Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh thái học: Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo bạch long vỹ, thành phố hải phòng phục vụ phát triển bền vững
lượt xem 14
download
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định và đánh giá được những biến đổi theo thời gian về cấu trúc và chức năng, phân bố các hệ sinh thái vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng; kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu để xác định được hiện trạng đa dạng sinh học vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ; đề xuất xây dựng được bộ chỉ thị (đa dạng sinh thái) ĐDSH và chương trình quan trắc ĐDSH nhằm quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh thái học: Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo bạch long vỹ, thành phố hải phòng phục vụ phát triển bền vững
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT BÙI ĐỨC QUANG NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI VÙNG BIỂN ĐẢO BẠCH LONG VỸ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 62.42.01.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH THÁI HỌC
- 2 Công trình được hoàn thành tại: Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguời hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Thanh Hải Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật TS. Hà Quý Quỳnh Ban Ứng dụng &TKCN Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn Phản biện 2: TS. Trần Đình Lân Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện tại Viện Sinh thái và TNSV, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Vào hồi 9 giờ 00 ngày 8 tháng 01 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại:
- 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu, phân tích đánh giá những biến đổi về cấu trúc, đặc trưng các kiểu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ dưới những tác động của điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu về đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ làm cơ sở xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học và chương trình quan trắc , nhằm quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ theo hướng phát triển bền vững là việc cần thiết. Nghiên cứu sinh chọn đề tài luận án "Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển bền vững" để thực hiện. 2. Mục tiêu của luận án Xác định và đánh giá được những biến đổi theo thời gian về cấu trúc và chức năng, phân bố các hệ sinh thái vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu để xác định được hiện trạng đa dạng sinh học vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ. Đề xuất xây dựng được bộ chỉ thị ĐDSH và chương trình quan trắc ĐDSH nhằm quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. 3. Nội dung nghiên cứu gồm: Các đặc trưng sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ; Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu đã có về hiện trạng đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ theo khung phân tích (PSBR); Xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ và Xây dựng/Thiết kế chương trình quan trắc ĐDSH khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ. 4. Những điểm mới của luận án: 1) Những biến đổi theo thời gian về cấu trúc, chức năng các kiểu hệ sinh thái ở vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ được đề cập; 2) Cơ sở dữ liệu ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ được cập nhật, hệ thống hoá theo khung phân tích hiện trạng, áp lực, lợi ích và đáp ứng (PSBR); 3) Lần đầu tiên đề xuất được bộ chỉ thị ĐDSH và chương trình quan trắc ĐDSH nhằm hỗ trợ công tác quản lý khai thác và sử dụng bền vững các hệ sinh thái của khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. 5. Ý nghĩa của luận án
- 4 Ý nghĩa khoa học: Các dữ liệu, thông tin cập nhật về điều kiện môi trường và ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ trong luận án làm cơ sở cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo về quản lý bảo tồn và phát triển tại khu vực. Luận án góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH nói chung, cho các HST biển đảo nói riêng, phục vụ mục tiêu khai thác và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và bảo tồn ĐDSH của đất nước. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án giúp xây dựng được bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH của khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý ĐDSH cũng như khai thác và sử dụng bền vững các hệ sinh thái khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. 6. Bố cục của luận án Luận án ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, có 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan gồm 27 trang. Chương 2: Phương pháp luận, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu gồm 19 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận gồm 113 trang. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Sinh thái học Thuật ngữ Sinh thái học (Ecology) xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ XIX . Trong Từ điển Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững đã ghi Ecology hoặc Bioecology là khoa học nghiên cứu ảnh hưởng qua lại giữa một cá thể sinh vật hay các loài riêng rẽ với các thành phần sống và không sống của môi trường xung quanh. Định nghĩa này được sử dụng trong luận án. 1.1.2. Hệ sinh thái (Ecosystem) Hệ sinh thái là khái niệm do nhà Sinh thái học người Anh Tansley đề xuất năm 1935 và hiện nay được công nhận trong lĩnh vực Sinh thái học vì dễ hiểu và ngắn. Hệ sinh thái có hai thành phần chủ yếu: (1) Các quần thể sống, với các mối quan hệ dinh dưỡng và vị trí của chúng; (2) Các nhân tố của ngoại cảnh. Trong Từ điển Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững đã ghi hệ sinh thái là đơn vị gồm tất cả sinh vật và yếu tố vô sinh của một đơn vị nhất định có sự tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.
- 5 1.1.3. Phát triển bền vững (sustainable development) Thuật ngữ “Phát triển bền vững” có từ những năm 1970 và được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới định nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. 1.1.4. Đa dạng sinh học (Biodiversity) Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống trong các hệ sinh thái trên đất liền, dưới biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học là sự phong phu th ́ ể hiện ở 3 cấp độ đa dạng: trong loài (gen), giữa các loài sinh vật và các hệ sinh thái trong tự nhiên. Trong phạm vi luận án này, ĐDSH được đề cập chỉ ở các cấp độ hệ sinh thái và loài. 1.1.5. Bảo tồn đa dạng sinh học (Biodiversity conservation) Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là “duy trì các quần thể loài đang tồn tại và phát triển”. Bảo tồn được thể hiện dưới 2 hình thức: Bảo tồn tại chỗ (Insitu): Là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng; Bảo tồn chuyển chỗ (Exsitu): Là hình thức bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên ngoài những nơi cư trú tự nhiên của chúng; Bảo tồn ở cấp quần xã: Bảo tồn nguyên vẹn các quần xã sinh vật là cách bảo tồn có hiệu quả toàn bộ tính đa dạng sinh học. 1.1.6. Chỉ thị đa dạng sinh học (biodiversity indicator) Thuật ngữ “chỉ thị đa dạng sinh học” trong Công ước Đa dạng sinh Học và được sử dụng trong luận án này là: các phép đo đạc trực tiếp chuyển tải các thông tin liên quan đến ĐDSH như tình trạng các hệ sinh thái, các loài; các hành động của con người nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học như xây dựng các khu bảo tồn, các quy định khai thác tài nguyên sinh vật; các áp lực hoặc mối đe doạ tới đa dạng sinh học như làm suy thoái hệ sinh thái hoặc mất nơi cư trú (BIP, 2011). 1.1.7. Quan trắc đa dạng sinh học (biodiversity monitoring)
- 6 Theo CBD, "quan trắc đa dạng sinh học là việc đo đạc lặp đi lặp lại trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các chỉ thị phản ánh hiện trạng, xu hướng biến đổi của ĐDSH, các ảnh hưởng bất lợi đối với tài nguyên ĐDSH để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách có các hoạt động ưu tiên, cải thiện công tác quản lý các hệ sinh thái, các loài và nguồn gen". Định nghĩa quan trắc đa dạng sinh học của CBD được sử dụng trong luận án này. 1.2. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SINH VẬT BIỂN 1.2.1. Nghiên cứu sinh vật biển và xây dựng khu bảo tồn biển trên thế giới 1.2.1.1. Sơ lược về nghiên cứu sinh vật biển trên thế giới Tới đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, nghiên cứu và khảo sát đại dương thế giới mới thực sự khởi đầu. Từ năm 1960 đến nay, các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu các vấn đề, chuyên môn cụ thể trong đó có môi trường, sinh vật biển, tài nguyên phi sinh vật. Trong khu vực, vùng biển phía Đông Nam Châu Á đã được nghiên cứu với các mức độ khác nhau. Theo tài liệu tổng hợp của Nguyễn Huy Yết (2012), đa dạng sinh học vùng biển phía Đông Nam Châu Á thuộc vào mức cao nhất trên thế giới. Các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm: các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển đều phát triển. 1.2.1.2. Xây dựng khu bảo tồn biển trên thế giới Định nghĩa chung về KBTB gần đầy nhất của IUCN (1994), được xác định như sau: “Khu bảo tồn biển là một vùng đất có biển hoặc vùng biển được đặc biệt dành cho việc bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học cũng như những tài nguyên thiên nhiên và văn hoá trong đó, được quản lý bằng luật pháp hoặc các phương sách hữu hiệu khác”. Chín nước có biển trong khu vực Đông Nam Á đều đã công bố về việc thiết lập các khu bảo tồn ở mỗi nước. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu sinh vật biển và xây dựng KBTB ở Việt Nam 1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu sinh vật biển Việt Nam
- 7 Những công trình nghiên cứu sinh vật biển Việt Nam đầu tiên đã có từ cuối thế kỷ XVIII, với những khảo sát về trai ốc biển ở vùng biển Côn Đảo, kết quả được công bố từ 1784 (Martin và Chemnitz, 1784), sau đó là các công trình nghiên cứu ở vùng biển phía bắc (vịnh Hạ Long) của Crosse và Fisher (1890), Fisher (1891). Hoạt động điều tra nghiên cứu có hệ thống về sinh vật biển Việt Nam có từ khi thành lập Viện Hải dương học Đông Dương ở Nha Trang. Từ sau khi đất nước thống nhất (1975), hoạt động này được tổ chức thực hiện có kế hoạch trên phạm vi toàn vùng biển. Các kết quả nghiên cứu sinh vật biển được tổng kết trong chuyên khảo Biển Đông, Tập IV “ Sinh học, sinh thái biển”. Nhìn chung, các vấn đề về sinh vật, sinh thái vùng biển, đảo Việt Nam (bao gồm cả trên đảo và vùng nước quanh đảo) cho tới nay còn ít được nghiên cứu. 1.2.2.2. Xây dựng các khu bảo tồn biển Việt Nam Năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 bao gồm 16 khu. Trong số 16 KBTB được nằm trong danh sách, tới nay, đã thành lập và hình thành được mạng lưới 10/16 khu bảo tồn biển, gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo, Phú Quốc, Lý Sơn, và 6 khu chuẩn bị được thành lập. 1.2.3. Tình hình điều tra, nghiên cứu vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ Cho tới nay, đã có nhiều điều tra, nghiên cứu vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ. Nhiều công trình liên quan tới luận án, thuộc nhiều lĩnh vực, được thực hiện trong những thời gian khác nhau. 1.2.3.1. Các điều tra, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội và môi trường Viện Tài nguyên và Môi trường Biển tại Hải Phòng là cơ quan nghiên cứu đảo Bạch Long Vỹ bắt đầu từ những năm 1993 – 1996 tới nay với các chuyến khảo sát điều tra, nghiên cứu một cách đồng bộ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội . Các vấn đề về quy hoạch lãnh thổ, bao gồm các quy hoạch chuyên ngành đã được thực hiện. Năm 2005 đã có quy hoạch phát triển kinh tếxã hội huyện đảo Bạch Long Vỹ tới năm 2010 và 2020 của UBND thành phố Hải Phòng. 1.2.3.2. Các điều tra, nghiên cứu về đa dạng sinh học và bảo tồn
- 8 Các tài liệu trước đây xác định được 262 loài Động vật đáy; được 193 loài cá thuộc 229 giống, 105 họ. Trên đảo Bạch Long Vỹ, có 367 loài thực vật, thuộc 270 chi của 95 họ, trong đó thực vật tự nhiên chỉ có 226 loài thuộc 169 chi, 60 họ thuộc ngành Hạt kín và Dương xỉ. Có 17 loài được coi là trong thành phần của RNM trên đảo. Dưới biển, có 104 loài san hô cứng thuộc 32 giống, 13 họ; 210 loài TVPD thuộc 47 chi… 1.3. TỔNG QUAN XÂY DỰNG CHỈ THỊ VÀ SỬ DỤNG CHO QUAN TRẮC ĐA DẠNG SINH HỌC 1.3.1. Trên thế giới Các Công ước quốc tế (CBD, Ramsar), các tổ chức và các quốc gia trên thế giới đã có nghiên cứu và đề xuất chỉ thị ĐDSH, nhằm quan trắc ĐDSH. Mặc dù chỉ thị ĐDSH được sử dụng khá phổ biến nhưng hiện nay vẫn còn thiếu vắng các hướng dẫn về quy trình xây dựng chỉ thị. Xây dựng và ứng dụng chỉ thị ĐDSH đã trở nên phổ biến ở quy mô quốc tế và quốc gia. Bộ chỉ thị đa dạng sinh học của Châu Âu bao gồm 26 chỉ thị. 1.3.2. Xây dựng và sử dụng chỉ thị đa dạng sinh học ở Việt Nam Việc xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH quốc gia nói chung và bộ chỉ thị ĐDSH của các KBT phải đặt trong bối cảnh của quốc tế. Đến nay các nghiên cứu về chỉ thị ĐDSH có thể xem là mới bước đầu thực hiện. Trần Đình Lân (2010) đã xây dựng các chỉ số PTBV tài nguyên ĐNN ở ven bờ Tây Vịnh Bắc Bộ. Nghiên cứu này đưa ra các chỉ thị nhưng không xác định rõ ràng quy trình và cơ sở của việc đề xuất các chỉ thị. Hoàng Thị Thanh Nhàn (2014) đã sử dụng khung xây dựng chỉ quan trắc ĐDSH cho vùng ĐNN của VQG Xuân Thủy. Tác giả này đã đề xuất được 24 chỉ thị ĐDSH cho VQG Xuân Thủy, bao gồm 6 chỉ thị tình trạng, 6 chỉ thị áp lực, 7 chỉ thị phản hồi và 5 chỉ thị lợi ích, trong đó 16 chỉ thị có thể áp dụng ngay để quan trắc ĐDSH tại VQG Xuân Thuỷ, 7 chỉ thị khuyến nghị thực hiện quan trắc nếu VQG Xuân Thuỷ có điều kiện và 1 chỉ thị cần nghiên cứu thêm. 1.4. NHẬN XÉT CHUNG 1.4.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu Các nghiên cứu biển Việt Nam nói chung đã được thực hiện từ rất lâu, đặc biệt từ sau 1975 tới nay, liên tục có các chương trình nghiên cứu quốc gia về biển và
- 9 các dự án, đề tài các cấp quản lý khác nhau được thực hiện bởi nhiều cơ quan nghiên cứu biển khác nhau. Sau một thời gian dài nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu biển đã được tập hợp trong bộ chuyên khảo Biển Đông, trong đó tập IV: Sinh vật và Sinh thái biển (2009). Cho tới nay đã có nhiều dẫn liệu điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, thành phần loài sinh vật, nguồn lợi hải sản vùng biển Bạch Long Vỹ đã được công bố. Khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ đã được quy hoạch chi tiết năm 2012 và được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập năm 2013. 1.4.2. Những vấn đề cần thực hiện trong Luận án Những vấn đề cần thực hiện trong luận án gồm: Xác định các đặc trưng sinh thái vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ và những biến động theo thời gian; Cập nhật và hệ thống lại dẫn liệu về ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ theo khung phân tích PSBR; Xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học cho quan trắc vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ và đề xuất chương trình quan trắc ĐDSH cho KBT biển Bạch Long Vỹ. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN Luận án lựa chọn các cách tiếp cận sau: Tiếp cận hệ sinh thái; Tiếp cận liên ngành; Tiếp cận lịch sử; Tiếp cận cộng đồng. 2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các HST đảo và vùng nước quanh đảo Bạch Long Vỹ, các loài sinh vật và các yếu tố môi trường, kinh tế xã hội có liên quan đến đề tài luận án. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian là khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu gồm vùng đất trên đảo và vùng nước quanh đảo tới độ sâu 15m nước.
- 10 Thời gian nghiên cứu của luận án tiến hành từ năm 2012 đến năm 2015. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Cập nhật các đặc trưng sinh thái và ĐDSH làm cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH và chương trình quan trắc ĐDSH khu BTB Bạch Long Vỹ. Nghiên cứu ở cấp độ HST, loài và các yếu tố môi trường, KT XH có liên quan đến ĐDSH của khu BTB Bạch Long Vỹ. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Các phương pháp điều tra tại hiện trường Phương pháp điều tra môi trường; Phương pháp điều tra thực vật trên đảo; Phương pháp điều tra động vật ở cạn; Phương pháp điều tra thuỷ sinh vật; Điều tra thực địa hỗ trợ giải đoán ảnh viễn thám, lập bản đồ. 2.3.2. Nhóm phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu; Phương pháp phân tích và xử lý số liệu; Phương pháp xây dựng bản đồ; Phương pháp xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐẶC TRƯNG SINH THÁI CỦA VÙNG BIỂN ĐẢO BẠCH LONG VỸ 3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ 3.1.1.1. Vị trí địa lý Đảo Bạch Long Vỹ nằm ở trung tâm vịnh Bắc Bộ, cách Thành phố Hải Phòng khoảng 133 km về phía Đông, cách Hòn Dấu 110 km, cách mũi Tachiao Tou của đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 130 km về phía Tây. Toạ độ địa lý từ 20 o 07' 35'' đến 20o 08' 36'' vĩ độ Bắc và từ 107o 42' 20'' đến 107o 44' 15'' kinh độ Đông. Đảo có vị trí quan trọng trong việc mở rộng các vùng biển và phân định biển vịnh Bắc Bộ. Đảo nằm trong ngư trường lớn, có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng biển của nước ta ở vịnh Bắc Bộ. 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình và địa chất
- 11 Đảo Bạch Long Vỹ hình tam giác chu vi dài khoảng 6,5 km (theo đường bình độ 0m). Diện tích đảo nổi khoảng 2,5 km2; nếu tính cả phần bãi ngập triều tới mép thềm đá thì đảo rộng tới 4 km2. 3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn Mưa và bốc hơi: Lượng mưa trung bình 1031 mm/năm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng V X, cao nhất vào tháng VIII (208,8 mm). Mùa khô lạnh từ tháng XI đến tháng IV năm sau, lượng mưa chiếm 17% lượng mưa năm, thấp nhất vào tháng XII (21,7 mm). Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,3oC; cao nhất tuyệt đối 33,9oC; thấp nhất tuyệt đối là 7,0oC; cao vào các tháng VI VIII (trên 28 oC) và thấp vào các tháng I và II (16,6 16,8 oC). Gió: Khí hậu Bạch Long Vỹ có đặc điểm vùng khơi với hai mùa chính từ tháng V đến tháng IX, gió mùa Tây Nam với tần suất hướng Nam 74 88 %, tốc độ trung bình 5,9 7,7 m/s. Thuỷ triều: Thuỷ triều Bạch Long Vỹ là triều toàn nhật đều với hầu hết số ngày trong tháng là nhật triều. Triều lớn nhất vào tháng VI và XII, nhỏ nhất vào tháng III và VI. Mực nước cường cao nhất là 3,76m, thấp nhất vào tháng XII trên 3,0m. Mực nước ròng thấp nhất là 0,16m. Dòng chảy ven đảo ở phía Tây Nam đảo, dòng chảy ưu thế hướng Đông Bắc, Bắc và Tây Nam, Tây. 3.1.2. Hệ sinh thái biển đảo Bạch Long Vỹ Hệ thống phân loại hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ gồm có các chỉ tiêu: 1) Sắp xếp trong bảng phân loại theo thứ bậc trên dưới rõ ràng và logic; 2) có chỉ tiêu riêng; 3) Gọn nhẹ, dễ sử dụng trong nghiên cứu. Theo hệ thống phân loại trên HST biển đảo BLV gồm Hệ sinh thái trên đảo bao gồm 1) HST rừng thưa; 2) HST ao nước ngọt; 3) HST khu dân cư. Hệ sinh thái biển gồm: 1) HST bãi triều (bãi triều cát; bãi triều cuội, đá; bãi triều xác san hô; 2) HST rừng ngập mặn; 3) HST rạn san hô. 3.1.3. Biến động diện tích các kiểu hệ sinh thái đảo và vùng nước ven đảo Bạch Long Vỹ
- 12 Sử dụng ảnh vệ tinh Landsat chụp vào các năm 1990, 2000, 2014 và ảnh VNREDSat năm 2014 và hệ thông tin địa lý để phân tích, đánh giá biến động hệ sinh thái giữa các năm 19902000; 2000 2014 và 19902014. Chỉ tiêu đánh giá biến động vùng nước ven đảo Bạch Long Vỹ gồm: Thay đổi hình thái, ngoại mạo, thay đổi về đặc tính sinh thái. Thay đổi về hình thái ngoại mạo thể hiện ở 2 chỉ tiêu gồm 1) Thay đổi diện tích của các kiểu hệ sinh thái và 2) Phân bố không gian của các kiểu hệ sinh thái. Bảng 1: Biến động diện tích các kiểu hệ sinh thái đảo Bạch Long Vỹ Biến động diện tích ha/năm TT Hệ sinh thái 19902000 20002014 19902014 I Hệ sinh thái trên đảo 1. Rừng thưa 55,09 4,517 59,607 2. Ao nước ngọt 0 0 0 3. Công trình bê tông cầu cảng 4,668 1,369 6,037 4. Đất thổ cư 54,344 0.686 55,03 5. Âu cảng 29,914 0 29,914 II Hệ sinh thái vùng triều 6. Bãi triều Cát 0,1 5,202 5,102 7. Bãi triều cuội đá 34,537 5,869 40,406 8. Bãi xác san hô 0,801 3,128 3,929 9. Rừng ngập mặn 0,4 0,56 0,96 III Hệ sinh thái Rạn san hô 10. Kiểu rạn san hô 131,01 180,01 311,02 11. Kiểu rạn đá và san hô 131,01 180,02 311,03 12. Kiểu rạn đá 0 0 0 Thay đổi về đặc tính sinh thái thể hiện ở sự thay đổi của độ phủ san hô và thay đổi cấu trúc thành phần loài sinh vật của các kiểu hệ sinh thái. Từ năm 1990 đến 2000 thay đổi về diện tích cấu trúc rừng thưa giảm 5,51 ha/năm; cấu trúc bãi triều cuội đá giảm 3,45 ha/năm; hai cấu trúc có diện tích tăng gồm đất thổ cư và âu cảng. Các cấu trúc sinh thái có sự biến động nhỏ là Bãi triều Cát với 0,01ha/năm. Từ năm 2000 đến 2014 hai kiểu hệ sinh thái gồm: bãi triều cuội đá và Rừng thưa, cây bụi có xu hướng giảm. Các cấu trúc có tốc độ biến động thấp hơn gồm: Bãi triều Cát; Bãi xác san hô và Công trình bê tông cầu cảng. Từ năm 1990 đến năm 2014 có sự thay đổi ở các cấu trúc sinh thái Bãi triều cát và Bãi xác san hô. Bãi triều cát và bãi xác san hô tăng. 3.2. KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ CÁC DẪN LIỆU ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG BIỂN, ĐẢO BẠCH LONG VỸ
- 13 3.2.1. Nhận dạng áp lực tác động tới ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ 3.2.1.1. Xu thế phát triển, tiến hóa tự nhiên của môi trường đảo BLV Đảo nằm giữa vịnh với điều kiện thủy triều biên độ lớn, sóng mạnh nên hoàn lưu nước ven đảo tích cực và khả năng tự làm sạch môi trường cao. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm tiến hóa tự nhiên đảm bảo cho nền tảng ổn định duy trì bền vững môi trường sinh thái. 3.2.1.2.Đặc điểm môi trường biển, đảo Bạch Long Vỹ. Môi trường đảo Bạch Long Vỹ bị tác động bởi các nguồn r ác thải sinh hoạt, xây dựng và tàu thuyền hoạt động ven đảo. Kết quả đo nước giếng năm năm 2014 cho thấy nồng độ ion sunfat khá cao, vượt giới hạn cho phép tới 9,6 lần; nồng độ ion Clo (Cl) vượt giới hạn cho phép 1,9 lần; nồng độ nitrit vượt 5,5 lần. Đặc điểm môi trường nước, trầm tích quanh đảo: Nhiệt độ trung bình tháng của nước biển dao động trong khoảng 18,7oC đến 29,7oC, thấp vào tháng I đến tháng IV, trung bình từ 18,7oC đến 20,9oC. Cao nhất vào tháng VII VIII. Nước biển có độ muối cao và dao động trong khoảng 32,2 đến 33,8%o, trung bình 33,1%o. Độ pH của nước khoảng 7,9 8,4. Các chất dinh dưỡng amonia trung bình là 89,6 mg/l. Nitrit trung bình 5,8 mg/l, vùng biển chưa bị ô nhiễm nitrit và amonia. Nitrat khá cao, trung bình 149,4 mg/l. Nồng độ dầu dao động từ 0,09 1,12 mg/l, trung bình 0,46 mg/l, biểu hiện bị ô nhiễm cao. Nồng độ xyanua trung bình đến 1,48 g/l, thấp hơn giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5943 1995 (0,01 mg/l) là 10 lần. Kim loại nặng trong nước thấp gồm: đồng 4,68 mg/l; chì 5,12 mg/l; kẽm 14,18 mg/l; cadimi 0,34 mg/l; Asen 2,0 g/l; thuỷ ngân 0,32 g/l. Trừ kẽm có nồng độ cao, vượt giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, As) trong trầm tích thấp hơn giới hạn cho phép. Hàm lượng xyanua (CN) cao trong trầm tích đáy, trung bình 29,8mg/kg. 3.2.1.3. Đặc điểm kinh tếxã hội
- 14 Sau khi thành lập Huyện đảo, từ 1993 đến 2005, đã có 5 đợt đưa dân cư ra đảo. Đến năm 2006, huyện BLV có 121 hộ dân với 424 nhân khẩu và 250 lao động, năm 2015, huyện Bạch Long Vỹ có khoảng 165 hộ dân với 1435 nhân khẩu và 450 lao động. Dân cư sống tập trung thành 4 cụm ở phía Tây Nam đảo và Đông Nam đảo. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2014 đạt 335,46 tỷ đồng; tăng 8,72% so với cùng kỳ năm 2013. Ngư nghiệp ở đảo chủ yếu là các nghề lặn bắt bào ngư và đánh cá ven bờ, bắt hải sâm. Nông nghiệp trên đảo giải quyết một phần nhu cầu rau quả tại chỗ. Tổng diện tích trồng rau, quả đạt 8500 m2. Số lượt tàu thuyền vào âu cảng năm 2013 là 7006 lượt, tăng 4,9% so với năm 2012, năm 2014 là 7890 lượt. Năm 2013 lượng hàng hoá qua cảng là 11.945 tấn, giảm 47,18% so với năm 2012. Năm 2014 đạt 5.845 tấn bằng 48,94% so với năm 2013. Du lịch ở Bạch Long Vỹ chưa phát triển. 3.2.1.4. Xác định các áp lực chính tác động tới ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ Tác động chính tới ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ như sau: 1) Tăng dân số trên đảo và số lượng tàu khai thác với ngư dân vãng lai dẫn tới khai thác quá mức nguồn lợi hải sản; 2) Phát triển cơ sở hạ tầng; 3) Bão và hiện tượng thời tiết khác. 3.2.2. Tình trạng đa dạng sinh học 3.2.2.1. Hệ thực vật trên đảo Khu hệ thực vật trên đảo Bạch Long Vỹ gồm 281 loài, 1 phân loài thuộc 229 chi, 111 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae) và ngành Hạt kín (Angiospermae). 3.2.2.2. Động vật có xương sống trên cạn ở Đảo Bạch Long Vỹ Thành phần loài động vật có xương sống trên đảo, nhìn chung kém đa dạng. Lớp Thú (Mammalia) có 16 loài (chiếm 4,97% tổng số loài thú của Việt Nam), 6 họ (chiếm 26,09%), của 3 bộ (chiếm 20%); Chim (Aves) có 74 loài (chiếm 8,94% tổng số loài của Việt Nam), 32 họ (chiếm 39,51%) của 13 bộ (chiếm 68,42%); Lớp Bò sát (Reptilia) có 15 loài (chiếm 5,07% số loài ếch nhái của Việt Nam), 6 họ (chiếm 13,73%), và 2 Bộ (chiếm 100%) và lớp Ếch nhái
- 15 (Amphibia) có 1 họ là Họ ếch nhái (Ranidae) với 5 loài (chiếm 2,60% tổng số loài của ếch nhái Việt Nam). Đã xác định được 4 loài thú, 5 loài bò sát ưu tiên bảo tồn, thuộc Sách Đỏ Việt Nam và 3 loài thuộc Danh lục đỏ thế giới gồm 1 loài bậc CR. 1 loài bậc VU và 1 loài bậc EN. 3.2.2.3. Thực vật nổi : Vùng biển quanh đảo Bạch Long Vỹ có 210 loài thực vật nổi thuộc 47 giống và 3 ngành. 3.2.2.4. Động vật nổi : Tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy vùng biển quanh đảo Bạch Long Vỹ có 110 loài động vật nổi thuộc 57 giống và 33 họ. 3.2.2.5. Động vật không xương sống đáy cỡ lớn: Vùng nước quanh đảo Bạch Long Vỹ có 132 loài ĐVĐ thuộc 5 ngành, 12 lớp, 34 bộ, 60 họ, 100 giống. 3.2.2.6. San hô: Có tổng số 104 loài san hô thuộc 32 giống và 13 họ đã được xác định ở các rạn san hô quanh đảo Bạch Long Vỹ. Tổng diện tích rạn san hô Bạch Long Vỹ là 3040ha, trong đó chỉ có khoảng 726 ha thuộc loại rạn trung bình, còn lại là rạn nghèo. Vùng phía Bắc và phía Tây, độ phủ trung bình từ 10% đến 45%. Phía Đông và phía Nam đảo, san hô cứng phân bố xa bờ với độ phủ thấp. 3.2.2.7. Cá: Vùng biển quanh đảo Bạch Long Vỹ có 61 loài cá sống trong khu vực rạn san hô thuộc 35 giống và 17 họ. Bảng 2: Số lượng các loài sinh vật đã biết ở vùng biển đảo Bạch Long Vỹ Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được 1.Thực vật nổi 210 2. Rong 65 3. Cỏ biển 1 4. Thực vật bậc cao trên đảo 281 Thực vật ngập mặn 17 5. Động vật không xương sống biển 436 Động vật nổi 110 Động vật đáy ngoài san hô 132 San hô cứng 104 6. Cá biển 451 Cá rạn san hô 61 7. Bò sát trên đảo 15 Rùa biển 4 8. Ếch nhái trên đảo 5 9. Chim 74
- 16 Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được 10.Thú trên đảo 16 Thú biển 4 Tổng cộng 1482 Nhận xét chung: Đảo Bạch Long Vỹ là đảo nhỏ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ. Biến động diện tích các hệ sinh thái chủ yếu do con người tạo ra trong quá trình phát triển kinh tếxã hội, đặc biệt là các HST trên đảo. Các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển bị suy thoái về chất lượng như độ che phủ. 3.2.3. Đánh giá những lợi ích thu được từ đa dạng sinh học 3.2.3.1. Nhận diện giá trị dịch vụ hệ sinh thái khu vực đảo Bạch Long Vỹ Hàng hoá và dịch vụ của HST là sản phẩm của tự nhiên, được sản sinh trong suốt quá trình tiến hoá lâu dài. Giá trị kinh tế mà một hệ sinh thái cung cấp có thể chia thành 4 nhóm chính gồm: Giá trị sử dụng trực tiếp: là các vật chất, giá trị hữu hình được HST cung cấp và con người tiêu dùng một cách trực tiếp, được mua bán trao đổi trên thị trường: tôm cá, gỗ củi, dược liệu, nhiên liệu, giá trị du lịch... Giá trị sử dụng gián tiếp: là các giá trị đến từ các dịch vụ hệ sinh thái tạo ra cho hệ thống kinh tế (hấp thụ CO 2, bảo vệ phòng ngừa thiên tai, lọc sạch nguồn nước, hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản…). Giá trị lựa chọn: Là những giá trị hiện tại chưa sử dụng nhưng có thể sử dụng ở trong tương lai. Giá trị chưa sử dụng (hay còn gọi phí sử dụng): là giá trị trong nhận thức, tri thức, thái độ và sự thoả mãn của các cá nhân khi biết tài nguyên và môi trường tồn tại, bảo tồn và lưu truyền ở những trạng thái nhất định. 3.2.3.2. Các dịch vụ hệ sinh thái Biển Bạch Long Vỹ Các loại hình dịch vụ Hệ sinh thái gồm: Dich vụ cung cấp; Dịch vụ điều tiết: Dịch vụ hỗ trợ và Dịch vụ văn hoá. 3.2.3.3. Lượng giá kinh tế dịch vụ HST khu vực Bạch Long Vỹ Dịch vụ cung cấp: Để lượng giá được giá trị kinh tế của dịch vụ cung cấp, luận án tiến hành lượng giá thông quá hoạt động khai thác và nuôi trồng hải sản. Bảng 3: Trữ lượng khai thác khu vực đảo Bạch Long Vỹ Trữ lượng khai Đơn giá STT Nguồn lợi Giá trị (Đồng) thác (tấn/năm) (Đồng/kg)
- 17 1 Cá nổi nhỏ 16.250 50.000 812.500.000.000 2 Cá ngừ 600 80.000 48.000.000.000 3 Cá đáy 19.562 50.000 978.100.000.000 4 Mực 2.477 90.000 222.930.000.000 5 Voọp tím 18 40.000 720.000.000 6 Bào ngư 2 50.000 100.000.000 7 Ốc các loại 15 40.000 600.000.000 Tổng 38.924 2.062.950.000.000 Dựa trên sản lượng có khả năng khai thác và giá thị trường có thể ước tính giá trị một số nguồn lợi chính mang lại ở khu vực đảo Bạch Long Vỹ trong. Tổng giá trị dịch vụ cung cấp hải sản của đảo Bạch Long Vỹ khoảng 2.062,95 tỷ/năm. Tổng trữ lượng tự nhiên của ba loài rong kinh tế đảo Bạch Long Vỹ ước tính đạt 2.095,83 tỷ đồng. Dịch vụ hỗ trợ: Dịch vụ hỗ trợ nổi bật của các HST khu vực đảo Bạch Long Vỹ là giá trị phòng hộ. Giá trị phòng hộ của đảo Bạch Long Vỹ được tính như sau: Giá trị phòng hộ = [giá trị bảo vệ tàu và người dân khi có bão] + [giá trị hải sản nuôi trồng của vùng bị mất]. Dịch vụ du lịch sinh thái: Giá trị du lịch vùng đảo BLV được tạo nên từ các dịch vụ của các hệ sinh thái, chủ yếu là hệ sinh thái biển. Sử dụng chi phí trung bình và số lượt du lịch từng vùng trong năm để ước lượng thặng dư tiêu dùng cho từng vùng. Kết quả tính giá trị kinh tế về tiềm năng du lịch đảo BLV trong một năm có thể mang lại khoảng 5,4 tỷ đồng. Dịch vụ điều tiết: Đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào lượng giá dịch vụ điều tiết của các HST. Vì vậy, trong nghiên cứu này cũng không được đề cập đến. 3.2.3.4. Tổng hợp giá trị dịch vụ HST khu vực Bạch Long Vỹ Tổng hợp các giá trị dịch vụ của HST đảo Bạch Long Vỹ trình bày ở bảng 40. Tổng giá trị kinh tế quy đổi của dịch vụ cung cấp và dịch vụ hỗ trợ đảo Bạch Long Vỹ là khoảng 2.147,68 tỷ đồng. Bảng 4: Các giá trị kinh tế của các dịch vụ HST khu vực Bạch Long Vỹ STT Chỉ tiêu Giá trị (Đồng) 1 Dịch vụ cung cấp 2.095.830.000.000 Giá trị hải sản 2.062.950.000.000 Giá trị nuôi bào ngư 12.880.000.000
- 18 Giá trị rong biển 20.000.000.000 Giá trị du lịch 5.372.082,75 2 Dịch vụ hỗ trợ 46.480.000.000 Tổng 2.147.682.082.750 Nếu so sánh giá trị sản xuất thực tế năm 2014 cho thấy tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện ước đạt 335,46 tỷ đồng; chiếm có 15,66% giá trị kinh tế của một số dịch vụ HST mang lại. Đặc biệt, giá trị ngành nông nghiệp và thuỷ sản năm 2014 đạt 13,46 tỷ, chỉ chiếm 0,63% giá trị kinh tế của dịch vụ HST. 3.2.4. Các đáp ứng tới ĐDSH Những đáp ứng tới đa dạng sinh học là sau khi nhận diện được về tình trạng ĐDSH và lợi ích thu được từ ĐDSH, đặc biệt xác định được các áp lực tác động tới chúng, những biện pháp, hành động (chủ yếu được đưa ra từ các cấp quản lý) được thực hiện nhằm bảo tồn ĐDSH có hiệu quả. Ở cấp quốc gia gần đây có 9 văn bản mang tính pháp luật. Ở cấp địa phương có 3 văn bản. 3.2.4.2. Các hoạt động bảo tồn ở địa phương Cho tới nay, Ban quản lý của KBTB này vẫn chưa được thành lập. Các biện pháp bảo tồn ở cấp địa phương mới được triển khai tại Huyện đảo Bạch Long Vỹ, và cơ quan Kiểm ngư là đơn vị thực hiện chính. Kể từ khi có quyết định thành lập KBTB năm 2013, đến nay là nửa cuối năm 2015 vẫn chưa thành lập được ban quản lý KBTB Bạch Long Vỹ. Dưới góc độ chuyên môn về bảo tồn, có thể thấy vấn đề quản lý bảo tồn ở KBTB Bạch Long Vỹ chưa thực sự hoạt động. UBND huyện dường như phải kiêm nhiệm các chức năng quản lý bảo tồn. Để công tác bảo tồn đi vào nền nếp, việc đầu tiên cần thành lập ngay ban quản lý KBTB chuyên trách. 3.3. XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG BIỂN, ĐẢO BẠCH LONG VỸ 3.3.1. Mục tiêu, quy trình xây dựng bộ chỉ thị Đáp ứng Yêu cầu của cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH đảo Bạch Long Vỹ; Nắm rõ hiện trạng và sự biến động về môi trường sinh thái đảo Bạch Long Vỹ. 3.3.1.1. Mục tiêu của bộ chỉ thị ĐDSH
- 19 Giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học ở cấp quốc gia, và cấp thành phố Hải Phòng sử dụng có cơ sở xây dựng chính sách bảo tồn và sử dụng bền bền vững đa dạng sinh học. Để quan trắc và trên cơ sở kết quả quan trắc, có thể xây dựng báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học định kỳ (3 năm/lần) cho các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định của Luật Đa dạng sinh học.; 3.3.1.2. Quy trình xây dựng bộ chỉ thị Các bước xây dựng chỉ thị ĐDSH cho vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ gồm 10 bước thực hiện như sau: 1.Tổng quan/Kiểm kê và phân tích dữ liệu về đa dạng sinh học của vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ; 2. Xác định chính sách và mục tiêu, mục đích quản lý bảo tồn ĐDSH của khu BTB Bạch Long Vỹ; 3. Xác định và tham vấn ý kiến các bên liên quan; 4. Xác định các câu hỏi cốt lõi và sử dụng chỉ thị; 5. Phát triển mô hình khái niệm/ý tưởng về quản lý bảo tồn của khu BTB Bạch Long Vỹ; 6. Xác định các chỉ thị tiềm năng; 7. Sàng lọc các chỉ thị; 8. Thiết kế quan trắc thử nghiệm và đánh giá, hiệu chỉnh chỉ thị; 9. Trình bày và giải thích các chỉ thị ĐDSH và Bước 10. Xây dựng hệ thống quan trắc, báo cáo. 3.3.2. Xây dựng chỉ thị đa dạng sinh học cho vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ 3.3.2.1. Tổng quan/Kiểm kê và phân tích dữ liệu về đa dạng sinh học Theo mô hình PSBR các mục tiêu cơ bản như sau: 1) Xác định được hiện trạng cơ bản về đa dạng sinh học của vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ; 2) Xác định được những lợi ích thu được từ ĐDSH/các dịch vụ hệ sinh thái; 3) Xác định được những nguyên nhân cơ bản tác động tới ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ; 4) Đánh giá các nỗ lực của địa phương trong công tác quản lý bảo tồn để ngăn chặn đà suy giảm đa dạng sinh học, tiến tới khôi phục các HST suy thoái cũng như bảo tồn hiệu quả các thành phần của ĐDSH. 3.3.2.2. Xác định chính sách và mục tiêu, mục đích quản lý bảo tồn ĐDSH của khu BTB Bạch Long Vỹ Loại hình bảo tồn của KBTB Bạch Long Vỹ là: Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh; Đối tượng bảo tồn: Hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rong cỏ biển, bãi giống, bãi đẻ và các loài thủy sinh vật sinh sống trong khu vực. 3.3.2.3. Xác định và tham vấn ý kiến các bên liên quan
- 20 Các bên tham gia được xác định bao gồm: Cơ quan quản lý cấp trung ương: Bộ TNMT (Cục Bảo tồn ĐDSH); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cơ quan quản lý cấp tỉnh (Thành phố Hải Phòng): Sở TNMT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý KBTB Bạch Long Vỹ; Viện nghiên cứu, trường đại học: trong phạm vi đề tài luận án này là Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, thuộc Viện HLKHCN Việt Nam; Các nhà khoa học và Người dân địa phương trên đảo Bạch Long Vỹ. 3.3.2.4. Xác định các câu hỏi cốt lõi và sử dụng chỉ thị Xác định các câu hỏi cốt lõi là một trong các khâu cần thiết. Mỗi câu hỏi trọng tâm lại xác định các câu hỏi chi tiết, từ đó để tìm ra các chỉ thị phù hợp. 3.3.2.5. Phát triển mô hình khái niệm/ý tưởng về quản lý bảo tồn của khu BTB Bạch Long Vỹ Mô hình khái niệm về quản lý bảo tồn của KBTB Bạch Long Vỹ được xây dựng để kiểm nghiệm nhiều câu hỏi cốt lõi như “Hiện trạng của khu bảo tồn là gì?”. Những lợi ích gì mà các khu bảo tồn đem lại cho cộng đồng địa phương?” và “sự ưu tiên quản lý trong khu bảo tồn là gì?” Các chỉ thị được xây dựng để giải thích mỗi hộp hoặc vấn đề trong sơ đồ. Việc xem xét mối quan hệ giữa các hộp hoặc các vấn đề sẽ giúp giải thích ý nghĩa, giá trị và các khuynh hướng của chỉ thị. Bảng 5: Đề xuất Bộ chỉ thị ĐDSH cho vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ Chỉ thị tiêu đề Chỉ thị Hiện trạng ĐDSH (S) Xu hướng biến S1. Diện tích các hệ sinh thái quan trọng đổi các kiểu HST Xu hướng biến S2. Tình trạng các loài quý, hiếm bị đe doạ tuyệt chủng; đặc hữu (là đối động các loài phải tượng bảo tồn, của khu bảo tồn có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, Danh bảo tồn lục đỏ IUCN, Nghị định 160/2013/NĐCP, QĐ 23602013 QĐTTg). S3. Số lượng của các loài mới xuất hiện trong khu bảo tồn Mức độ đa dạng S4. Số lượng loài có giá trị kinh tế và đang được khai thác phổ biến của quần xã sinh S5. Số loài, mật độ sinh vật nổi vật S6. Số loài, mật độ, sinh khối của nhóm động vật đáy cỡ lớn S7. Mức độ đa dạng cá S8. Các loài động vật có xương sống khác Áp lực tác động tới ĐDSH (P) Xu hướng loài P1. Số lượng và diễn biến các loài sinh vật ngoại lai xâm hại theo ngoại lai xâm hại Thông tư số 27/2013/TTLB Áp lực tới khai P2. Số lương dân số ở đảo và số ngư dân vãng lai thác quá mức và ô
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 125 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn