intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày phân tích đặc điểm lâm sàng ở các đối tượng rối loạn cảm xúc có hành vi phạm tội; phân tích các hình thức gây án và tính chất của hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn cảm xúc là một nhóm trong những bệnh tâm thần   thường gặp nhất, chiếm tỷ  lệ  cao trong cộng  đồng dân cư. Các  bệnh nhân này có tỷ lệ phạm tội cao hơn nhiều so với người bình  thường. Theo Sadock B.J. và cộng sự (2007), hành vi phạm tội của rối  loạn cảm xúc có thể  gặp  ở  cả  giai đoạn trầm cảm và giai đoạn  hưng cảm. Các hành vi này bao gồm trộm cắp, cướp giật, gian lận  tài chính, gây hấn, đánh người, cố ý gây thương tích, giết người và  giết người rồi tự sát. Tác giả cho rằng các yếu tố thúc đẩy hành vi  phạm tội của đối tượng rối loạn cảm xúc là lạm dụng hay nghiện   rượu, ma túy và các yếu tố kích thích từ môi trường xung quanh…  [4]. Ở  Việt Nam, chúng tôi chưa ghi nhận một công trình nghiên   cứu đầy đủ và có hệ thống nào về lĩnh vực này, mà chỉ là các thông  báo lẻ tẻ có tính chất thống kê mà thôi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành   nghiên cứu đề  tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số   yếu tố  liên quan đến hành vi phạm tội  ở  đối tượng rối loạn   cảm xúc” với các mục tiêu sau: 1. Phân tích đặc điểm lâm sàng ở các đối tượng rối loạn cảm  xúc có hành vi phạm tội. 2.  Phân  tích các hình thức gây án  và  tính  chất  của   hành vi  phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc. 3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội  ở  đối tượng rối loạn cảm xúc. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm về rối loạn cảm xúc 1.1.1. Khái niệm về rối loạn cảm xúc DSM­5 (2013) cũng như   ICD 10 (2016) căn cứ vào sự có mặt  hay không của cơn hưng cảm, tách các rối loạn cảm xúc từ  thành  hai phần: trầm cảm và các rối loạn liên quan;  hưng cảm, rối loạn  lưỡng cực và các rối loạn liên quan.   1.1.2. Bệnh sinh của rối loạn cảm xúc 1.1.2.1. Rối loạn trầm cảm
  2. 2 ⁕ Vai trò của gen di truyền Theo Bùi Quang Huy  và cộng sự  (2016), nguyên nhân gây ra  rối loạn trầm cảm không phải là do một gen duy nhất mà là nhiều   gen cùng chịu trách nhiệm theo một cơ  chế  tổ  hợp gen phức tạp   [2]. Về vị trí gen gây ra trầm cảm , nghiên cứu gần đây cho thấy  một số  gen  chung gây ra trầm cảm có thể  bắt nguồn từ một   khu vực cụ  thể  của nhiễm sắc thể    2q33­34, 3p, 12q, 15q và  18q... [8], [9]. Chính các gen gây bệnh này được truyền từ  thế  hệ  này sang thế hệ khác khiến cho rối loạn trầm cảm có tính chất gia  đình.  * Vai trò của chất dẫn truyền thần kinh Năm 2011, Gelder M.G.   và cộng sự  cho rằng các chất dẫn  truyền thần kinh như serotonin, noradrenalin, dopamine đóng vai trò  rất quan trọng trong bệnh sinh của trầm cảm. Tác giả cho rằng có  sự giảm nồng độ serotonin trong não của bệnh nhân trầm cảm [6]. 1.1.2.2. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực * Giả thuyết về gen di truyền Nghiên cứu liên kết gen về  rối loạn lưỡng cực đã cho thấy   kết quả có nhiều gene, nhiều khu vực có bằng chứng cho mối liên   kết, đặc biệt với nhiễm sắc thể 13q14­32, Xp22, Xq26­28 [40]. * Giả thuyết về chất dẫn truyền thần kinh Các nhà tâm thần đã thừa nhận rằng bất thường dopamine có  liên quan đến sự  xuất hiện của các giai đoạn hưng cảm mức độ  nặng, còn noradrenalin có liên quan đến hưng cảm nhẹ [24], [59]. 1.1.3. Đặc điểm lâm sàng của rối loạn cảm xúc 1.1.3.1. Đặc điểm lâm sàng của giai đoạn trầm cảm * Các triệu chứng điển hình nhất + Khí sắc giảm phải tồn tại hầu hết thời gian trong ngày, diễn  ra hàng ngày. + Mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động:  mất  hứng thú hoặc sở thích gần như luôn biểu hiện ở một mức độ  nhất  định.
  3. 3 + Giảm sút năng lượng dẫn đến tăng khả  năng mệt mỏi và  giảm hoạt động. Mệt mỏi rõ ràng chỉ  sau nỗ lực nhẹ là phổ  biến.   [62]. * Các triệu chứng phổ biến + Thay đổi trong ăn uống, sự thèm ăn và trọng lượng: 95% số  bệnh nhân có giảm trọng lượng đáng kể.  +   Rối   loạn   giấc  ngủ:  Mất   ngủ   là   loại   phổ   biến   nhất   của   người đang bị trầm cảm điển hình (chiếm 95% số trường hợp).  + Rối  loạn hoạt  động tâm thần vận  động:   bệnh nhân kích  động hoặc rất lờ đờ chậm chạp. + Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định: các bệnh nhân  khó ra quyết định hoặc có trở ngại về suy nghĩ hoặc tập trung chú   ý [4]. + Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan + Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi: bệnh nhân trầm cảm có  quan điểm tiêu cực về thế giới xung quanh và chính mình [61] + Ý định tự  sát và hành vi tự sát: khoảng 2/3 bệnh nhân trầm  cảm có ý tưởng, hành vi tự sát và 10% đến 15% tự sát thành công.  1.1.3.2. Đặc điểm lâm sàng của giai đoạn hưng cảm  + Triệu chứng chủ yếu: khí sắc tăng trong một giai đoạn hưng  cảm biểu hiện là hưng phấn, phấn khích và vui sướng quá mức  hoặc cáu kỉnh[61]. + Các triệu chứng phổ biến ­ Tự cao: bệnh nhân đề cao mình quá mức bình thường [4].  ­ Giảm nhu cầu ngủ:  giảm nhu cầu ngủ  có  ở  hầu hết các  bệnh nhân.  ­  Nói nhiều, nói nhanh:  bệnh nhân thường có áp lực phải nói,  giọng của họ to, nói nhanh và khi đã nói thì khó làm họ ngừng lại. [7]. ­ Vui vẻ  quá mức:  bệnh nhân luôn biểu hiện thái độ  vui vẻ  quá mức với bất kỳ sự vật hiện tượng nào xảy ra xung quanh [7]. ­ Ý nghĩ nhanh: ý nghĩ của bệnh nhân có thể tăng nhanh về tốc  độ, nhưng các ý nghĩ này vẫn có mối liên kết với nhau.  ­ Phân tán chú ý: bệnh nhân dễ  bị  phân tâm bởi các tác nhân  kích thích không quan trọng [79]. ­ Tăng hoạt động  ưa thích: bệnh nhân thường tăng hoạt động  quá mức cho một mục đích như nghề nghiệp, chính trị tôn giáo [4].
  4. 4 1.2. Hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc Modestin J. (2002) nghiên cứu trên 179 đối tượng nam và 99  đối tượng nữ    rối loạn cảm xúc tại Thụy sỹ, cho thấy 37% đối   tượng nam có các giai đoạn trầm cảm ngắn  hoặc tái diễn, số còn  lại là trầm cảm điển hình. Trong số các đối tượng này 40% nam và   7% nữ có hành vi phạm tội [90].  Shaw J. và cộng sự (2006) cho rằng những người bị trầm cảm   tại thời điểm gây án thì chưa bao giờ được điều trị [91]. Theo Swanson J.W. và cộng sự  (1990), bạo lực được người  bệnh tự báo cáo nhiều hơn gấp 5 lần  ở người trầm cảm, rối loạn   lưỡng cực và tâm thần phân liệt so với người không có bệnh tâm  thần [92]. Tại Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về  tình  hình phạm tội ở các đối tượng rối loạn cảm xúc. 1.2.3. Đặc điểm phạm tội trong rối loạn cảm xúc 1.2.3.1. Đặc điểm phạm tội trong giai đoạn trầm cảm * Hành vi bạo lực Có khoảng1/6 số đối tượng trầm cảm có hành vi tự sát, nhưng  chỉ  có 6/100.000 có hành vi bạo lực đối với người khác. Thường   đối tượng bị hại là các thành viên trong gia đình như vợ và con cái   [3]. * Trầm cảm và giết người  Theo Sadock B.J. (2007), trầm cảm và giết người không phổ  biến   (tỷ   lệ   hàng   năm   0,2   ­   0,3/100.000   người   /năm),   nạn   nhân  thường là bạn tình nữ [24].  * Trầm cảm và giết người ­ tự sát Giết người – tự  sát thường liên quan đến trầm cảm. Nghiên  cứu cho thấy 75% các đối tượng giết người bị  trầm cảm tại thời   điểm gây án [113].  * Trầm cảm và giết trẻ em Những bà mẹ  giết con thường có 2 loại, bà mẹ  giết trẻ  sơ  sinh thường bị  loạn thần và bà mẹ  được xác định là trầm cảm  nặng, tự sát cao sau khi phạm tội giết trẻ em [119]. 1.2.3.2. Đặc điểm phạm tội trong giai đoạn hưng cảm * Hành vi bạo lực
  5. 5 Một số nghiên cứu cho thấy chỉ dưới 50% những người bị rối   loạn lưỡng cực có tiền sử của hành vi bạo lực [104]. * Các tội phạm nghiêm trọng Các đối tượng bị hưng cảm cũng phạm những tội rất nghiêm  trọng như  gây chết người do lái xe mạo hiểm, phóng hoả  và hiếp  dâm [3]. 1.3. Một số yếu tố liên quan, thúc đẩy hành vi phạm tội ở đối   tượng rối loạn cảm xúc 1.3.1. Giới tính và tuổi  Một nghiên cứu  ở  Hoa Kỳ  trong hơn 22 năm thấy rằng 10%   nữ và 0,3% nam phạm tội được chẩn đoán rối loạn cảm xúc [121].  1.3.2. Tiền sử phạm tội và sang chấn tâm lý Theo Sadock B. J. (2007), một đối tượng rối loạn cảm xúc có   nguy cơ phạm tội cao nếu họ có tiền án bạo lực. Nguy cơ này rất  cao nếu họ là những người gần đây có hành vi bạo lực gây ra hậu  quả pháp [4]. 1.33. Lạm dụng chất và tác động của môi trường Người bệnh càng lạm dụng rượu và ma túy thì càng có nguy  cơ phạm tội bạo lực.  1.3.4. Rối loạn nhân cách ranh giới Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực thường trùng với các  triệu chứng của rối loạn nhân cách thể  ranh giới.  Rối loạn nhân  cách thể  ranh giới đồng diễn thường gắn liền với tiền sử  sang   chấn thời thơ  ấu, gây ra tăng nguy cơ bạo lực  ở những đối tượng   có rối loạn lưỡng cực, đặc biệt là tỷ lệ tự sát tăng lên 3 lần [127]. 1.3.5. Rối loạn kiểm soát xung động Xung động gây hấn (trái với gây hấn có tính toán) thường kết  hợp với rối loạn lưỡng cực và các rối loạn cảm xúc khác [129]. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 83 đối tượng được chẩn đoán là  rối loạn cảm xúc có phạm tội hình sự,  ở  lứa tuổi từ 20 – 69 tuổi,  
  6. 6 được các cơ quan tố tụng hình sự  đưa tới theo dõi, điều trị nội trú   và giám định pháp y tâm thần từ  tháng 02/2012 đến tháng 1/2018.   Nghiên cứu được tiến hành tại Viện pháp y tâm thần Trung  ương  Biên Hòa.  2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng + Các đối tượng nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán rối  loạn cảm xúc theo ICD ­ 10 thuộc các mục: F30, F31, F32 và F33  + Đối tượng được đưa tới giám định do cơ quan tố tụng hình  sự như Công an, Viện kiểm sát và Tòa án. + Hồ sơ trưng cầu giám định do cơ quan tố tụng hình sự cung  cấp phải được ghi chép rõ ràng và có đầy đủ các thông tin về bệnh   tật và tội phạm.  2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ Không đưa vào nhóm nghiên cứu các đối tượng có bệnh cơ  thể  nặng như  suy tim, bệnh suy chức năng gan, thận, sa sút tâm  thần không có khả năng hợp tác nghiên cứu. Không đưa vào nhóm nghiên cứu các đối tượng có các bệnh có  biểu hiện rối loạn cảm xúc khác như  rối loạn cảm xúc thực tổn,  rối loạn cảm xúc do sử  dụng chất, tâm thần phân liệt, rối loạn   phân liệt cảm xúc, rối loạn stress sau sang chấn  rối loạn sự  thích  ứng, rối loạn trầm cảm lo âu hỗn hợp. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu + Sử dụng phương pháp mô tả tiến cứu, kết hợp hồi cứu với   nghiên cứu tài liệu được cung cấp bởi các cơ quan trưng cầu giám  định, tiền sử cá nhân và gia đình của đối tượng.  + Phân tích các triệu chứng lâm sàng rối loạn cảm xúc, tính   chất và các yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Công thức tính:  p (1 – p) n = Z 1 – α / 2 ­­­­­­­­­­­­ 2       d 2   Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ nhất phải có
  7. 7 Z: hệ số tin cậy 95% (=1,96) α: xác suất sai lầm loại 1            p: theo Fazel S. (2002) tỷ lệ có hành vi bạo lực trong số  tù nhân  là 26% và Nguyễn Văn Thọ  (2009) tỷ  lệ  các yếu tố  liên  quan thúc đẩy hành vi phạm tội trong pháp y tâm thần là từ 16,76%   đến 25,5% [100], [130]. Chúng tôi chọn p = 0,25 (25%).   [100],   [130]. d: khoảng sai số  không mong muốn giữa tỷ  lệ  thu được từ  mẫu nghiên cứu và tỷ  lệ  p=0,25 của quần thể  nghiên cứu.  Ở  đây  chúng tôi chọn là 10% (d= 0,10). Thay vào công thức ta có:                 1,962(0,25.0,75)         n = ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ = 72,03                         0,1 2 Như vậy cỡ mẫu tối thiểu là 73 đối tượng. Nhóm nghiên cứu   chọn 83 đối tượng 2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Các thông tin số liệu được nhập vào máy vi tính và được xử lý   bằng các thuật toán thống kê y học. Sử  dụng chương trình SPSS  20.0 for Windows. + So sánh 2 tỷ  lệ  (tần suất) quan sát bằng phương pháp các  kiểm định. + So sánh các trung bình quan sát bằng ­ t­ student  2.4. Đạo đức trong nghiên cứu + Các số  liệu nghiên cứu được giữ  bí mật. Đối tượng không  phải chi trả thêm bất cứ một chi phí gì trong quá trình nghiên cứu. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
  8. 8 Biểu đồ 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu Kết quả   ở  biểu đồ  3.1 cho thấy số  lượng đối tượng có rối   loạn cảm xúc  ở nam giới chiếm tỷ lệ là 63,86% và nữ giới chiếm   36,14%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p59 tuổi 4 4,82 Cộng 83 100.00 Tuổi trung bình Nam:34,47±10,96;Nữ:42,17±11,53 Kết quả   ở  bảng 3.1 cho thấy nhóm tuổi từ  20­29 tuổi chiếm   tỷ lệ cao nhất (33,73%), tiếp đến là nhóm tuổi 30­39 tuổi chiếm tỷ  lệ  là 25,30%.  Tuổi trung bình nam là 34,47±10,96 tuổi và nữ  là  42,17±11,53tuổi. 
  9. 9 3.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc  ở  đối tượng nghiên   cứu Bảng 3.7. Các trạng thái rối loạn cảm xúc  ở  đối tượng   nghiên cứu Chỉ số thống kê Số  STT Khí sắc lượng % p (n=83) 1 Giai đoạn hưng cảm 14 16,87 p 
  10. 10 Kết quả ở biểu đồ 3.5 cho thấy trong 69 đối tượng trầm cảm  thì trầm cảm mức độ  nặng chiếm tỷ  lệ  cao nhất (37,68%), tiếp   theo là trầm cảm nặng có loạn thần (36,23%), trầm cảm vừa có  15,94%.
  11. 11 Bảng 3.9. Các triệu chứng chủ yếu ở đối tượng rối loạn trầm   cảm         Chỉ số thống kê Số  STT % p Triệu chứng lượng (n=69) 1 Khí sắc trầm 68 98,55 2 Mất quan tâm thích thú 52 75,36 p 
  12. 12 chứng giảm tập trung chú ý (60,87%) giảm tính tự trọng và lòng tự  tin (57,97%), có ý tưởng và hành vi tự sát (56,52%). So sánh các số  liệu   trên   thấy   sự   khác   biệt   có   ý   nghĩa   thống   kê   (p
  13. 13 3 Hoang tưởng tự buộc tội 5 7,25 4 Hoang tưởng bị truy hại 10 14,49 5 Hoang tưởng ghen tuông 3 4,35 Kết quả bảng 3.15 thấy ý tưởng tự ti tái diễn nhiều lần chiếm  tỷ lệ cao nhất (57,97%). Có ý tưởng tự sát chiếm (56,52%) Còn  ho­ ang tưởng bị  truy hại chiếm (14,49%). So sánh ta thấy có sự  khác   biệt   và   có   ý  nghĩa   thống   kê   với   Cochran's   Q   test,   p
  14. 14 (71,43%). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với Cochran's Q test,  p
  15. 15 Kết quả bảng 3.31 cho thấy hành vi giết người và hành vi cố  ý gây thương tích chiếm tỷ lệ cao nhất (16,87%), tiếp theo là hành  vi cướp giật (10,84%), hành vi giết người sau đó tự  sát (9,64%),   hành vi trộm cắp (7,23%).  Biểu đồ 3.7. Địa điểm xẩy ra phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm  xúc Biểu đồ 3.7 cho thấy khu vực sinh hoạt cộng đồng xẩy ra các  vụ  án nhiều nhất (54,28%), tiếp theo là khu vực xung quanh hàng   xóm (25,30%).  Bảng 3.32. Phân bố các hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn  cảm xúc ST                  Chỉ số thống kê Hưng cảm Trầm cảm p T Các loại phạm tội n % n % Hành vi cố ý gây thương  p>0,05 1 0 0,00 14 20,29 tích 2 Hành vi giết người 1 7,14 13 18,84 Hành vi giết người rồi tự  3 0 0,00 8 11,60 sát 4 Hành vi trộm cắp 2 14,29 4 5,80
  16. 16 5 Hành vi cướp giật 2 14,29 7 10,14 7 Các hành vi phạm tội khác 9 64,28 23 33,33 Cộng 14 100,00 69 100,00 Bảng 3.32 cho thấy hành vi cố  ý gây thương tích, giết người   và giết người rồi sau đó tự sát giữa nhóm trầm cảm khá cao so với  nhóm hưng cảm; Còn hành vi cướp giật, hành vi trộm cắp trong   nhóm hưng cảm lại chiếm tỷ lệ cao hơn.  Bảng 3.36. Phương tiện gây án ở đối tượng rối loạn cảm  xúc             Chỉ số thống kê Số  ST lượng % p T Phương tiện gây án (n=83) 1 Phương tiện thô sơ (gậy, gạch, dao…) 27 32,53 2 Sử dụng vật liệu cháy nổ, vũ khí  2 2,41 3 Sử dụng hóa chất 5 6,02 4 Rải truyền đơn, đơn từ và nói xấu chế độ 3 3,61 p
  17. 17 3 Gây thiệt hại về tài sản 39 46,99 4 Gây ảnh hưởng trật tự an ninh 6 7,23 5 Gây tổn thương về tinh thần 1 1,20 Cộng 83 100,00 Kết quả ở  bảng 3.37 cho thấy hậu quả của hành vi phạm tội  chủ yếu là gây thiệt hại về tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất (46,99%),   tiếp đến là gây chết người (24,10%), gây thương tích cho người  (20,48%).   Sự   khác   biệt   là   có   ý   nghĩa   thống   kê   với   p
  18. 18 Biểu đồ 3.10. Năng lực nhận thức và điều khiển hành vi Biểu đồ  3.10 cho thấy số  người mất năng lực nhận thức và  điều khiển hành vi chiếm tỷ  lệ  cao nhất (54,22%), số  người hạn   chế  năng lực nhận thức và điều khiển hành vi chiếm tỷ  lệ  thấp  nhất (20,48%). Sự  khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p0,05 2 phối Yếu tố ngoại lai thúc đẩy 1 Mâu thuẫn  trong gia đình 9 10,84 2 Stress tâm lý ­ xã hội 16 19,28 3  Khó khăn về tài chính 14 16,87 4 Sử dụng uống rượu ­ bia 10 12,05 p
  19. 19 hội chiếm tỷ  lệ  19,28%, khó khăn về  tài chính (16,87%), sử  dụng  rượu­bia (12,05%). Sự  khác biệt là có ý nghĩa thống kê với Co­ chran's Q test p0,05 Trộm cắp 3 5,66 3 10,00 Cướp giật 7 13,21 2 6,67 Gây rối ở nơi công cộng 1 1,89 0 0,00 Các hình thức khác 16 30,2 15 50,00 Kết quả  khảo sát  ở  bảng 3.42 cho thấy các hình thức phạm  tội   ở   nam   và   nữ   đều   không   sự   khác   biệt   có   ý   nghĩa   thống   kê  p>0,05; với  2 từ 0,418 – 3,213 và Fisher's Exact Test). Bảng 3.43. Mối liên quan giữa lứa tuổi với các hình thức  phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc                    Lứa tuổi 20­29 30­39 ≥40 Tổng p Hành vi phạm tội cộng n 4 7 3 14 Cố ý gây thương tích % 28,57 50,00 21,43 100,00 n 8 2 4 14 Giết người % 57,14 14,29 28,57 100,00 n 1 2 5 8 Giết người rồi tự sát % 12,50 25,00 62,50 100,00 p
  20. 20 Gây   rối   ở   nơi   công  % 0,00 0,00 100,00 100,00 cộng n 5 9 17 31 Hình thức khác % 16,13 29,03 54,84 100,00 Bảng 3.43 cho thấy hành vi cố ý gây thương tích thường gặp  ở  lứa tuổi 30 (50,00%), hành vi cướp giật và giết người thường  gặp ở lứa tuổi 20 chiếm tỷ lệ là 77,78% và 57,14%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2