Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
lượt xem 4
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế" được nghiên cứu với mục tiêu là: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lao của nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai; Nhận xét đặc điểm lao tiềm ẩn của nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai; Đánh giá kết quả truyền thông bệnh lao trên nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN THU TRANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG BỆNH LAO Ở NHÂN VIÊN Y TẾ Chuyên ngành : Nội Hô hấp Mã số : 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2022
- Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Chu Thị Hạnh 2. PGS.TS. Vũ Văn Giáp Phản biện 1: ……………………………………………… Phản biện 2 ……………………………………………… Phản biện 3: ……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Đại học Y Hà Nội - ……………………………..
- CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCG Bacille Calmette-Guerin (Vắc-xin ngừa lao cấp tính ở trẻ em) BMI Body Mass Index ( Chỉ số khối cơ thể) CDC Centre for Disease Control (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ) CTCLQG Chương trình Chống lao Quốc gia DOTS Directly Observed Treatment Short course strategy (Điều trị lao ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp) HIV Human Immunodeficiency Virus (Vi-rút làm suy giảm miễn dịch ở người) IGRA Interferon Gamma Release Assay (Xét nghiệm định lượng Interferon gamma trong máu chẩn đoán nhiễm lao) IL Interleukin KAP Knowledge – Attitude- Practice (Kiến thức Thái độ Thực hành) LTA Lao tiền ẩn MDR-TB Multidrug- resistant tuberculosis Lao kháng đa thuốc MTB Mycobacterium Tuberculosis NVYT Nhân viên y tế RR-TB Rifampicin Resistant Tuberculosis Lao kháng Rifampicin TST Tuberculin Skin Test Xét nghiệm Mantoux WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới XDR-TB Extensively Drug Resistant Tuberculosis Lao siêu kháng thuốc Xpert Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn lao/kháng Rifampicin
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của luận án Bệnh lao hiện nay vẫn là gánh nặng sức khỏe toàn cầu do tỷ lệ mắc và tử vong cao với ước tính khoảng 10 triệu ca mắc mới và 1,3 triệu người tử vong không đồng nhiễm HIV và 214.000 người đồng nhiễm HIV. Tại Việt Nam theo báo cáo về dịch tễ bệnh lao toàn cầu năm 2019: ước tính có 174.000 ca mắc mới, 11.000 ca tử vong vào năm 2018 và được xếp vào nước có gánh nặng bệnh lao cao. Đây là bệnh tiến triển âm thầm, lây lan mạnh nếu không có phương pháp tầm soát hợp lý. Bên cạnh đó, việc điều trị gặp nhiều khó khăn do phải kết hợp nhiều thuốc, nhiều tác dụng phụ, thời gian điều trị kéo dài, trường hợp nặng dù được điều trị nhưng vẫn để lại di chứng nặng nề. Do vậy phòng ngừa và kiểm soát bệnh lao ở nước ta hiện nay vẫn là thách thức lớn trong việc làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong. Nhân viên y tế (NVYT) làm việc trong môi trường bệnh viện có nguy cơ cao mắc lao tiềm ẩn, lao bệnh và lao thể nặng. Những khó khăn này chủ yếu do sự hiểu biết về bệnh lao chưa được đầy đủ và ý thức sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân của NVYT cũng như việc phòng chống kiểm soát lao ở các bệnh viện còn hạn chế do bị giới hạn về nguồn lực y tế, con người và ý thức tuân thủ quy định kiểm soát nhiễm khuẩn của NVYT chưa cao. Bởi vậy, tầm soát lao để phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành nhằm tìm ra khoảng trống từ đó can thiệp để phổ biến kiến thức về bệnh lao và kiểm soát nhiễm khuẩn lao thông qua các chương trình truyền thông, đào tạo cập nhật kiến thức liên tục. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao trên NVYT tại bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa tuyến đầu, từ đó lập ra kế hoạch để chẩn đoán, điều trị sớm và theo dõi định kỳ sức khỏe cho NVYT. - Cung cấp tỷ lệ mắc lao tiềm ẩn và xác định yếu tố nguy cơ gây mắc LTA để có kế hoạch phòng nhiễm lao chủ động cho NVYT và bệnh viện có chính sách kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc trong tương lai - Kết quả truyền thông bệnh lao là nghiên cứu ban đầu đóng góp một phần nhằm cung cấp và thu hẹp khoảng trống kiến thức, thái độ, thực hành bệnh lao và kiểm soát nhiễm khuẩn lao trong bệnh viện để từ đó có các chương trình đào tạo cập nhật và định kỳ nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành lao và kiểm soát nhiễm khuẩn lao của NVYT tại bệnh viện Bạch Mai. Mục tiêu nghiên cứu: - Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lao của nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai. - Nhận xét đặc điểm lao tiềm ẩn của nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai. - Đánh giá kết quả truyền thông bệnh lao trên nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai.
- 2 3. Cấu trúc của luận án: Luận án được trình bày trong 151 trang (không kể tài liệu tham khảo và phần phụ lục). Luận án gồm 7 phần: Đặt vấn đề (2 trang); Tổng quan tài liệu (34 trang); Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (35 trang); Kết quả nghiên cứu (47 trang); Bàn luận (29 trang); Kết luận (2 trang); Kiến nghị (1 trang). Luận án gồm 47 bảng (phần kết quả có 41 bảng), 7 biểu đồ và 2 hình. Sử dụng tài liệu tham khảo gồm 5 tài liệu tiếng Việt, 145 tài liệu tiếng Anh. Phần phụ lục gồm bệnh án nghiên cứu, danh sách đối tượng nghiên cứu… Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Dịch tễ học, gánh nặng bệnh lao trên thế giới và tại Việt Nam: Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây nên, bệnh có thể gặp ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Năm 2019 có 10 triệu người mắc lao mới và 1,4 triệu người tử vong do lao trên toàn cầu: trong đó người tử vong không đồng nhiễm HIV ước tính khoảng 1,2 triệu người. Lao kháng đa thuốc/Rifampicin (MDR/RR-TB), lao siêu kháng thuốc hiện nay vẫn còn là gánh nặng của toàn cầu mặc dù số lượng hiện tại không thay đổi. Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao. Dân số Việt Nam vào năm 2019 có 96 triệu người: trong đó số người mắc lao cao đứng thứ 13 trong các nước có gánh nặng bệnh lao trên toàn cầu và cũng là một trong 30 nước có gánh nặng MDR-TB cao nhất thế giới. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ mắc lao: Vi khuẩn lao vào cơ thể qua đường hô hấp là phổ biến nhất. Người lành có thể hít phải những hạt này vào phổi và có thể dẫn đến một trong 4 kết quả sau: - Đào thải vi khuẩn ngay lập tức - Bệnh khởi phát: xuất hiện các triệu chứng của bệnh lao - Nhiễm LTA - Bệnh hoạt động trở lại: xuất hiện nhiều năm sau nhiễm vi khuẩn lao Người sống càng gần bệnh nhân, số lượng vi khuẩn có thể hít vào càng lớn. Nguy cơ xuất hiện bệnh lao ước tính khoảng 5%-10% trong 18 tháng sau nhiễm trùng đầu tiên và khoảng 5% cho suốt thời gian còn lại. Tất cả các bệnh nhân lao đều có thể là nguồn lây, nhưng mức độ lây rất khác nhau. Đối với các thể lao ngoài phổi (lao màng não, màng bụng, hạch, xương khớp…) ít có khả năng đào thải vi khuẩn lao ra bên ngoài môi trường. Lao phổi là nguồn lây quan trọng nhất và mức độ lây phụ thuộc số lượng vi khuẩn (chiếm 80-85%). Tỷ lệ mắc lao cũng cao hơn ở nhóm bệnh nhân: HIV, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, glucocorticoid, bệnh nhân ghép tạng, suy thận giai đoạn cuối…
- 3 Các nhóm yếu tố nguy cơ khác bao gồm: sử dụng thuốc gây nghiện, vô gia cư, người già, di cư từ những nước có gánh nặng lao cao, bệnh nhân đái tháo đường… 1.2. Chẩn đoán và điều trị lao: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lao : Lao phổi: Chẩn đoán xác định khi có tổn thương trên Xquang phổi nghi lao và một trong 2 tiêu chuẩn sau theo tiêu chuẩn chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG): - Tổn thương nghi lao trên XQ phổi: đám mờ, nốt, thâm nhiễm, hang, xơ vôi - Tổn thương nghi lao trên CT ngực: nốt trung tâm tiểu thùy, nụ trên cây… - Có bằng chứng vi khuẩn lao trong bệnh phẩm lâm sàng như đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày và các bệnh phẩm khác. - Khi có các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng nhưng không xác định được vi khuẩn lao, các bác sĩ chuyên khoa xác định chẩn đoán lao. Phân loại chẩn đoán dựa theo xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB: - Lao phổi AFB (+): có ít nhất 1 mẫu đờm hoặc dịch phế quản, dịch dạ dày có kết quả soi trực tiếp AFB (+) - Lao phổi AFB (-): khi có ít nhất 2 mẫu đờm AFB (-), người bệnh cần được thực hiện quy trình chẩn đoán lao phổi AFB (-) Lao ngoài phổi: Dựa vào dấu hiệu, triệu chứng cơ quan ngoài phổi nghi bệnh và sàng lọc xem có lao phổi phối hợp bằng XQ phổi. Lấy bệnh phẩm từ các vị trí tổn thương để xét nghiệm vi khuẩn: soi trực tiếp, nuôi cấy, Xpert MTB/RIF hoặc xét nghiệm mô bệnh, tế bào học xác định hình ảnh tổn thương lao. Lao kháng thuốc: dựa vào kết quả kháng sinh đồ hoặc các xét nghiệm chẩn đoán nhanh được WHO chứng thực (Hain test, Xpert MTB/RIF) được xác định như sau: - Kháng đơn thuốc: Chỉ kháng với duy nhất một thuốc chống lao hàng một khác Rifampicin. - Kháng nhiều thuốc: Kháng với từ hai thuốc chống lao hàng một trở lên mà không cùng đồng thời kháng với Isoniazid (H) và Rifampicin (R). - Đa kháng thuốc: Kháng đồng thời với ít nhất hai thuốc chống lao là H và R 1.4. Chẩn đoán lao tiềm ẩn (LTA): Chẩn đoán xác định dựa theo tiêu chuẩn CDC: không có triệu chứng lâm sàng và hình ảnh tổn thương trên XQ và/hoặc cắt lớp vi tính của lao hoạt động; kích thước sẩn của TST lớn hơn hoặc bằng 10 mm. 1.5. Lao trên NVYT: Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao: chẩn đoán muộn, phòng cách ly áp lực dương thông khí kém hoặc tái lưu thông tuần hoàn mức độ cao hoặc cả hai, hạt khí dung có chứa các vi khuẩn trong quá trình thông khí nhân tạo, soi phế quản, chăm sóc vết thương hoặc sinh thiết. Bên cạnh đó bùng phát lao do một số yếu tố khác:
- 4 chẩn đoán muộn, mắc lao kháng thuốc và sai sót trong quản lý hành chính, thiết kế và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cá nhân. NVYT tại những nước có tỷ lệ mắc lao cao có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao hơn, đặc biệt những nơi thiếu cả về nhân lực và trang thiết bị y tế cho điều trị bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn lao tại các cơ sở y tế. Tỷ lệ mắc lao cũng phụ thuộc vào vị trí làm việc của NVYT: nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn đối với tiếp xúc với bệnh nhân lao và mẫu bệnh phẩm lao. 1.6. Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) và can thiệp truyền thông về bệnh lao, kiểm soát nhiễm khuẩn lao đối với NVYT : Khảo sát KAP về lao: hầu hết đều dựa trên thu thập thông tin qua hỏi bằng sử dụng phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tiêu chuẩn sau đó được phân tích dưới định tính hoặc định lượng tùy thuộc vào mục tiêu và thiết kế của nghiên cứu. Các số liệu khảo sát KAP giúp cho lập kế hoạch, áp dụng, đánh giá các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn lao tại các cơ sở y tế. Khảo sát KAP giúp nhận ra khoảng trống kiến thức, niềm tin vào nền văn hóa hoặc mô hình ứng xử mà có thể giúp làm thuận lợi hiểu biết và hành động cũng như đưa ra các vấn đề mà tạo ra rào cản đối với nỗ lực kiểm soát nhiễm khuẩn lao. Truyền thông: là một quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin giữa người truyền với người nhận nhằm đạt được sự hiểu biết nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của đối tượng Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe: - Giúp cung cấp thông tin và khái niệm sức khỏe đối với người nghe qua đó mọi người sẽ hiểu biết, từ đó biến thành hành động phòng tránh bệnh, xử trí điều trị bệnh kịp thời - Thúc đẩy mọi người chấp nhận thay đổi hành vi Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 3169 cán bộ nhân viên tại bệnh viện Bạch Mai (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý và cán bộ các phòng ban) tại 58 đơn vị Trung tâm/khoa/phòng của Bệnh viện Bạch Mai. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chuẩn lựa chọn: Mục tiêu (1): NVYT được chẩn đoán và điều trị bệnh lao từ năm 2010 đến năm 2019 Mục tiêu(2) (3): tất cả NVYT có hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên theo danh sách của phòng tổ chức cán bộ.
- 5 + Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lao: theo CTCLQG +Tiêu chuẩn chẩn đoán lao tiềm ẩn theo CDC: phản ứng Mantoux có đường kính cục Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 15 pt, Not Bold, Not Italic sẩn ≥ 10 mm và không có bằng chứng của lao hoạt động. Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 15 pt, Not Bold, Not Italic Tiêu chuẩn loại trừ Mục tiêu (1): Đã có triệu chứng hoặc được chẩn đoán bệnh lao trước khi làm việc tại bệnh viện, không có bệnh án và/hoặc hồ sơ lưu trữ y tế cơ quản, không rõ chẩn đoán. Mục tiêu (2): không đồng ý tham gia nghiên cứu, không làm xét nghiệm thăm dò chẩn đoán khi kết quả TST ≥ 10 mm, tiền sử chẩn đoán và điều trị lao, không khám sức khỏe định kỳ và không có hồ sơ sức khỏe lưu trữ, phụ nữ có thai không chụp được phim. Mục tiêu (3): Không đồng ý tham gia nghiên cứu, tham gia không đủ trả lời bộ câu hỏi KAP trước và sau truyền thông 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Tại tất cả các Trung tâm/khoa/phòng /ban trong bệnh viện có NVYT tham gia nghiên cứu 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Mục tiêu (1): từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 201; Mục tiêu (2): từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2108; Mục tiêu (3): từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020 (9 tháng) sau đó được tiếp tục làm từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021 (3 tháng). 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mục tiêu (1): mô tả cắt ngang, tiến cứu phối hợp với hồi cứu: - Hồi cứu đối với NVYT chẩn đoán lao trước thời điểm nghiên cứu. - Tiến cứu đối với NVYT chẩn đoán lao từ thời điểm nghiên cứu. Mục tiêu (2): mô tả cắt ngang có phân tích: xác định tỷ lệ mắc và phân tích yếu tố nguy cơ Mục tiêu (3): Nghiên cứu can thiệp (dựa trên thiết kế cắt ngang lặp lại), so sánh trước và sau can thiệp 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho mục tiêu (1): Cỡ mẫu toàn bộ, chọn mẫu toàn bộ đối tượng có đặc điểm theo tiêu chuẩn lựa chọn. Cỡ mấu và phương pháp chọn mẫu cho mục tiêu (2): Công thức tính cỡ mẫu: - Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng 1 tỷ lệ 82: p(1-p) n = Z21-α/2 d2
- 6 - Trong đó: - n: cỡ mẫu nghiên cứu - Z= 1,96 (Tương ứng với độ tin cậy 95% hay α=0,05) - Tỷ lệ sàng lọc lao tiềm ẩn nhân viên y tế p = 0,54 4 - è Từ công thức trên, tính n=779 - è Trên thực tế nghiên cứu điều tra được 794 NVYT Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho mục tiêu (3): Công thức tính cỡ mẫu: can thiệp không đối chứng, có đánh giá trước sau Trong đó: α: Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất sai lầm loại I, trong nghiên cứu của chúng tôi lấy hệ số tin cậy 95% è Z1-α/2=1,96 β: Xác suất của sai lầm loại II; Lực thống kê (1-β) 80% è Z1-β = 0,84 ES là cỡ tác động (effect size) Tỷ lệ kiến thức về phòng chống lao đạt trước can thiệp p1=0,54 83 Ước tính tỷ lệ kiến thức về phòng chống lao đạt sau can thiệp p1=0,63 ð Thay vào công thức ta có cỡ mẫu tối thiểu là 471 NVYT, thực tế trong nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 501 NVYT. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ. Tỷ lệ mới mắc bệnh lao được tính theo công thức: I = số người mắc bệnh mới xuất hiện trong năm/Dân số x 100.000 2.2.3. Biến số và chỉ tiêu nghiên cứu: - Các biến số nghiên cứu về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới , nghề nghiệp, nơi làm việc, thâm niên làm việc, tiền sử mắc bệnh lao… - Các biến số, chỉ tiêu nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng: tiền sử tiêm vắc xin BCG, tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân lao không có biện pháp bảo vệ, kết quả TST… - Biến số và chỉ tiêu nghiên cứu khám lâm sàng và cận lâm sàng: triệu chứng bệnh lao, tổn thương trên XQ phổi, CT ngực… - Biến số và chỉ tiêu nghiên cứu về nghiên cứu can thiệp: tỷ lệ NVYT có kiến thức, thái độ, thực hành đúng trước và sau sau truyền thông…
- 7 2.3. Xây dựng và triển khai kế hoạch nghiên cứu: Mục tiêu (1): Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu, phối hợp với phòng y tế cơ quan khám sàng lọc bệnh lao. Điều tra hồi cứu bệnh án lao thông qua mã bệnh (A15-19) tại phòng hồ sơ bệnh án. NVYT có triệu chứng được làm các xét nghiệm chẩn đoán lao và theo dõi điều trị Mục tiêu (2)(3): - Lập kế hoạch: xin chủ trương Bệnh viện, phối hợp phòng ban chức năng để lên danh sách NVYT tham gia - Xây dựng bộ câu hỏi, đào tạo cán bộ - Chuẩn bị phương tiện nghiên cứu: thuốc thử Mantoux, tài liệu truyền thông… - Triển khai thực hiện nghiên cứu: + Kỹ thuật phát vấn và thu thập thông tin + Quy trình thử phản ứng Mantoux và thu nhận kết quả - Nghiên cứu can thiệp và đánh giá kết quả: + Số lượng NVYT, thời gian, địa điểm can thiệp truyền thông mỗi khoa + Các bước thực hiện truyền thông: phát tài liệu và phân tích nội dung + Nội dung can thiệp truyền thông: gánh nặng bệnh lao, sinh bệnh học và yếu tố nguy cơ, kiểm soát nhiễm lao, các tình huồn nhiễm lao, chẩn đoán và điều trị lao. + Đánh giá kết quả: phát vấn và khảo sát bộ câu hỏi KAP ban đầu và tiến hành so sánh so sánh hiệu quả trước và sau can thiệp. 2.4. Sai số và cách hạn chế: 2.5. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu nhập trên phần mềm E pi DATA 3.1, làm sạch trước khi nhập liệu và xử lý trên STATA 14.0 2.6. Đạo đức nghiên cứu: - Nghiên cứu được chấp thuận và thông qua bởi Hội đồng đạo đức nghiên cứu sinh Y học của trường Đại học Y Hà Nội. - Nghiên cứu tiến hành được sự cho phép của Ban lãnh đạo bệnh viện và phòng ban liên quan. - Đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích, quy trình, rủi ro, lợi ích, quyền lợi và tự nguyện tham gia nghiên cứu. - Số liệu được bảo mật và chỉ phục vụ cho nghiên cứu và nâng cao sức khỏe. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lao của NVYT tại bệnh viện Bạch Mai:
- 8 3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu: Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu (n=34): Đặc điểm n % Giới Nam 7 20,6 Nữ 27 79,4 Tuổi (TB±SD) min-max 39,26±9,44 28-59 Nhóm 20-29 4 11,8 tuổi 30-39 18 52,9 40-49 5 14,7 >49 71 20,6 Nghề Bác sĩ 6 17,7 nghiệp Điều dưỡng 23 67,7 Nhân viên hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân 3 8,8 Quản lý và hỗ trợ khác 2 5,9 Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2019 có 40 người đã mắc và điều trị bệnh lao, tuy nhiên có 6 NVYT không đủ tiêu chuẩn nên bị loại khỏi nghiên cứu. Trong nhóm nghiên cứu: tỷ lệ nữ chiếm với tỷ lệ cao hơn so với nam: 79,4%. Tỷ lệ điều dưỡng mắc bệnh lao cao hơn so với các vị trí nghề nghiệp khác: điều dưỡng: 23 (67,7%) sau đó lần lượt là: bác sĩ: 6(17,7%); hộ lý: 3(8,8%); quản lý và nhân viên các phòng/ban: 2(5,9%). NVYT mắc lao cao nhất trong nhóm tuổi từ 30-39 có 18 người chiếm tỷ lệ: 52,9% sau đó đến nhóm trên 49 tuổi: 20,6%. Tuổi trung bình khi bị mắc lao là: 35,15 ± 6,36. Vị trí làm việc tại các trung tâm/khoa/phòng của NVYT mắc lao trong nhóm nghiên cứu: tỷ lệ xuất hiện cao nhất tại phòng khám ngoại trú gồm : 5(14,7%) sau đó đến trung tâm hô hấp, khoa hồi sức tích cực cùng có 4 (11,8%); khoa có 3 (8,8%) gồm có kiểm soát nhiễm khuẩn và chẩn đoán hình ảnh; các khoa gây mê hồi sức; nội tiết- đái tháo đường; thận-tiết niệu mỗi khoa có 2 (5,9%); các khoa còn lại mỗi khoa có 1 (2,9%) bao gồm: cơ xương khớp, kế hoạch tổng hợp, khoa cấp cứu, khoa thần kinh, ngoại, phòng vật tư, thăm dò chức năng, trung tâm chống độc, trung tâm huyết học.
- 9 Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 14 pt, Font 58.8 % color: Text 1 60% 50% 40% 26.5 % 30% 14.7 % 20% 10% 0% = 23 (n=9) (n=20) (n=5) BMI thấp BMI bình thường BMI cao Biểu đồ 3.1. Chỉ số BMI của nhóm NVYT mắc bệnh lao trong nghiên cứu (n=34) Số người có chỉ số BMI bình thường chiếm tỷ lệ cao: 20 NVYT (58,8%) sau đó đến BMI thấp: 9 NVYT (26,5%) và BMI cao: 5 NVYT(14,7%). Số người có bệnh đồng mắc đái tháo đường là 3 chiếm tỷ lệ: 8,8%. 3.5 3.3 Formatted: Font color: Text 1 3 Tỷ lệ mắc lao trên 1000 NVYT 2.5 2.3 2 1.8 1.8 1.5 1.2 1.3 0.9 1 0.5 0.5 0.5 0.5 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 (n=3) (n=2) (n=1) (n=2) (n=5) (n=4) (n=3) (n=9) (n=3) (n=2) Năm Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc lao của NVYT theo từng năm (n=34) Tỷ lệ NVYT mắc lao theo thứ tự từ năm 2010 đến năm 2019 với lần lượt là: 1,8; 1,2; 0,5; 0,5; 2,3; 1,8; 1,3; 3,3; 0,9; 0,5 trên 1000 người. Như vậy năm 2017 có tỷ lệ mắc lao cao nhất.
- 10 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh lao: Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh lao của NVYT trong nghiên cứu (n=34) Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng n % Triệu chứng toàn thân: - Mệt mỏi 13 38,2 - Sốt 11 32,4 - Vã mồ hôi về đêm 11 32,4 - Sút cân 6 17,7 Triệu chứng hô hấp: - Đau ngực 25 73,5 - Ho 23 67,6 - Khó thở 11 32,4 - Ho máu 2 5,9 Các triệu chứng khác: Nổi hạch bẹn, cổ 3 8,8 Nuốt vướng 2 5,8 Đau vai gáy 1 2,9 Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất khi mắc bệnh là triệu chứng đau ngực (73,5%); ho (67,6%); mệt mỏi (64,7%); sốt (38,2%); các triệu chứng khác xuất hiện ít hơn: vã mồ hôi về đêm, khó thở, các triệu chứng khác cùng có tỷ lệ 32,4% và sút cân (17,7%); ho máu (5,9%). Bốn NVYT mắc lao trong nghiên cứu không có triệu chứng trên lâm sàng mà phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ hàng năm tại bệnh viện. Có 2 NVYT làm việc tại khoa cấp cứu và khoa hồi sức tích cực được phát hiện bệnh lao phổi khi làm sàng lọc phản ứng Mantoux trong cùng đợt nghiên cứu này. Bảng 3.3. Đặc điểm hình ảnh phim XQ và CLVT ngực của NVYT mắc bệnh lao trong nghiên cứu (n=34) XQ CLVT ngực XQ và CLVT ngực n n Bình thường 5 1 Tổn thương 29 28 Không 0 5 n=29 n=28 Đông đặc 22 24 Hang 4 3 Nốt 17 16
- 11 Vôi hóa 1 1 Hạch trung thất 3 4 Tràn dịch màng phổi 8 6 Tràn khí màng phổi 2 Trên phim XQ ngực phát hiện tổn thương bất thường có 29 NVYT, có 5 NVYT có hình ảnh XQ bình thường gặp trong lao hạch nhưng không có tổn thương phổi do viêm lao kèm theo. Các hình thái tổn thương với các tỷ lệ: đông đặc chiếm nhiều nhất: 22 NVYT sau đó tổn thương nốt: 17 NVYT; tràn dịch màng phổi: 8 NVYT; hang: 4 NVYT; hạch trung thất: 3 NVYT; vôi hóa: 1 NVYT. Phim CLVT ngực được thực hiện hầu hết các trường hợp nghi mắc bệnh lao: 28 NVYT và có 2 trường hợp phát hiện tràn khí màng phổi phát hiện trên phim CLVT ngực. Bảng 3.4. Các thể lao được chẩn đoán và các xét nghiệm chẩn đoán lao (n=34) Các thể lao và các xét nghiệm chẩn đoán n (%) Lao phổi 22 (64.7) - AFB dương tính 6 (27.3) - AFB âm tính 16 (72.7) Lao ngoài phổi 12 (35.3) - Lao hạch 7 (58.4) - Lao xương khớp 1 (8.3) - Lao màng phổi 4 (33.3) Các xét nghiệm chẩn đoán xác định - Acid-Fast Bacilli (AFB) dương tính 6 (17.6) - PCR MTB dương tính 13 (38.2) -MGIT: M. tuberculosis 2 (5.9) - Xpert MTB/RIF® 6 (17.6) - Khác (sinh thiết) 14 (41.2) Lao phổi chiếm tỷ lệ cao hơn so với các thể lao ngoài phổi khác chiếm 64,7% và có tỷ lệ nhuộm soi dương tính: 17,6%; kỹ thuật gen Expert: 17,6 % và PCR MTB dương tính: 38,2%. Tỷ lệ lao ngoài phổi: 35,3% bao gồm các thể : lao hạch chiếm tỷ lệ cao nhất :58,4% sau đó đến lao màng phổi: 33,3% và lao xương khớp: 8,3%.
- 12 Bảng 3.5. Các phác đồ điều trị lao, các tác dụng phụ khi điều trị và kết quả điều trị (n=34) n (%) Các phác đồ điều trị lao Nhạy cảm với tất cả các thuốc hàng 1 29 (85,3) - 2(S)HRZE/4HR 21 (61,8) - 2RHZE/10RHE 8 (23,5) Phác đồ lao kháng thuốc 3 (8,8) Phác đồ lao đa kháng 2 (5,9) Các tác dụng phụ khi điều trị bệnh lao - Buồn nôn 28 (82,4) - Nôn 21 (61,8) - Tiêu chảy 2 (5,9) - ATDILT 3 (8,8) - Phản ứng trên da 2 (5,9) - Đau khớp 3 (8,8) - Ảnh hưởng đến rối loạn tâm thần 2 (5,9) Kết quả điều trị Điều trị thành công 34 (100) - Điều trị khỏi 23 (67,7) - Hoàn thành điều trị 10 (32,3) Một trường hợp tái phát sau 2 năm kết thúc điều trị 1 (3) Hầu hết NVYT mắc lao trong nghiên cứu đều hoàn thành phác đồ điều trị lao bởi các phác đồ điều trị tiêu chuẩn ngắn ngày trong đó phác đồ: 2(S)HRZE/4HR: 61,8%; 2RHZE/10RHE: 23,5%. Có 3 NVYT điều trị phác đồ đề kháng với thuốc chống lao hàng 1: 8,8% và có 2 NVYT điều trị phác đồ lao đa kháng (5,9%) và cả 2 bệnh nhân này đều được quản lý tại bệnh viện phổi Hà Nội và hoàn thành phác đồ điều trị của mình. Các tác dụng phụ thường gặp nhất tác dụng trên đường tiêu hóa: 82,4%. Triệu chứng nôn, buồn nôn thường gặp nhất trong tuần đầu sau đó giảm dần trong những tuần sau. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng: buồn nôn (82,4%), nôn (61,8%), tiêu chảy (5,9%). Có 2 trường hợp có tổn thương gan do thuốc (ATDILI) và có 1 trường hợp đã có tổn thương gan từ trước khi điều trị nhưng không rõ nguyên nhân (5,3%). Các tác dụng phụ khác chiếm tỷ lệ thấp hơn: phản ứng trên da (5,9%); rối loạn tâm thần (5,9%); đau khớp (5,9%).
- 13 3.2. Kết quả tỷ lệ mắc, các yếu tố nguy cơ của LTA trên NVYT tại bệnh viện Bạch Mai: 3.2.1. Đặc điểm chung của nhóm NVYT tham gia nghiên cứu (n=794): Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 14 pt, Bold, Giới tính Font color: Text 1 21.9% 78.1% Nam Nữ (n=174) (n=620) Biểu đồ 3.2. Phân bố giới trong nhóm nghiên cứu lao tiềm ẩn (n=794) Có 794 NVYT tham gia thực hiện sàng lọc TST: nữ chiếm với tỷ lệ cao hơn nam: 620 (78,1%). Formatted: Font color: Text 1 Tỷ lệ 5.6%3.9% 8.8% 12.3% 66.4% Bác sĩ Điều dưỡng Hộ lý Kỹ thuật viên Vị trí khác (n=169) (n=487) (n=41) (n=27) (n=70 Biểu đồ 3.3. Phân bố vị trí nghề nghiệp của nhóm NVYT tham gia nghiên cứu (n=794) Formatted: Font: 15 pt, Font color: Text 1 Vị trí nghề nghiệp của NVYT trong nghiên cứu điều đưỡng chiếm số lượng lớn nhất: 487 (66,4%) tiếp đến là bác sĩ: 169 (23,1%); vị trí khác: 70 (8,8%); hộ lý: 41 (5,6%); kỹ thuật viên: 27(3,9%).
- 14 Bảng 3.6. Vị trí làm việc tại trung tâm/khoa /phòng của NVYT mắc bệnh lao trong nhóm nghiên cứu (n=794): Đặc điểm n % Trung tâm cấp cứu 78 9,8 Khoa gây mê hồi sức 63 7,9 Khoa dược 58 7,3 Trung tâm hô hấp 51 6,4 Khoa hồi sức tích cực 48 6,0 Khoa cơ xương khớp 48 6,0 Khoa thận- tiết niệu 43 5,4 Trung tâm huyết học-truyền máu 42 5,3 Trung Khoa nội tiết- đái tháo đường 42 5,3 tâm/khoa/phòng Khoa ngoại tổng hợp 36 4,5 Khoa thần kinh 36 4,5 Khoa khám bệnh theo yêu cầu 35 4,4 Khoa phụ sản 34 4,3 Trung tâm phụ hồi chức năng 32 4,0 Khoa hồi sức ngoại khoa 26 3,3 Khoa Nhi 23 2,9 Viện sức khỏe tâm thần 23 2,9 Trung tâm bệnh nhiệt đới 23 2,9 Khoa da liễu 17 2,1 Khoa mắt 17 2,1 Khoa giải phẫu bệnh 15 1,9 Phòng hành chính quản trị 4 0,5 NVYT tham gia làm xét nghiệm sàng lọc LTA ở 22 Trung tâm/khoa/phòng trong bệnh viện bao gồm cả những đơn vị có phòng bệnh nguy cơ cao với bệnh lao và đơn vị không trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân. 3.2.2. Kết quả tỷ lệ mắc lao tiềm ẩn và một số yếu tố liên quan: Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 14 pt, Font Lao tiềm ẩn color: Text 1 55.9% 44.1% Có Không (n=350) (n=444) Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mắc lao tiềm ẩn của nhóm nghiên cứu (n=794) Tỷ lệ NVYT có kết quả phản ứng Mantoux ≥ 10 mm là 350 người chiếm tỷ lệ 44,1%.
- 15 Bảng 3.7. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng mắc lao tiềm ẩn (n=794) Lao tiềm ẩn Không Có OR (95%CI) p (n=444) (n=350) Đặc điểm n % n % Giới Nam 108 62,1 66 37,9 1 1,38 0,07 Nữ 336 54,2 284 45,8 (0,98-1,95) =1 năm 433 55,4 349 44,6 0,04 (1,14-69,0) Bác sĩ 105 62,1 64 37,9 1 1,31 Y tá 271 55,7 216 44,4 0,14 (0,91-1,87) 2,32 Nghề nghiệp Hộ lý 17 41,5 24 58,5 0,02 (1,16-4,64) Kỹ thuật 1,46 37 52,9 33 47,1 0,19 viên (0,83-2,57) 1,52 Khác 14 51,9 13 48,2 0,31 (0,67-3,45) Có 7 50,0 7 50,0 1 Tiền sử gia đình mắc bệnh lao 0,78 Không 437 56,0 343 44,0 0,65 (0,27-2,25) Có 224 78,9 60 21,1 1 Tiền sử tiêm vacxin BCG 4,91 Không 220 43,1 290 57,0 1 năm) có tỷ lệ mắc LTA cao hơn so với nhóm có thời gian làm việc dưới 1 năm và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,04). Đối với yếu tố nghề nghiệp: tỷ lệ mắc LTA trên nhóm hộ lý cao hơn so với bác sĩ và điều dưỡng và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,02). Trong nhóm mắc LTA: tỷ lệ không tiêm vắc xin BCG mắc cao hơn có ý nghĩa (p
- 16 3.3. Kết quả truyền thông bệnh lao trên NVYT tại bệnh viện Bạch Mai: Bảng 3.8. Thông tin chung số lượng nhân viên tham gia nghiên cứu theo Trung tâm/khoa/phòng (n=501) Trung tâm/khoa/phòng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Khoa khám bệnh theo yêu cầu 77 15,3 Khoa hồi sức tích cực 49 9,8 Trung tâm bệnh nhiệt đới 44 8,8 Khoa thần kinh 39 7,8 Trung tâm hô hấp 36 7,2 Trung tâm phục hồi chức năng 30 6,0 Khoa cơ xương khớp 29 5,8 Trung tâm cấp cứu 28 5,6 Hồi sức ngoại khoa 25 5,0 Phòng khám đa khoa 24 4,8 Khoa nội tiết- đái tháo đường 23 4,6 Khoa gây mê hồi sức 20 4,0 Trung tâm huyết học- truyền máu 20 4,0 Khoa nhi 20 4,0 Khoa thận -tiết niệu 18 3,6 Khoa da liễu 16 3,2 Khoa mắt 2 0,4 Viện sức khỏe tâm thần 1 0,2 Tổng 501 100 Như vậy số lượng nhân viên tham gia nghiên cứu phỏng vấn KAP cả trước và sau truyền thông có 501 người và ở nhiều khoa phòng khác nhau trong bệnh viện. Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 14 pt, Font Tỷ lệ color: Text 1 24.1% 75.9% Nam Nữ (n=121) (n=380) Biểu đồ 3.5. Phân bố đối tượng theo giới (n=501) Trong 501 đối tượng, phần lớn đối tượng là nữ giới: 75,9%
- 17 Bảng 3.9. Đặc điểm tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu phân bố theo nghề nghiệp chuyên môn tại thời điểm trước can thiệp (n=501) : Formatted: Font: 14.5 pt, Font color: Text 1 Đặc điểm Bác sĩ Điều dưỡng Khác Chung p Giới Nữ 62 (69,7) 283 (78,0) 35 (71,4) 380 (75,9) 0,20* Nam 27 (30,3) 80 (22,0) 14 (28,6) 121 (23,2) Chung 89 363 49 501 (tỷ lệ: %) (17,8%) (72,5%) (9,7%) (100%) Tuổi TB 36,58±7,13 31,51±6,76 35,0±8,52 32,75±7,29
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 290 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 184 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 270 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 253 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 155 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 162 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 120 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 94 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn