Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan của ba loài thực vật Dứa dại (Pandanus odoratissimus), Nhó đông (Morinda longissima), Chùm ruột (Phyllanthus acidus) Việt Nam
lượt xem 3
download
Mục đích của luận án nhằm chiết tách và phân lập một số hợp chất từ 3 loài thực vật này, xác định cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa, bảo vệ gan in vitro của các hợp chất được phân lập
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan của ba loài thực vật Dứa dại (Pandanus odoratissimus), Nhó đông (Morinda longissima), Chùm ruột (Phyllanthus acidus) Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC NGUYỄN CÔNG THÙY TRÂM NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH BẢO VỆ GAN CỦA BA LOÀI THỰC VẬT DỨA DẠI (PANDANUS ODORATISSIMUS), NHÓ ĐÔNG (MORINDA LONGISSIMA), CHÙM RUỘT (PHYLLANTHUS ACIDUS) Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Sinh lý học người và động vật Mã số: 9 42 01 04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
- HÀ NỘI – 2019
- Luận án được hoàn thành tại: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đỗ Thị Thảo Viện Công nghệ sinh học 2. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Cường Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên Người phản biện 1: PGS. TS. Trần Thu Hương Trường ĐH Bách khoa, Hà Nội Người phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung Trường ĐH KHTN, Hà Nội Người phản biện 3: PGS.TS. Lê Trọng Sơn Trường ĐH Khoa học Huế Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án Tiến sĩ tại Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2019
- Có thể tìm luận án tại, Thư viện Quốc gia Việt Nam Viện Công nghệ sinh học
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gan là một nội quan lớn của cơ thể người và động vật, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình trao đổi chất, thải độc và là cơ quan miễn dịch quan trọng của cơ thể. Máu cung cấp cho gan từ hai nguồn, khoảng 75% lưu lượng máu đi đến gan là từ các bộ phận của hệ tiêu hóa, lách thông qua tĩnh mạch cửa và 25% còn lại từ động mạch gan. Chính vì vậy, áp suất riêng phần của oxy trong máu mang đến cung cấp cho gan rất thấp. Ngoài ra, gan nhận các chất, trao đổi chất và chuyển hóa các chất từ máu mang đến. Do đó gan thường xuyên tiếp xúc với với nội độc tố, các chất độc, vi khuẩn, virut... đây là những nguyên nhân làm gan tổn thương và dẫn đến các bệnh về gan (Higuchi và Gores, 2003). Các gốc tự do và độc tố khi vào gan, gây tổn thương gan bằng cách kích thích tế bào Kupffer cũng như các tế bào miễn dịch bẩm sinh khác. Những yếu tố này làm cho các tế bào gan sản xuất các cytokine tiền viêm như yếu tố hoại tử khối u (TNF ) , interleukin6 (IL6), interleukin10 (IL10)…, đây là những cytokine đóng vai trò quan trọng trong quá trình miễn dịch và gây chết tế bào. Các cytokine tiền viêm gây ra phản ứng viêm gan, khởi động cho quá trình tự điều chỉnh để chữa bệnh. Tuy nhiên nếu tình trạng viêm không giảm dần sau một thời gian ngắn, việc sản xuất các cytokine liên tục sẽ dẫn đến bệnh gan. Do đó, có thể thông qua việc kiểm soát quá trình sản xuất và hoạt động của các cytokine để bảo vệ gan Ngoài ra, stress oxy hóa cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương và hoại tử tế bào gây ra trong bệnh về gan. Các gốc tự do đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi bệnh lý gan, nhất là trong trường hợp gan bị nhiễm độc bởi các chất độc nội sinh, ngoại sinh và nhiễm độc rượu. Các gốc oxy hóa như hydroxyl, anion superoxide và hidrogen peroxide… phá hủy mô gan, gây tổn thương tế bào thông qua quá trình peroxy hóa màng lipid, đột biến ADN. Peroxy hóa lipid các acid béo không bão hòa trong màng tế bào làm giảm tính linh động của màng và ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng màng. Khi màng mất chức năng sinh học, tế bào sẽ bị chết kéo theo sự thoái hóa mô, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý. Vì vậy việc tìm ra các tác nhân có nguồn gốc tự nhiên và tổng hợp có hoạt tính chống oxy hóa được đề xuất để ngăn ngừa và điều trị bệnh gan do stress ox y hóa. Cây dược liệu đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe con người. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 5.117 loài và dưới loài thực vật bậc cao có mạch được sử dụng trong dân gian làm thuốc chữa bệnh (Viện Dược liệu, 2017). Đây là nguồn thuốc quý giá cần được nghiên cứu, khai thác, sử dụng có hiệu quả
- 2 và được bảo tồn và phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai. Pandanus oddoratissimus, Morinda longissima và Phyllathus acidus được sử dụng trong nhiều phương thuốc truyền thống để điều trị các bệnh bao gồm bệnh gan. Nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của ba cây này sẽ cung cấp nguyên liệu thô được sử dụng trong điều trị bệnh gan. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan của ba loài thực vật Dứa dại (Pandanus odoratissimus), Nhó đông (Morinda longissima), Chùm ruột (Phyllanthus acidus) Việt Nam với các mục tiêu sau: 1. Sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa từ các dịch chiết của quả cây Dứa dại, rễ cây Nhó đông, lá cây Chùm ruột phân bố ở Việt Nam. 2. Chiết tách và phân lập một số hợp chất từ 3 loài thực vật này, xác định cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập. 3. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa, bảo vệ gan in vitro của các hợp chất được phân lập Những đóng góp mới của luận án Lần đầu tiên 4 hợp chất được phân lập từ quả Dứa dại và 3 hợp chất được phân lập rễ cây Nhó đông được tiến khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ tế bào gan HepG2 chống lại tác động gây độc của CCl4. 11 hợp chất được phân lập từ lá Chùm ruột phân bố ở Việt nam đã được xác định cấu trúc trong đó có hợp chất drabanemoroside lần đầu tiên được phân lập từ chi Phyllanthus và một hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ thiên nhiên là kaempferol3O[αLrhamnopyranosyl(1 2)]βDglucuronopyranosyl methyl ester . Các hợp chất được tách chiết từ lá Chùm ruột đã được khảo sát hoạt tính chống oxy hóa bảo vệ gan, trong đó hợp chất myricitrin thể hiện hoạt tính bảo vệ tế bào gan mạnh nhất thông qua hoạt động chống oxy hóa. Đặc biệt hợp chất mới kaempferol3O[αLrhamnopyranosyl(1 2)]βDglucuronopyranosyl methyl ester cho thấy hoạt tính bảo vệ gan thông qua hoạt động điều chỉnh hàm lượng các cytokine như TNFα, IL6, IL10 trong con đường signal transducer and activator of transcription 3 (STAT3). Cấu trúc luận án Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương. Chương 1. Tổng quan tài liệu Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu Chương 4. Bàn luận kết quả CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- 3 Phần tổng quan tài liệu tập hợp các nghiên cứu trong nước và quốc tế về các vấn đề liên quan đến gan, các bệnh về gan, stress oxy hóa và chất chống oxy hóa liên quan đến bảo vệ gan, và 3 loài thực vật nghiên cứu; CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.1. Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu Vật liệu thực vật: quả Dứa dại (Pandanus odoratissimus), thân rễ cây Nhó đông (Morinda longissima Y.Z. Ruan), lá Chùm ruột (Phyllanthus acidus) phân bố ở Việt Nam Vật liệu động vật: Chuột nhắt trắng dòng BALB/c Vật liệu tế bào: tế bào macrophages dòng RAW 264.7 (ATCCTIB71), tế bào dòng HepG2 2.1.2. Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu hóa học và chiết xuất Dichloromethan (DCM), ethyl acetat (EtOAc), chloroform, (CHCl 3), methanol (MeOH), aceton, nbutanol (Trung Quốc, Merck) Bản sắc ký lớp mỏng Silica gel F254 tráng sẵn trên đế nhôm (Merck, Art. 1,05554) Silica gel 60 dùng cho sắc ký cột (Merck, cỡ hạt 1540µm) Các dung môi thông thường khác Hóa chất sử dụng cho thử nghiệm sinh học Trolox, Cucumine, (Sigma Aldrich); 1,1diphenyl2picrylhydrazyl (DPPH); Dimethylsulfoside (DMSO) (Fisher Scientific), Axit ascorbic, dung dịch đệm phosphat PBS (pH=7,4) LGlutamine, axit 42hidroxyetyl1piperazineetansulfonic (HEPES), Sodium Pyruvate, Fetal Bovine Serum – FBS (Gibco, Hoa kỳ), Phosphate buffered saline PBS (Gibco, Hoa kỳ), Dulbecco’s Modified Eagle Madium DMEM (Gibco, Hoa kỳ), Invitrogen (Sigma), Goldbio Thiazolyl Blue Tetrazolium Bromide MTT (Sigma) Bộ KIT định lượng Interleukin 6 (IL6 mouse ELISA Kit), Interleukin 10 (IL10 mouse ELISA Kit) và Tumor Necrosis factor Alpha (TNF ) (BioVision, Chester Springs, PA, USA) 2.1.3. Thiết bị Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu hóa học và chiết xuất Phổ khối ion hóa học ở áp suất khí quyển cao (PACIMS) được đo trên máy Agilent 6310 Ion Trap tại Viện Hóa học các hợp chất tự nhiên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Phổ khối ion phun mù điện tử (ESIMS) được đo trên máy Agilent 1100 LC MSD Trap của Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Phổ khối HRESIMS được đo trên máy FTICRMS Varrian (USA) tại viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
- 4 Phổ UVVis được đo trên máy UV2450, Shimazu, Nhật bản tại Viện Hàn lâm và khoa học Việt Nam Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) được đo trên máy Vance 500, 1H (500MHz) và 13C(125 MHz) tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Các thiết bị sử dụng trong thử nghiệm sinh học Máy đọc ELISA 96 giếng (Bio rad) Và các thiết bị thông thường khác 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÓA HỌC 2.2.1. Phương pháp điều chế các phần chiết từ nguyên liệu thực vật để sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa, bảo vệ gan Mẫu thực vật sau khi được thu hái loại bỏ tạp chất, rửa sạch, đem phơi ráo, sấy khô ở nhiệt độ 5060oC. Mẫu thực vật được phân tách thành các phân đoạn chiết có độ phân cực khác nhau với các dung môi methanol, ethanol, nhexan, clorofom, dichlomethane, ethyl acetate, nước. Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học được áp dụng phương pháp của trường đại học Dược khoa Rumani có cải tiến cho phù hợp với phòng thí nghiệm. 2.2.2. Phương pháp phân lập các hợp chất Sử dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng và phương pháp sắc ký cột. 2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất Để xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được, sử dụng kết hợp các thông số vật lý và các phương pháp phổ hiện đại, đồng thời kết hợp tra cứu tài liệu tham khảo. Các phương pháp phổ được sử dụng gồm: phương pháp phổ khối, phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân. 2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC 2.3.1. Phương pháp xác định hoạt tính chống oxi hóa bằng DPPH Sử dụng DPPH tạo gốc tự do để sàng lọc các chất chống oxy hóa ( Yuvaraj va cs., 2013) ̀ 2.3.2. Phương pháp xác định khả năng ức chế peroxidation lipid (thử nghiệm MDA) Xác định khả năng ức chế peroxy hoá lipid của mẫu nghiên cứu qua việc xác định hàm lượng malonyl dialdehyd (MDA), là sản phẩm của quá trình peroxy hoá lipid màng tế bào (Stroev và Makarova, 1989; Jelili và cs., 2011). 2.3.3. Phương pháp xác định khả năng bảo vệ tế bào gan (Moussa và cs., 2013; Özerka và cs., 2015). 2.3.3.1. Phương pháp nuôi cấy tế bào Dòng tế bào HepG2 được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy DMEM với thành phần kèm theo gồm 2 mM Lglutamine, 10 mM HEPES, và 1,0 mM sodium pyruvate, ngoài ra bổ sung 10% fetal bovine serum – FBS (GIBCO) và nuôi trong tủ
- 5 ấm CO2 ở điều kiện 37oC, 5% CO2. 2.3.3.2. Xác định khả năng gây độc tế bào in vitro bằng phương pháp MTT Sự phát triển của tế bào dưới tác động của mẫu thử được xác định bằng phương pháp MTT 2.3.3.2. Phương pháp xác định khả năng bảo vệ tế bào gan Khả năng sinh sống của tế bào HepG2 dưới tác động của CCl4 được xác định thông qua phép thử MTT. 2.3.4. Phương pháp xác định sự cảm ứng/ức chế cytokine 2.3.4.1. Nuôi cấy tế bào và xử lý mẫu Tế bào RAW macrophage dòng 264.7 được nuôi cấy trong môi trường DMEM (Dulbecco’s modified eagle madium) với thành phần kèm theo gồm 2mM Lglutamine, 10mM HEPES và 1,0mM sodium pyruvate, có bổ sung 10% fetal bovine serum – FBS (GIBCO), nuôi trong tủ ấm CO2 ở điều kiện nhiệt độ 37oC, 5% CO2. Sau 24 h, thu dịch nổi nuôi tế bào đã được thử chất để xác định sự có mặt của interleukin 6, Interleukin 10 (IL10 mouse ELISA Kit) và TNFα có trong môi trường nuôi cấy. 2.3.3.2. Xác định khả năng gây độc tế bào Sự phát triển của tế bào dưới tác động của mẫu thử được xác định bằng phương pháp MTT. 2.3.4.2. Phương pháp xác định interleukin 6, interleukin 10 và tumor necrosis factor anpha Được thực hiện dựa trên IL10, IL6 mouse ELISA Kit và TNF – α mouse ELISA Kit (BioVision) theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. 2.3.5. Các phương pháp xử lí số liệu Các số liệu được xử lí trên Excel, được trình bày dạng mean ± SD/SE. Các thuật toán thống kê Student's ttest, F’test và phương pháp phân tích phương sai một nhân tố ngẫu nhiên (one way ANOVA) để kiểm tra sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng âm, với P
- 6 quả Dứa dại, thân rễ cây Nhó đông và lá Chùm ruột. Kết quả sơ bộ phân tích thành phần hóa học được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Kết quả định tính nhóm các nhóm hợp chất tự nhiên trong các phân đoạn chiết xuất của các mẫu cây nghiên cứu Mẫu nghiên cứu Quả dứa Thân rễ cây Lá cây Chùm ruột Nhóm Thuốc thử và Dại Nhó đông hợp chất cách thực hiện POB MLC PAC PAA PAD AOP DPO POC MLB PAB MLA MLD Phản ứng NaOH + ++ + + + + + + + ++ ++ 10% FeCl3 5% + ++ + + + + + ++ ++ ++++ +++ Flavonoid + + Diazo + + + + + + + +++ +++ + + Shinoda + + + + ++ ++ Phản ứng Saponin + + + tạo bọt Alcaloid Dragendorff + + ++ Bouchardat + + + + + + Anthranoi Phản ứng + ++ + + d Bomtraeger + + + Mở đóng vòng Coumarin + ++ + + lacton Ghi chú: (): không có; (±): nghi ngờ, (+): có ít, (++) có; (+++): có nhiều, (++++) có rất nhiều Qua bảng 3.1. cho thấy: Ở cây Dứa dại: phân đoạn POB cho phản ứng dương tính với cac thu ́ ốc thử đặc hiệu của nhóm, flavonoid, alcaloid chứng tỏ trong các phân đoạn này đều có nhóm chất flavonoid và alcaloid; Ở cây Nhó đông: phân đoạn chiết MLB của cây nhó đông cho phản ứng dương tính rmạnh với NaOH nồng độ 10% trong phản ứng Bomtraeger, chứng tỏ trong phân đoạn chiết này có chứa nhiều các hợp chất thuộc nhóm anthranoid; Ở cây Chùm ruột: phân PAC và PAD đều cho phản ứng dương tính rất rõ với cac thu ́ ốc thử đặc hiệu của nhóm chất flavonoid, chứng tỏ trong các phân đoạn này đều có nhóm chất flavonoid 3.1.3. Kết quả sàng lọc tác dụng chống oxy hóa của quả cây Dứa dại, thân rễ cây Nhó đông và lá cây Chùm ruột 3.1.1.1. Kết quả sàng lọc các phân đoạn có hoạt tính chống oxy hóa in vitro theo phương pháp loại gốc tự do DPPH
- 7 Kết quả cho thấy hoạt tính loại gốc tự do có sự khác biệt lớn giữa các cao chiết, và phụ thuộc vào nồng độ của các cao chiết ở các nồng độ 12 ,5; 25; 50 và 100µg/ml. Khi tăng nồng độ các cao chiết, hoạt tính loại bỏ gốc tự do tăng lên. Nhờ so sánh giá trị IC50 của các cao chiết ở các phân đoạn cho thấy ở quả Dứa dại và thân rễ cây Nhó đông các cao chiết có tác dụng chống oxy hóa tăng dần theo thứ tự: POD
- 8 (d, C2; C2'), 86,59 (d, C7; C7'), 72,16 (t, C9, C9'), 56,22 (q, 3OMe; 3'OMe), 55,16 (d, C8, C8'). Hợp chất PO3: Tinh thể hình kim, màu vàng, C22H26O8, ESIMS (+): m/z 231,4 [M/2+Na]+. 1HNMR (CDCl3, 500 MHz), δ (ppm): 6,58 (2H, s, H2; H2'; H 6; H6'), 5,52 (1H, s, 4OH; 4'OH), 4,73 (1H, d, 4,5 Hz, H7; H7'), 4,28 (1H, dd, 9,0; 7.0 Hz, Ha9; Ha9'), 3,92 (1H,d, 3,5 Hz, Hb9; Hb9'); 3,91 (6H, s, 3OMe; 3' OMe; 5OMe; 5'OMe), 3,09 (1H, m, H8; H8'). 13CNMR (CDCl3, 125 MHz), δ (ppm): 147,14 (s, C3; C3'; C5; C5'), 134,26 (s, C4; C4'), 132,07 (s, C1; C1'), 102,66 (d, C2; C2'; C6; C6'), 86,06 (d, C7; C7'), 71,79 (t, C9, C9'), 56,36 (q, 3OMe, 3' OMe; 5OMe, 5'OMe), 54,33 (d, C8; C8'). Hợp chất PO4: Chất bột vô định hình màu vàng,C21H24O7. 1HNMR (CDCl3, 500 MHz), δ (ppm): 6,89 (2H, t, 7,5 Hz, H2, H5), 6,82 (1H, dd, 8; 2 Hz, H6), 6,58 (2H, t, 6.5 Hz, H2', H6'), 5,59 (1H, s, 4OH), 5,49 (1H, s, 4'OH), 4,75 (1H, d, 4,5 Hz, H7), 4,72 (1H, d, 4.5 Hz, H7'), 4,26 (2H, m, H a9, Ha9'), 3,90 (9H, brs, 3,3',5'OMe), 3.88 (2H, m, Hb9, Hb9'), 3,09 (2H, m, H8, H8'). 13CNMR (CDCl3, 125 MHz), δ (ppm): 147,18 (s, C3'; C5'), 146,73 (s, C3), 145,28 (s, C4), 134,33 (s, C4'), 132,92 (s, C1), 132,17 (s, C1'), 118,96 (d, C6), 114,30 (d, C5), 108,62 (d, C2), 102,83 (d, C2'), 102,77 (d, C6'), 86,16 (d, C7'), 85,84 (d, C7), 71,88 (t, C9), 71,64 (t, C9'), 56,44 (q, 3',5'OMe), 56,40 (q, 3OMe), 54,43 (d, C8'), 54,14 (d, C8). 3.2.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ phân đoạn MLB của thân rễ cây Nhó đông 3.2.2.1. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ phân đoạn MLB của thân rễ cây Nhó đông Từ phần đoạn MLB đã tách chiết được 3 hợp chất tinh sạch ký hiệu từ ML1 đến ML3 3.2.2.2. Hằng số vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất phân lập được từ phân đoạn MLB của thân rễ cây Nhó đông Hợp chất ML1: Dạng bột, màu vàng. C16H12O5. APCIMS (+): 285 [M+H]+. 1 HNMR (500 MHz, CDCl3, ppm): 13,01 (1H, s, 1OH), 8,14 (1H, d, 8,5 Hz, H8), 7,69 (1H, d, 7,5 Hz, H4), 7,51 (1H, d, 7,5 Hz, H3), 7,34 (1H, d, 8,5 Hz, H7), 4,03 (3H, s, H5OCH3), 2,37 (3H, s, 2CH3). 13CNMR (125MHz, CDCl3, ppm): 187,9 (s, C 9), 182,0 (s, C10), 160,7 (s, C1), 156,0 (s, C6), 146,9 (s, C8a), 136,9 (d, C3), 134,5 (s, C9a), 132,4 (s, C4a), 127,1 (s, C5), 126,0 (s, C10a), 125,5 (d, C8), 120,0 (d, C7), 118,9 (d, C4), 134,7 (s, C2), 62,3 (q, 5OCH3), 16,0 (s, 2CH3). Hợp chất ML2: Dạng bột, màu vàng đỏ, C16H12O5. APCIMS (+): 285 [M+H]+. 1HNMR (500 MHz, DMSOd6, ppm): 13,07 (1H, s, 1OH), 13,00 (1H, s, 5OH), 7,81 (1H, d, 8,5 Hz, H8), 7,71 (1H, d, 7,5 Hz, H4), 7,68 (1H, d, 7,5
- 9 Hz, H3), 7,45 (1H, d, 8,5 Hz, H7), 3,98 (3H, s, 6OCH 3), 2,33 (3H, s, 2CH3). 13C NMR (125MHz, DMSOd6, ppm): 187,5 (s, C10), 186,7 (s, C9), 160,0 (s, C1), 154,1 (s, C6), 152,1 (s, C5), 136,7 (d, C3), 134,7 (s, C2), 130,7 (s, C4a), 124,0 (s, C8a), 120,5 (d, C8), 118,3 (d, C4), 116,7 (d, C7), 115,4 (s, C10a), 114,8 (s, C 9a), 56,1 (q, 6OCH3), 15,2 (q, 2CH3). Hợp chất ML3: Dạng bột, màu vàng cam, C15H10O4. 1HNMR (500 MHz, DMSOd6, ppm): 8,2 (d, 8,5 Hz, H8), 7,68 (d, 7,5 Hz, H4), 7,57(d, 8 Hz, H3), 7,54 (d, 2,5 Hz, H5), 7,18 (dd, 8,5, 2.5 Hz, H7), 2,36 (s,H11). 13CNMR (125 MHz, DMSOd6, ppm): 189,32 (s, C9), 184,04 (s, C10), 166,53 (s, C6), 161,86 (s, C1), 137,56 (d, C3), 137,44 (s, C10a), 135,95 (s, C2), 133,03 (s, C4a), 130,90 (d, C8), 126,07 (s, C8a), 122,62 (d, C7), 119,80 (d,C4), 116,36 (s, C9a), 114,13 (d, C5), 16,02 (q, C11). 3.2.3. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ phân đoạn PAC của lá cây Chùm ruột 3.2.3.1. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ phân đoạn PAC của lá cây Chùm ruột Từ phần đoạn PAC đã tách chiết được 11 hợp chất tinh sạch ký hiệu từ PA1 đến PA11 3.2.3.2. Hằng số vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất phân lập được từ phân đoạn PAC của lá cây Chùm ruột Hợp chất PA1: Chất bột, màu vàng, C15H10O6 (M=286), ESIMS (m/z): 285[MH]. 1HNMR (500 MHz, CD3OD, ppm): 8,08 (2H, d, 8,5 Hz, H2 , H6 ), 6,92 (2H, d, 8,5 Hz, H3 , H5 ), 6,40 (1H, s, H8), 6,20 (1H, s, H6). 13CNMR (125MHz, CD3OD, ppm): 177,3 (s, C4), 165,5 (s, C7), 162,4 (s, C5), 160,5 (s, C 4 ), 158,2 (s, C9), 148,1 (s, c2), 137,1 (s, C3), 130,7 (d, C2 , C6 ), 123,7 (s, c1 ), 116,3 (d, C3 , C5 ), 104,5 (s, C10), 99,3 (s, C6), 94,5 (s, C8). Hợp chất PA2: Chất bột màu vàng, C21H20O11 (M=448), ESIMS (m/z): 447 [MH]. 1HNMR (500 MHz, CD3OD, ppm): 8,07 (2H, d, 8,5 Hz, H2 , H6 ), 6,91 (2H, d, 8,5Hz, H3 , H5 ), 6,42 (1H, s, H8), 6,23 (1H, s, H6), 5,26 (1H, d, 7,0 Hz, H1 ), 3,71 (1H, d, 12,0 Hz, H6 ), 3,55 (1H, dd, 5,0, 12,0 Hz, H6 ), 3,46 (1H, dd, 7,0, 9,0 Hz, H2 ), 3,43 (1H, dd, 9.0, 9,0 Hz, H3 ), 3,35 (1H, overlap, H 4 ), 3,23 (1H, m, H5 ). 13CNMR (125MHz, CD3OD, ppm): 179,5 (s, C4), 166,1 (s, C7), 163,1 (s, C5), 161,6 (s, C4 ) 159,1 (s, C9), 158,5 (s, C2), 135,5 (s, C3), 132,3 (d, C 2 , C6 ), 122,8 (s, C1 ), 116,1 (d, C3 , C5 ), 105,7 (s, C10), 104,2 (d, C1 ), 100,0 (s, C6), 94,8 (s, C8), 78,4 (d, C5 ), 78,1 (d, C3 ), 75,8 (d, C2 ), 71,4 (d, C4 ), 62,7 (t, C6 )
- 10 Hợp chất PA3: Chất bột, màu vàng, C21H20O11 (M=448), ESIMS (m/z): 447 [MH]. 1HNMR (500 MHz, CD3OD, ppm): 7,36 (1H, s, H2 ), 7,32 (1H, d, 7,5 Hz, H6 ), 6,93 (1H, d, 7,5 Hz, H5 ), 6,39 (1H, s, H8), 6,22 (1H, s, H6), 5,37 (1H, s, H1 ), 4,24 (1H, s, H2′′), 3,77 (1H, d, 8,0 Hz, H3′′), 3,44 (1H, m, H5′′), 3,36 (1H, dd, 8,0, 9,5 Hz, H4′′), 0,96 (3H, d, 6,0Hz, 6′′CH3). 13CNMR (125MHz, CD3OD, ppm): 179,6 (s, C4), 165,9 (s, C7), 163,2 (s, C5), 159,3 (s, C2), 158,5 (s, C9), 149,8 (s, C4 ), 146,4 (s, C3 ), 136,2 (s, C3), 123,0 (s, C1 ), 122,9 (d, C6 ), 117,0 (d, C5 ), 116,4 (s, C2 ), 105,9 (s, C10), 103,5 (s, C1 ), 99,9 (s, C6), 94,8 (s, C8), 73,3 (d, C4 ), 72,1 (d, C3 ), 72,0 (s, C2 ),71,9 (d, C5 ), 17,6 (d, C6 ). Hợp chất PA4: Chất bột, màu vàng nhạt, C21H20O10 (M=432), ESIMS (positive) m/z 433,46 [M+H]+, 432,40 [MH] (negative). 1HNMR (500 MHz, CD3OD, ppm): 7,78 (2H, d, 8,5 Hz, H2 , H6 ), 6,95 (2H, d, 8,5 Hz, H3 , H5 ), 6,39 (1H, s, H8), 6,22 (1H, s, H6), 5,40 (1H, s, H1 ), 4,24 (1H, s, H2 ), 3,73 (1H, d, 8,0 Hz, H3 ), 3,36 (1H, overlap, H4 ), 3,34 (1H, m, H5 ), 0,94 (3H, d, 4,5 Hz, 6 CH3). 13CNMR (125MHz, CD3OD, ppm): 179,6 (s, C4), 166,2 (s, C7), 163,2 (s, C5), 161,6 (s, C4 ), 159,3 (s, C2), 158,6 (s, C9), 136,2 (s, C3), 131.9 (d, C2 , C6 ), 122,7 (s, C1 ), 116,6 (d, C3 , C5 ), 105,9 (s, C10), 103,5 (s, C1 ), 100,0 (s, C6), 94,8 (s, C8), 73,2 (d, C4 ), 72,2 (s, C2 ), 72.0 (d, C 3 ), 71,9 (d, C5 ), 17,7 (q, 6 CH3). Hợp chất PA5: Chất bột màu vàng nhạt, C27H28O16 (M=608). 1HNMR (500 MHz, CD3OD, ppm): 8,06 (2H, d, 8,5 Hz, H2 , H6 ), 6,89 (2H, d, 8,5 Hz, H3 , H5 ), 6,35 (1H, d, 2,0 Hz, H8), 6,16 (1H, d, 2,0 Hz, H6), 5,86 (1H, d, 7,0 Hz, H 1 ), 5,24 (1H, s, H1 ), 4,02 (1H, overlap, H2 ), 4,01 (1H, m, H4 ), 3,73 (1H, dd, 3,0, 9,5 Hz, H3 ), 3,65 (1H, dd, 7,0, 9,0 Hz, H2 ), 3,63 (1H, dd, 9,0, 9,0 Hz, H3 ), 3,56 (1H, overlap, H4 ), 3,54 (1H, m, H5 ), 3,34 (1H, overlap, H 4 ), 0,95 (3H, d, 6,5, 6 CH3). 13CNMR (125MHz, CD3OD, ppm): 179,4 (s, C4), 176,1(q, 6 COOH), 167,0 (s, C7), 163,1 (s, C5), 161,1 (s, C4 ), 158,6 (s, C2), 158,4 (s, C9), 134,4 (s, C3), 132,2 (d, C2 , C6 ), 123,3 (s, C1 ), 116,1 (d, C3 , C5 ), 105,7 (s, C10), 102,7 (s, C1 ), 100,2 (d, C1 ), 100,1 (d, C6), 94,9 (d, C8), 80,2 (d, C2 ), 78,8 (d, C3 ), 77,2 (d, C5 ), 74,1 (d, C4 ), 73,8 (d, C4 ), 72,4 (d, C2 ), 72,3 (d, C3 ), 69,9 (d, C5 ), 17,5 (d, 6 CH3). Hợp chất PA6: Chất bột màu vàng, C27H30O15 (M=594). 1HNMR (500 MHz, CD3OD, ppm): 8,09 (2H, d, 9,0 Hz, H2 , H6 ), 6,91 (2H, d, 9,0 Hz, H3 , H5 ), 6,39 (1H, s, H8), 6,18 (1H, s, H6), 5,72 (1H, d, 8,0 Hz, H1 ), 5,24 (1H, s, H1 ), 4,06 (1H, m, H5 ), 4,02 (1H, d, 1,5 Hz, H2 ), 3,96 (1H, dd, 8,0, 9,5
- 11 Hz, H2 ), 3,80 (1H, dd, 3,5, 9,0 Hz, H3 ), 3,74 (1H, dd, 3,0, 9,5 Hz, H3 ), 3,67 (1H, t, 9,0 Hz, H4 ), 3,66 (1H, dd, 6,0, 11,5 Hz, Ha6), 3,61 (1H, dd, 6,0, 11,5 Hz, Hb 6 ), 3,56 (1H, d, 3,0 Hz, H4 ), 3,53 (1H, m, H5 ), 0,96 (3H, d, 6,0 Hz, 6 CH3). 13CNMR (125MHz, CD3OD, ppm): 179,5 (s, C4), 165,6 (s, C7), 163,1 (s, C5), 161,2 (s, C4 ), 158,4 (s, C2), 158,3 (s, C9), 134,5 (s, C3), 132,2 (d, C2 , C6 ), 123,1(s, C1 ), 116,2 (d, C2 , C5 ), 105,9 (s, C10), 102,6 (s, C1 ), 100,6 (d, C1 ), 99,7 (s, C6), 94,6 (s, C8), 77,7 (d, C2 ), 76,9 (d, C5 ), 75,7 (d, C3 ),74,1 (t, C4 ), 72,4 (d, C2 ), 72,3 (d, C3 ), 70,7 (s, C4 ), 69,8 (d, C 5 ), 62,1 (t, 6 CH2), 17,5 (d, 6 CH3). Hợp chất PA7: Chất bột màu vàng, C21H20O12 (M=464) 1HNMR (500 MHz, CD3OD, ppm): 6,97 (2H, s, H2 , H6 ), 6,38 (1H, d, 2,0 Hz, H8), 6,22 (1H, d, 2,0 Hz, H6), 5,33 (1H, d, 1,0 Hz, H1 ), 4,24 (1H, s, H2 ), 4,06 (1H, m, H5 ), 3,81 (1H, dd, 3,5, 9,5 Hz, H3 ), 3,36 (1H, t, 9,5 Hz, H4 ), 0,98 (2H, d, 6,0 Hz, 6 CH3). 13CNMR (125MHz, CD3OD, ppm): 179,7 (s, C4), 165,9 (s, C7), 163,2 (s, C5),159,4 (s, C2), 158,5 (s, C9), 146,8 (s, C3 , C5 ), 137,9 (s, C4 ), 136,3 (s, C3), 121,9 (s, C1 ), 109,6 (d, C2 ), 109,4 (s, C6 ), 105,9 (s, C10), 103,6 (d, C1 ), 99,8 (d, C6), 94,7 (d, C8), 73,3 (t, C4 ), 72,1 (d, C3 ), 72,0 (s, C 2 ), 71,9 (d, C5 ), 17,7 (d,C6 ). Hợp chất PA8 (Chất mới): Dạng bột màu vàng C28H30O16 (M=622). UV λ max (MeOH): 266.4, 346.7 nm; IR (KBr) ν max 3319,49; 2945,30; 2831.50; 1651,07; 1450,47; 1413,82; 1114,86; 1020,34; 628,79 cm1. HRESIMS (m/z): 623,16174 [M + H]+ (calc. for 623,16120 C28H31O16), m/z 645,14349 [M + Na]+ (calc. for 645,14314 C28H30O16Na). 1HNMR (500 MHz, CD3OD, ppm): 8,02 (2H, d, 8,5 Hz, H2 , H 6 ), 6,91 (2H, d, 8,5 Hz, H3 , H5 ), 6,40 (1H, s, H8), 6,21 (1H, s, H6), 5,78 (1H, d, 7,5 Hz, H1 ), 5,24 (1H, s, H1 ), 4,03 (1H, m, H5 ), 4,02 (1H, s, H2 ), 3,81 (1H, d, 9,0 Hz, H5 ), 3,78 (1H, dd, 2,5, 9,0 Hz, H3 ), 3,68 (1H, dd, 7,5, 9,0 Hz, H2 ), 3,67 (3H, s, 6 OCH3), 3,60 (1H, dd, 9,0, 9,0 Hz, H3 ), 3,59 (1H, overlap, H4 ), 3,36 (1H, dd, 9,0, 9,0 Hz, H4 ), 0,97 (3H, d, 6,0 Hz, 6 CH3). 13 CNMR (125MHz, CD3OD, ppm): 179,1 (s, C4), 170,6 (s, C6''), 165,8 (s, C7), 163,0 (s, C5), 161,4 (s, C4'), 158,9 (s, C2), 158,4 (s, C9), 134,1 (s, C3), 132,1 (d, C2', C6'), 122,9 (s, C1'), 116,1 (d, C3', C5'), 105,9 (s, C10), 102,7 (d, C1'''), 100,6 (d, C1''), 99,9 (d, C6), 94,7 (d, C8), 79,5 (d, C2''), 78,2 (d, C3''), 76,9 (d, C 5''), 74,0 (d, C4'''), 73,2 (d, C4''), 72,4 (d, C2'''), 72,3 (d, C3'''), 70,0 (d, C5'''), 52,8 (q, 6''OCH3), 17,5 (q, 5'''CH3). Hợp chất PA9: Chất bột, màu vàng, C26H28O14 (M=564), HRESIMS tại pic m/z 645,14349 [M+Na]+. 1HNMR (500 MHz, CD3OD, ppm): 8,05 (2H, d, 8,5 Hz,
- 12 H2 , H6 ), 6,93 (2H, d, 8,5 Hz, H3 , H5 ), 6,41 (1H, d, 2,0 Hz, H8), 6,21 (1H, d, 2,0 Hz, H6), 5,54 (1H, d, 4,5 Hz, H1 ), 5,10 (1H, s, H1 ), 4,12 (1H, dd, 4,5, 6,5 Hz, H2 ), 3,93 (1H, s, H2 ), 3,90 (1H, dd, 6,0, 9,5 Hz, H5 ), 3,84 (1H, m, H 3 ), 3,81 (1H, m, H4 ), 3,75 (H, dd, 5,5, 11,5 Hz, Hb5 ), 3,73 (1H, dd, 3.0, 9.5 Hz, H3 ), 3,39 (1H, overlap, H4 ), 3,35 (H, dd, 2,0, 11,5 Hz, Ha 5 ), 1,11 (3H, d, 6,0 Hz, 6 CH3).13CNMR (125MHz, CD3OD, ppm): 179,5 (s, C4), 165,9 (s, C7), 163,2 (s, C5), 161,5 (s, C4 ), 158,6 (s, C9), 158,4 (s, C2), 135,1 (s, C3), 132,2(d, C 2 , C6 ), 122,8 (s, C1 ), 116,4 (d, C3 , C5 ), 105,8 (s, C10), 102,2 (s, C1 ), 101,0 (d, C1 ), 99,8 (d, C6), 94,7 (d¸ C8), 77,2 (dd, C2 ), 74,0 (*,C4 ), 72,7 (m, C3 ), 72,4 (s, C2 ), 72,3 (dd, C3 ), 70,2 (dd, C5 ), 68,3 (m, C4 ), 65,0 (d, C5 ), 17,7 (d, C6 ). Hợp chất PA10: Chất bột, màu vàng cam, C21H20O12 (M=464). 1HNMR (500 MHz, CD3OD, ppm): 7,73 (1H, s, H2 ), 7,60 (1H, dd, 1,5, 8,0 Hz, H6 ), 6,88 (1H, d, 8,0 Hz, H5 ), 6,33 (1H, s, H8), 6,16 (1H, s, H6), 5,17 (1H, d, 7,5, H1 ), 3,73 (1H, dd, 2,0, 12,0 Hz, H6 ), 3,60 (1H, dd, 5,0, 12,0 Hz, H6 ), 3,51 (1H, dd, 7,5, 9,0 Hz, H2 ), 3,45 (1H, dd, 9,0, 9,0 Hz, H3 ), 3,37 (1H, t, 9,0 Hz, H4 ), 3,25 (1H, m, H5 ). 13CNMR (125MHz, CD3OD, ppm): 179,1 (s, C4), 169,5 (s, C7), 162,8 (s, C5), 158,7 (s, C2, C9), 150,1 (s, C4 ), 145,0 (s, C3 ), 135,5 (s, C3), 123,2 (dd, C6 ), 123,0 (s, C1 ), 117,5 (s, C2 ), 116,0 (d, C5 ), 104,8 (d, C 1 ), 104,7 (s, C10), 101,1 (s, C6), 95,6 (s, C8), 78,3 (m, C5 ), 78,1 (d, C3 ), 75,7 (d, C2 ), 71,2 (t, C4 ), 62,6 (d, C6 ). Hợp chất PA11: Chất bột, màu vàng sẫm, C27H30O16 (M=610). 1HNMR (500 MHz, CD3OD, ppm): 7,69 (1H, s, H2 ), 7,65 (1H, d, 8,5 Hz, H6 ), 6,89 (1H, d, 8,5 Hz, H5 ) 6,42 (1H, s, H8), 6,23 (1H, s, H6), 5,12 (1H,d, 7,5 Hz, H1 ), 4,54 (1H, s, H1 ), 3,82 (1H, d, 11,0 Hz, H6 ), 3,65 (1H, s, H2 ), 3,56 (1H, dd, 3,0, 9,0, H 3 ), 3,50 (1H, dd, 7,5, 9,0 Hz, H2 ), 3,47 (1H, m, H5 ), 3,43 (1H, dd, 9,0, 9,0 Hz, H3 ), 3,40 (1H, dd, 5,0, 11,0 Hz, H6 ), 3,33 (1H, m, H5 ), 3.30 (1H, dd, 9.0, 9,0 Hz, H4 ), 3,28 (1H, overlap, H4 ), 1,14 (1H, d, 6,0 Hz, H6 ). 13CNMR (125MHz, CD3OD, ppm): 179,4 (s, C4), 166,0(s, C7), 163,0 (s, C5), 159,4 (s, C 9), 158.5 (s, C2), 149,8 (s, C5 ), 145,8 (s, C3 ), 135,6 (s, C3), 123,6 (d, C6 ), 123,1 (s, C1 ), 117,7 (s, C2 ), 116,1 (d, C5 ), 105,6 (s,C10), 104,7 (d, C1 ), 99,9 (s, C 6), 94,9 (s, C8), 78,2 (dd, C3 ), 75,7 (dd, C2 ), 71,4 (d, C4 ). 3.3. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA, BẢO VỆ GAN CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐƯỢC TÁCH CHIẾT TỪ QUẢ CÂY DỨA DẠI, THÂN RỄ CÂY NHÓ ĐÔNG VÀ LÁ CÂY CHÙM RUỘT 3.3.1. Hoạt tính chống oxy hóa, bảo vệ gan của các hợp chất được tách chiết
- 13 từ phân đoạn POB quả cây Dứa dại 3.3.1.1. Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập từ phân đoạn PO B quả Dứa dại a. Xác định hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập từ phân đoạn PO B của quả Dứa dại bằng phương pháp DPPH Trong 4 hợp chất thứ cấp được phân lập từ phân đoạn POB, có 3 hợp chất là (+)pinoresinol; (+)syringaresinol và (+)medioresinol có hoạt tính chống oxy hóa. Giá trị IC50 của của các hợp chất lần lượt 7,50 µg/ml; 16,53 µg/ml và 5,93 µg/ml. Qua phương pháp DDPH cho thấy (+)medioresinol có hoạt tính loại bỏ gốc tự do lớn hơn (+)pinoresinol; (+)syringaresinol và hiệu quả chống oxy hóa của (+) medioresinol và (+)pinoresinol cao hơn chất chuẩn ascorbic acid (13,23 µg/ml), trong khi đó, hiệu quả của (+)syringaresinol lại thấp hơn. b. Xác định hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập từ phân đoạn PO B quá Dứa dại thông qua thử nghiệm MDA Kết quả khảo sát về hoạt tính chống oxy hóa thông qua mô hình ức chế quá trình peroxid hóa lipid cho thấy 2 hợp chất (+)medioresinol và (+)pinoresiol có hoạt tính ức chế quá trình peroxyl hóa lipid, trong đó, hoạt tính của (+)medioresinol cao hơn so với (+)pinoresiol. Giá trị IC50 của các chất lần lượt 5,82 µg/ml và 11,04 µg/ml Như vậy, trong 2 phương pháp nghiên cứu, (+)medioresinol, (+)pinoresiol đều có hoạt tính chống oxy hóa mạnh và hợp chất (+)medioresinol có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn so với hợp chất (+)pinoresiol. Ngoài ra, hợp chất (+) syringaresinol cũng có hoạt tính chống oxy hóa qua con đường loại bỏ gốc tự do, tuy nhiên chất này lại không có hoạt tính ức chế quá trình peroxy hóa lipid (IC50 > 100 µg/ml). Do đó, 3 chất này có khả năng bảo vệ gan thông qua hoạt tính chống oxy hóa. Các chất được tách chiết từ phân đoạn POB tiếp tục được khảo sát hoạt tính bảo vệ gan in vitro. 3.3.1.2. Hoạt tính gây độc tế bào HepG2 và tác dụng bảo vệ tế bào HepG2 dưới tác động gây độc của CCl4 của các hợp chất được tách chiết từ phân đoạn PO B quả cây Dứa dại a. Hoạt tính gây độc tế bào HepG2 của các hợp chất được tách chiết từ phân đoạn POB quả cây Dứa dại Cả 4 hợp chất được tách chiết từ quả cây Dứa dại đều không gây độc cho tế bào HepG2 ở các nồng độ nghiên cứu. b. Tác dụng bảo vệ tế bào HepG2 dưới tác động gây độc của CCl 4 của các hợp chất được tách chiết từ phân đoạn POB quả cây Dứa dại Ở giếng đối chứng sau khi ủ với 40 mM CCl4 , khả năng sống của tế bào HepG2 giảm xuống còn 37,36±1,32 %, điều này cho thấy CCl4 40mM gây độc tính mạnh đối với tế bào HepG2 . Tỷ lệ phần trăm về sự sống sót của tế bào HepG2
- 14 tăng lên ở các giếng được ủ với hợp chất (+)pinoresiol; (+)medioresinol ở nồng độ 50 và 100 µg/ml và hợp chất vanillin, (+)syringaresinol ở nồng độ 100 µg/ml trước khi xử lý CCl4, tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Tỷ lệ phần trăm sống sót của tế bào HepG2 ở các giếng được xử lý bằng (+)pinoresiol ở nồng độ 50 và 100 µg/ml lần lượt là 46,88 ± 0,70 %; 41,07 ± 0,58 %; xử lý bằng (+)medioresinol ở nồng độ 50 và 100 đạt giá trị 41,07 ± 2,44% và 42,78 ± 2,54%, ở các giếng xử lý bằng vanillin, (+)syringaresinol ở nồng độ 100 µg/ml có tỷ lệ tế bào Hep2G sống sót 42,61± 1,54%; 40,08 ± 0,60%. 3.3.2. Hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ gan của các hợp chất được tách chiết từ phân đoạn MLB thân rễ cây Nhó đông 3.3.1.2. Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập từ phân đoạn ML B thân rễ cây Nhó đông a. Xác định hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập từ phân đoạn ML B thân rễ cây Nhó đông bằng phương pháp DPPH Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 3 hợp chất morindone5methyl ether, morindone 6 methyl ether, soranjidiol đều không thể hiện hoạt tính chống oxy hóa thông qua hoạt động loại bỏ gốc tự do. Giá trị IC50 của cả 3 chất đều lớn hơn 100. b. Xác định hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập từ phân đoạn ML B của thân rễ cây Nhó đông thông qua thử nghiệm MDA Kết quả khảo sát cho thấy cả 3 hợp chất morindone5methyl ether, morindone 6 methyl ether, soradidiol đều không thể hiện hoạt tính chống oxy hóa thông qua hoạt động ức chế quá trình peroxy hóa lipid. Như vậy, trên cả 2 mô hình nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp DDPH và MDA, cả 3 hợp chất morindone5methyl ether, morindone 6 methyl ether, soradidiol đều không thể hiện hoạt chống oxy hóa. Các chất này tiếp tục được khảo sát hoạt tính bảo vệ tế bào HepG2 chống lại tác động gây độc của CCl4. 3.3.1.2. Hoạt tính gây độc tế bào HepG2 và tác dụng bảo vệ tế bào HepG2 dưới tác động gây độc của CCl4 của các hợp chất được tách chiết từ phân đoạn MLB thân rễ cây Nhó đông a. Hoạt tính gây độc tế bào HepG2 của các hợp chất được tách chiết từ phân đoạn MLB thân rễ cây Nhó đông 3 hợp chất được tách chiết từ thân rễ cây Nhó đông đều chưa thể hiện hoạt tính gây độc trên tế bào HepG2 ở các nồng độ nghiên cứu. b. Tác dụng bảo vệ tế bào HepG2 dưới tác động gây độc của CCl 4 của các hợp chất được tách chiết từ phân đoạn MLB thân rễ cây Nhó đông Tỷ lệ phần trăm tế bào HepG2 sống sót ở các giếng có bổ sung hợp chất morindone5methyl ether, morindone 6 methyl ether, soradidiol ở các mức nồng độ khác nhau đạt giá trị từ 38,14 ± 2,12 đến 46,33 ± 1,49 tăng cao hơn so với nhóm đối
- 15 chứng (37,36 ± 1,32%), tuy nhiên mức tăng không đáng kể. 3.3.3. Hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ gan của các hợp chất được tách chiết từ phân đoạn PAC lá cây Chùm ruột 3.3.3.1. Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập từ phân đoạn PAC lá cây Chùm ruột a. Xác định hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập từ phân đoạn PAC lá cây Chùm ruột bằng phương pháp DPPH 11 hợp chất được tách chiết từ lá Chùm ruột chia thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất là nhóm có hoạt tính chống oxy hóa thông qua hoạt động loại bỏ gốc tự do DPPH từ cao xuống thấp lần lượt là rutin , myricitrin, quercetin3OαLrhamnopyranoside (Quercitrin) , isoquercitrin, kaempferol, kaempferol3O[αLrhamnopyranosyl (1 2)]βDgalactopyranosidevới giá trị IC50 lần lượt là 7.37; 9,37; 10,61; 12,41; 15,34 và 79,32 µg/ml, trong đó các hợp chất như myricitrin, quercetin3OαL rhamnopyranoside (quercitrin), isoquercitrin đều có hoạt tính chống oxy hóa thông qua hoạt động loại bỏ gốc tự do cao hơn so với chất chuẩn ascorbic acid (IC50 = 13,23 µg/ml). Nhóm thứ hai là nhóm không thể hiện hoạt tính chống oxy hóa thông qua hoạt động loại bỏ gốc tự do, nhóm này bao gồm các hợp chất như kaempferol 3O βD glucopyranoside, kaempferol3OαLrhamnopyranoside, kaempferol3O[αL rhamnopyranosyl(1→2)]βDglucuronopyranoside, kaempferol3O[αL rhamnopyranosyl(1 2)]βDglucuronopyranosyl methyl ester, kaempferol 3OαL rhamnopyranosyl(1 2)αLarabinopyranoside với giá trị IC50 lớn hơn 100 µg/ml. b. Xác định hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập từ phân đoạn PAC lá cây Chùm ruột thông qua thử nghiệm MDA Hoạt tính chống oxy hóa thông qua hoạt động ức chế quá trình peroxy hóa lipid của 11 hợp chất được tách chiết từ lá cây Chùm ruột được chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, nhóm có hoạt tính ức chế quá trình peroxy hóa lipid được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: myricitrin, quercitrin, isoquercitrin, rutin, kaempferol, kaempferol3OαLrhamnopyranoside (PA4) với giá trị IC50 lần lượt là 1,67; 5,69; 8,33; 10,21; 13,36; 54,55 µg/ml. Nhóm thứ hai là nhóm các hợp chất không thể hiện hoạt tính ức chế quá trình peroxy hóa lipd với giá trị IC50 lớn hơn 100 bao gồm các hợp chất: kaempferol 3O βDglucopyranoside, kaempferol3 O[αLrhamnopyranosyl(1→2)]βDglucuronopyranoside, kaempferol3O[αL rhamnopyranosyl(1 2)]βDgalactopyranoside, kaempferol3O[αL rhamnopyranosyl(1 2)]βDglucuronopyranosyl methyl ester , kaempferol 3Oα Lrhamnopyranosyl(1 2)αLarabinopyranoside. Như vậy trên cả 2 mô hình nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp DDPH và MDA, 5 hợp chất gồm kaempferol, quercetin3 OαL rhamnopyranoside (Quercitrin), myricitrin, isoquercitrin, rutin đều thể hiện hoạt
- 16 chống oxy hóa cao. Ngoài ra, hợp chất kaempferol3O[αLrhamnopyranosyl (1 2)]βDgalactopyranoside thể hiện hoạt tính loại bỏ gốc tự do DPPH và hợp chất kaempferol3OαLrhamnopyranoside thể hiện hoạt tính ức chế quá trình peroxy hóa lipid tuy nhiên hoạt tính chống oxy hóa của hai chất này còn thấp. Các chất còn lại gồm kaempferol 3O βDglucopyranoside, kaempferol3O[αL rhamnopyranosyl(1→2)]βDglucuronopyranoside, kaempferol3O[αL rhamnopyranosyl(1 2)]βDglucuronopyranosyl methyl ester, kaempferol 3Oα Lrhamnopyranosyl(1 2)αLarabinopyranoside đều không thể hiện hoạt tính chống oxy hóa trên cả 2 mô hình nghiên cứu. Các chất này tiếp tục đượ c khảo sát hoạt tính bảo vệ tế bào HepG2 chống lại tác động gây độc của CCl4. 3.3.3.2. Hoạt tính gây độc tế bào HepG2 và tác dụng bảo vệ tế bào HepG2 dưới tác động gây độc của CCl4 của các hợp chất được tách chiết từ phân đoạn PAC lá cây Chùm ruột a. Hoạt tính gây độc tế bào HepG2 của các hợp chất được tách chiết từ phân đoạn PAC lá cây Chùm ruột 11 hợp chất được tách chiết từ lá cây Chùm ruột đều chưa thể hiện hoạt tính gây độc trên tế bào HepG2 ở các nồng độ nghiên cứu b. Tác dụng bảo vệ tế bào HepG2 dưới tác động gây độc của CCl 4 của các hợp chất được tách chiết từ phân đoạn PAC lá cây Chùm ruột Trong số 11 hợp chất được tách chiết từ lá Chùm ruột có 9 hợp chất biểu hiện hoạt tính bảo vệ tế bào HepG2 chống lại tác động gây độc của CCl 4. Trong đó, các hợp chất quercetin3OαLrhamnopyranoside (quercitrin), kaempferol3O αLrhamnopyranoside, kaempferol 3OαLrhamnopyranosyl(1 2)αL arabinopyranoside biểu hiện hoạt tính bảo vệ tế bào Hep2G ở nồng độ 100µg/ml, tuy nhiên tỷ lệ tế bào Hep2G sống sót tăng không đáng kể lần lượt là 44,36 ± 0,66%; 51,76 ± 1,87%; 46,38 ± 0,69%; so với đối chứng là 37,36%. Sáu hợp chất khác gồm kaempferol3 O(2αLrhamnopyranosyl) βD glucuronopyranoside, kaempferol3O[αLrhamnopyranosyl(1 2)]βD galactopyranoside), myricitrin, kaempferol3O[αLrhamnopyranosyl(1 2)]βD glucuronopyranosyl methyl ester, isoquercitrin và rutin biểu hiện hoạt tính bảo vệ tế bào HepG2 ở nồng độ 50 và 100µg/ml. Tỷ lệ tế bào Hep2G sống sót dướ i tác động bảo vệ của các chất này đạt từ 42% trở lên cao hơn so với đối chứng (37,36%.). Đáng chú ý là ở nồng độ 100µg/ml hợp chất myricitrin có khả năng bảo vệ tế bào HepG2 cao, tỷ lệ tế bào HepG2 sống sót đạt 96,53 ± 1,45%. 3.3.3.3. Ảnh hưởng của một số các hợp chất phân lập từ phân đoạn PAC lá chùm ruột đến TNFα , IL6 và IL10 từ tế bào RAW 264.7 được xử lý bằng LPS a. Hoạt tính gây độc tế bào RAW 264.7 của các hợp chất được tách chiết từ phân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 190 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 256 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn