VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
TRỊNH LAN HƯƠNG<br />
<br />
VẤN ĐỀ KHAI THÁC CHẤT LIỆU VĂN HỌC<br />
DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC CA KHÚC VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Văn hóa học<br />
Mã số: 62 31 06 40<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Xuân Kính<br />
<br />
Phản biện 1: GS.TS. Vũ Anh Tuấn<br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Chí Bền<br />
Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.<br />
Phản biện 3: PGS.TS. Bùi Huyền Nga<br />
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại<br />
Học viện Khoa học xã hội vào hồi…….giờ…...…phút, ngày……<br />
tháng… năm 2016.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm<br />
Khoa học xã hội Việt Nam.<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam.<br />
<br />
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ<br />
<br />
1. Trịnh Lan Hương (2013), “Khai thác văn học dân gian góp phần<br />
nâng cao chất lượng ca khúc Việt”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Quân đội,<br />
số 7, tr.40 - 43.<br />
2. Trịnh Lan Hương (2014), “Hình tượng con cò, từ ca dao cổ truyền<br />
đến ca từ trong ca khúc Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 363,<br />
tr.40 - 44.<br />
3. Trịnh Lan Hương (2015), “Khai thác chất liệu văn học dân gian<br />
trong sáng tác ca khúc Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1 (157),<br />
tr.35 - 40.<br />
4. Trịnh Lan Hương (2016), “Tự tôn dân tộc, phục vụ cuộc đấu tranh vì<br />
độc lập, tự do – một mục đích của việc khai thác chất liệu văn học dân gian<br />
trong sáng tác ca khúc Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”, Tạp chí Văn hóa<br />
Nghệ thuật Quân đội, số 18, tr.24 – 26.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Văn học và âm nhạc luôn tồn tại và phát triển trong sự tương tác, ảnh<br />
hưởng sâu sắc lẫn nhau. Từ trước đến nay, có một thực tế là khi sáng tác,<br />
các nhạc sĩ Việt Nam (VN) đã tìm về kho tàng văn học dân tộc, khai thác<br />
vốn quý văn học dân gian (VHDG) để mang lại cho ca khúc những giá trị<br />
và sức sống bền lâu. Vậy, dấu hiệu nào để nhận biết được sự hiện diện của<br />
chất liệu văn học dân gian (CLVHDG) trong ca khúc? Có những cách thức<br />
nào để chuyển hóa VHDG thành ca từ?... Những câu hỏi cứ dần tăng lên<br />
đã khiến chúng tôi có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề khai thác CLVHDG<br />
trong sáng tác ca khúc VN.<br />
Giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc xây dựng nền<br />
văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã trở thành một trong<br />
những nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo của Đảng. Việc khai<br />
thác, vận dụng vốn văn hóa dân gian phục vụ quá trình sáng tạo tác phẩm<br />
nghệ thuật được chú trọng và là một trong những hiện tượng văn hóa được<br />
nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu còn thiếu vắng những<br />
công trình chuyên sâu về vấn đề khai thác CLVHDG, vấn đề ca từ trong ca<br />
khúc VN. Vì vậy, đây là một vấn đề mới, xứng đáng được nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng hướng tới việc đáp ứng yêu cầu<br />
thực tiễn đã trở nên cấp thiết của đời sống âm nhạc nước ta hiện nay. Đối<br />
với một số người sáng tác - nhất là những người viết trẻ, việc cho ra đời<br />
những ca khúc mới có ca từ vừa phù hợp với thẩm mỹ thời đại lại vừa<br />
mang đậm bản sắc dân tộc thực sự là một thử thách không dễ vượt qua.<br />
Nếu không nghiên cứu để thấy rõ tác dụng và ý nghĩa của CLVHDG, sự<br />
phong phú và đa dạng của các phương thức khai thác... thì việc khai thác<br />
CLVHDG trong sáng tác ca khúc sẽ có nguy cơ bị mai một và một trong<br />
những yếu tố tạo nên tính dân tộc, bản sắc dân tộc trong ca khúc VN có thể<br />
sẽ không được coi trọng, thậm chí bị lãng quên.<br />
1<br />
<br />
Vấn đề nghiên cứu càng trở nên cấp thiết hơn khi những năm gần<br />
đây (đặc biệt là từ tháng 7/2011), trong xã hội nổi lên tình trạng đáng báo<br />
động – “thảm họa ca từ” trong ca khúc của giới trẻ. Để ca từ không còn là<br />
vấn đề “thảm họa” “nhức nhối” cần phải định hướng cho giới trẻ, những<br />
người mới vào nghề bằng việc gợi mở một hướng đi với những cách thức<br />
có hiệu quả để họ vận dụng vào quá trình sáng tác.<br />
Từ góc nhìn và mối quan tâm của bản thân - là giảng viên giảng dạy<br />
Ngữ văn trong một nhà trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật (VHNT),<br />
từng học và biểu diễn Thanh nhạc, thiết nghĩ, nếu giải quyết tốt những vấn<br />
đề đặt ra, đề tài chắc chắn sẽ có tác động tích cực đối với việc giảng dạy<br />
của bản thân cũng như việc học tập của sinh viên.<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
2.1. Mục đích<br />
Thông qua việc phân tích, luận giải về tính chủ động của người sáng<br />
tác ca khúc kết hợp với việc nhận diện quá trình khai thác CLVHDG trong<br />
sự vận động của đời sống xã hội (lịch sử, chính trị, văn hóa...), luận án trình<br />
bày những kiến giải về mối quan hệ giữa thành tố văn học và âm nhạc trong<br />
bối cảnh nền văn hóa VN hiện nay nhằm làm sáng tỏ những luận điểm khoa<br />
học có tính định hướng đối với chủ thể sáng tạo nghệ thuật về việc khai thác<br />
CLVHDG trong quá trình sáng tác.<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
Tổng quan tình hình nghiên cứu, xác định một số lý thuyết để vận<br />
dụng, giới thuyết các khái niệm cơ bản, có liên quan đến đề tài; nghiên cứu<br />
mục đích của việc khai thác CLVHDG, nhận diện các phương thức khai<br />
thác, mức độ khai thác và xu hướng vận động của việc khai thác<br />
CLVHDG qua diễn trình lịch sử; phân tích các yếu tố tác động đến việc<br />
khai thác CLVHDG trong sáng tác ca khúc VN hiện nay.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
2<br />
<br />