intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nâng cao hiệu quả của phương pháp thăm dò trọng lực trong nghiên cứu cấu trúc địa chất ở Việt Nam

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

118
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nâng cao hiệu quả của phương pháp thăm dò trọng lực trong nghiên cứu cấu trúc địa chất ở Việt Nam" nghiên cứu với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng của tài liệu trọng lực thăm dò và giảm thiểu tính đa nghiệm trong giải bài toán ngược trọng lực, phục vụ nghiên cứu cấu trúc địa chất ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nâng cao hiệu quả của phương pháp thăm dò trọng lực trong nghiên cứu cấu trúc địa chất ở Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ<br /> CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br /> <br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> PHẠM NAM HƯNG<br /> <br /> NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ<br /> TRỌNG LỰC TRONG NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA<br /> CHẤT Ở VIỆT NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: Vật lý Địa cầu<br /> Mã số: 62 44 01 11<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ<br /> <br /> Hà Nội, năm 2015<br /> <br /> 1<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ<br /> Việt Nam<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. Cao Đình Triều<br /> 2. PGS.TS. Đinh Văn Toàn<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS. Bùi Công Quế<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Đức Thanh<br /> Phản biện 3: TS. Nguyễn Tài Thinh<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại: .................................................................................................<br /> Vào lúc ........... giờ ........ ngày ........ tháng ......... năm 2015.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia, Hà Nội<br /> - Thư viện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của luận án<br /> Thực tế kết quả công tác đo vẽ trọng lực thời gian qua ở Việt Nam cho<br /> thấy: Vẫn sử dụng các máy trọng lực thế hệ cũ với sai số lớn khi đo vẽ ở tỷ lệ<br /> lớn, tỷ lệ đo vẽ chưa đồng bộ giữa các vùng, khi thành lập bản đồ dị thường<br /> trọng lực Bouguer sử dụng công thức trường trọng lực bình thường của<br /> Helmert 1901-1909 với sự điều chỉnh giảm đi một hệ số 14 mGal mà chưa có<br /> tính toán cụ thể để chứng minh tính đúng đắn của công thức (1.3) và các hiệu<br /> chỉnh còn bỏ qua các yếu tố như: hiệu chỉnh biến thiên trọng lực, hiệu chỉnh<br /> địa hình chưa đầy đủ còn bỏ qua các yếu tố nằm trong bán kính trong là 30 m<br /> và yếu tố nằm ngoài bán kính ngoài 7.29 m. Mặt khác, số liệu tựa ban đầu (địa<br /> chấn, khoan, ...) hiện có ở Việt Nam là không nhiều cho việc minh giải tài liệu<br /> trọng lực.<br /> Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả<br /> của phương pháp thăm dò trọng lực trong nghiên cứu cấu trúc địa chất ở<br /> Việt Nam” nhằm tiến hành xem xét các yếu tổ ảnh hưởng như biến thiên trọng<br /> lực và vấn đề hiệu chỉnh địa hình tới chất lượng tài liệu trọng lực Bouguer.<br /> Cũng như xem xét giảm thiểu tính đa nghiệm của bài toán ngược trọng lực<br /> trong điều kiện không có nhiều tài liệu tựa ban đầu.<br /> 2. Mục tiêu của luận án<br /> Nâng cao chất lượng của tài liệu trọng lực thăm dò và giảm thiểu tính<br /> đa nghiệm trong giải bài toán ngược trọng lực, phục vụ nghiên cứu cấu trúc<br /> địa chất ở Việt Nam.<br /> 3. Nhiệm vụ của luận án<br /> 1. Tính toán ảnh hưởng của biến thiên trọng lực và ảnh hưởng của địa<br /> hình đến tài liệu đo đạc trọng lực.<br /> 2. Lựa chọn và ứng dụng thử nghiệm các phương pháp phân tích định<br /> tính và định lượng tài liệu trọng lực trong nghiên cứu cấu trúc địa chất ở Việt Nam.<br /> 3. Giải bài toán thuận và ngược trọng lực 2D và 3D (ví dụ tại một khu<br /> vực cụ thể).<br /> <br /> 2<br /> 4. Kết quả khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án<br /> 1. Nghiên cứu sinh đã khảo sát, đánh giá giá trị biến thiên trọng lực ở<br /> Việt Nam là 0.3 mGal, từ đó cho thấy cần phải tính hiệu chỉnh biến thiên đối<br /> với từng tỷ lệ bản đồ trong đo vẽ trọng lực.<br /> 2. Trong luận án nghiên cứu sinh đã khảo sát, đánh giá hiệu chỉnh địa<br /> hình phần đất liền lãnh thổ Việt Nam. Từ đó thành lập bản đồ dị thường trọng<br /> lực Bouguer đầy đủ tỷ lệ 1: 1.000.000 theo công thức trường bình thường<br /> Quốc tế 1980.<br /> 3. Xây dựng một số mô hình lý thuyết hợp lý từ đó phân tích và nhận<br /> định kết quả có đối sánh với các tuyến thăm dò địa chấn khu vực Biển Đông<br /> và các tuyến địa chấn dò sâu trên đất liền nhằm hạn chế được tính đa nghiệm<br /> của bài toán ngược trọng lực khi không có nhiều tài liệu tựa.<br /> 4. Các bản đồ độ sâu các mặt cơ bản vỏ Trái đất như mặt Kết tinh,<br /> Conrad, Moho lưu vực Sông Cả-Rào Nậy được xây dựng bằng phương pháp<br /> mô hình 2D, 3D có độ tin cậy cao. Đây là những thông tin độc lập có giá trị<br /> trong luận giải các quy luật về cấu trúc địa chất, địa động lực và các tai biến<br /> địa chất liên quan trong khu vực nghiên cứu.<br /> 5. Những điểm mới của luận án<br /> 1. Đã xác định được giá trị biến thiên trọng lực theo thời gian ở Việt<br /> Nam có biên độ thay đổi khoảng 0.3 mGal.<br /> 2. Lần đầu tiên thành lập bản đồ hiệu chỉnh địa hình với bán kính<br /> ngoài tới 70 km và bản đồ trọng lực Bouguer theo công thức Quốc tế 1980 cho<br /> toàn lãnh thổ Việt Nam, tương ứng với tỷ lệ 1/1.000.000.<br /> 3. Gợi ý phân tích lựa chọn mô hình bài toán thuận nhằm hạn chế tính<br /> đa nghiệm giải bài toán ngược trọng lực trong điều kiện không có số liệu tựa<br /> ban đầu (kết quả khoan thăm dò, địa chấn thăm dò,…).<br /> 6. Luận điểm bảo vệ<br /> 1. Nhằm loại trừ tối đa ảnh hưởng của địa hình tới chất lượng bản đồ<br /> dị thường trọng lực Bouguer cần thiết phải tiến hành tính toán hiệu chỉnh địa<br /> hình với bán kính vòng ngoài tối thiểu là 50 km.<br /> <br /> 3<br /> 2. Việc nhận dạng mô hình ban đầu trên cơ sở kết hợp các phương<br /> pháp: Gradient ngang, Gradient chuẩn hóa toàn phần và hệ số cấu trúc/mật độ<br /> có thể giảm được tính đa nghiệm giải bài toán ngược trọng lực 2D tại những<br /> khu vực thiếu tài liệu tựa ban đầu.<br /> 7. Cấu trúc của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan về phát triển phương pháp thăm dò trọng lực<br /> trên thế giới và ở Việt Nam.<br /> Chương 2: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến thiên trọng lực và<br /> hiệu chỉnh địa hình tới chất lượng bản đồ trọng lực Bouguer.<br /> Chương 3: Giải pháp giảm thiểu tính đa nghiệm giải bài toán ngược<br /> trọng lực.<br /> Chương 4: Áp dụng quy trình đo đạc phân tích tài liệu trọng lực nhằm<br /> nghiên cứu đặc trưng cấu trúc vỏ trái đất lưu vực Sông Cả - Rào Nậy.<br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP<br /> THĂM DÒ TRỌNG LỰC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM<br /> Trên thế giới phương pháp thăm dò trọng lực được sử dụng từ những<br /> năm đầu của thế kỷ XX, ở Việt Nam phương pháp trọng lực được sử dụng sau<br /> năm 1960, chủ yếu tập trung vào các hướng nhiệm vụ: 1) Tìm kiếm thăm dò<br /> các cấu trúc chứa dầu khí; 2) Phục vụ nghiên cứu cấu trúc sâu và địa chất khu<br /> vực; 3) Đo đạc lập mạng lưới trọng lực cơ sở hạng cao quốc gia; 4) Đo giá trị<br /> trọng lực dọc các tuyến thuỷ chuẩn hạng cao phục vụ giải các bài toán trắc địa<br /> liên quan đến thông số tọa độ, độ cao Nhà nước. Và đã có một số kết quả cụ<br /> thể trong nghiên cứu cấu trúc địa chất lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên trong<br /> công tác thăm dò trọng lực vẫn còn một số hạn chế về máy móc thiết bị,<br /> phương pháp xử lý đúc kết và phân tích tài liệu trọng lực, ...<br /> 1.1. Tổng quan về phát triển phương pháp thăm dò trọng lực trên thế giới<br /> 1.1.1. Về thiết bị đo trọng lực<br /> Đi cùng với sự phát triển về các máy đo trọng lực biển và hàng không<br /> thì các máy đo trọng lực mặt đất ngày càng hiện đại và có độ chính xác cao.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0