Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn; nghiên cứu được một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng, trị bệnh giun lươn (Strongloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NCS. NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN TRÕN ĐƢỜNG TIÊU HÓA, BỆNH GIUN LƢƠN (Strongyloidosis) TRÊN LỢN TẠI TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y Mã số: 9.64.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÖ Y Thái Nguyên - 2020
- Luận án đƣợc hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan 2. TS. Nguyễn Văn Quang Ngƣời phản biện 1: Ngƣời phản biện 2 Ngƣời phản biện 3: Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp trƣờng Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi ……., ngày ……. Tháng …….. năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia - Trung tâm học liệu Đại Thái Nguyên - Thƣ viện trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Nguyễn Thị Hƣơng Giang, Nguyễn Thị Kim Lan, (2019), “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Thái Nguyên. Tập 202, số 9, tr. 241 - 246. 2.Nguyễn Thị Hƣơng Giang, Nguyễn Thị Kim Lan, (2019), “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun lươn ở lợn tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XXVI, số 6, tr. 64 - 71. 3. Nguyễn Thị Hƣơng Giang, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Huế, Phạm Diệu Thùy (2019), “Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại một số địa phương tỉnh Bắc Giang”, Kỷ yếu hội nghị khoa học Chăn nuôi - Thú y Toàn quốc, tr. 63 - 67. 4. Nguyễn Thị Hƣơng Giang, Trần Đức Hoàn, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Ngọc Doanh (2017) “Morphological and molecularcharacterisation of Strongyloides ransomi (Nematoda: Strongyloididae) collected from domestic swine in Bac Giang province, VietNam”, Tạp chí công nghệ sinh học, Tập 39, số 3, tr. 270 - 275.
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Bắc Giang là một tỉnh có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển. Trong nhiều năm vừa qua, nghề chăn nuôi lợn đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho bà con nông dân trong tỉnh. Theo thống kê của Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Bắc Giang, năm 2017 cả tỉnh có 1.043.749 con, năm 2018 có 1.105.291 con. Cùng với việc tăng nhanh số đầu lợn, người chăn nuôi lợn đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, do đó đưa lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn tại tỉnh Bắc Giang cũng gặp không ít khó khăn, trong đó có vấn đề dịch bệnh. Ngoài những bệnh truyền nhiễm thường gặp, bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn vẫn lưu hành khá phổ biến. Mặc dù các bệnh giun tròn không gây chết hàng loạt lợn như bệnh truyền nhiễm, nhưng bệnh giun tròn thường diễn ra ở thể mạn tính, làm lợn còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh khác. Phan Địch Lân và cs. (2005), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) cho biết: bệnh do giun tròn đường tiêu hóa gây ra là những bệnh rất phổ biến và là nguyên nhân làm lợn còi cọc, giảm tăng trọng 15 - 20%, đồng thời dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như rotavirus, phó thương hàn.... dẫn đến hội chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Kaufmann J. (1996), Rösel K. (2017) cho biết, Strongyloides ransomi (S. ransomi) là loài giun tròn rất nhỏ, gây bệnh nặng cho lợn con 10 - 14 ngày tuổi, làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn gây tiêu chảy, mệt mỏi, gầy sút... Khi nhiễm nặng lợn rất dễ chết. Mặc dù chăn nuôi lợn ở tỉnh Bắc Giang khá phát triển nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về thực trạng nhiễm giun tròn và bệnh giun lươn ở lợn, vì vậy chưa có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả. Từ yêu cầu cấp thiết của thực tế chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho lợn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị".
- 2 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn; nghiên cứu được một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng, trị bệnh giun lươn (Strongloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang; đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun lươn, từ đó có cơ sở khoa học xây dựng quy trình phòng, trị bệnh giun lươn cho lợn có hiệu quả cao. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi lợn áp dụng các biện pháp phòng, trị bệnh giun tròn nói chung, bệnh giun lươn nói riêng nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm giun tròn ở lợn, hạn chế thiệt hại do giun lươn gây ra, góp phần phát triển chăn nuôi lợn bền vững tại tỉnh Bắc Giang. 4. Những đóng góp mới của đề tài - Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang; đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh do giun lươn gây ra trên lợn. - Xây dựng được quy trình phòng, trị bệnh giun lươn cho lợn có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các trang trại và nông hộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận. 5. Cấu trúc luận án Luận án gồm 129 trang (không kể danh mục tài liệu tham khảo): mở đầu 03 trang; tổng quan tài liệu 31 trang; đối tượng, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 22 trang; kết quả nghiên cứu và thảo luận 72 trang; kết luận và đề nghị 02 trang. Trong luận án có 36 bảng, 13 biểu đồ và đồ thị, 120 ảnh màu thể hiện kết quả của đề tài. NCS đã tham khảo 151 tài liệu (trong đó có 68 tài liệu xuất bản trong 5 năm gần đây).
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) đã nhận xét, giun tròn ký sinh ở lợn được phân bố ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm là điều kiện rất thuận lợi cho trứng và ấu trùng giun tròn phát triển ở ngoại cảnh, làm cho bệnh do giun tròn đường tiêu hóa ở lợn xảy ra quanh năm. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011), Gomathi M. và cs. (2016), lợn nhiễm giun lươn qua đường tiêu hóa và qua da, lợn con có thể nhiễm S. ransomi từ rất sớm qua sữa đầu, do đó có thể thấy giun trưởng thành từ lúc lợn con 4 ngày tuổi. Lợn nhiễm giun lươn bị tiêu chảy, phân lỏng và có máu do ruột xuất huyết, thiếu máu, gầy yếu và có thể chết đột ngột. Ngoài ra, khi ấu trùng xâm nhập vào phế nang còn gây viêm phổi, lợn sốt 40 - 41,5oC, ho nhiều, thở khó. Để phòng bệnh giun lươn cho lợn đạt hiệu quả cao, Nguyễn Thị Kim Lan (2011) cho biết: cần phải thực hiện các biện pháp phòng tổng hợp bao gồm: vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ; phân lợn và rác thải phải được thu gom hàng ngày và ủ kỹ đúng nơi quy định; thường xuyên thực hiện việc tiêu độc; không nuôi chung lợn nhiều lứa tuổi; có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho lợn. Theo Bùi Thị Tho và cs. (2015), Nguyễn Tài Năng và cs. (2016), hiện nay có nhiều loại thuốc mới có tác dụng tẩy giun tròn tốt, gồm các thuốc thuộc nhóm avermectin, benzimidazole, imidazothiazole... Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Lợn nuôi tại các địa phương của tỉnh Bắc Giang - Các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn. - Lợn mắc bệnh giun lươn (do giun tròn Strongyloides spp. gây ra)
- 4 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu * Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 đến 2019 * Địa điểm nghiên cứu - Đề tài được triển khai tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang gồm: Việt Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Yên Dũng và Sơn Động - Địa điểm xét nghiệm mẫu: phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang; bệnh viện Đa khoa và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang; viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. 2.2. Vật liệu nghiên cứu * Động vật thí nghiệm: lợn nuôi tại 5 huyện ở tỉnh Bắc Giang. * Các loại mẫu nghiên cứu: mẫu phân tươi của lợn các lứa tuổi; mẫu cặn nền chuồng, mẫu nước thải chuồng nuôi, mẫu đất bề mặt vườn trồng cây thức ăn cho lợn; mẫu giun tròn thu nhận được từ lợn mắc bệnh; mẫu máu lợn mắc bệnh giun lươn và lợn khỏe; mẫu các phần ruột non, tim, phổi, gan, thận của lợn mắc bệnh giun lươn. * Dụng cụ, thiết bị và hóa chất Kính hiển vi quang học, kính hiển vi olympus CX 221, kính hiển vi điện tử quét; bộ dụng cụ xét nghiệm phân; dụng cụ lấy máu; máy phân tích máu Erma PCE - 210 và TC - Matrix; máy cắt tế bào Microtom; máy giải trình tự gen tự động ABI Prism 3130 Genetic Analyser; máy ly tâm, micropipete, máy điện di, máy soi gel, máy PCR, kít DNeasy Tissue Kit (QIAgen) Bộ hóa chất làm tiêu bản bệnh phẩm vi thể, dung dịch nước muối bão hòa; dung dịch Barbagallo; bộ dung dịch rút nước trong cơ thể giun tròn; bộ hóa chất QIAquick PCR purification kit. Thuốc sát trùng: P.V.D iodin 10%; Chloramin B; Good Farm L. Thuốc tẩy giun lươn cho lợn: fenbendazole, ivermectin và thiabendazole 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang - Điều tra thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn tại Bắc Giang.
- 5 - Xác định loài và sự phân bố các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn tại Bắc Giang - Mổ khám lợn để xác định: + Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại các địa phương. + Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn - Xét nghiệm phân để xác định: + Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn ở các địa phương. + Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn qua xét nghiệm phân. + Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi của lợn, theo phương thức chăn nuôi và theo mùa vụ. 2.3.2. Nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn (Swine Strongyloidosis) * Định danh loài giun lươn gây bệnh ở lợn - Kết quả mổ khám phát hiện và thu thập giun lươn ở lợn tại Bắc Giang. - Kết quả định danh loài giun lươn bằng kỹ thuật hình thái học. và bằng kỹ thuật sinh học phân tử. * Nghiên cứu nhiễm giun lươn qua xét nghiệm phân - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở các địa phương. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo tuổi lợn, theo mùa vụ, theo phương thức chăn nuôi. * Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh * Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun lươn ở lợn gây nhiễm và lợn nhiễm bệnh tự nhiên * Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun lươn cho lợn - Thử nghiệm và xác định thuốc tẩy giun lươn có hiệu lực cao và an toàn - Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh giun lươn cho lợn - Đề xuất quy trình phòng trị bệnh giun lươn cho lợn
- 6 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại Bắc Giang 2.4.1.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn tại tỉnh Bắc Giang: thực hiện bằng phương pháp trực tiếp quan sát, phỏng vấn các hộ chăn nuôi lợn và ghi phiếu điều tra. 2.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn - Sử dụng phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang (Nguyễn Như Thanh và cs., 2001). - Dung lượng mẫu tối thiểu được tính bằng phần mềm dịch tễ Win episcope 2.0. - Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc. - Mổ khám lợn theo phương pháp mổ khám không toàn diện cơ quan tiêu hóa của Skrjabin K. I. (1928), thu thập mẫu giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn. - Thực hiện cố định tiêu bản giun tròn theo phương pháp của De Grisse A. T. (1969). Định danh loài theo khóa định loại của Phan thế Việt và cs. (1977), De Ley P. và Blaxter M. (2004). - Tìm trứng giun tròn ở lợn theo phương pháp phù nổi Fulleborn. Cường độ nhiễm giun tròn qua xét nghiệm phân được xác định bằng phương pháp đếm số trứng có trong 1 gam phân bằng buồng đếm Mc. Master (Theo Hansen J. và Perry P., 1994). 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn 2.4.2.1. Phương pháp định danh loài bằng kỹ thuật hình thái học Cố định tiêu bản giun lươn theo phương pháp của De Grisse A. T. (1969), quan sát hình thái giun lươn dưới kính hiển vi quang học, kết hợp kẻ vẽ để định danh loài theo khóa định loại của Phan thế Việt và cs. (1977), De Ley P. và Blaxter M. (2004). Đồng thời, quan sát hình thái siêu cấu trúc của giun lươn Strongyloides spp. theo phương pháp của Sato H. và cs. (2008). 2.4.2.2. Phương pháp định danh giun lươn bằng kỹ thuật phân tử - Sử dụng kỹ thuật PCR để thẩm định 5 mẫu giun lươn thu thập tại 5 huyện nghiên cứu thuộc tỉnh Bắc Giang. So sánh các trình
- 7 tự thu được với các trình tự trên ngân hàng gen bằng chương trình MEGA 6 (Tamura K. và cs., 2013), phân tích và vẽ cây phả hệ phát sinh chủng loại theo phương pháp Maximum Likelihood (ML) với mô hình thích hợp nhất. Độ tin cậy của các nhóm được đánh giá bằng giá trị bootstrap với 1000 mẫu lặp. 2.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh * Phương pháp xác định sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh Xét nghiệm mẫu đất tìm trứng giun lươn bằng kỹ thuật Romanenko N. A. (1968). Xác định ấu trùng giun lươn trong các mẫu đất bằng phương pháp phân ly ấu trùng của Baerman. * Phương pháp xác định thời gian phát triển và tồn tại của trứng và ấu trùng giun lươn trong phân lợn ở phòng thí nghiệm. Bố trí 4 đợt thí nghiệm vào 4 mùa: Xuân, Hè, Thu và Đông. Lấy phân của những lợn bị nhiễm giun lươn nặng. Mỗi đợt gồm 15 chậu nhựa đường kính 20 cm, dán nhãn ghi ngày, tháng bắt đầu thí nghiệm, để mẫu ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí bình thường. Ngày đầu tiên cứ 2 giờ lấy mẫu một lần để xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi fulleborn và phương pháp phân ly ấu trùng Bearman xác định thời gian trứng giun lươn nở ra ấu trùng. Sau đó mỗi ngày lấy khoảng 3 - 5 gam phân xét nghiệm bằng phương pháp phân ly ấu trùng Bearman để xác định thời gian ấu trùng phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh. Xác định ấu trùng gây nhiễm bằng cách, quan sát hình thái của ấu trùng dưới kính hiển vi quang học, nhận biết ấu trùng có khả năng gây nhiễm dựa vào hình thái như mô tả của Viney M. E. và Lok J. B. (2015). 2.4.2.4. Phương pháp gây nhiễm cho lợn để nghiên cứu bệnh giun lươn Bố trí 2 đợt gây nhiễm cho lợn lai (♂ Yorkshire x ♀ Móng Cái) 1 - 2 tháng tuổi khỏe mạnh, đợt 1 gây nhiễm để nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh; đợt 2 gây nhiễm để thử nghiệm thuốc tẩy giun lươn cụ thể: Đợt 1 gây nhiễm cho 15 lợn chia thành 3 lô: Lô I gây nhiễm qua đường tiêu hóa; lô 2 gây nhiễm qua da; lô đối chứng. Liều gây nhiễm 10.000 ấu trùng. Đợt 2: Bố trí gây nhiễm giun lươn cho 20 lợn. Chia 20 lợn thành 4 lô, mỗi lô 5 con để gây nhiễm. Mỗi lợn cho nuốt 10.000 ấu trùng có sức gây bệnh.
- 8 2.4.2.5. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh giun lươn trên lợn gây nhiễm và lợn nhiễm tự nhiên ngoài thực địa * Nghiên cứu trên lợn gây nhiễm - Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng: Quan sát những biểu hiện của lợn gây nhiễm so sánh với lợn ở lô đối chứng. Các chỉ số huyết học: được xác định bằng máy Erma PCE - 210 và máy TC - Matrix. Xác định tổn thương đại thể: mổ khám lợn gây nhiễm giun lươn quan sát bằng mắt thường và kính lúp gan, phổi và hệ tiêu hóa. Nghiên cứu tổn thương vi thể: bằng phương pháp làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Haematoxilin - Eosin, quan sát dưới kính hiển vi để xác định những tổn thương vi thể. * Phương pháp nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn tại các địa phương Phương pháp xác định biểu hiện lâm sàng và tổn thương đại thể ở lợn nhiễm giun lươn trên thực địa được xác định bằng các phương pháp như tiến hành trên lợn gây nhiễm. 2.4.2.6. Bố trí thử nghiệm thuốc tẩy giun lươn cho lợn Đánh giá hiệu lực, độ an toàn của 03 loại thuốc tẩy fenbendazole, liều 5 mg/kg TT, thiabendazole liều 6,5 mg/kg TT, ivermectin, liều 0,3 mg/kg TT và thử nghiệm biện pháp phòng theo phương pháp phân lô so sánh. 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (theo tài liệu của Đỗ Đức Lực và cs., 2017), trên phần mềm Microsorf Excel 2010, trên phần mềm minitab 16.0. Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa ở lợn tại Bắc Giang 3.1.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn tại Bắc Giang Kết quả bảng 3.1 cho thấy, trong 950 hộ điều tra tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang đã có nhiều hộ áp dụng biện pháp phòng chống
- 9 bệnh giun tròn cho lợn, song kết quả thực hiện chưa cao, cụ thể: Việc vệ sinh chuồng trại, thức ăn, dụng cụ chăn nuôi là biện pháp phòng bệnh dễ thực hiện nhất nhưng chỉ có 305 hộ thực hiện, chiếm 32,11%; 10,74% số hộ áp dụng định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại; phương pháp thu gom và ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học có 7,16% số hộ áp dụng; tẩy giun sán định kỳ cho lợn 14,84%, có 5,05% số hộ áp phối hợp trên 2 biện pháp phòng bệnh giun tròn cho lợn; ngoài ra có tới 30,11% số hộ không thực hiện biện pháp phòng bệnh giun tròn cho lợn. 3.1.2 Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn Đã phát hiện được 4 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn là A. suum, S. ransomi, O. dentatum và T. suis. Các loài giun tròn phát hiện được phân bố phổ biến ở 5 huyện với tần xuất xuất hiện là 100%. 3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn 3.1.3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại các địa phương qua mổ khám Bảng 3.3. Tỷ ệ và cƣờng độ nhiễm chung các oài giun tròn đƣờng tiêu hóa ở lợn tại các địa phƣơng (qua mổ khám) Số lợn mổ Số lợn Cƣờng độ nhiễm Địa phƣơng Tỷ lệ khám nhiễm (số giun/lợn (huyện) (%) (con) (con) min ÷ max) Việt Yên 264 155 58,71ab 5 - 1002 Hiệp Hòa 269 147 54,65ab 2 - 905 Lạng Giang 261 114 43,68b 1 - 467 Yên Dũng 258 140 54,26 ab 3 - 863 Sơn Động 273 187 68,50a 8 - 1026 Tính chung 1325 743 56,08 1 - 1026 * Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Kết quả bảng 3.3 cho thấy, có 743/1325 lợn mổ khám nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, chiếm 56,08%, với cường độ nhiễm chung
- 10 biến động từ 1 đến 1026 giun/lợn. Trong các huyện điều tra, lợn nuôi tại huyện Sơn Động có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất (68,50% và 8 - 1026 giun/lợn); thấp nhất là huyện Lạng Giang (43,68% và 1 - 467 giun/lợn). Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun tròn ở lợn tại huyện Sơn Động so với huyện Lạng Giang có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). 3.1.3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn qua mổ khám Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn (qua mổ khám) Số lợn Cƣờng độ Số lợn mổ Tỷ lệ nhiễm (Số STT Loài giun tròn nhiễm khám (%) giun/lợn) (con) (con) min - max 1 A. suum 92 6,94c 1 - 22 2 S. ransomi 296 22,34a 4 - 1.026 3 O. dentatum 52 3,92cd 2 - 87 4 T. suis 97 7,32c 3 - 650 1325 Giun lươn và giun tròn 5 194 14,64b 13 - 712 khác (nhiễm hỗn hợp) Giun tròn khác (nhiễm 6 12 0,91d 7 - 125 hỗn hợp) Tính chung 1.325 743 56,08 1 - 1026 * Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Kết quả bảng 3.4. cho thấy, trong 4 loài giun được phát hiện thì tỷ lệ và cường độ nhiễm loài S. ransomi cao nhất (22,34% và 4 - 1.026 giun/lợn), tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài T. suis và A. suum thấp hơn rõ rệt so với loài S. ransomi (P< 0,05), nhiễm thấp nhất là loài O. dentatum (3,92% và 2 - 87 giun). Số lợn nhiễm hỗn hợp giun lươn và giun tròn khác là 14,64% và 13 - 712 giun/ lợn, chỉ có 12 trường hợp nhiễm giun tròn khác mà không có giun lươn, chiếm 0,91% và cường độ nhiễm là 7 - 125 giun/ lợn.
- 11 3.1.3.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn ở một số địa phương thuộc tỉnh Bắc Giang (qua xét nghiệm phân) Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa lợn ở một số địa phƣơng thuộc tỉnh Bắc Giang (qua xét nghiệm phân) Địa phƣơng Số lợn kiểm Số lợn nhiễm Tỷ lệ (%) (Huyện) tra (con) (con) Việt Yên 980 604 61,63ab Hiệp Hòa 985 580 58,88ab Lạng Giang 983 478 48,63b Yên Dũng 978 555 56,75ab Sơn Động 994 709 71,33a Tính chung 4.920 2.926 59,47 * Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Kết quả bảng 3.5 cho thấy: lợn nuôi tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang đều nhiễm giun tròn, tỷ lệ nhiễm biến động 48,63% - 71,33%. Lợn nuôi tại huyện Sơn Động nhiễm giun tròn đường tiêu hóa nhiều nhất (71,33%); các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa và Yên Dũng tỷ lệ nhiễm lần lượt là 61,63%, 58,88% và 56,75%; lợn nuôi tại huyện Lạng Giang nhiễm thấp nhất (48,63%). 3.1.3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn (qua xét nghiệm phân) Kết quả bảng 3.6 cho thấy, tỷ lệ nhiễm chung là 59,47%. Trong 4 loài giun tròn phát hiện, loài S. ransomi nhiễm cao nhất (25,71%), tỷ lệ nhiễm các loài A. suum và T. suis thấp hơn (6,87% và 7,13%), nhiễm thấp nhất là loài O. dentatum (3,78%). Số lợn nhiễm hỗn hợp giun lươn và giun tròn khác là 15,04%, có 0,93% số lợn nhiễm hỗn hợp các loài giun tròn mà không có giun lươn. Tỷ lệ nhiễm loài S. ransomi ở lợn so với các loài giun tròn khác có sự khác nhau rõ rệt (với P< 0,05). Lợn nhiễm bốn loài giun tròn đường tiêu hóa với cường độ nhiễm nhẹ và trung bình chiếm ưu thế (49,69% và 29,63%). 3.1.3.5. Biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi lợn (qua xét nghiệm phân) Kết quả bảng 3.7 cho thấy: lợn ở các lứa đều nhiễm giun tròn đường tiêu hóa. Lợn dưới 2 tháng tuổi nhiễm giun tròn cao nhất (78,84%), tiếp đến là lợn 2 - 4 tháng tuổi (69,71%), lợn 4 - 6 tháng
- 12 tuổi có tỷ lệ nhiễm là 55,82%, tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở lợn trên 6 tháng tuổi (27,23%). Như vậy, tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn giảm dần theo lứa tuổi của lợn. 3.1.3.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn theo phương thức chăn nuôi Kết quả bảng 3.8 cho thấy, lợn nuôi bằng phương thức chăn nuôi truyền thống có tỷ lệ nhiễm cao nhất (85,59%); tiếp đến là lợn nuôi bằng phương thức bán công nghiệp (72,35%); lợn nuôi ở phương thức chăn nuôi công nghiệp nhiễm thấp nhất (28,64%) (P< 0,05). Kết quả trên cho thấy, phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn. 3.1.3.7. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn theo mùa trong năm Kết quả bảng 3.9 cho thấy, cả bốn mùa lợn đều nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, tỷ lệ nhiễm biến động 40,70% - 73,80%. Trong đó, lợn nuôi ở mùa Hè có tỷ lệ nhiễm giun tròn cao nhất (73,80%), mùa Thu và mùa Xuân tỷ lệ nhiễm lần lượt là 65,66% và 56,82%, mùa Đông lợn nhiễm giun tròn đường tiêu hóa thấp nhất (40,70%). Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun tròn giữa mùa Hè và mùa Thu khá rõ rệt (P< 0,05). 3.2. Nghiên cứu bệnh giun ƣơn ở lợn (Swine Strongyloidosis) 3.2.1. Kết quả định danh loài giun lươn ký sinh ở lợn 3.2.1.1. Kết quả mổ khám phát hiện và thu thập giun lươn ở lợn tại Bắc Giang Bảng 3.10. Kết quả mổ khám phát hiện và thu thập giun ƣơn ở lợn tại Bắc Giang Cƣờng độ Số lợn mổ Số lợn Tỷ lệ Địa phƣơng nhiễm khám nhiễm giun nhiễm (huyện) (min - max (con) ƣơn (con) (%) giun/lợn) Việt Yên 264 110 41,67a 9 - 1.002 ab Hiệp Hòa 269 102 37,92 7 - 905 b Lạng Giang 261 54 20,69 4 - 467 Yên Dũng 258 87 33,72ab 6 - 863 Sơn Động 273 137 50,18a 11 - 1.026 Tính chung 1.325 490 36,98 4 - 1.026 * Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).
- 13 Kết quả bảng 3.10 cho thấy, trong tổng số 1.325 lợn mổ khám có 490 lợn nhiễm giun lươn, chiếm 36,98%, cường độ nhiễm chung là 4 - 1.026 giun/ lợn. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn tại các huyện có sự khác nhau: lợn nuôi tại huyện Sơn Động có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất (50,18% và 11 - 1.026 giun/ lợn); lợn nuôi tại huyện Lạng Giang có tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn thấp nhất (20,69% và 4 - 467 giun/ lợn). 3.2.1.2. Kết quả định danh loài giun lươn bằng kỹ thuật hình thái học Kết quả 3.11. và các hình 3.12a, 3.12b, 3.12c. 3.12d, 3.12e, 3.13, 3.14a, 3.14b, 3.14c cho thấy, giun cái ký sinh có hình sợi chỉ, dài trung bình 4,8 mm, rộng nhất của cơ thể có kích thước trung bình 0,055 mm. Cơ thể thu hẹp về phía trước, đuôi hình nón, tù. Thực quản dài 0,99 ± 0,022 mm. Hậu môn cách đuôi 0,065 ± 0,002 mm. Âm môn là một khe ngang, có một đôi môi, nằm giữa phần phía sau của cơ thể, cách đuôi 1,913 ± 0,024 mm. Buồng trứng uốn khúc. Hai buồng trứng là những ống mỏng, xuất phát gần lỗ sinh dục, một buồng trứng hướng lên phía trên cơ thể, một còn lại hướng xuống đuôi. Tử cung chứa 1 - 10 trứng. Trứng giun hình bầu dục vỏ mỏng trong có chứa ấu trùng, kích thước trung bình 0,051mm x 0,028 mm. Quan sát hình thái của giun S. ransomi dưới kính hiển vi điện tử S - 4.800 (FE - SEM, Hitachi) thấy, loài giun này có những đặc điểm hình thái nổi bật sau: xoang miệng hình chuông cân. Xung quanh miệng, chia thành 8 thùy trong đó: 4 thùy hình lưỡi nhô lên khỏi bề mặt xoang miệng phía gốc của mỗi thùy có tuyến nhờn nhô ra trong xoang miệng tạo nên gai thực quản, 4 thùy bao quanh xoang miệng. Âm hộ được cấu tạo như một đôi môi; chiều rộng cơ thể 0,032 mm, đuôi cùn đầu mút của đuôi chẻ. Đặc điểm cấu tạo siêu cấu trúc vùng miệng của loài giun S. ransomi ký sinh trên lợn tại Bắc Giang phù hợp với mô tả của tác giả Sato H. và cs. (2008). 3.2.1.3. Kết quả định danh loài giun lươn ký sinh ở lợn bằng kỹ thuật sinh học phân tử 863 bp Hình 3.15. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR đoạn gen 18S rDNA của giun ƣơn trên thạch agarose ge 1.0%
- 14 Kết quả điện di sản phẩm PCR nhân bản trình tự gen 18S rDNA của 5 mẫu giun lươn thu thập tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang. Hình 3.16. cho thấy, các băng điện di tương ứng khoảng 863bp (hình 3.16). * Quan hệ về loài của giun lươn Strongyloides ransomi thu thập ở lợn tại tỉnh Bắc Giang Hình 3.16. Cây phả hệ đƣợc xây dựng từ trình tự gen 18S rDNA bằng phƣơng pháp Maximum Likelihood Cây phả hệ được xây dựng từ bộ số liệu trình tự gen 18S rDNA bằng phương pháp Maximum Likelihood (ML) (hình 3.16) kết quả cho thấy, trình tự loài S. ransomi từ Bắc Giang, Việt Nam tương đồng 100% với trình tự KU724126 của giun lươn S. ransomi từ Campuchia, đồng thời tất cả các trình tự của loài S. ransomi làm thành một nhánh chung gần với loài S. venezuelensis, với khoảng cách di truyển 0,3%. Mặt khác, giải trình tự gen 18S DNA, phân tích vùng biến đổi HVR-I, chúng tôi chứng tỏ giun lươn ký sinh ở lợn tại tỉnh Bắc Giang thuộc loài S. ransomi. 3.2.2. Nghiên cứu nhiễm giun lươn ở lợn qua xét nghiệm phân 3.2.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn tại một số địa phương Hình 3.17. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn tại các địa phương
- 15 Kết quả bảng 3.13 và hình 3.17 cho thấy, ở cả 5 huyện của tỉnh Bắc Giang đều có những lợn bị nhiễm giun lươn, tỷ lệ nhiễm chung là 40,75%. Lợn ở huyện Sơn Động nhiễm giun lươn với tỷ lệ cao nhất (52,01%), huyện Lạng Giang lợn nhiễm giun lươn tỷ lệ thấp nhất (26,04%). Về cường độ nhiễm: lợn nhiễm giun lươn ở các mức độ, trong đó lợn nhiễm ở mức độ nhẹ cao nhất (47,58%); ở mức độ trung bình 28,28%, mức độ nặng 15,16% và rất nặng là 8,98%. 3.2.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo tuổi lợn Hình 3.19. Đồ thị biến động nhiễm giun tròn theo tuổi của lợn Kết quả bảng 3.14 và đồ thị hình 3.19 cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun lươn theo tuổi lợn biến động từ 14,99 % đến 63,02%. Lợn dưới 2 tháng tuổi nhiễm nhiều nhất (63,02%) đồng thời nhiễm ở mức độ nặng và rất nặng khá cao (20,60% và 13,98%); tiếp đến là lợn 2 - 4 tháng tuổi (46,20%); tỷ lệ nhiễm giảm rõ rệt ở lợn 4 - 6 tháng tuổi (33,84%); lợn trên 6 tháng tuổi nhiễm thấp nhất (14,99%) và lợn nhiễm chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình. Như vậy, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn giảm dần theo lứa tuổi của lợn. 3.2.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn theo mùa trong năm Hình 3.20. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn theo mùa trong năm
- 16 Kết quả bảng 3.15 và biểu đồ hình 3.20 cho thấy: lợn nhiễm giun lươn quanh năm, song mùa Hè và mùa Thu lợn nhiễm giun lươn nhiều nhất (50,67% và 47,38% số lợn xét nghiệm) và nhiễm nặng; mùa Xuân lợn nhiễm 37,53%; mùa Đông lợn nhiễm là 26,80%, thấp hơn rõ rệt so với mùa Hè và mùa Thu (P< 0,05), đồng thời lợn nhiễm chủ yếu ơ mức độ nhẹ 63,75%. Như vậy, lợn nhiễm giun lươn quanh năm nhưng lợn nuôi ở mùa Hè, mùa Thu, mùa Xuân lợn nhiễm cao hơn mùa Đông. 3.2.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn theo phương thức chăn nuôi Hình 3.21. Biểu đồ tỷ ệ nhiễm giun ƣơn ở ợn theo phƣơng theo phƣơng thức chăn nuôi Kết quả bảng 3.16 và biểu đồ hình 3.21 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm giun lươn cao nhất ở lợn được nuôi theo phương thức truyền thống, tận dụng thức ăn (61,55%); lợn nuôi theo phương thức bán công nghiệp nhiễm 47,63%; lợn nuôi công nghiệp nhiễm 19,83%. Xét về cường độ nhiễm: lợn được nuôi theo phương thức truyền thống nhiễm nặng là 18,98% và rất nặng là 12,88% nhiều hơn so với 2 phương thức còn lại. 3.2.3. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun ƣơn ở ngoại cảnh 3.2.3.1. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở chuồng nuôi, hố nước thải chuồng nuôi, mẫu đất ở vườn trồng cây thức ăn cho lợn Kết quả bảng 3.17 cho thấy, có 36,65% số mẫu cặn nền chuồng, 23,44% số mẫu nước thải chuồng nuôi và 12,19% số mẫu đất bãi trồng cây thức ăn cho lợn phát hiện được trứng và ấu trùng
- 17 giun lươn. Tỷ lệ ô nhiễm khác nhau rõ rệt giữa các địa điểm lấy mẫu (P< 0,05). Mặt khác, chỉ tìm thấy trứng và ấu trùng giun lươn ở các mẫu thu thập tại những hộ chăn nuôi có lợn nhiễm giun lươn. 3.2.3.2. Thời gian trứng giun lươn nở và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh trong phân lợn ở môi trường nhiệt độ phòng thí nghiệm Bảng 3.18. Thời gian trứng giun nở và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh trong phân lợn ở môi trường nhiệt độ phòng thí nghiệm Thời gian Số Thời gian phát trứng nở Số trứng/ vi triển thành ấu mẫu thành ấu Mùa theo trƣờng trùng có sức gây trùng dõi bệnh ( ±mx) (mẫu) ( ±mx) ( ± m x ) (ngày) (giờ) Xuân 15 47,13 ± 1,31 13,73b ± 0,43 3,40b ± 0,16 Hè 15 57,29 ± 0,93 5,53c ± 0,23 2,56c ± 0,10 Thu 15 54,04 ± 1,05 6,27c ± 0,26 2,80c ± 0,07 Đông 15 41,24 ± 1,34 16,40a ± 0,27 4,40a ± 0,22 * Ghi chú: Theo hàng dọc, các số mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn