý VQG Bến En nằm phía tây bắc huyện Như Thanh, có tọa độ địa lý từ 19 28’ đến 19039’' độ vĩ Bắc, từ 105020’ đến 105035’ kinh độ Đông. 0 1.4.2. Địa chất và thổ nhưỡng Bến En có các loại đất chính: Đất phù sa sông suối, đất feralit màu đỏ vàng phát triển trên nhóm đá sét, đất feralit màu vàng nhạt phát triển trên nhóm đá cát, đất phong hóa trên núi đá vôi. 1.4.3. Địa hình Bến En bao gồm các kiểu địa hình đồi, núi, sông, hồ xen kẽ nhau với địa hình khá hiểm trở. 1.4.4. Sông ngòi Khu vực có hai hệ thống sông chính là sông Mực, sông Chàng và Hồ Bến En với dung tích nước biến động từ 250-400 triệu m3. 5
- 1.4.5. Khí hậu Bến En có khí hậu á nhiệt đới: Mùa đông lạnh, khô; mùa hè nóng, ẩm. 1.4.6. Hiện trạng đất rừng ở Vườn Quốc gia Bến En Diện tích đất có rừng tại VQG Bến En là 11.738,07 ha chiếm 79,66%. 1.4.7. Điều kiện xã hội Khu vực VQG Bến En có 1 thị trấn, 16 xã, 7 đơn vị quốc doanh; tổng số dân là 41.672 người, thành phần dân tộc phức tạp, CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thực vật có tinh dầu phân bố ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 9 năm 2018. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Lập danh lục các loài thực vật chứa tinh dầu và đánh giá về tính đa dạng của các loài chứa tinh dầu. - Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài thực vật chứa tinh dầu. - Xác định hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài. - Thử hoạt tính kháng muỗi trưởng thành Aedes albopictus, ấu trùng muỗi Culex quinquefasciatus và kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu loài Gừng gió (Zingiber zerumbet). - Đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa các kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên - xã hội ở khu vực nghiên cứu, các mẫu thực vật lưu giữ ở bảo tàng trong nước và nước ngoài, các công trình công bố liên quan đến đề tài luận án. 2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa Dựa theo bản đồ chọn các tuyến điều tra chính để nghiên cứu, bao gồm 6 tuyến chính là Sông Chàng; tuyến Xuân Thái-Yên Bái; tuyến lòng hồ (Đảo thực vật và các đảo khác); tuyến Bình Lương; tuyế n Xuân Hòa – Xuân Quý, tuyến Hải Vân – Tân Bình. 2.4.3. Phương pháp thu mẫu và định loại - Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là: cành, lá, hoa và cả quả càng tốt (đối với cây lớn) hay cả cây đối với cây thân thảo. 6
- - Mỗi cây thu từ 3-5 mẫu còn mẫu cây thân thảo thì tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài, vừa để trao đổi. - Các mẫu thu trên cùng một cây thì cùng đánh một số hiệu mẫu. - Ngoài ra còn chụp ảnh của cây bằng máy ảnh kĩ thuật số Canon. Sau khi mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý khô tại phòng mẫu thực vật của trường Đại học Hồng Đức. Các mẫu thu thập trong quá trình thực địa được mang về phân tích và xử lý trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho công tác nghiên cứu, lưu trữ. Ép mẫu: Trước khi sấy ép phẳng mẫu trên giấy báo dày, đảm bảo toàn bộ phiến lá được duỗi hoàn toàn, không bị quăn mép, các bộ phận của hoa hoặc quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu. Sấy mẫu: Mẫu sau khi ép đã được sấy ngay. Định loại mẫu vật bằng phương pháp hình thái so sánh. Đối với các mẫu vật khó thì sử dụng phương pháp chuyên gia. Tổng số hơn 1.000 mẫu được thu và dùng để phân tích, xác định tên khoa học. Mẫu hiện được lưu trữ ta ̣i phòng mẫu Thực vật, khoa Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Hồng Đức. Các tài liệu chính sử dụng trong quá trình nghiên cứu, định loại là: - Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2003); - Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997); - Thực vật chí Đại cương Đông Dương (1907); - Flora of China (1994-2002); - Bộ thực vật chí Việt Nam (Họ Na, Họ Cỏ roi ngựa, họ Đơn nem, họ Bạc hà, họ Long não, họ Gừng) và một số tài liệu chuyên ngành khác. Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục: Chỉnh lý tên khoa học theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam và website The plant list (http://www.theplantlist.org); sắp xếp danh lục theo R. K. Brummitt và cs (1992). 2.4.4. Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật - Đa dạng về các taxon của hệ thực vật: Theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997). + Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành (thống kê số loài, chi và họ theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao, trên cơ sở dựa vào bảng danh lục thực vật, tính tỷ lệ % của các taxon để thấy được mức độ đa dạng của chúng). 7
- + Đánh giá đa dạng loài của các họ (xác định họ giàu loài, tính tỷ lệ % số loài của các họ đó so với toàn bộ của hệ thực vật). + Đánh giá đa dạng loài của các chi (xác định chi giàu loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật). - Đa dạng về dạng thân: Dựa vào ghi chép quá trình điều tra thực địa cũng như các tài liệu liên quan và phân chia theo “Cây rừng Việt Nam” để thống kê, đánh giá về các dạng thân của cây chứa tinh dầu. - Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật: Tiến hành thống kê các loài có giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật bằng các tài liệu chuyên ngành, như: “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (2012),“1900 loài cây có ích ở Việt Nam” (1993),“Danh lục các loài thực vật Việt Nam”(2003, 2005),“Cây cỏ Việt Nam” (1999-2003),“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (2003), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”,... - Đa dạng các loài thực vật quý hiếm và vấn đề bảo tồn: Căn cứ vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và danh lục đỏ IUCN tiến hành thống kê các loài hiếm và tình trạng bảo tồn. 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu 2.4.5.1. Thu mẫu và chưng cất tinh dầu Mẫu để chưng cất tinh dầu là các bộ phận riêng biệt của cây (lá, cành, vỏ, thân khí sinh, thân rễ, hoa, quả). Mỗi mẫu thu từ 0,5-3 kg tươi. Mẫu được ghi số hiệu (trùng với số hiệu mẫu để định loại) và thời gian thu. Sau khi thu hái, mẫu được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có hồi lưu trong thiết bị Clevenger trong thời gian 2-4 giờ ở áp suất thường theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam (2009). 2.4.5.2. Phương pháp định lượng tinh dầu Tinh dầu của các bộ phận khác nhau được định lượng theo phương pháp I của Dược điển Việt Nam (2009). Hàm lượng tinh dầu tươi được tính theo công thức. a x 0.9 X(%) = x 100% (khi d1) b Trong đó: a là thể tích của tinh dầu tính bằng ml b là khối lượng của mẫu tính bằng gam. 8
- Tinh dầu được làm khô bằng Na2SO4 khan, đựng trong các lọ tiêu chuẩn đậy kín, bảo quản ở 0-5oC trước khi đem phân tích. 2.4.5.3. Phương pháp phân tích thành phần hoá học tinh dầu Chuẩn bị mẫu phân tích cho sắc ký khí: Hoà tan 1,5 mg tinh dầu đã được làm khô bằng Na2SO4 khan trong 1ml hexan tinh khiết loại dùng cho phân tích sắc ký. + Sắc ký khí (GC) với đầu dò FID: Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus với detectơ FID, cột mao quản HP-5MS chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25m với khí mang là hydro. Nhiệt độ buồng bơm mẫu là 250oC. Nhiệt độ Detectơ là 260oC. Chương trình nhiệt độ 60oC (2 min), tăng 4oC/phút cho đến 220oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút. + Sắc ký khí khối phổ (GC/MS): Được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí khối phổ liên hợp Agilent Technologies HP 6890N/ HP 5973 MSD với cột tách và các điều kiện vận hành sắc ký như nêu ở trên và với Heli làm khí mang. Việc xác định định tính các thành phần của tinh dầu được thực hiện bằng các phương pháp sau: - Dựa trên giá trị của chỉ số lưu giữ (Retention Index), xác định với một dãy các đồng đẳng n-alkan trong cùng một điều kiện sắc ký. - Dựa trên phổ khối lượng, so sánh với phổ khối lượng tìm thấy trong các ngân hàng dữ liệu (NIST 08 và Wiley 9th Version) hoặc so sánh với các dữ liệu của các tài liệu tham khảo. Tỉ lệ % các thành phần trong tinh dầu được tính toán dựa trên diện tích hoặc chiều cao của pic sắc ký (detector FID) mà không sử dụng các yếu tố điều chỉnh. 2.4.6. Phương pháp điề u tra, phỏng vấ n Để đánh giá hiê ̣n tra ̣ng quản lí, khai thác và sử du ̣ng nguồ n tài nguyên thực vâ ̣t chứa tinh dầ u, tiế n hành điề u tra, phỏng vấ n trực tiế p với các đố i tươ ̣ng là CBQL và người dân. 2.4.7. Phương pháp thử hoạt tính sinh học Thử hoạt tính kháng muỗi: Hoạt tính kháng muỗi được xác định bằng phương pháp Reed-Muench [164]. Muỗi trưởng thành: Aedes albopictus và Culex quinquefasciatus được duy trì trong lồng côn trùng (40 x 40 x 40 cm) và cho ăn 10% dung dịch đường và được cho ăn máu trên chuột. Trứng nở được gây ra với nước máy. Ấu trùng Aedes albopictus được nuôi trong các khay nhựa (24 × 35 × 5 cm). 9
- Ấu trùng được cho ăn bánh quy chó và bột men theo tỷ lệ 3: 1. Tất cả các giai đoạn được tổ chức ở 25 ± 2 ° C, độ ẩm tương đối 65-75%, và một chu kỳ tối 12: 12 tại Trung tâm nghiên cứu côn trùng học và ký sinh trùng, Đại học Duy Tân. Hoạt tính diệt muỗ i của tinh dầu thân rễ Gừng gió (Zingiber zerumbet) được đánh giá theo giao thức của WHO (2005) với những thay đổi nhỏ. Đối với khảo nghiệm, phần tinh dầu được hòa tan trong EtOH (dung dịch gốc 1%) được đặt trong cốc 200 mL và được thêm vào nước chứa 20 ấu trùng (instar thứ tư). Với mỗi thử nghiệm, một bộ điều khiển sử dụng EtOH cũng được chạy để so sánh. Tỷ lệ tử vong được ghi nhận sau 24 giờ và sau 48 giờ phơi nhiễm trong khi không bổ sung dinh dưỡng. Các thí nghiệm được tiến hành 25 ± 2 ° C. Mỗi thử nghiệm được tiến hành bốn lần lặp lại với các nồng độ (70, 60, 50, 40, 30 và 25 μg / mL). Nồng độ gây chết trung bình (LC50) được xác định bằng phương pháp Reed-Muench. Thử hoạt tính kháng Vi sinh vật kiểm định Thử hoạt tính sinh học của tinh dầu trên một số chủng vi khuẩn Gram (+): Bacillus subtilis (ATCC 6633), Staphylococcus aureus (ATCC 13709); vi khuẩn Gram (-): Escherichia coli (ATCC 25922), Pseudomonas aeruginosa (ATCC 15442); nấm mốc: Aspergillus niger, Fusarium oxysporum và nấm men: Saccharomyces cerevisiae, Candida albicans. Bước 1. Thử định tính theo phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, sử dụng khoanh giấy lọc tẩm chất thử theo nồng độ tiêu chuẩn. Các chủng vi sinh vật kiểm định gồm: - Vi khuẩn Gr (-): E. coli, P. aeruginosa. - Vi khuẩn Gr (+): B. subtillis, S. aureus. - Nấm mốc: A. niger, F. oxysporum - Nấm men: S. cerevisiae, C. albicans. Bước 2. Các mẫu có hoạt tính dương ở bước 1 sẽ tiến hành thử tiếp ở bước 2 để tính ra nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) theo phương pháp của Vanden Bergher và Vlietlink (1991) tiến hành trên phiến vi lượng 96 tiếng. Kháng sinh kiểm định bao gồm: Ampicilin, Tetracycline, Nystatin Mẫu có giá trị MIC50 πg/ml, được coi là dương tính kháng vi sinh vật 2.4.8. Phương pháp xử lí số liệu Số liệu được xử lí trên phần mềm Microsoft Office Excel 2007. 10
- CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa 3.1.1. Đa dạng về bậc ngành Kết quả điều tra, nghiên cứu các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En, đã xác định được 410 loài, 180 chi và 42 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là Ngọc lan (Magnoliophyta) và Thông (Pinophyta) (Bảng 3.1). Trong đó, đã ghi nhận bổ sung 01 loài cho hệ thực vật Việt Nam là Tiêu bến en (Piper minutistigmum C. DC.). Bảng 3.1. Phân bố cây tinh dầu trong các ngành của hệ thực vật VQG Bến En Họ Chi Loài Ngành Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số họ Số chi Số loài (%) (%) (%) Pinophyta 2 4,44 2 1,11 2 0,49 Magnoliophyta 43 95,56 178 98,89 408 99,51 Magnoliopsida 37 82,22 166 92,22 369 90,00 Liliopsida 6 13,33 12 6,67 39 9,51 Tỷ lệ Mag./Li. 6,17 13,83 9,46 Tổng 45 100 180 100 410 100 Kết quả bảng trên cho thấy, phần lớn các taxon tập trung trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 408 loài, chiếm 99,51% tổng số loài; 178 chi, chiếm 98,89% và 43 họ, chiếm 95,56% tổng số họ; ngành Thông (Pinophyta) chỉ với 2 loài, chiếm 0,49%; 2 chi, chiếm 1,11% và 2 họ, chiếm 4,44% tổng số họ. Như vậy, các taxon có tinh dầu chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc lan với số chi và loài chiếm trên 95%, điều này hoàn toàn hợp lý so với sự tiến hóa của thực vật bởi vì ngành Ngọc lan là ngành chiếm ưu thế của các ngành thực vật bậc cao có mạch. Sự phân bố không đều nhau của các taxon không chỉ được thể hiện giữa các ngành mà còn giữa các taxon lớp trong ngành Ngọc lan. Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có số lượng các taxon chiếm ưu thế trên 80% tổng số họ, chi và số loài của ngành; lớp Hành (Liliopsida) với 6 họ (chiếm 13,33%); 12 chi (chiếm 6,67%) và 39 loài (chiếm 9,51%). Điều này hoàn toàn hợp lý, vì lớp Ngọc lan luôn chiếm ưu thế so với lớp Hành và phù hợp với các công trình nghiên cứu của Lã Đình Mỡi và cs (2001), 11
- Nguyễn Nghĩa Thìn (2008),... khi nghiên cứu các khu hệ thực vật khác ở Việt Nam. So sánh với danh lục thực vật VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa đã thống kê được 59 loài cây có tinh dầu thì qua quá trình kiểm tra lại chỉ có 36 loài có tinh dầu còn 23 loài cây chỉ cho dầu béo (Danh lục thực vật VQG Bến En, 2013). Như vậy, quá trình điều tra đã xác định và bổ sung cho danh lục cây tinh dầu ở VQG Bến En 374 loài, nâng tổng số loài cây có tinh dầu hiện biết ở đây là 410 loài. Ngoài ra, cứ 6,1 họ của lớp Ngọc lan thì có 1 họ của lớp Hành; 13,83 chi của lớp Ngọc lan thì có 1 chi của lớp Hành và 9,46 loài của lớp Ngọc lan và có 01 loài của lớp Hành. 3.1.2. Đa dạng về bậc họ Trong số 45 họ cây cho tinh dầu đã xác định được ở VQG Bến En thì có 10 họ đa dạng nhất (từ 16 đến 56 loài) chiếm 22,22% tổng số họ nhưng với 298 loài, chiếm 72,68% tổng số loài. Các họ điển hình là Long não (Lauraceae) - 56 loài, Na (Annonaceae) - 46 loài, Cúc (Asteraceae) - 35 loài, Cam (Rutaceae) - 33 loài, Gừng (Zingiberaceae) - 32 loài, Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) – 24 loài và họ ít loài nhất trong số này là họ Bạc hà (Lamiaceae) và họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae) cùng có 16 loài. 3.1.3. Đa dạng về bậc chi Với 10 chi đa dạng nhất trong số 180 chi của các loài thực vật có tinh dầu (từ 7-20 loài) chiếm 5,56% tổng số chi nhưng có 112 loài chiếm 27,32% tổng số loài, gồm các chi như: Hồ tiêu (Piper) - 20 loài, Màng tang (Litsea) - 17 loài, Quế (Cinnamomum) và Riềng (Alpinia) cùng với 12 loài, Trâm (Syzygium) - 10 loài, Lưỡi thảo (Lindernia) và Quần đầu (Polyalthia) cùng với 9 loài; Nhài (Jasminum) và Gừng (Zingiber) cùng 8 loài và Re trắng (Phoebe) với 7 loài. 3.1.4. So sánh thành phần loài cây tinh dầu ở VQG Bến En với VQG Pù Mát và Việt Nam * So sánh với VQG Pù Mát Để thấy được tính đa dạng của các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En, kết quả được so sánh với các loài cây có tinh dầu ở VQG Pù Mát của Nguyễn Viết Hùng (2017) (Bảng 3.4). Kết quả bảng 3.4 cho thấy số loài cây có tinh dầu thuộc ngành Thông (Pinophyta) ở Bến En so với Pù Mát chỉ chiếm 33,33%; tuy nhiên tổng số loài của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) của Bến En cao hơn so với Pù Mát (bằng 114,93%). Trong khi đó, diện tích của Bến En chỉ chiếm 17,02% so với Pù Mát và thảm thực vật ở Bến En chỉ có phân bố ở đai thấp (từ 500 12
- m trở xuống) còn ở Pù Mát có cả đai cao và đai thấp (cao đến 1.800 m). Như vậy, kết quả trên cho thấy, số loài cây chứa tinh dầu ở Bến En cao hơn so với Pù Mát cho dù diện tích của Pù Mát gấp hơn 6 lần và số loài thực vật bậc cao có mạch hiện biết gấp 1,6 lần. Giải thích cho sự khác nhau này có thể là do công tác điều tra, đánh giá. Bảng 3.4. So sánh của cây tinh dầu ở VQG Pù Mát so với cây tinh dầu của Việt Nam Bến En Pù Mát(1) Tỷ lệ % Bến En Ngành Tỷ lệ Tỷ lệ Số loài Số loài so với Pù Mát (%) (%) Pinophyta 2 0,49 6 1,66 33,33 Magnoliophyta 408 99,51 355 98,34 114,93 Diện tích (ha) 16.000 94.000 17,02 Tổng 410 100 361 100 113,57 1 Nguyễn Viết Hùng (2017). * So sánh với Việt Nam Kết quả nghiên cứu về các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En được so sánh với Việt Nam được thể hiện ở bảng 3.5. Bảng 3.5. So sánh cây tinh dầu ở VQG Bến En so với cây tinh dầu của Việt Nam Bến En Việt Nam(2) Tỷ lệ % Bến Ngành En so với Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Việt Nam Pinophyta 2 0,49 21 3,20 9,52 Magnoliophyta 408 99,51 636 96,80 64,15 Diện tích (km2) 16 330.000 0,0048 Tổng 410 100 657 100 62,41 (2) Lưu Đàm Cư (2000). Các dẫn liệu ở bảng 3.5 cho thấy, số loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En chiếm tới 54,95% tổng số cây có tinh dầu đã biết và đã được thống kê ở Việt Nam. Mặt khác có sự khác nhau về phân bố cây tinh dầ u trong ngành Thông (Pinophyta) và ngành Ngo ̣c lan (Magnoliophyta) ở VQG Bế n En và Viê ̣t Nam. Sự khác nhau này có thể do VQG Bến En có đặc điểm là vùng núi thấp, xung quanh là người dân sinh sống, có sự tác động lâu đời đến thảm thực vật rừng ở đây. Ngoài ra, các loài hạt trần cho tinh dầu chủ yếu 13
- phân bố ở đai cao nên số lượng gặp ở đây rất ít chỉ có 2 loài chiếm 0,49% tổng số loài cây cho tinh dầu. Trong khi đó với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ở VQG Bến En rất thuận lợi cho các loài thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) sinh trưởng và phát triển. 3.1.5. Đa dạng về dạng thân Nghiên cứu dạng thân của các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En, dựa vào “Tên cây rừng Việt Nam” đã xác định được 5 dạng thân chính là cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ, cây thân bụi, cây thân leo và cây thân thảo (Bảng 3.6). Bảng 3.6. Dạng thân của các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En TT Dạng thân Ký Số loài Tỷ lệ (%) hiệu 1 Gỗ lớn (cao từ 16 m trở lên) GOL 83 20,24 2 Gỗ nhỏ (6-16 m) GON 98 23,90 3 Bụi BUI 65 15,85 4 Leo trườn GLT 41 10,00 5 Thảo TH 123 30,00 Tổng 410 100 Trong đó, cây thân bụi với 65 loài, chiếm 15,85% chủ yếu thuộc các họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Nhân sâm (Araliaceae), Na (Annonaceae),…; cây gỗ lớn với 83 loài, chiếm 20,24% thuộc các họ sau: Kim giao (Podocarpaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Long não (Lauraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Sim (Myrtaceae),…; cây gỗ nhỏ với 98 loài, chiếm 23,90% với các họ chính như: Na (Annonaceae), Nhân sâm (Araliaceae), Long não (Lauraceae), Sim (Myrtaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae),…; thân leo trườn với 41 loài, chiếm 10,00% tập trung ở các họ Hồ tiêu (Piperaceae), Na (Annonaceae), Cam (Rutaceae),…; thân thảo với 123 loài, chiếm 30,00%. Như vậy, cây thân thảo là đa dạng nhất thuộc các họ Gừng (Zingiberaceae), Cúc (Asteraceae), Ráy (Araceae), Bạc hà (Lamiaceae)… 3.1.6. Đa dạng về giá trị sử dụng Ngoài giá trị sử dụng cho tinh dầu thì các loài nghiên cứu được thống kê về các giá trị sử dụng khác nhu làm thuốc, ăn được, làm gia vị, cho gỗ,… Thống kê các giá trị sử dụng dựa vào các tài liệu: Từ điển cây thuốc, 1.900 loài cây có ích, Danh lục các loài thực vật Việt Nam,.... Giá trị sử dụng của các loài thực vật có tinh dầu được trình bày ở bảng 3.7. 14
- Bảng 3.7. Giá trị sử dụng của các loài thực vật có tinh dầu ở VQG Bến En TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Nhóm cây làm thuốc THU 286 69,76 2 Nhóm cây cho gỗ LGO 101 24,63 3 Nhóm cây làm cảnh CAN 24 5,85 4 Nhóm cây ăn được ĂNĐ 69 16,83 5 Nhóm cây cho tinh dầu CTD 410 100 6 Nhóm cây cho gia vị CGV 13 3,17 7 Nhóm cây cho dầu béo CDB 5 1,22 - Nhóm cây cho tinh dầu: Đây là các loài thực vật chứa tinh dầu nên đã được nghiên cứu nhiều, điển hình như các công trình của Lã Đình Mỡi và cs (2001), Trần Đình Thắng và cs (2014),… Ngoài ra, một số loài trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chưng cất và phân tích thành phần hóa học của tinh dầu như: Tiêu gié mảnh (Piper leptostachyum), Ngọc lan trắng (Michelia alba), Quýt dại roxburghiana (Atalantia roburxghiana), Dấu dầu lá chẻ ba (Tetradium trichotonum), Bưởi bung ít gân (Macclurodendron oligophlebia), Re xanh phấn (Cinnamomum glaucescens), Quế hồi (Cinnamomum verum), Sa nhân quả có mỏ (Amomum muricarpum),… Một số chi cho tinh dầu có trữ lượng lớn, phân bố rộng ở VQG Bến En như các chi Sa nhân (Amomum), Riềng (Alpinia), Thiên niên kiện (Homalomena), Muồng truổng (Zanthoxylum), Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia),… - Nhóm cây làm thuốc với 286 loài: Ngoài giá trị về tinh dầu thì các loài còn được người dân ở khu vực nghiên cứu sử dụng làm thuốc chủ yếu thuộc các nhóm bệnh như: bồi bổ sức khỏe, bệnh thời tiết, đau xương khớp,… - Nhóm cây làm cảnh với 24 loài thuộc các họ Kim giao (Podocarpaceae), Na (Annonaceae), Cúc (Asteraceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Trâm (Myrtaceae),… một số loài được sử dụng trồng làm cảnh điển hình như: Móng rồng hồng kông (Artabotrys hongkognensis Hance), Hoa giẻ thơm (Desmos chinensis Lour.), Hoa giẻ nam bộ (Desmos cochinchinensis Lour.),… - Nhóm cây ăn được: Gồm có 69 loài, đây là nhóm cũng được người dân sử dụng lá để dùng làm rau ăn hàng ngày hay ăn quả,... Một số loài điển hình như: Chân chim tám lá (Schefflera heptaphylla (L.) Harms ), Sẻn 15
- (Zanthoxylum acanthopodium DC.), Hoàng mộc nhiều gai (Zanthoxylum myriacanthum Wall. ex Hook.f.),… - Nhóm cây cho gỗ với 101 loài chủ yếu thuộc các họ Ngọc lan (Magnoliaceae) Long não (Lauraceae), Sim (Myrtaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae),… 3.1.7. Đa dạng về giá trị và bảo tồn Dựa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007), đã thống kê được 8 loài thực vật có tinh dầu có nguy cơ tuyệt chủng. Trong đó, 01 loài rất nguy cấp (CR) là Re hương (Cinnamomum parthenoxylon Meisn.); 02 loài nguy cấp (EN) là Thủy xương bồ lá to (Acorus macrospadiceus (Yam.) F. N. Wei & Y. K. Li) và Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss); 05 loài sẽ nguy cấp (VU) là Trám đen (Canarium tramdenum Dai et Yakovt.), Bộp trái bầu dục (Actinodaphne elliptibacca Kosterm.), Gù hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte), Giổi lông (Michelia balansae Dandy), Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard). 3.1.8. Một số đặc điểm của các loài thực vật ở VQG Bến En được phân tích thành phần hóa học tinh dầu Phần này tác giả đã trình bày đặc điểm của 19 loài thực vật được phân tích thành phần hóa học tinh dầu (gồm tên loài, synonym, mô tả, sinh học, sinh thái, phân bố, giá trị sử dụng, mẫu nghiên cứu, hình vẽ và ảnh mầu). 3.2. Hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của một số loài cây có tinh dầu ở Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa 3.2.1. Xác định hàm lượng tinh dầu của một số loài thực vật có tinh dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa Đã có 102 mẫu được thu thập để chiết tinh dầu, trong đó có 83 mẫu thuộc 40 loài được xác định hàm lượng, các mẫu khác thì hàm lượng tinh dầu ít hoặc chỉ có vết tinh dầu. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng tinh dầu dao động từ 0,10% đến 1,22% trọng lượng tươi; tinh dầu cao nhất ở lá loài Dấu dầu lá chẻ ba (Tetradium trichotorum Lour.) đạt 1,22% trọng lượng tươi, tiếp đến là hoa của loài Ngọc lan hoa trắng (Michelia alba DC.) đạt 1,20%,…. Trung bình 83 mẫu của 40 loài đạt 0,27% trọng lượng tươi. 3.2.2. Thành phần hóa học tinh dầu của một số loài thực vật ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa 3.2.2.1. Họ Long não (Lauraceae) 16
- Bảng 3.16. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của một số loài thuộc họ Long não ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa Hàm Số hợp Bộ lượng Tỷ lệ % một số thành phần TT Loài phận chất đã chính của tinh dầu (%) xác định geraniol (36,2%), terpinen-4-ol Cinnamomum 1 Lá 0,42 43 (19,7%), α-pinen (6,0%), glaucescens sabinen (6,0%) limonen (5,2%) linalool(22,0%), Cinnamomum bicyclogermacren (11,2%),β- 2 Lá 0,45 49 verum bisabolen (7,7%), caryophyllen oxit (5,6%) Lá -caryophyllen (26,4%), 0,18 54 limonen (12,6%), germacren D (5,1%), -pinen (4,6%) Cành limonen (16,8%), -pinen (11,6%), caryophyllen oxit Litsea 0,12 44 3 (10,0%), -caryophyllen glutinosa (7,2%) Quả -caryophyllen (21,3%), (E)-- ocimen (14,7%), limonen 0,45 37 (12,1%), caryophyllen oxit (8,0%). linalool (20,9%), 5-epi- Lindera neointermedol (11,2%), β- 4 Lá 0,21 57 racemosa selinen (7,0%), caryophyllenol (5,1%) Lá 0,18 31 geraniol (34,2%), z-citral (25,6%), geranyl acetat (7,7%), α-pinene (6,5%) Cành 0,15 37 geraniol (20,2%), z-citral Phoebe (14,5%), β-pinen 10,4%), - 5 tavoyana muurolol (9,5%), α-cadinol (9,5%) Vỏ 0,25 46 linalool (19,2%), 1,8-cineol (17,1%), α-pinen (6,8%), E- citral (5,9%) 17
- Kết quả phân tích 9 mẫu tinh dầu ở các bộ phận lá, cành, vỏ, quả thuộc 5 loài trong họ Long não (Lauraceae) được tổng hợp qua bảng 3.16. Hàm lượng tinh dầu biến động từ 0,12%-0,45% trọng lượng tươi. Tinh dầu đều có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước và có mùi thơm dễ chịu. Các thành phần hóa học được xác định chiếm từ 85,3%-95,5% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là các monotecpen, sesquitecpen. 3.2.2. Họ Hồ tiêu (Piperaceae) Kết quả phân tích 7 mẫu tinh dầu ở các bộ phận lá, thân thuộc 4 loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được tổng hợp qua bảng 3.21. Hàm lượng tinh dầu biến động từ 0,15%-0,22% trọng lượng tươi. Tinh dầu đều có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước và có mùi thơm dễ chịu. Các thành phần hóa học được xác định chiếm từ 85,7%-99,4% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là các monotecpen, sesquitecpen. Bảng 3.21. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của một số loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa Hàm Số hợp Bộ lượng Tỷ lệ % một số thành TT Loài phận chất đã phần chính của tinh dầu (%) xác định 1 Piper acre Lá 0,20 46 (E)-nerolidol (22,7%), sabinen (19,5%), δ-cadinen (12,4%) Thân 0,16 52 E)-nerolidol (15,6%), sabinen (19,9%), δ-cadinen (13,5%), benzyl benzoat (7,0%) 2 Piper Lá 0,22 43 spathoulenol (12,4%), β- minutistigmum pinen (11,3%), germacren D C. DC. (10,1%), isoterpinolen (8,9%), α-pinen (8,6%) Thân 0,17 48 β-caryophyllen (14,6%), bicyclogermacree (12,8%), germacren D (12,3%), 7- hydroxy-2-methylisoflavon (11,6%), bicycloelemen (8,9%), apiol (8,4%) 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn