Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
lượt xem 5
download
Luận án này nghiên cứu nhằm đo lường năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách từ các kết quả nghiên cứu của luận án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu Tổng quan các nghiên cứu trước Có nhiều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định ngân hàng trong và ngoài nước được thực hiện. Nhiều phương pháp đo lường và mô hình nghiên cứu được đề cập tùy theo đặc trưng của quốc gia nghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam về năng lực cạnh tranh sử dụng chỉ số H và Lerner, các nghiên cứu gần đây chủ yếu dùng chỉ số Lerner bởi tính thuận lợi trong việc thu thập dữ liệu và sự phù hợp của kết quả tính toán so với tình hình thực tế Việt Nam. Các nghiên cứu về mức độ ổn định ngân hàng tại Việt Nam sử dụng chỉ số Zscore và thêm các chỉ số khác để đo lường ổn định ngân hàng như: ROA, ROE, RARROA, RARROE … Các nghiên cứu về hiệp định CPTPP trong và ngoài nước cho ngành ngân hàng chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nội dung nghiên cứu tập trung xác định những nội dung cam kết liên quan, những cơ hội, thách thức mà ngành ngân hàng sẽ đối mặt khi tham gia CPTPP. Có một vài nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về tác động từ sự gia nhập của các tổ chức tài chính nước ngoài đến thị trường ngân hàng nội địa sau kí kết các hiệp định FTA nói chung. Tại Việt Nam, tác giả chưa tìm được nghiên cứu nào “đo lường năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định CPTPP”. Khe hở nghiên cứu và các điểm mới trong luận án Nhìn chung, những vấn đề mà các sản phẩm khoa học trước đó đã đề cập chủ yếu: Đã khắc hoạ tiến trình Việt Nam tham gia ký kết TPP và CPTPP và những vấn đề được đặt ra khi Việt Nam tham gia Hiệp định này; Các nhà nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế đã đưa ra những khuyến nghị đối với cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ về những vấn đề phái đoàn đàm phán của Việt Nam cần lưu ý, cũng như là Hiệp định CPTPP mang lại những cơ hội và thách thức nào đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung; Đề xuất giải 1
- pháp: Chính phủ phải làm gì? Cộng đồng doanh nghiệp phải làm gì? Để nắm bắt cơ hội, hạn chế khó khăn thách thức khi Hiệp định CPTPP được ký kết và chính thức có hiệu lực thực thi đối với Việt Nam. Rất ít tài liệu và công trình nghiên cứu sâu về năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP. Nhìn chung, các nghiên cứu trước còn có một số khe hở nghiên cứu như sau: Thứ nhất, khoảng trống về không gian và thời gian nghiên cứu: Các nghiên cứu trước đây chủ yếu trong giai đoạn trước năm 2016: Hiệp định CPTPP chưa được ký kết. Vì vậy nghiên cứu được tiến hành trên dữ liệu thu thập từ 31 NHTM tại Việt Nam và 11 NHTM có vốn nước ngoài (NH liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài) giai đoạn 2010 – 2018. Thứ hai, khoảng trống về phương pháp nghiên cứu: Phần lớn các nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để đo lường mức độ ổn định tài chính hoặc đo lường năng lực cạnh tranh của NHTM VN. Trong nghiên cứu này, luận án sử dụng phối hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng nhằm tăng tính vững làm cơ sở lập luận để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính ổn định và khả năng cạnh tranh của NHTM VN. Từ đó là cơ sở để nắm bắt hiệu quả các cơ hội cũng như kịp thời ứng phó các thách thức từ các cam kết về lĩnh vực ngân hàng trong CPTPP. Thứ ba, khoảng trống về các yếu tố đo lường: Trong bối cảnh hội nhập CPTPP, NLCT và mức độ ổn định ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng nhất định từ các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, rất ít nghiên cứu trong nước đo lường mức độ ảnh hưởng từ sự hiện diện NHNNg đến NLCT và mức độ ổn định của NHTM VN vì vậy yếu tố số lượng chi nhánh NHNNg và tỷ lệ tổng tài sản của các NHNNg trên toàn hệ thống tín dụng được đưa vào mô hình nghiên cứu. Thứ tư, khoảng trống về nội dung nghiên cứu: Hầu hết các nghiên cứu tập trung xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NLCT và mức độ ổn định của các NHTM VN nói chung hoặc nghiên cứu về các cơ hội – thách thức của NHTM VN khi tham gia CPTPP. Tuy nhiên chưa có các nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề đo lường NLCT và mức độ ổn định của các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP, dựa vào một số chỉ tiêu vĩ mô 2
- đặc trưng để so sánh giữa hệ thống NHTM VN với hệ thống tài chính của 10 thành viên còn lại trong CPTPP, từ đó làm căn cứ thiết thực xác định triển vọng và áp lực cạnh tranh nhằm góp phần cho các nhà quản trị ngân hàng những hàm ý chính sách phù hợp nâng cao NLCT, giữ vững ổn định của các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP. Đó là những khe hở nghiên cứu mà tác giả sẽ lấp đầy trong luận án, cũng là những điểm mới của đề tài. Sự cần thiết nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng trong bối cảnh hội nhập CPTPP. Khi CPTPP được thực thi đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế thì hoạt động của hệ thống ngân hàng các nước trong khu vực sẽ có những thay đổi theo nội dung cam kết chung. Mức độ ổn định tài chính của các NHTM VN cũng chịu ảnh hưởng bởi tác động của việc mở rộng thị trường, sự gia nhập của các tổ chức tài chính nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại, áp lực cạnh tranh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Hội nhập quốc tế về ngân hàng giúp các NHTM trong nước thông qua môi trường cạnh tranh ngày càng tự do hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời giúp ngân hàng trong nước cần nhận thức được tình hình mới để tự nâng cao, hoàn thiện nhằm đương đầu với cạnh tranh và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. Thông qua việc đo lường năng lực cạnh tranh, mức độ ổn định của các NHTM VN, xác định mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố đặc trưng nội tại của ngân hàng, yếu tố ảnh hưởng từ sự gia nhập của ngân hàng ngoại, tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng trong bối cảnh hội nhập nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu của các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP làm cơ sở hoạch định chiến lược tận dụng tối đa cơ hội, chuẩn bị chủ động kiểm soát thách thức góp phần giúp ngân hàng Việt Nam hoạt động an toàn, hiệu quả, vững mạnh và nâng dần vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Kết quả nghiên cứu được dùng làm sơ sở khoa học để giúp các nhà quản trị ngân hàng một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng khả năng cạnh tranh, tăng cường ổn định cho các NHTM VN trước bối cảnh thực thi các nội dung cam kết trong hiệp định CPTPP. 3
- Do đó, đề tài “NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG” được tác giả chọn làm nội dung nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án: đo lường năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia CPTPP, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách từ các kết quả nghiên cứu của luận án. Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án sẽ tiến hành nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau: - Xác định thực trạng hoạt động của các NHTM VN và so sánh với các nước thành viên còn lại trong CPTPP giai đoạn 2010 - 2018. - Đo lường năng lực cạnh tranh và chiều hướng tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP. - Đo lường mức độ ổn định và chiều hướng tác động của các yếu tố đến mức độ ổn định của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP. - Đo lường chiều hướng tác động của năng lực cạnh tranh đến ổn định ngân hàng trong bối cảnh tham gia CPTPP. - Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP. - Hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định ngân hàng trong bối cảnh tham gia CPTPP. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu được xây dựng dựa trên các mục tiêu nghiên cứu cụ thể trên như sau: Câu hỏi 1: Thực trạng kết quả hoạt động của các NHTM VN so với các nước thành viên trong CPTPP? Câu hỏi 2: Đo lường năng lực cạnh tranh và chiều hướng tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP? 4
- Câu số 3: Đo lường mức độ ổn định và chiều hướng tác động của các yếu tố đến mức độ ổn định của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP? Câu số 4: Chiều hướng tác động của năng lực cạnh tranh đến mức độ ổn định của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP? Câu số 5: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP? Câu hỏi 6: Hàm ý chính sách nào giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định cho các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP? 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia CPTPP. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: nghiên cứu thực hiện trên 31 ngân hàng thương mại Việt Nam. - Về mặt thời gian: nghiên cứu xác định trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018. - Về mặt nội dung: phạm vi nội dung luận án tiến hành xác định thực trạng kết quả hoạt động của các NHTM VN và so sánh với hệ thống tài chính các nước thành viên còn lại trong CPTPP; đo lường năng lực cạnh tranh, mức độ định ổn định và chiều hướng tác động của các yếu tố nghiên cứu đến năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia hiệp định CPTPP; Từ đó, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với các NHTM VN trong bối cảnh tham gia hiệp định CPTPP; làm cơ sở lập luận đưa ra các hàm ý chính sách cho nhà quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định cho các NHTM VN. 1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. 1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu: - Nghiên cứu thực hiện trên 31 NHTM VN và 11 ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. 5
- 1.5. Đóng góp của luận án Về mặt khoa học: Dựa trên lược khảo từ các nghiên cứu trước và tình hình thực tế của các NHTM VN, nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình hồi quy đo lường thực nghiệm thông qua chỉ số Lerner và Zscore xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NLCT và ổn định của NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP. Dựa trên cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, ổn định ngân hàng và kết quả ước lượng hồi quy làm cơ sở để đưa ra các kết luận. Kết quả này bổ sung tính vững cho các lập luận, nhận định và bằng chứng thực nghiệm về đo lường NLCT và mức độ ổn định NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu xác định thực trạng kết quả hoạt động của các NHTM VN, có so sánh với hệ thống tài chính các nước thành viên trong CPTPP qua một số yếu tố vĩ mô, kết hợp với kết quả đo lường thực nghiệm NLCT và mức độ ổn định, từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP. Bên cạnh đó, luận án được thực hiện trên bộ dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2010 – 2018, tiệm cận nhất với thời điểm CPTPP được kí kết ở Việt Nam. Luận án đưa ra các hàm ý chính sách được gợi ý trên cơ sở kết quả nghiên cứu cụ thể. Đây có thể là nguồn tham khảo hữu ích để các nhà hoạch định chiến lược xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao NLCT và có chiến lược ổn định NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP. 1.6. Kết cấu của luận án Gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và bằng chứng thực nghiệm liên quan Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách 6
- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu Khái niệm hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng Khái niệm tự do hóa tài chính Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Khái niệm ổn định ngân hàng 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Lý thuyết tự do hóa tài chính trong hội nhập quốc tế về ngân hàng Các quan điểm về tự do hóa tài chính Các nội dung cơ bản về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 2.2.2. Lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập 2.2.2.1. Các lý thuyết về cạnh tranh Lý thuyết cạnh tranh cổ điển Lý thuyết cạnh tranh của trường phái tân cổ điển Lý thuyết cạnh tranh hiện đại 2.2.2.2. Đặc điểm cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập 2.2.2.3. Phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng Chỉ số Lerner: Lerner lần đầu tiên trình bày về một chỉ số phản ánh về sức mạnh độc quyền gọi là chỉ số Lerner (Lerner, A.P, 1934) được tính bằng công thức như sau: Lerner = (P – MC)/P Chỉ số H: được Panzar và Rosse đề xuất vào năm 1987 dùng để đo lường NLCT của ngành công nghiệp ngân hàng. Mô hình này được xác định bởi phương trình: log TR = α + ∑βlog ω + ∑logCF + error Chỉ số Boone: Phương trình đo lường theo chỉ số Boone: Lnπ = α + βln(MCA) + ε Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm của (Phan Thị Thơm, Thân Thị Thu Thủy, 2015) cho thấy chỉ số Lerner phù hợp hơn chỉ số H, chỉ số Boone trong mô hình tiếp cận mới và 7
- các chỉ số đo lường cạnh tranh truyền thống còn lại. Kế thừa từ các nguyên cứu của (Beck et al, 2013), (Fungáčová et al, 2013); (Fu et al, 2014), chỉ số Lerner được chọn làm phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 2.2.3. Lý thuyết về mức độ ổn định ngân hàng thương mại - Lý thuyết về ổn định ngân hàng thương mại - Vai trò của việc ổn định ngân hàng trong bối cảnh hội nhập - Phương pháp đo lường mức độ ổn định ngân hàng: Phương pháp phân tích tỷ lệ; Phương pháp phân tích đơn biến; Phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số; Đo lường mức độ ổn định của ngân hàng sử dụng chỉ số Zscore Mô hình ZScore của (Mercieca, S., Schaeck, K., & Wolfe, S., 2007) được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm và ngày càng phù hợp với đặc điểm của hệ thống ngân hàng hầu hết các nước hiện nay. Bởi tính phổ biến cũng như ưu thế linh động và dễ tính toán các chỉ số trong công thức, đồng thời vẫn phán ánh đầy đủ ý nghĩa kinh tế, luận án sử dụng mô hình ZScore cho nghiên cứu của mình. 2.2.4. Cơ sở lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng Quan điểm cạnh tranh - dễ tổn thương: tranh luận rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng, vì cạnh tranh cao làm giảm sức mạnh thị trường của ngân hàng và lợi nhuận biên. Quan điểm cạnh tranh- ổn định: lập luận rằng sự cạnh tranh càng thấy mối quan hệ ngược chiều giữa cạnh tranh (đo bằng số lượng ngân hàng tham gia) và mức độ rủi ro trong nhiều dẫn đến sự ổn định càng cao. (Stiglitz, Weiss, 1981) 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, để đo lường năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định ngân hàng, các yếu tố đặc trưng ngân hàng được xác định dựa trên bộ chỉ số CAMELS kết hợp với một số chỉ tiêu đặc trưng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các biến nghiên cứu được chia thành 2 nhóm chính: nhóm nhân tố chủ quan (yếu tố nội tại) và nhóm nhân tố khách quan (yếu tố bên ngoài). Các nhân tố chủ quan bao gồm: khả 8
- năng huy động vốn, mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và quy mô của ngân hàng. Các nhân tố khách quan bao gồm: Tổng thu nhập quốc nội và lạm phát. 2.2.6. Phương pháp xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP. Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Điểm mạnh là những tác nhân bên trong tổ chức mang tính tích cực hoặc có lợi giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Điểm yếu là những tác nhân bên trong tổ chức mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của chính tổ chức đó. Cơ hội là những tác nhân bên ngoài (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của tổ chức. 2.3. Các bằng chứng thực nghiệm có liên quan đến nghiên cứu Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Các nghiên cứu về mức độ ổn định của ngân hàng thương mại Các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng thương mại Các nghiên cứu về hiệu ứng từ sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài đến các ngân hàng thương mại nội địa. Các nghiên cứu về tác động của CPTPP đến ngành ngân hàng 9
- CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp với mẫu dữ liệu bao gồm 31 NHTM Việt Nam và 11 NHTM có vốn sở hữu nước ngoài (ngân hàng liên doanh và ngân hàng có vốn 100% nước ngoài) trong khoảng thời gian từ 2010 – 2018. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng. 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp và trình tự nghiên cứu được tác giả tiến hành như sau: - Để đánh giá thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu đánh giá được dựa trên khung phân tích CAMELS – hệ thống giám sát xếp hạng các ngân hàng ở Mỹ và bộ chỉ số lành mạnh tài chính (Financial Soundness Indicators – FSIs) theo chuẩn IMF. - Để so sánh định vị các NHTM VN với các nước thành viên còn lại trong CPTPP, các chỉ tiêu đánh giá được sử dụng các yếu tố vĩ mô đặc trưng như: năng lực tài chính, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, mức độ phát triển và đóng góp của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế, mạng lưới hoạt động. - Để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các NHTM VN khi hội nhập CPTPP luận án vận dụng mô hình SWOT để xây dựng khung phân tích, các lập luận và đánh giá dựa trên cơ sở lý thuyết được đề cập trong chương 2; Các kết luận và thảo luận kết quả dựa trên các giả thuyết được đặt ra trong luận án. - Hàm ý chính sách được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu của đề tài. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Luận án sử dụng ba mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng để đo lường tác động của của các yếu tố đến năng cạnh tranh, mức độ ổn định ngân hàng, và tác động của cạnh tranh đến ổn định của 31 ngân hàng thương mại Việt Nam. 10
- 3.2.2.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các NHTM VN: Mô hình được đề xuất như sau: Lernerit = Ф0 + Ф1Lerner it-1 + Ф2ETAit + Ф3B_SIZEit + Ф4LTAit + Ф5LLPit + Ф6HDVit + Ф7HHIit + Ф8GroTAit + Ф9FS1it + Ф10FS2 + Ф11GDPt + Ф12INFt + Ф13Originalt + eit (MH1) Mô hình nghiên cứu mức độ ổn định của các NHTM VN: Mô hình được đề xuất như sau: ZscoreMH2it = Ф0 + Ф1Zscoreit-1 + Ф2ETAit + Ф3B_SIZEit + Ф4LTAit + Ф5LLPit + Ф6HDVit + Ф7HHIit + Ф8GROTAit + Ф9FS1it + Ф10FS2 + Ф11GDPt + Ф12INFt + Ф13Originalt + eit (MH2) Mô hình nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến mức độ ổn định của các NHTM VN: Mô hình được đề xuất như sau: ZscoreMH3it = Ф0 + Ф1Zscoreit-1 + Ф2Lerner it + Ф3ETAit + Ф4B_SIZEit + Ф5LTAit + Ф6LLPit + Ф7HDVit + Ф8HHIit + Ф9GROTAit + Ф10FS1it + Ф11FS2 + Ф12GDPt + Ф13INFt + Ф14Originalt + eit (MH3) Ý nghĩa các yếu tố tác động đến mức độ ổn định và sức mạnh cạnh tranh của NHTM VN Biến độc lập: Nhóm yếu tố đặc trưng ngân hàng: EAT : Quy mô vốn chủ sở hữu B_SIZE : Quy mô vốn của ngân hàng LTA : Quy mô tín dụng HDV : Khả năng huy động vốn LLP : Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng HHI : Khả năng đa dạng hóa thu nhập GroTA : Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản 11
- Nhóm yếu tố môi trường cạnh tranh FS1 : số lượng NHNNg trên tổng số lượng ngân hàng tại VN FS2 : Tỷ trọng tài sản NHNNg so với tổng tài sản hệ thống TCTD Nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô GDP : Tốc độ tăng trưởng GDP INF : Tỷ lệ lạm phát Biến giả: Original : 1 – thuộc sở hữu Nhà nước, 0 – không thuộc sở hữu Nhà nước 3.2.2.2. Trình tự thực hiện ước lượng hồi quy mô hình thực nghiệm Tác giả ước lượng hồi quy mô hình thực nghiệm bằng cách tính toán các biến trong mô hình, thống kê mô tả, chạy mô hình, kiểm định mô hình, tiến hành ước lượng năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định ngân hàng dựa trên phần mềm Stata 14.0 bao gồm các bước: Bước 1: Tính toán các biến trong mô hình thực nghiệm Bước 2: Thống kê mô tả các biến số thuộc mô hình thực nghiệm Bước 3: Lựa chọn phương pháp hồi quy cho mô hình nghiên cứu Bước 4: Kiểm định các hệ số ước lượng và sự phù hợp của mô hình Bước 5: Kiểm định các khuyết tật của mô hình Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Kiểm định hiện tượng tự tương quan Kiểm định hiện tượng nội sinh Bước 6: Ước lượng năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam với phương pháp hồi quy phù hợp 3.3. Giả thuyết nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm được trình bày ở phần trên, luận án đã phân tích và lựa chọn xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp nhằm đo lường năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018, trước bối cảnh gia nhập CPTPP. Trên cơ sở đó, để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, luận án đặt ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: 12
- H1. Quy mô vốn chủ sở hữu có tương quan cùng chiều với năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng. H2. Quy mô tài sản ngân hàng có tương quan cùng chiều với năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng. H3. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tương quan cùng chiều với năng lực cạnh tranh và ngược chiều với ổn định ngân hàng. H4. Tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản tương quan ngược chiều với năng lực cạnh tranh và cùng chiều với ổn định ngân hàng. H5. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tương quan ngược chiều với năng lực cạnh tranh và rủi ro ngân hàng. H6. Tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản tương quan cùng chiều với ổn định ngân hàng. H7. Khả năng đa dạng hóa thu nhập tương quan cùng chiều với NLCT và ổn định ngân hàng. H8. Tốc độ tăng trưởng TTS tương quan cùng chiều với NLCT và ổn định ngân hàng H9. Nhóm biến đo lường sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (FS1 và FS2) kỳ vọng tương quan cùng chiều với năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng. H10. Tốc độ tăng trưởng GDP có tác động dương đến NLCT và ổn định ngân hàng H11. Tỷ lệ lạm phát tương quan ngược chiều với NLCT và ổn định ngân hàng H12. Hình thức sở hữu tương quan ngược chiều với NLCT và ổn định ngân hàng H13. Năng lực cạnh tranh tương quan cùng chiều với mức độ ổn định ngân hàng. 13
- CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 Thực trạng kết quả hoạt động của các NHTM VN được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Vốn và tài sản, Hệ số an toàn vốn (CAR), Huy động vốn và cho vay, Vấn đề an toàn thanh khoản, Vấn đề nợ xấu và Một số yếu tố khác như: Hệ thống sản phẩm, dịch vụ, Trình độ công nghệ, Nguồn nhân lực, Thương hiệu. 4.2. Một số kết quả hoạt động ngân hàng trong khối CPTPP giai đoạn 2010 - 2018 Bảng 4.1: Xếp hạng cạnh tranh năng lực toàn cầu của các quốc gia CPTPP 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 STT Quốc gia (/139) (/142) (/144) (/148) (/144) (/140) (/138) (/137) (/140) 1 Australia 16 20 20 16 22 21 19 18 14 2 Brunei 28 28 28 26 - - 58 46 62 3 Canada 10 12 14 14 15 13 15 14 12 4 Chile 30 31 33 34 33 35 33 33 33 5 Japan 6 9 10 9 6 6 8 9 5 6 Malaysia 26 21 25 24 20 25 18 23 25 7 Mexico 66 58 53 55 61 57 51 51 46 8 Peru 73 67 61 61 65 69 67 72 63 9 New Zeland 23 25 23 18 17 16 13 13 18 10 Singapore 3 2 2 2 2 2 2 3 2 11 Việt Nam 59 65 75 70 68 56 60 65 77 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ dữ liệu WEF 14
- 4.2.1. Năng lực tài chính Bảng 4.2: Xếp hạng chỉ tiêu phát triển hệ thống tài chính của các nước CPTPP (so với 140 nước được xếp hạng năm 2018) Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Xếp hạng Australia 15 18 35 16 18 4 10 110 112 13 Brunei 85 71 82 121 112 69 69 134 18 107 Canada 4 21 31 11 19 2 4 117 99 11 Chile 25 41 36 21 33 5 31 49 107 20 Japan 7 14 17 12 7 20 18 122 79 10 Malaysia 19 5 5 9 32 38 23 126 83 15 Mexico 97 94 54 51 65 39 37 102 81 61 New Zeland 8 10 15 46 41 9 3 22 110 26 Peru 84 79 70 50 73 42 65 81 101 63 Singapore 17 4 6 3 17 3 14 127 72 5 Việt Nam 24 85 51 60 91 113 39 101 111 59 Nguồn: Thống kê của tác giả từ dữ liệu Diễn đàn kinh tế thế giới Bảng 4.3: Tỷ lệ tín dụng tiêu dùng so với GDP giữa các quốc gia CPTPP Đơn vị: % STT Quốc gia 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Canada - - - - - - - - - 2 Australia 125,50 122,33 121,28 124,98 128,73 136,59 142,52 140,90 139,59 3 Singapore 123,28 126,18 128,91 125,34 129,50 124,00 127,43 128,21 121,90 4 Malaysia 129,64 133,89 136,80 119,79 120,53 125,02 123,77 118,73 121,79 5 Nhật Bản 217,69 228,08 231,43 104,05 103,57 101,95 103,61 106,67 107,89 6 Việt Nam 114,85 99,80 106,46 96,80 100,30 111,93 123,82 130,72 133,31 7 New Zeland 92,66 - - 140,53 141,19 144,22 144,34 142,35 146,55 8 Mexico 30,63 30,70 31,33 22,20 21,94 23,89 25,93 27,02 26,78 9 Chile 66,76 74,97 77,64 76,19 78,60 78,65 79,80 78,62 81,27 15
- 10 Peru 38,76 38,16 40,86 37,71 40,84 43,84 42,87 42,33 43,97 11 Brunei 67,27 59,38 58,65 30,92 32,91 41,14 43,57 38,81 34,40 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ WB (2018) Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ qua các năm của khối CPTPP Đơn vị: % 8.00 7.00 6.00 5.00 4.00 3.00 2.00 1.00 0.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Australia 2.15 1.97 1.75 1.40 1.05 0.92 0.98 0.89 0.93 Brunei Darussalam 6.87 6.03 5.38 4.53 3.85 4.00 4.75 3.66 3.92 Canada 1.19 0.84 0.65 0.57 0.52 0.52 0.60 0.45 0.00 Chile 2.69 2.35 2.16 2.11 2.06 1.87 1.83 1.92 1.87 Japan 1.40 1.20 1.10 Malaysia 3.35 2.68 2.02 1.85 1.65 1.60 1.61 1.55 1.46 Mexico 2.04 2.12 2.44 3.24 3.04 2.52 2.09 2.09 2.05 New Zealand 0.00 0.00 0.00 3.23 2.98 2.71 2.54 2.31 1.94 Peru 3.03 2.89 3.23 3.50 3.95 3.93 4.29 4.70 3.27 Singapore 1.41 1.06 1.04 0.87 0.76 0.92 1.22 1.40 1.31 Vietnam 2.09 2.79 3.44 3.11 2.94 2.34 2.28 1.82 2.02 Nguồn: Thống kê của tác giả từ IMF (2018) Bảng 4.4: Tỷ lệ vốn trên tài sản của hệ thống ngân hàng trong nhóm CPTPP Đơn vị: % Quốc gia 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Australia 5,43 5,29 5,13 5,13 5,22 5,97 6,55 6,88 6,86 Brunei Darussalam 10,25 8,9 9,1 11,58 11,76 13,23 13,05 10,86 12,32 Canada 4,66 4,89 4,90 4,96 4,94 5,07 5,16 5,22 5,20 Chile 8,28 7,77 8,01 8,13 7,97 7,57 8,41 8,44 8,42 Japan 5,48 5,52 5,82 5,47 5,38 5,51 16
- Malaysia 9,38 8,89 9,39 9,59 9,95 10,46 11,00 11,24 11,24 Mexico 10,40 9,92 10,59 10,36 10,84 10,45 9,94 10,4 10,7 Peru 9,98 10,56 10,42 10,15 10,67 10,09 11,42 12,08 12,46 Singapore 8,97 8,32 8,92 8,22 8,41 9,00 9,23 9,18 9,03 Vietnam 8.87 9.30 9.93 9.54 8.77 8.26 7.77 7.36 8,40 Nguồn: Thống kê của tác giả từ IMF (2018) Bảng 4.5: Quy mô hệ thống ngân hàng và tỷ lệ CAR của nhóm CPTPP năm 2018 Quy mô hệ thống ngân hàng Tỷ lệ tín Tỷ lệ an toàn STT Quốc gia (tỷ USD) dụng/GDP vốn CAR 1 Canada 7.741 214,2% 14,81% 2 Australia 3.084 141% 14,55% 3 Singapore 925 128,2% 17,08% 4 Malaysia 609 50,8% 17,08% 5 Nhật Bản 574 160,8% 16,66% 6 Việt Nam 436 130,7% 12,23% 7 New Zeland 348 172,9% 14,40% 8 Mexico 326 35,5% 15,57% 9 Chile 319 112,5% 13,76% 10 Peru 201 35,0% 15,22% 11 Brunei 16 39,5% 18,11% Nguồn: Thống kê của tác giả từ WB, IMF (2018) 17
- 4.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ ROA của các nước CPTPP giai đoạn 2010 – 2018 Đơn vị: % 2.5 2.0 1.5 1.0 0.5 0.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Australia 0.0 1.2 1.2 1.4 1.2 1.4 0.8 1.2 1.3 Brunei Darussalam 1.7 1.2 0.7 1.4 1.7 1.6 1.4 1.5 1.7 Canada 1.1 1.1 1.1 1.1 1.1 1.0 1.0 1.1 1.2 Chile 1.7 1.6 1.4 1.5 1.5 1.3 1.2 1.3 1.3 Japan 0.4 0.3 0.3 0.3 0.3 Malaysia 1.5 1.5 1.6 1.5 1.5 1.2 1.3 1.4 1.4 Mexico 1.8 1.5 1.8 2.1 1.7 1.6 1.7 2.0 2.2 Peru 2.3 2.3 2.2 2.0 1.9 2.1 2.0 2.1 2.2 Singapore 1.4 1.1 1.4 1.2 1.1 1.2 1.1 1.3 1.2 Vietnam 1.6 1.5 0.8 0.6 0.3 0.5 0.5 0.7 0.9 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu IMF (2018) 18
- Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ ROE của các nước CPTPP giai đoạn 2010 – 2018 Đơn vị: % 30.0 25.0 20.0 15.0 10.0 5.0 0.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Australia 0.5 22.6 23.0 27.0 22.9 23.8 12.1 16.7 19.4 Brunei Darussalam 15.8 11.8 7.3 13.7 14.1 12.4 10.8 13.1 15.0 Canada 23.0 23.6 22.7 22.3 22.5 20.7 19.9 21.4 22.1 Chile 20.7 20.8 17.3 18.3 19.3 17.7 13.8 15.4 15.5 Japan 8.6 7.6 7.6 6.6 6.4 Malaysia 16.3 16.8 17.3 15.8 15.0 12.3 12.3 13.1 12.6 Mexico 16.8 15.5 17.5 19.3 15.9 15.4 16.3 19.6 20.9 Peru 22.9 23.5 21.5 19.9 18.2 21.1 19.2 17.7 17.8 Singapore 15.5 13.8 16.4 15.3 13.2 13.6 11.3 14.0 13.0 Vietnam 17.7 16.4 8.2 6.0 3.2 5.5 6.6 8.3 11.7 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu IMF 4.2.3. Mức độ phát triển và đóng góp của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế. Bảng 4.6: Tỷ lệ tiền rộng so với GDP giữa các quốc gia trong CPTPP Đơn vị: % Quốc gia 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Australia 100,70 99,87 101,28 105,69 108,73 113,42 118,20 116,84 113,60 Singapore 123,28 126,18 128,91 130,17 129,81 124,44 131,35 129,69 122,65 Malaysia 129,65 133,89 136,80 140,09 137,10 134,93 130,35 124,25 126,64 Nhật Bản 217,69 228,08 231,43 235,34 237,35 236,07 242,38 247,87 252,10 Việt Nam 114,85 99,80 106,47 117,03 127,55 137,65 151,10 155,28 158,27 New Zeland 92,66 92,88 95,18 99,44 100,29 101,00 105,09 19
- Mexico 30,63 30,70 31,33 32,97 34,46 36,45 37,82 38,80 37,86 Chile 66,76 74,97 77,64 62,58 82,49 83,84 82,93 78,52 76,89 Peru 38,76 38,16 40,86 11,13 11,20 11,03 10,77 10,56 47,25 Brunei 67,27 59,38 58,65 62,58 67,45 80,80 92,60 86,69 81,58 Nguồn: Thống kê của tác giả từ dữ liệu WB (2018) Biểu đồ 4.4: Tốc độ tăng trưởng tiền rộng của khối CPTPP Đơn vị: % 35.00 30.00 25.00 20.00 Tốc độ tăng tưởng 15.00 10.00 5.00 0.00 -5.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Australia 10.13 7.97 7.35 6.75 7.03 5.98 6.67 4.52 2.37 Brunei Darussalam 4.81 10.05 0.90 1.47 3.22 -1.76 1.51 -0.44 2.84 Chile 7.71 22.88 10.30 11.74 8.74 9.15 4.90 0.56 4.18 Japan 1.78 2.90 2.20 3.45 2.94 3.02 3.91 3.47 2.43 Malaysia 7.35 14.63 8.85 7.40 6.30 3.04 2.80 4.64 7.69 Mexico 12.76 9.98 10.08 8.28 12.19 12.19 12.33 11.22 5.46 New Zealand 8.36 6.71 9.85 7.66 7.30 6.42 Peru 21.05 11.74 15.02 16.48 6.27 13.39 2.76 9.33 5.43 Singapore 8.59 9.99 7.23 4.32 3.33 1.52 8.04 3.20 3.86 Vietnam 29.71 11.94 24.54 21.40 19.74 14.91 17.88 14.26 12.70 Nguồn: Thống kê của tác giả từ WB (2018) Bảng 4.7: Tỷ lệ tín dụng tiêu dùng so với GDP giữa các quốc gia CPTPP Đơn vị: % Quốc gia 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Australia 125,50 122,33 121,28 124,98 128,73 136,59 142,52 140,90 139,59 Singapore 123,28 126,18 128,91 125,34 129,50 124,00 127,43 128,21 121,90 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn