Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đặc điểm của lối viết nữ khi thể hiện các chủ đề giới và nội dung giới trong nhiều mối quan hệ bản chất và tương tác để làm thành đặc sắc và thi pháp riêng của truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH XUÂN TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM 2000 - 2015 TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS HỒ THẾ HÀ Huế, 2020
- Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS HỒ THẾ HÀ Phản biện 1: ....................................................................................... ............................................................................................................. Phản biện 2: ....................................................................................... ............................................................................................................. Phản biện 3: ....................................................................................... ............................................................................................................. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại……………………………………………………………….... Vào hồi:….giờ, ngày…tháng...năm 202..... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế - Trung tâm Thông tin tư liệu Đại học Huế
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phong trào đấu tranh nữ quyền đã xuất hiện từ lâu trong đời sống xã hội và trong văn học. Cuộc đấu tranh giành lại vị thế đã mất để tạo dựng lại sự bình đẳng và vị thế mới của nữ giới, lần đầu được các nhà nữ quyền luận đúc kết lại thành lý thuyết nữ quyền và cuối cùng người ta gọi là nữ quyền luận hay chủ nghĩa nữ quyền (feminism). Phong trào này xuất phát từ ý thức về bản thân của giới nữ, được manh nha vào thời kỳ Khai sáng và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XIX đến nay. Vào năm 1949, nữ văn sĩ Pháp Simone de Beauvoir cho xuất bản Giới thứ hai (The Second Sex). Đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền trong đời sống xã hội hiện đại nói chung và trong văn học nói riêng. Nghiên cứu về lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền đã được nhiều người chọn làm đề tài nghiên cứu của mình ở từng tác giả, tác phẩm, nhưng để vận dụng phê bình văn học nữ quyền trong truyện ngắn nữ hiện đại Việt Nam thì vẫn còn ít và chưa chưa có những đề tài tính chuyên sâu. Để hoàn thành luận án, chúng tôi chú trọng phân tích các tác phẩm về nữ quyền dựa trên nền tảng lý thuyết phê bình văn học nữ quyền của phương Tây khi áp dụng vào truyện ngắn nữ Việt Nam để tìm hiểu những đặc thù riêng về tâm lý, văn hóa dân tộc thông qua hình tượng và diễn ngôn tác phẩm. Đặc biệt, chúng tôi nhấn mạnh mốc thời gian 2000 – 2015 như là một điểm nhấn trong luận án, bởi mốc 15 năm đầu thế kỷ, truyện ngắn có nhiều thành tựu nổi bật. Truyện ngắn nữ góp phần thúc đẩy nền văn học Việt Nam trong quá trình “đổi mới”, trong đó, có sự đổi mới về hình tượng nhân vật nữ từ góc nhìn hiện đại, đương đại và từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền. Chính vì vậy, chúng tôi chọn Truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 1
- 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những tác phẩm truyện ngắn nữ giai đoạn 2000 - 2015 thể hiện nhu cầu và sự tự nhận thức về giới và nữ quyền sâu sắc, đa dạng với vẻ đẹp và lối viết nữ mang bản sắc riêng. Cụ thể là những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả như: Lê Minh Khuê, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, Mai Thy, Lê Thị Hoài Nam, Ngân Hoa, Quế Hương, Đỗ Bích Thúy, Hà Thị Cẩm Anh, Bùi Như Lan, Nguyễn Thị Anh Thư... 2.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện Luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân tích những bình diện nổi bật thuộc nội dung và hình thức truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 2000 - 2015 để chỉ ra những đặc điểm nổi bật mang yếu tố phái tính và âm hưởng nữ quyền ở từng tác phẩm. Để có cái nhìn liền mạch và tiếp nối, chúng tôi có mở rộng so sánh trong chừng mực với các truyện ngắn nữ Việt Nam trước năm 2000 và sau năm 2015 để thấy sự cách tân và vị thế của truyện ngắn nữ trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Vì điều kiện giới hạn về tư liệu, nên những truyện ngắn nữ Việt Nam hải ngoại giai đoạn này không được chúng tôi chọn để nghiên cứu trong luận án. 3. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Hướng tiếp cận Hướng tiếp cận chính mà luận án là vận dụng lý thuyết phê bình văn học nữ quyền soi rọi vào truyện ngắn nữ Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 1986 – 2015 để tìm ra giá trị nhân văn và giá trị thẩm mỹ ẩn chứa bên sâu ngôn từ, hình tượng để tạo thành tư tưởng của tác phẩm. 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh, đối chiếu: đây là phương pháp có tính xuyên suốt trong toàn bộ luận án với việc phân tích và so sánh các tác 2
- phẩm với nhau về cả nội dung và hình thức thể hiện để thấy rõ tinh thần và âm hưởng nữ quyền trong ý thức nghệ thuật của từng tác giả và tác phẩm tiêu biểu. - Phương pháp cấu trúc, hệ thống: đây là phương pháp đặc biệt có ý nghĩa trong việc mô hình hóa và hệ thống hóa các quan điểm về nữ quyền trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ trung đại cho đến hiện đại. - Phương pháp loại hình học: đây là phương pháp cơ bản để xác định được đặc trưng của lối viết nữ, cá tính sáng tạo của một số cây bút nữ tiêu biểu trong truyện ngắn về cả mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng lý thuyết Thi pháp học làm phương pháp hỗ trợ để nghiên cứu các yếu tố nổi trội của nội dung và hình thức, hai bình diện tạo nên chỉnh thể tự trị của truyện ngắn nữ Việt Nam giai đoạn này. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm bản chất về nội dung và hình thức tác phẩm phản ánh ý thức phái tính và âm hưởng nữ quyền mạnh mẽ nhất mà các nhà văn nữ đã ý thức thể hiện qua từng quan hệ và bước ngoặt chuyển mình của đời sống xã hội. - Nghiên cứu đặc điểm của lối viết nữ khi thể hiện các chủ đề giới và nội dung giới trong nhiều mối quan hệ bản chất và tương tác để làm thành đặc sắc và thi pháp riêng của truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Kế thừa nền tảng lý thuyết nữ quyền/ phê bình văn học nữ quyền, luận án đi sâu nghiên cứu về lối viết nữ thông qua đặc trưng thể loại. Từ đó, xác lập vị thế, đóng góp nổi bật của từng nhà văn nữ trong việc thể hiện ý thức phái tính và âm hưởng nữ quyền hiện đại của truyện ngắn nữ giai đoạn 2000 – 2015. 3
- - Bên cạnh đó, luận án còn so sánh, đối chiếu, phân tích âm hưởng nữ quyền, làm rõ sự khác biệt cũng như những đóng góp của truyện ngắn nữ đương đại 2000 – 2015 so với truyện ngắn nữ giai đoạn trước năm 2000 và sau năm 2015. 5. Đóng góp của luận án Luận án có những đóng góp mới sau đây: - Hệ thống và lý giải một cách chuyên sâu những vấn đề về nữ quyền trong văn hóa và văn học, đặc biệt là trong truyện ngắn nữ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015. Từ đó khẳng định ý thức phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học đương đại là một bước tiến/ hệ quả tất yếu của xu hướng bình đẳng hóa, dân chủ hóa trong xã hội và trong văn học mà các nhà văn nữ đã ý thức sâu sắc và thể hiện rất có hiệu quả trong sáng tạo. - Đề tài nghiên cứu thực tiễn sáng tác truyện ngắn của các nhà văn nữ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2000 – 2015 để thấy được sự cách tân trong việc thể hiện nội dung và hình thức tác phẩm. Qua đó, chỉ ra những đóng góp nổi bật của các nhà văn nữ Việt Nam trong việc phát huy và phát triển dòng văn học nữ quyền đã hiện diện từ trước đến nay. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Lý thuyết nữ quyền, Phê bình văn học nữ quyền và ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam Chương 3: Các kiểu nhân vật nữ mang đặc trưng giới trong truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 – 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền Chương 4: Phương thức nghệ thuật của truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 – 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền 4
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết nữ quyền 1.1.1 Tình hình nghiên cứu lý thuyết nữ quyền trên thế giới Nghiên cứu về lý thuyết nữ quyền có nghĩa là nghiên cứu về sự đấu tranh để đạt được quyền bình đẳng giới trên tất cả mọi phương diện của đời sống xã hội và tinh thần. Ở phương Tây, ngoài những tác phẩm viết về nữ quyền nổi tiếng như Giới thứ hai (1949) của Simone de Beauvoir, Một căn phòng riêng của Virginia Woolf (1929), Sự biện minh cho các quyền của phụ nữ (A Vindication of the Right of Women, 1792) của Marie Wollstonerast, Cuốn sổ tay vàng (The Golden Notebook, 1979) của Doris Lesing, thì còn phải kể đến học thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud và Phân tâm học cấu trúc của Jacques Lacan. Freud với “mặc cảm Oedip” đã phân định ra đặc trưng trong tính cách nam và nữ: nam giới chủ động và chiếm hữu còn nữ giới thì bị động, lệ thuộc. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết nữ quyền ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu nữ quyền cũng diễn ra khá sớm, nhất là từ những năm đầu thế kỷ XX. Có thể thấy rằng, với những công trình nghiên cứu có chất lượng và số lượng về lý thuyết giới/ lý thuyết nữ quyền, các tác giả đã đưa bạn đọc đến một hướng tiếp cận về phê bình nữ quyền đầy đa dạng, hiệu quả và sáng tạo. Đây chính là một hướng đi mới của nghiên cứu và tiếp nhận văn học: phê bình văn học nữ quyền. Một số luận văn, luận án văn học nghiên cứu về nữ quyền: Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu (Nguyễn Thị Thanh Xuân, Luận án Tiến sĩ Văn học, Hà Nội, 2013); Truyện ngắn các nhà 5
- văn nữ đương đại, tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại (Phạm Thị Thanh Phương, Luận án Tiến sĩ Văn học, Hà Nội, 2005); Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu) của tác giả Nguyễn Thị Hưởng, Luận án Tiến sĩ Văn học, 2016; Nhân vật nữ trong tác phẩm của Ernest Hemingway từ góc độ nữ quyền luận của tác giả Lê Lâm, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, 2015; Âm hưởng nữ quyền trong truyện ngắn các nhà văn nữ thời kỳ đổi mới (Nguyễn Thị Oanh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Vinh, 2007); Ý thức nữ quyền trong văn xuôi Võ Thị Xuân Hà (Dương Mai Liên, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đà Nẵng, 2004)... 1.2. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn nữ Việt Nam từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền Nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền hiện nay đang trở thành một hướng đi đầy mới lạ, hấp dẫn. Bởi lẽ, học thuyết nữ quyền không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều bộ môn, nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống mà nó còn chi phối đến đời sống của phê bình văn học, đến mỗi cá nhân thưởng thức văn học. Văn học Việt Nam đã có sự cách tân và đổi mới toàn diện từ sau năm 1986. Sự tiếp nhận và phát triển học thuyết nữ quyền dựa trên nền tảng lý thuyết có sẵn đã giúp cho các tác giả nữ đã có cơ hội vận dụng linh hoạt vào trong đời sống sáng tạo và phê bình. Họ là những người tiên phong đi đầu cho phong trào nữ quyền trong văn học và đã tạo được những tiếng vang mạnh mẽ với những vấn đề được đề cập rất gần gũi, bình dị nhưng lại mang những giá trị nhân văn sâu sắc. Những tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến: Y Ban với I’am đàn bà, Đỗ Hoàng Diệu với Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận, Nguyễn Thị Thu Huệ với Minu xinh đẹp, Võ Thị Hảo với Bàn tay lạnh... và nhiều tác phẩm có tiếng vang của nhiều tác giả thuộc nhiều thế hệ khác nhau… Tất cả đã làm nên những sắc thái đầy thiên tính nữ trong văn chương, tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật đặc sắc, mới lạ. 6
- 1.2.1. Giai đoạn từ trước năm 2000 Về tình hình nghiên cứu, trong giai đoạn 1945 - 1975, các nhà nghiên cứu và phê bình cho rằng văn chương đô thị miền Nam có những bước khởi sắc, đặc biệt là văn xuôi mang sắc thái nữ tính, hiện đại của các nhà văn nữ. Tiêu biểu là tác giả Nguyễn Văn Sâm với những công trình nghiên cứu như Văn chương tranh đấu miền Nam (1969) và Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945 - 1950 (1972) đã chỉ ra sự tranh đấu của những người dân quê và đặc biệt là nghiên cứu các tác giả với “sứ mệnh giai đoạn của phụ nữ ý thức” gắn với sự trưởng thành trong tư tưởng của người phụ nữ miền Nam Việt Nam. Tóm lại, tình hình nghiên cứu về truyện ngắn nữ từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền trước năm 1986 không nhiều và chỉ tập trung vào các nhà văn nữ văn xuôi đô thị miền Nam, nhưng cũng đã thể hiện mốc phát triển khởi đầu đầy ấn tượng, cá tính trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Đồng thời, là cơ sở và tiền đề để các tác giả nữ thể hiện đậm nét ý thức nữ quyền trong từng sáng tác của mình giai đoạn sau. 1.2.2. Giai đoạn từ sau năm 2000 Có thể nói, sau thời kỳ Đổi mới (từ mốc 1986), truyện ngắn Việt Nam đã có “sự lột xác” đầy khởi sắc, mở ra một thời kỳ huy hoàng cho văn chương nước nhà. Đây là thời kỳ phát triển đỉnh cao và đầy khởi sắc cho nền văn xuôi với những cây bút trẻ đầy nhạy cảm, đi sâu khám phá về thời cuộc. Những công trình nghiên cứu, phê bình về nữ quyền có giá trị, là tài liệu không thể thiếu khi nghiên cứu về giới nữ được đánh giá cao như: Văn chương và cảm nhận (năm 2005) của Tôn Phương Lan, Truyện ngắn hiện đại Việt Nam 1945 - 1975 (các năm 2007, 2010) của Hỏa Diệu Thúy; Lý luận phê bình văn học đổi mới và sáng tạo (năm 2013) của Cao Thị Hồng, Văn học Việt Nam hiện đại - sáng tạo 7
- và tiếp nhận (năm 2015) của Nguyễn Bích Thu;... Ngoài ra, còn phải kể đến những cây bút lý luận phê bình nữ chuyên sâu như Mai Hương, Lưu Khánh Thơ, Lý Hoài Thu, Hoàng Thụy Anh, Trần Thị Trâm… Với tình hình phê bình văn học hiện nay tại Việt Nam, theo tác giả Trần Huyền Sâm thì phê bình nữ quyền đóng vai trò quan trọng, là “một hướng nghiên cứu đầy tiềm năng” về các vấn đề giới. 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hƣớng triển khai đề tài 1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu Có thể nhận thấy rằng, lý thuyết nữ quyền cũng như phê bình nữ quyền là hướng nghiên cứu đầy chuyên sâu và khả dụng được đưa vào trong văn học và đã đạt được những thành công và hiệu quả đáng mong đợi. Lý thuyết nữ quyền/ phê bình văn học nữ quyền với đối tượng nghiên cứu chính là giới nữ, đều tập trung sự nghiên cứu chính vào bất bình đẳng giới và các hệ quả từ sự phân biệt đó. Phê bình nữ quyền có hướng nghiên cứu sâu rộng bởi không chỉ được ứng dụng trong văn học mà còn cả trong xã hội học, nhân học, triết học, giáo dục… Chính nhờ sức lan tỏa mạnh mẽ trong tất cả các mặt của xã hội, phê bình nữ quyền với hệ thống lý thuyết đa dạng, phong phú từ phương Tây đã được nhiều tác giả chọn làm hướng nghiên cứu chủ đạo của mình. 1.3.2. Hướng triển khai của đề tài Từ việc nghiên cứu về nữ quyền và các vấn đề có liên quan về giới đã được một số tác giả chọn làm hướng nghiên cứu trọng tâm của mình, chúng tôi nhận thấy rằng, nghiên cứu về hệ thống lý thuyết nữ quyền và áp dụng trong việc phân tích và phê bình văn học đã và đang mang lại những giá trị khả quan. Thứ hai, chúng tôi còn đi sâu, phân tích, hệ thống hóa các kiểu nhân vật nữ mang đặc trưng giới trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền. Thứ ba, hệ thống diễn ngôn mang ý thức giới đã được các tác giả nữ khéo léo lồng vào càng thể hiện được những thanh âm đầy trong trẻo, cá tính và hồn hậu, đầy yêu thương của giới nữ. 8
- Chƣơng 2 LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 2.1. Vấn đề nữ quyền và sự xuất hiện chủ nghĩa nữ quyền 2.1.1. Vấn đề nữ quyền - nguồn gốc và khái niệm Người đặt ra từ “chủ nghĩa nữ quyền” chính là Charles Fourier, một triết gia người Pháp chuyên về chủ nghĩa xã hội không tưởng. Lần đầu tiên thuật ngữ “nữ quyền” (feminism) hay “nhà hoạt động nữ quyền” (feminist) xuất hiện ở Pháp và Hà Lan năm 1872, ở Vương quốc Anh trong những năm 1890, và Hoa Kỳ vào năm 1910. Từ điển Oxford English Dictionary đưa từ “feminist” lần đầu vào năm 1894, feminist được dịch là “người theo nữ quyền”. Nhiều phong trào nữ quyền xuất hiện để thực thi quyền của phụ nữ nên được coi là phong trào nữ quyền. 2.1.2. Sự xuất hiện chủ nghĩa nữ quyền và sự phát triển của quyền phụ nữ Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa nữ quyền, người phụ nữ muốn có sự cải thiện về đời sống vật chất và tinh thần thì cần phải quan tâm đến những vấn đề như thu nhập, công việc và học vấn, tri thức. Nếu trong một gia đình, người phụ nữ hoàn toàn sống phụ thuộc vào đàn ông, không việc làm, không tri thức thì họ sẽ không có tiếng nói cả trong gia đình và ngoài xã hội. Và ngược lại, nếu họ có công việc và nguồn thu nhập ổn định thì họ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ và có quyền lực để quyết định. Ngày nay, xã hội càng phát triển, người phụ nữ càng thể hiện được quyền lực nữ quyền của mình trong tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội... 2.2. Lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền 2.2.1. Lý thuyết nữ quyền Lý thuyết giới/ lý thuyết nữ quyền được nhìn nhận như sự nhận thức và hạn chế tình trạng áp bức, bóc lột, hành hạ phụ nữ trong 9
- công việc, đời sống xã hội cũng như đời sống gia đình. Đồng thời tiến đến chấm dứt hoàn toàn sự thống trị gia trưởng, sự áp bức, bóc lột sức khỏe sinh sản và tình dục của phụ nữ, lên tiếng cho quyền được cống hiến, làm việc và được đối xử bình đẳng với nam giới trong công việc và xã hội. 2.2.2. Phê bình văn học nữ quyền Phê bình nữ quyền chỉ thực sự trở nên có sức lan tỏa mạnh mẽ thông qua tác phẩm “kiệt xuất” của nữ văn sĩ người Pháp Simone de Beauvoir: Giới thứ hai (1949). Trong tác phẩm của mình, Beauvoir chỉ trích gay gắt nền văn hóa phụ hệ đã đẩy người phụ nữ ra ngoài lề của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Và trong tư tưởng của nền văn hóa ấy, nam giới luôn gắn liền với nhân loại, lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn nhận như một “kẻ khác” (The Other), luôn ở thế bị động, phụ thuộc, phải dựa hoàn toàn vào nam giới. Từ những thực tế lý luận - phê bình nêu trên, chúng tôi mạo muội xác định nội hàm thuật ngữ phê bình văn học nữ quyền ở các nội dung khái quát có tính tương đối ứng với truyện ngắn nữ 2000- 2015 như sau: Phê bình văn học nữ quyền là việc đi sâu phân tích, đề cập tất cả các mặt cấu trúc, nội dung, thể tài, văn phong riêng của từng tác giả nữ trong từng giai đoạn cụ thể thông qua “lối viết nữ” đặc thù - thường được viết dựa trên mọi suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của nữ giới bao gồm tất cả mọi phương diện trong đời sống như hôn nhân, gia đình, kinh tế, luật pháp, các thể chế xã hội... để đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng, quyền được tôn trọng đối với giới nữ luôn trở thành đối tượng, nội dung của phê bình văn học nữ quyền thể hiện một cách sáng tạo và có hiệu quả. Thuật ngữ về sinh thái, sinh thái học, sinh thái văn học được phổ biến tại Mỹ từ năm 1974, sau đó lan rộng ra khắp thế giới với những đại diện tiêu biểu như Joseph W. Meeker, Cheryll Glotfelty, 10
- Johnathan Bate, Carolyn Merchant… Theo các nhà nghiên cứu, cái hay của phê bình sinh thái, đó là có sự kết hợp với phê bình văn học với môi trường tự nhiên để tạo nên “đứa con tinh thần” vừa có giá trị nhân văn vừa có ý nghĩa trong việc kêu gọi bình đẳng giới, dần lấy lại được vai trò và vị trí trung tâm của giới nữ và tự nhiên trong xã hội hiện đại. 2.3. Ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam 2.3.1. Ý thức nữ quyền trong văn học truyền thống Nhắc đến ý thức nữ quyền trong văn học truyền thống, không thể không nhắc đến hệ thống ca dao, tục ngữ rất đa dạng, phong phú về hình tượng người phụ nữ. Tuy rằng ý thức nữ quyền trong ca dao xưa vẫn chưa được thể hiện mạnh mẽ và quyết liệt, đa phần là những bài ca dao than thân trách phận của phụ nữ, kể về nỗi đau của phụ nữ trước sự hà khắc của lễ giáo phong kiến như chế độ đa thê, trọng nam khinh nữ… Có thể nói, văn thơ giai đoạn này đề cập rất nhiều về hình tượng người phụ nữ với số phận bi kịch với các truyện thơ Nôm nổi tiếng như Phạm Tải – Ngọc Hoa; Phạm Công – Cúc Hoa; Nhị độ mai, Lục Vân Tiên xuất hiện vào thế kỷ XIX … Hình ảnh những người phụ nữ đức độ, giữ gìn tiết hạnh như Hạnh Nguyên (Nhị độ mai), Kiều Nguyệt Nga (Lục Vân Tiên) đã thể hiện được vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: trọng tình nghĩa, trọng ân tình, luôn hướng đến những giá trị truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống. Thơ ca trung đại cũng là thể loại phát triển mạnh mẽ với tiếng nói tố cáo mạnh mẽ chế độ phong kiến của các tác giả nữ, bênh vực thân phận của người phụ nữ, tiêu biểu như nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bà chính là nữ tác gia tiêu biểu với phong cách mang đậm hơi hướng cá nhân, tạo nên “hơi thở mới” cho văn học Việt Nam. Những tác phẩm tiêu biểu mang đậm dấu ấn ý thức nữ quyền trong văn học trung đại có thể kể đến như: Bánh trôi nước, Làm lẽ, Không chồng 11
- mà chửa, Thiếu nữ ngủ ngày, Lấy chồng chung…Văn học trung đại Việt Nam được mở đầu từ đầu thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX, là thời kỳ Nho giáo thiết lập những tư tưởng bảo thủ, hà khắc, ảnh hưởng nặng nề đến xã hội. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại có thể nói được thể hiện đa dạng, thậm chí còn manh nha vấn đề “xưa nay hiếm”: “ẩn ức tính dục”, “cảm quan tính dục”... Hồ Xuân Hương là một ví dụ điển hình tiêu biểu với những cảm quan đầy tính “thách thức” và “mới lạ” như thế. 2.3.2. Ý thức nữ quyền trong văn học hiện đại Sự “trỗi dậy” mạnh mẽ nhất của văn học nước nhà phải kể đến công cuộc Đổi mới năm 1986. Nếu như giai đoạn trước, các nhà văn nam chiếm địa vị “thống trị” trong lĩnh vực sáng tác truyện ngắn thì sau năm 1986, nhiều cây bút nữ dần xuất hiện và tạo nên một “trào lưu mới”, “hiện tượng mới” trong nền văn học nước nhà. Số lượng truyện ngắn nữ có chất lượng, được độc giả đánh giá cao cũng tăng dần theo thời gian. Nhiều cây bút nữ mới xuất hiện trên văn đàn nhưng đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc cả về nội dung và chất lượng nghệ thuật như: Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Y Ban, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu... Họ đã “thổi hồn” vào tác phẩm, tiếng nói nữ quyền đầy quyền uy, cá tính, phong cách viết văn mang đậm dấu ấn hiện đại và “hơi hướm” mới của thời đại. Tất cả những yếu tố đó đã mang lại thành công cho văn học Việt Nam hiện đại mà ở đó chủ thể tiêu biểu trong các sáng tác, chính là hình tượng nữ giới. Những chủ đề quen thuộc vẫn là tình yêu và hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Dù các tác phẩm của các nhà văn nữ phần lớn phản ánh bi kịch của giới nữ, nhưng ngược lại, nó không quá bi lụy mà lồng ghép vào đó là tinh thần “bất tử”, sức sống tiềm tàng của “những bông hoa” đã bị “vùi dập”, “tả tơi” nhưng vẫn tỏa hương cho đời. 12
- Chƣơng 3 CÁC KIỂU NHÂN VẬT NỮ MANG ĐẶC TRƢNG GIỚI TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM 2000-2015 TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN 3.1. Nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền sống và quyền tự do 3.1. Nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền sống Có thể thấy rằng, nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền sống và quyền tự do cũng chính là một tiền đề lý thuyết rất quan trọng, tiến đến giải phóng phụ nữ trong Giới thứ hai của Simone de Beauvoir. Trong quá trình khảo sát truyện ngắn nữ, chúng tôi nhận thấy rằng, so với bút pháp đầy gai góc và “cá tính hóa” đầy mạnh bạo, quyết liệt dành cho giới nữ của Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu thì lối viết nữ của Trần Thùy Mai vẫn cho thấy sự ung dung, nhẹ nhàng, tự tại nhưng vẫn đầy bản lĩnh, kiêu hãnh trong chính tính cách và tâm hồn người phụ nữ xứ Huế mộng mơ. Bút pháp của Trần Thùy Mai đã đi sâu khắc họa, “mổ xẻ” thế giới nội tâm đa chiều, đa diện của nhân vật nữ từ đó có thể thấy được khao khát sống hạnh phúc và tự do, là ước vọng của giới nữ nói chung và âm hưởng nữ quyền trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai nói riêng. 3.2. Nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền tự do Các nhân vật nữ của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu giống nhau ở điểm là họ đều muốn tìm kiếm sự tự do trong tình yêu, một tình yêu với nhiều cảm xúc thăng hoa nên họ đã “ngoại tình trong tâm thức”. Beauvoir đã có một cái nhìn đầy nhân văn, đã lý giải đầy tính thuyết phục với nguyên nhân sâu xa. Như vậy, so với lối viết nữ đầy nhẹ nhàng, sâu lắng, đầy thiên tính nữ của Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư thì văn phong của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu vừa có chút gì đó “nổi loạn”, cộng hưởng thêm yếu tố huyền ảo, vô thức càng khiến cho nhiều tác phẩm mang nét độc đáo riêng. 13
- 3.2. Nhân vật nữ với thiên tính làm mẹ và khát vọng tình yêu 3.2.1. Nhân vật nữ với thiên tính làm mẹ Có thể nói rằng, thiên tính làm mẹ là thiên tính cao đẹp và thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Bất kỳ người phụ nữ nào, trong mọi hoàn cảnh đều biết cách chăm sóc, yêu thương, bảo bọc “thiên thần bé nhỏ” của mình. Nó cũng khẳng định đức tính hy sinh, cần cù, chịu khó, giàu tình cảm là thiên tính nữ được ca ngợi nhiều nhất trong tất cả mọi thể loại của văn học nữ quyền đương đại Việt Nam (Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư, Đầy tớ mẹ xin nghỉ phép – Thy Lê…). 3.2.2. Nhân vật nữ với khát vọng tình yêu Viết về Mẫu tính và sự hy sinh thầm lặng cho tình yêu, hầu như mỗi tác giả nữ đều có một phong cách riêng. Nguyễn Thị Thu Huệ hầu hết đều viết về nhân vật chính là những người phụ nữ và các bé gái như Hậu thiên đường, Cõi mê, Tân cảng, Huyền thoại, Dĩ vãng... Trần Thùy Mai với những người đàn bà bất hạnh như Nguyệt cà nhắc (Quỷ trong trăng), Vy ngây (Chuyện ở phố hoa xoan), Thúy câm (Am bà cô), Hà “gái bán hoa” (Nốt ruồi son), Kiều Dung (Lễ cưới bạc)... Còn với Y Ban là những nữ trí thức xinh đẹp nhưng lại hụt hẫng, chênh vênh, mong muốn khao khát và cháy hết mình vì tình yêu trong Cưới chợ, Cuộc tình Silicon, Gà ấp bóng, Người đàn bà đứng trước gương, Sau chớp là dông bão, Tự... Nguyễn Ngọc Tư với thân phận chìm nổi, tù đọng của những người phụ nữ sông nước miền Tây chân chất, nhân hậu như cô bé Nương trong Cánh đồng bất tận, người đàn bà cô độc trong Dòng nhớ, cô Út trong Cái nhìn khắc khoải... Mẫu số chung của tất cả các nhân vật nữ qua sự nhào nặn, tưởng tượng (và có thể từ đời thực) là khao khát đầy cháy bỏng, mãnh liệt về một mái ấm hạnh phúc gia đình trọn vẹn. 3.3. Nhân vật nữ với bản năng tính dục và nhu cầu giải phóng tính dục 3.3.1. Nhân vật nữ với bản năng tính dục Ngày nay, trong xã hội hiện đại, các nhà văn nữ viết về sex chính là cách mà họ có thể giãi bày nỗi lòng, chiêm nghiệm về cuộc 14
- sống, đang trở thành xu hướng văn học mới. Viết về tính dục cũng chính là cách mà nhà văn nữ tự giải phóng bản thể của chính mình. Họ đã lấy người phụ nữ làm hình tượng trung tâm trong các tác phẩm của mình, phát xuất từ căn nguyên của chính xã hội mà họ đang sống. 3.3.2. Nhân vật nữ với nhu cầu giải phóng tính dục Điểm chung của tuyến nhân vật nữ trong các tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu, Y Ban, Lê Thị Hoài Nam, Đoàn Lê đó là có một đời sống tình dục nghèo nàn, tẻ nhạt, thiếu thốn, thậm chí có khi lại là sự “bức bí”. Nhưng họ không tuyệt vọng, họ tìm mọi cách giải phóng cho bản thân bằng việc “ngoại tình tư tưởng” hay thậm chí là “sex trong giấc mơ” (Bóng đè), “sex trong hồi tưởng” (Vu quy)... Điều đó không có gì xấu bởi sau những cuộc “giao hoan” trong giấc mơ, họ đã có thêm “năng lượng” để làm tròn chức trách của người vợ, người mẹ. Truyện Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu kể về một người phụ nữ về quê chồng ăn giỗ và những giấc mơ hoang ám ảnh cô kỳ lạ: những cảm xúc nhục dục thỏa mãn với hồn ma người cha chồng mà cô chưa từng có được cảm xúc ấy với chồng cô khiến cô vừa cảm thấy “thích thú” vừa “sợ hãi” và “tội lỗi”. 3.4. Nhân vật nữ với cảm quan sinh thái và ý thức giải phóng bản thân 3.4.1. Nhân vật nữ với cảm quan sinh thái Như vậy, qua các trang viết của giới nữ, thiên nhiên chính là “chất xúc tác” để giới nữ thể hiện tất cả những vẻ đẹp hoang sơ, tiềm ẩn đầy thiên tính nữ nhất. Thiên nhiên luôn lắng nghe, thấu hiểu và che chở, bảo vệ những người phụ nữ một cách trân trọng và đầy yêu thương. Đến lượt mình, người phụ nữ cũng thấy ngay trong tâm hồn mình sự đồng cảm và thương yêu, cùng chung niềm đau, mất mát và cả những niềm hân hoan, hạnh phúc. Đồng thời, kêu gọi con người cùng chung sức bảo vệ và gìn giữ môi trường sống trong lành của tự nhiên, cũng chính là “ngôi nhà tự nhiên” của nhân loại (Suối lạnh - Hà Thị Cẩm Anh, Đồi hoang - Phạm Thị Ngọc Liên, Biển như tôi nhớ - Lý Lan)… 15
- 3.4.2. Nhân vật nữ với ý thức giải phóng bản thân Bên cạnh nhân vật nữ với cảm quan sinh thái, chúng tôi muốn đề cập đến kiểu nhân vật nữ với ý thức giải phóng bản thân, đặc biệt là xu hướng thể hiện ý thức nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ tiêu biểu khác nhằm vươn đến khát vọng giải phóng bản thân là một nét mới mà chúng tôi muốn minh chứng như là điểm nổi bật của phê bình văn học nữ quyền (Cây thiêng trong lũng núi - Bùi Như Lan, Hơi thở của núi - Niê Thanh Mai, Lạc giữa lòng Mường - Hà Lý…). Có thể nói, người phụ nữ ở các vùng cao và các vùng dân tộc thiểu số chịu nhiều thiệt thòi, định kiến bởi bản chất người vùng cao từ đàn ông cho đến già làng, trưởng bản rất bảo thủ, lạc hậu, ngại tiếp thu cái mới, cái tiến bộ. Đó là một bức tranh thật ảm đạm bởi số phận người phụ nữ thật hẩm hiu, khắc nghiệt. Họ chỉ như là con trâu, con bò trong gia đình, suốt ngày làm lụng vất vả, họ thậm chí còn bị đánh đập, không được ra ngoài vui chơi, hưởng thụ cuộc sống. Chƣơng 4 PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM 2000 – 2015 TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN 4.1. Điểm nhìn trần thuật Có thể thấy rằng, văn xuôi nữ hiện đại ngày càng quan tâm đến các vấn đề thuộc về quyền lợi và bình đẳng của người phụ nữ. Do vậy, vấn đề diễn ngôn về giới càng được quan tâm và là chủ đề đang “hot” hiện nay. Hélène Cixous là người đầu tiên khai phá “lối viết nữ” trong văn chương (L’écriture féminine). Theo bà, giữa giới tính và diễn ngôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, diễn ngôn còn đóng vai trò nâng tầm giới tính. 16
- 4.1.1. Điểm nhìn bên trong Điểm nhìn bên trong là điểm nhìn nhân vật trong tác phẩm. Người kể chuyện thường xưng "tôi" hoặc có thể đứng ở ngôi thứ ba để kể chuyện. Với điểm nhìn bên trong thì không hề có khoảng cách giữa nhân vật và người kể chuyện. Bởi vì người kể chuyện chính là nhân vật, người kể chuyện như "hóa thân" vào nhân vật, thấu hiểu mọi suy nghĩ, tính cách của nhân vật. Thế giới nội tâm nhân vật được thể hiện đa chiều nhất thông qua điểm nhìn bên trong. Đây cũng chính là sự “hòa quyện” của tận cùng nỗi đau cùng với nhân vật. Nhân vật “tôi” đóng vai trò là chủ thể phát ngôn cũng chính là người kể chuyện, dẫn dắt câu chuyện theo những diễn biến tâm lý của nhân vật. Những tác phẩm thể hiện những khao khát về hạnh phúc, về tình yêu, về mái ấm gia đình của người phụ nữ chiếm số đông trong các sáng tác của các nhà văn nữ (Phiêu linh trắng – Nguyễn Thu Phương, Hoàng hôn – Đỗ Thị Thu Hiền, Chẳng nợ nần gì nhau – Trầm Hương, Dây neo trần gian – Võ Thị Hảo...). Đôi khi là sự đấu tranh không biết mệt mỏi cho những ước vọng của bản thân đã bị “chà đạp”, “triệt tiêu”: cô Hạnh của Trăng nơi đáy giếng (Trần Thùy Mai), cô vũ nữ Mi của Sâu thẳm một cơn mê (Hồ Thị Bích Ngọc), Thụy – Lê Thùy Vân, Những mùa đông của dì Vân – Ghita Xù... 4.1.2. Điểm nhìn bên ngoài Với điểm nhìn bên ngoài thì người kể chuyện thường đi sâu vào hành động, lời nói bên ngoài của nhân vật, đôi khi tác giả “lồng” vào đó để phân tích thế giới nội tâm của nhân vật. Bằng cách đó, tác giả đã tạo nên được cách nhìn nhận về tính cách và hành vi của nhân vật một cách khách quan, không mang tính chủ quan và áp đặt. Điểm nhìn bên ngoài tạo nên một khoảng cách vô hình giữa nhân vật và người kể chuyện nhưng vẫn biểu đạt được nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Chính lời nói, hành động lại là "chất xúc tác" để độc giả hiểu rõ hơn về tư duy nhân vật. Vì suy cho cùng, hành động chính là cách để khẳng định cái tôi nhân vật. 17
- 4.2. Giọng điệu nghệ thuật Để biểu thị tính uy quyền của phái nữ trong truyện ngắn của mình, các tác giả nữ đã sử dụng nhiều giọng điệu và phong cách khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú trong cách thể hiện. Đó có khi là giọng điệu tâm tình, lúc khác lại là giọng triết luận, hoạt kê, khi thì tâm tình, hoài nghi, chất vấn. 4.2.1. Giọng xót xa, thương cảm Có thể thấy rằng, giọng điệu xót xa, thương cảm là giọng điệu xuyên suốt, xuất hiện trong rất nhiều truyện ngắn của các nhà văn nữ thể hiện sự cảm thông, tình thương dành cho thân phận những người phụ nữ có số phận trắc trở, truân chuyên. Bên cạnh đó, là niềm khích lệ, động viên giới nữ sống bản lĩnh hơn và mãi “tỏa hương sắc” cho đời dù cuộc sống không như là mơ! Mỗi nhà văn nữ đều có một phong cách và lối viết linh hoạt riêng: Nguyễn Thị Thu Huệ với chất giọng cảm thương đầy khắc khoải, trăn trở, lo âu; Nguyễn Ngọc Tư lại là sự xót thương đầy chân chất, không “màu mè” như chính con người miền Tây; Hồ Thị Hải Âu lại có sự nhập tâm, đồng cảm sâu sắc; Trần Thùy Mai thì có âm điệu thương cảm mang tính xoa dịu, vuốt ve; Võ Thị Xuân Hà với giọng văn đầy xúc động và thổn thức về tình mẫu tử… Tất cả đã tạo thành một dàn âm hưởng nữ quyền tuyệt vời đa dạng màu sắc và phong vị riêng. 4.2.2. Giọng triết luận, chiêm nghiệm Giọng triết luận, chiêm nghiệm cũng là chất giọng chủ đạo mà các nhà văn nữ thường hay đưa vào trong chính tác phẩm của mình. Triết lý được hiểu là sự đúc kết những điều được nhìn nhận từ nguồn cội tâm thế/ giá trị tinh thần/ sức mạnh ứng xử trong cuộc sống hay chính cuộc đời của bản thân nhân vật. Như vậy, giọng điệu triết luận thể hiện những trải nghiệm cùng những tầng bậc cảm xúc đau khổ, dằn vặt, hạnh phúc của giới nữ trong hôn nhân và gia đình. Những sự chiêm nghiệm, triết lý sâu sắc đó được rút ra từ chính cuộc đời nhà văn và thể hiện đa chiều, trọn vẹn qua điểm nhìn là các nhân vật nữ. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn