intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

67
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> NORKEO KOMMADAM<br /> <br /> THỰC HIỆN PHÁP LUẬT<br /> VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở NƯỚC CỘNG HÒA<br /> DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Đức Thảo<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp<br /> tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 201<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện quốc gia và<br /> Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là con<br /> đường lựa chọn tất yếu để đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài cho một<br /> quốc gia. Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế của nước<br /> CHDCND Lào đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và đã từng bước phát<br /> triển. Một số ngành có các mặt hàng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong<br /> nước và nước ngoài như: điện, vàng, đồng, cà phê, dệt may, bia, sản phẩm gỗ,<br /> dịch vụ viễn thông, ngân hàng và hàng thủ công mỹ nghệ...<br /> Tuy nhiên, trong điều kiện tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN kể từ năm<br /> 2015 và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh phát triển<br /> ngày càng trở nên gay gắt. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước<br /> Lào trước hết phải tạo ra cơ sở pháp lý đa dạng và phù hợp với điều kiện mới.<br /> Sau đó, Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đầu tiên của CHDCND Lào được<br /> ban hành ngày 19/4/1988, đã được thay thế bằng Luật Khuyến khích và quản lý<br /> ĐTNN được Quốc hội thông qua ngày 14/3/1994, có hiệu lực tháng 6/1994 (sau đây<br /> gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào) Luật này chỉ điều chỉnh hoạt<br /> động ĐTNN. Năm 2009 Quốc hội Lào đó thông qua Luật khuyến khích đầu tư mới.<br /> Năm 2011 tại kỳ họp của Quốc hội CHDCND Cách mạng Lào lần thứ VIII đã<br /> sửa đổi cuối cùng gọi chung là Luật khuyến khích đầu tư của nước CHDCND Lào.<br /> Những văn bản pháp luật trên đây bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thu hút<br /> được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Lào trong những năm qua.<br /> Hàng năm lượng vốn đầu tư nước ngoài thường năm sau cao hơn năm trước.<br /> Tuy vậy, thực tiễn đầu tư nước ngoài trong những năm qua cho thấy mặc dù Luật đầu<br /> tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư những kết quả thu hút<br /> nguồn vốn của nước ngoài vào Lào còn rất hạn chế. Điều đó do nhiều nguyên nhân<br /> trong đó đáng chú ý là việc thực hiện pháp luật này còn nhiều hạn chế bất cập. Đó là<br /> các chủ thể thực hiện pháp luật đầu tư cũng chưa hiểu hết các pháp luật đầu tư nước<br /> ngoài của Lào; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đầu tư nước ngoài<br /> thiếu tính thường xuyên liên tục... Từ đó, dẫn đến có một số chủ thể tuân thủ, chấp<br /> hành không nghiêm, một số chủ thể khác sử dụng pháp luật trong thực hiện các<br /> quyền và nghĩa vụ của mình chưa có hiệu quả, các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền<br /> <br /> 2<br /> <br /> áp dụng pháp luật đôi lúc còn mang tính chủ quan... tác động không nhỏ đến thu hút<br /> của nhà đầu tư nước ngoài vào Lào trong thời gian qua... nhằm khắc phục những bất<br /> cập nêu trên đòi hỏi cần có sự nghiên cứu toàn diện và hệ thống những vấn đề lý luận<br /> mà thực tiễn vấn đề thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài vào CHDCND Lào.<br /> Xuất phát từ những lý do trên NCS chọn đề tài: "Thực hiện pháp luật<br /> về đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" để nghiên cứu<br /> và viết luận án Tiến sĩ Luật học.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án<br /> 2.1. Mục đích của luận án<br /> Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐTNN<br /> ở nước CHDCND Lào, Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm<br /> thực hiện pháp luật về ĐTNN ở nước CHDCND Lào hiện nay.<br /> 2.2. Nhiệm vụ của luận án<br /> Để thực hiện mục đích trên luận án có những nhiệm vụ sau:<br /> - Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về ĐTNN ở<br /> nước CHDCND Lào.<br /> - Nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về ĐTNN và thực hiện<br /> pháp luật đầu tư ở nước CHDCND Lào, trên cơ sở đó chỉ ra được những ưu điểm,<br /> hạn chế và nguyên nhân của thực trạng này.<br /> - Luận chứng cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện<br /> pháp luật về ĐTNN ở nước CHDCND Lào hiện nay.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật ĐTNN<br /> ở nước CHDCND Lào, dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Về không gian nghiên cứu thực hiện pháp luật về ĐTNN ở nước CHDCND<br /> Lào, có tham khảo giá trị một số nước trên thế giới, tập trung là Việt Nam.<br /> - Thời gian chủ yếu từ khi nhà nước CHDCND Lào ban hành luật ĐTNN<br /> năm 1986 đến nay.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ<br /> nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án đã sử dụng các<br /> <br /> 3<br /> <br /> phương pháp nghiên cứu để phân tích và lý giải các nội dung liên quan đến đề<br /> tài luận án. Cụ thể các phương pháp này bao gồm:<br /> - Phương pháp phân tích - tổng hợp được dùng chủ yếu để phân tích cơ sở<br /> lý luận về thực hiện pháp luật về ĐTNN ở CHDCND Lào ở chương 2 luận án.<br /> - Phương pháp lịch sử cụ thể được sử dụng chủ yếu ở chương 3 luận án<br /> để phân tích đánh giá quá trình hình thành và phát triển pháp luật ĐTNN.<br /> - Phương pháp so sánh - thống kê được dùng chủ yếu ở chương 3 - đánh<br /> giá thực trạng thực hiện pháp luật ĐTNN từ năm 1986 đến năm 2015, từ đó chỉ<br /> ra được ưu điểm và hạn chế của thực trạng.<br /> 5. Đóng góp khoa học mới của luận án<br /> Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện<br /> hệ thống thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài như nước CHDCND Lào như<br /> vậy có một số đóng góp khoa học mới sau:<br /> - Phân tích và đưa ra được khái niệm và chỉ ra được vai trò, điều kiện đảm<br /> bảo thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài của nước CHDCND Lào.<br /> - Luận án chỉ ra được thành tựu và hạn chế thực hiện pháp luật đầu tư<br /> nước ngoài ở CHDCND Lào.<br /> - Luận án đề xuất hệ thống các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật đầu<br /> tư nước ngoài ở CHDCND Lào hiện nay.<br /> 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án<br /> - Về phương diện lý luận luận án, góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và<br /> thực tiễn của thực hiện pháp luật về ĐTNN ở CHDCND Lào, luận giải căn cứ<br /> khoa học, căn cứ đề xuất về quan điểm và giải pháp thực hiện pháp luật ĐTNN<br /> của nước CHDCND Lào hiện nay.<br /> - Về phương diện thực tiễn luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo<br /> trong việc nghiên cứu hệ thống pháp luật thực hiện về ĐTNN cũng như là pháp<br /> luật đầu tư của Lào hiện nay, trong công tác xây dựng pháp luật về đầu tư, trong<br /> quản lý hoạt động ĐTNN hay trong công tác giảng dạy các môn khoa học pháp lý<br /> như Luật kinh tế, Lý luận Nhà nước và pháp luật, Luật so sánh, Luật thương mại...<br /> 7. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội<br /> dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2