intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu những bộ tổng tập, tuyển tập và những công trình thư mục học về văn chương của ba tác giả để làm nổi bật tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của các học giả này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ THANH TƯ TƯỞNG HỌC THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN ĐỊNH DI SẢN VĂN CHƯƠNG CỦA LÊ QUÝ ĐÔN, BÙI HUY BÍCH VÀ PHAN HUY CHÚ Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 922 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Thanh Phản biện 1: GS. TS. Lã Nhâm Thìn Phản biện 2: PGS. TS. Đỗ Lai Thúy Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thị Chiến Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện KHXH
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử hình thành và phát triển của văn học trung đại Việt Nam thì văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là một giai đoạn văn học đặc biệt với sự ra đời của hàng loạt các tên tuổi lớn và các tác phẩm có giá trị. Bước sang giai đoạn này, các nhà nho bên cạnh việc sáng tác đã bắt đầu quan tâm đặc biệt tới học thuật nói chung và học thuật văn chương nói riêng. Mặc dù đây là công việc đã được thực hiện từ những thế kỉ trước, nhưng phải đến thế kỉ XVIII mới thực sự nở rộ cả về quy mô và chất lượng. Trong số những nhà nho làm học thuật của giai đoạn này nổi bật là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú - những người mang đến một diện mạo hoàn chỉnh cho nền học thuật Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Lựa chọn tìm hiểu và nghiên cứu về tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú không chỉ giúp chúng ta nắm bắt cụ thể về quan niệm cũng như quá trình biên soạn sách vở của từng tác giả mà quan trọng hơn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và hệ thống quan niệm cũng như cách thức sưu tầm, lựa chọn và phân loại sách vở của họ. Ba tác giả được lựa chọn là những người có thể coi như tiêu biểu và đóng góp lớn cho nền học thuật văn chương nước nhà thời trung đại. Đặc biệt, ở họ còn là sự kế thừa tiếp nối, bổ sung và chỉnh sửa công trình của người đi trước giúp hoàn thiện hơn những bộ tổng tập, tuyển tập, những công trình thư mục học đầy giá trị của văn học trung đại Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến việc làm rõ thêm những vấn đề về tư tưởng học thuật cũng như phương pháp biên định di sản văn chương của ba tác giả tiêu biểu cho loại hình nhà nho làm học thuật thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là Lê 1
  4. Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. Qua đó chỉ ra những điểm tương đồng, kế thừa và phát triển trong tư tưởng cũng như phương thức làm việc của ba nhà khoa học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, luận án nghiên cứu tư tưởng học thuật của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. Thứ hai, luận án nghiên cứu những bộ tổng tập, tuyển tập và những công trình thư mục học về văn chương của ba tác giả để làm nổi bật tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của các học giả này. Thứ ba, luận án so sánh sự nghiệp học thuật của ba tác giả để làm rõ tính kế thừa và sự phát triển trong việc sưu tầm và biên định di sản văn chương của họ, qua đó làm rõ thêm thành tựu của cả một giai đoạn văn học. Tất cả những mục đích trên nhằm làm rõ hơn sự hình thành và phát triển của một loại hình nhà nho - nhà nho làm học thuật cũng như chỉ ra những bước tiến trong công việc biên định di sản văn chương của các học giả giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (thông qua ba trường hợp điển hình là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượngnghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng học thuật và sự tác động của chúng đến phương pháp biên định di sản văn chương, đến thành tựu học thuật của ba tác giả Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Các tuyển tập, tổng tập thơ, văn và phần viết về thơ văn trong những công trình thư mục học do ba tác giả Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú sưu tầm, biên soạn. (Do vấn đề bản dịch của các tác phẩm được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án còn nhiều ý kiến khác nhau, nên sau khi 2
  5. tìm hiểu và tham khảo ý kiến các nhà nghiên cứu, tác giả luận án thống nhất sử dụng các văn bản sau: Toàn Việt thi lục, tập 1-2-3, Mai Quốc Liên chủ biên, NXB Văn học, Trung tâm nghiên cứu quốc học, Hà Nội, Hoàng Việt văn tuyển, tập 1-2-3, Tô Nam Nguyễn Đình Diệm dịch, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xuất bản. Hoàng Việt thi tuyển (bản dịch), Trung tâm nghiên cứu Quốc học chủ biên, NXB Văn học, Hà Nội. Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1 đến 6, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.). - Các tuyển tập thơ văn được biên soạn bởi các học giả trước và cùng thời với ba tác giả trên cũng là đối tượng quan tâm của luận án. - Các công trình, bài viết nghiên cứu về Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp nghiên cứu loại hình - Phương pháp tiếp cận liên ngành - Phương pháp so sánh văn học - Phương pháp phân tích - tổng hợp Kết hợp với các thao tác: hệ thống hóa, thống kê - phân loại... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Tìm hiểu tư tưởng văn học và tư tưởng học thuật, trên cơ sở đó làm rõ phương pháp biên định di sản văn chương của ba tác giả Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. - Từ những kết quả nghiên cứu có được chỉ ra sự vận động của tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương từ Lê Quý Đôn đến Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. - Chỉ ra sự vận động và thành tựu của nền học thuật văn chương Việt Nam trung đại, xác định sự tồn tại của một loại hình tác giả văn học, qua đó góp phần mang đến một cái nhìn khái quát và 3
  6. đầy đủ hơn về diện mạo tác gia và tác phẩm văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án sẽ được triển khai thành các chương chính như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở hình thành tư tưởng văn học và nền tảng học thuật của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. Chương 3: Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn và Bùi Huy Bích. Chương 4: Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Phan Huy Chú. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Giới thuyết khái niệm 1.1.1. Quan niệm văn chương thời trung đại. Khái niệm ‘văn” xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử văn hóa, văn học Trung Quốc. Ở giai đoạn cổ đại và cho đến mãi cuối thời trung đại, khái niệm “văn” có nghĩa rất rộng, thể hiện rõ đặc trưng “văn, sử, triết bất phân” của văn hóa, văn học trung đại. Tư tưởng, quan niệm văn nghệ, văn học Trung Quốc thời trung đại có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến văn học Việt Nam. Tuy nhiên văn học Việt Nam cũng có sự phát triển tự thân, xuất phát từ các nhu cầu cần có trong quá trình vận động, vì vậy mà các thành quả văn chương của Việt Nam luôn mang tính dân tộc và có tính độc lập. Khái niệm “văn” ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc đều dùng để chỉ “văn chương” theo nghĩa rộng, để chỉ cả thi ca lẫn các tác phẩm triết, sử. Quan niệm này đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử văn học trung đại Việt Nam, tất nhiên, trải qua thời gian và những biến thiên lịch sử quan niệm trên cũng có những thay đổi nhất định nhưng về cơ bản cũng không có sự thay đổi nhiều. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp quan niệm văn chương chính thống theo tư tưởng Nho giáo 4
  7. trong hầu hết các sáng tác cũng như trong những lời đề, tựa, bạt của các nhà nho danh tiếng như Phan Phu Tiên, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú… cho đến cả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Quang Bích giai đoạn cuối thế kỉ XIX. 1.1.2. Học thuật văn chương Cùng với sự phát triển của văn chương là sự xuất hiện của học thuật văn chương. Một nền văn học phải phát triển đến một trình độ nhất định mới xuất hiện học thuật văn chương. Học thuật văn chương là tìm hiểu, nghiên cứu, làm tuyển tập về văn chương của các đời. Phải có nền tảng văn chương làm đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu thì mới có học thuật văn chương. Từ xa xưa, ông cha ta đã ý thức rất rõ vai trò của việc lưu giữ giá trị văn chương của thời trước cho thế hệ mai sau và coi đó là công việc “nặng nề” đòi hỏi sự khổ công tìm tòi, sắp xếp của những người làm công việc biên soạn, học thuật văn chương mà chúng ta gọi là những nhà trước thuật, những nhà nho làm học thuật hay các học giả. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1. Những nghiên cứu chung về học thuật văn chương Việt Nam thời trung đại. Ở giai đoạn đầu thế kỉ XX những công trình nghiên cứu về tư tưởng học thuật và học thuật văn chương thời trung đại còn khá sơ lược và tản mạn. Tư tưởng văn học và học thuật văn chương xuất hiện trong các công trình như: Văn chương thi phú An Nam của Hồ Ngọc Cẩn, (1924); Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính, (1930); Quốc văn cụ thể, Bùi Kỉ, (1932); Việt Nam cổ văn học sử, Nguyễn Đổng Chi, (1942); Việt Nam văn học, Ngô Tất Tố, (1942); Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm, (1943)… Các công trình này đã bước đầu nghiên cứu về tư tưởng học thuật và học thuật văn chương của cha ông, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những tìm hiểu sơ lược, chủ yếu đặt văn học Việt Nam trong mối quan hệ với văn học Trung Quốc. Vấn đề tư tưởng văn học và 5
  8. học thuật văn chương chưa được xem xét như một đối tượng nghiên cứu độc lập mà chỉ được nhắc đến trong các ví dụ để tham chiếu. Cùng với của thời gian, các công trình nghiên cứu về văn học và học thuật văn chương trung đại cũng có những bước tiến mới. Trong đó tiêu biểu là các cuốn sách “Từ trong di sản - những ý kiến về văn học từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX ở nước ta”, Nguyễn Minh Tấn chủ biên (1981); Người xưa bàn về văn chương, Đỗ Văn Hỷ (1993); Tổng tập văn học Việt Nam, Đinh Gia Khánh tổng chủ biên (1994); 10 thế kỉ bàn luận về văn chương, Phan Trọng Thưởng, Vũ Thanh, Trần Nho Thìn (2008); Nghiên cứu và so sánh văn học trung đại Việt Nam - Trung Quốc - một số vấn đề lí luận và thực tiễn; Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Trần Nho Thìn (2008); Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Lê Trí Viễn (2001); Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Lộc (1976); Ý thức văn học cổ Việt Nam trung đại, Đoàn Lê Giang(2001); Lí luận văn học, Hà Minh Đức, Đoàn Đức Phương, Lý Hoài Thu... (1993); Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam, Phương Lựu(1985)... 1.2.2. Những nghiên cứu về tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn. Là một trí thức lớn của thế kỉ XVIII, người được coi là “nhà bác học”, “tập đại thành” kiến thức của thời phong kiến Việt Nam, Lê Quý Đôn đã thu hút sự chú ý, nghiên cứu của rất nhiều học giả cùng thời và hậu thế.. Những nghiên cứu của các học giả tập trung tìm hiểu sự nghiệp sáng tác và quá trình làm học thuật của Lê Quý Đôn đã chỉ ra một số điểm trong tư tưởng học thuật cũng như cách thức biên soạn sách vở, đặc biệt là biên soạn văn chương của ông. Các nghiên cứu nước ngoài về Lê Quý Đôn thường được trình bày dưới hai dạng lớn: một là nghiên cứu khái quát về tư tưởng Lê Quý Đôn; hai là nghiên cứu tác phẩm của Lê Quý Đôn gắn với tư tưởng, học thuật của ông. Điểm đặc biệt của các nghiên cứu này là các học giả đã xuất phát trực tiếp từ các văn bản gốc của Lê Quý Đôn 6
  9. - với thế mạnh là thông thạo chữ Hán cổ và phương pháp nghiên cứu hiện đại - để tìm ra những cách tiếp cận và những vấn đề mới mà chưa nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam có thể tiếp cận. 1.2.3. Những nghiên cứu tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Bùi Huy Bích Là học trò xuất sắc của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích đã có những bước kế thừa, nối tiếp sự nghiệp của Thầy mình. Những bài viết và công trình nghiên cứu của các học giả về Bùi Huy Bích không đa dạng và phong phú như Lê Quý Đôn nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông cũng đã để lại dấu ấn nhất định trong nền văn hóa và đặc biệt là học thuật nước nhà. Bên cạnh những bài viết được in trong cuốn Danh nhân văn hóa Bùi Huy Bích (1744-1818) do trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam phát hành nhân kỉ niệm 250 năm ngày sinh của ông kể trên, cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Huy Bích cũng được điểm qua trong một vài công trình nghiên cứu khái quát về văn học và văn chương Việt Nam thời trung đại, nhưng hầu hết mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu sơ lược chưa đánh giá hết được về những thành tựu trong quan niệm hay phương thức làm việc của nhà thơ, nhà khoa học này. 1.2.4. Những nghiên cứu tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Phan Huy Chú Là một trong những học giả xuất sắc thời trung đại, những đóng góp của Phan Huy Chú trên phương diện học thuật được đánh giá rất cao. Có thể nói, ở ông đã có những quan điểm và nhận định tiến bộ tiệm cận gần với những quan điểm hiện đại ngày nay, đó là bước tiến lớn so với Bùi Huy Bích và ngay cả với Lê Quý Đôn - nhà bác học lớn của lịch sử trung đại Việt Nam. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1 chúng tôi đi vào tìm hiểu tổng quan vấn đề nghiên cứu cũng như cơ sở lí luận của đề tài. Những kết quả thu được là cơ sở, căn cứ để chúng tôi thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo. 7
  10. Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VĂN HỌC VÀ NỀN TẢNG HỌC THUẬT CỦA LÊ QUÝ ĐÔN, BÙI HUY BÍCH VÀ PHAN HUY CHÚ 2.1. Tư tưởng, học thuật nước ngoài Một trong những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến tư tưởng văn học và nền tảng học thuật của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú chính là những tư tưởng, học thuật nước ngoài được tiếp thu được bằng nhiều con đường khác nhau. Trong đó, ảnh hưởng từ nền văn minh Trung Hoa là đặc biệt sâu sắc và toàn diện, bên cạnh đó, Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú đã bắt đầu chịu ảnh hưởng của những yếu tố tiến bộ đến từ phương Tây qua nhiều con đường khác nhau. Tuy mức độ tiếp nhận và ảnh hưởng của các yếu tố nước ngoài đến mỗi nhà nho trên không giống nhau nhưng sự ảnh hưởng này là rõ nét và không thể phủ nhận. 2.2. Lịch sử hình thành, phát triển nền học thuật văn chương Việt Nam trước thế kỷ XVIII Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển trong khoảng 10 thế kỉ với sự nối tiếp nhau của các triều đại. Mỗi một triều đại có những vai trò lịch sử khác nhau và để lại nhiều giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần cho dân tộc. Như ở trên chúng tôi đã đề cập đến, trong thời gian hàng nghìn năm ấy, văn hóa, xã hội Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Hoa trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, cũng trong suốt chiều dài lịch sử này, dân tộc Việt luôn luôn nêu cao tinh thần độc lập, lòng tự tôn cũng như tự hào về truyền thống văn hiến của mình. Bắt nguồn từ tình yêu nước và lòng tự hào về truyền thống dân tộc, ngay khi nhận thấy sự cần kíp của việc lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần nhằm truyền lại cho đời sau thì các triều đại phong kiến, những nhà nho uyên bác đã dấn thân vào công việc được coi là “nặng nề” và nhiều vất vả đó là sưu tầm và tuyển chọn những tác phẩm có giá trị nhằm lưu lại cho hậu thế. 8
  11. 2.3. Nhu cầu phát triển học thuật văn chương Việt Nam thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX Đến thế kỷ XVIII - thế kỷ vàng của văn học dân tộc, học thuật đã được coi trọng như một bộ phận không thể thiếu của đời sống văn học dân tộc, thu hút được sự tham gia của đông đảo các nhà nho thực sự có tài và có tâm. Cũng chính họ, mang lại cho học thuật nước nhà một bước tiến vượt bậc, cống hiến cho lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng nhiều công trình có giá trị “tranh tinh xảo với hóa công, trường tồn cùng trời đất”. Như vậy, có thể thấy, trong quan niệm của các nhà nho trung đại, học thuật chính là công việc sưu tập, chỉnh lý, biên soạn sách vở các đời. Qua việc làm học thuật các nhà nho gửi gắm vào đó tư tưởng, chí hướng của mình. Đây là công việc đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, tư duy khoa học và một thái độ làm việc cẩn trọng, tỉ mỉ. Vì thế, những nhà nho làm học thuật là những người được xã hội đặc biệt xem trọng và đề cao. 2.4. Phong trào Thực học và vấn đề học thuật ở Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. 2.4.1. Phong trào Thực học ở Trung Quốc và khu vực Đông Á. Phong trào Thực học bắt nguồn từ Trung Quốc vào khoảng cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII khi người Mãn Thanh tràn xuống xâm chiếm và làm chủ cả Hoa Hạ. Sự thay thế nhà Minh của người Mãn Thanh đã tạo nên một cú sốc lớn trong tư tưởng và nhận thức của tầng lớp nho sĩ lúc đó. Các nho sĩ đương thời nhận ra sự không phù hợp của lí thuyết, kinh sách cũ, họ và những người cùng tư tưởng đã đề xướng tinh thần học thuật chuộng thực chất, bỏ hư rỗng, hướng học thuật về thực tiễn. Bên cạnh Trung Quốc - cái nôi của Thực học thì tại Nhật Bản, trong giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX dưới sự ảnh hưởng của Thực học Trung Quốc, sự du nhập sâu rộng của văn hóa, sách vở phương Tây nên phong trào Thực học tại quốc gia này đã có những bước tiến xa và vững chắc. Có nhiều đặc điểm giống Thực học 9
  12. Trung Hoa khi cũng phê phán sự không phù hợp của những luận thuyết cũ, sự bất bình với trật tự sắp xếp thứ dân “sĩ - nông - công - thương”, tại Nhật Bản, Tuy không mạnh mẽ, sâu rộng và tạo nhiều dấu ấn như Trung Quốc, Nhật Bản nhưng thời gian này tại Triều Tiên (dưới triều Joseon) cũng đã xuất hiện phong trào Thực học tương đối mạnh mẽ. Manh nha từ sự suy yếu của Nho học sau hai cuộc chiến tranh với nhà Thanh và Nhật Bản vào thế kỉ XVII, sang đến thế kỉ XVIII Thực học tại Triều Tiên trở thành một trào lưu lớn mạnh và có sức ảnh hưởng quan trọng trong xã hội lẫn đời sống tư tưởng. Những nho sĩ tiêu biểu như Lý Dực (1682 - 1764), Phác Chỉ Nguyên (1737 - 1805), Đinh Nhược Dung (1762 - 1836) … tập hợp lại tạo thành phái Thực học tại quốc gia này. 2.4.2. Phong trào Thực học ở Việt Nam và những tác động đến sự phát triển của văn chương và học thuật dân tộc Nằm trong dòng chảy chung của khu vực Đông Á, tại Việt Nam, thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX cũng là thời kì phong trào Thực học xuất hiện và để lại dấu ấn sâu sắc. Tương tự như cách các nho sĩ Thực học trong khu vực đã làm, các nho sĩ Việt Nam đương thời đã nhìn nhận lại hệ thống lí luận của Nho gia. Nhưng khác với các nước đồng văn trong khu vực, các nho sĩ Việt Nam nhìn nhận lại không phải để thoát ra mà là để khẳng định. Họ cho rằng, không phải các luận thuyết của Nho gia không còn phù hợp mà do các luận thuyết đó không được tìm hiểu một cách đúng đắn, đến nơi đến chốn. Họ chỉ ra rằng, học tập, thi cử thời kì này đã suy vong, hệ thống lí luận Nho gia không được tôn trọng, xa rời cái mẫu mực chính thống thời Hồng Đức. Các nhà nho nhận thấy, muốn làm cuộc chấn hưng đại định, kéo thời loạn về thái bình thịnh trị, sắp đặt lại giang sơn, trước hết cần giải quyết những vấn đề đặt ra trong nội bộ Nho giáo vì vậy họ đi vào nghiên cứu, khảo biện, thảo luận các sách kinh điển Nho giáo, Nho học lúc bấy giờ. Công cuộc chấn hưng, cải cách này được tiến hành rất rầm rộ với 10
  13. mục đích nắm bắt rõ hơn hệ thống lí luận chứa đựng trong sách vở kinh điển. Như vậy, phong trào Thực học khởi nguồn từ Thực học Minh - Thanh đã ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống văn hóa nước ta thời kì này. Cũng từ những đổi thay bắt nguồn từ tư tưởng Thực học đã mang đến một diện mạo có nhiều đổi khác cho văn hóa nói chung và văn chương học thuật nói riêng. 2.5. Loại hình tác giả nhà nho làm học thuật thế kỷ XVIII - XIX 2.5.1. Thế hệ các nhà nho làm học thuật thế kỷ XVIII - nửa đầu XIX Thế kỉ XVIII - nửa đầu XIX đánh dấu sự nở rộ của một đội ngũ các nhà nho làm học thuật. Trước Lê Quý Đôn đã có những công trình của thám hoa Vũ Thạnh, Nguyễn Tông Quai, sau có thể kể đến Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án, Lý Văn Phức... Họ thực sự là những tài năng lớn, mang trong mình một niềm day dứt với sách vở, văn chương, văn hóa và lịch sử nước nhà. Bằng tài năng của mình họ đã sưu tầm, biên soạn và chỉnh lí sách vở để lại cho đời sau không chỉ là những bộ sách về nhiều lĩnh vực của đời sống mà hơn hết họ đã góp sức mình vào việc bảo vệ và lưu giữ nền văn hiến dân tộc. 2.5.2. Đặc điểm loại hình tác giả nhà nho làm học thuật thế kỷ XVIII - XIX và bước ngoặt trong cơ cấu tổng thể của nền văn học trung đại Việt Nam Loại hình học là khoa học nghiên cứu về đặc tính, quá trình phát triển của các nhóm đối tượng khoa học có cùng bản chất, đặc tính… giúp cho việc phân tích và phân loại một thực tại phức tạp, từ đó chỉ ra quy luật vận động và hình thành của sự tương đồng về loại trong các nhóm đối tượng này. Lý thuyết loại hình học trong nghiên cứu văn học sẽ giúp chúng ta nhận biết được cái chung, cái phổ biến mang tính chất quy luật trong sự thống nhất với cái cá biệt, cái đặc thù của một đối tượng văn học cụ thể. 11
  14. Nghiên cứu thành tựu học thuật văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX trên cơ sở lý thuyết loại hình học sẽ giúp cho người nghiên cứu, từ nhiều phương diện khác nhau, tìm ra cơ sở chung sự hình thành quan điểm thẩm mỹ, quan niệm nghệ thuật của kiểu loại tác giả này, cũng như bản chất loại hình trước tác của họ, phân biệt ở những mức độ nhất định kiểu tác giả nhà văn làm học thuật với các kiểu loại tác giả khác đương thời trên một số phương diện như: phương thức tư duy, quan niệm văn học, quan niệm thẩm mỹ, quá trình trước tác, tính loại hình của tác phẩm… Tiểu kết chương 2 Trong Chương 2 chúng tôi đi vào tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tư tưởng và phương thức trước thuật văn chương của ba tác giả. Cùng với đó việc tìm hiểu và đánh giá sự vận động, phát triển của học thuật văn chương ở Việt Nam từ những giai đoạn trước đến thế kỉ XVIII cũng như chỉ ra nhu cầu tất yếu của việc phát triển học thuật văn chương ở Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Để từ đó chỉ ra sự một số đặc điểm của loại hình nhà nho làm trước thuật mà cụ thể ở đây là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. Chương 3 TƯ TƯỞNG HỌC THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN ĐỊNH DI SẢN VĂN CHƯƠNG CỦA LÊ QUÝ ĐÔN VÀ BÙI HUY BÍCH 3.1. Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn 3.1.1. Sự hình thành, phát triển tư tưởng văn học và tư tưởng học thuật của Lê Quý Đôn Sự hình thành, phát triển tư tưởng văn học và tư tưởng học thuật của Lê Quý Đôn là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: Kế thừa từ nền tảng học thuật nước nhà, tiếp thu tư tưởng học thuật nước ngoài và quan niệm về vai trò và các phương diện của văn học chi phối tư tưởng học thuật văn chương. 12
  15. Chúng ta đều biết, nước Việt ta tính đến thời kì Lê Quý Đôn sống - thế kỉ XVIII đã có khoảng 800 năm độc lập, tự chủ. Nhà nước phong kiến trải qua các triều đại đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khác nhau từ hoàn thiện thể chế tới sự phát triển tư tưởng, văn học, nghệ thuật, sử học, kiến trúc, sân khấu... Đặc biệt, không thể không kể tới những nhà nho làm học thuật cần mẫn đã để lại cho hậu thế nhiều công trình khoa học có giá trị. Tất cả những giá trị văn hóa, tinh thần đó đã ảnh hưởng đến Lê Quý Đôn một cách toàn diện và sâu sắc. Một bối cảnh văn hóa hết sức quan trọng hình thành nên tài năng và thành công của Lê Quý Đôn là sự tiếp xúc của ông với tư tưởng và học thuật nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc, phương Tây và cả Triều Tiên thông qua quá trình đọc sách, nghiên cứu tài liệu cũng như quá trình đi sứ của ông. Những quan niệm về văn học của nhà bác học tuy chưa được phát biểu trực tiếp thành hệ thống nhưng trong quá trình sáng tác và biên soạn sách của mình ông đã bước đầu đề cập đến. 3.1.2. Phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn Phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn được thể hiện một cách khoa học và logic trên hai phương diện: Phương pháp sưu tầm tài liệu và phương pháp phân loại tài liệu. Phương pháp sưu tầm tư liệu: Lê Quý Đôn sưu tầm tư liệu bằng hai phương pháp là phương pháp phát hiện tư liệu và phương pháp thu thập tư liệu. Điền dã chính là một trong những phương pháp phát hiện tư liệu của ông. Bản thân ông là người đi nhiều, giao du rộng, lại ham hiểu biết nên đi đến đâu ông cũng quan sát tỉ mỉ và thận trọng ghi chép lại tất cả những điều mắt thấy, tai nghe. Bên cạnh đó Lê Quý Đôn còn tập trung khai thác nguồn tư liệu từ thư tịch trong và ngoài nước. Học tập tiền nhân là điều mà ông luôn tâm đắc và cũng là tôn chỉ trong sự nghiệp của Lê Quý Đôn. Lê Quý Đôn trong sự nghiệp chính trị của mình đã có hai lần đi sứ phương Bắc. Trong hai lần đi sứ này ông không chỉ làm nhiệm vụ chính trị mà đặc biệt quan tâm tới thư tịch 13
  16. của Trung Hoa. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những người Việt lưu vong ở nước ngoài, những người vừa trải qua nhiều biến cố nên những ý kiến trong các trước tác của họ thể hiện tính thời sự rõ nét. Lê Quý Đôn đặc biệt quan tâm tới nguồn thư tịch này. Cùng với việc tiếp cận sách vở ngoại quốc thì tư liệu từ sách vở trong nước vẫn là nguồn tư liệu chính cho những công trình biên soạn của nhà bác học. Phương pháp lựa chọn và phân loại tài liệu: Trong những công trình sưu tầm và biên soạn của mình Lê Quý Đôn đã kế thừa và ý thức cao độ về trách nhiệm của mình trong việc học tập tiền nhân và nối tiếp thành quả của người đi trước. Ông đưa ra tiêu chí lựa chọn và phân loại tài liệu một cách rõ ràng, thống nhất trong toàn bộ trước tác của mình. Về tiêu chí phân loại thư tịch có thể thấy Lê Quý Đôn chia thành bốn loại: Loại hiến chương; Loại thi văn; Loại truyện ký; Loại phương kỹ. Trong loại thi văn theo sự phân loại của ông, có hai tiểu loại rất rõ ràng là “thi” và “văn”. Về đối tượng tuyển chọn cũng được ông xác định rất rõ ràng, cụ thể: Đối tượng tuyển chọn đầu tiên là thơ của các nhà nho chính thống, sau đó đến thơ của các nhà nho ẩn dật, các thiền sư, thơ của những tác giả nữ và thơ đi sứ. Qua hệ thống đối tượng tuyển chọn như trên có thể thấy, Lê Quý Đôn đã mở rộng phạm vi tuyển chọn khi đưa vào trong thi tuyển của mình thơ của các thiền sư – vốn là những người không có cùng hệ tư tưởng với ông, sau đó ông còn trân trọng, nhìn nhận đánh giá khách quan sáng tác của những tác giả nữ. Đặc biệt, trong tuyển tập của mình ông sưu tầm thơ đi sứ của người Việt và thơ của các sứ thần Trung Quốc và sứ thần Triều Tiên khi gặp gỡ với sứ thần nước ta. Về tiêu chuẩn tuyển chọn, ông tuân theo năm lệ: 1. Những bài lời lẽ đều hay. 2. Những bài thơ chỉ có lời hay. 14
  17. 3. Những bài chưa hay, nhưng được nhiều người thích. 4. Những bài chưa hay nhưng tác giả là bậc hiền mà ít người biết tiếng, chép lấy một vài bài cho tên tuổi của họ khỏi bị mai một. 5. Những bài lời không hay nhưng lẽ khá đều được chép. Cho thấy tiêu chuẩn lựa chọn cũng như quan điểm thẩm mỹ của ông là khá rộng rãi, cởi mở. 3.1.3. Đánh giá thành tựu và phương thức trước thuật văn chương của Lê Quý Đôn - Ưu điểm Lê Quý Đôn là nhà nho làm học thuật lỗi lạc với một khối lượng công trình lớn vào bậc nhất của thời trung đại. Những công trình của ông mang tính khoa học và chuyên nghiệp rõ rệt. Lê Quý Đôn trình bày tác phẩm, tác giả một cách minh bạch, chú ý tới giá trị nội dung và hình thức của bài được tuyển. Ông cũng mở rộng đối tượng tác giả trong việc tuyển chọn của mình. Không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ Nho giáo với các tác giả là những nhà nho thành danh. Ông còn chú ý đến sáng tác của các thiền sư, của các tác giả khác dân tộc mình và đặc biệt là của các tác giả nữ. Điều đặc biệt tiến bộ của Lê Quý Đôn trong phương pháp biên định văn chương của ông nằm ở tiêu chí lựa chọn tác phẩm. Nhà bác học đã quan tâm tới thị hiếu của độc giả khi lựa chọn những bài thơ văn theo ông là “chưa hay nhưng được nhiều người thích”. - Hạn chế Hạn chế đầu tiên phải kể đến chính là ông đã bỏ qua những sáng tác bằng chữ Nôm không đưa vào trong những công trình biên soạn của mình. Sự phân chia loại thể của ông còn nặng về văn học chức năng, coi nhẹ văn học có tính nghệ thuật. Trong sự phân loại của mình, các thể loại vẫn chưa thực sự có ranh giới rõ ràng, văn - sử - triết vẫn là một khối bất phân, mặc dù ông đã bắt đầu có ý thức tách riêng khối hỗn nhập này. 3.2. Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Bùi Huy Bích 15
  18. 3.2.1. Sự hình thành và phát triển tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Bùi Huy Bích Bùi Huy Bích là nhà Nho học lớn thế kỷ XVIII. Ông mang tư tưởng trung thành với Nho giáo đến hơi thở cuối cùng. Ông đề cao Nho giáo, đánh giá thấp Phật giáo, Lão giáo. Ông ca ngợi Lê Quát, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, bài xích các thuyết dị đoan, các truyện kỳ quái, mê tín của Phật giáo và Đạo giáo. 3.2.2. Phương pháp biên định di sản văn chương của Bùi Huy Bích Về quan niệm học thuật của Bùi Huy Bích có thể thấy ông đã có sự kế thừa những gì tinh túy nhất của các bậc tiền bối đi trước, đặc biệt là từ Thầy học của mình - nhà bác học Lê Quý Đôn. Tuy nhiên, với bản tính thông minh vốn có, lại thêm sự cẩn trọng tích lũy được trong quá trình làm quan, Bùi Huy Bích đã tiếp thu đầy sáng tạo để làm mới những công trình của mình, góp phần hoàn thiện thêm kho tàng tư liệu văn học dân tộc. Trong hai bộ sách Hoàng Việt văn tuyển và Hoàng Việt thi tuyển ông đã thể hiện rất rõ những điều trên. Hai bộ sách vừa kế thừa những tinh hoa của người đi trước lại vừa bổ sung thêm nhiều điểm mới quý giá làm tăng giá trị cho công trình hợp tuyển này. Trong Hoàng Việt thi tuyển, về mỗi tác giả đều có ghi tiểu sử tóm tắt, về mỗi bài thơ có ghi thể loại: ngũ tuyệt (thơ 5 chữ 4 câu), ngũ ngôn (thơ 5 chữ 8 câu), thất tuyệt (thơ 7 chữ 4 câu), thất ngôn (thơ 7 chữ 8 câu), trường thiên (trên 8 câu). Những bài thơ hay có dấu khuyên bên phải các chữ, nhiều bài có kèm lời chú thích. Phạm vi thu thập của tác phẩm cũng khá đầy đủ, mốc cuối cùng là cuối triều Lê, thêm được những tác gia cuối thời Cảnh Hưng như Phạm Quý Thích, Phạm Nguyễn Du, Hồ Sĩ Đống. Đây là điều mà trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn không thấy. Bên cạnh Hoàng Việt thi tuyển thì Hoàng Việt văn tuyển cũng là một công trình hợp tuyển xuất sắc của văn chương trung đại Việt Nam. Hoàng Việt văn tuyển gồm 8 quyển với 10 thể loại văn xuôi của 56 tác giả và 113 tác phẩm. Việc ông sưu tầm các tác phẩm văn từ 16
  19. triều Lý đến triều Lê và tập hợp, sắp xếp thành các loại tuân theo một số quy định rất rõ về Thời gian lựa chọn trong văn tuyển, Đối tượng tác giả được lựa chọn, Thể loại và thứ tự sắp xếp các tác phẩm được lựa chọn, Quy cách giới thiệu các tác phẩm trong văn tuyển cho thấy ý thức và công sức rất lớn của Bùi Huy Bích trong việc biên soạn văn tuyển. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam có một Văn tuyển đồ sộ và bề thế được biên soạn khoa học như vậy. Tiểu kết chương 3 Chương 3 đi vào tìm hiểu về tư tưởng và phương thức trước thuật văn chương của Lê Quý Đôn và Bùi Huy Bích. Sở dĩ chúng tôi xếp hai tác giả này vào cùng một chương bởi Bùi Huy Bích bên cạnh việc là học trò xuất sắc của Lê Quý Đôn là người nối tiếp những tư tưởng và cách làm việc của Thầy mình thì ông cũng có những quan niệm và bước tiến riêng trong sự nghiệp biên soạn di sản văn chương và có những đóng góp nhất định cho nền học thuật nước nhà ở giai đoạn này. Trong chương này chúng tôi cũng tiến hành so sánh một số bộ hợp tuyển thi văn để có cái nhìn cụ thể hơn về sự vận động và phát triển của việc biên soạn thơ văn thời trung đại ở Việt Nam. Ở chương tiếp theo, chúng tôi sẽ tìm hiểu thành tựu của nền học thuật văn chương Đại Việt qua một tác giả lớn là Phan Huy Chú. Việc đặt ông trong thế so sánh với thành tựu học thuật thế kỷ XVIII, với Lê Quý Đôn và Bùi Huy Bích sẽ giúp chúng ta thấy được những đóng góp mới của Phan Huy Chú và bước phát triển của nền văn chương và học thuật dân tộc ở thế kỷ XIX. Chương 4 TƯ TƯỞNG HỌC THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN ĐỊNH DI SẢN VĂN CHƯƠNG CỦA PHAN HUY CHÚ 17
  20. 4.1. Sự hình thành, phát triển tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Phan Huy Chú 4.1.1. Ảnh hưởng của truyền thống gia đình Phan Huy Chú (1782 - 1840), sinh tại làng Thụy Khê, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) trong một dòng họ có truyền thống khoa bảng và văn học. Dòng họ Phan Huy vốn có nguồn gốc ở Thạch Châu, Lộc Hà, Hà Tĩnh nhiều đời làm nghề xướng ca, sau chuyển ra Quốc Oai sinh sống và lập nghiệp. Đây là dòng họ nổi tiếng với những tên tuổi có sức ảnh hưởng và có nhiều đóng góp lớn đương thời như Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh... Bên cạnh việc tiếp nhận tinh hoa của dòng họ Phan Huy, Phan Huy Chú còn chịu ảnh hưởng của dòng họ Ngô Thì tiếng tăm lừng lẫy. Mẹ ông là bà Ngô Thị Thục, là con gái của Ngô Thì Sĩ, em gái Ngô Thì Nhậm - những danh sĩ nổi tiếng bậc nhất đương thời. Đặc biệt là Ngô Thì Nhậm - người bác, người bạn học của cha ông. Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm là những người có vị trí đặc biệt quan trọng trong triều đình Tây Sơn với những đóng góp trên nhiều mặt từ chính trị đến quân sự, ngoại giao, văn hóa… Như vậy, có thể thấy Phan Huy Chú được sinh ra và nuôi dưỡng trong môi trường gia đình có nền tảng văn hóa tốt lại được tiếp nhận và trực tiếp dược dạy bảo bởi những con người ưu tú của hai dòng họ lớn là dòng họ Phan Huy và dòng họ Ngô Thì. Đây chính là cơ sở, tiền đề cho Phan Huy Chú có những bước tiến dài trong sự nghiệp trước thuật của mình sau này. 4.1.2. Những trải nghiệm từ cuộc đời Phan Huy Chú sinh ra trong môi trường của thi thư, văn hóa, lớn lên lại có điều kiện tiếp xúc, chịu ảnh hưởng trực tiếp của những tấm gương hiếu học và thành danh trong cả sự nghiệp chính trị lẫn học thuật của hai dòng họ lừng lẫy nên ông cũng sớm mang trong mình hoài bão lớn của việc “lập thân”. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2