
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ở thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ở thành phố Hồ Chí Minh" được nghiên cứu với mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ở Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hành vi vượt khó cho vận động viên khuyết tật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ở thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- Huỳnh Cát Dung HÀNH VI VƯỢT KHÓ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN KHUYẾT TẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62 31 04 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
- Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đoàn Văn Điều PGS.TS. Nguyễn Thị Tứ Phản biện 1: PGS.TS. Đỗ Hạnh Nga Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Phương Duy Phản biện 3: TS. Huỳnh Mai Trang Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: vào …………giờ……….ngày……….tháng………năm………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhiều nghiên cứu của các tác giả Capella (2004), Murphy (2008), Allan và Smith (2017), McLoughlin và Fecske (2017), Blauwet và Willick (2012) đã chứng minh vô số lợi ích thiết thực mà thể thao mang lại cho vận động viên khuyết tật cả về mặt thể chất lẫn tinh thần như: tăng cường sức khỏe, tự tin hòa nhập xã hội, thoát khỏi cảm giác cô đơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó, tại điều 14, Luật thể dục thể thao cũng ghi rõ: nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật nâng cao sức khỏe, hòa nhập cộng đồng, nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ người khuyết tật tham gia thể dục thể thao, bảo đảm cơ sở vật chất và chế độ, chính sách cho vận động viên khuyết tật tập luyện và thi đấu các giải quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, số liệu thống kê năm 2018 cho thấy: Tính đến ngày 31/5/2018, tổng số người khuyết tật trên địa bàn thành phố HCM là 56.644 người, trong đó 51.497 người đã xác định mức độ khuyết tật (gồm 8.272 người khuyết tật đặc biệt nặng, 34.788 người khuyết tật nặng và 13.584 người khuyết tật nhẹ) (Nam Đàn, 2018) nhưng chỉ có hơn 350 VĐVKT, trong đó có 106 VĐVKT được tham gia giải thể thao toàn quốc dành cho người khuyết tật (theo danh sách đội tuyển TPHCM). Nghịch cảnh có thể đánh bại con người nhưng chính nghịch cảnh lại tạo cho con người cơ hội vươn lên và hiểu bản thân mình hơn, có thái độ sống tích cực hơn đồng thời thay đổi thái độ của xã hội đối với họ. Để vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống, con người cần có khả năng vượt khó. Dù vậy, không phải ai cũng nhận thức được rằng: “Điều gì xảy ra không quan trọng, mà quan trọng là cách phản ứng với nó” (I Ching - Paul, 1997, trang 79).
- 2 Bên cạnh đó, Hiệp hội Paralympic Việt Nam yêu cầu phổ biến và phát triển 15 môn thể thao cơ bản cho người khuyết tật như: Điền kinh, Bơi, Cử tạ, Cờ vua, Cầu lông, Bóng bàn, Quần vợt xe lăn, Judo khiếm thị, Bắn cung, Boccia, Bóng chuyền ngồi, Khiêu vũ thể thao, Yoga, Bóng đá 5 người và Taekwondo nhằm nâng cao sức khỏe, tạo điều kiện để người khuyết tật tự tin, có nghị lực, bản lĩnh tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh, các môn Judo khiếm thị, Taekwondo, Bắn cung chưa phát triển mạnh, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, số lượng tham gia vẫn còn ít, đặc biệt, các môn Yoga, Khiêu vũ, Bóng chuyền, Bóng đá vẫn chưa phát triển, chưa có người tham gia. Do đó, nghiên cứu hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật để có thể hỗ trợ họ vượt qua khó khăn, tham gia thể thao và duy trì sự tham gia của mình, đạt những thành tựu nhất định là vô cùng thiết thực và nhân văn, tuy nhiên cho đến hiện tại, hiếm có nghiên cứu nào thật sự tìm hiểu về hành vi vượt khó của VĐVKT trong thể thao. Phần lớn các nghiên cứu là những tường thuật về trải nghiệm tham gia thể thao của vận động viên khuyết tật, kết quả nêu bật những khó khăn và lợi ích mà thể thao đã mang lại cho họ, chưa chỉ ra họ đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào. Do đó, khi nghiên cứu hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật, người nghiên cứu cần phải sáng tỏ các vấn đề như: Những khó khăn chủ yếu trong tham gia thể thao của vận động viên khuyết tật là gì? Biểu hiện hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi vượt khó của họ? Từ lý luận và thực tiễn cho thấy nghiên cứu hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật rất cần thiết và mang ý nghĩa nhân văn cao. Vì vậy, người nghiên cứu chọn đề tài “Hành vi vượt khó của vận
- 3 động viên khuyết tật ở thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên cứu trong chương trình đào tạo nghiên cứu sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hành vi vượt khó cho vận động viên khuyết tật. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu thực trạng - 162 vận động viên khuyết tật ở Tp.HCM - 5 huấn luyện viên của vận động viên khuyết tật ở Tp.HCM Khách thể tác động - 30 vận động viên khuyết tật ở Tp.HCM. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biểu hiện của hành vi vượt qua khó khăn trong tập luyện và thi đấu thể thao của vận động viên khuyết tật ở thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vượt qua khó khăn của họ. 4. Giả thuyết khoa học Hành vi vượt khó của VĐVKT thể hiện ở nhận thức, thái độ và hành động vượt khó trong tập luyện và thi đấu thể thao, ba mặt biểu hiện này có mối tương quan với nhau. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vượt khó của VĐVKT xét theo các đặc điểm nhân khẩu - xã hội, chỉ có yếu tố “loại thương tật” có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật là nhận thức về những rào cản cũng như lợi ích khi tham gia thể thao và thái độ đối với thể thao của VĐVKT.
- 4 Niềm tin vào bản thân có thể thúc đẩy việc thực hiện hành vi vượt khó của VĐVKT. Có thể thúc đẩy hành vi vượt khó của VĐVKT thông qua biện pháp “Phỏng vấn tạo động lực” cho VĐVKT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Phân tích, khái quát hoá và hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về “hành vi”, “hành vi vượt khó”, của VĐVKT, từ đó xây dựng cơ sở lý luận của việc nghiên cứu “hành vi vượt khó” của VĐVKT. 5.2. Xác định thực trạng hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật và các yếu tố ảnh hưởng. 5.3. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hành vi vượt khó cho vận động viên khuyết tật. 5.4. Thực hiện tác động biện pháp “phỏng vấn tạo động lực” cho vận động viên khuyết tật. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: + Luận án chỉ nghiên cứu hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ở 2 mặt: luyện tập thể thao và thi đấu thể thao. + Luận án chỉ tiến hành tác động biện pháp “Phỏng vấn tạo động lực” nhằm tăng cường hành vi vượt khó cho vận động viên khuyết tật trong số các biện pháp đề xuất. - Khách thể khảo sát: 162 vận động viên khuyết tật và 5 huấn luyện viên của vận động viên khuyết tật. - Loại khuyết tật: Luận án chỉ nghiên cứu các loại khuyết tật của khách thể nghiên cứu.
- 5 7. Quan điểm tiếp cận Luận án sử dụng các quan diểm tiếp cận: Tiếp cận Tâm lý học nhận thức; Tiếp cận Tâm lý học hoạt động; Tiếp cận Tâm lý học hệ thống; Tiếp cận Tâm lý học tích cực 8. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nội dung nghiên cứu, đạt mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp quan sát; Phương pháp nghiên cứu trường hợp; Phương pháp tác động “phỏng vấn tạo động lực”; Phương pháp thống kê toán học. 9. Đóng góp của luận án 9.1. Về mặt lý luận Luận án góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận có liên quan đến hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật như cấu trúc hành vi vượt khó và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vượt khó của VĐVKT. Đề xuất và vận dụng hiệu quả biện pháp “phỏng vấn tạo động lực”, thúc đẩy hành vi vượt khó cho VĐVKT. 9.2. Về mặt thực tiễn Luận án đã đóng góp: Xác định HVVK trong tập luyện và thi đấu thể thao của VĐVKT. Chỉ ra những khó khăn trong tập luyện và thi đấu thể thao của VĐVKT bao gồm khó khăn về tâm lý, khó khăn về tài chính, khó khăn về điều kiện môi trường và khó khăn về thương tật. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết VĐVKT có thái độ vượt khó tích cực. Lý giải sự khác biệt về hành vi vượt khó của VĐVKT khác nhau về giới, điều kiện kinh tế, kết hôn, kinh nghiệm thi đấu, loại thương tật, thành tích. Cụ thể là có sự khác biệt về hành vi vượt khó của
- 6 VĐVKT khác nhau về nhân khẩu – xã hội nhưng sự khác biệt này không đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê. Có sự khác biệt giữa hành vi vượt khó của VĐVKT có thành tích khác nhau, ở cả 3 mặt nhận thức, thái độ và hành động, VĐV có thành tích cao có hành vi vượt khó cao hơn và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Xác định mối tương quan giữa các yếu tố trong cấu trúc hành vi vượt khó: Có mối tương quan thuận giữa nhận thức, thái độ và hành động vượt khó. Trong đó, thái độ vượt khó ảnh hưởng đến hành động vượt khó nhiều hơn nhận thức vượt khó. Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi vượt khó của VĐVKT như: nhận thức về những rào cản cũng như lợi ích khi tham gia thể thao và thái độ đối với thể thao, niềm tin vào bản thân của VĐVKT. Các yếu tố về mặt nhân khẩu – xã hội ảnh hưởng không đáng kể đến HVVK của VĐVKT. Khẳng định “Phỏng vấn tạo động lực” là biện pháp hiệu quả để thúc đẩy hành vi vượt khó cho VĐVKT. Những đóng góp trên của luận án có thể thúc đẩy sự tham gia thể thao cho người khuyết tật nói chung, VĐVKT nói riêng, nâng cao thành tích thi đấu của VĐVKT, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho huấn luyện viên thể thao của người khuyết tật và những ai muốn nghiên cứu về hành vi, hành vi vượt khó của con người.
- 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI VƯỢT KHÓ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN KHUYẾT TẬT 1.1. Tổng quan nghiên cứu về hành vi vượt khó 1.1.1. Hướng nghiên cứu liên quan hành vi vượt khó của VĐVKT 1.1.1.1. Những nghiên cứu về khó khăn khi tham gia thể thao của vận động viên khuyết tật Tổng quan những nghiên cứu trên thế giới cho thấy VĐVKT gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia thể thao. Tựu trung lại có thể ghi nhận các nhóm khó khăn chính sau: (1) Khó khăn về tâm lý; (2) Khó khăn về tài chính; (3) Khó khăn về môi trường; (4) Khó khăn do tình trạng thương tật gây ra. 1.1.1.2. Tác động của việc thực hiện HVVK đến đời sống cá nhân Hành vi vượt khó ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển cá nhân cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Những cá nhân có phản ứng tích cực với nghịch cảnh, lạc quan, tự tin vượt khó có sức khỏe tốt, thúc đẩy hành vi tích cực và thành công hơn những cá nhân có phản ứng tiêu cực với nghịch cảnh. 1.1.2. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật 1.1.2.1. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi Hành vi của con người chịu sự ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ quan lẫn khách quan hay nói cách khác là bị chi phối bởi cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, trong đó tập trung vào 3 yếu tố chính: − Niềm tin thực hiện hành vi − Nhận thức về điều kiện thực hiện hành vi − Mức độ mong muốn thực hiện hành vi.
- 8 1.1.2.2. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến HVVK của VĐVKT. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng đến HVVK của VĐVKT được các tác giả đề cao là yếu tố nhận thức – nhận thức về những khó khăn và lợi ích khi tham gia thể thao, thái độ với thể thao và thái độ, niềm tin đối với bản thân, nhu cầu về thành tích, , tình trạng khuyết tật. Ngoài ra, các tác giả cũng lưu ý những yếu tố tác động đến hành vi như: môi trường, kinh nghiệm, thời gian, kinh phí, người hỗ trợ, nghĩa vụ đạo đức và trách nhiệm của cá nhân với hành vi. 1.1.3. Hướng nghiên cứu về các biện pháp thúc đẩy hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật Để thúc đẩy HVVK cho VĐVKT có thể áp dụng chuỗi Lead hoặc biện pháp phỏng vấn tạo động lực. 1.2. Lý luận về hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật 1.2.1. Hành vi vượt khó 1.2.1.1. Hành vi Đề tài xác lập khái niệm hành vi: Hành vi là những biểu hiện bên ngoài được thúc đẩy bởi các yếu tố tâm lý bên trong của con người biểu hiện mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt hành động của con người đối với thế giới, đối với chính mình. 1.2.1.2. Hành vi vượt khó Hành vi vượt khó là những biểu hiện bên ngoài được thúc đẩy bởi các yếu tố tâm lý bên trong đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra của con người, biểu hiện mặt nhận thức, mặt thái độ, mặt hành động của con người đối với khó khăn. 1.2.2. Vận động viên khuyết tật 1.2.2.1. Khái niệm
- 9 VĐVKT là người khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần, gây suy giảm lâu dài đến khả năng thực hiện hoạt động, được đào tạo để thi đấu các môn thể thao đòi hỏi sức bền, sức khỏe, tốc độ và chiến thuật. 1.2.2.2. Đặc điểm của vận động viên khuyết tật VĐVKT ít tự tin về khả năng hoạt động thể chất của mình, đặc biệt tự nhận thức về độ bền của họ kém; họ có cảm giác cô đơn; họ cảm thấy ít được đối xử công bằng và có sự nhạy cảm với cách cư xử của xã hội; họ khao khát được xã hội chấp nhận và có các mối quan hệ phụ thuộc; thể thao là nguồn sống của họ và họ thường có nhu cầu thành tích. Khuôn mẫu xã hội của họ là thụ động và lệ thuộc. 1.2.3. Hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật HVVK của VĐVKT là những biểu hiện bên ngoài được thúc đẩy bởi các yếu tố tâm lý bên trong đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra của VĐVKT, biểu hiện mặt nhận thức, mặt thái độ, mặt hành động của họ đối với khó khăn. 1.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến HVVK trong thể thao của VĐVKT Trong luận án này, tác giả xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến HVVK trong thể thao của VĐVKT theo 2 khía cạnh: các yếu tố thuộc về nhân khẩu – xã hội: kinh tế; sự hỗ trợ của gia đình; loại khuyết tật và các yếu tố thuộc về tâm lý cá nhân: Nhận thức về những khó khăn khi tham gia thể thao và năng lực thể thao của bản thân; Nhận thức về lợi ích khi tham gia thể thao của VĐVKT; Thái độ đối với thể thao và bản thân.
- 10 Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và khách thể 2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vị thế nhất định. Chính vì vậy, TPHCM sẽ cung cấp cho người khuyết tật nhiều cơ hội hơn những thành phố khác trong cuộc sống mưu sinh và phát triển bản thân. Ngoài ra, sự quan tâm của lãnh đạo TPHCM cũng cung cấp cho họ những hỗ trợ giúp cuộc sống của họ tốt hơn. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là VĐVKT của TPHCM. Tác giả căn cứ vào danh sách kèm Quyết định số 1384/QĐ – SVHTT về việc cử đội tuyển khuyết tật thành phố thi đấu “Hội thi thể thao người khuyết tật toàn quốc lần thứ VI năm 2018” của Sở Văn hóa và Thể Thao TPHCM. Theo đó, tổng VĐVKT hiện có của TPHCM là 286 VĐV, do số lượng mẫu ít, nên tác giả lấy mẫu tổng thể. 2.2. Tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận Mục đích của giai đoạn này là xây dựng cơ sở lý luận, khung lý luận cho toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận án và xác lập quan điểm chủ đạo của luận án trong nghiên cứu hành vi vượt khó của VĐVKT 2.2.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn Mục đích của giai đoạn này là thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, xác định thực trạng HVVK của VĐVKT ở TPHCM. Dựa trên kết
- 11 quả thực trạng HVVK của VĐVKT, luận án tiến hành đề xuất, xây dựng một số biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy HVVK cho VĐVKT. Để làm rõ thực trạng HVVK của VĐVKT, người nghiên cứu sử dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát, nghiên cứu trường hợp, tác động, thống kê toán học. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu là 2 phương pháp nghiên cứu thực tiễn chính của luận án. 2.2.3. Giai đoạn 3: Đề xuất biện pháp và tác động biện pháp Mục đích của giai đoạn này là tìm biện pháp thúc đẩy hành vi vượt khó cho VĐVKT và đánh giá tính hiệu quả của biện pháp. 2.2.4. Giai đoạn 4: Giai đoạn hoàn thành luận án Mục đích của giai đoạn này là hoàn thành luận án theo quy định luận án tiến sĩ do trường đại học Sư Phạm TPHCM ban hành. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành các giai đoạn nghiên cứu, luận án đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập những thông tin có liên quan đến luận án. Từ đó, khái quát hóa, hệ thống hóa thành cơ sở lý luận để tiến hành định hướng cụ thể nội dung nghiên cứu, làm cơ sở để thiết kế các công cụ nghiên cứu. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát thực trạng hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật. Bảng hỏi được thiết kế theo quy trình: Đầu tiên là hình thành sơ bộ bảng hỏi bằng cách dựa trên các biểu hiện về HVVK và các yếu tố ảnh hưởng đến HVVK của VĐVKT để xác định nội dung cần khảo sát. Tiếp theo, người nghiên cứu xin ý kiến tư vấn của chuyên gia và HLV của VĐVKT làm cơ sở để xây dựng bảng hỏi. Tiếp theo là tiến hành thăm dò mở nhằm tìm thêm dữ liệu thực tiễn để hình thành
- 12 bảng hỏi. Sau đó, tiến hành khảo sát thử nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại bớt một số item yếu. Hoàn thiện nội dung của bảng hỏi để tiến hành giai đoạn khảo sát chính thức. Cuối cùng, tác giả tiến hành khảo sát chính thức nhằm tìm hiểu thực trạng HVVK của VĐVKT, đánh giá thực trạng HVVK của VĐVKT làm cơ sở đề xuất biện pháp hỗ trợ và thúc đẩy HVVK cho VĐVKT. Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm: Thu thập thông tin để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu; Tìm hiểu sâu hơn về đối tượng nghiên cứu qua một số khách thể điển hình; Làm sáng tỏ thực trạng hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật. Phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu hành vi vượt khó của VĐVKT trong tập luyện để có nội dung đầy đủ hơn về vấn đề này. Phương pháp nghiên cứu trường hợp nhằm tìm hiểu hành vi vượt khó và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vượt khó thông qua trường hợp điển hình. Kết quả này làm rõ hơn, có thể phát hiện ra những yếu tố mới, cũng như minh họa cho số liệu thu được từ các phương pháp thực tiễn khác. Tác động phương pháp “Phỏng vấn tạo động lực” nhằm thu thập thông tin để góp phần làm sáng tỏ kết quả nghiên cứu thực trạng, đồng thời kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của biện pháp thúc đẩy hành vi vượt khó cho vận động viên khuyết tật. Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý tất cả các kết quả định lượng thu được từ các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm làm cơ sở để bình luận kết quả nghiên cứu.
- 13 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI VƯỢT KHÓ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN KHUYẾT TẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Thực trạng hành vi vượt khó của VĐVKT 3.1.1. Hành vi vượt khó của VĐVKT trong tập luyện thể thao 3.1.1.1. Hành vi vượt khó trong tập luyện thể thao của VĐVKT thể hiện ở mặt nhận thức a. Nhận thức của VĐVKT về những khó khăn gặp phải trong luyện tập thể thao VĐVKT gặp khá nhiều khó khăn trong tập luyện thể thao. Cụ thể, VĐVKT gặp các nhóm khó khăn tương ứng từ cao đến thấp là nhóm khó khăn về kinh phí; khó khăn về điều kiện môi trường; khó khăn về tâm lý; khó khăn về thương tật. b. Nhận thức vượt khó trong tập luyện của VĐVKT Ở mặt nhận thức, VĐVKT cũng đã có nhận thức ở mức tương đối khá về những khó khăn mình gặp phải trong tập luyện thể thao và xác định rõ mục đích vượt khó của mình. Họ đã xác định được nguyên nhân những khó khăn mình đang gặp, xác định được cách thức, điều kiện vượt qua khó khăn nhưng phần đông chỉ dừng lại ở mức thỉnh thoảng. 3.1.1.2. Hành vi vượt khó trong tập luyện thể thao của VĐVKT thể hiện ở mặt thái độ VĐVKT có thái độ vượt khó tương đối tích cực trong tập luyện thể thao. Phần lớn VĐVKT mong muốn vượt qua khó khăn, bình tĩnh và lạc quan, tự tin vượt khó, thậm chí họ còn có quyết tâm vượt khó một cách cao độ, hào hứng khi vượt khó trong tập luyện, tuy nhiên chỉ đa số chỉ dừng lại ở mức thỉnh thoảng. Dù vậy, một bộ phận VĐVKT
- 14 vẫn còn thái độ tiêu cực khi vượt khó. Tuy nhiên, những thái độ này hầu như chỉ xuất hiện ở mức độ hiếm khi cho đến thỉnh thoảng. 3.1.1.3. Hành vi vượt khó trong tập luyện thể thao của VĐVKT thể hiện ở mặt hành động VĐVKT cũng đã có những hành động cụ thể để vượt khó, tuy nhiên phần lớn những hành động này chỉ được thực ở mức độ thỉnh thoảng. Cụ thể: Hành động được thực hiện tương ứng từ nhiều đến ít là “Nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh”, “Đảm bảo lịch tập cảu ban huấn luyện”; “Tập những kỹ thuật yếu nhiều hơn”; “Tìm công việc thuận lợi cho việc tập luyện”; “Kết hợp VĐVKT khác để tập luyện”; “Liệt kê thành tích đạt được” “tập thể dục, tăng cường lượng vận động để duy trì thể lực”; “tăng cường thêm các buổi luyện tập chuyên môn”; “Liệt kê lợi ích khi vượt khó thành công”; “tập trung kỹ thuật yếu”, “trao đổi với HLV”; “Lập kế hoạch vượt khó”. Kết quả này cho thấy, một bộ phận VĐVKT đã thường xuyên có những hành động vượt khó cụ thể. 3.1.1.4. Mối tương quan giữa các thành tố trong cấu trúc hành vi vượt khó trong tập luyện thể thao của VĐVKT Có mối tương quan thuận giữa các thành tố trong cấu trúc hành vi, và mối tương quan này có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, tương quan mạnh nhất là cặp thái độ - hành động, tiếp đến là cặp nhận thức – thái độ và cuối cùng là cặp nhận thức – hành động và sự ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau giữa các mặt của hành vi ở mức độ trung bình và khá. 3.1.2. Hành vi vượt khó của VĐVKT trong thi đấu thể thao 3.1.2.1. Hành vi vượt khó của VĐVKT trong thi đấu thể thao thể hiện ở mặt nhận thức
- 15 a. Nhận thức của VĐVKT về những khó khăn gặp phải trong tham gia thi đấu thể thao VĐVKT có những khó khăn nhất định khi tham gia thi đấu thể thao. Cụ thể, họ gặp các nhóm khó khăn từ cao đến thấp lần lượt tương ứng là: khó khăn về điều kiện môi trường; khó khăn về tâm lý, cuối cùng là khó khăn về thương tật và không ghi nhận khó khăn về kinh phí như trong tập luyện. b. Nhận thức về vượt khó trong thi đấu của VĐVKT Khi gặp khó khăn trong thi đấu, phần lớn VĐVKT “Xác định mức độ khó khăn mình đang gặp” và đây cũng là yếu tố được ghi nhận nhiều nhất. Nhận thức “xác định được cách vượt qua khó khăn” xếp vị trí thứ 2. Thứ 3 là “Xác định được nguyên nhân của những khó khăn và yếu tố cuối cúng là “Xác định các điều kiện vượt qua khó khăn”. Tuy nhiên, tất cả các yếu tố chỉ chủ yếu tập trung ở mức thỉnh thoảng. Kết quả này cho thấy, nhận thức vượt khó của VĐVKT vẫn chưa cao. 3.1.2.2. Hành vi vượt khó trong thi đấu thể thao của VĐVKT thể hiện ở mặt thái độ Phần lớn VĐVKT có thái độ tích cực để vượt qua khó khăn trong thi đấu thể thao. 3.1.2.3. Hành vi vượt khó trong thi đấu thể thao của VĐVKT thể hiện ở mặt hành động VĐVKT khá thường xuyên có những hành động vượt khó trong thi đấu thể thao, trong đó hành động được VĐVKT thực hiện nhiều nhất khi gặp khó khăn trong thi đấu thể thao từ nhiều đến ít tương ứng lần lượt là: “Huy động hết lực vào trận đấu”; “Liệt kê lợi ích khi vượt khó thành công”; “hít sâu/thở đều”; “Đánh giá đối thủ để có sự chuẩn bị thi đấu”; “Trấn tĩnh bản thân”; “đặt mục tiêu về thành tích”; “hét to”; “nghĩ về gia đình”; “cầu nguyện”.
- 16 3.1.2.4. Mối tương quan giữa các thành tố trong cấu trúc hành vi vượt khó trong thi đấu thể thao của VĐVKT Có mối tương quan thuận giữa các thành tố trong cấu trúc hành vi vượt khó trong thi đấu, và mối tương quan này có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó tương quan mạnh nhất là cặp thái độ - hành động, tiếp theo là cặp nhận thức – hành động, cuối cùng là cặp nhận thức – thái độ. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau giữa các mặt của hành vi ở mức độ thấp và khá. Điều này cho thấy VĐVKT có nhận thức tích cực về sự vượt khó trong thi đấu nhưng không chắc chắn có thái độ vượt khó tích cực và khi có thái độ vượt khó tích cực thì khả năng dẫn đến hành động vượt khó sẽ cao hơn. 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vượt khó của VĐVKT 3.2.1. Yếu tố nhân khẩu Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi vượt khó của VĐVKT xét theo các đặc điểm nhân khẩu - xã hội. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ rệt trong hành vi vượt khó của những VĐV có thành tích khác nhau và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Những VĐV đạt được những thành tích cao có thái độ vượt khó tích cực hơn và họ thường xuyên “tăng cường tập luyện” hơn những VĐV chưa đạt thành tích cao.
- 17 3.2.2. Yếu tố tâm lý Có mối tương quan thuận giữa nhận thức về những rào cản khi tham gia thể thao với HVVK của VĐVKT ở mặt nhận thức và thái độ trong tập luyện thể thao nhưng không cao, ở mặt hành động trong tập luyện là trung bình. Không có mối tương quan giữa nhận thức về những rào cản khi tham gia thể thao với HVVK của VĐVKT trong thi đấu thể thao. Có mối tương quan thuận giữa nhận thức về lợi ích khi tham gia thể thao với HVVK trong tập luyện thể thao của VĐVKT. Nhận thức về lợi ích khi tham gia thể thao ảnh hưởng tương đối đến các mặt nhận thức, thái độ và hành động vượt khó trong tập luyện thể thao của VĐVKT. Không có mối tương quan giữa nhận thức về lợi ích khi tham gia thể thao với nhận thức vượt khó trong thi đấu thể thao của VĐVKT. Tuy nhiên, có mối tương quan khá cao giữa nhận thức về lợi ích khi tham gia thể thao với thái độ vượt khó trong thi đấu thể thao của họ, và nhận thức về lợi ích khi tham gia thể thao cũng có ảnh hưởng nhất định đến hành động vượt khó trong thi đấu thể thao của VĐVKT. Thái độ của VĐVKT đối với thể thao có ảnh hưởng đến HVVK trong tập luyện và thi đấu thể thao của họ, nhưng sự ảnh hưởng này không nhiều. 3.3. Phân tích nghiên cứu trường hợp 3.3.1. Trường hợp 1 Chị L là người say mê thể thao, chị được gia đình ủng hộ và tạo điều kiện để chị được tham gia thể thao, cộng với mong muốn khẳng định bản thân, không muốn bị người khác coi thường và có thể lực khỏe mạnh sẵn trước khi tham gia thể thao nên chị có nhiều thuận lợi khi tham gia thể thao và đạt được nhiều thành tích vượt bậc.
- 18 Dù không có kế hoạch vượt khó rõ ràng nhưng chị L luôn tìm cách để mình có thể tập luyện thể thao và cố gắng đạt thành tích tốt nhất có thể. Chị luôn có niềm tin vào chính bản thân mình, rằng mình sẽ làm được. Ngay từ đầu khi tham gia thể thao, chị đã xác định tham gia phải có thành tích, dù sự xác thực đó còn mơ hồ nhưng nó minh chứng cho một cá tính mạnh mẽ, mong muốn chiến thắng của chị. Bên cạnh đó, chị được sự hỗ trợ tinh thần rất lớn từ bạn bè, người thân khi chị gặp khó khăn. Từ đó, ta có thể kết luận: khi bạn mong muốn khẳng định bản thân mình, bạn tin vào bản thân mình sẽ làm được thì sẽ thúc đẩy bạn hành động vượt qua những khó khăn để đạt được mục tiêu đặt ra. Và sự hỗ trợ tinh thần của những người xung quanh cũng đóng một vai trò nhất định trong hành vi vượt khó. 3.3.2. Trường hợp 2 Chị H tham gia thể thao không phải vì yêu thích thể thao mà chủ yếu do yêu thích cái bầu không khí khi tham gia thể thao mang lại. Nhờ tham gia thể thao, chị có nơi chia sẻ, cảm giác được quan tâm, thỏa mãn cảm giác thuộc về của chị vì từ lâu chị đã thoát ly ra khỏi gia đình và cũng không còn nhận được nhiều sự quan tâm từ gia đình, rồi còn được đi đây đi đó, chị tự tin hơn. Do khuyết tật và vừa tham gia thể thao vừa mưu sinh nên chị H gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình tham gia thể thao như khó khăn về di chuyển, thời gian, người hỗ trợ, điều kiện tập luyện, sức khỏe, đặc biệt là kinh phí. Vì tham gia chỉ để có không gian chia sẻ và có bầu không khí tích cực nên chị H chưa quyết tâm vượt khó và chưa dốc hết sức tập luyện. Chị cũng thiếu niềm tin với chính mình, chị nghĩ rằng mình không thể thi lại những người có điều kiện tập luyện tốt hơn, đó là những người không phải lo kinh tế, chỉ tập trung tập luyện, nhưng chị H chưa nhận ra rằng, trước khi được nhận kinh phí trợ cấp tập luyện

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc từ 2012 đến nay
27 p |
62 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
30 p |
62 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam
27 p |
62 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Sư phạm tại Đại học Quốc gia Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
26 p |
24 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Cổ mẫu trong Mo Mường
38 p |
54 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ miền nguồn chiến tranh trong tiếng Anh và tiếng Việt
28 p |
52 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý thực tập tốt nghiệp của sinh viên các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
31 p |
55 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Quyền lực truyền thông trong bầu cử ở Ấn Độ (Nghiên cứu trường hợp Tổng tuyển cử Ấn Độ năm 2014)
28 p |
5 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Tính chất điện tử và các đặc trưng tiếp xúc trong cấu trúc xếp lớp van der Waals dựa trên MA2Z4 (M = kim loại chuyển tiếp; A = Si, Ge; Z = N, P)
54 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo cấp chiến lược ở địa phương - Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An
31 p |
38 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học thông qua các chủ đề sinh học trong học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội
61 p |
55 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình
27 p |
57 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quốc tế học: Hợp tác Việt Nam - Indonesia về phân định biển (1978-2023)
27 p |
56 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
58 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học
26 p |
56 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long
30 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
26 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng sáng tạo nội dung đa phương tiện trên báo điện tử Việt Nam
27 p |
65 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
