Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 3
download
Luận án mô tả đặc điểm dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2015. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khu vực nghiên cứu. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Bệnh phổi tắc nghẽn m ạn tính (COPD) là bệnh thườ ng gặp, có thể dự phòng và điều trị đượ c, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đườ ng thở, tiến triển n ặng d ần. Theo T ổ ch ức Y t ế Th ế gi ới, đế n năm 2020 COPD sẽ đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng hàng thứ năm trong gánh nặng bệnh t ật toàn cầu. Theo Đinh Ngọc Sỹ năm 2009 cả nước có khoảng 1,4 triệu người mắc COPD, bênh co ̣ ́ xu hươ ́ng tăng theo tuôi, liên quan đên hut ̉ ́ ́ ́ ́ ̀ ử dung nhiên liêu đôt h thuôc la va s ̣ ̣ ́ ữu cơ, còn Phan Thu Phươ ng nghiên cứu ở Lạng Giang, B ắc Giang năm 2009 cho thấy t ỷ l ệ COPD là 3,85% và các yếu tố hút thuốc lá, tuổi cao, bệnh hen liên quan đến bệnh. COPD đang trở thành mối lo ngại về sức khoẻ của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh việc kiểm soát các yếu tố liên quan, quản lý ngườ i bệnh COPD ở cộng đồng, đồng thời thực hiện tốt các chính sách về kiểm soát yếu tố liên quan như tăng thuế thuốc lá, cấm hút thuốc nơi công cộng, bảo vệ môi trườ ng sống…thì cần phải xây dựng các giải pháp phòng chống COPD tại cộng đồng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bắc Ninh là tỉnh đồng bằng bắc bộ, đất chật ngườ i đông. Trong những năm gần đây công nghiệp phát triển nóng gây ô nhiễm môi trườ ng nhất là không khí. Ngườ i dân Bắc Ninh có thói quen lâu đời đun nấu bằng r ơm r ạ, sau này là than tổ ong… đây là nguyên nhân làm cho COPD gia tăng. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Bắc Ninh là bệnh viện hạng II có khoảng 200 giườ ng bệnh. Từ trước đến nay đã và đang điều trị một số bệnh không lây nhiễm trong đó có COPD, tuy nhiên kết quả còn khiêm tốn. Để có cơ sở khoa học trong công tác phòng chống COPD t ại Bắc Ninh, vi ệc tiến hành nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết. Câu hỏi đặt ra là thực trạng COPD ở t ỉnh B ắc Ninh hi ện nay nh ư thế nào? Yếu tố nào liên quan đến tỷ lệ mắc COPD? Và giải pháp nào phù hợp để dự phòng COPD ở tỉnh Bắc Ninh hi ện nay? Chính vì thế chung tôi tiên hanh th ́ ́ ̀ ̣ ̀ ̀ Đặc điểm dịch tễ và ực hiên đê tai “
- 2 hiệu quả can thiệp bệnh ph ổi t ắc ngh ẽn m ạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh ” 2. Mục tiêu nghiên cứu 1). Mô tả đặc điểm dịch tễ bệnh phổi t ắc ngh ẽn m ạn tính tại huyện Quế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2015. 2). Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khu vực nghiên cứu. 3). Đánh giá hiệu quả một số gi ải pháp can thiệp phòng chống bệnh phổi t ắc ngh ẽn m ạn tính tại huyện Quế Võ tỉ nh Bắc Ninh. 3. Những đóng góp mới của luận án: 1) Đặc điểm dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2015: Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chung ở hai huyện Quế Võ và Thuận Thành là 3,6%, cụ thể ở huyện Quế Võ là 3,9%, huyện Thuận Thành là 3,2%. Tỷ lệ người ≥60 tuổi mắc bệnh cao hơn người
- 3 lá, thuốc lào; 60,8% người bệnh t ập luyện thể d ục hàng ngày và 45,7% người bệnh hạn chế tiếp xúc khói bếp; 91,5% ngườ i bệnh chưa xử lý đúng bệnh trong đợt cấp; 93,1% người bệnh hàng năm đi khám, tư vấn về tình trạng bệnh. 4) Hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh: Đã xây dựng được 04 giải pháp quản lý và điều trị bệnh đó là: Xây dựng Đơn vị quản lí bệnh tại bệnh viện đa khoa Quế Võ; Thành lập câu lạc bộ Hen COPD; Chương trình phục hồi chức năng hô hấp; Quản lí điều trị bệnh ngoại trú. Hiệu quả cải thiệp kiến thức chung về phòng chống bệnh là 630,0%, cải thiện thái độ tốt là 61,0%, thực hành chung là 1666,7%. Hiệu quả can thiệp nâng cao sức khỏe người bệnh như giảm các triệu chứng, biểu hiện của bệnh từ 38,3% tới 59,1%. Cụ thể, ở nhóm can thiệp khó thở giảm từ 62,8% xuống 23,3%; ho kéo dài từ 46,5% xuống 18,6% và khạc đờm từ 65,1% xuống 27,9%. Sự thay đổi VC ở nhóm can thiệp tăng lên có ý nghĩa. Số đợt cấp trung bình sau can thiệp ở nhóm can thiệp thay đổi rõ ràng từ 1,26 đợt cấp/ năm xuống 0,56 đợt cấp/năm. Ở nhóm chứng cũng có sự giảm xuống từ 1,41 còn 1,36 đợt cấp/năm nhưng chưa rõ rệt. Kết quả định tính cho thấy sau 24 tháng can thiệp bằng 04 giải pháp, kiến thức thái độ thực hành về dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh tốt lên, các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt, sức khỏe nâng lên, các đợt cấp giảm đi, người bệnh đạt mức độ hài lòng cao…Các giải pháp đạt được hiệu quả kinh tế và có tính bền vững cao. 1.2. Yếu tố liên quanđến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1.2.1. Hành vi hút thuốc: Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 15,0% số người hút thuốc có triệu chứng của COPD và từ 80,0% đến 90,0% các bệnh nhân COPD đều có hút thuốc. Một số nghiên cứu ở Hà Nội và một số tỉnh thuộc khu vực phía Bắc cho thấy có mối liên quan chặt chẽ gi ữa hút thuốc với COPD, trong nhóm đối tượ ng mắc COPD thì tỷ lệ ngườ i hút thuốc là 65,5%, những đối tượ ng hút thuốc nguy cơ m ắc COPD cao g ấp 2 5 l ần so v ới không hút thuốc. 1.2.2. Ô nhiễm môi trườ ng không khí. Các nghiên cứu với quy mô
- 4 lớn ở Mỹ và Châu Âu cũng cho thấy có mối liên hệ đáng kể giữa ô nhiễm không khí ngoài trời với tình trạng nhập vi ện vì COPD, đặc biệt là nhập viện do các đợt cấp của COPD. Theo GOLD, ô nhiễm không khí trong nhà do đốt gỗ và nhiên liệu sinh học khác ướ c tính sẽ giết chết hai triệu ph ụ n ữ và trẻ em mỗi năm. Có khoảng 15 20% trường hợp m ắc b ệnh ph ổi t ắc ngh ẽn là do các chất gây ô nhiễm trong môi trườ ng làm việc. Những người có tiếp xúc nghề nghiệp với khói bụi, hóa chất có nguy cơ mắc COPD cao g ấp 2,6 lần so với nhóm khác. 1.2.3. Nhiễm khu ẩn Nhiễm khuẩn đườ ng hô hấp làm gia tăng sự trầm trọng của COPD. Theo nghiên cứu Rohde và CS (2003) có khoảng 50,0% COPD trầm tr ọng có liên quan đến nhiễm virus và phần lớn là do rhinovirus. 1.2.4. Khí hậu Có mối liên hệ giữa đợt cấp COPD và khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm). 1.2.3. Điều kiện kinh t ế xã hội Nguy cơ mắc COPD gia tăng ở những người có điều kiện kinh tế xã hội thấp. Những đối tượ ng có điều kiện sống chật chội, dinh dưỡng kém là điều kiện thuận lợi gây gia tăng nhiễm khuẩn hô hấp. 1.2.4. Các yếu tố nội sinh (các yếu tố cơ địa) Yếu tố gen: Một s ố nghiên cứu đã đề cập đến tần suất của đột biến gen Serpina1 và thấy rằng tần suất bệnh nhân COPD mang alen đột biến S và Z khá dao động, có thể từ 4,0 đến 30,0% tùy thuộc vào đối tượ ng nghiên cứu và phươ ng pháp sàng lọc. Giới tính: Nghiên cứu của Natalie Terzikhan và cộng sự cũng cho thấy t ỷ l ệ m ắc chung m ỗi năm của nam giới là 13,3/1000 cao hơn so với nữ gi ới (6,1/1000). Tu ổi: Trong h ầu h ết các nghiên cứu dịch tễ học về COPD người ta nhận thấy t ỷ l ệ m ắc, m ức độ tàn phế, tỷ lệ tử vong tăng theo lứa tuổi, t ỷ l ệ m ắc b ệnh ở nam gi ới độ tuổi 70 74 cao gấp 6 lần so với độ tuổi 55 59, ở nữ gi ới t ỷ lệ m ắc tăng bắt đầu từ sau tuổi 55.
- 5 1.3. Phòng chống bệnh phổi t ắc nghẽn m ạn tính Các giải pháp đó là các chính sách pháp luật kiểm soát thuốc lá, chống ô nhiễm môi trườ ng hay tăng cườ ng các hoạt động truyền thông vận động xã hội hay tăng cườ ng hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật phòng chống bệnh COPD… Để quản lý và giám sát bệnh COPD hi ệu qu ả ở c ộng đồng, cần phối hợp việc điều trị thuốc với những bi ện pháp can thiệp vào các yếu tố nguy cơ nhằm thay đổi các hành vi lối sống theo chiều h ướng có lợi cho người COPD nh ư xây dụng Phòng khám quản lý bệnh phổi mạn tính; Đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính; Chươ ng trình PHCN hô hấp; Quản lý điều trị ngoại trú Hen/COPD; Câu lạc bộ bệnh nhân; Quản lý COPD lồng ghép theo các tuyến y tế… Chươ ng 2 ĐỐI TƯỢ NG VÀ PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượ ng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượ ng: 1) Dịch tễ học: Người dân sống trên địa bàn nghiên cứu tuổi từ 40 tr ở lên; Đại diện cộng đồng như lãnh đạo Đảng, Chính quyền và các đoàn thể, tổ chức quần chúng ở các xã nghiên cứu; Cán bộ Trạm Y tế (TYT) xã và nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) ở khu vực nghiên cứu.người bệnh (NB)COPD và CB bệnh viện (CBBV) tại bệnh vi ện đa khoa (BVĐK) huyện Quế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. 2) Can thiệp: Ng ười b ệnh đượ c chẩn đoán là COPD trên địa bàn nghiên cứu đã và đang điều trị tại BVĐK Quế Võ Bắc Ninh. Cán bộ quản lý và điều trị ngườ i bệnh COPD t ại Bệnh vi ện. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu : Hai huyện và hai bệnh viện đa khoa Quế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
- 6 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2018. 2.2. Phươ ng pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu kết hợp định lượ ng và định tính 2.2.2. Cỡ mâu va ph ̃ ̀ ươ ng pháp chọn mẫu 2.2.2.1.Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang *Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ướ c lượ ng một tỷ lệ trong quần thể với p là tỷ lệ bệnh COPD ở ngườ i từ 40 tuổi tr ở lên t ừ nghiên cứu trước là 0,042 (Theo nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ 2011). Sai số d = 20% của p = 0,042. Thay vào tính đượ c 2.190 người. Thực tế điều tra đượ c là 2.221 ngườ i. *Kỹ thuật chọn m ẫu: Bướ c 1: Chọn chủ đích hai huyện Quế Võ và Thuận Thành là đơn vị chọn mẫu sơ cấp. Bước 2: M ỗi huyện chọn 2 xã ngẫu nhiên theo tỷ lệ dân số từ danh sách xã trong các huyện đã đượ c chọn (Tổng số có 4 xã đượ c chọn là Đại Xuân và Nhân Hòa huyện Quế Võ, xã Đại Xuân Hoàng và Nghĩa Đạo huyện Thuận Thành. Bướ c 3: Tổng số m ẫu chia cho 04 xã, mỗi xã điều tra 550 người. Chọn ng ẫu nhiên theo khoảng cách mẫu dựa trên danh sách các đối tượ ng từ 40 tuổi tr ở lên của xã. Các đối tượ ng đượ c chọn vừa phỏng vấn vừa khám lâm sàng phát hiện bệnh COPD và đo thông khí phổi. 2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu cho điều tra thực trạng bệnh c ủa người bệnh COPD t ại b ệnh vi ện: Chọn toàn bộ BN đang quản lý và điều trị COPD (trong đó có cả số bệnh nhân của 4 xã điều tra) tại hai bệnh vi ện huyện Qu ế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh từ năm 2014, thực tế điều tra đượ c 260 bệnh nhân. 2.2.2.3. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp: Toàn bộ NB đượ c chẩn đoán là COPD theo GOLD năm 2014 của 4 xã qua điều tra ước tính theo kết quả nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ là 0,042 thì mỗi huyện khoảng 40 – 50 BN (Th ực t ế là 43 NBCOPD ở Quế Võ (nhóm can thiệp) và 36 NB ở Thuận Thành (nhóm chứng) đang đượ c quản lý và điều trị tại hai BVĐK huyện. 2.2.2.4. Phương pháp chọn mẫu định tính *Tại 04 xã điều tra: Lãnh đạo cộng đồng: 01 nhóm 10 ngườ i đại diện cho Ban CSSK nhân dân xã x 04 xã = 04 cuộc; CBYT xã: 01 nhóm 10 ngườ i 05 cán bộ trạm y tế xã và 05 NVYTTB x 04 xã =
- 7 04 cuộc; Người có nguy cơ bị COPD: 10 ng ười đại diện cho nhóm người 40 tuổi tr ở lên có nam, nữ, có các lứa tuổi tại một xã x 04 xã = 04 cuộc. *Tại bệnh viện: Cán bộ quản lý COPD bệnh viện: 01 nhóm 7 người gồm 01 đại diện Ban giám đốc, 01 trưở ng phòng Kế hoạch t ổng h ợp, 01 tr ưở ng Phòng khám và 4 cán bộ y t ế (CBYT) ở phòng qu ản lý COPD c ủa BVĐK huyện Qu ế Võ, Thuận Thành: 02 huy ện là 02 nhóm. Riêng bệnh vi ện Qu ế Võ thêm 01 nhóm sau can thi ệp. Ngườ i bị COPD t ại b ệnh vi ện: 10 ng ườ i đạ i diệ n cho nhóm ngườ i bệnh có nam, nữ, có các lứa tuổi ở hai bệnh vi ện nghiên c ứu: 02 huy ện là 02 nhóm. Riêng bệnh viện Qu ế Võ thêm 01 nhóm sau can thi ệp. 2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu *Dịch tễ học: Tỷ lệ mắc COPD; Tỷ lệ mắc theo tuổi:
- 8 Sự chấp nhận mô hình của lãnh đạo và CBBVĐK Quế Võ. *Nhóm các chỉ số đánh giá hiệu quả can thi ệp Thay đổi KAPcủa ngườ i bệnh về dự phòng COPD; Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả cải thiện sức kh ỏe c ủa ng ười b ệnh COPD như các biểu hiện của COPD; Nhóm các chỉ số định tính về hiệu quả sức khỏe người bệnh, hiệu quả kinh t ế và hiệu quả xã hội. * Phân loại giai đoạn COPD theo GOLD 2011. *Đánh giá mức độ khó thở: Dựa vào bộ câu hỏi MRC (British Medical Research Council) 2.2.4.4. Đánh giá kiến thức thái độ thực hành (KAP) của bệnh nhân COPD. Chia ra 3 m ức độ dựa vào kết quả cho điểm: Số điểm đạt trên 70%: Xếp loại khá, tốt; Số điểm từ 50% 70%: Xếp lo ại trung bình; Số điểm đạt đượ c
- 9 bệnh viên đa khoa Quế Võ một cách chất lượ ng nhất 2.3.2 Giải pháp can thiệp Xây dựng Đơn vị quản lí bệnh COPD tại bệnh viện đa khoa Quế Võ Thành lập câu lạc bộ COPD Chươ ng trình phục hồi chức năng hô hấp Quản lí điều trị ngoại trú COPD 2.3.3. Cách thức tiến hành Tập huấn cán bộ tham gia can thi ệp: CBYT c ơ s ở, lãnh đạo cộng đồng, CB bệnh viện. Tiến hành truyền thông GDSK cho bệnh nhân COPD: Đối với cộng đồng và ngườ i dân: Chủ yếu là truyền thông phòng chống COPD t ại c ộng đồng bằng cách lồng ghép với các hoạt động khác của xã để truyền thông cho ngườ i dân. 2.3.3.4. Nội dung đánh giá: So sánh sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống COPD của các NB nghiên cứu sau can thi ệp. So sánh thay đổi tình trạng sức khỏe của ng ười b ệnh trước sau can thi ệp Đánh giá kết quả can thi ệp d ựa vào chỉ số hiệu quả (CSHQ) và Hiệu quả can thiệp (HQCT): + Chỉ số hiệu quả (CSHQ) % = Trong đó: p1 là tỷ lệ trước can thiệp và p2 là tỷ lệ sau can thiệp. + HQCT = CSHQ can thi ệp CSHQ ch ứng 2.5. Phươ ng pháp xử lý số liệu: Số liệu đượ c nhập và phân tích trên chươ ng trình SPSS version 13.0. 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: Đề cươ ng nghiên cứu đã đượ c thông qua các hội đồng khoa học của trường đại học Y dượ c Thái Nguyên. Chươ ng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- 10 3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh COPD 3.1.1. Thông tin chung về đối tượ ng nghiên cứu 3.1.2. Đặc điểm dịch tễ của COPD Biểu đồ 3.2 cho thấy t ỷ l ệ m ắc b ệnh: Trong 2221 đối tượ ng điều tra, phát hiện đượ c 79 ngườ i mắc COPD, chi ếm t ỷ l ệ 3,6%. Biểu đồ 3.3 cho thấy phân bố bệnh COPD theo tu ổi, gi ới và nghề nghiệp: Tỷ lệ ng ười ≥60 tuổi mắc COPD cao hơn ng ười 0,05). ̃ ́ Biểu đồ 3.5 cho thấy t ỷ l ệ COPD phân theo mức độ tắc nghẽn đườ ng thở chủ yếu ở giai đoạn GOLD 2 chiếm 49,4%; tiếp theo là giai đoạn GOLD 3 chi ếm 35,4% và thấp nhất ở giai đoạn GOLD 1 chiếm 10,1%. Hộp 3.1. Thực trạng COPD ở các xã của hai huyện điều tra Các ý kiến của một số lãnh đạo cộng đồng: Trướ c ít thấy nói bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nay thấy nói nhiều và bệnh nhân ngày càng ngày tăng. Đa số ngườ i mắc bệnh có độ tuổi cao từ 40 tuổi trở lên. Đa số ngườ i mắc bệnh là nam giới. Các ý kiến của CBYT xã: Ngườ i bệnh đến khám và quản lí bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh vi ện ngày càng tăng dần theo từng tháng. Về độ tuổi cho thấy đa số ngườ i mắc bệnh có độ tuổi >40 tuổi. Về giới thì đa số ngườ i bệnh là nam giới. 3.2. Một số yếu tố liên quan đến COPD 3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến COPD qua điều tra cộng đồng Bảng 3.7. cho th ấy có mối liên quan giữa các yếu tố như tuổi, giới của các đối tượ ng với bệnh COPD (p
- 11 Bảng 3.8. cho th ấy có mối liên quan giữa các tiền sử hen phế quản, lao của các đối tượ ng với bệnh COPD (p
- 12 Thành cao hơn so v ới huyện Qu ế Võ, tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả ở Biểu đồ 3.9. cho kết quả 91,5% ng ười b ệnh ch ưa thực hành xử lý đúng bệnh COPD đợt cấp, trong đó ở huyện Quế Võ tỷ lệ xử lý đúng mới đạt là 6,8% thấp hơn so với huyện Thu ận Thành (10,2%); tuy nhiên chưa không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả ở Bảng 3.19. cho th ấy có 84,6% ngườ i bệnh chưa thực hành đúng về tập luyện thể lực và phục hồi chức năng hô hấp trong phòng chống COPD. Ch ưa có sự khác biệt giữa hai huyện (p>0,05). *Các dấu hiệu bệnh cơ bản Bảng 3.20.cho bi ết mức độ khó thở của 260 ngườ i bệnh. Tỷ lệ ngườ i bệnh có biểu hiện khó thở khá cao (70,0%); mức độ khó thở cao nhất ở Độ 2 (34,1%), tiếp đến là Độ 3 (33,5%), độ 4 là 26,9% và thấp nhất là Độ 1 chiếm 2,2%. Không có sự khác biệt tỷ lệ khó thở và các mức độ khó thở ở hai huyện. Bảng 3.22. Phân bố mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD Giai Quế Thuậ Chun đoạn Võ n g theo Thàn GOL h D SL % SL % SL % p Giai đoạn 1 11 8,3 19 15, 30 11,5 >0,05 Giai đoạn 2 36 27,1 40 31,5 76 29,2 >0,05 Giai đoạn 3 45 33,8 34 26,8 79 30,4 >0,05 Giai đoạn 4 41 30,8 34 26,8 75 28,8 >0,05 Ngườ i bệnh chủ yếu ở các giai đoạn GOLD 2,3,4 (29,2%; 30,4%, 28,8%), t ỷ l ệ GOLD 1 th ấp h ơn c ả (11,5%). Ch ưa có sự khác biệt về tỷ lệ các giai đoạn COPD theo GOLD gi ữa hai huy ện (p>0,05). Biểu đồ 3.10. cho thấy tỷ lệ người bệnh có bệnh đồng mắc chiếm 12,3%. Chưa có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh đồng mắc giữa hai huyện (p>0,05).
- 13 Bảng 3.23. Số đợt cấp trong năm (n= 260) Huyện Trung bình p Quế Võ 1,79±0,817 >0,05 Thuận Thành 1,84±0,877 Chung 1,82±0,845 Trong 01 năm vừa qua, số lần nhập viện trung bình của người bệnh do COPD là 1,82 lần. Chưa có sự khác biệt về số lần nhập viện trung bình giữa hai huyện (p>0,05). Nơi phát hiện COPD: Tất cả người bệnh đều được phát hiện mắc bệnh COPD ở bệnh viện (100%). Bảng 3.24. cho thấy tỷ lệ ngườ i bệnh nhập viện 2 lần trở lên vì COPD đợt cấp trong năm ở nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên và ở nam giới cao hơn so với nhóm tuổi dưới 60 tuổi và nữ giới; tuy nhiên sự khác biệt chưa rõ ràng (p>0,05). Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tiền sử hút thuốc và tiếp xúc trực tiếp khói bếp với số đợt cấp trong năm Số đợt ≤ 1 ≥ 2 p cấp lần/nă lần/nă m m Tiền Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ sử lượng (%) lượng (%) Hút Có 59 33,3 118 66,7 0,05 bếp Không 55 47,8 60 52,2 Tỷ lệ nhập viện 2 lần trở lên vì COPD đợt cấp trong năm ở nhóm có tiền sử hút thuốc là 66,7% cao hơn so với nhóm không có tiền sử hút thuốc và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05).
- 14 Bảng 3.26. cho thấy chưa có mối liên quan giữa bệnh đồng mắc với số đợt cấp trong năm: Tỷ lệ nhập viện 2 lần trở lên vì COPD đợt cấp trong năm ở nhóm có Bệnh đồng mắc là 62,5% cao hơn so với nhóm không có Bệnh đồng mắc (57,5%), tuy nhiên sự khác biệt chưa rõ ràng (p>0,05). Kết quả nghiên cứu định tính: Hộp 3.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh COPD Ý kiến một số lãnh đạo cộng đồng: Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào dễ mắc bệnh COPD. Khói bụi do đun than tổ ong trong các gia đình làm cho bệnh COPD tăng lên. Hiện nay ô nhiễm môi trường nhất là khói trong không khí bị ô nhiễm làm cho COPD của người dân ngày càng tăng Bệnh có liên quan đến giới, nam mắc nhiều hơn nữ, người càng lớn tuổi càng hay mắc. COPD hay gặp ở những người đã mắc một số bệnh như hen, viêm phế quản mãn tính hay là lao… Bệnh hay xảy ra ở những người lười vận động. Ý kiến của CBYT cơ sở: Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào nguy cơ mắc bệnh COPD cao. Yếu tố khói bụi trong các gia đình do đun rơm rạ nhất là than tổ ong trong các gia đình làm cho bệnh COPD tăng lên. Hiện nay do môi trường ngày càng nhiều khói bụi làm không khí bị ô nhiễm góp phần gia tăng bệnh COPD trong cộng đồng. Yếu tố giới có liên quan đến bệnh, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới hay người càng lớn tuổi càng hay mắc bệnh. Những người có tiền sử mắc một số bệnh như hen, viêm phế quản mãn tính hay là lao…hay bị COPD. Những người lười vận động cũng hay mắc bệnh Nếu được CBYT khám và tư vấn phòng bệnh khả năng mắc sẽ ít hơn. 3.3. Kết quả của các hoạt động can thiệp tại cộng đồng 3.3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp can thiệp Do điều kiện nguồn lực có hạn cho nên chúng tôi tập trung vào các giải pháp can thiệp tại bệnh viện. Sau khi thảo luận với các nhà quản lý bệnh viện và các CBYT trực tiếp khám và điều trị người
- 15 bệnh COPD, chúng tôi chọn được 04 giải pháp chính đó là 1) Xây dựng Đơn vị quản lí bệnh COPD tại Bệnh viện Đa khoa Quế Võ. 2) Xây dựng Câu lạc bộ COPD. 3) Xây dựng Chương trình phục hồi chức năng hô hấp. 4) Quản lí điều trị ngoại trú COPD. 3.3.2. Hiệu quả mô hình can thiệp Bảng 3.34. cho thấy hiệu quả cải thiện kiến thức chung về phòng chống COPD rất cao lên tới 630,0%. Trong đó, ở nhóm can thiệp tỷ lệ này tăng từ 9,3% lên đến 69,8%. Ở nhóm chứng từ 13,9% lên đến 16,7%. Bảng 3.35. cho thấy hiệu quả cải thiện thái độ chung về phòng chống COPD Sau can thiệp, tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm can thiệp có tỷ lệ có thái độ tốt trong phòng chống COPD tăng từ 60,5 lên 100,0%; ở nhóm chứng tăng từ 63,9% lên 66,7%. Hiệu quả can thiệp là 61,0%. Bảng 3.36. Hiệu quả can thiệp cải thiện tỷ lệ người bệnh thực hiện các biện pháp phòng chống COPD Thời CSHQ (%) điểm Đối tượng Trước Sau can can thiệp thiệp SL % SL %
- 16 Quế Võ (n = 43) 3 7,0 25 58,1 733,3 Thuận Thành (n = 36) 2 5,6 4 11,1 100,0 HQCT (%) 633,3 Hiệu quả cải thiện thực hành về thực hiện các biện pháp dự phòng COPD rất cao lên tới 633,3%. Trong đó, ở nhóm can thiệp tỷ lệ này tăng từ 7,0% lên đến 58,1%. Ở nhóm chứng từ 5,6% lên đến 11,1%. Bảng 3.37. Hiệu quả can thiệp tỷ lệ thực hành chung của đối tượng nghiên cứu
- 17 Thời CSHQ (%) điểm Đối tượng Trước Sau can can thiệp thiệp SL % SL % Quế Võ (n = 43) 1 2,3 18 41,9 1700,0 Thuận Thành (n = 36) 3 8,3 4 11,1 33,3
- 18 HQCT (%) 1666,7 Sau can thiệp, tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm can thiệp có tỷ lệ có thực hành chung tốt trong phòng chống COPD tăng từ 2,3 lên 41,9%; ở nhóm chứng tăng từ 8,3% lên 11,1%. Hiệu quả can thiệp là 1666,7%. Bảng 3.38. Hiệu quả cải thiện các biểu hiện của COPD Thời Trước điểm can Sau can CSHQ (%) thiệp thiệp Biểu SL % SL % hiện Khó thở Quế Võ 27 62,8 10 23,3 63,0 (n = 43) Thuận Thành 26 72,2 25 69,4 3,8 (n = 36) HQCT (%) 59,1 Hiệu quả can thiệp nâng cao sức khỏe người bệnh khá cao ở nhóm can thiệp biểu hiện khó thở giảm từ 62,8% xuống còn 23,3%. Bảng 3.40. Số đợt cấp trong năm Thời điểm Huyện p Thời gian Quế Võ Thuận Thành Trước can thiệp 1,26±0,82 1,41±0,84 >0,05 Sau can thiệp 0,56±0,55 1,36±0,64
- 19 Số đợt cấp trung bình sau can thiệp ở nhóm can thiệp thay đổi rõ ràng từ 1,26 đợt cấp/ năm xuống còn 0,56 đợt cấp/năm, với p0,05. Kêt qua nghiên c ́ ̉ ứu đinh tinh: ̣ ́ Hộp 3.6. Hiệu quả các giải pháp quản lý và điều trị bệnh COPD Ý kiến của CB quản lý và điều trị COPD về kết quả can thi ệp: Kiến thức thái độ hành vi về quản lý và điều trị bệnh của bệnh nhân COPD t ốt lên nhiều, sô yếu kém giảm đi. Các triệu chứng chủ yếu c ủa ng ười bệnh nh ư khó thở, ho, khạc đờm… đều giảm đi. Số đợt cấp của bệnh nhân COPD cũng giảm đi nhiều. Các giải pháp can thiệp trong nghiên cứu dễ thực hiện, hi ệu qu ả kinh tế cao và dễ duy trì. Ý kiến của người bệnh đượ c quản lý và điều trị COPD: Sau một thời gian đượ c quản lý và điều trị bệnh của bệnh nhân COPD thấy các triệu chứng chủ yếu nh ư khó thở, ho, khạc đờm… đều giảm đi. Số đợt cấp của bệnh COPD cũng giảm đi nhiều. Chươ ng 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh phổi t ắc ngh ẽn m ạn tính tại huyện Quế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2015 *Tỷ lệ mắc bệnh phổi t ắc ngh ẽn mạn tính : Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ mắc COPD là 3,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam nằm trong kho ảng t ừ 2,0 đến 7,0%. Theo nghiên cứu của Ngô Quý Châu tại Hải Phòng năm 2005 tỷ lệ m ắc COPD l ần l ượt là 4,7% và 6,89% ở người trên 40 tuổi. So với các kết quả nghiên cứu trên thế giới, theo nghiên cứu của CDC năm 2011 tại ILLINOIS cho th ấy tỷ lệ m ắc COPD ở ng ười tr ưởng thành khoảng 6,1%. Các nghiên cứu gần đây về COPD ở Châu Á Thái Bình Dươ ng cho thấy tỷ lệ COPD chung kho ảng 6,2%; dao động từ 4,5% ở Indonesia t ới 9,5% ở Đài Loan năm 2012. Kết quả nghiên
- 20 cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ l ệ m ắc COPD ch ủ y ếu ở giai đoạn GOLD 2 chiếm 49,4%; ti ếp theo là giai đoạn GOLD 3 chiếm 35,4% và thấp nhất ở giai đoạn GOLD 4 chi ếm 5,1%. *Tỷ lệ mắc bệnh COPD và một số yếu tố liên quan: Về giới kết quả nghiên cứu cho thấy trong ng ười b ệnh nhân COPD, nam giới chiếm t ỷ l ệ cao (64,6%); t ỷ l ệ n ữ gi ới là 35,4%. Nghiên cứu của Nguyễn Mai Hương trong 100 ng ười b ệnh cũng cho thấy 89,0% là nam và 11,0% là nữ. Trong nghiên cứu của Phan Thu Phươ ng và cộng sự thì tỷ lệ mắc COPD chung cho 2 gi ới là 2,3% (tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3% và ở nữ là 1,7%. Về tuổi những người bệnh mắc COPD trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 60,8 tuổi. Trong nghiên cứu của Ngô Quý Châu năm 2011, tuổi trung bình là 68,1, của Phan Thu Ph ương năm 2013 là 69,25 ± 10,08. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngườ i dân có một số hành vi dễ mắc bệnh COPD hàng đầu là làm việc ở nơi môi trườ ng độc hại, không khí ô nhiễm (85,6%), sống ở nơi ô nhiễm không khí (78,6%), đun củi, rơm, r ạ, than tổ ong… chi ếm 31,7%, ít nhất ít vận động (1,5%).Tỷ lệ đối tượ ng nghiện thuốc lá, thuốc lào cao (13,5%)…Hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra COPD, theo th ống kê của WHO có khoảng 8090% người bệnh mắc COPD là do hút thuốc lá. Mặt khác việc tiếp xúc với khói bếp thườ ng xuyên có thể là do điều kiện kinh tế và thói quen dùng bếp than, c ủi hay than t ổ ong để đun nấu nên việc thay đổi những thói quen xấu này của họ cần phải có một quá trình. Tuy nhiên, ngày nay thói quen này đã đượ c thay bằng thói quen khác đó là đun bếp ga ít độc hại hơn nhiều. Mặt khác cũng chưa có chươ ng trình giáo dục sức khỏe nào cụ thể để hướ ng dẫn ngườ i bệnh tự tập phục hồi ch ức năng hô hấp và rèn thể lực đúng cách. Thực trạng luyện t ập của các đối tượ ng nghiên cứu hàng đầu là hoạt động khác (thực ra là lao động sản xuất) chiếm t ỷ l ệ cao nh ất (39,4%), còn luyện tập thực thụ thì hàng đầu là đi bộ (20,4%), hay dưỡ ng sinh (10,5%). M ột s ố nghiên cứu gần đây cho thấy, ở những người COPD có chế độ tập luyện, phục hồi chức năng phù hợp có thể làm giảm tới trên 50% tỉ lệ người bệnh nhập vi ện vì đợt cấp của bệnh. Luyện t ập th ể lực là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phục hồi chức năng ở ngườ i bệnh COPD. Ti ền s ử m ắc bệnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 253 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn