Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân loại các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus (Chiroptera: Vespertilionidae) ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam dựa trên đặc điểm hình thái, tiếng kêu siêu âm và di truyền phân tử
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm cung cấp dẫn liệu về tiếng kêu siêu âm và di truyền phân tử của một số loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu trong thời gian thực hiện đề tài. Bổ sung dẫn liệu về phạm vi phân bố của một số loài thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ở Việt Nam
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân loại các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus (Chiroptera: Vespertilionidae) ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam dựa trên đặc điểm hình thái, tiếng kêu siêu âm và di truyền phân tử
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ---------- NGUYỄN VĂN VIẾT NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CÁC LOÀI DƠI THUỘC GIỐNG MYOTIS VÀ GIỐNG PIPISTRELLUS (CHIROPTERA: VESPERTILIONIDAE) Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, TIẾNG KÊU SIÊU ÂM VÀ DI TRUYỀN PHÂN TỬ Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 9 42 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà nội - 2019
- Công trình đƣợc hoàn thành tại: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: GS.TS Lê Vũ Khôi Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2: PGS.TS Vũ Đình Thống Phản biện 1: PGS.TS Lê Đình Thủy Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Xuân Quang Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Hữu Dực Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện, họp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi ....... giờ ....’ ngày ......... tháng ........ năm 2019. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. - Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Viết, Đào Nhân Lợi, Lê Vũ Khôi, Vũ Đình Thống (2017). Kết quả nghiên cứu các loài dơi thuộc hai giống Pipistrellus và Myotis (Chiroptera: Vespertilionidae) với ghi nhận về phạm vi phân bố của chúng ở Việt Nam. Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 7, Nxb nông nghiệp, tr 525-531. 2. Đào Nhân Lợi, Nguyễn Văn Viết, Đặng Huy Huỳnh, Vũ Đình Thống (2017). Kết quả điều tra dơi ở các Tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La. Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 7, Nxb nông nghiệp, tr 253-258. 3. Vu Dinh Thong, Mao Xiuguang, Gábor Csorba, Paul Bates, Manuel Ruedi, Nguyen Van Viet, Dao Nhan Loi, Pham Van Nha, Oana Chachula, Tran Anh Tuan, Nguyen Truong Son, Vuong Tan Tu, and Uttam Saikia (2018). First records of Myotis altarium (Chiroptera:Vespertilionidae) from India and Vietnam. Mammal Study 43: 67–73, DOI: 10.3106/ms2017-0076, © The Mammal Society of Japan. 4. Nguyễn Văn Viết, Đào Nhân Lợi, Vũ Đình Thống (2018). Ghi nhận mới về đặc điểm hình thái và tiếng kêu siêu âm của Myotis altarium và Myotis muricola (Mammalia: Chiroptera: Vespertilionidae) ở Việt Nam. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, Nxb Tự nhiên và Công nghệ, tr 278-283.
- 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Bộ dơi (Chiroptera) gồm những loài thú duy nhất có khả năng bay thực sự, sử dụng tiếng kêu siêu âm trong hoạt động bay lượn và bắt mồi. Bộ Dơi c số loài lớn thứ hai trong lớp Thú (Mammalia), chỉ sau bộ Gặm nhấm ( odentia). Dơi đ ng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp và là một trong những động vật có tiềm năng phục vụ nghiên cứu khoa học ở một số lĩnh vực. Giống Myotis và giống Pipistrellus, thuộc họ Dơi muỗi (Vespertilionidae), gồm các loài ăn côn trùng, phân bố rộng, cả ở đồng bằng và rừng núi, vì vậy, chúng là những loài có ích cho các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp. Các loài thuộc hai giống này c kích thước nhỏ, hình thái giống nhau, khó phân biệt, vì vậy, hệ thống phân loại các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus phức tạp nhất trong họ Dơi muỗi nói riêng và trong bộ Dơi n i chung. Nhiều vấn đề về hệ thống phân loại và sự phát sinh loài thuộc hai giống này vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, gây ra tranh luận, chưa thống nhất giữa các nhà khoa học. Ở Việt Nam, những nghiên cứu phân loại các loài thuộc hai giống dơi này còn chưa nhiều, chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái, trong khi đ các nghiên cứu về tiếng kêu siêu âm và di truyền phân tử còn hạn chế. Thực tế, cho đến nay, chưa c nghiên cứu riêng nào về hệ thống phân loại của 2 giống dơi này được thực hiện. Miền Bắc Việt Nam có diện tích rộng, địa hình đa dạng, phức tạp. Điều đ dẫn đến sự đa dạng cao về thành phần loài sinh vật nói chung và các loài trong bộ Dơi n i riêng, trong đ c 2 giống dơi Myotis và Pipistrellus. Mặc dù, có rất nhiều cuộc điều tra khảo sát về dơi được thực hiện ở miền Bắc nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, khu vực Tây Bắc còn ít được nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu phân loại các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus (Chiroptera: Vespertilionidae) ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam dựa trên đặc điểm hình thái, tiếng kêu siêu âm và di truyền phân tử” nhằm xác định tính đa dạng về hình thái phân loại, bổ sung dẫn liệu về tiếng kêu siêu âm và di truyền phân tử, làm cơ sở cho việc định loại các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ở một số tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam. Mục tiêu của luận án 1. Cung cấp đặc điểm hình thái nhận diện của các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ở một số tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam. 2. Cung cấp dẫn liệu về tiếng kêu siêu âm và di truyền phân tử của một số loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu trong thời gian thực hiện đề tài. 3. Bổ sung dẫn liệu về phạm vi phân bố của một số loài thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ở Việt Nam. 4. ây dựng khoá định loại các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus hiện biết ở khu vực nghiên cứu dựa trên đặc điểm hình thái.
- 2 Nội dung nghiên cứu của luận án 1. ác định đặc điểm hình thái nhận diện của các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ở khu vực nghiên cứu. 2. Nghiên cứu đặc điểm tiếng kêu siêu âm và đặc điểm di truyền phân tử của một số loài thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ghi nhận được trong thời gian thực hiện đề tài. 3. Trên cơ sở đặc điểm hình thái khác biệt, xây dựng kh a định loại các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus hiện biết ở khu vực nghiên cứu. 4. Cập nhật thông tin về phạm vi phân bố các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ở khu vực nghiên cứu. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 1. Cung cấp thông tin cập nhật và đầy đủ nhất về thành phần loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. 2. Bổ sung nhiều dẫn liệu về hình thái, tiếng kêu siêu âm, di truyền phân tử, phạm vi phân bố của một số loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ghi nhận được trong thời gian thực hiện đề tài. 3. Kết quả luận án là cơ sở để định loại chính xác hơn các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus dựa trên tổng hợp các đặc điểm hình thái ngoài, tiếng kêu siêu âm và đặc điểm di truyền phân tử. 4. Kết quả của luận án là cơ sở khoa học quan trọng cho công tác nghiên cứu tiếp theo về phân loại học và sinh thái học, cũng như công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học các loài thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ở Việt Nam. Những đóng góp mới của đề tài 1. ác định được danh sách 14 loài và dạng loài thuộc giống Myotis, 5 loài thuộc giống Pipistrellus ở khu vực nghiên cứu thuộc một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Trong đ c 1 loài mới (M. altarium) cho khu hệ dơi Việt Nam và 2 dạng loài (M. cf. montivagus và M. cf. laniger) khác lạ so với các mô tả đã công bố trước đây. 2. Bổ sung một số đặc điểm hình thái nhận diện trong phân loại các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus gồm: vị trí tương đối chiều dài cẳng tay so với mút mõm, đặc điểm đường gân giữa hộp sọ và đặc điểm xương cung gò má. 3. Bổ sung dẫn liệu về tiếng kêu siêu âm cho 4 loài thuộc giống Myotis (M. chinensis, M. pilosus, M. muricola, M. siligorensis) và 3 loài thuộc giống Pipistrellus (P. javanicus, P. abramus, P. coromandra). Trong đ , những dẫn liệu về tiếng kêu siêu âm của loài P. coromandra, P. abramus được ghi nhận là mới ở Việt Nam. 4. Bổ sung dẫn liệu mới về di truyền phân tử của gen COI cho 9 loài và dạng loài thuộc giống Myotis (M. pilosus, M. chinensis, M. annectans, M. altarium, M. siligorensis, M. cf. laniger, M. montivagus, M. cf. montivagus, M. muricola), 2 loài thuộc giống Pipistrellus (P. javanicus, P. tenuis) và gen 16S cho loài P. abramus. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 150 trang, được chia thành 3 chương cùng với Lời n i đầu, Kết luận, Kiến nghị và Tài liệu tham khảo, trong đ c 28 bảng, 33 hình, 258 tài liệu tham khảo. Phần phụ lục gồm 3 phụ lục: phụ lục 1 cung cấp thông tin về kí hiệu mẫu và khu vực thu mẫu; phụ lục 2 về phương pháp tách chiết và giải trình tự gen COI và 16S; phụ lục 3 gồm kết quả giải trình tự của 22 gen COI của 9 loài và dạng loài thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus, 1 gen 16S của 1 loài thuộc giống Pipistrellus.
- 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát nghiên cứu phân loại dơi trên thế giới 1.1.1. Phân loại bộ Dơi (Chiroptera) 1.1.1.1. Phân loại bằng hình thái Nghiên cứu về phân loại dơi được tiến hành từ giữa thế kỉ XVII. Trước năm 1980, tất cả các nghiên cứu phân loại dơi đều dựa trên phân tích đặc điểm hình thái, tiêu biểu gồm: Linnea (1758), Blumenbatch (1780), Dobson (1785), Miller (1907), Thomas (1915). Ngày nay, phân loại bằng hình thái vẫn là phương pháp chính trong nghiên cứu phân loại dơi nhưng c kết hợp với phân loại bằng tiếng kêu siêu âm và di truyền phân tử nên kết quả c độ chính xác hơn. 1.1.1.2. Phân loại bằng tiếng kêu siêu âm Từ năm 1938-1944, Griffin tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về siêu âm của dơi và kết luận: dơi phát ra âm thanh dưới dạng s ng siêu âm và nghe được sóng siêu âm phản xạ lại (Echolocation). Nghiên cứu này đã đặt nền móng cho những nghiên cứu tiếp theo về tiếng kêu siêu âm và phân loại dơi bằng tiếng kêu siêu âm. Phân loại dơi bằng tiếng kêu siêu âm đầu tiên được thực hiện bởi Fenton và Bell (1981). Hướng nghiên cứu này ngày càng tăng về số lượng, phạm vi và quy mô nghiên cứu. 1.1.1.3. Phân loại dựa vào di truyền phân tử Hiện nay, đa số những phát hiện về loài dơi mới đều dựa trên kết hợp phân tích hình thái và di truyền phân tử, chủ yếu là sử dụng công nghệ mã vạch DNA (DNA barcoding) (Hebert và cộng sự, 2003). Những nghiên cứu về di truyền phân tử chủ yếu được tiến hành trên một số gen trong tế bào chất thuộc ty thể như: COI (Mytochondrial cytochrome c oxidase subunit once), Cytochrome b... Di truyền phân tử còn được dùng trong xây dựng hệ thống phân loại trên loài, nguồn gốc loài, mối quan hệ giữa các loài và các đơn vị phân loại trên loài... Kết quả của nghiên cứu di truyền phân tử cũng làm xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống phân loại của các họ, giống trong bộ Dơi. 1.1.2. Phân loại giống Myotis và giống Pipistrellus 1.1.2.1. Sơ lược phân loại họ Vespertilionidae Hệ thống phân loại của họ Vespertilionidae xuất hiện đầu tiên trong nghiên cứu của Gray (1821). Theo đ , họ Vespertilionidae gồm 8 giống (Megadermes, Rhynolophus, Nycterus, Rhynopoma, Thaphosores, Fespertilio, Plecotus, Barhastella). Hệ thống phân loại của họ này thay đổi trong các nghiên cứu tiếp theo của Dobson (1875), Miller (1907), Tate (1942). Đến nay, họ Vespertilionidae được chia thành 3 nhóm, 5 phân họ (Vespertilioninae, Myotinae, Kerivoulinae, Murininae, Miniopterinae), 45 giống và khoảng 350 loài phân bố rộng khắp trên thế giới. Ở Việt Nam, họ này có khoảng 57- 59 loài thuộc 20 giống. Trong họ Vespertilionidae, giống Myotis và giống Pipistrellus lần lượt thuộc các phân họ Myotinae và Vespertilioninae.
- 4 1.1.2.2. Phân loại giống Myotis 1.1.2.2.1. Phân loại bằng hình thái Trước năm 1980, việc phân loại các loài dơi thuộc giống Myotis dựa hoàn toàn vào đặc điểm hình thái. Tuy nhiên, các tác giả khác nhau c quan điểm định loại khác nhau và sử dụng kh a định loại khác nhau nên kết quả định loại đôi khi không giống nhau và không chuẩn xác. Miller (1907) là người đầu tiên đưa giống Myotis vào hệ thống phân loại, dựa trên phân tích hình thái ngoài, hình thái sọ và răng. Sụn ngọc hành cũng được sử dụng trong phân loại các loài thuộc giống Myotis. Kết hợp nghiên cứu hình thái và di truyền phân tử, Simmons (2005) cho rằng không c đủ căn cứ để phân chia giống Myotis thành các phân giống. Theo đ , giống Myotis gồm 103 loài được chia thành nhiều nhóm khác nhau, các loài c đặc điểm hình thái giống nhau được xếp vào một nhóm. 1.1.2.2.2. Phân loại bằng tiếng kêu siêu âm Tiếng kêu của các loài thuộc giống Myotis chỉ có sóng FM, không có sóng CF thực sự; số tiếng kêu trong một giây nằm trong khoảng 11-14 lần/giây, một số loài từ 9-15 lần/giây; dải tần số biến đổi lớn, khoảng 30-100 kHz; FmaxE khoảng 40-55 kHz; DUR khoảng từ 3-5ms. Đồ thị tiếng kêu siêu âm của các loài thuộc giống Myotis thường có dạng sổ chéo (\), một số loài c điểm uốn ở phía trên, giữa, đuôi… đặc trưng cho loài. Tiếng kêu gồm 2 hoặc nhiều họa âm, họa âm thứ nhất trội hơn các họa âm còn lại. Định loại các loài dơi thuộc giống Myotis chính xác cũng còn phụ thuộc vào loài, số lượng tiếng kêu được phân tích và phương pháp xử lý số liệu. 1.1.2.2.3. Phân loại dựa trên di truyền phân tử Nghiên cứu phân loại các loài thuộc giống Myotis bằng di truyền phân tử được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Các nghiên cứu thường kết hợp phân tích hình thái với di truyền phân tử trong công trình công bố loài mới, nghiên cứu các loài có vị trí phân loại chưa rõ ràng và trong nghiên cứu sự phát sinh các loài và đơn vị trên loài. 1.1.2.3. Phân loại giống Pipistrellus 1.1.2.3.1. Phân loại bằng hình thái Miller (1907) cũng là người đầu tiên đưa giống Pipistrellus vào hệ thống phân loại. Hệ thống phân loại của giống này có sự thay đổi trong những nghiên cứu tiếp theo của Kuzyakin (1944, 1950, 1965), Simpson (1945), Koopman (1984, 1985), Cobert và Hill (1992), Norwak (1994). Phân loại giống Pipistrellus thường dựa trên đặc điểm hình thái ngoài, hình thái sọ và răng và cả hình thái sụn ngọc hành, hình thái và vị trí tương đối của răng tiền hàm. Kết hợp phân loại bằng hình thái và di truyền phân tử, Simmons (2005) đã chứng minh 6 phân giống: Pipistrellus, Vespadelus, Hypsugo, Falsistrellus, Neoromicia và Arielulus là những giống độc lập, chỉ còn phân giống Perimyotis thuộc giống Pipistrellus. 1.1.2.3.2. Siêu âm và phân loại bằng tiếng kêu siêu âm Tiếng kêu siêu âm của các loài thuộc giống Pipistrellus thường có cả sóng FM và sóng CF, bắt đầu bằng sóng FM và kết thúc bằng sóng CF. Số lượng tiếng kêu ở
- 5 những loài này thường lớn hơn 10 lần/giây; dải tần số hẹp, dao động trong khoảng 35 - 85 kHz; FmaxE nằm trong khoảng 40 đến 52 kHz; DU thường lớn hơn 6ms, trừ loài P. abramus có DU được ghi nhận là 2,6 ms. Nhịp điệu tiếng kêu của các loài trong giống Pipistrellus thường không cố định. Cho đến nay, những nghiên cứu về phân loại các loài dơi thuộc giống Pipistrellus bằng tiếng kêu siêu âm còn hạn chế, chủ yếu là mô tả đặc điểm tiếng kêu siêu âm của một hay một số ít loài ở một khu vực nhất định. 1.1.2.3.3. Phân loại dựa trên di truyền phân tử Nghiên cứu di truyền phân tử ở các loài thuộc giống Pipistrellus cũng được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng hạn chế hơn giống Myotis. Những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phát hiện loài mới và mối quan hệ giữa các loài. 1.2. Khái quát nghiên cứu dơi ở Việt Nam 1.2.1. Lƣợc sử nghiên cứu Lịch sử nghiên cứu dơi ở Việt Nam được phân ra các giai đoạn theo quan điểm phân chia lịch sử nghiên cứu thú của Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (2008). 1.2.1.1. Giai đoạn trước năm 1945 Những nghiên cứu và ghi nhận về dơi ở Việt Nam trong giai đoạn này rất ít và đều được thực hiện bởi người nước ngoài. Nhiều ghi nhận về các loài trong giai đoạn này có vị trí phân loại không chính xác và được định loại lại trong những nghiên cứu sau đ . 1.2.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 Trong giai đoạn này, những nghiên cứu về dơi được mở rộng hơn, nhưng do điều kiện chiến tranh nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu được thực hiện riêng theo từng miền Nam, Bắc. 1.2.1.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay Trong giai đoạn này, nghiên cứu dơi được mở rộng và chuyên sâu hơn. Giai đoạn trước năm 1994, những nghiên cứu về dơi thường kết hợp trong các nghiên cứu về thành phần loài thú. Từ năm 1994 đến nay, nghiên cứu riêng về dơi ngày càng gia tăng về số lượng và phạm vi nghiên cứu, kết quả dẫn đến sự gia tăng số loài dơi được ghi nhận ở Việt Nam. Từ năm 1994 –2005 đã phát hiện 16 loài dơi mới cho Việt Nam, trong đ c 2 loài mới và 1 giống mới cho khoa học. Từ năm 2006 đến nay, c 22 loài dơi mới ở Việt Nam được công bố. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tiếng kêu siêu âm và di truyền phân tử các loài dơi ở Việt Nam Trước năm 2007, những nghiên cứu về phân loại dơi ở Việt Nam chỉ dựa trên các đặc điểm hình thái ngoài, hình thái sọ, răng và sụn ngọc hành. Từ năm 2007, phân loại dựa vào tiếng kêu siêu âm và di truyền phân tử ngày càng tăng, nên phân loại dơi ngày càng chính xác, số lượng các loài mới được ghi nhận ngày càng tăng. Những nghiên cứu tiếng kêu siêu âm của dơi ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện ở các loài thuộc các họ Rhinolophidae và Hipposideridae. Nghiên cứu phân loại các loài dơi thuộc các họ khác bằng tiếng kêu siêu âm còn hạn chế. Nghiên cứu phân loại dơi bằng di truyền phân tử ở Việt Nam được tiến hành trong khoảng hơn một thập niên gần đây nên kết quả đạt được còn hạn chế. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào công bố các loài mới hoặc định loại lại các loài có
- 6 vị trí phân loại không chính xác. Việc nghiên cứu sự phát sinh các loài dơi ở Việt Nam bằng di truyền phân tử cũng rất hạn chế. 1.2.3. Nghiên cứu phân loại giống Myotis Loài Myotis adversus (Vespertilio adversus) là loài dơi đầu tiên thuộc giống Myotis được ghi nhận ở Việt Nam bởi Morice (1875). Những loài khác được ghi nhận tiếp theo bao gồm: M. chinensis (Menegaux, 1906); M. siligorensis alticranius và M. longipes (Osgood, 1932); M. mystacinus và M. siligorensis (Van Peenen và cs., 1969); M. hasseltii (Topal, 1974); Từ năm 1992 đến 2018, 15 loài thuộc giống Myotis lần lượt được phát hiện. Đặc biệt, năm 2018, trên cơ sở phân tích gen COI ở tổ hợp loài M. annatesae, Kruskop công bố dạng loài mới M. cf. annatesae. Trước năm 2008, tất cả nghiên cứu về phân loại các loài dơi thuộc giống Myotis chỉ dựa vào hình thái ngoài, hình thái sọ và răng, chủ yếu là răng nanh và răng tiền hàm. Phân loại các loài dơi thuộc giống Myotis bằng tiếng kêu siêu âm ở Việt Nam còn hạn chế, chỉ có công bố của Borisenko và cs. (2008), Furey và cs. (2009), Kruskop (2013) công bố một số thông số thuộc một số loài thuộc giống này. Cho đến nay, nghiên cứu di truyền phân tử của các loài thuộc giống này ở Việt Nam còn hạn chế, chỉ có nghiên cứu gen Cytochrome b ở loài M. phanluongi năm 2008, gen COI ở loài M. muricola năm 2013 và loài M. annatesae năm 2018. Năm 2010, Francis và cs. kết luận không thể phân biệt loài M. laniger và M. annamiticus bằng gen trong ty thể. 1.2.4. Nghiên cứu phân loại giống Pipistrellus Thomas (1904) miêu tả một loài mới thuộc giống Pipistrellus ở Việt Nam: P. raptor, ngày nay được xác định là loài P. ceylonicus. Năm 1927-1928, Thomas tiếp tục mô tả 2 loài mới gồm P. tralatitius, P. coromandrus tramatus. Nhưng năm 1992, Cobert và Hill chứng minh 2 loài này lần lượt chính là loài P. javanicus, P. tenuis. Năm 1969, Van Peenen và cs. thông báo 3 loài thuộc giống Pipistrellus ở Miền Nam: P. coromandra, P. javanicus (P. abramus), P. minus. Năm 1997, Bates và cs. ghi nhận mới về 3 loài hiếm gặp thuộc giống Pipistrellus ở Việt Nam gồm P. cardonae, P. pulvaratus, P. paterculus. Phân loại các loài thuộc giống Pipistrellus bằng hình thái chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái của xương cẳng tay, răng tiền hàm, răng nanh, chiều dài dương vật, hình thái sụn ngọc hành. Cho đến nay, nghiên cứu tiếng kêu siêu âm ở các loài thuộc giống Pipistrellus rất hạn chế. Furey (2009), Kuskop (2013) ghi nhận chủ yếu về đặc điểm tiếng kêu siêu âm của một số loài. Kruskop (2013) đề cập đến nghiên cứu đặc điểm di truyền của gen trong ty thể ở loài P. javanicus, P. tenuis và P. coromandra.
- 7 CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2012 – 2017 với 15 đợt khảo sát tại 17 khu vực thuộc 15 tỉnh ở miền Bắc Việt Nam (Hình 2.1). Mỗi đợt khảo sát tiến hành từ 3– 5 ngày. Ngoài ra, còn thu mẫu dơi tại thành phố Hải Dương, trong khuôn viên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Hà Nội), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Tổng số 18 đợt khảo sát với 68 ngày khảo sát thực địa thu mẫu. Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các địa điểm khảo sát thực địa Ghi chú: chỉ địa điểm điều tra thực địa trong nghiên cứu này. Chữ số (1 – 18) ứng với số thứ tự đợt điều tra thực địa. Nguồn bản đồ: Bản đồ Hành chính Việt Nam. 2.2. Dụng cụ, hóa chất và vật liệu nghiên cứu Dụng cụ, hóa chất: bao gồm bẫy thu cầm, lưới mờ, vợt bắt dơi, các dụng cụ và hóa chất phục vụ cho việc làm mẫu, thu tiếng kêu siêu âm. Vật liệu nghiên cứu: + 349 mẫu thân dơi được sử dung trong nghiên cứu hình thái, kích thước cơ thể, bao gồm 32 mẫu giống Myotis và 26 mẫu giống Pipistrellus thu được trong nghiên cứu này và kế thừa 301 mẫu thu thập từ những nghiên cứu trước. + 109 mẫu sọ tách ra từ các mẫu thân dơi được sử dụng trong nghiên cứu hình thái sọ. + 39 mẫu mô ức, mô não, mô tủy của 14 loài và phân loài thuộc giống Myotis, 5 loài thuộc giống Pipistrellus thu được trong các đợt khảo sát được sử dụng để phân tích đặc điểm di truyền phân tử. Sử dụng 2 cặp mồi (cặp mồi 1, 2) để nhân đoạn ADN của gen COI và 1 cặp mồi (cặp mồi 3) để nhân đoạn gen 16S. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phƣơng pháp thu mẫu 2.3.1.1. Thu mẫu bằng lưới mờ : Lưới mờ được sử dụng c kích thước mắt lưới 16– 20 mm; chiều cao 2,5–3 m; chiều dài 3–12 m. Mỗi lưới mờ có 3–5 lượt lưới.
- 8 2.3.1.2. Thu mẫu bằng bẫy thụ cầm Bẫy thụ cầm được sử dụng bao gồm một khung kim loại kích thước 1,6 x 1,8 m và 1,8 x 2,0 m với 4 dàn cước đặt song song, mỗi dàn cước cách nhau 5 cm gồm các sợi dây cước được căng dọc theo chiều thẳng đứng, khoảng cách giữa các sợi cước là 1,5–2,5 cm. Ngoài ra còn dùng vợt hoặc bẫy di động (mobile trap) để bắt dơi ở trong hang. 2.3.2. Phƣơng pháp xử lí mẫu 2.3.2.1. Xử lí mẫu trên thực địa Mỗi mẫu dơi được xử lý: định loại sơ bộ, đo kích thước cơ thể, chụp ảnh, ghi tiếng kêu siêu âm. Mỗi loài chỉ giữ lại 1 đến 3 mẫu. Các mẫu được cố định theo phương pháp truyền thống. Các mẫu có những biểu hiện khác lạ được lấy vật phẩm để phục vụ nghiên cứu sinh học phân tử sau này. 2.3.2.2. Xử lí mẫu trong phòng thí nghiệm - Đo chỉ số hình thái ngoài: cho tất cả các mẫu thu được trong nghiên cứu này và các mẫu của nghiên cứu trước. - Đo chỉ số hộp sọ và răng: theo các tài liệu hiện đang được sử dụng phổ biến (Bates và Harrison, 1997; Scorba và cs., 2003; Dietz và Von Helversen,2004; Francis, 2008). - Nhuộm sụn ngọc hành: theo Bates và cs. (2005). - Định loại mẫu dơi đến loài: Định loại từng mẫu vật theo các tài liệu có liên quan đến các loài thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ở Việt Nam: (Corbet và Hill, 1992; Bates và Harrison, 1997; Borissenko và Kruskop, 2003; Kruskop, 2013). - Những mẫu c đặc điểm khác biệt về hình thái sẽ được mô tả chi tiết và kiểm tra vị trí phân loại của chúng dựa trên phân tích đa biến bằng phương pháp PCA hoặc phân tích di truyền phân tử ở gen COI hoặc gen 16S. Quá trình kiểm định t-Test và hàm Geomean được thực hiện trên phần mềm Excel (Microsoft office 2010). 2.3.3. Phƣơng pháp ghi và phân tích tiếng kêu siêu âm Ghi tiếng kêu siêu âm của dơi bằng hệ thống PCTage và máy thu siêu âm 6700X (Petterson Electronik, Thụy Điển) ở 2 trạng thái: trạng thái tĩnh và trạng thái động. Tất cả tiếng kêu siêu âm thu được được xử lý bằng phần mềm Selena, Batsound. 2.3.4. Phƣơng pháp phân tích ADN - Tách chiết ADN, điện di ADN trên agarose, nhân đoạn DNA bằng PCR, giải trình tự ADN. . . được thực hiện tại Phòng Miễn dịch người (Viện nghiên cứu hệ gen - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (sử dụng cặp mồi 1); Phòng thí nghiệm Di truyền học và Phòng Sinh học Phân tử Tế bào thuộc Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội (sử dụng cặp mồi 2) và Phòng Hệ thống phân tử và Di truyền Bảo tồn thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (sử dụng cặp mồi 3). - Các trình tự gen thu được được tinh chỉnh bằng phần mềm Bioedit phiên bản 7.2.5. sau đ được được so sánh với các trình tự gen tương ứng tại ngân hàng gen (Genbank) bằng công cụ Blast.
- 9 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thành phần loài dơi thuộc giống Myotis và Pipistrellus ở khu vực nghiên cứu Kết quả phân tích 349 mẫu thân, STT Tên khoa học Nguồn 1 Myotis altarium* M 124 mẫu sọ, 14 loài và dạng loài 2 M. annamiticus M, [4, 137] thuộc giống Myotis và 5 loài thuộc 3 M. annectans M, [4, 137] 4 M. chinensis M, [4, 137] giống Pipistrellus ghi nhận được ở 5 M. hasseltii M, [4, 137] khu vực nghiên cứu (Bảng 3.1). 6 M. horsfieldii M, [4, 137] 7 M. indochinensis M, [164] Kế thừa những kết quả nghiên 8 M. laniger M, [4, 137] cứu trước và những ghi nhận mới 9 M.cf. laniger* M trong nghiên cứu này, 21 loài và 10 M. montivagus M, [4, 137] 11 M.cf. montivagus* M dạng loài thuộc giống Myotis, 6 loài 12 M. muricola M, [4, 137] thuộc giống Pipistrellus được ghi 13 M. pilosus M, [4] nhận ở Việt Nam. 14 M. siligorensis M, [4, 137] 15 Pipistrellus abramus M, [4, 137] So với các công bố trước đây, 16 P. coromandra M, [4, 137] 17 P. javanicus [4, 137] kết quả này đã bổ sung 01 loài và 02 18 P. paterculus M, [4, 137] dạng loài dơi mới cho khu hệ dơi 19 P. tenuis M, [4, 137] miền Bắc Việt Nam là M. altarium, Ghi chú: Kí hiệu M chỉ những loài ghi nhận trong nghiên cứu này, * chỉ những loài dơi được ghi nhận mới cho khu hệ M. cf. montivagus và M. cf. laniger dơi miền Bắc Việt Nam. (Bảng 3.1). 3.2. Những loài dơi ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu và ViệtNam 3.2.1. Loài Myotis altarium Thomas, 1911. Quá trình nghiên cứu phát hiện 14 mẫu thuộc giống Myotis có những đặc điểm khác lạ. Trong luận án đã mô tả chi tiết hình thái ngoài (màu sắc bộ lông, màng bay, những phần cơ thể không c lông, hình thái và kích thước tai, mấu tai, đối mấu tai và cựa ở gốc ngón chân) và thấy những đặc điểm của 14 mẫu thu được này giống với đặc điểm của loài M.altarium được công bố bởi Thomas (1911), Blood và cs. (1987), Zhang và cs. (2010) trước đây… Phân tích hình thái ngoài, hình thái sọ, răng và di truyền phân tử chứng minh 14 mẫu trên thuộc loài M. altarium. (Hình 3.1 và Bảng 3.3).
- 10 I II Hình 3.1. Kết quả phân tích sự sai khác về kích thước (I), hình dạng (II) của loài M. altarium (x), M. annectans (o), M. montivagus (□), M. indochinensis (∆) bằng phương pháp PCA theo 5 chỉ số: FA, E, Cr, HF, HB. Bảng 3.3. Kết quả so sánh trình tự của gen COI thuộc loài M. altarium trong nghiên cứu này với trình tự của một số gen COI trên ngân hàng gen Gen COI trong Tên loài trên ngân Tỷ lệ Mức độ STT nghiên cứu này hàng gen bao phủ (%) giống nhau (%) 1 JF443976.1 M. altarium 95 99 2 KF111724.1 M. ikonnikovi 96 91 3 JF443001.1 M. ikonnikovi 95 90 4 JF442999.1 M. ikonnikovi 95 90 5 JF443028.1 M. petax 95 88 Ghi chú: Tỷ lệ bao phủ (Query cover) là phần trăm (%) độ dài giữa gen nghiên cứu và vùng gen được tìm kiếm trên ngân hàng gen; Mức độ giống nhau (Ident) là tỷ lệ % số Nu giống hệt nhau giữa vùng tìm kiếm và gen nghiên cứu. Hình thái ngoài, hộp sọ, răng, cấu trúc tiếng kêu siêu âm và vùng phân bố của loài này ở Việt Nam được trình bày ở Hình 3.3.
- 11 Hình 3.3. Hình thái hộp sọ, răng (A), hình thái ngoài (B), cấu trúc tiếng kêu siêu âm (C) và khu phân bố (D) loài M. altarium ở Việt Nam. Ghi chú: Ảnh (B) và (C) do Vũ Đình Thống cung cấp. Tiếng kêu siêu âm của loài này có họa âm thứ 2 mờ, không rõ ràng, chỉ có thành phần sóng FM, không có sóng CM với dải tần số dao động 82,8 kHz đến 27,8 kHz; DUR từ 0,5-1,5 ms lúc bay, 0,9-1,4 ms lúc cầm tay; cấu trúc tiếng kêu lúc cầm tay và lúc bay tương đối giống nhau. 3.2.2. Dạng loài Myotis cf. montivagus Quá trình nghiên cứu đã phát hiện 8 mẫu c đặc điểm khác lạ, trong đ 3 mẫu có kích thước lớn hơn giống với mô tả loài M. montivagus của Kruskop (2013) nên được tạm gọi là M. montivagus. Năm mẫu còn lại c kích thước nhỏ hơn loài M. montivagus, chúng vừa c đặc điểm của loài M. montivagus, đồng thời lại có một số đặc điểm khác nên được tạm gọi là dạng loài M. cf. montivagus. Hình thái ngoài của loài M. cf. montivagus tương đối giống với loài M. montivagus như bộ lông , hình thái tai, màng bay… Nhưng sọ và răng của loài này có một số đặc điểm khác với loài M. montivagus (Hình 3.4). Kết quả so sánh một số chỉ số hình thái ngoài, tai, răng, sọ và trình tự gen COI của các mẫu loài M. cf. montivagus cho thấy có sự khác biệt hoàn toàn với loài M. montivagus (Bảng 3.4; Hình 3.5). So với loài M. ater và loài M. muricola, loài M. cf. montivagus c kích thước lớn hơn một chút. So sánh hình thái ngoài giữa 5 mẫu thuộc loài M. cf. montivagus với 3 mẫu thuộc loài M. montivagus và 20 mẫu thuộc loài M. muricola bằng phương pháp PCA trên 5 chỉ số FA, E, Cr, HF, HB (Hình 3.5) cho thấy đồ thị của loài M. cf. montivagus nằm tách biệt hoàn toàn so với đồ thị của loài M. montivagus và loài M. muricola. Điều này chứng tỏ loài M. cf. montivagus khác biệt hoàn toàn về hình thái so với loài M. montivagus và loài M. muricola. Kết quả phân tích trình tự gen COI thuộc loài M. cf. montivagus (Bảng 3.5) chỉ ra rằng loài M. cf. montivagus có thể là dạng trung gian của 3 loài M. montivagus, M. ater và M. muricola.
- 12 Bảng 3.4. Một số chỉ số hình thái ngoài, hình thái sọ, răng của loài M. cf. montivagus và loài M. montivagus trong nghiên cứu này và nghiên cứu trước. Chỉ số Loài M. cf. Loài M. montivagus đo montivagus Nghiên cứu này Görföl (2013) Benda (2010) FA 36,11-38,25 44,09-45,21 39,2–41,5 - Cr 15,62-17,55 18,5-19,03 - - HF 6,44-7,86 7,35-8,73 - - E 12,28-12,98 14,42-15,88 - 11,78 HB 36,68-38,01 53,25-54,68 - - GL 13,45-14,51 16,74 15,62–15,76 15,27 CCL 12,78-14 16,22 14,07–14,10 14,57 C1-C1 3,41-3,97 4,90 4,39–4,51 4,48 M3-M3 5,39-6,08 7,46 6,50–6,79 6,50 ZW 8,52-8,97 11,87 - - MW 6,09-6,53 7,60 7,93–8,01 - IOW 3,15-3,38 4,01 3,74–3,88 3,73 BCW 6,18-6,71 7,91 7,15–7,19 7,23 BCH 4,45-5,38 5,83 5,73–5,76 5,50 C1-M3 5,21-5,61 6,56 6,09–6,17 6,12 C1-P4 1,86-2,12 2,47 2,89–2,94 - ML 9,78-10,92 13,14 11,48–11,85 11,78 C1-M3 5,55-6,05 7,07 6,35–6,47 6,48 CPH 3,28-3,82 4,82 - 3,85 Hình 3.4. Hình thái sọ, răng của loài M. cf. montivagus (A) và M. montivagus (B).
- 13 I II Hình 3.5. Kết quả phân tích sự sai khác về kích thước (I), hình dạng (II) giữa loài M. cf. montivagus (□) với loài M. montivagus (∆), M. muricola (o) bằng phân tích PCA trên 5 chỉ số (FA, E, HF, Cr, và HB). Bảng 3.5. Kết quả so sánh trình tự của gen COI thuộc loài M. cf. montivagus trong nghiên cứu này với trình tự của một số gen COI trên ngân hàng gen. Gen COI Tỷ lệ Mức độ Gen COI trên Tên loài trên STT trong nghiên bao phủ giống ngân hàng gen ngân hàng gen cứu này (%) nhau (%) 1 HM541056.1 M. cf. muricola 96 100 2 HM541053.1 M. cf. muricola 96 100 3 HM541045.1 M. cf. muricola 96 100 4 T.140607.1 HM541055.1 M. cf. muricola 96 99 5 JF443979.1 M. cf. ater 96 99 6 HM914900.1 M. cf. ater 96 99 7 HM914933.1 M. cf. ater 96 99 8 HM914900.1 M. cf. ater 97 100 9 JF443979.1 M. ater 97 99 10 T.140607.4 HM541055.1 M. cf. muricola 97 99 11 HM541051.1 M. cf. muricola 97 99 12 HM914903.1 M. cf. muricola 97 99 3.2.3. Dạng loài Myotis cf. laniger Hệ thống phân loại của loài M. laniger tương đối phức tạp và chưa rõ ràng. Nghiên cứu này đã phát hiện ra 41 mẫu dơi vừa c đặc điểm giống loài M. laniger, vừa
- 14 c một số đặc điểm giống với loài M. annamiticus và lại c một số đặc điểm khác nên tạm gọi các mẫu này là dạng loài M. cf. laniger. Hình thái ngoài của loài M. cf. laniger khá giống với loài M. laniger về bộ lông, màu sắc, màng bay, hình thái tai, chiều dài cảnh tay. Tuy nhiên cẳng tay và kiểu gắn của màng bay vào bàn chân của M. cf. laniger lại gần giống với loài M. annamiticus, bàn chân của M. cf. laniger ngắn hơn một chút so với bàn chân của loài M. laniger nhưng độ dày lớn hơn. Hình thái sọ và răng loài M. cf. laniger tương đối giống loài M. laniger. Nhưng gờ lambda của sọ loài M. laniger phồng hơn một chút so với loài M. cf. laniger. ương gò má của loài M. cf. laniger thẳng còn ở loài M. laniger hơi lõm vào trong một chút ở giữa. Hàm trên của loài M. laniger c răng nanh cao, sắc, nhọn, cao hơn nhiều so với chiều cao của răng tiền hàm. Đặc điểm hình thái hộp sọ và răng của 2 loài được thể hiện ở hình 3.7. Hình 3.7. Hình thái hộp sọ và răng của loài M. cf. laniger (A) và loài M. laniger (B) So sánh hình thái ngoài của 37 mẫu thuộc loài M. cf. laniger với 12 mẫu thuộc loài M. laniger bằng phương pháp PCA trên 5 chỉ số: FA, E, Cr, HF, HB. Kết quả phân tích cho thấy đồ thị của loài M. cf. laniger và loài M. laniger nằm tách biệt nhau hoàn toàn trong phân tích về kích thước (Hình 3.9). Kết quả này cùng với kết quả so sánh trình tự gen COI của loài M. cf. laniger với gen COI trên ngân hàng gen (bảng 3.6) cho thấy loài M. cf. laniger trong nghiên cứu này khác biệt c ý nghĩa với loài M. laniger.
- 15 I II Hình 3.9. Kết quả phân tích sự khác biệt về kích thước (I), hình dạng (II) giữa loài M. cf. laniger (□) và loài M. laniger (o) bằng phân tích PCA theo 5 chỉ số (FA, E, HF, Cr, và HB). Bảng 3.6. Kết quả so sánh trình tự của gen COI thuộc loài M. cf. laniger trong nghiên cứu này với trình tự của một số gen COI trên ngân hàng gen. Tỷ lệ Mức độ Gen COI trong Gen COI trên Loài trên ngân STT bao phủ giống nhau nghiên cứu này ngân hàng gen hàng gen (%) (%) 1 HM541036.1 M. cf. laniger 97 100 2 HM541035.1 M. cf. laniger 97 100 3 HM541025.1 M. cf. laniger 97 99 4 XN.10.10.2015.3 HM541038.1 M. cf. laniger 97 99 5 JF442937.1 M. daubentonii 97 99 M. adversus 6 HM541171.1 97 97 taiwanensis 7 HM541036.1 M. cf. laniger 97 99 8 HM541035.1 M. cf. laniger 97 99 9 HM541025.1 M. cf. laniger 97 99 PL.10.09.2017.21 10 JF442937.1 M. daubentonii 97 99 PL.10.09.2017.3 11 HM541020.1 M. cf. laniger 95 98 M. adversus 12 HM541171.1 97 97 taiwanensis 3.3. Đặc điểm hình thái nhận dạng các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus thuộc vùng nghiên cứu 3.3.1. Đặc điểm hình thái ngoài Để định dạng các loài dơi thuộc giống Myotis và giống Pipistrellus ở vùng nghiên cứu, chúng tôi đã đo và phân tích một số chỉ số và đặc điểm hình thái ngoài:
- 16 cẳng tay, tai, cẳng chân và bàn chân ở các mẫu thuộc 14 loài thuộc giống Myotis và 5 loài thuộc giống Pipistrellus. 3.3.1.1. Đặc điểm cẳng tay Về chiều dài xương cẳng tay, có thể chia 14 loài thuộc giống Myotis thành 4 nhóm: Nhóm 1 có FA: 61,12 – 69,66 mm (loài M. chinensis); Nhóm 2 với FA: 51,31 – 57 mm (loài M. pilosus); Nhóm 3 với FA: 40–49mm (4 loài: M. annectans, M. montivagus, M. altarium, M. indochinensis); Nhóm 4 với FA: 28 – 39 mm (8 loài và dạng loài: M. laniger, M. cf. laniger, M. annamiticus, M. horfieldii, M. hasseltii, M. siligorensis, M. cf. montivagus, M. muricola). Như vậy, chiều dài cẳng tay có thể được sử dụng để định loại các loài thuộc nhóm 1 và nhóm 2. Đặc điểm về vị trí tương đối của chiều dài cẳng tay so với mút mõm và mút tai có thể được sử dụng để định loại một số loài thuộc giống Myotis (Bảng 3.9). Bảng 3.9: Vị trí tương đối chiều dài cẳng tay so với mút mõm và mút tai của một số loài thuộc giống Myotis trong nghiên cứu này. Vị trí tương đối của cẳng tay Vị trí tương đối của cẳng Loài n so với mút mõm (mm) tay so với mút tai (mm) M. annamiticus 72 >3-5 >2-4 M. siligorensis 6 0-1 0 M. laniger 12
- 17 Hình 3.11. Các kiểu hình thái tai cơ bản ở các loài dơi thuộc giống Myotis Bảng 3.10. Vị trí tương đối giữa chiều dài tai so với mút mõm của một số loài thuộc giống Myotis. Tên loài n Độ dài tai so với mút mõm (mm) M. annamiticus 72 >0-1 M. siligorensis 6 >0-1 M. muricola 19 >0-1 M. montivagus 2 >0-1 M. laniger 12 >3-4 M. horsfieldii 47 >1-2 M. hasseltii 4 >1-2 M. annectans 10 >1-2 M. altarium 14 >7-10 M. indochinensis 3 0-1 M. pilosus 15 ” và “
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn