intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Khảo sát hệ động mạch nuôi vạt cơ rộng ngoài qua chụp CT320 và ứng dụng trong điều trị nhiễm khuẩn khớp háng sau thay khớp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Khảo sát hệ động mạch nuôi vạt cơ rộng ngoài qua chụp CT320 và ứng dụng trong điều trị nhiễm khuẩn khớp háng sau thay khớp" được nghiên cứu với mục tiêu khảo sát nhánh xuống của động mạch mũ đùi ngoài phân bố cho vạt cơ rộng ngoài trên cắt lớp vi tính 320 lát cắt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Khảo sát hệ động mạch nuôi vạt cơ rộng ngoài qua chụp CT320 và ứng dụng trong điều trị nhiễm khuẩn khớp háng sau thay khớp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 PHÙNG VĂN TUẤN KHẢO SÁT HỆ ĐỘNG MẠCH NUÔI VẠT CƠ RỘNG NGOÀI QUA CHỤP CT320 VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN KHỚP HÁNG SAU THAY KHỚP Ngành: Ngoại khoa/Chấn thương chỉnh hình và tạo hình Mã số: 9720104 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2024
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TSKH. Nguyễn Thế Hoàng 2. GS.TS. Lâm Khánh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108 vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Biến chứng nhiễm khuẩn sau thay khớp háng có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân. Theo Hendrik Kohlhof và cs, tỷ lệ nhiễm khuẩn sau thay khớp kỳ đầu khoảng 0.4- 2%, thay lại khớp khoảng 5-15%. Việc điều trị nhiễm khuẩn khớp háng sau thay khớp vẫn còn rất khó khăn, tỷ lệ tái phát có thể tới 20%, có những trường hợp buộc phải tháo bỏ chi thể. Trên thế giới, để điều trị những trường hợp khó khăn như trên, từ những năm 80 của thế kỷ trước, các tác giả đã nghiên cứu giải phẫu, ứng dụng vạt cơ rộng ngoài trong điều trị nhiễm khuẩn khớp háng, việc sử dụng vạt cơ rộng ngoài được nhiều tác giả trên thế giới xem là giải pháp có hiệu quả để điều trị nhiễm khuẩn khớp háng mạn tính sau thay khớp. Để chuẩn bị cho phẫu thuật chuyển, ghép vạt, một số nghiên cứu sử dụng chụp mạch cắt lớp có tiêm thuốc cản quang cho thấy nguyên ủy, kích thước, số lượng mạch phân bố vào vạt từ đó giúp phẫu thuật viên chủ động trước và trong phẫu thuật, hạn chế gây can thiệp lớn tại vùng lấy vạt, rút ngắn thời gian phẫu thuật. Tại Việt Nam, chúng tôi chưa thấy tài liệu nào công bố kết quả nghiên cứu sử dụng vạt cơ rộng ngoài điều trị những trường hợp viêm rò mạn tính sau thay khớp háng và chưa có nghiên cứu nào công bố về kết quả khảo sát trên cắt lớp vi tính về nhánh xuống ĐM MĐN. Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 7 năm 2017 đã nghiên cứu sử dụng vạt cơ rộng ngoài hình bán đảo trám vào ổ khớp để điều trị nhiễm khuẩn khớp háng sau thay khớp, kết quả bước
  4. 2 đầu rất khả quan. Tuy nhiên, chúng tôi thấy việc phẫu thuật sẽ bị động, khó khăn hơn khi chưa quan sát nhánh xuống ĐM MĐN trước phẫu thuật, đặc biệt khi cần thiết kế vạt hình đảo, nên việc khảo sát mạch nuôi chính của vạt cơ rộng ngoài trên cắt lớp vi tính 320 lát cắt là cần thiết để ứng dụng bóc vạt trên lâm sàng. Vì vậy chúng tôi triển khai đề tài này nhằm 2 mục tiêu: 1. Khảo sát nhánh xuống của động mạch mũ đùi ngoài phân bố cho vạt cơ rộng ngoài trên cắt lớp vi tính 320 lát cắt. 2 .Đánh giá kết quả sử dụng vạt cơ rộng ngoài cuống liền trong điều trị nhiễm khuẩn khớp háng mạn tính sau thay khớp nhân tạo.
  5. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu vạt cơ rộng ngoài 1.1.1. Đại cương Cơ rộng ngoài là một trong những cơ lớn nhất của cơ thể, cùng với cơ thẳng đùi, rộng giữa và rộng trong tạo thành khối cơ tứ đầu đùi. 1.1.2. Kích thước của vạt cơ rộng ngoài Năm 2009, Ines Becker và cs tổng hợp 15 nghiên cứu về giải phẫu cơ rộng ngoài, trong đó có 04 nghiên cứu xác định chiều dài của cơ: Wickiewicz và cs cho kết quả là 32,4cm, Friedrich và Brand cho kết quả là 30,5cm… Francesca Toia và cs (2014) đã nghiên cứu 23 BN (bênh nhân) nghiên cứu, tác giả thiết kế 14 vạt cơ và 9 vạt da cơ, kết quả cho thấy kích thước vạt được thiết kết rất đa dạng, từ vạt cơ kích thước khá lớn 22x13cm, cho đến khá nhỏ 4x4cm, cuống mạch có thể dài đến 17cm để phù hợp với kích thước diện KHPM. Alexandria H. Smith và cs (2022) [15] nghiên cứu trên 10 xác, cho thấy vạt cơ rộng ngoài có thể trám đầy ổ cối. Với cấu tạo cuống mạch và vạt cơ như trên, quá trình phẫu tích, phẫu thuật viên dễ dàng nhận biết vị trí, đường đi của cuống mạch, quá trình phẫu tích cũng thuận lợi do nhánh xuống của ĐM MĐN trên một đoạn 10-15cm ít phân chia nhánh. 1.2. Phân loại mạch nuôi cơ 1.3. Những nghiên cứu nhánh xuống động mạch mũ đùi ngoài.
  6. 4 1.3.1. Nghiên cứu phẫu tích trên xác. 1.3.2. Chụp động mạch cản quang 1.3.3. Chụp cắt lớp vi tính Chairat Burusapat và cs (2016) nghiên cứu giải phẫu ĐM MĐN và nhánh xuống trên CLVT ở 97 BN với 194 chi. Nhánh xuống của ĐM MĐN có nguyên ủy phức tạp, chia làm 5 types. Tác giả kết luận giải phẫu nguyên ủy của ĐM MĐN và nhánh xuống phức tạp, việc khảo sát nhánh xuống của ĐM MĐN trước phẫu thuật nên được thực hiện, đặc biệt trong nhóm có nguy cơ để tăng hiệu quả phẫu thuật. Trong những năm gần đây, chụp CLVT 320 lát cắt để xác định giải phẫu của nhánh xuống ĐM MĐN được ứng dụng khá rộng rãi. Xin-xin Yu1 và cs (2022) sử dụng CTVT đánh giá phân bố mạch của nhánh xuống, qua nghiên cứu tác giả thấy nhánh xuống của ĐM MĐN luôn hằng định Tại Việt Nam, ứng dụng CLVT 320 lát cắt để khảo sát mạch máu đã được ứng dụng trong lâm sàng: Nguyễn Thế Hoàng (2018) và cs, Nguyễn Quang Vịnh và cs (2019), Vũ Hữu Trung (2021), kết quả cho thấy CLVT 320 dãy thu được hình ảnh rõ nét của cả những nhánh xuyên vốn có kích thước rất nhỏ. Qua đó phục vụ hữu ích cho lâm sàng. 1.4. Chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn khớp háng sau thay khớp 1.4.1. Chẩn đoán nhiễm khuẩn khớp háng sau thay khớp 1.4.2. Chẩn đoán vị trí, giai đoạn. 1.4.3. Điều trị nhiễm khuẩn khớp háng sau thay khớp 1.4.3.1. Cắt lọc, tưới rửa khớp, thay chỏm và lớp lót
  7. 5 1.4.3.2. Phương pháp điều trị thay lại khớp một thì. 1.4.3.3. Phương pháp điều trị hai thì 1.4.3.4. Phẫu thuật tháo khớp nhân tạo (khớp háng Girdlestone) 1.4.3.5. Phẫu thuật tháo chi thể 1.4.3.6. Trám vạt cơ vào ổ cối Từ những năm 1980, các tác giả đã nghiên cứu sử dụng vạt cơ trám vào ổ cối, vừa để lấp đầy khoang tàn dư, vừa tăng nuôi dưỡng tại chỗ, có tác dụng làm ổn định tình trạng nhiễm khuẩn cho những BN nhiễm khuẩn khớp háng mạn tính, tái phát. Tỷ lệ liền sẹo trong tất cả các nghiên cứu trám vạt cơ vào ổ cối trên 220 vạt trên 99%. 1.5. Sử dụng vạt cơ rộng ngoài trong điều trị nhiễm khuẩn khớp háng sau thay khớp. 1.5.1. Trên thế giới Năm 2021, Giuseppe Rovere và cs tổng hợp các nghiên cứu cho thấy trong tổng số 220 vạt cơ đã được sử dụng trám vào ổ cối điều trị nhiễm khuẩn khớp háng thì vạt cơ rộng ngoài chiếm 70.4% (155 vạt), tỷ lệ liền sẹo sau mổ 99,3%. Các tác giả kết luận, việc sử dụng vạt cơ là lựa chọn hoàn hảo để điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn khớp háng dai dẳng sau thay khớp toàn phần. 1.5.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, chúng tôi chưa thấy có đề tài nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết về nhánh xuống ĐM MĐN trên CLVT, cũng như áp dụng trên lâm sàng sử dụng vạt cơ rộng ngoài điều trị nhiễm khuẩn khớp háng mạn tính, trong khi đó số lượng BN nhiễm khuẩn khớp
  8. 6 háng mạn tính ngày càng tăng, nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm giải quyết hai vấn đề trên. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Khảo sát động mạch mũ đùi ngoài và nhánh xuống bằng chụp CLVT 320 lát cắt. 23 BN bị nhiễm khuẩn khớp háng mạn tính có chỉ định mổ trám vạt cơ rộng ngoài vào ổ cối, được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thời gian từ tháng 11.2018 đến tháng 4.2023. - Tiêu chuẩn lựa chọn: là BN có chỉ định phẫu thuật trám vạt cơ rộng ngoài vào ổ cối. - Tiêu chuẩn loại trừ: dị ứng cản quang, không đồng ý chụp 2.1.2. Nghiên cứu trên lâm sàng Nghiên cứu trên 34 BN (7 BN hồi cứu, 27 BN tiến cứu), trong thời gian từ tháng 1/2017-2/2023. - Tiêu chuẩn lựa chọn BN: + Nhiễm khuẩn khớp háng mạn tính sau thay khớp, BN đã được tháo khớp nhân tạo, trám xi măng nhưng không ổn định nhiễm khuẩn. + Nhiễm khuẩn khớp háng mạn tính sau thay khớp, BN đã được tháo khớp nhân tạo, trám xi măng, sau đó tháo xi măng nhưng không ổn định nhiễm khuẩn.
  9. 7 + Nhiễm khuẩn khớp háng mạn tính sau thay khớp, BN đã được tháo khớp nhân tạo, khả năng thất bại cao nếu trám xi măng hoặc để tự liền, tương lai không thực hiện được phẫu thuật thay lại khớp. - Tiêu chuẩn loại trừ: chụp mạch không thấy nhánh xuống, toàn thần không cho phép phẫu thuật... 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khảo sát giải phẫu nhánh xuống ĐM MĐN trên CLVT Phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. 2..2.1.1. Kỹ thuật chụp: a. Chuẩn bị b. Các bước tiến hành * Thiết lập thông số máy * Tư thế người bệnh * Tiến hành chụp Tiêm thuốc cản quang, với liều dùng 1.5ml/kg, được tiêm bằng bơm tiêm tự động với tốc độ 5ml/giây theo chương trình qui chuẩn chụp mạch. Thời điểm chụp sau tiêm thuốc cản quang từ 120 – 180 giây * Dựng ảnh Dữ liệu chụp được phân tích bằng phần mềm Vitrea FX, Version 6.3 (hãng Toshiba – Nhật Bản). 2.2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá a. Đánh giá về đối tượng nghiên cứu - Đặc điểm đổi tượng nghiên cứu: tuổi, giới. - Loại phẫu thuật đã tiến hành, các đường mổ vào khớp háng trước khi chụp mạch, bao gồm đường mổ phía trước, phía trước bên
  10. 8 và phía sau. - Chức năng gan thận trước khi chụp mạch. - Tai biến, biến chứng xảy ra khi chụp mạch, cách xử lý (nếu có). b. Phân tích dữ liệu hình ảnh -Đánh giá kích thước (đường kính và chiều dài) động mạch nhánh xuống của ĐM MĐN: + Đo đường kính mạch: tại gần nguyên ủy và tại đầu xa, đoạn 1/3 giữa cuống mạch. + Đo chiều cuống dài mạch: từ nguyên ủy đến phía ngoại vi còn quan sát được trên phim CLVT. -Đánh giá kết quả phân bố mạch dựa theo bảng phân bố mạch của Chairat Burusapat (2016) -Xác định số nhánh của nhánh xuống ĐM MĐN. 2.2.2. Nghiên cứu trên lâm sàng Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, không đối chứng. 2.2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu: 34 BN. 2.2.2.2. Cách thức thực hiện: hồi cứu và tiến cứu. 2.2.2.3. Qui trình phẫu thuật cắt lọc bổ sung, điều trị VAC. 2.2.2.3. Qui trình phẫu thuật chuyển vạt. a. Chuẩn bị BN: b. Chuẩn bị dụng cụ: c. Phương pháp vô cảm: Tê tủy sống d. Kỹ thuật mổ: - Các thì mổ
  11. 9 Thì 1: dọn sạch tổ chức viêm- chuẩn bị vị trí trám cơ; Thì hai: bóc vạt; Thì 3: trám vạt cơ; Thì 4: đóng ổ mổ. 2.2.2.4. Theo dõi săn sóc sau mổ 2.2.2.5. Điều trị sau mổ: Toàn thân, tại chỗ 2.2.2.6. Xử trí một số biến chứng sau mổ :Chảy máu, nhiễm khuẩn… 2.2.2.7. Các chỉ tiêu theo dõi a. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu - Các chỉ số hành chính - Thời gian điều trị trước khi nhập viện - Các phương pháp đã điều trị trước khi nhập viện - Các phương pháp phẫu thuật trước chuyển vạt - Kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng b. Kết quả phẫu thuật - Kích thước vết mổ, thời gian mổ, lượng máu mất, lượng máu truyền trong mổ - Kỹ thuật mổ - Phẫu thuật, thủ thuật sau chuyển vạt 2.2.2.8. Đánh giá kết quả a. Đánh giá kết quả gần (khi bệnh nhân ra viện) Tình trạng nuôi dưỡng của vạt; tình trạng liền tổn thương b. Đánh giá kết quả xa. - Kết quả làm liển ổ nhiễm khuẩn (trên 3 tháng): • Tốt: Khuyết hổng liền ổn định, không viêm rò, vạt không bị loét, không to xù, đạt yêu cầu về thẩm mỹ.
  12. 10 • Vừa: Vùng nhận viêm rò, phải can thiệp nhiều lần để làm liền tổn thương hoặc vạt to xù nhưng BN chấp nhận và tổn thương liền ổn định. • Xấu: Vùng nhận viêm rò, can thiệp không thành công hoặc vạt bị loét và can thiệp không hiệu quả. -Chức năng khớp háng: mức độ đau và chức năng khớp háng theo thang điểm Harris. - Biên độ vận động khớp gối và sức cơ tứ đầu đùi. - Đánh giá chỉ số viêm: tốc độ máu lắng, định lượng CRP. - Kết quả thay lại khớp háng 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng toán thông kê y học theo phần mềm SPSS phiên bản 20. Tính tỷ lệ %, trung bình ( X ), độ lệch chuẩn (SD). Kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình bằng T - Test. Sự khác biết có ý nghĩa thống kê với p ≤ 0,05. Kiểm định sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng thuật toán χ2. Sự khác biết có ý nghĩa thống kê với p ≤ 0,05. Chương 3 KẾT QUẢ 3.1. Hình ảnh của nhánh xuống ĐM MĐN trên CLVT 3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 3.1.1.1. Tuổi, giới
  13. 11 Đã tiến hành chụp mạch cho 23 BN, độ tuổi trung bình 64.1312.82 (31-88 tuổi) 3.1.1.2. Đặc điểm phẫu thuật Có 46 chi được chụp mạch, trong đó có 20 BN với 20 chi sau thay khớp háng, trong số 20 BN này, có 18 BN với 36 chi thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu trên lâm sàng 3.1.1.3.Các đường mổ vào khớp háng Trong 23 BN, mổ theo đường sau có 18 BN, mổ theo đường trước ngoài có 05 BN, 2 BN kết xương. 3.1.1.4.Kết quả xét nghiệm urê, creatinine và men gan 23/23 BN không suy gan, thận. 3.1.1.5.Những biến chứng sau chụp mạch Không ghi nhận BN có tai biến, biến chứng 3.1.2. Giải phẫu nhánh xuống ĐM MĐN 3.1.2.1. Nguyên ủy nhánh xuống Phần lớn nhánh xuống có nguyên ủy thuộc nhóm 1, với 28 mạch, chiếm 60,87%. 3.1.2.2. Nguyên ủy nhánh xuống chi lành và chi bệnh Có 4 BN nguyên ủy của nhánh xuống ở hai chi không giống nhau. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p
  14. 12 * Chiều dài: Tính từ nguyên ủy đến khi quan sát được trên phim chụp mạch, chiều dài trung bình 159.62  38.83 mm (71.7mm - 258.6mm) 3.1.2.4. Kích thước của nhánh xuống bên chi lành so với bên chi bệnh 3.1.2.5. Sự phân nhánh vào cơ Trên chụp CLVT 320 lát cắt, quan sát thấy 124 nhánh mạch phân bố vào cơ trên 40 chi, có 06 chi không quan sát rõ trên CLVT, TB 3,15 nhánh. Trong đó có 30 mẫu thấy nhánh cao nhất vào cơ tại vị trí 1/3 dưới cơ, 6 mẫu quan sát thấy nhánh cao nhất vào cơ vị trí 1/3 giữa cơ, 4 mẫu thấy nhánh cao nhất vào cơ tại phía 1/3 trên cơ rộng ngoài. 3.2. Kết quả trên lâm sàng 3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 3.2.1.1.Tuổi, giới Trong nhóm nghiên cứu có 34 bệnh nhân, tuổi trung bình 61.3813.08 tuổi (23-89 tuổi). 3.2.1.2. Trước khi chuyển vạt a. Thời gian điều trị trước khi nhập viện, trước khi chuyển vạt *Thời gian từ khi nhiễm khuẩn đến khi nhập viện Thời gian trung bình là 26.9232.96 tháng (1-108 tháng). b. Phương pháp điều trị trước khi chuyển vạt *Phương pháp phẫu thuật trước khi nhập viện
  15. 13 Trước khi nhập viện, có 24 BN được phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, không xi măng, trong đó có 2 trường hợp đã thay lại khớp, 10 BN được phẫu thuật thay khớp háng bán phần. *Số lần phẫu thuật trước khi nhập viện 3 BN chỉ sử dụng kháng sinh điều trị, 31 BN được phẫu thuật, ít nhất là 1 lần, nhiều nhất là 27 lần. * Các đường mổ thực hiện trước khi chuyển vạt c. Tình trạng viêm rò tại chỗ Tại ổ mổ, có 4 trường hợp tại vết mổ cũ không thấy hình ảnh viêm rò, 21 trường hợp có lỗ rò đường kính dưới 1cm, có 9 trường hợp vết mổ toác rộng, chảy dịch viêm, dịch mủ, lộ khớp hoặc xi măng. d. Chức năng khớp háng và biên độ vận động khớp gối, sức cơ tứ đầu đùi trước khi chuyển vạt. * Chức năng khớp háng (theo thang điểm Harris) Theo thang điểm VAS, mức độ đau 5,621,94 điểm (0-8 điểm). Kết quả xếp loại chung, có 34/34 khớp háng xếp loại kém, với điểm Harris trung bình của 34 BN là 24,85  16,43 điểm (1-66 điểm). *Biên độ vận động khớp gối và sức cơ tứ đầu đùi Bảng 3.13. Đánh giá sức cơ tứ đầu đùi (n=34) Biên độ vận động: 30/34 BN có biên độ vận động khớp gối trong giới hạn bình thường, chỉ có 4 BN hạn chế gấp gối dưới 90 độ. Có 2 trường hợp sức cơ yếu M2, 3 trường hợp co cơ thắng được trọng lực chi, còn 29 trường hợp bệnh nhân ở mức M4, M5.
  16. 14 3.2.1.3. Kết quả nghiên cứu cận lâm sàng a. Kết quả xét nghiệm yếu tố viêm Có 21 BN được xét nghiệm đo tốc độ máu lắng, trong đó có 19 BN tốc độ máu lắng tăng trên 30mm/h, chỉ số trung bình là 78,71  43,88 mm/h (1-140 mm/h), Có 22 BN được xét nghiệm CRP, trong đó có 5 BN chỉ số CRP
  17. 15 a.Thời gian chuẩn bị phẫu thuật chuyển vạt Thời gian trung bình chuẩn bị phẫu thuật chuyển vạt là 19,57  12,87 ngày, sớm nhất là 8 ngày, muộn nhất là 57 ngày. b. Các phương pháp phẫu thuật trước khi chuyển vạt Tháo khớp nhân tạo cho 24 BN. Sau tháo khớp đó có 05 trường hợp trám xi măng sau tháo khớp, nhưng sau đó viêm rò tái phát, phải tháo xi măng, cùng với 07 trường hợp viêm rò còn xi măng, như vậy tổng số 12 phẫu thuật tháo xi măng. Số lần điều trị VAC trên 34 BN là 56 lần, trung bình 1,65 lần/BN, ít nhất 1 lần, nhiều nhất 3 lần. 3.2.2.2. Kết quả bóc vạt a. Kích thước vạt và cuống vạt Trong 34 vạt cơ, có 24 vạt hình đảo, 10 vạt hình bán đảo. Kích thước vạt hình bán đảo: chiều dài trung bình vạt 25,80  1,23cm, ngắn nhất 24cm, dài nhất 28cm. Kích thước vạt đảo: chiều dài trung bình cuống vạt: 11,42  1,50cm (từ 8-14cm), chiều dài trung bình vạt cơ 14,33  2,1cm (12-22cm). Chiều rộng vạt cơ: trung bình 7,24  0,70cm, lớn nhất 8cm, nhỏ nhất 6cm. b. Kích thước diện tổn thương và đường mổ c. Thời gian phẫu thuật, lượng máu mất: Thời gian phẫu thuật TB là 92,5  21,4 phút (70-180 phút). Trong đó thời gian bóc vạt TB 50,18  18,53 phút (30-120 phút). Lượng máu mất TB 455,9  171,8 ml. d.Thời gian phẫu thuật bóc vạt giữa hai nhóm nghiên cứu hình ảnh chụp mạch (nhóm 1) và không nghiên cứu hình ảnh chụp mạch trước
  18. 16 mổ (nhóm 2): Thời gian bóc vạt trên nhóm BN được nghiên cứu hình ảnh chụp mạch trước mổ ngắn hơn nhóm BN không được nghiên cứu chụp mạch trước mổ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p
  19. 17 chi, ổ mổ tại mỏm cụt liền sẹo. Tại chỗ lấy vạt: 33/33 BN liền sẹo tốt. 3.2.2.3. Kết quả xa: Có 30 BN đủ điều kiện để đánh giá kết quả xa a. Thời gian đánh giá kết quả điều trị Thời gian theo dõi TB17,26  18,98 tháng (03-67 tháng). b. Kết quả trám vạt tại ổ cối Trong 30 trường hợp, có 29 BN tại chỗ trám vạt vào ổ cối sẹo liền tốt, 01 BN sau mổ có những đợt viêm rò tại mặt ngoài khớp háng. c. Chỗ lấy vạt: 30/30 BN sẹo mổ liền tốt, không có viêm rò. d. Chức năng khớp háng 30/30 BN hết đau, hoặc đau nhẹ, không có BN đau cả khi nghỉ 100% BN chức năng khớp cải thiện rõ so với trước mổ, điểm trung bình đánh giá trên 30 BN là 58,03  9,38 điểm (40-69 điểm). e. Sức cơ tứ đầu đùi và biên độ vận động khớp gối: Trong 30 BN, biên độ vận động khớp gối hoặc sức cơ tứ đầu đùi không giảm so với trước mổ. Có 03/30 BN đạt sức cơ M3, 03/30 BN sức cơ M4, M5, 24/30 BN đạt sức cơ M5. f. Xét nghiệm *Định lượng CRP: Có 24/26 trường hợp xét nghiệm cho kết quả định lượng CRP dưới 10 g/L. Có 02 trường hợp định lượng CRP>10 g/L. * Xét nghiệm tốc độ máu lắng: Có 14/26 trường hợp xét nghiệm
  20. 18 g. Kết quả ban đầu thay lại khớp háng: Thay lại khớp háng cho 06 BN, đánh giá trên 4 trường hợp, có 3 trường hợp đạt rất tốt (đạt 92,92 và 96 điểm), 01 BN đạt tốt (86 điểm). h. Kết quả xa nhóm BN còn lại sau thay lại khớp: Có 24 BN chưa thay lại khớp, có 23 BN liền sẹo ổ mổ, 01 BN có những đợt viêm rò tái phát. i. Biến chứng * Hoạt tử, cắt bỏ vạt, tạo mỏm cụt đùi: 01 trường hợp *Viêm rò tại khớp háng: 01 trường hợp CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Về ứng dụng chụp CLVT 320. 4.1.1. Về nguyên ủy và kích thước của nhánh xuống ĐM MĐN Huang K.C (2015) lưu ý chống chỉ định sử dụng vạt cơ rộng ngoài nếu không khảo sát thấy nhánh xuống của ĐM MĐN. Pert Loskot (2016), nghiên cứu chụp mạch nhánh xuống của ĐM MĐN trên 100 BN, tuổi TB 68,3  9,3 tuổi, kết quả cho thấy chiều dài TB của mạch là 9,3  2,9cm (2,1cm-17,4cm) và không liên quan với chiều dài của đùi, đường kính mạch tại nguyên ủy TB 2,9mm. Chairat Burusapat và cộng sự (2016), khảo sát chụp CLVT ĐM MĐN trên 97 BN với 194 chi, có 189 chi (97,42%) động mạch mũ đùi ngoài nguyên ủy từ động mạch đùi sâu, chiều dài cuống mạch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2