BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH<br />
<br />
BÙI CAO VÂN<br />
<br />
ĐẠO HÀM LIE<br />
CỦA DÒNG VÀ LIÊN THÔNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Hình học và Tôpô<br />
Mã số: 62. 46. 01. 05<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
VINH - 2016<br />
<br />
Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tập thể hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS. TS. Nguyễn Hữu Quang<br />
2. PGS. TS. Kiều Phương Chi<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
...............................<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
...............................<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
...............................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường<br />
họp tại Trường Đại học Vinh<br />
vào hồi .......... ngày .... tháng ..... năm ......<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
1. Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh<br />
2. Thư Viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1. Lý thuyết đạo hàm Lie là một trong những lĩnh vực nghiên cứu của toán học<br />
hiện đại, xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ trước trong các công trình nghiên<br />
cứu của Slebodzinski, Dantzig, Schouten và Van Kampen. Đây là lĩnh vực đã và đang<br />
được sự quan tâm của rất nhiều nhà toán học trong và ngoài nước. Phép đạo hàm<br />
Lie trên đa tạp là một công cụ hữu hiệu để nghiên cứu về các bài toán đa tạp con<br />
có thể tích cực tiểu địa phương, xác định các độ cong, độ xoắn của đa tạp Riemann.<br />
Đạo hàm Lie có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của toán học như tìm<br />
nghiệm của các phương trình vi phân, hệ phương trình tuyến tính, hệ động lực, hệ<br />
Hamilton... Ngoài ra, đạo hàm Lie cũng có nhiều ứng dụng trong các ngành khoa<br />
học khác như: Cơ học lượng tử, khoa học máy tính, sinh học, kinh tế,...<br />
1.2. Lý thuyết dòng là một lý thuyết của ngành Hình học - Tôpô. Từ cuối những<br />
năm 60 của thế kỷ XX, cùng với sự hình thành và phát triển của lý thuyết các không<br />
gian phức hyperbolic, lý thuyết dòng đã có những bước tiến mạnh mẽ và được ứng<br />
dụng sâu sắc trong giải tích phức nhiều biến, hình học giải tích, hình học đại số, hệ<br />
động lực... Việc sử dụng lý thuyết dòng trong các nghiên cứu về thể tích cực tiểu<br />
của k−mặt trên đa tạp Riemann có thể tìm thấy trong các công trình nghiên cứu<br />
của A. T. Fomenko, Havey, Đào Trọng Thi, Lê Hồng Vân...<br />
1.3. Các phép đạo hàm trên đa tạp Riemann có nhiều ứng dụng trong việc mô tả các<br />
đặc trưng hình học của đa tạp đó. Chính vì vậy, mà việc nghiên cứu nó đã và đang<br />
được nhiều nhà toán học trong và ngoài nước quan tâm. Mặc dù cho đến nay đã có<br />
nhiều kết quả quan trọng nhưng đây vẫn là vấn đề cơ bản và mang tính thời sự, thu<br />
hút ngày càng nhiều nhà toán học nghiên cứu vì tính thực tiễn và ứng dụng trong<br />
khoa học kỹ thuật. Năm 2010, Sultanov đã trình bày các tính chất cơ bản của các<br />
đạo hàm Lie và ứng dụng chúng vào việc khảo sát các độ cong và độ xoắn trên các<br />
đại số kết hợp, giao hoán và có đơn vị. Trong trường hợp riêng, đạo hàm Lie được<br />
sử dụng trong các nghiên cứu về các tính chất hình học trên đa tạp. Trong những<br />
năm gần đây, đạo hàm Lie đã được nhiều nhà toán học quan tâm, chẳng hạn: K.<br />
Habermann, A. Klein (2003); L. Fatibene, M. Francaviglia (2011); R. P. Singh, S. D.<br />
Singh (2010); A. Ya. Sultanov (2010); J. D. Pérez (2014)...<br />
Nhằm thiết lập khái niệm đạo hàm Lie cho dòng và liên thông trên các đa tạp,<br />
đồng thời nghiên cứu các tính chất và ứng dụng của chúng, chúng tôi chọn đề tài<br />
nghiên cứu cho luận án của mình là: "Đạo hàm Lie của dòng và liên thông".<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích của luận án là nghiên cứu về đạo hàm Lie trên các đa tạp như: Đạo<br />
hàm Lie của dòng và dạng suy rộng, đạo hàm Lie của dạng và dòng song bậc, vi<br />
phân ngoài liên kết với liên thông, đạo hàm Lie của các liên thông... nhằm bổ sung<br />
một số tính chất hình học trên đa tạp Riemann, đồng thời chúng tôi cũng chỉ ra một<br />
số ứng dụng của chúng.<br />
<br />
2<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đạo hàm Lie của dòng và dạng suy rộng,<br />
đạo hàm Lie của các liên thông trên đa tạp Riemann.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Luận án nghiên cứu các tính chất về đạo hàm Lie của dòng, đạo hàm Lie của<br />
phân bố, đạo hàm Lie của dạng suy rộng, đạo hàm Lie của dạng và dòng song bậc,<br />
vi phân ngoài liên kết với liên thông, đạo hàm Lie của các liên thông và ứng dụng<br />
của chúng.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết của hình học Riemann,<br />
lý thuyết dòng, giải tích hàm, lý thuyết liên thông và lý thuyết nhóm Lie trong quá<br />
trình thực hiện đề tài.<br />
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
Luận án đã đạt được một số kết quả về đạo hàm Lie trên đa tạp Riemann như:<br />
Đạo hàm Lie của dòng, đạo hàm Lie của phân bố, đạo hàm Lie của dạng suy rộng,<br />
đạo hàm Lie của dạng và dòng song bậc, vi phân ngoài liên kết với liên thông, đạo<br />
hàm Lie của liên thông pháp dạng... nhằm bổ sung một số tính chất hình học trên<br />
đa tạp. Đồng thời, áp dụng các kết quả thu được vào việc chứng minh định lý vận<br />
chuyển, công thức đồng luân đối với dòng và tìm điều kiện để đa tạp con cực tiểu.<br />
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học và<br />
nghiên cứu sinh chuyên ngành Hình học - Tôpô.<br />
7. Tổng quan và cấu trúc của luận án<br />
7.1. Tổng quan một số vấn đề liên quan đến luận án<br />
Đa tạp Riemann là khái niệm cơ sở của toán học hiện đại. Khái niệm này xuất<br />
hiện vào nửa cuối thế kỷ 19. Hình học trên các đa tạp đó có nhiều ứng dụng trong các<br />
lĩnh vực khác nhau của toán học như: Giải tích, lý thuyết hệ động lực... và các ngành:<br />
Vật lý, các ngành khoa học kỹ thuật... Lý thuyết liên thông là một trong những công<br />
cụ cơ bản của hình học Riemann. Đến những năm cuối của thế kỷ 20, cùng với sự<br />
phát triển của tôpô với những công trình nổi tiếng của Hausdorff, Poincaré... thì<br />
hình học trên các đa tạp đã phát triển mạnh mẽ và chính tôpô đã trở thành một<br />
công cụ hữu hiệu trong việc xây dựng các cấu trúc hình học, chẳng hạn như: Độ<br />
cong, độ xoắn, đạo hàm các dạng vi phân trên các đa tạp và đặc biệt là mô tả các<br />
tính chất hình học quan trọng trên nhóm Lie compact.<br />
S. Lie là người đầu tiên đưa ra khái niệm đạo hàm X[f ] của hàm số f theo trường<br />
véctơ X trên đa tạp khả vi và bây giờ gọi là đạo hàm Lie của hàm số theo trường<br />
véctơ. Năm 1920, Élie Cartan định nghĩa một cách tự nhiên toán tử vi phân LX của<br />
các dạng vi phân và chứng minh được toán tử vi phân LX giao hoán với vi phân<br />
ngoài d. Đặc biệt, Élie Cartan đã chứng minh được công thức sau và gọi là công thức<br />
Cartan<br />
LX = d ◦ iX + iX ◦ d,<br />
ở đây iX là tích trong của trường véctơ X đối với dạng vi phân.<br />
´<br />
n<br />
Năm 1931, trong các công trình nghiên cứu của W. Slebodzi´ski cũng đã xuất<br />
<br />
3<br />
<br />
´<br />
hiện toán tử vi phân LX của trường tenxơ theo trường véctơ X. W. Slebodzi´ski đã<br />
n<br />
chứng minh được công thức toán tử vi phân LX của tích hai trường tenxơ và ứng<br />
dụng vào việc tìm nghiệm của phương trình Hamilton chính tắc. Với mỗi hàm số<br />
´<br />
H(p, q), p = (pµ ), q = (q µ ), µ = 1, 2, ..., n, W. Slebodzi´ski định nghĩa trường véctơ<br />
n<br />
XH =<br />
<br />
∂H ∂<br />
∂H ∂<br />
− µ<br />
∂pµ ∂q µ ∂q ∂pµ<br />
<br />
∂<br />
∂<br />
và đã chứng minh được LXH A = 0; LXH B = 0; với A = dq µ ∧ dpµ , B = ∂qµ ∧ ∂pµ .<br />
Năm 1932, D. V. Dantzig đã đặt tên cho toán tử vi phân LX là đạo hàm Lie<br />
mang tên nhà toán học S. Lie. Sử dụng đạo hàm Lie, Dantzig thu được nhiều kết<br />
quả thú vị, đó là không gian xạ ảnh n−chiều được mô tả bởi n + 1 tọa độ cong thuần<br />
nhất mà có thể xem như không gian (n + 1)−chiều với liên thông tuyến tính và ông<br />
đã đưa ra những ứng dụng của đạo hàm Lie vào Vật lý. Kể từ đó, các phép biến dạng<br />
của đường cong, không gian con và không gian các phép biến dạng cũng như nhóm<br />
chuyển động, chuyển động affine, chuyển động xạ ảnh, chuyển động bảo giác đã được<br />
quan tâm nghiên cứu bởi nhiều nhà toán học nổi tiếng như: L. Berwald, E. Cartan,<br />
N. Coburn, E. T. Davies, P. Dienes, A. Duschek, L. P. Eisenhart, F. A. Ficken, H.<br />
A. Hayden, V. Hlavatý, E. R. van Kampen, M. S. Knebelman, T. Levi Civita, J.<br />
Levine, W. Mayer, A. J. McConnel, A. D. Michal, H. P. Robertson, S. Sasaki, J. A.<br />
Schouten, J. L. Synge, A. H. Taub, H. C. Wang và nhiều tác giả khác.<br />
Năm 1948, J. A. Schouten và D. J. Struik đã phát triển thêm một số tính chất<br />
về đạo hàm Lie của dạng vi phân và đưa ra một số kỹ thuật tính đạo hàm Lie đối<br />
với dạng vi phân trên đa tạp. Sau đó, năm 1957 K. Yano là người giới thiệu về lý<br />
thuyết đạo hàm Lie và các ứng dụng của đạo hàm Lie. Việc nghiên cứu phép đạo<br />
hàm Lie có nhiều ứng dụng trong việc mô tả các đặc trưng hình học của đa tạp và<br />
đặc biệt là ứng dụng trong lý thuyết hệ động lực, lý thuyết truyền thông, cơ học<br />
lượng tử, động lực học... Năm 1997, J.-H. Kwon và Y. J. Suh đã nghiên cứu một<br />
số tính chất về đạo hàm Lie của tenxơ trên siêu mặt thực kiểu A trong không gian<br />
dạng phức. Năm 2002, B. N. Shapukov đã trình bày một số kết quả về đạo hàm Lie<br />
của trường tenxơ trên đa tạp Fiber. Năm 2008, K. R¨benack đã đưa ra thuật toán<br />
o<br />
cho phép tính đạo hàm Lie bậc cao bằng máy tính.<br />
Năm 2010, các tác giả L. S. Velimirovi´, S. M. Min˘i´, M. S. Stankovi´ đã nghiên<br />
c<br />
cc<br />
c<br />
cứu về đạo hàm Lie của liên thông và đạo hàm Lie của tenxơ cong trên không gian<br />
với liên thông affine không đối xứng. Cùng trong thời gian này, A. Ya. Sultanov đã<br />
xây dựng khái niệm đạo hàm Lie trên đại số và nghiên cứu một số tính chất về đạo<br />
hàm Lie của liên thông trên đại số, đồng thời ứng dụng chúng vào việc khảo sát các<br />
độ cong và độ xoắn trên các đại số kết hợp, giao hoán và có đơn vị.<br />
Năm 2011, trong công trình nghiên cứu của L. Fatibene và M. Francaviglia đã<br />
trình bày một số tính chất về đạo hàm Lie của tenxơ Lorentz và ứng dụng của nó<br />
vào việc khảo sát không gian Minkowski. Năm 2012, trên cơ sở đạo hàm Lie của<br />
dạng vi phân, chúng tôi đã xây dựng đạo hàm Lie của dòng trên đa tạp Riemann và<br />
đưa ra một số ứng dụng trên nhóm Lie compact. Năm 2014, J. D. Pérez đã nghiên<br />
cứu đạo hàm Lie trên siêu mặt thực trong không gian xạ ảnh phức.<br />
<br />