intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm: Quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu xây dựng khung nghiên cứu về QLNN đối với TTLNH trên các nội dung: tạo lập môi trường pháp lý, hoạt động tổ chức, điều hành, thanh tra, giám sát và hoạt động hỗ trợ; phân tích, đánh giá 2 nhóm hoạt động quản lý của NHNN đối với TTLNH hoạt động thanh tra, giám sát và hoạt động hỗ trợ.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm: Quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN HẬU CẦN ------------------------- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM Hà Nội, Năm 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HẬU CẦN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Thị Thu Hà Phản biện 1: PGS.TS Trương Quốc Cường Phản biện 2: PGS. TS Đoàn Hương Quỳnh Phản biện 3: TS Nguyễn Mạnh Hùng Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Hậu Cần vào ……..giờ…..ngày ….tháng….năm … Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia, Thư viện Quân đội, Thư viện Học viện Hậu cần
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Thị trường liên ngân hàng (TTLNH) là nơi diễn ra hoạt động mua bán vốn giữa các tổ chức tín dụng như các ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức tài chính phi ngân hàng và với ngân hàng trung ương (NHTW), nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản, dự trữ bắt buộc và kinh doanh tiền tệ ngắn hạn. Trên thực tế, hoạt động của TTLNH có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia và thậm chí là trên phạm vi toàn cầu. Lãi suất và lượng giao dịch trên TTLNH là cơ sở để xác định lãi suất và khối lượng vốn tín dụng mà các NHTM cung ứng cho nền kinh tế, nên sẽ ảnh hưởng đến tổng khối lượng vốn đầu tư, tác động đến thu nhập, sự ổn định và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, TTLNH hoạt động hiệu quả là mục tiêu hàng đầu trong quản lý nhà nước đối với TTLNH. Đó là tăng cường luân chuyển vốn ngắn hạn giữa các thành viên tham gia thị trường nhằm đảm bảo chi phí thanh khoản thấp, giảm thiểu rủi ro của các thành viên tham gia, và thị trường trở thành kênh truyền tải hiệu quả các tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ của NHTW đến nền kinh tế. Tại Việt Nam, việc hình thành và phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng là điều kiện cơ bản cho phát triển TTLNH. Với hơn một trăm các tổ chức tín dụng đa dạng về quy mô vốn điều lệ, hình thức sở hữu và mô hình hoạt động, đã dẫn đến sự cạnh tranh rất quyết liệt, nhiều lúc đã đẩy các NHTM rơi vào tình trạng khan hiếm vốn khả dụng trầm trọng. Điều này khiến hoạt động buôn bán vốn giữa các tổ chức tín dụng trên TTLNH gia tăng mạnh cả về quy mô, doanh số giao dịch, lãi suất, đến hình thức thanh toán. 1
  4. Nhận thức vai trò quan trọng của TTLNH đối với sự phát triển của các tổ chức tín dụng cũng như đối với hiệu quả của chính sách tiền tệ, cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam (đại diện là NHNN Việt Nam) đã ban hành nhiều văn bản quy định về khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện tổ chức quản lý, tăng cường thanh tra, giám sát, đưa ra chế tài xử phạt các vi phạm về kinh doanh trên TTLNH. Thị trường liên ngân hàng thực sự trở thành thị trường đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, đồng thời truyền tải chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Bên cạnh thành công, quản lý nhà nước đối với hoạt động của TTLNH Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0, với hệ sinh thái số đang tác động mạnh mẽ, toàn diện tới hoạt động của các NHTM, làm thay đổi trạng thái thanh khoản hàng ngày, hàng giờ: hệ thống các văn bản pháp luật điều hành TTLNH còn chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tính linh hoạt chưa cao dẫn đến hạn chế khả năng phản ứng nhanh trước biến động trên TTLNH; các chính sách, công cụ thiếu sự ổn định cần thiết, phải sửa đổi bổ sung liên tục, hiệu lực thi hành luôn phải điều chỉnh; thành viên tham gia TTLNH còn hạn chế, thiếu vắng công ty môi giới tiền tệ; phạm vi hoạt động của TTLNH chủ yếu tập trung giữa những NHTM có uy tín và quan hệ thường xuyên với nhau trong nhóm liên minh; năng lực giám sát của NHNN chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của TTLNH; hoạt động giám sát chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ, còn thiếu các công cụ hữu hiệu phục vụ cho giám sát dựa trên rủi ro; việc xử lý thông tin trên thị trường còn chậm…Vấn đề này tạo nên thách thức cho NHNN Việt Nam trong quản lý thị trường tiền tệ nói chung và 2
  5. TTLNH nói riêng. Cùng với đó, yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kịp thời, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đang đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện, đổi mới công tác quản lý của NHNN đối với TTLNH. Xuất phát từ tình hình thực tế và với mục tiêu khắc phục những hạn chế trên, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình, đề tài… nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến TTLNH và quản lý nhà nước đối với TTLNH để từ đó chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu; - Hệ thống lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với TTLNH, bao gồm: (i) những vấn đề cơ bản về TTLNH; (ii) QLNN đối với TTLNH; (iii) Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả quản lý; - Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với TTLNH một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với TTLNH Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019, đánh giá thành công, hạn chế của quản lý nhà nước đối với TTLNH Việt Nam, từ đó rút ra kết luận khoa học làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN đối với TTLNH Việt Nam; 3
  6. - Đề xuất các quan điểm, định hướng cơ bản và các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với TTLNH trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu sinh chỉ tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước đối với thị trường nội tệ liên ngân hàng (thanh toán, tiền gửi, tiền vay liên ngân hàng) trên các nội dung: - Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động TTLNH - Hoạt động điều hành TTLNH - Hoạt động thanh tra, giám sát TTLNH - Hoạt động hỗ trợ TTLNH Về thời gian: nghiên cứu quản lý nhà nước đối với TTLNH Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019. Về không gian: Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước đối với TTLNH Việt Nam, trong đó: - Chủ thể quản lý là NHNN Việt Nam. - Khách thể quản lý là TTLNH - thị trường vay mượn, mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên trên TTLNH. 4. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, xây dựng khung nghiên cứu về QLNN đối với TTLNH trên các nội dung: tạo lập môi trường pháp lý, hoạt động tổ chức, điều hành, thanh tra, giám sát và hoạt động hỗ trợ. Thứ hai, phân tích, đánh giá 2 nhóm hoạt động quản lý của NHNN đối với TTLNH (i) hoạt động thanh tra, giám sát và (ii) hoạt động hỗ trợ. 4
  7. Thứ ba, thực hiện khảo sát điều tra để nghiên cứu đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam. Thứ tư, thực hiện khảo sát (qua bảng hỏi) để nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN đối với TTLNH Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam lần lượt theo mức độ ảnh hưởng từ nhiều đến ít là: (i) trình độ, năng lực quản lý của NHNN, (ii) bộ máy QLNN đối với TTLNH, (iii) sự phát triển của khoa học công nghệ, (iv) chất lượng nguồn nhân lực của các TCTD. Thứ năm, đề xuất được một số nhóm giải pháp cụ thể đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam: (i) xây dựng các chỉ số đánh giá về tính ổn định, an toàn của thị trường liên ngân hàng, hoàn thiện quy định về báo cáo thống kê, tăng cường minh bạch thông tin, (ii) xây dựng và chuẩn hóa hệ thống công cụ kiểm soát lãi suất thị trường, đa dạng hóa các công cụ giao dịch, loại hình nghiệp vụ, đa dạng hóa thành viên tham gia thị trường nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam tầm nhìn đến năm 2025. 5. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối thị trường liên ngân hàng Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam 5
  8. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Đã có một số công trình nghiên cứu dưới dạng luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (ngành), các sách chuyên khảo, tạp chí trong và ngoài nước đề cập đến dưới những góc độ và phạm vi khác nhau về các nội dung liên quan đến TTLNH, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, QLNN đối với thị trường chứng khoán... 1.2. Khoảng trống nghiên cứu và giá trị khoa học, thực tiễn luận án được kế thừa 1.2.1. Những giới hạn và khoảng trống nghiên cứu - Giới hạn nghiên cứu: Phần lớn các nghiên cứu không nghiên cứu chuyên sâu về QLNN đối với hoạt động TTLNH về tạo lập môi trường pháp lý; hoạt động điều hành; thanh tra, giám sát; hoạt động hỗ trợ. Thời gian của các dữ liệu nghiên cứu đã cũ, nên một số kết luận nghiên cứu không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. - Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận án cần trả lời được các câu hỏi chính là: a. Quản lý nhà nước đối với TTLNH bao gồm những nội dung nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng tới QLNN đối với TTLNH? b. Quản lý nhà nước đối với TTLNH Việt Nam (trên các khía cạnh tạo lập môi trường pháp lý, điều hành, thanh tra, giám sát, hỗ 6
  9. trợ) đã đạt được những kết quả gì? c. Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong QLNN đối với TTLNH Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 là gì? d. Giải pháp tăng cường QLNN đối với TTLNH Việt Nam trong thời gian tới (đến năm 2025)? 1.2.2. Những giá trị khoa học và thực tiễn luận án được kế thừa Luận án kế thừa những nghiên cứu về: khái niệm, đặc điểm, TTLNH, các thành viên tham gia, công cụ giao dịch trên TTLNH; hoạt động trên TTLNH; vai trò của TTLNH; nhân tố ảnh hưởng tới TTLNH; hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNNGóp phần hệ thống lý luận cơ bản về TTLNH và quản lý nhà nước đối với TTLNH; vai trò của TTLNH trong việc hỗ trợ thanh khoản đối với các TCTD; vai trò của TTLNH trong hiệu quả hoạt động của NHTM. 1.3. Phương pháp nghiên cứu luận án Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, với phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu như sau: 1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu - Khai thác, tổng hợp thông tin dữ liệu thứ cấp: từ các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng; quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán… - Khai thác, tổng hợp thông tin dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu sinh đã tiến hành: + Phỏng vấn trực tiếp: Nghiên cứu sinh tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ nhằm 7
  10. làm rõ hơn các khía cạnh khác nhau của TTLNH và QLNN đối với TTLNH. + Khảo sát qua bảng hỏi: NCS khảo sát những cán bộ đại diện của NHTM và cơ quan QLNN và các nhà nghiên cứu khoa học, dưới hình thức khảo sát bằng phiếu được thiết kế sẵn để thu nhận các ý kiến và quan điểm về QLNN đối với TTLNH thời gian qua tại Việt Nam. 1.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu - Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu thứ cấp: Trên cơ sở các thông tin thu thập được, NCS tiến hành thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh kết hợp với phỏng vấn chuyên gia nhằm đưa ra những đánh giá chung về thực trạng, nêu lên được kết quả đạt được và hạn chế về QLNN đối với TTLNH tại Việt Nam. - Phương pháp xử lý thông tin sơ cấp: Nghiên cứu sinh sử dụng Excel để đánh giá về thực trạng QLNN đối với TTLNH Việt Nam. Kết quả khảo sát được thống kê và xử lý ở 5 mức độ (từ mức 1 đến mức 5) và được cụ thể hóa đối với từng câu hỏi từ “hoàn toàn không đồng ý (không tốt)” đến “hoàn toàn đồng ý (rất tốt)”; từ “không tác động” đến “tác động mạnh”. Với mỗi câu hỏi, điểm trung bình đạt từ 3,5 trở lên được đánh giá là tốt (hoặc có tác động). 8
  11. Chương 2 LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG 2.1. Thị trường liên ngân hàng 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thị trường liên ngân hàng 2.1.1.1. Khái niệm thị trường liên ngân hàng TTLNH có những nội dung cơ bản sau: là thị trường vốn ngắn hạn; nơi diễn ra hoạt động vay mượn, mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên trên TTLNH; do NHTW tổ chức, điều hành; nhằm đáp ứng khả năng thanh toán và khả năng sử dụng nguồn vốn của các tổ chức tham gia. 2.1.1.2. Đặc điểm thị trường liên ngân hàng - Thị trường liên ngân hàng là thị trường có tính tổ chức cao - Thị trường liên ngân hàng vận hành trên hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật thông tin hiện đại - Thị trường liên ngân hàng là thị trường bán buôn - Thị trường liên ngân hàng là thị trường có thời hạn rất ngắn - Thị trường liên ngân hàng là thị trường cực kỳ nhạy cảm và là thị trường thông tin 2.1.1.3. Phân loại thị trường liên ngân hàng 2.1.2. Vai trò của thị trường liên ngân hàng - Đối với các Tổ chức tín dụng - Đối với Ngân hàng Trung Ương 2.1.3. Công cụ giao dịch trên thị trường liên ngân hàng 2.1.4. Các tổ chức tham gia trên thị trường liên ngân hàng - Các ngân hàng thương mại 9
  12. - Các tổ chức nhận tiền gửi khác - Công ty môi giới - Ngân hàng Trung ương 2.1.5. Các hoạt động cơ bản trên thị trường liên ngân hàng 2.1.5.1. Hoạt động tín dụng ngắn hạn giữa các ngân hàng thương mại 2.1.5.2. Chiết khấu hoặc mua, bán hẳn các công cụ tài chính giữa các tổ chức tín dụng 2.1.5.3. Hoạt động giao dịch các công cụ phái sinh 2.1.5.4. Giao dịch ngoại hối liên ngân hàng 2.1.5.5. Hoạt động tín dụng thông qua các trung gian chuyên nghiệp 2.2. Quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng 2.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Quản lý nhà nước đối với TTLNH là quá trình nhà nước sử dụng các công cụ quản lý để tác động lên khách thể quản lý (các NHTM, các TCTD khác và công ty môi giới) nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống ngân hàng, giảm thiểu rủi ro từ đó ổn định thị trường tài chính, ổn định nền kinh tế. 2.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Quản lý nhà nước đối với TTLNH nhằm tăng hiệu quả của TTLNH thông qua các mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, đẩy mạnh luân chuyển vốn ngắn hạn giữa các thành viên tham gia thị trường, qua đó đáp ứng yêu cầu thanh khoản của mỗi thành viên với chi phí thấp nhất. Thứ hai, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia 10
  13. vào thị trường. Thứ ba, thiết lập các điều kiện để TTLNH trở thành kênh truyền tải hiệu quả các tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ của NHTW đến nền kinh tế. 2.2.3. Phương pháp quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng - Phương pháp hành chính - Phương pháp kinh tế - Phương pháp giáo dục, thuyết phục 2.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng 2.2.4.1. Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường liên ngân hàng 2.2.4.2. Điều hành hoạt động thị trường liên ngân hàng 2.2.4.3. Thực hiện thanh tra, giám sát đối với thị trường liên ngân hàng 2.2.4.5. Hỗ trợ hoạt động thị trường liên ngân hàng 2.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng 2.2.5.1 Qui mô và cơ cấu giao dịch trên TTLNH Quy mô giao dịch trên TTLNH về giá trị giao dịch và tỷ lệ thay đổi giá trị giao dịch trên TTLNH qua các năm. Xem xét biến động doanh số giao dịch trên TTLNH để đánh giá mức độ ổn địn2.5h hay phát triển của thị trường liên ngân hàng. Cơ cấu giá trị giao dịch trên TTLNH theo kỳ hạn phản ánh tỷ trọng giá trị của từng loại giao dịch theo kỳ hạn trên TTLNH. Nếu các TCTD quản trị thanh khoản tốt, nền kinh tế không có “cú sốc”, 11
  14. NHTW quản lý tốt TTLNH thì các TCTD chủ yếu chỉ thiếu thanh khoản trong ngắn hạn (qua đêm, 1 tuần, 1 tháng). Tỷ trọng giá trị giao dịch của kỳ hạn ngắn và cực ngắn chiếm tỷ trọng lớn sẽ cho thấy TTLNH thực sự là một thị trường cung ứng thanh khoản cho các TCTD. Ngược lại, việc thiếu thanh khoản với kỳ hạn dài (6 tháng, 9 tháng, 12 tháng) cho thấy quản trị thanh khoản của các TCTD không tốt và QLNN đối với TTLNH chưa hiệu quả. Tỷ trọng giá trị giao dịch của kỳ hạn dài chiếm tỷ trọng lớn sẽ phản ánh TTLNH chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thanh khoản cho các TCTD. 2.2.5.2 Lãi suất và chênh lệch lãi suất Được xem xét qua lãi suất bình quân các kỳ hạn giao dịch trên thị trường liên ngân hàng Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được tính thanh khoản của TTLNH trong kỳ. Nếu lãi suất bình quân ở mức thấp, chứng tỏ thanh khoản của các NHTM ở mức tốt, thể hiện khả năng điều tiết vốn của NHTW tốt, góp phần đáp ứng thanh khoản cho hệ thống. Ngược lại, khi lãi suất bình quân có xu hướng tăng, cho thấy, thanh khoản của các NHTM có dấu hiệu căng thẳng, thể hiện quản lý, điều hành của NHTW đối với TTLNH chưa tốt. Đối với các TCTD có quản trị thanh khoản tốt, thiếu thanh khoản qua đêm, 1 tuần là bình thường. Do vậy các TCTD mong muốn lãi suất qua đêm, 1 tuần ở mức thấp. Lãi suất kỳ hạn qua đêm, một tuần ở mức thấp phản ánh QLNN đối với TTLNH là tốt. 2.2.5.3. Khả năng truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương tới thị trường liên ngân hàng Thực hiện xem xét chênh lệch lãi suất trên TTLNH trước và sau khi chính sách thay đổi lãi suất trên TTLNHcó hiệu lực có tăng 12
  15. (giảm) tương ứng với nhau hay không? Thông qua đó sẽ đánh giá được khả năng truyền tải CSTT của NHTW thông qua thị trường liên ngân hàng. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng 2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan - Thể chế kinh tế - Đặc điểm và trình độ phát triển của TTLNH - Môi trường quốc tế - Sự phát triển của khoa học công nghệ - Chất lượng nguồn nhân lực của các TCTD 2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan - Năng lực của chủ thể quản lý - Bộ máy QLNN đối với hoạt động của thị trường liên ngân hàng 2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng và bài học rút ra cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng tại Trung Quốc 2.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng tại Thái Lan 2.4.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng tại Singapore 2.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 13
  16. Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM 3.1. Khái quát về thị trường liên ngân hàng Việt Nam 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường liên ngân hàng Việt Nam Chỉ thị 07/CT-NH1 ngày 07/10/1992 của Thống đốc NHNN, là cơ sở cho phép các TCTD được thực hiện cho vay và đi vay lẫn nhau, là điều kiện cho TTLNH ra đời và phát triển. 3.1.2. Các loại thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam 3.1.2.1. Thị trường nội tệ liên ngân hàng 3.1.2.2. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 3.1.3. Các tổ chức tham gia hoạt động trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam 3.1.3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNN thực hiện việc quản lý, giám sát thị trường thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật, các quy tắc, luật lệ cho hoạt động của thị trường; thực hiện thanh tra, kiểm soát việc tuân thủ của các thành viên trên thị trường và điều tiết hoạt động của thị trường thông qua các công cụ CSTT. 3.1.3.2. Ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín dụng khác Các NHTM là chủ thể chính tham gia các giao dịch trên TTLNH được chia thành các nhóm: - Nhóm các NHTM lớn - Nhóm các ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài - Nhóm các NHTM còn lại 14
  17. 3.1.4. Các công cụ giao dịch trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam 3.1.5. Kết quả hoạt động trên thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 3.1.5.1. Thành viên tham gia vào thị trường liên ngân hàng 3.1.5.2. Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường liên ngân hàng 3.1.5.3 Quy mô tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với TTLNH Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 3.2.1. Thực trạng nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng 3.2.1.1 Tình hình tạo lập môi trường pháp lý của Ngân hàng Nhà nước đối với TTLNH Việt Nam 3.2.1.2. Tình hình điều hành của Ngân hàng Nhà nước đối với TTLNH Việt Nam 3.2.1.3. Thực trạng về hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với TTLNH Việt Nam 3.2.1.4. Thực trạng về hoạt động hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam 3.2.2. Thực trạng kết quả quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng 3.2.2.1. Qui mô và cơ cấu giao dịch Quy mô giao dịch trên TTLNHvới các kỳ hạn đều có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Khối lượng giao dịch năm 2019 tăng hơn 8,1 triệu tỷ đồng so với năm 2015, tương ứng với mức tăng 158,76%. Tốc độ tăng trưởng trung bình là gần 30%/năm. Trong đó, kỳ hạn qua 15
  18. đêm tăng trưởng mạnh nhất, từ 1,9 triệu tỷ đồng năm 2015 đã tăng lên hơn 6,8 triệu tỷ đồng năm 2019 (gần 3,8 lần). Tỷ trọng giá trị giao dịch trên TTLNH kỳ hạn qua đêm đều tăng qua các năm, nếu năm 2015, tỷ trọng này chỉ đạt 37,36% thì sang đến năm 2019 đã lên tới mức 65,89%. Đây là một tín hiệu phản ánh TTLNH hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thanh khoản của các TCTD. Bên cạnh đó, tỷ trọng giá trị giao dịch trên TTLNH các kỳ hạn ngắn (kỳ hạn qua đêm và một tuần) trên tổng giá trị giao dịch luôn đạt tỷ trọng trên 70% qua các năm, năm 2019 đạt 86,12%. Những số liệu trên cho thấy, TTLNH Việt Nam đang có những bước phát triển tích cực, thực hiện vai trò cung ứng thanh khoản cho các TCTD ngày một tốt hơn. 3.2.2.2. Lãi suất liên ngân hàng Mức chênh lệch giữa lãi suất cao nhất và lãi suất thấp nhất trong kỳ giao dịch tương đối lớn có thể thấy tính ổn định trên TTLNH còn chưa cao. Nội dung này còn thể hiện tính công bằng thông tin trên TTLNH còn nhiều hạn chế 3.2.2.3. Khả năng truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương tới thị trường liên ngân hàng Ngay khi văn bản điều hành lãi suất trên TTLNH có hiệu lực thì lãi suất trên TTLNH cũng giảm xuống. Thậm chí, thực tế cho thấy, xu hướng giảm lãi suất trên TTLNH đã có trước khi văn bản điều chỉnh giảm lãi suất trên TTLNH có hiệu lực. 3.3. Đánh giá về quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam 16
  19. Nghiên cứu sinh tiến hành đánh giá về QLNN đối với TTLNH thông qua 3 tiêu chí và 4 nội dung QLNN đối với TTLNH, hướng tới thực hiện mục tiêu mà NHNN Việt Nam đặt ra 3.3.1. Kết quả đạt được - Kết quả đạt được qua các tiêu chí đánh giá kết quả Thứ nhất, TTLNH là kênh dẫn vốn ngày cảng quan trọng của các TCTD, làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các TCTD, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn thanh khoản cho từng tổ chức cũng như cho toàn hệ thống. Thứ hai, cơ chế truyền dẫn và các biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của NHTM và lãi suất thị trường, thể hiện là lãi suất TTLNH đã biến động xoay quanh các mức lãi suất chủ đạo của NHNN. - Kết quả đạt được qua các hoạt động quản lý của NHNN Việt Nam Thứ nhất, về tạo lập môi trường pháp lý đạt mức điểm “tốt”, NHNN đã đạt thành tựu trong thiết lập khuôn khổ pháp lý toàn diện, bám sát thông lệ quốc tế. Thứ hai, hoạt động điều hành thị trường liên ngân hàng, được đánh giá cao ở tiêu chí điều hành lãi suất bám sát theo tín hiệu thị trường với 78,1% số phiếu kháo sát đánh giá ở mức “tốt” và “rất tốt”. Thứ ba, hoạt động thanh tra, giám sát đã có những thanh đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực, toàn diện. Thứ tư, hoạt động hỗ trợ của NHNN đối với TTLNH đang ngày càng thiết thực và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các TCTD. 3.3.2. Hạn chế - Hạn chế qua các tiêu chí đánh giá kết quả 17
  20. Thứ nhất, lãi suất trên TTLNH chưa đạt được vai trò là lãi suất dẫn dắt và điều tiết thị trường tiền tệ. Thứ hai, khả năng truyền tải CSTT của NHNN tới TTLNH còn hạn chế - Hạn chế qua hoạt động quản lý của NHNN Việt Nam Thứ nhất, về tạo lập môi trường pháp lý Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TTLNH vẫn còn một số bất cập: hệ thống quy định pháp lý chưa linh hoạt, các chính sách công cụ thiếu sự ổn định, phải sửa đổi, bổ sung liên tục, hiệu lực thi hành luôn phải điều chỉnh Thứ hai, về hoạt động điều hành thị trường liên ngân hàng, thành viên tham gia thị trường chưa đa dạng, công cụ giao dịch còn nghèo nàn về chủng loại và thời hạn, các giao dịch trên TTLNH phổ biến dưới dạng tín chấp hoặc bằng tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay. Thứ ba, về hoạt động thanh tra, giám sát chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của TTLNH, thiếu các công cụ hữu hiệu phục vụ cho giám sát dựa trên rủi ro. Thứ tư, về hoạt động hỗ trợ của NHNN đối với TTLNH Việt Nam Ngân hàng nhà nước còn chậm trễ trong việc cung cấp thông tin giao dịch, thông tin được cung cấp chung chung, chưa chi tiết, cụ thể. 3.3.3. Nguyên nhân những hạn chế Thứ nhất, thể chế kinh tế, Việt Nam là nước đang phát triển, quy mô của nền kinh tế nhỏ bé, trình độ phát triển kinh tế còn thấp. Thứ hai, đặc điểm và trình độ phát triển của TTLNH Xuất phát điểm của TTLNH Việt Nam còn thấp, bên cạnh đó TTLNH là một lĩnh vực có sự biến đổi nhanh chóng. Thứ bai, môi trường quốc tế Việt Nam đang trên đường hội nhập mạnh mẽ với khu vực và 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2