Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện công an nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
lượt xem 7
download
Luận án "Công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện công an nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay" trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội, đánh giá thực trạng, dự báo tình hình tác động, luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện công an nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LÊ ĐÌNH HỒNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CÁC ĐẢNG ỦY TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 9 31 02 02 HÀ NỘI – 2023
- 2 2
- LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Nguyễn Vũ Tiến 2. TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Vào hồi giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Công an nhân dân là một trong những lực lượng vũ trang nòng cốt của Đảng, Nhà nước, có nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân. Sự lãnh đạo đúng đắn, xuyên suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển, lớn mạnh của lực lượng CAND.Để góp phần xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, đòi hỏi phải không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CAND.Theo đó, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng là coi trọng và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát trong CAND. Các trường đại học, học viện CAND là cơ sở giáo dục đại học, sau đại học và bồi dưỡng nâng cao của lực lượng CAND, có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ CAND “vừa hồng”, “vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Nhận thức đúng tầm quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trịvà sự cần thiết tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, những năm qua các đảng ủy trường đại học, học viện CANDđã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sátvà đạt những kết quả tích cực trong thực hiện các nghị quyết, quy định của Đảng, của Đảng ủy CATW.Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Thời gian tới, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ trường đại học, học viện CAND, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, xây dựng đảng, giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học, các mục tiêu về xây dựng lực lượng CAND theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/2/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII, yêu cầu cấp thiết đặt ra phải là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó, tác giả lựa chọn vấn đề “công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội, đánh giá thực trạng, dự báo tình hình tác động, luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND thời gian tới.
- 5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới. - Dự báo những yếu tố tác động và đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu, khảo sát về công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND. - Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát tại 04 học viện, 01 trường đại học CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: Học viện ANND, Học viện CSND, Học viện Chính trị CAND, Đại học PCCC, HVQT. - Phạm vi về thời gian: Khảo sát, nghiên cứu từ năm 2015 và đề xuất các giải pháp thực hiện thời gian tới. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng Đảng và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND từ năm 2015 đến năm 2023 do nghiên cứu sinh tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học và tham khảo, nghiên cứu các báo cáo tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội và UBKT Đảng ủy CATW. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu, luận giải. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp kết hợp lịch sử với logic; Phương pháp kết hợp phân tích
- 6 với tổng hợp; Phương pháp điều tra xã hội học;Phương pháp kết hợp thống kê với so sánh; Phương pháp tổng kết thực tiễn; Phương pháp chuyên gia; 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án làm rõ khái niệm, nội dung, hình thức, phương pháp, vai trò và đặc điểm công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Chỉ rõ thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, xác định những nguyên nhân, kinh nghiệm rút ra trong công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp có tính độc lập nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm rõ hơn, sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận về công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần cung cấp cơ sở lý luận khoa học để các đảng ủy, tổ chức đảng, UBKT đảng ủy trường đại học, học viện CAND tham khảo biên soạn tài liệu, văn bản về công tác kiểm tra, giám sát. Góp phần giúp cấp ủy, đảng bộ, UBKT đảng ủy, chi bộ tại các học viện, trường đại học CAND vận dụng thực tiễn trong công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND được hiệu quả hơn; là tài liệu quan trọng để Đảng ủy, UBKT các cấp trong các trường đại học, học viện CAND tham khảo, triển khai học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, giám sát. 7. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của nghiên cứu sinh, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài 1.1.1.Các công trình về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác kiểm tra, giám sát Một số công trình tiểu biểu như: Hội đồng lý luận Trung ương (2013), “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới, kinh nghiệm Trung Quốc, Việt Nam”, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;Ngụy Ngân Lập (2014), “Quan điểm về chế độ kiểm tra, giám sát trong Đảng”, Nam Phương luận
- 7 san, Trung Quốc;Đao Bua La Pha Ba Vông Phêt (2016), “Đảng nhân dân cách mạng Lào đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7. 1.1.2.Các công trình về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác kiểm tra, giám sát trong lực lượng vũ trang Xỏm Vay Xeng Pa Sợt (2011), “Đổi mới công tác kiểm tra ở tổ chức cơ sở đảng trong Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị;Sẻng Khăm Dong Phôm Mạ Phăn Nha (2010), “Chất lượng công tác kiểm tra của Đảng bộ Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay” Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị; Hủm Phănphỉu Khêmphon (2016), “Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng thuộc Đảng bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị; Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2021), “Kiện toàn toàn diện công tác xây dựng các cơ quan kiểm tra kỷ luật của Đảng trong Quân đội”, Tân Hoa Xã, Trung Quốc. 1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu ở trong nước 1.2.1. Các công trình vềcông tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng Cao Văn Thống (2012), “Đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng giai đoạn hiện nay”, sách chuyên khảo, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;Mai Thế Dương (2015), “Đổi mới công tác kiểm tra, giám sátgóp phần nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng”, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Trần Quốc Vượng(2016), “Nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm tra, giám sát,kỷ luật Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng” Tạp chí Cộng sản, số 5;Nguyễn Văn Quyết (2016), “Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đối với tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm”, Tạp chí lý luận giáo dục quân sự, số 9;Trần Duy Hưng (2016), “Tăng cường kiểm tra, giám sát đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cán bộ, đảng viên”, sách chuyên khảo, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2018), “Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng”,sách chuyên khảo, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;Trần Cẩm Tú (2022), “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn công tác kiểm tra Đảng thời gian tới”, Tạp chí kiểm tra, số 7. 1.2.2. Các công trình về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong lực lượng vũ trang Lê Hữu Đức (2012), “Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) trong Đảng bộ Quân đội”, tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 11;Cao Văn Thiện(2013), “Bồi dưỡng năng lực công tác kiểm tra, giám sátcho đội ngũ bí thư ở các tổ chức cơ sở đảng của
- 8 Đảng bộ Học viện Phòng không - không quân hiện nay”, Đề tài khoa học cấp Học viện, Học viện Phòng không-Không quân;Tạ Hữu Thuật (2015), “Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở thuộc Đảng bộ Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay”, Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng, Học viện chính trị; Nguyễn Văn Chuyên (2017), ”Đổi mới nhận thức và hành động trong Đảng bộ Công an Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát”, Hội thảo khoa học về đổi mới, chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng bộ CATW;Tô Lâm (2020), “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 2; Đảng ủy Công an Trung ương (2020), “Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng trong Công an nhân dân”, sách chuyên khảo, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;Trần Quốc Tỏ (2022), “Tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, giám sát trong Công an nhân dân”, Tạp chí Kiểm tra, số 5. 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 1.3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án Một là, một số công trình trong và ngoài nước, các nhà khoa học với cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá dựa trên lăng kính riêng cả về lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm tra, giám sát từ đó để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói chung và công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng trong CAND nói riêng đã được các nhà khoa học tiếp cận tập trung phân tích, làm rõ vào một số vấn đề như: khái niệm, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát và nội dung, hình thức, một số nguyên tắc, phương pháp tiến hành công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng. Hai là, một số công trình khoa học đã đưa ra được những quan niệm, làm rõ một số vấn đề cơ bản như: đưa ra các khái niệm, vai trò, phương pháp, nguyên tắc và các tiêu chí đánh giá về chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Ba là, các công trình cơ bản đã đánh giá, phân tích, làm rõ về thực trạng chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, chỉ ra nguyên nhân cụ thể về yếu tố khách quan, chủ quan, từ đó rút ra kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở một số tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang nói chung và trong Đảng bộ CATW nói riêng. Bốn là, xác định một số yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực, bồi dưỡng năng lực kiểm tra, giám sát của UBKT các cấp; những yêu cầu, tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực và xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói chung và của các tổ chức đảng trong Công an nói riêng.
- 9 Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do đó, dưới góc độ xây dựng, chỉnh đốn Đảng để tiếp cận luận giải: công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, không trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu và các luận văn, luận án đã bảo vệ. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết Một là, làm rõ những vấn đề thực tiễn về các trường đại học, học viện, đảng bộ và đảng ủy trường đại học, học viện CAND có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát; nhận định, phân tích và đưa ra quan niệm công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND như: khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm, nội dung, hình thức, phương pháp, quy trình tiến hành kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND. Hai là, khảo sát, đánh giá và nhận định đúng thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND; chỉ rõ các mặt ưu điểm, khuyết điểm, sai phạm và những nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan, trong đó tập trung đánh giá nhận thức, trách nhiệm, tổ chức thực hiện của cấp ủy, UBKT cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên các trường đại học, học viện CAND trong kiểm tra, giám sát của; việc thực hiện, chấp hành các quy định, nội dung, hình thức, nguyên tắc, phương pháp tiến hành kiểm tra, giám sát; hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Ba là, dự báo các yếu tố thuận lợi và khó khăn, cả trong và ngoài nước tác động, ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND như: nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới, nhiệm vụ CAND và các trường đại học, học viện CAND giai đoạn hiện nay; sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Trên cơ sở đó, xác định phương hướng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- 10 Bốn là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND, làm rõ các vấn đề về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, UBKT tra các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên; việc quán triệt, thực hiện các nghị quyết, quy định công tác kiểm tra, giám sát; việc thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp công tác kiểm tra, giám sát; tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học và vai trò hướng dẫn, chỉ đạo của các đảng ủy, UBKT cấp ủy, cơ quan chức năng cấp trên để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀCÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CÁC ĐẢNG ỦYTRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Các trường đại học, học viện, đảng bộ và đảng ủy trường đại học, học viện Công an nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, hệ đào tạo, bồi dưỡng và học viên các trường đại học, học viện Công an nhân dântrên địa bàn thành phố Hà Nội 2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ - Chức năng:Các học viện, trường đại học CAND là những cơ sở đào tạo đa ngành, có trách nhiệm đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nâng cao về các lĩnh vực khoa học công an. - Nhiệm vụ: Các trường đại học, học viện CAND chủ động nghiên cứu, xây dựng và hoạch định chiến lược chương trình, đề án nhằm phát triển các trường đại học, học viện CAND. Các trường tích cực tham gia nghiên cứu, xây dựng, bổ sung chương trình khung đào tạo, tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học của các ngành, chuyên ngành đào tạo. Tổng kết thực tiễn hoạt động giảng dạy, học tập, quản lý giáo dục, nghiên cứu khoa học. Tham mưu, đóng góp ý kiến với Đảng ủy CATW để xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ Công an trên lĩnh vực đảm bảo An ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. 2.1.1.2. Về cơ cấu tổ chức - Ban Giám đốc (Ban Giám hiệu): Mỗi trường có 01 Giám đốc phụ trách (Hiệu trưởng) và 04 Phó Giám đốc (Phó Hiệu trưởng) giúp Giám đốc (Hiệu trưởng) phụ trách từng công việc, lĩnh vực trong nhà trường. - Các cơ quan, đơn vị trực thuộc nhà trường: + Bộ phận hành chính; + Bộ phận nghiên cứu, quản lý khoa học;
- 11 Bên cạnh đó, một số trường có thành lập các bộ phận tổ chức khoa học và công nghệ, đơn vị sự nghiệp công lập như: trung tâm ngoại ngữ-tin học, trung tâm dạy nghề và đào tạo láixe… 2.1.1.3. Khái quát về hệ đào tạo, bồi dưỡng và học viên các trường đại học, học viện Công an nhân dân Các trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Công an, là những cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo đa ngành, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, nâng cao, ngắn hạn và bồi dưỡng nghiệp vụ - pháp luật Ở các trường đại học, học viện CAND, số lượng học viên trong từng trường khá đông bao gồm cả học viên phổ thông và học viên là cán bộ đi học, có học viên đang giữ chức vụ trong các cơ quan, đơn vị của lực lượng CAND. Hầu hết, học viên các nhà trường có phẩm chất chính trị, năng lực và uy tín, đa dạng trình độ chuyên môn, lứa tuổi, giới tính, lĩnh vực công tác. 2.1.2. Các đảng bộ, đảng ủy và cơ quan tham mưu, giúp việc cho đảng ủy trường đại học, học viện Công an nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.1.2.1. Khái quát về các đảng bộ trường đại học, học viện Công an nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội Các đảng bộ trường đại học, học viện CANDtrên địa bàn thành phố Hà Nội là hạt nhân chính trị, lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt công tác của nhà trường; lãnh đạo thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của CAND và quy chế của nhà trường. Các đảng bộ trường đại học, học viện CANDlãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị,mà trọng tâm là đào tạo cán bộ sĩ quan công an chuyên sâu nghiệp vụ, cán bộ hậu cần, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nghiệpvụ; đào tạo giảng viên khoa học công an, giảng viên các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học xã hội và nhân văn trong công an, góp phần xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. 2.1.2.2. Các đảng ủy trường đại học, học viện Công an nhân dântrên địa bàn thành phố Hà Nội - Chức năng: Các đảng ủy trường đại học, học viện CAND lãnh đạo mọi mặt công tác xây dựng đảng, giáo dục- đào tạo, nghiên cứu khoa học, huấn luyện theo quy định phân cấp của Đảng ủy CATW. - Nhiệm vụ, quyền hạn: Các đảng ủy nhà trường chủ động nghiên cứu đề xuất với Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an xem xét, ban hành các quyết định vềchủ trương, phương hướng phát triển nhà trường.
- 12 Các đảng ủy trường đại học, học viện CAND nghiên cứu và quyết định đúng đắn chủ trương, biện pháp xây dựng các tổ chức đảng trong trường thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện về mọi mặt. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng và đảng viên nhà trường. Lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện biểu dương, khen thưởng, kỷ luật đối với tổ chức đang, đảng viên thuộc diện Đảng ủy nhà trường quản lý. - Quan hệ công tác: + Quan hệ công tác của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND với Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy CATW; + Quan hệ công tác giữa các đảng ủy trường đại học, học viện CAND với Giám đốc, Hiệu trưởng nhà trường; + Quan hệ công tác giữa các đảng ủy, Ban Thường vụ đảng ủy trường đại học, học viện CAND với cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới; +Quan hệ công tác với các tổ chức đoàn thể quần chúng; +Quan hệ công tác với tổ chức đảng và chính quyền địa phương. 2.1.2.3. Các cơ quan tham mưu, giúp việc cho đảng ủy trường đại học, học viện Công an nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội - CácUBKT đảng ủy trường đại học, học viện CAND: - Các cơ quan UBKT đảng ủy trường đại học, học viện CAND - Các Phòng Công tác đảng - công tác chính trị 2.2. Công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện Công an nhân dân – khái niệm, nội dung, hình thức, phương pháp, quy trình, vai trò và đặc điểm 2.2.1. Khái niệm công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện Công an nhân dân Công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủytrường đại học, học viện CAND là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các đảng ủy để tiến hành theo dõi, xem xét, đánh giá, kết luậnvề ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên trong chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của lực lượng CAND, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng đảng và giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng các đảng bộ trường đại học, học viện CAND trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên, lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. 2.2.2. Nội dung, hình thức, phương pháp và quy trình tiến hành công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện Công an nhân dân 2.2.2.1. Nội dung - Lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát:
- 13 Các đảng ủy trường đại học, học viện CAND tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Đảng, của Đảng ủy CATW và của đảng ủy nhà trường về công tác kiểm tra, giám sát.Tiến hành lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên nhà trường trong chấp hành pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an, quy chế nhà trường. + Đối với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo + Đối với việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa họ + Đối với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý cán bộ, học viên + Đối vớicông tác xây dựng Đảng. - Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra Đối với cơ quan tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy: Đảng ủy chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc thực hiện công tác kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công phụ trách và những nội dung do các đảng ủy giao phó. Đối với tổ chức đảng: Các đảng ủy trường đại học, học viện CAND tiến hành kiểm tra việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Trung ương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Đảng ủy CATW, quy định của Bộ Công an và của đảng ủy nhà trường.Chấp hành các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong đảng bộ nhà trường, thực hiện quy chế làm việc, chế độ công tác trong đảng bộ. Tiến hành kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong các đảng bộ, chi bộ; công tác quản lý, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên. Đối với đảng viên: Các đảng ủy trường đại học, học viện CAND tiến hành kiểm tra các tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao - Thực hiện nhiệm vụ giám sát Căn cứ Mục 3.3, Khoản 3, Điều 4, Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, cho thấy việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ giám sát là giống nhau. Do đó, nội dung thực hiện nhiệm vụ giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND cũng được thực hiện như nội dung thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
- 14 - Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm. Do đặc thù môi trường giáo dục - đào tạo trong CAND, nên trong nội dung kiểm khi có dấu hiệu vi phạm của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND cần tập trung ở một số công tác có tính chất nhạy cảm, liên quan đến nhiều cấp trong CAND như: Kiểm tra dấu hiệu vi phạm trong công tác tổ chức cán bộ, công tác tuyển sinh, tuyển dụng, công tác bảo mật tài liệu giảng dạy, nhất là tài liệu nghiệp vụ CAND, công tác tài chính, kế toán, hậu cần. 2.2.2.2. Hình thức Đối vớihình thức công tác kiểm tra, bao gồm: Công tác kiểm tra thường xuyên; công tác kiểm tra định kỳ và công tác kiểm tra bất thường (đột xuất). Đối với hình thức công tác giám sát, bao gồm: công tác giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CANDgồm có: giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề. 2.2.2.3. Phương pháp Thứ nhất, dựa vào tổ chức đảng; Thứ hai, phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên trong các đảng bộ trường đại học, học viện CAND; Thứ ba, phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng trong các trường đại học, học viện CAND; Thứ tư, trong công tác kiểm tra, giám sát, các đảng ủy trường đại học, học viện CAND cần coi trọng và làm tốt công tác thẩm tra, xác minh; Thứ năm, trong công tác kiểm tra, giám sát, các đảng ủy trường đại học, học viện CAND phối hợp chặt chẽ các đoàn thể quần chúng, với các cơ quan, đơn vị có liên quan. 2.2.2.4. Quy trình Một là, quy trình kiểm tra chấp hành chủ trương, quy định của Đảng Hai là, quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm Ba là, quy trình giám sát chuyên đề 2.2.3. Vai trò và đặc điểm công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện Công an nhân dân 2.2.3.1. Vai trò Thứ nhất, công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND góp phần bảo đảm cho các quan điểm, chủ trương của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy CATW vàcủa cấp mình được thực hiệnmột cách nghiêm túc và triệt để. Thứ hai, công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy góp phần giáo dục, bồi dưỡng, động viên cán bộ, đảng viên, học viênhọc tập, tu dưỡng, rèn luyện, chấp hành nghiêm quy định và hoàn thành tốt mọi chức trách, nhiệm vụ được giao. Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy góp phần phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả vớicác biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn
- 15 biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm kỷ luật trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, học viên và quần chúng trong nhà trường. Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát trực tiếp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND, góp phần xây dựng đảng bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh toàn diện. 2.2.3.2. Đặc điểm Thứ nhất, chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo vàtổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát là các đảng ủy trường đại học, học viện CAND, họ có năng lực chuyên môn cao, cókinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạotrong nhiều lĩnh vực, hoạt động của nhà trường. Thứ hai, đối tượng kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND mang đặc thù của nhà trường trong lực lượng Công an. Thứ ba, nội dung trọng tâm của công tác kiểm tra, giám sát của cácđảng ủy trường đại học, học viện CAND là lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ chính trị của nhà trường, đặc biệt là công tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa hoc. Thứ tư, lực lượng tham gia tiến hành công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND bao gồm ở trong và ngoài nhà trường. Chương 3 CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CÁC ĐẢNG ỦY TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI– THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 3.1. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện Công an nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.1.1. Những ưu điểm 3.1.1.1. Việc thực hiện nội dung công tác kiểm tra, giám sát * Về lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát: Một là, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát được chấp hành nghiêm túc; nhận thức, trách nhiệm, năng lực của cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT cấp ủy các cấp, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các lực lượng tham gia công tác kiểm tra, giám sát của nhà trường ngày càng đầy đủ, sâu sắc. Hai, là, các đảng ủy trường đại học, học viện CAND đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản theo thẩm quyền và chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy và cấp ủy cấp dưới xây dựng nghị quyết, chương trình, phương hướng, thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát một cách có hệ thống, trọng tâm trọng điểm.
- 16 Ba là, trực tiếp nghe báo cáo và chỉ đạo nghiêm việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; giải quyết triệt để những kiến nghị của tổ chức đảng cấp dưới; định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát. Bốn là, các đảng ủy nhà trường đặc biệt quan tâm, chỉ đạo kiện toàn bộ máy UBKT; chăm lo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Năm là, tập trung, chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách, bộ phận giúp việc cho đảng ủy, nhất là UBKT Đảng ủy thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng, đảng viên trong Đảng bộ. Sáu là, các đảng ủy trường đại học, học viện CAND luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao việc tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng đến các tổ chức đảng và đảng viên trong nhà trường. Bảy là, các đảng ủy đã kịp thời đề xuất, kiến nghị với Đảng ủy CATW,UBKT Đảng ủy CATW về những nội dung cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản quy định về công tác kiểm tra, giám sát phù hợp với đặc điểm, tình hình công tác của nhà trường. * Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra: Một là, các đảng ủy nhà trường đã chủ động, nghiêm túc tổ chức thực hiện kiểm tra đối với tổ chức đảng, đảng viên trong việc quán triệt, triển khai, thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, của Đảng ủy CATW và của đảng ủy nhà trường về công tác kiểm tra, giám sát. Hai là, làm tốt công tác kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với cấp ủy các cấp, các tổ chức đảng trong nhà trường việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy CATW và cấp mình về mọi lĩnh vực hoạt động. Bà là, thực hiện tốt công tác kiểm tra tiêu chuẩn cấp ủy viên và đảng viên trong nhà trường. Bốn là, chú trọng kiểm tra đối với việc thực hiện chuyên môn của đảng viên. * Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát: Một là, chỉ đạo, phân công phụ trách đối với cơ quan tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát. Hai là, các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nghiêm túc thực hiện giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề đối với tổ chức đảng trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Trung ương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Đảng ủy CATW, quy định của Bộ Công an và của đảng ủy nhà trường.
- 17 Ba là, tiến hành giám sát công tác tổ chức cán bộ trong việc tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, chiến sĩ trong trường. Bốn là, các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội làm tốt công tác giám sát thường xuyên các tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Năm là, các đảng ủy, chi bộ trong các trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội hằng năm luôn chủ động, xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch và tiến hành giám sát thường xuyên và chuyên đề đối với đảng viên. * Việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm: Thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vị phạm của cấp ủy mới được đề cập trong quy định 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra giám sát và kỷ luật Đảng, trong thời gian từ năm 2021 đến nay, ở các đảng bộ trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có sự việc vi phạm nhạy cảm, liên quan nhiều ngành, nhiều cấp nên các đảng ủy nhà trường đã và đang chú trọng đến công tác phòng ngừa, không để nảy sinh các vi phạm góp phần xây dựng đảng bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh. 3.1.1.2. Việc sử dụng các hình thức, phương pháp, quy trình công tác kiểm tra, giám sát Một là, về hình thức:Hình thứckiểm tra, giám sát đượccác đảng ủy trường đại học, học viện CAND xác địnhlinh hoạt, hợp lý, mở rộng quy mô, đổi mớitheo hướng thiết thực Hai là, về phương pháp: Phương pháp kiểm tra, giám sát của các đảng ủy nhà trường chủ yếu là dựa vào tổ chức đảng, phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên Ba là, về quy trình: Trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, các đảng ủy nhà trường cũng quán triệt thực hiện nghiêm túc quy trình theo đúng quy định của Đảng và phù hợp với tình hình hoạt động, đặc thù đối tượng kiểm tra, giám sát 3.1.2. Những hạn chế 3.1.2.1. Việc thực hiện các nội dung công tác kiểm tra, giám sát * Về lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát: Một là, việc tổ chức quán triệt, thực hiện các nghị quyết, quy định của Đảng, Đảng ủy CATW và của Đảng ủy nhà trường về công tác kiểm tra, giám sát chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc. Hai là, việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin về công tác kiểm tra, giám sát còn chưa có sự bao quát, đầy đủ. Ba là, việc nghiên cứu, ban hành các văn bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đai học, học viện CAND còn chậm, chưa cụ thể; công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra vẫn nhiều bất cấp, hạn chế. * Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra:
- 18 Một là, việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra củamột số cấp ủy, chi bộ ở các đảng ủy trường đại học, học viện CANDtrên địa bàn Hà Nội chưa thành nề nếp, thường xuyên, tư tưởng chỉ đạo còn máy móc, nặng về hình thức, hiệu quả chưa cao. Hai là, đối với việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tổ chức đảng Ba là, đối với việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tiêu chuẩn cấp ủy viên và đảng viên * Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát: Một là, khi thực hiện nhiệm vụ giám sát, một số cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT cấp ủy trong các đảng bộ trường đại học, học viện CAND, mà trước hết là người đứng đầu cấp ủy chưa thấy được tầm quan trọng của công tác giám sát Hai là, trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với tổ chức đảng, một vài đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng chưa xây dựng, hoàn thiện, thể chế hóa một cách sâu sắc, đầy đủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Đảng ủy CATW Ba là, việc thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với đảng viên. 3.1.2.2. Việc sử dụng hình thức, phương pháp, quy trình khi tiến hành kiểm tra, giám sát Một là, công tác giám sát của một số cấp ủy cơ sở, chi bộ trong các đảng bộ còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót, Hai là, cấp ủy, tổ chức đảng ở một số trường đại học, học viện CAND còn xem nhẹ việc vận dụng các hình thức, phương pháp, quy trình kiểm tra, giám sát. Ba là, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức, phương pháp, quy trình công tác kiểm tra, giám sát chưa có chiến lược; kế hoạch tổng thể, dài hạn về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin của toàn ngành kiểm tra đảng trong CAND nói chung và của các cơ quan UBKT Đảng ủy trường đại học, học viện CAND nói riêng còn chậm. 3.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm 3.2.1. Nguyên nhân 3.2.1.1. Nguyên nhân của những ưu điểm * Về nguyên nhân khách quan: Một là, những thành tựu và kết quả nổi bật trong công cuộc đổi mới và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tạo động lực mạnh mẽ và điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát của đảng ủy trường đại học, học viện CAND. Hai là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy CATW, hướng dẫn của UBKT Đảng ủy CATW trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. * Về nguyên nhân chủ quan: Một là, sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn sát sao, kịp thời của Đảng ủy, UBKT đảng ủy nhà trường về công tác kiểm tra, giám sát. Hai là, các cơ quan tham mưu, giúp việc cho đảng ủy, UBKT đảng ủy trường đại học, học viện CAND ngày càng được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn cách mạng mới. Ba là, cấp ủy, chi bộ và đảng viên nhà trường có sự tích cực, chủ động trong việc nghiên cứu, quán triệt và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. 3.2.1.2. Nguyên nhân của hạn chế
- 19 * Về nguyên nhân khách quan: Một là, mặt trái của nền kinh tế thị trường và những cám dỗ, tiêu cực bên ngoài xã hội tác động ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm cán bộ, đảng viên, học viên trong các trường đại học, học viện CAND. Hai là, một số văn bản của Trung ương được ban hành chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, gắn với đặc thù của lực lượng CAND nói chung và các trường đại học, học viện CAND nói riêng Ba là, một số đảng viên (chủ yếu đảng viên đang là học viên) vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của lực lượng CAND nhưng chậm được kiểm tra làm rõ. * Về nguyên nhân chủ quan: Một là, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, UBKT cấp ủy cấp trên có lúc còn chưa thường xuyên, kịp thời, bám sát với nhiệm vụ chính trị, yêu cầu công tác xây dựng Đảng, công tác giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học của các đảng bộ trường đại học, học viện CAND. Hai là, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT cấp ủy trong các trường về vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế; trình độ, năng lực chuyên môn cán bộ kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu. Ba là, nội dung, hình thức tiến hành kiểm tra, giám sát còn dập khuôn, máy móc, chậm đổi mới. Bốn là, tinh thần trách nhiệm, tính tự giác và sự phối hợp của một số cấp ủy, chi bộ trực thuộc trong các trường đại học, học viện CAND trong công tác kiểm tra, giám sát còn những vấn đề bất cập, hạn chế, việc đấu tranh tự phê bình và phê bình của đảng viên và tổ chức đảng chưa cao. Năm là, công tác tổ chức phối hợp với các tổ chức đảng, chính quyền địa phương nơi đảng viên nhà trường cư trú để tiến hành kiểm tra, giám sát còn chưa chặt chẽ, thường xuyên. 3.2.2. Những kinh nghiệm Một là, các đảng ủy trường đại học, học viện CAND phải thường xuyên nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng về kiểm tra, giám sát; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp được quy định của Đảng và Đảng ủy CATW. Hai là, công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội phải luôn xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của nhà trường và công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng CAND, phù hợp với đặc thù, đối tượng hoạt động của nhà trường Ba là, UBKT cấp ủy trong các trường đại học, học viện CAND trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp, sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBKT cấp trên đối với công tác kiểm tra, giám sát và nghiêm chỉnh chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên
- 20 Bốn là, các đảng ủy trường đại học, học viện CANDtrên địa bàn Hà Nộiquan tâm kiện toàn UBKT, xây dựng cơ quan UBKT và đội ngũ cán bộ kiểm tra có đầy đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn, chỉ đạo phối hợp các đơn vị tham gia đáp ứng yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng Năm là, trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, các đảng ủy phải thường xuyên nắm vững và thực hiện tốt các phương pháp cơ bản, bám sát nhiệm vụ chính trị và đặc điểm hoạt động của các đảng bộ nhà trường Sáu là, làm tốt cơ chế phối hợp, tăng cường mối quan hệ giữa các đảng ủy trường đại học, học viện CAND trên địa bàn Hà Nội với các tổ chức trong và ngoài nhà trường có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁCKIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CÁC ĐẢNG ỦY TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂNTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐHÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 4.1. Dự báo các yếu tố tác động và phương hướng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện Công an nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội 4.1.1. Dự báo các yếu tố tác động 4.1.1.1. Những thuận lợi Một là, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước và nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự có những chuyển biến trong giai đoạn mới Hai là, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,tiêu cực, các biểu hiện suy thoái trong cán bộ, đảng viên hiện nay Ba là, những chuyển biến mới về trách nhiệm, nhiệm vụ và việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của lực lượng Công an nói chung và các trường đại học, học viện CAND nói riêng giai đoạn hiện nay 4.1.1.2. Những khó khăn Môt là, các vấn đề về chính trị, kinh tế, xung đột trên thế giới và trong khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự đoán Hai là, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh âm mưu “diễn biến hòa bình” với nhiều thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm hòng chống phá cách mạng Việt Nam, kéo theo những yếu tố tiềm ẩn đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng CAND Ba là, những điểm mới trong các quy định, quy chế về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tác động đến việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trường đại học, học viện CAND 4.1.2. Phương hướng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn