Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chơi cổ vật: văn hóa của giới trung lưu Hà Nội
lượt xem 6
download
Luận án "Chơi cổ vật: văn hóa của giới trung lưu Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các cách thức/lối chơi cổ vật và các hoạt động xung quanh chơi cổ vật của một nhóm trung lưu ở Hà Nội hiện nay, luận án chỉ ra: chơi cổ vật là một phần văn hóa của giới trung lưu tại đây và đưa ra một số bàn luận xung quanh vai trò của chơi cổ vật đối với đời sống văn hóa của giới trung lưu ở Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chơi cổ vật: văn hóa của giới trung lưu Hà Nội
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- VƯƠNG TOÀN THẮNG CHƠI CỔ VẬT: VĂN HÓA CỦA GIỚI TRUNG LƯU HÀ NỘI Ngành: Văn hóa học Mã số: 9 22 90 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI – 2024
- Công trình đã được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐỖ LAI THÚY 2. TS. ĐỖ LAN PHƯƠNG Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Cương Phản biện 2: GS.TS. Bùi Quang Thanh Phản biện 3: PGS.TS. Lâm Bá Nam Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào lúc h phút, ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giới trung lưu hay thường gọi là tầng lớp trung lưu- thuật ngữ chỉ một giai tầng trong xã hội, là nhóm người tạo nên khuynh hướng chủ đạo của các nước phát triển trên thế giới hiện nay. Họ được xem là những người thúc đẩy tiến trình phát triển ở mỗi quốc gia- dân tộc. Về cơ bản, giới trung lưu là tập hợp những người có cuộc sống khá giả, trình độ học vấn cao, hoặc được đào tạo nghề nghiệp thành thạo (trình độ tay nghề cao), có ý thức chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tốt, có tinh thần sáng tạo, chủ động học hỏi vươn lên làm chủ được bản thân, khẳng định vị thế trong xã hội. Chơi đồ cổ có thể gọi là một loại hình trò chơi giải trí mang đậm chất trí tuệ,người tham gia cần thỏa mãn ba điều kiện: đam mê, tiền bạc và tri thức, mà để thỏa mãn ba điều kiện này phải là những người ít nhất là khá giả, hay là tầng lớp trung lưu (như các nghiên cứu xã hội học gần đây ở Việt Nam gọi tên). Cùng với sự bùng phát hiện tượng chơi cổ vật trong giới trung lưu, và văn hóa của giới trung lưu vẫn còn ít được quan tâm trong các nghiên cứu của ngành khoa học nhân văn hiện nay. Các nghiên cứu xã hội học (của học giả cả trong và ngoài nước) gần đây cho biết, trong bối cảnh chuyển đổi sang phát triển xã hội công nghiệp hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang dần có tỉ lệ cơ cấu dân cư là trên dưới 30% dân số thuộc tầng lớp trung lưu. Do đó, các nhà xã hội học khuyến nghị, Việt Nam cần được trung lưu hóa xã hội để nâng cao đời sống người dân cả ở mức sống và chất lượng sống, cũng như xây dựng xã hội trung lưu theo mô hình của xã hội hậu công nghiệp hóa và công nghệ hiện đại, thông tin kỹ thuật số, được xem là một xu hướng tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến. Như vậy, việc nghiên cứu về giới trung lưu hiện nay cần sự quan tâm hơn nữa của các ngành khoa học nhân văn, trong đó có Văn hóa học, mà tiếp cận chơi cổ vật có thể được xem như một trong các hướng tìm hiểu về văn hóa của giới trung lưu nói chung và giới trung lưu ở Hà Nội nói riêng. Hơn nữa, chơi cổ vật hiện đang là một hiện tượng văn hóa- xã hội được nhiều người quan tâm, không chỉ giới nghiên cứu, do đó, nó rất cần được nghiên cứu. 1
- Trong luận án này, việc xem xét thú chơi cổ vật là một sở thích hay còn là một thực hành văn hóa, một thực hành xã hội cũng cần được giải đáp. Thực tế cho thấy, trong quá trình tham gia chơi cổ vật, các “bước” chơi làm nảy sinh nhu cầu liên kết giữa những người tham gia, hình thành các nhóm, các CLB, Hội cổ vật và Hội chơi cổ vật. Mối quan hệ giữa các thành viên trong và ngoài hội/CLB, cũng như các mối quan hệ “liên” hội, đã tạo ra những mạng lưới xã hội đan chéo. Ở đó, thành viên có thể sử dụng các mối quan hệ này để theo đuổi thú chơi cổ vật, vậy họ được gì ở đó. Hoạt động của các Hội/CLB có vai trò như thế nào đối với hội viên và có phải là một hình thức biểu hiện của “tiểu văn hóa” trung lưu, vai trò của nó đối với tổng thể văn hóa- xã hội của Hà Nội như thế nào?. Tất cả đều cần làm rõ từ kết quả nghiên cứu thực tiễn… Là giảng viên văn hóa tại một Trường đào tạo cán bộ Đảng cho thành phố Hà Nội, và cũng là một người chơi cổ vật lâu năm, có một số trải nghiệm khi tham gia vào quá trình thành lập và hoạt động của các CLB, Hội chơi cổ vật của Hà Nội, NCS muốn nghiên cứu về thú chơi này nhằm góp phần làm dầy thêm những nghiên cứu về văn hóa Hà Nội, đặc biệt, chơi cổ vật hiện đang rất phát triển trong bối cảnh mới của Hà Nội hiện đại hóa. NCS cũng biết được nghề nghiệp, mức sống, ứng xử xã hội của nhiều người chơi cổ vật, nhận thấy chơi cổ vật không đơn thuần chỉ là một thực hành trò chơi giải trí theo sở thích,quá trình tham gia chơi nói lên văn hóa của người chơi. Do đó, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu Chơi cổ vật: văn hóa của giới trung lưu Hà Nội làm luận án Tiến sĩ Văn hóa học. Luận án này chọn nghiên cứu vai trò của chơi cổ vật trong đời sống văn hóa của một bộ phận giới trung lưu ở Hà Nội, xem nó như một lăng kính để quan sát và nhận biết đời sống văn hóa đa dạng, phong phú của tầng lớp trung lưu Hà Nội hiện nay. Thông qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn tìm hiểu giới trung lưu Hà Nội như một nhóm xã hội có đời sống văn hóa độc đáo, có chất lượng cao, có những phương thức thích ứng với cuộc sống cũng như thể hiện nét riêng khác, vị thế và sự đóng góp của mình trong đời sống văn hóa chung ở một đô thị lớn như Hà Nội. 2
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu các cách thức/lối chơi cổ vật và các hoạt động xung quanh chơi cổ vật của một nhóm trung lưu ở Hà Nội hiện nay, luận án chỉ ra: chơi cổ vật là một phần văn hóa của giới trung lưu tại đây và đưa ra một số bàn luận xung quanh vai trò của chơi cổ vật đối với đời sống văn hóa của giới trung lưu ở Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, NCS đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: (1) Tìm hiểu sự hình thành tầng lớp trung lưu, sự xuất hiện và phát triển chơi cổ vật ở Hà Nội; (2) Trình bày về các lối/phong cách chơi cổ vật thịnh hành, làm rõ đặc điểm của những người trung lưu chơi cổ vật ở Hà Nội hiện nay; (3) Phân tích làm rõ vai trò của các hội/CLB chơi cổ vật đối với người chơi cổ vật ở Hà Nội và các mối quan hệ liên quan; (4) Phân tích làm rõ vai trò của chơi cổ vật đối với lối sống cá nhân và đối với văn hóa của giới trung lưu Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các phong cách/lối chơi cổ vật được thực hành bởi một số nhóm chơi cổ vật (với các nhà sưu tập thành danh được chọn làm đối tượng khảo sát của luận án), thông qua các hoạt động của họ như sưu tầm, trao đổi, mua bán cổ vật, xây dựng bộ sưu tập, trưng bày, cùng với hoạt động của các CLB, Hội chơi cổ vật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Để hiểu rõ về chơi cổ vật ở Hà Nội, NCS thực hiện việc tìm hiểu tất cả các yếu tố liên quan như sự hình thành chơi cổ vật (với các yếu tố lịch sử, quá trình lưu truyền, sở hữu, bối cảnh chính trị- xã hội...), đến phong cách/lối chơi cổ vật định hình và thay đổi. Đi cùng đó là 3
- những tìm hiểu về sự hiểu biết cổ vật của người chơi, cách thức họ sưu tầm, xây dựng bộ sưu tập cổ vật, thị trường và điều kiện đối với chơi cổ vật, các hoạt động triển lãm, trưng bày, cách thưởng ngoạn, cách bày cổ vật trong tư gia để thưởng lãm của thành viên các Hội, CLB chơi cổ vật,... Tất cả là để làm rõ vấn đề nghiên cứu. * Về thời gian: NCS tập trung vào giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI đến nay (hiện nay), từ sau khi Nghị quyết lần thứ 5 của BCH TW Đảng khóa VIII ra đời (năm 1998) và bắt đầu vận dụng trong thực tiễn đời sống văn hóa cả nước. Trong đó có chủ trương “Xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa dân tộc” là tiền đề để phát triển rộng rãi thú chơi cổ vật ở Việt Nam, ra đời các Hội và CLB cổ vật, đặc biệt nổi lên các nhóm chơi cổ vật ở Hà Nội. Cùng với sự tập trung mô tả, phân tích làm rõ các khía cạnh văn hóa của chơi cổ vật từ đầu thế kỷ XXI đến nay, NCS cũng quan tâm tới chơi cổ vật giai đoạn trước và sau năm 1975 cho đến cuối thế kỷ XX để có cái nhìn so sánh và liên tục đối với chơi cổ vật ở Hà Nội. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu * Tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu văn hóa có tính liên ngành, được thể hiện ở các khía cạnh như: Khía cạnh lịch sử - khảo cổ - bảo tàng để nghiên cứu sự tồn tại của cổ vật ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử (trước năm 1975 đến nay) với các hình thức lưu truyền, sưu tập, sở hữu khác nhau; khía cạnh thị hiếu/sự yêu thích là để xem xét những tính năng đặc biệt (về thẩm mỹ) của cổ vật có gì thu hút đối với giới trung lưu, cùng ảnh hưởng của môi trường xã hội, để họ lựa chọn chơi cổ vật; Khía cạnh kinh tế là để thấy, ngoài thị hiếu thẩm mỹ, giá trị kinh tế của cổ vật có tác dụng như thế nào đối với người chơi cổ vật; Khía cạnh nhân học- dân tộc học là để có cái nhìn của người trong cuộc về suy nghĩ, lối sống, các ứng xử văn hóa của một bộ phận giới trung lưu Hà Nội trong thực hành các hình thức chơi cổ vật, cùng hoàn cảnh/điều kiện tham gia chơi cổ vật của họ. * Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng gồm: (1) Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: NCS thực hiện việc thu thập và phân tích các tài liệu trong lịch sử Việt Nam (chính sử), sách, truyện văn 4
- học, sách chuyên khảo liên quan đến chơi cổ vật và người chơi cổ vật (chú trọng tới các nhà sưu tập tiêu biểu như: H.N, Ng. N, Ng. Tr B.V.Ch, Th.Ch v.v... ). (2) Phương pháp nghiên cứu định tính của dân tộc học – nhân học được sử dụng, với các thao tác/kỹ thuật quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố, chụp ảnh. NCS thực hiện thâm nhập và quan sát một số hoạt động trao đổi cổ vật, tham gia các hoạt động sưu tầm, trưng bày, triển lãm cổ vật của một số người chơi cổ vật ở Hà Nội được đưa vào khảo sát. Nguồn thông tin thực địa sẽ giúp NCS có thể biết về suy nghĩ, mong muốn hay ý thích của người chơi/sưu tầm cổ vật, mối quan hệ xã hội - văn hóa giữa họ, hay các mối quan hệ giữa các thành viên trong các CLB, Hội chơi cổ vật. Từ đó, NCS có thể hiểu sâu hơn vai trò, ý nghĩa của chơi cổ vật đối với mỗi cá nhân hay nhóm, sự phản ánh của nó về đời sống văn hóa của một bộ phận giới trung lưu. Các câu phỏng vấn được chuẩn bị theo hình thức phi cấu trúc nên mang tính tự do, như những cuộc trò chuyện giữa những người có cùng niềm đam mê chơi cổ vật. Từ những khảo sát thử nghiệm, NCS thấy những thông tín viên của mình không ngại việc để lộ danh tính, họ còn muốn mọi người biết được “những điều tâm đắc” của họ khi nói về cổ vật và chơi cổ vật hiện nay. Tuy nhiên, với đạo đức khoa học, tôn trọng quyền riêng tư, và vì sự an toàn của những chủ nhân bộ sưu tập có giá trị, NCS chủ yếu sử dụng tên viết tắt của các thông tín viên. 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về vai trò của chơi cổ vật từ góc nhìn Văn hóa học, xem các hoạt động chơi cổ vật như một trong những thực hành văn hóa của giới trung lưu hiện nay ở Việt Nam nói chung và giới trung lưu ở Hà Nội nói riêng. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm đa dạng các nghiên cứu về văn hóa của giới trung lưu Việt Nam hiện nay, cũng như làm phong phú hơn các nghiên cứu về thực hành văn hóa giải trí của giới trung lưu ở Hà Nội. 5
- Luận án có những khái quát về lịch sử thú chơi cổ vật, mô tả, phân tích làm rõ vai trò của chơi cổ vật trong đời sống văn hóa - xã hội ở Hà Nội hiện nay, phản ánh sự phong phú các hình thức giải trí trong bối cảnh đương đại. Luận án bước đầu lý giải về hiện tượng bùng phát thú chơi cổ vật và qua đó thấy được phần nào sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở các thành phố lớn của Việt Nam mà Hà Nội là một trường hợp, vai trò của họ trong tổng thể đời sống văn hóa xã hội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án là một nghiên cứu chuyên sâu về chơi cổ vật và người chơi cổ vật ở Hà Nội hiện nay, góp thêm luận cứ để chứng minh vai trò của một loại hình giải trí kết hợp văn hóa - kinh tế (chơi cổ vật) trong việc hình thành “tiểu văn hóa” của giới trung lưu Hà Nội, qua đó thấy được phần nào lối sống và văn hóa của giới trung lưu ở Hà Nội hiện nay. Luận án có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu văn hóa và văn hóa giải trí, nghiên cứu và quản lý về trò chơi, các nhà quản lý di sản văn hóa, những người chơi cổ vật và những người quan tâm/ yêu thích cổ vật. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình của tác giả liên quan đến đề tài và Phụ lục, luận án có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Sự hình thành giới trung lưu và thú chơi cổ vật ở Hà Nội Chương 3: Chơi cổ vật ở Hà Nội qua các giai đoạn ở thế kỷ XX và hiện nay Chương 4: Chơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà Nội - Một số bàn luận 6
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Về tầng lớp trung lưu ở Việt Nam Từ phía các học giả nước ngoài, có thể nhắc đến công trình “The middle class inSoutheast Asia: diversities,identities, comparisons an d the Vietnamese case” (Tầng lớp trung lưu ở Đông Nam Á: sự đa dạng, bản sắc, so sánh và trường hợp Việt Nam) của Victor T. King (2008a). Tầng lớp trung lưu Việt Nam được đề cập trong công trình trên và trong một bài viết biến thể khác với 2 tác giả Việt Nam (King và cộng sự, 2008): "Professional middle class youth in post-reform Vietnam: identity, continuity and change" (Giới chuyên môn trẻ trong TLTL ở Việt Nam sau Đổi mới: bản sắc, sự liên tục và biến đổi) được phân tích trên mẫu gồm 226 người (cả nam và nữ thuộc nhóm tuổi từ 19-25) tại 4 đô thị lớn của Việt Nam là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng. Cuốn sách “The Reinvention of Distinction: Modernity and the Middle Class in Urban Vietnam” (Phát hiện lại nét độc đáo: Hiện đại và tầng lớp trung lưu ở các đô thị Việt Nam) là các bài viết khá lý thú của nhóm học giả quốc tế (Nguyen-Marshall, Drummond, Bélanger 2012) Về TLTL ở Hà Nội hiện nay, bài viết của Lisa Drummond: "Middle class Landscapes in a Transforming City: Hanoi in the 21st Century" (Cảnh quan về tầng lớp trung lưu ở thành phố đang chuyển đổi: Hà Nội thế kỷ XXI) Năm 2014, Viện Nghiên cứu Châu Á của Bắc Âu (Nordic Institute of Asian Studies - NIAS) ở Copenhagen, Đan Mạch đã xuất bản cuốn sách của Catherine Earl (2014) dưới tiêu đề “Vietnam’s New Middle Classes: Gender, Career, City” (Tầng lớp trung lưu mới ở Việt Nam: Giới, Công việc, Thành phố). 7
- Ở trong nước, những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu trực tiếp về TLTL Việt Nam. Chẳng hạn, đề tài NCKH cấp nhà nước Tầng lớp trung lưu trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam (Mã số KX.02.16/11-15) do Đoàn Minh Huấn và Trần Thị Minh Ngọc làm chủ nhiệm (2015) Bùi Đại Dũng (2014) trong bài viết "Quy mô tầng lớp trung lưu tại Việt Nam theo tiêu chí thu nhập" Bùi Thế Cường, Phạm Thị Dung và Tô Đức Tú (2015) với bài viết “Tầng lớp trung lưu ở thành phố Hồ Chí Minh: Cơ cấu và đặc điểm nhân khẩu” đã trình bày một nghiên cứu đáng chú ý cả về nội dung và phương pháp. Lê Kim Sa (2015) có công bố bài “Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam: quan điểm tiếp cận, thực tiễn phát triển và các kiến nghị chính sách”, có lẽ là nghiên cứu định lượng đầu tiên về TLTL ở Việt Nam dựa trên bộ số liệu của 5 cuộc Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam (VLSS) trong các năm 2004, 2006, 2008, 2010 và 2012. Một tổng quan sơ bộ trên đây cho thấy hình ảnh của TLTL đang xuất hiện ở Việt Nam và nhu cầu nghiên cứu về tầng lớp này đang khá sôi nổi, với những yêu cầu khắt khe về cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp hệ một cách chặt chẽ. 1.1.2. Về cổ vật, chơi cổ vật và người chơi cổ vật 1.1.2.1. Về cổ vật Từ lâu các học giả nước ngoài đã rất quan tâm tới cổ vật Việt Nam,thể hiện ở sự xuất hiện tập sách Triển lãm cổ tích Việt Nam của Viện Viễn đông Bác Cổ Hà Nội (1948). (1) Dưới góc độ tiếp cận liên ngành lịch sử, khảo cổ, mỹ thuật,... trước hết phải kể đến sự ra đời từ thập niên 60 của thế kỷ trước đến nay, với hàng trăm số tạp chí, Nghiên cứu lịch sử, được sự tham gia của những chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam và nước ngoài, đã lấy "cổ vật" làm tư liệu 8
- để nghiên cứu, giới thiệu và phát hiện mọi khía cạnh của lịch sử Việt Nam và các nước có nhiều tương liên như: Trung Quốc, các nước Đông Nam Á v.v... Sau đó là hàng loạt công trình về các nền văn hóa cổ của Việt Nam như Văn hóa óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long (1984) Một loạt các cuốn sách do Hà Văn Tấn viết hoặc chủ biên như: Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam (1994) cho biết văn hóa Tiền Đông Sơn thuộc thời đại đồng thau, nguồn gốc trực tiếp của văn hóa Đông Sơn... Cổ vật trong cuốn Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng của Nguyễn Thị Huệ (2002) được xem xét như một nguồn sử liệu. Hay, cổ vật được tiếp cận là hiện vật được bài trí ở các di tích (chùa, đình, đền, quán, nhà thờ, nhà thờ họ, lăng, mộ...) như là những tư liệu khảo cổ học, tôn giáo học, mỹ thuật học, lịch sử và văn hóa học được trình bày trong sách Đồ thờ trong di tích của người Việt của Trần Lâm Biền (2003). Với cuốn Các nền văn hóa cổ Việt Nam của Hoàng Xuân Chinh (2005), cổ vật được sử dụng như những căn cứ để tác giả xác định và trình bày về các nền văn hóa cổ trên đất nước Việt Nam từ khi có con người xuất hiện cho đến thế kỷ XIX. Một loạt các công trình cung cấp dòng kiến thức về khảo cổ, về trưng bày mà người chơi cổ vật cần có như Những nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở Việt Nam của Phan Văn Đắc và Phạm Võ Thanh Hà (2006), Thông báo khoa học nhân dịp 45 năm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (2003); Hay những thông tin về cổ vật ở Nam bộ qua Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam (Kỷ yếu năm 2008); công trình khơi gợi đam mê cổ vật từ văn hóa biển qua Tiếp cận văn hóa biển tiền sử Việt Nam của Nguyễn Trung Chiến (2015), hay cổ vũ phong trào sưu tầm cổ vật đá, như các công trình: Thần Sa, những di tích của con người thời đại đồ đá (1981),Hàng Gòn kỳ quan cự thạch Việt Nam (2015), Di sản vô giá của Kinh thành Thăng Long do Nhật Minh chủ biên(2015) giới thiệu về các loại hình hiện vật- cổ vật tiêu biểu đã khai quật được từ lòng đất Thăng Long và những 9
- nhận định quan trọng về giá trị nhiều mặt của chúng. Có nghiên cứu lại quan tâm tới nghệ nhân chế tác như bài viết về Đặng Huyền Thông nghệ nhân gốm mỹ thuật Phật giáo thời Mạc (1527 - 1592) của tác giả Trần Đình Sơn trên tập văn Thành Đạo... 1.1.2.2.Về chơi cổ vật và người chơi cổ vật Trong các nhà chơi cổ vật, vừa chơi vừa viết sách, có lẽ Vương Hồng Sển là tác giả có nhiều sách, truyện, bài báo nhất và trong một loạt các tác phẩm viết về cổ vật của ông có cuốn Thú chơi cổ ngoạn (1990,tập 3 của “Hiếu cổ đặc san” xuất bản năm 1971). Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa ra đời (tập 4 của “Hiếu cổ đặc san”, 1971), cũng của Vương Hồng Sển cũng cho biết vốn sống gắn liền với cổ ngoạn, như ông viết trong lời đề tựa cuốn sách: "Tôi có nghiệp với đồ xưa từ tấm bé, 5 tuổi biết nhịn ăn để dành đồng xu sắc sảo, 9 tuổi biết nhịn tiền mua truyện Tàu, 19 tuổi ra trường đậu đíp-lôm đã vọc vạch đồ cổ, 23 tuổi gặp lần đầu đĩa trà kiểu "Mai - Hạc"... Ra đời từ 1994, tạp chí Xưa nay ngay từ số "0" năm 1994 đã có chuyên mục “Kiến thức dành cho người chơi cổ vật”,mà một phần lời tòa soạn được xem như tôn chỉ: Năm 2002, Hội Cổ vật Thăng Long cho ra đời tạp chí Cổ vật tinh hoa, mục đích là quảng bá hình ảnh cổ vật và hoạt động của giới cổ vật trong cả nước nhưng nó còn cho biết những nét văn hóa riêng của giới chơi cổ vật ở Hà Nội. Năm 2005, Phạm Hy Tùng cho xuất bản cuốn sách Cổ vật gốm sứ Việt Nam đặt làm tại Trung Hoa. Vốn là người Hà Nội gốc, ông là hậu duệ đời thứ 4 của danh nhân văn hóa Hà Nội Phạm Hy Lượng. Năm 2010, nhân dịp 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, CLB của những người yêu cổ vật Hà Nội đã cho xuất bản cuốn sách ảnh để Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Liên tiếp từ đó đến 2014, CLB đã xuất bản được 5 cuốn mang tên CLB Thú chơi cổ ngoạn của người Hà Nội(Nhiều tác 10
- giả) với tôn chỉ giới thiệu, quảng bá và khuyến khích một thú chơi của người Hà Nội. Một loạt bài của Nguyễn Đức Quỳnh đăng trên tạp chí Mỹ Thuật đã có những tiếp cận vừa khá sâu sắc về mỹ thuật, vừa cụ thể, hiện thực khi gắn trực tiếp với người chơi cổ vật. Đó là các bài: “Cổ ngoạn nghề chơi đầy nỗi gian truân” (số 62); “Hồn của gốm” (số 74); “Cách thức hình thành các bộ sưu tập” (số 84); “Bày đồ” (số 88); “Chuông” (số 114); “Cổ vật kẻ khóc người cười” (số 120); “Lừa trong cổ vật” (số 148); “Thú chơi” (số 181); “Người để lại” (số 207); “Hà Nội muôn mặt” (số 218)... 1.1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Đóng góp của các công trình nghiên cứu đi trước Tuy có nhiều công trình nghiên cứu hoặc những bài viết, chương mục báo/chí có đề cập tới cổ vật (như NCS trình bày ở phần trước), song hầu hết đều tiếp cận ở góc độ kỹ thuật- khảo cổ học, mỹ thuật, văn hóa- lịch sử. Những bài viết của Nhật Nam đăng trên “Hà Nội ngàn năm” hoặc những bài của Nguyễn Đức Quỳnh đăng trên tạp chí Mỹ thuật khoảng chục năm trở lại đây cũng vẫn tập trung vào những khía cạnh này, là điều mà những người am hiểu, người chơi cổ vật cho đó là những kiến thức cơ bản để “nhập môn” đối với “chơi cổ vật”... Có hai công trình nghiên cứu về cổ vật được tiếp cận ở góc độ văn hóa: Luận án Tiến sĩ về Gốm cổ trong đời sống văn hóa Việt Nam của Phạm Ngọc Dũng (2010), Với luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Lê (2015),Gốm cổ Thăng long thời Lê sơ và vai trò của nó trong đời sống hoàng cung, mục đích nghiên cứu của tác giả được thấy ở ngay tên gọi đề tài. Về người chơi cổ vật, tuy có một số bài viết đề cập đến,như trong các bài viết của Đặng Vương Hạnh (2000), Hoàng Anh Sướng (2004), Hoàng Lâm (2005), Nguyễn Hải Yến (2010)..., 11
- Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã kế thừa những thông tin quý giá có liên quan tới đề tài của những tác giả đi trước. Đó là những kiến thức cơ bản về cổ vật, cách sưu tầm và thực hành trưng bày của bảo tàng, sự luận bàn về lịch sử, ý nghĩa văn hóa, giá trị thẩm mỹ,... của cổ vật trên các chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam, giúp phần nào hiểu được cách chơi cổ vật. Trong đó, NCS cũng thấy được phần nào hình ảnh của người chơi cổ vật, vài nét tính cách của họ, qua cách sưu tầm- lưu giữ, trưng bày và thưởng lãm. Dựa vào kết quả nghiên cứu các thực hành của các nhà sưu tầm và thông qua các bộ sưu tập tư nhân, cũng như các hoạt động liên quan tới “chơi cổ vật”, tìm hiểu đời sống văn hóa- xã hội, kết hợp với nghiên cứu các nguồn tài liệu thứ cấp, v.v... tác giả mong có thể làm rõ được vấn đề nghiên cứu về văn hóa của giới trung lưu Hà Nội qua chơi cổ vật. Câu hỏi nghiên cứu của luận án Từ tổng quan các tài liệu có liên quan tới đề tài và sau khi đánh giá nguồn thông tin được kế thừa, soi chiếu vào mục đích nghiên cứu, NCS đặt ra 3 câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu 1: Chơi cổ vật xuất hiện ở Hà Nội từ bao giờ và tại sao được giới trung lưu ưa thích? Câu 2: Chơi cổ vật được thực hành như thế nào ở Hà Nội hiện nay, đặc điểm của những người chơi cổ vật? Câu 3: Chơi cổ vật có vai trò gì với văn hóa của giới trung lưu Hà Nội hiện nay? 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Các khái niệm 1.2.1.1. Về chơi cổ vật “Chơi” Theo Đoàn Văn Chúc: “Chơi là một từ chỉ chung mọi hoạt động rỗi: xem nghệ thuật sân khấu, nghe ca nhạc, chơi đàn, đóng kịch, đọc sách, tham 12
- quan cảnh trí đẹp, tỉa gọt chậu hoa cây cảnh, uống trà nói chuyện dưới trăng hay trong chiều đẹp,...vv.., những hoạt động thông qua các trò chơi như đánh cờ, đánh bài, đánh đu, đánh vật, múa Lân, ném còn, đánh khăng, đáo, bi, nhảy ô, nhảy dây, ....cũng được gọi là chơi (Đoàn Văn Chúc 2004, tr.249). Cổ vật Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Việt Nam đã có một số quy định mang tính pháp luật về quản lý, gìn giữ các di sản văn hóa của đất nước như Sắc lệnh 65/SL ngày 23/11/1945 của Chủ tịch nước về bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam; Nghị định số 159/TTg ngày 29/10/1957 về bảo tồn di tích; Pháp lệnh số 14/LCT/HĐNN về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh được thông qua ngày 31/03/1984;… 1.2.1.2. Văn hóa của giới trung lưu Hà Nội Văn hóa Trong luận án này, NCS lựa chọn một định nghĩa do UNESCO đưa ra “Văn hóa là một tập hợp các hệ thống biểu trưng quy định thế ứng xử của con người và làm số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt. Giới trung lưu (hay tầng lớp trung lưu) Văn hóa của giới trung lưu Hà Nội là văn hóa của những người Hà Nội nằm ở giữa tháp phân tầng (dưới lớp thượng lưu, trên lớp hạ lưu), là lớp người có đủ những phẩm chất văn hóa của người Hà Nội. Đây là lớp người có cuộc sống khá giả, có trình độ học vấn,hoặc được đào tạo nghề nghiệp thành thạo, có ý thức chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tốt, có tinh thần sáng tạo, chủ động học hỏi vươn lên làm chủ bản thân, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội. 1.2.2. Cơ sở lý thuyết của luận án Luận án vận dụng quan điểm lý thuyết của P.Bourdieu về định vị xã hội thông qua các thực hành văn hóa mang tính thị hiếu (taste), mà trong 13
- luận án này là chơi cổ vật. Nó vừa được xem là một hình thức giải trí được một bộ phận giới trung lưu Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng yêu thích, vừa là một thực hành văn hóa – xã hội của các chủ thể để tạo dựng, duy trì sự khác biệt (hoặc nổi bật) so với những người/nhóm khác trong xã hội, cả ở vị thế, “bản sắc”, và quyền lực “mềm” (sức ảnh hưởng tới đời sống văn hóa - xã hội). Theo đó, chơi cổ vật không còn đơn thuần là một trò chơi giải trí mà là một “trò chơi xã hội” hay một thực hành xã hội, trong đó biểu đạt các ý nghĩa văn hóa của người/nhóm tham gia. Nói cách khác, nghiên cứu về chơi cổ vật của một nhóm trung lưu ở Hà Nội không chỉ nghiên cứu một loại hình giải trí ưa thích mà họ lựa chọn, cách thực hành nó, mà qua sự thể hiện và tương tác khi thực hành, sự kết nối xã hội bên trong và bên ngoài của những người chơi cổ vật trong hoạt động nhóm chơi, chúng ta có thể hiểu về một phần lối sống cũng như đời sống văn hóa của một bộ phần giới trung lưu Hà Nội, cũng như thấy được sự đa dạng về văn hóa của giới trung lưu Hà Nội. Tiểu kết chương 1 Chương 2 SỰ HÌNH THÀNH GIỚI TRUNG LƯU VÀ THÚ CHƠI CỔ VẬT Ở HÀ NỘI 2.1. Sự hình thành giới trung lưu Hà Nội 2.1.1. Khái quát về thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội được tổ chức thành 30 đơn vị hành chính: thị xã Sơn Tây, 12 quận gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và 17 huyện gồm Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Mê Linh. Với ưu thế gần 5.000 di tích hay danh thắng lịch sử trong đó có 2.104 di tích đã được xếp hạng gồm 765 di tích quốc gia như thành Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Hương, chùa Tây Phương, làng Việt cổ ở 14
- Đường Lâm v.v.., trong đó có ba di sản thế giới (Bia đá Văn miếu Quốc tử giám, di tích Hoàng thành Thăng Long, lễ hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc) là những tiềm năng được đánh giá cao, cùng với hệ thống khách sạn đang ngày càng phát triển cả về chất lẫn lượng, du lịch Hà Nội đã có những thuận lợi nhất định để sớm cất cánh, đáp ứng niềm kỳ vọng của du khách và bạn bè khắp bốn phương... Là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam trong suốt cả thời gian hàng ngàn năm, Hà Nội - Thăng Long, bởi vậy từ rất sớm đã hình thành tầng lớp trung lưu (quan lại và thị dân giàu có) nên cũng là nơi có truyền thống chơi cổ vật sớm nhất trong cả nước. 2.1.2. Quá trình hình thành giới trung lưu Tầng lớp trung lưu và thú chơi cổ vật đã hình thành khá sớm ở Việt Nam nhưng nó thực sự trở thành một thú chơi dành cho tầng lớp trung Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng là kể từ cuối thời Pháp thuộc. Xuyên suốt chiều dài lịch sử qua nhiêu biến thiên đầy thăng trầm, bao giờ chơi cổ vật cũng là một thú chơi tìm được chỗ đứng trong tầng lớp trung lưu, trở thành một trong những thực hành văn hóa gắn liền với lối sống của một bộ phận giới trung lưu Hà Nội, góp phần kiến tạo nên những nét riêng biệt của phẩm chất văn hóa Thăng Long - tinh hoa Hà Nội. 2.2. Sự ra đời thú chơi cổ vật 2.2.1. Cổ vật được lưu truyền Cổ vật bắt nguồn từ những kỷ vật được gìn giữ, trân quý trước hết là trong ý thức và hành vi của thành viên gia đình đối với người thân, với thế hệ trước, rồi dần trở thành nếp sống trong những gia đình phú quý. Đó là những đồ vật quý hoặc đồ kỷ niệm của gia đình, dòng họ để lại được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ở Việt Nam, thông thường đó là những đồ gắn với sự nghiệp hay công trạng của thành viên gia đình, hoặc là đồ thờ trong gia đình, dòng họ như các bộ đồ đồng ngũ sự, tam sự, hay lọ cổ, bát đĩa cổ, ấn triện, gươm, cung, nỏ, đến đồ vàng bạc đá quý v.v... Nếp nghĩ - nếp sống này đã được Bửu Kế, một người trong hoàng tộc triều Nguyễn, minh họa bằng lời kể về những đồ cổ của người bác ruột trong truyện ngắn Nếp nhà: 15
- 2.2.2. Cổ vật làm quà tặng và sự ra đời thú chơi cổ vật Cổ vật lúc đầu thường là những kỷ vật, đồ gia bảo lưu truyền nhiều đời trong gia đinh, dòng họ nhưng dần được lưu truyền trong xã hội khi nó thành quà tặng. Cách lưu truyền trong xã hội mà giới cổ vật trước đây tôn thờ và truyền tụng, là hình thức “quý vật tìm quý nhân”. Đó là,người biếu tặng cổ vật luôn tìm người hiểu, người thực sự biết trân quý cổ vật để tặng, dù bản thân người tặng có lúc cũng “tiếc đứt ruột”. Nhưng vì một lý do hay với một hàm ý văn hóa nào đó mà họ đem biếu tặng. Nguyễn Tuân là nhà văn được cho là con người duy mỹ, xem cái đẹp làm tối thượng, là tiêu chuẩn cho mọi tiêu chuẩn, nên ông đã 3 lần được biếu tặng cổ vật. Sự việc này đã được kể trong tùy bút Thăm thẳm bóng người của Đỗ Chu: Tiều kết chương 2 Chương 3 CHƠI CỔ VẬT Ở HÀ NỘI TỪ THẾ KỶ XX ĐẾN NAY 3.1. Chơi cổ vật trước và sau năm 1975 3.1.1. Chơi cổ vật theo lối cổ đồ Đó là cách chơi phổ biến ở miền Bắc, cổ vật/ đồ cổ được bày theo quy cách mỹ thuật cổ điển, chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học và quan niệm thẩm mỹ phương Đông cổ, chủ yếu từ truyền thống Trung Hoa với triết lý sâu xa về mối quan hệ giữa cảnh trí- cổ vật- người thưởng lãm, và phải toát lên sự tao nhã. Nhưng,ẩn chứa bên trong đó là ý muốn thể hiện sự giàu có, cao sang của chủ nhân. 3.1.2. Chơi cổ vật theo lối sưu tập Khi người Pháp mang vào Việt Nam một lối chơi cổ vật khác, mang tính chuyên nghiệp và đậm chất nghiên cứu, được gọi là chơi kiểu/lối sưu tập, chơi cổ đồ lúc đó được xem là “amateur” (không chuyên nghiệp) nhưng vẫn phổ biến hơn lối chơi mới xuất hiện sau này. Đây cũng là lối chơi một thời cực thịnh ở miền Nam, chịu ảnh hưởng từ các nước Âu- Mỹ, được khởi xướng từ nhà sưu tập V.H.S, giáo sư D.M.Th và kỹ sư D.V.Kh, họa sĩ Ng.V.R, nhà văn Ng.S. vv… Họ được xem là những người có 16
- kiến thức uyên bác và có lối sống lịch duyệt,và những bộ sưu tập đồ cổ của họ đã để lại nhiều giá trị cho kho di sản cổ vật quốc gia. Theo phong cách này, người chơi phải tự chọn và quyết định bộ sưu tập hiện vật theo một đề tài mà mình ưa thích.Đề tài để lập sưu tập rất nhiều, nhà sưu tập có thể chọn một lĩnh vực nào đó, như theo đề tài về các triều đại lớn (Lý, Trần,..), theo loại hình hoặc chất liệu- loại hình (bình vôi, ấm trà, hoặc đồ gốm men ngọc, hoa lam;đồ khắc gỗ, khắc đá, tượng gỗ) v.v.. 3.2. Biến động về cổ vật và chơi cổ vật 3.2.1. Cổ vật đi vào thị trường ngầm và bước “tạm nghỉ” của chơi cổ vật Từ sau 1975, cùng với sự thống nhất hai miền Nam Bắc, để ổn định nền kinh tế sau những năm dài chiến tranh, Việt Nam đã có một loạt các hoạt động rà soát các nguồn lực để đẩy mạnh nền kinh tế đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều cuộc tổng kiểm tra tài sản ở một số đối tượng diễn ra ở các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. Ngoài ngoại tệ, nhà, đất, tiền và vàng bạc thì cổ vật cũng được coi là tài sản không có nguồn gốc, bất minh và bị thu giữ với một số lượng lớn. Nhiều cuộc khám xét các cửa hàng, nhà riêng của những người chơi và buôn bán cổ vật ở đường Lê Duẩn đã diễn ra. Phong trào sưu tầm và buôn bán cổ vật dừng lại, những người chơi cổ vật âm thầm cất giữ hoặc lén bán đi để che dấu “thành phần” của mình. Cổ vật bị chìm lắng một thời gian dài ở bề mặt của xã hội Việt Nam, bởi nó được coi như gắn liền với tai họa, dần hình thành trong dân chúng một ý thức rằng cổ vật đồng nghĩa với hàng quốc cấm. Tàng trữ, mua bán và vận chuyển cổ vật được xem là phạm tội. Tình cảnh thời đó được Đào Phan Long- một người chơi cổ vật có tiếng, kể trong cuốn Đóa Quỳnh Giao,truyện chơi cổ vật: “Một thời ở ta do được phổ biến chơi đồ cổ là phi pháp, cho nên mọi người thường nghĩ người chơi đồ cổ là những kẻ tinh quái, nhiều thủ đoạn, dối trá để lẩn tránh pháp luật nên ít ai muốn gần, sợ liên lụy...” tr.193]. 17
- 3.3. Chơi cổ vật từ đầu thế kỷ XXI đến nay 3.3.1. Duy trì phong cách sưu tập trong chơi cổ vật Sưu tập cổ vật khác với sưu tập khảo cổ học mặc dù người sưu tập phải biết nhiều kiến thức về khảo cổ. Muốn thành người sưu tập cổ vật có tay nghề thì ngoài việc trang bị những kiến thức cơ bản về lịch sử, địa lý, khảo cổ, văn hóa… họ phải tự học qua sách báo và sờ, xem thực tế các cổ vật. Có như vậy, người sưu tập mới có thể nhận biết được giá trị cao, thấp của mỗi cổ vật. Đồng thời, một điều kiện không thể thiếu là, phải có nguồn tài chính đáng kể khi muốn sưu tập cổ vật có giá trị,hay dạng quý hiếm. 3.3.2. Phát triển phong cách “Mid-century Modern”trong chơi cổ vật Phong cách “Mid-century Modern” (Hiện đại giữa thế kỷ) xuất hiện trên thế giới từ những năm 1940- 1960, được dùng đầu tiên trong kiến trúc, sau đó ảnh hưởng mạnh mẽ tới hội họa và nghệ thuật trang trí nội thất. Hiện nay, ở Việt Nam phong cách này đang được dùng khá phổ biến trong các không gian sống, đi vào cách chơi cổ vật. Đây là phong cách kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, là sự giao thoa giữa cái mới và cái cũ, là sự kết hợp giữa cái xưa và nay, thể hiện nét đẹp trường tồn. Đây là phong cách kết hợp cả ba cách chơi: cổ đồ, sưu tập và “Mid-century..”. 3.3.2. Các hội/ câu lạc bộ chơi cổ vật 3.3.2.1. Sự hình thành và các hoạt động Hội Cổ vật Thăng Long (1999) CLB Cổ vật xứ Đoài (2009) CLB Thú chơi Cổ ngoạn của người Hà Nội (2013) CLB Cổ vật Hà Đông (2014) 3.3.2.2. Lợi ích mong muốn của hội viên * Cơ hội học hỏi, tiếp thu tri thức và kinh nghiệm chơi cổ vật, giao lưu tình cảm * Thuận lợi trong mua - bán, trao đổi, quảng bá và mở rộng thị trường Tiểu kết chương 3 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn