Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa Channa maculata (Lacepède, 1801)
lượt xem 2
download
Mục tiêu tổng quát của đề tài là cung cấp những luận cứ khoa học về một số đặc điểm sinh học và một số yếu tố kỹ thuật trong sản xuất giống cá chuối hoa. Thành công của đề tài sẽ góp phần rất lớn cho việc xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa nhằm đa dạng hóa đối tƣợng nuôi, duy trì và phát triển nguồn lợi, bảo vệ quỹ gen, bảo tồn đa dạng sinh học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa Channa maculata (Lacepède, 1801)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TẠ THỊ BÌNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ XÂY DỰNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHUỐI HOA Channa maculata (Lacepède, 1801) Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 9 42 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC HÀ NỘI – 2020
- Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Hữu Dực Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2: TS. Đỗ Văn Tứ Phản biện 1: … Phản biện 2: … Phản biện 3: …. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam
- MỞ ĐẦU Giới thiệu Trong các loài cá nước ngọt, các loài thuộc họ cá quả Channidae (Anabantiformes) được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm do chúng có kích thước lớn, thịt ngon và sức sống cao. Nhiều loài đã được nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh học, sản xuất giống và phát triển thành đối tượng nuôi quan trọng ở các nước trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Phillipines, Ấn Độ và Malaysia (Muntaziana et al., 2013). Ở Việt Nam, họ cá quả chỉ có duy nhất một giống Channa thuộc họ này gồm có 12 loài phân bố khắp các miền với nhiều tên gọi khác nhau theo tiếng địa phương. Trong đó, cá lóc đen (C. striata) và cá lóc bông (C. micropeltes) đã được nghiên cứu nhiều và phát triển nghề nuôi do chúng có kích cỡ lớn và giá trị kinh tế cao (Nguyễn Huấn và Dương Nhựt Long, 2008). Gần đây, cá dày (C. lucius) cũng đã được nghiên cứu đặc điểm sinh học và sản xuất giống (Tiền Hải Lý, 2016). Cá chành dục (C. gachua) kích thước nhỏ nhưng cũng đã được nghiên cứu đặc điểm sinh học và sản xuất giống (Hồ Mỹ Hạnh, 2017). Trong khi đó cá chuối hoa (C. maculata) cũng là một đối tượng nuôi có tiềm năng nhưng lại chưa được chú ý nghiên cứu nhiều. Hiện nay, nghiên cứu về cá chuối hoa ở trong nước mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm phân loại, một số đặc điểm sinh học và nghiên cứu sơ bộ về sản xuất giống nhân tạo. (Nguyễn Thái Tự, 1983; Mai Đình Yên, 1978; Nguyễn Văn Hảo, 2005; Nguyễn Đình Vinh và nnk., 2015; Tạ Thị Bình và nnk., 2015). Vì vậy, việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học làm cơ sở cho việc cho đẻ nhân tạo, xây dựng kỹ thuật sản xuất cá giống và đưa vào nuôi loài cá này là hết sức cần thiết nhằm góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, duy trì và phát triển nguồn lợi, bảo vệ quỹ gen, bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, theo Pravdin (1973) muốn thuần hóa và đưa vào nuôi một loài cá có hiệu quả thì phải hiểu biết về đặc điểm sinh học của chúng. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa Channa maculata (Lacepède, 1801) ” được thực hiện. Mục tiêu của đề tài Xác định được các đặc điểm đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của cá chuối hoa ngoài tự nhiên làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng kỹ thuật sản xuất giống và ương nuôi loài cá này. Xây dựng được một số thông số kỹ thuật trong sản xuất giống cá chuối hoa trong điều kiện nhân tạo. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chuối hoa ngoài tự nhiên - Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng - Nghiên cứu đặc điểm sinh sản Xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa trong điều kiện nhân tạo - Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ - Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản - Nghiên cứu kỹ thuật ương cá bột lên cá hương - Nghiên cứu kỹ thuật ương cá hương lên cá giống 1
- CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Vị trí phân loại cá Chuối hoa Theo hệ thống phân loại Eschmeyer (2018) thì cá chuối hoa Channa maculata (Lacepède, 1801) được xác định như sau: Giới: Động vật - Animalia. Ngành: Dây sống - Chordata. Lớp: Vây tia - Actinopteri. Bộ: Cá Rô - Anabantiformes. Phân bộ: Cá quả - Channoidei. Họ: Cá quả - Channidae. Giống: Cá quả - Channa. Loài: Cá chuối hoa - Channa maculata (Lacepède, 1801) 1.2. Tình hình nghiên cứu về cá chuối hoa trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình nghiên cứu cá chuối hoa trên thế giới Trên thế giới đã có những nghiên cứu vùng phân bố của cá chuối hoa và các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài này có ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Bắc Việt Nam; ngoài ra chúng còn được di nhập vào Nhật Bản, Hawai và Madagascar (Water & James, 2004) Fang Fang et al.,(2002) cho biết cá chuối hoa là loài cá nuôi quan trọng thứ hai và được nuôi tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Đông. Hiện nay, cá chuối hoa được coi là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm tại Đài Loan; Nara, Hyogo, Hiroshima (Nhật Bản) và Philippines (Okada, 1960; Liang et al., 1962; Hay và Hodgkiss, 1981; Uyeno và Akai, 1984 trích theo Water and James, 2004). Theo Yamamoto & Tagawa (2000) thì cá chuối hoa là loài cá ăn thịt. Chen (2012) đã tiến hành nghiên cứu phân lập được vi khuẩn Aeromonas schubertii trên cá chuối hoa Channa maculata bị bệnh. Ju & Woof (1987) đã nghiên cứu khả năng trao đổi chất cá chuối hoa trong điều kiện thiếu oxy. Zhao et al.(2016) đã nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ lipid trong chế độ cho ăn đến sự tăng trưởng, oxy hóa gan và các chất chuyển hóa trong huyết thanh của cá giống là con lai của Channa argus x Channa maculata. 2
- Chen (1976) đã mô tả sơ bộ được kỹ thuật sản xuất nhân tạo loài Channa maculata ở Đài Loan. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cá chuối hoa ở Việt Nam Hiện nay, các công trình nghiên cứu về cá chuối hoa ở trong nước mới chỉ có một số nghiên cứu về đặc điểm phân loại, một số đặc điểm sinh học và nghiên cứu sơ bộ về sản xuất giống nhân tạo. Theo Mai Đình Yên (1978), ở miền Bắc Việt Nam có 4 loài thuộc giống cá Quả, bao gồm: Channa orientalis, C. striata, C. maculata và C. asiatica . Nguyễn Văn Hảo (2005), Mai Đình Yên (1978) mô tả hình thái cá Chuối hoa Nguyễn Thái Tự (1983); Mai Đình Yên (1978; Nguyễn Văn Hảo (2005) đã mô tả về môi trường, tập tính sống, đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá chuối hoa Nguyễn Đình Vinh & Tạ Thị Bình (2015), đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá chuối hoa ở khu vực Bắc Trung Bộ Tạ Thị Bình và nnk.,(2015), bước đầu tiến hành thử nghiệm sinh sản cá chuối hoa (Channa maculata) trong điều kiện nhân tạo. Như vậy, những kết quả nghiên cứu về cá chuối hoa đạt được còn rất hạn chế, cần phải được tiếp tục nghiên cứu cơ bản về các đặc điểm như dinh dưỡng, sinh học sinh sản và đặc biệt các nghiên cứu nên tập trung vào việc kích thích sinh sản và phát triển ương nuôi cá bột lên cá giống nhằm góp phần ổn định quy trình sản xuất giống cá chuối hoa trong thời gian tới. 3
- CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2016 đến 6/2019. - Địa điểm nghiên cứu: Mẫu cá chuối hoa được thu tại địa điểm thuộc các huyện Hà Trung, Vĩnh Lộc, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa và phân tích tại phòng thí nghiệm cơ sở Thủy sản - Viện Nông nghiệp và Tài nguyên - Trường Đại học Vinh. Hình 2.1. Địa điểm thu mẫu cá chuối hoa 2.2. Vật liệu nghiên cứu 2.2.1. Mẫu vật 2.2.1.1. Mẫu vật dùng cho nghiên cứu đặc điểm sinh học Mẫu cá chuối hoa dùng cho nghiên cứu đặc điểm sinh học được thu trực tiếp, mua từ ngư dân đánh bắt ở các thuỷ vực tự nhiên tại các địa điểm thuộc các huyện Hà Trung, Vĩnh Lộc, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa. Tổng số mẫu là 820, được thu từ tháng 1/2016 - 6/2018. 2.2.1.2. Mẫu vật dùng cho nghiên cứu sản xuất giống - Nguồn cá bố mẹ: Được tuyển chọn từ các mẫu thu ở các thủy vực thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa, khối lượng >500 g, đưa về thuần dưỡng và nuôi vỗ Trại NTTS Hưng nguyên- Đại học Vinh với số lượng 96 cặp. - Nguồn cá bột: Từ quá trình sản xuất giống nhân tạo - Thức ăn: Cá tạp, thức ăn viên chìm, thức ăn tự chế. 4
- 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Sơ đồ khối nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm sinh học Xây dựng kỹ thuật sản xuất giống - Đặc điểm điểm dinh dưỡng - Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ - Kỹ thuật kích thích sinh sản - Đặc điểm sinh sản - Kỹ thuật ương cá KT nuôi vỗ KT kích thích sinh sản Kỹ thuật ương cá cá bố mẹ Xác Xác Xác Xác Kích Kích Ương cá bột Ương cá hương định định định định thích thích lên cá hương lên cá giống loại khẩu thời thời sinh sinh thức phần điểm điểm sản sản ăn phù tiêm tiêm bằng bằng các phù hợp cá cá não Xác Xác Xác Xác loại hợp đực cái thùy Hormone định định định định loại TĐ tập mật KP thức chuyển độ ăn ăn đổi ương phù phù thức ăn phù hợp hợp hợp Kết luận và kiến nghị Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu của đề tài 5
- 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá chuối hoa ngoài tự nhiên 2.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tính toán theo công thức của Al-Hussainy (1949). Tiến hành phân loại thành phần thức ăn theo Đặng Ngọc Thanh và CS. (1980). Mai Đình Yên và CS. (1979) và Shirota (1966). Phổ dinh dưỡng của cá chuối hoa trưởng thành được xác định theo phương pháp tần xuất xuất hiện và phương pháp khối lượng của Biswas (1993). Xác định khối lượng khô của mẫu và của mỗi loại thức ăn theo phương pháp phân tích AOAC (2000). 2.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục của các mẫu cá chuối hoa được xác định dựa trên cơ sở quan sát hình dạng, kích cỡ và màu sắc của tuyến sinh dục theo thang phân chia 6 bậc của Xakun và Buskaia (1968). Tiêu bản mô học tuyến sinh dục được thực hiện theo phương pháp cắt mẫu vùi trong parafin và nhuộm với Haematoxyline và Eosin của Drury và Wallington (1967). Xác định hệ số thành thục theo công thức của Biswas (1993). Sức sinh sản được xác định trên khối lượng trứng của cá cái có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV và tính số lượng tế bào trứng theo công thức của Banegal (1967): 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu sản xuất giống cá chuối hoa trong điều kiện nhân tạo 2.3.3.1. Phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ. a/ Ảnh hưởng của các loại thức ăn của cá bố mẹ lên khả năng sinh sản, chất lượng trứng và cá bột. Cá chuối hoa bố mẹ trước khi đưa vào thí nghiệm được nuôi bằng thức ăn cá tạp với khẩu phần ăn 5-7% khối lượng thân trong thời gian 1 tháng. Cá bố mẹ có khối lượng trung bình 0,85kg (từ 0,65 - 0,97 kg) được bố trí nuôi trong 3 giai lưới có kích thước (chiều dài x rộng x cao: 4 m x 3 m x 2m), trong cùng một ao diện tích 1000 m2 với mật độ thả là 24 con/giai (tương đương 2 con/m2, 1 con/m3), tỷ lệ đực: cái là 1: 1,5; 3 giai nuôi cá bố mẹ tương ứng 3 nghiệm thức (NT): NT1 cho ăn 100% cá tạp; NT2 cho ăn 50% cá tạp : 50% thức ăn viên công nghiệp (TAVCN); NT3 cho ăn 100% thức ăn công nghiệp b/ Ảnh hưởng của khẩu phần ăn của cá bố mẹ lên khả năng sinh sản, chất lượng trứng và cá bột. Cá bố mẹ có khối lượng trung bình 0,65 kg (từ 0,55 - 0,71), điều kiện nuôi, số lượng cá trên mỗi nghiệm thức, mật độ cá nuôi, phương pháp cho đẻ và xác định các chỉ tiêu ở thí nghiệm này tương tự như thí nghiệm 1. Mỗi nghiệm thức cho đẻ lặp lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 30-35 ngày. Thức ăn cho cá bố mẹ là cá tạp và cho ăn với khẩu phần như sau: - NT1: cho ăn với khẩu phần 5% khối lượng thân - NT2: cho ăn với khẩu phần 7% khối lượng thân - NT3: cho ăn với khẩu phần 9% khối lượng thân - NT4: cho ăn với khẩu phần 11 % khối lượng thân 6
- 2.3.3.2. Phương pháp kích thích sinh sản a. Thí nghiệm 1. Xác định thời điểm tiêm kích dục tố phù hợp cho cá đực đưa vào sinh sản. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần và bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn: + NT 1: con đực được tiêm cùng thời điểm tiêm liều quyết định với con cái (0h). + NT 2: con đực được tiêm trước thời điểm tiêm liều quyết định con cái 8h + NT3:con đực được tiêm trước thời điểm tiêm tiêm liều quyết định con cái 16h. + NT4: con đực được tiêm trước thời điểm tiêm liều quyết định con cái 24h. b. Thí nghiệm 2. Xác định thời điểm tiêm kích dục tố liều quyết định phù hợp của cá cái Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần và bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn: + Nghiệm thức 1 : Liều quyết định cách liều sơ bộ 6h + Nghiệm thức 2 : Liều quyết định cách liều sơ bộ12h + Nghiệm thức 3 : Liều quyết định cách liều sơ bộ18h + Nghiệm thức 4: Liều quyết định cách liều sơ bộ 24h c. Thí nghiệm 3. Kích thích cá chuối hoa sinh sản bằng não thùy Thí nghiệm gồm có 5 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên mỗi nghiệm thức có 3 cặp cá bố mẹ. + Nghiệm thức 1 : 9 mg/kg cá cái + Nghiệm thức 2 : 10 mg/kg cá cái + Nghiệm thức 3 : 11 mg/kg cá cái + Nghiệm thức 4: 12 mg/kg cá cái + Nghiệm thức 5: 13 mg/kg cá cái d. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các loại hormone sử dụng để kích thích sinh sản cá chuối hoa lên chất lượng trứng và ấu trùng Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên mỗi nghiệm thức có 3 cặp cá bố mẹ. + Nghiệm thức 1: 3500 IU HCG/kg cá cái. + Nghiệm thức 2: 60µg LRHa + 15mg DOM/kg cá cái). + Nghiệm thức 3: 12 µg Não thùy thể /kg cá cái. + Nghiệm thức 4: Tiêm nước muối sinh lý liều lượng 0,5 ml/kg 2.3.3.3. Phương pháp nghiên cứu ương cá a. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số phân đàn của cá con giai đoạn cá bột lên cá hương Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3lần. NT1: Moina + Thức ăn công nghiệp NT2: Moina + Giun chỉ (trùn chỉ) NT3: Moina + Moi (tép biển) 7
- b/ Ảnh hưởng của chế độ tập chuyển đổi thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số phân đàn của cá con giai đoạn cá bột lên cá hương Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức tập chuyển đổi thức ăn tươi sống sang TACB ở các thời điểm, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. NT1: Chuyển đổi TACB từ ngày thứ 7 sau khi ương; NT2: Chuyển đổi TACB từ ngày thứ 9 sau khi ương; NT3: Chuyển đổi TACB từ ngày thứ 11 sau khi ương; NT4: chuyển đổi TACB từ ngày 13 sau khi ương; NT5: chuyển đổi TACB từ ngày 15 sau khi ương NT6: chuyển đổi TACB từ ngày 17 sau khi ương. c. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số phân đàn của cá con giai đoạn cá hương lên cá giống. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và mỗi nghiệm thức được 3 lần lặp lại gồm có 4 nghiệm thức ương ở mật độ ương là 1con/lít; 1,5 con/lít, 2 con/lít và 2,5 con/lít. d. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số phân đàn của cá con giai đoạn cá hương lên cá giống. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức tương ứng với các khẩu phần là 3, 6, 9, 12 và 15 % khối lượng thân/ngày. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. 2.3.3.4. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu a/ Phương pháp thu và đánh giá các chỉ tiêu sinh sản Các chỉ tiêu sinh sản, chất lượng trứng, cá bột được xác định và tính toán dựa theo theo phương pháp của Bromage (1995) Như: Tỷ lệ thành thục; Xác định số lượng cá đẻ trứng;Thời gian tái phát dục (ngày; Sức sinh sản tương đối: Tỷ lệ trứng nổi; Tỷ lệ thụ tinh ;Tỷ lệ nở (%); Tỷ lệ dị hình của cá mới nở (%; Tỷ lệ sống của cá bột sau 3 ngày tuổi (%); Xác định số lượng cá bột, kích thước trứng, giọt dầu, cá bột: . b/ Phương pháp thu và đánh giá các chỉ tiêu môi trường Các chỉ tiêu môi trường như: Nhiệt độ, pH, DO đo 2 lần/ngày, vào lúc 5-6 h sáng và 13-14 h. c/ Phương pháp thu và đánh giá các chỉ số sinh trưởng Đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá: được xác định định kỳ 7 ngày/lần, trên 30 cá thể được thu ngẫu nhiên, đo chiều dài chuẩn (SL) bằng thước kẹp chia vạch có độ chính xác đến 0,1 mm và khối lượng (W) toàn thân cá bằng cân điện tử TANITA có độ chính xác đến 0,01 g. 2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu Toàn bộ số liệu thu được tính toán và vẽ đồ thị trên phần mềm excell 2010. Số liệu ở các thí nghiệm phân tích phương sai trên phần mềm SPSS 16.0 for window. Sử dụng hàm phân tích phương sai một nhân tố (oneway – ANOVA) và Ducan test để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) của các thông số một biến giữa các nghiệm thức trong từng thí nghiệm. 8
- CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học cá chuối hoa 3.1.1. Đặc điểm dinh dƣỡng 3.1.1.1. Hình thái các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa a/ Miệng, răng và lược mang Cá chuối hoa có miệng rộng, hướng trước. Trong miệng có nhiều răng nhỏ và nhọn, mọc thành nhiều hàng trên hàm và xương lá mía. Hàm trên dài hơn hàm dưới. Trên hai hàm, răng nhọn và nhiều. Lưỡi nhọn, dài. Môi trên dày. Tấm răng trước hàm và xương lá mía hình vòng cung liên tục.Với miệng rộng và răng khá phát triển, cho thấy đây là loài cá ăn động vật (Hình 3.1). Lược mang xếp thành hai hàng trên xương cung mang và có những núm gai cứng trên xương cung mang. Ở cung mang thứ nhất trung bình là 22,33±1,01 và dao động từ 19-24 lược mang (Hình 3.2). Hình 3.1. Hình dạng miệng và răng cá Hình 3.2. Hình dạng lược mang b/ Thực quản Thực quản cá chuối hoa ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp gấp, màu trắng nằm tiếp sau xoang miệng hầu. Phía trong có nhiều nếp gấp chứng tỏ thực quản có khả năng co dãn lớn, có thể chứa nhiều thức ăn cũng như bắt các con mồi có kích thước lớn (Hình 3.3) . a b Hình 3.3. Thực quản cá Chuối hoa Hình 3.4. Lát cắt ngang thực a/ Mặt ngoài thực quản; b/ mặt trong thực quản quản cá Chuối hoa ( a: Lớp cơ vòng, b: Lớp cơ dọc, c: Lớp niêm mạc, d: mô mỡ) 9
- c/ Dạ dày Dạ dày của cá chuối hoa có dạng hình chữ U, ngắn, kích thước lớn và có vách dầy, mặt trong có nhiều nếp gấp nên có thể giãn nở và lực co bóp lớn để có thể chứa những con mồi có kích thước to (Hình 3.5). Lát cắt ngang của dạ dày cá Chuối hoa thể hiện thành dạ dày của cá gồm 3 lớp: Màng bao bên ngoai, lớp niêm mạc, lớp cơ trơn (Hình 3.6). a b Hình 3.5. Dạ dày cá Chuối hoa a/ Mặt ngoài dạ dày; b/ mặt trong dạ dày a. Màng bao bên ngoài b. Lớp cơ vòng c. Lớp cơ dọc d. Lớp dưới niêm mạc e. Lớp niêm mạc f. Nếp gấp Hình 3.6. Cấu trúc dạ dày cá chuối hoa e/ Ruột Ruột là phần nối tiếp theo sau dạ dày, ruột nhận được các enzyme tiêu hóa từ tụy tạng và dịch mật từ gan để tiến hành tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng qua vách ruột đưa vào máu để hệ tuần hoàn chuyển đi cung cấp cho các cơ quan, các tổ chức, các mô trong cơ thể. Vì vậy, ruột được coi là cơ quan tiêu hóa quan trọng . Ruột cá chuối hoa thẳng, ngắn, vách dầy (Hình 3.7) Dạ dày Manh tràng Ruột Hình 3.7. Hình dạng ống tiêu hóa của cá chuối hoa 10
- Cũng như các phần khác của ống tiêu hóa, thành của ruột cá chuối hoa gồm có lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và màng bao bên ngoài ruột.(Hình 3.8, Hình 3.9). Hình 3.8. Lát cắt ngang ruột của cá chuối hoa Hình 3.9. Cấu trúc thành ruột cá a. Thành ruột; b. Lớp dưới niêm mạc; a.Niêm mạc; b. Lớp dưới niêm mạc c. Lớp niêm mạc c. Lớp cơ trơn; d. Màng ngoài; e. nếp gấp 3.1.1.2. Tỉ lệ chiều dài ruột trên chiều dài thân (Li/Lc) Kết quả xác định tỷ lệ chiều dài ruột trên chiều dài thân (RLG) của cá chuối hoa được trình bày trong Bảng 3.1. Bảng 3.1. Giá trị RLG theo nhóm kích cỡ. Chiều dài Giá trị Giá trị Trung Bình Số mẫu toàn thân nhỏ nhất lớn nhất (mm) (Li/Lt) (Li/Lt) (Li/Lt) (n=344)
- Từ những đặc điểm hình thái bên ngoài và cấu trúc một số cơ quan bên trong ống tiêu hóa của cá chuối hoa như: vị trí miệng, răng, lược mang, thực quản, kích thước, cấu tạo của dạ dày và ruột, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân, thành phần thức ăn cho thấy tính ăn của cá chuối hoa thuộc nhóm cá dữ. 3.1.2. Đặc điểm sinh sản của cá chuối hoa 3.1.2.1. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá chuối hoa Hình 3.18. Mô học tế bào buồng trứng Hình 3.20. Mô học tế bào buồng trứng giai đoạn I (40X) giai đoạn II (40X) Hình 3.22. Mô học tế bào buồng trứng giai Hình 3.24. Mô học tế bào buồng trứng đoạn III(10X) giai đoạn IV(4X) Hình 3.25. Buồng trứng cá Hình 3.26. Mô học tế bào buồng trứng giai đoạn V giai đoạn V (4X) 12
- b/ Các giai đoạn phát triển của tinh sào cá chuối hoa Hình 3.28a.Tổ chức mô tế bào tinh sào GĐ Hình 3.28b. Tổ chức mô tế bào tinh sào III (40X) GĐ VI (40X) 3.1.2.2. Hệ số thành thục Bảng 3.3. Biến động hệ số thành thục của cá chuối hoa Tháng Con cái Con đực /năm W(g) Wtsd(g) GSI(%) W(g) Wtsd(g) GSI(%) 1/2017 834,83±105,77 3,41±1,02 1,20±0,28 446,08±29,19 1,60±0,16 0,45±0,04 2/2017 398,69±144,16 4,01±1,34 1,30±0,47 361±116,18 1,58±0,23 0,56±0,09 3/2017 441,76±184,21 5,17±1,47 1,45±0,46 394,23±125,22 1,69±0,44 0,69±0,11 4/2017 436±132,57 5,44±0,45 2,02±0,56 457±164,88 2,84±0,26 1,10±0,42 5/2017 496,94±113,07 8,57±0,44 2,71±0,56 423,67±79,91 3,52±0,30 1,32±0,16 6/2017 441,76±130,27 6,95±0,35 2,54±0,68 399±104,09 3,12±0,31 1,24±0,27 7/2017 422,71±128,23 5,88±0,33 2,31±0,23 432,38±85,72 3,29±0,32 1,20±0,13 8/2017 436±102,61 4,53±0,32 1,44±0,25 412,33±68,44 2,59±0,32 0,85±0,09 9/2017 410±91,19 4,66±0,29 1,35±0,24 431,5±105,61 2,40±0,31 0,65±0,09 10/2017 450,94±89,07 3,02±0,45 0,90±0,07 422,79±106,96 1,67±0,37 0,53±0,06 11/2017 352,73±93,02 2,86±0,47 0,77±0,12 448±101,12 1,20±0,33 0,36±0,04 12/2017 386,14±86,82 1,63±0,37 0,57±0,06 392,5±106,97 0,69±0,41 0,22±0,09 3.1.2.3. Nhân tố điều kiện (CF) Hình 3.32. Nhân tố điều kiện của cá chuối hoa qua các tháng khảo sát 13
- 3.1.2.4. Mùa vụ sinh sản Hình 3.33. Biến động của hệ số thành thục và độ béo của cá chuối hoa Hình 3.34. Các giai đoạn thành thục của cá chuối hoa ở các tháng 3.1.2.5. Sức sinh sản Bảng 3.4. Sức sinh sản của cá chuối hoa theo nhóm khối lượng Sức sinh sản Khối lƣợng Số Sức sinh sản Khối lƣợng cá tƣơng đối (số thân cá mẫu tuyệt đối (số thể (g/con) trứng/g khối lƣợng (g) (con) trứng/con) cá) < 300 15 262,33 ± 36,0 3.985 ± 777 15.262 ± 2.2249 301 - 400 15 360,60± 29,63 5.288 ± 813 14.697 ± 2.132 401-500 15 455,67 ± 27,50 5.918 ± 1.004 12.973 ± 1.947 501- 600 15 563,07 ± 27,03 6.631 ± 1.004 11.759 ± 1.528 > 600 15 746,00 ± 79.59 7.283 ± 654 9.799± 701 3.1.2.6. Đường kính trứng Bảng 3.5. Biến động của đường kính trứng theo kích cỡ của cá chuối hoa cái Khối lƣợng Khối lƣợng cá thể Đƣờng kính trứng Số mẫu (con) thân cá (g) (g/con) (mm) < 300 12 252,50 ± 35,33 1,17 ± 0,01 301 - 400 10 347,20± 22,44 1,19 ± 0,01 401-500 15 454,80 ± 26,78 1,23 ± 0,02 501- 600 14 555,07 ± 22,46 1,24 ± 0,01 > 600 7 755,20 ± 80,48 1,25 ± 0,01 Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy cá chuối hoa đẻ rải rác từ tháng 3 đến tháng 10, nhưng tập trung vào tháng 5 đến tháng 6. Vì vậy, có thể nhận định mùa vụ sinh sản chính của cá chuối hoa là từ tháng 4 đến tháng 6 hàng 14
- năm. sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 3.985-7.283 trứng/con và sức sinh sản tương đối dao động từ 9,799-15.261 trứng/kg cá cái. 3.2. Kết quả xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa 3.2.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ 3.2.1.1. Ảnh hưởng của các loại thức ăn cho cá bố mẹ lên khả năng sinh sản, chất lượng trứng và cá bột. Bảng 3.7. Tỷ lệ thành thục, sức sinh sản, chất lượng trứng và cá bột của cá chuối hoa bố mẹ cho ăn thức ăn khác nhau NT2 NT1 NT3 Chỉ tiêu nghiên cứu Cá tạp kết hợp (cá tạp) TAVCN TAVCN Tỷ lệ thành thục (%) 82,26 ± 5,23a 81,76 ± 6,35a 65,76 ± 3,97b Sức sinh sản (trứng/kg cá cái) 45.346 ± 5.009b 46.776 ± 5.526b 32.645 ± 3.821a Kích thước trứng (mm) 1,21 ± 0,006 1,23 ± 0,015 1,22± 0,010 Kích thước giọt dầu (mm) 0,27 ± 0,00 0,28 ± 0,006 0,27 ± 0,006 Kích thước noãn hoàng (mm) 1,13 ± 0,015b 1,16 ± 0,015b 1,08 ± 0,020a Tỷ lệ thụ tinh (%) 80,43 ± 2,32b 82,54 ± 3,21b 72,51 ± 3,12a Tỷ lệ nở %) 81,87± 1,49b 83,54 ± 1,46b 78,30 ± 1,18a Kích thước cá bột (mm) 2,57± 0,025b 2,61 ± 0,030b 2,42 ± 0,030a Tỷ lệ dị hình(%) 2,54± 0,04a 2,73 ± 0,12a 4,34 ± 0,66b Tỷ lệ sống của cá bột (%) 62,50± 3,69a 65,7 ± 5,45a 66,61 ± 2,70a Trong cùng một hàng, giá trị trung bình đi kèm với chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá chuối hoa bố mẹ cho ăn với khẩu phần ăn 9%BW không những cải thiện khả năng thành thục, sức sinh sản, chất lượng trứng mà còn cải thiện tốc độ sinh trưởng của cá bố mẹ. 3.2.2. Kích thích cá chuối hoa sinh sản 3.2.2.1. Xác định thời điểm tiêm kích dục tố phù hợp cho cá đực đưa vào sinh sản Hình 3.42. Tỷ lệ cá đực chín sinh dục Như vậy, biện pháp tiêm cá đực trước liều quyết định của cá cái 24 h chính cũng là giải pháp khắc phục tình trạng thành thục không đồng bộ ở cá chuối hoa. 3.2.2.2. Xác định thời điểm tiêm kích dục tố liều quyết định phù hợp cho cá cái Kết quả xác định thời điểm tiêm kích dục tố liều quyết định cho cá cái đưa vào sinh sản được đánh giá ở hình 3.44, hình 3.46. Hình 3.44. Tỷ lệ đẻ của cá cái Hình 3.46. TLTT, TLN của trứng cá chuối hoa ở các thời điểm tiêm liều sơ bộ và liều quyết định khác nhau Kết quả thí nghiệm cho phép khuyến nghị, thời điểm tiêm kích dục tố liều sơ bộ tiêm cách liều quyết định của cá cái là 18h. 3.2.2.3. Kích thích cá chuối hoa sinh sản bằng não thùy Bảng 3.9. Tỷ lệ đẻ, sức sinh sản và thời gian hiệu ứng của cá bố mẹ khi kích thích sinh sản bằng não thùy Thời gian hiệu Sức sinh sản Nghiệm thức Tỷ lệ đẻ (%) ứng (giờ) (trứng/kg cá) Nước muối sinh lý - - cái) - Não thùy thể 9 mg/kg - - - Não thùy thể 10 mg/kg - - - a Não thùy thể 11 mg/kg 37.53 11,11 ± 9,24 20.476 ± 0000a Não thùy thể 12 mg/kg 35:42 100,00 ± 0,00b 27.580 ± 834b Não thùy thể 13 mg/kg 36:43 100,00 ± 0,00 b 22.633 ± 2.055a Trong cùng một cột, giá trị trung bình đi kèm với chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P
- Bảng 3.10. Thời gian nở và chất lượng trứng và chất lượng cá bột khi kích thích sinh sản bằng não thùy ở các liều lượng khác nhau Nghiệm thức Chỉ tiêu Não thùy thể Não thùy thể Não thùy thể 11 mg/kg 12 mg/kg 13mg/kg 45 giờ 30 40 giờ 15 43 giờ 30 Thời gian nở phút phút phút Tỷ lệ thụ tinh (%) 81,67 ± 1,47a 91,47 ± 1,88c 86,58 ± 0,83b Tỷ lệ trứng nổi (%) 66,70 ± 4,98a 82,21 ± 1,58b 76,21 ± 1,93b Tỷ lệ nở (%) 75,55 ± 2,10a 85,01 ± 1,62b 81,87 ± 1,41b Kích thước trứng (mm) 1,21 ± 0,000a 1,23 ± 0,006b 1,22 ± 0,006b Kích thước giọt dầu(mm) 0,27 ± 0,006a 0,28 ± 0,006a 0,28 ± 0,006a Kích thước cá bột (mm) 2,40 ± 0,02a 2,67 ± 0,02c 2,57 ± 0,04b Kích thước noãn hoàng(mm) 1,09 ± 0,02a 1,16 ± 0,02b 1,14 ± 0,02b Tỷ lệ dị hình(%) 4,55 ± 0,88ab 3,80 ± 0,66a 5,74 ± 0,70b TLS cá bột 3 ngày tuổi(%) 59,31 ± 2,87a 67,99 ± 4,93b 61,67 ± Trong cùng một hàng giá trị trung bình đi kèm với chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có2,40 ý nghĩa ab thống kê (P
- Bảng 3.12. Ảnh hưởng của loại hormone lên thời gian hiệu ứng thuốc và các chỉ tiêu chất lượng trứng của cá chuối hoa Nghiệm thức Chỉ tiêu LHRHa + HCG Não thùy thể DOM Thời gian hiệu ứng (giờ) 34,36 ± 1,49a 40,79 ± 1,76b 35,90 ± 0,65a thuốc(giờ) Tỷ lệ thụ tinh (%) 82,31 ± 3,36a 87,91 ± 1,38b 83,66 ± 2,59a Tỷ lệ trứng nổi (%) 88,13 ± 2,14 91,31 ± 2,40 90,80 ± 2,47 Thời gian nở (giờ) 41,77 ± 3,66 44,61 ± 1,09 42,23 ± 1,34 Tỷ lệ nở (%) 79,80 ± 2,47a 85,85 ± 3,45b 79,40 ± 3,64a Kích thước trứng (mm) 1,23 ± 0,015 1,23 ± 0,006 1,22 ± 0,006 Kích thước giọt dầu (mm) 0,28 ± 0,006 0,27 ± 0,010 0,28 ± 0,006 Kích thước cá bột mới nở 2,65 ± 0,015 2,67 ± 0,020 2,65 ± 0,025 (mm)noãn hoàng (mm)thước Kích 1,16 ± 0,015 1,16 ± 0,020 1,17 ± 0,015 (mm) Tỷ lệ dị hình ấu trùng (%) 3,20 ± 0,28ab 3,79 ± 0,60b 3,03 ± 0,24a TLS ấu trùng 3 ngày tuổi 69,31 ± 2,84 68,95 ± 4,16 73,25 ± 2,14 (%) Trong cùng một hàng giá trị trung bình đi kèm với chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê(P
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn