Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ghép sụn sườn tự thân chữa biến dạng mũi cho bệnh nhân sau mổ dị tật khe hở môi - vòm miệng một bên
lượt xem 3
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu ghép sụn sườn tự thân chữa biến dạng mũi cho bệnh nhân sau mổ dị tật khe hở môi - vòm miệng một bên" được nghiên cứu với mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng biến dạng mũi trên nhóm bệnh nhân dị tật bẩm sinh khe hở môi- vòm miệng một bên đã phẫu thuật tạo hình môi- vòm miệng; Đánh giá kết quả sửa chữa biến dạng mũi bằng ghép sụn sườn tự thân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ghép sụn sườn tự thân chữa biến dạng mũi cho bệnh nhân sau mổ dị tật khe hở môi - vòm miệng một bên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TẠ TRUNG SƠN NGHIÊN CỨU GHÉP SỤN SƢỜN TỰ THÂN CHỮA BIẾN DẠNG N N N SAU MỔ DỊ T T Ở MÔI - VÒM MI NG T N Ng nh: R ng - m-M t Mã số: 9720501 TÓ TẮT LU N ÁN T ẾN SĨ Y Ọ ÀN - 2022
- ông trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠ Ọ Y ÀN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Dƣơng hâu Phản biện 1: TS. Nguyễn Đình Phúc Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thị Thu à Phản biện 3: PGS.TS. Trần ao ính Luận án sẽ được bảo vệ trước ội đồng chấm Luận án cấp trường tại Trường Đại ọc Y Nội. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện quốc gia - Thư viện Trường Đại ọc Y Nội
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LU N ÁN 1. Tạ Trung Sơn, Lê Ngọc Tuyến, Lê V n Sơn, Phạm Dương Châu (2020). Ghép sụn sườn tự thân chữa biến dạng lỗ mũi cho bệnh nhân sau mổ khe hở môi -vòm miệng. Tạp chí Nghiên cứu Y học - Trường Đại học Y Hà Nội. Số 132, tập 8, 68-76. 2. Tạ Trung Sơn, Lê Ngọc Tuyến, Lê V n Sơn, Phạm Dương Châu (2020). Thay đổi đỉnh mũi sau ghép sụn sườn chữa biến dạng mũi cho bệnh nhân khe hở môi - vòm miệng. Tạp chí Nghiên cứu Y học - Trường Đại học Y Hà Nội. Số 135, tập 11, 174-180. 3. Tạ Trung Sơn, Lê Minh Giang, Lê Ngọc Tuyến, Lê V n Sơn, Phạm Dương Châu (2021). Đ c điểm biến dạng mũi trên nhóm bệnh nhân dị tật bẩm sinh khe hở môi - vòm miệng một bên đã phẫu thuật tạo hình môi - vòm miệng. Tạp chí Y Dược học Quân sự -Học viện Quân Y . Số 7, Tập 46,177-185. 4. Tạ Trung Sơn, Lê Ngọc Tuyến, Lê V n Sơn, Phạm Dương Châu (2021). Ghép sụn sườn tự thân chữa biến dạng mũi cho bệnh nhân sau mổ khe hở môi - vòm miệng. Tạp chí Y Dược học Quân sự -Học viện Quân Y . Số 8, Tập 46,157-166.
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Điều trị bệnh nhân mắc dị tật khe hở môi - vòm miệng là một quá trình dài, diễn ra từ khi từ khi trẻ mới sinh cho tới tuổi trưởng thành, với mục tiêu sửa chữa các biến dạng và phục hồi chức n ng của mũi, môi, vòm miệng. M c dù các bệnh nhân có thể được điều trị phẫu thuật tạo hình môi -vòm miệng ngay từ n m đầu sau sinh, tuy nhiên thực tế cho thấy một số biến dạng mũi thứ phát vẫn còn tồn tại.1-5 Các biến dạng mũi thứ phát ở các bệnh nhân sau mổ tạo hình khe hở môi - vòm miệng một bên (UCLP: Unilateral cleft lip and palate) đa dạng về hình thái và vị trí, hiện vẫn đang là thử thách lớn đối với các phẫu thuật viên.6 Sụn loa tai, sụn vách ng n, sụn sườn tự thân được ưa chuộng sử dụng trong phẫu thuật tạo hình mũi vì giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và thải mảnh ghép so với vật liệu ghép tổng hợp. Việt nam hiện có rất ít công bố mô tả chi tiết các đ c điểm biến dạng mũi thứ phát của các bệnh nhân sau mổ tạo hình môi - vòm miệng một bên, cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng sụn sườn tự thân để chữa các biến dạng này. Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề t i “Nghiên cứu ghép sụn sườn tự thân chữa biến dạng mũi cho bệnh nhân sau mổ dị tật khe hở môi - vòm miệng một bên với mục tiêu : 1. Nhận xét đ c điểm lâm s ng biến dạng mũi trên nhóm bệnh nhân dị tật bẩm sinh khe hở môi- vòm miệng một bên đã phẫu thuật tạo hình môi- vòm miệng. 2. Đánh giá kết quả sửa chữa biến dạng mũi bằng ghép sụn sườn tự thân ƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Đặc điểm biến dạng mũi thứ phát. Biến dạng mũi thứ phát tồn tại ở các bệnh nhân UCLP là hiện tượng thường g p.1, 4 Wang TD,7 Cuzalina A,8 Allori AC,9 Lee10 mô tả các biến dạng này xuất hiện ở nhiều đơn vị giải phẫu của mũi với hình thái đa dạng: vòm mũi bên bệnh lạc chỗ và thấp hơn bên l nh, trụ mũi bên bệnh ngắn, trụ trong của sụn bên dưới bên bệnh trượt xuống thấp và sang bên, sụn bên dưới và viền cánh mũi có hình đuôi mui xe, mạng cánh - trụ mũi (alar - columella web)11 lỗ mũi bên bệnh có hướng ngang, đuôi vách ng n lệch sang bên lành. 1.2 Sụn tự thân dùng trong phẫu thuật sửa biến dạng mũi. Có 3 loại sụn tự thân thường được sử dụng làm chất liệu ghép là sụn loa tai, sụn vách ng n v sụn sườn với mục đích t ng cường khả n ng
- 2 nâng đỡ của cấu trúc khung sụn của mũi ở các bệnh nhân UCLP. Tuy nhiên, sụn tai và sụn vách ng n có nhược điểm là mỏng, yếu và cong.1 Lấy một phần vách ng n mũi ở các bệnh nhân này làm vật liệu ghép có thể tiềm ẩn nguy cơ biến dạng sống mũi lõm yên ngựa sau phẫu thuật.12 Ngược lại, sụn sườn tự thân có nguồn cung dồi d o, có đ c tính khỏe và cứng, cho phép nâng đỡ cấu trúc khung sụn của mũi v cải thiện độ nhô của mũi.1, 13-15 1.3 Một số nghiên cứu tại Việt Nam và nƣớc ngoài về vấn đề sửa biến dạng mũi cho bệnh nhân sau mổ dị tật khe hở môi - vòm miệng. Nghiên cứu của Farhad Hafezi1 thực hiện n m 2013, với 15 bệnh nhân UCLP được ghép sụn vách ng n v sụn sườn tự thân. Các biến dạng được mô tả là xẹp cánh mũi nghiêm trọng bên bệnh và trụ mũi ngắn, nhưng không được thể hiện bằng các chỉ số đo khách quan. Chính vì vậy không có bằng chứng thuyết phục về kết quả phẫu thuật để chứng minh sự cải thiện các biến dạng mũi. N m 2014, Wei CAO16 sử dụng mảnh ghép đòn trụ ngoài (lateral crus graft) từ sụn sườn tự thân để chữa biến dạng lỗ mũi cho nhóm 35 bệnh nhân UCLP. Mức độ biến dạng lỗ mũi được tác giả lượng giá bằng đo đạc kích thước các trục của lỗ mũi (nasal axis) trên ảnh chuẩn giúp cho việc đánh giá kết quả phẫu thuật mang tính chất khách quan. Tại Việt nam, chúng tôi hiếm thấy các công bố về sử dụng sụn sườn tự thân làm vật liệu ghép trong các phẫu thuật chữa biến dạng mũi cho các bệnh nhân UCLP. N m 2004, Lê Đức Tuấn17 tiến hành nghiên cứu nhóm 127 bệnh nhân còn biến dạng môi, mũi. Trong số đó có 42 bệnh nhân UCLP. M c dù có đề cập đến kỹ thuật ghép sụn tự thân là sụn loa tai để chữa biến dạng mũi cho các bệnh nhân UCLP nhưng Lê Đức Tuấn xác nhận không đưa v o kết quả nghiên cứu vì số lượng bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật phẫu thuật này rất ít. Sụn vách ng n, sụn loa tai tự thân là vật liệu mà tác giả Đỗ Quang Hùng,18 o ng Minh Phương,19 sử dụng để ghép cho các bệnh nhân UCLP để chữa biến dạng mũi. Trong số 17 bệnh nhân UCLP thuộc mẫu nghiên cứu của Đỗ Quang Hùng18 chỉ có 3 bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật ghép sụn sườn tự thân. Chính những “khoảng trống còn tồn tại trong các nghiên cứu trên đây đã định hướng cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu lượng giá khách quan các biến dạng mũi ở các bệnh nhân UCLP v đánh giá hiệu quả phương pháp phẫu thuật sử dụng sụn sườn tự thân như l vật liệu ghép để chữa các biến dạng này.
- 3 ƢƠNG 2 ĐỐ TƢỢNG - P ƢƠNG P ÁP NG N ỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Các bệnh nhân dị tật khe hở môi - vòm miệng một bên, đã được phẫu thuật tạo hình môi - vòm miệng, còn biến dạng mũi chưa được phẫu thuật sửa chữa. Từ 15 tuổi trở lên. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu : Khoa Phục hình Hàm M t - ệnh viện R ng m M t Trung ương Nội. Thời gian từ tháng 1/ 2016 đến tháng 6 /2021. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp lâm s ng, không đối chứng 2.3.2. ỹ thuật chọn mẫu: - Chọn mẫu thuận tiện. - Cỡ mẫu: Chấp nhận xác suất 95% là tỷ lệ biến dạng có chênh lệch chiều cao trụ bên lành và bên bệnh có thể dao động từ 100% đến 55%. Sai số e = (1 - 0,55)/(2 x 1,96) = 0.114. Cỡ mẫu dự kiến n = (2/e)² x 0,87 (1- 0,87) = 34,38 (bệnh nhân). Như vậy cỡ mẫu tối thiểu là n = 35 bệnh nhân. 2.3.3. Tiến hành nghiên cứu 2.3.3.1 Chụp ảnh kỹ thuật số chuẩn hóa : Bệnh nhân được chụp ảnh kỹ thuật số chuẩn hóa cùng với thước tham chiếu ở tư thế trước (front view), tư thế nền mũi (base view) và tư thế nghiêng (lateral view). Các điểm mốc trên ảnh được xác định để đo các góc, các khoảng cách bằng phần mềm CorelDraw X7. Bảng 2.4 Các điểm mốc trên ảnh chuẩn Điểm mốc Định nghĩa Ảnh chuẩn en Điểm khóe mắt trong tư thế trước Al Điểm ngo i nhất của cánh mũi (front view) Alr Điểm cao nhất của viền cánh mũi Sn Điểm nối chân của trụ mũi - môi trên Ảnh chuẩn C’ Điểm cao nhất của trụ mũi tư thế nền C Điểm giữa của 2 điểm C’ mũi (base Giao điểm của đường ranh giới mũi - môi view) Sn’ trên với đường thẳng đi qua điểm C song song với trục của trụ mũi Sn - C Ảnh chuẩn Pn Điểm trước nhất của đỉnh mũi (T) tư thế N Điểm nối trán mũi nghiêng A Điểm chân cánh mũi (lateral Cm Điểm trước nhất của trụ mũi view) UL Điểm ranh giới da niêm mạc môi trên
- 4 2.3.3.2 Đo các góc, các khoảng cách trên ảnh chuẩn Hình 2.8 Đo khoảng cách từ đường thẳng nối điểm en đến điểm cao nhất Alr của viền cánh mũi; khoảng cách từ điểm Al đến đường giữa. (Nguồn: BN Phạm Thị T 22 tuổi) Hình 2.9 Đo kích thước trục dài, trục ngắn và góc trục dài của lỗ mũi trên ảnh nền mũi (Nguồn:BN Phạm Thị T 22 tuổi) Hình 2.10 Đo góc nghiêng của trụ mũi, chiều cao trụ mũi bên lành, chiều cao trụ mũi bên bệnh trên ảnh nền mũi (Nguồn:BN Phạm Thị T 22 tuổi) Hình 2.11 Đo góc mũi - môi, chiều cao tầng mũi trên ảnh nghiêng (Nguồn: BN Phạm Thị T 22 tuổi)
- 5 Hình 2.12 Đo góc trán - mũi, góc mũi - cằm. Chỉ số Goode trên ảnh nghiêng (Nguồn: BN Phạm Thị T 22 tuổi) Bảng 2.5 Các khoảng cách và các góc đo trên ảnh chuẩn Các biến số nghiên cứu Định nghĩa Khoảng cách từ đường thẳng nối điểm en đến điểm cao nhất Alr của viền cánh mũi bên l nh Khoảng cách từ đường thẳng nối Ảnh tư thế điểm en đến điểm cao nhất Alr trước của viền cánh mũi bên bệnh Khoảng cách từ điểm Al đến đường giữa Chiều rộng mũi Khoảng cách giữa 2 điểm Al Chỉ số mũi Rộng mũi x 100 / Cao tầng mũi N - Sn Chiều cao trụ mũi bên l nh Khoảng cánh C' - Sn' phía bên lành Chiều cao trụ mũi bên bệnh Khoảng cánh C' - Sn' phía bên bệnh khoảng cách giữa điểm Sn v điểm C = Chiều cao trung bình trụ mũi (Chiều cao trụ mũi bên l nh + Chiều cao trụ mũi bên bệnh)/2 Góc giữa trục Sn- C của trụ mũi với Góc của trụ mũi đường ngang song song đường nối Ảnh tư thế điểm en nền mũi Góc giữa trục d i của lỗ mũi với đường Góc trục d i của lỗ mũi thẳng vuông góc đường nối 2 đồng tử Trục d i của lỗ mũi Đường viền lỗ mũi bên l nh v bên bệnh trên ảnh nền mũi của bệnh nhân được giả định như 2 hình elip với trục Trục ngắn của lỗ mũi d i v trục ngắn của elip l trục d i (long axis) v trục ngắn (short axis) tương ứng của lỗ mũi. Độ xoay của đỉnh mũi Độ lớn góc mũi môi CM-SN-UL Ảnh tư thế Độ nhô của đỉnh mũi Tỷ lệ của Goode = PnA / PnN nghiêng Chiều cao tầng mũi Khoảng cách N - Sn
- 6 2.3.3.2 Đánh giá mức độ biến dạng mũi Bảng 2.6 Thang điểm đánh giá mức độ biến dạng mũi. Tiêu chí Thang Mức độ Phân loại đánh giá điểm Cân xứng Cân xứng R=1 0 Điểm viền cánh ất cân xứng ít 0,9 < R < 1 1 Alr Ảnh tư mũi ất cân xứng nhiều R ≤ 0,9 2 thế trước Cân xứng Alc = 1 0 Điểm Cân xứng ất cân xứng ít 0,9 < Alc < 1 1 Alc cánh mũi ất cân xứng nhiều Alc ≤ 0,9 2 NTP rất thấp NTP ≤ 0,4 2 NTP thấp 0,4 < NTP ≤ 0,5 1 Điểm Độ nhô NTP bình thường 0,5 < NTP ≤ 0,6 0 NTP đỉnh mũi NTP cao 0,6 < NTP ≤ 0,7 1 Ảnh tư NTP rất cao 0,7 < NTP 2 thế Góc mũi môi rất hẹp Góc mũi môi ≤ 70 2 nghiêng Góc mũi môi hẹp 70 < Góc mũi môi ≤ 80 1 Điểm Độ xoay Góc mũi môi bình 80 < Góc mũi môi ≤ 110 0 NTR đỉnh mũi thường Góc mũi môi rộng 110 < Góc mũi môi ≤ 120 1 Góc mũi môi rất rộng 120 < Góc mũi môi 2 Cân xứng L= 0 0 Trục d i Điểm L ất cân xứng ít 0 < L ≤ 20 1 lỗ mũi ất cân xứng nhiều 20 < L 2 Cân xứng S= 0 0 Trục ngắn Điểm S ất cân xứng ít 0 < S ≤ 20 1 lỗ mũi Ảnh tư ất cân xứng nhiều 20 < S 2 thế nền Trụ mũi thẳng C = 90 0 mũi Góc trụ Trụ mũi nghiêng ít 80 ≤ C < 90 ho c 90 < C ≤100 1 Điểm C mũi Trụ mũi nghiêng C < 80 ho c C > 100 2 nhiều Cân xứng Cs = 1 0 Điểm Cân xứng ất cân xứng ít 0,8 ≤ Cs < 1 ho c 1 < Cs ≤ 1,2 1 Cs trụ mũi ất cân xứng nhiều Cs < 0,8 ho c Cs > 1,2 2 Điểm D = Điểm Alr + Điểm Alc + Điểm NTP + Điểm NTR+ Điểm L+ Điểm S+ Điểm C+ Điểm Cs Không biến dạng D=0 Điểm iến dạng iến dạng nhẹ 0 10 Dựa trên các thông số đo được trên ảnh chuẩn tư thế thẳng (front view),
- 7 tư thế nghiêng (lateral view) v tư thế nền mũi (basal view), chúng tôi đề xuất thang điểm đánh giá mức độ biến dạng mũi gồm 8 tiêu chí (Bảng 2.6) Điểm cân xứng viền cánh mũi : Đ t Alr là tỷ lệ cân xứng viền cánh mũi = khoảng cách từ điểm cao nhất của viền cánh mũi bên l nh đến đường nối 2 diểm en / khoảng cách tương ứng của bên bệnh. (Hình 2.7). Tùy thuộc giá trị của Alr, các bệnh nhân được gán điểm cân xứng viền cánh mũi (Điểm Alr) tương ứng (Bảng 2.6). Điểm cân xứng cánh mũi : Đ t Alc là tỷ lệ cân xứng cánh mũi. Alc = c/d. (chọn c ≤ d). Trong đó c v d l khoảng cách từ điểm ngoài nhất Al của cánh mũi bên l nh ho c bên bệnh đến đường giữa (đường thẳng vuông góc v đi qua điểm giữa của 2 điểm khóe mắt trong en). Tùy thuộc giá trị của Alc, các bệnh nhân được gán điểm cân xứng cánh mũi (Điểm Alc) tương ứng (Bảng 2.6). Điểm độ nhô đỉnh mũi : Dựa trên công bố của các tác giả Dương Thái Thành20 và Trần Thị Anh Tú21 về chỉ số độ nhô trung bình đỉnh mũi của các nhóm người Việt trưởng thành lần lượt là 0,54 ± 0,06 và 0,50 ± 0,03 chúng tôi đề xuất phân loại 5 mức độ độ nhô đỉnh mũi. Tùy thuộc giá trị độ nhô đỉnh mũi NTP, các bệnh nhân được gán điểm độ nhô đỉnh mũi (Điểm NTP) tương ứng (Bảng 2.6). Điểm độ xoay đỉnh mũi: Dựa trên công bố của các tác giả Dương Thái Thành, 20 Nguyễn Thị Thu Phương,22 Nguyễn Thanh Vân23 về độ lớn góc mũi môi của các nhóm người Việt trưởng thành lần lượt là lần lượt là 100,36 ± 12,03 độ; 90,1± 9,76 độ v 93,0±10,8 chúng tôi đề xuất phân loại 5 mức độ xoay của đỉnh mũi. Tùy thuộc giá trị độ xoay đỉnh mũi NTR, các bệnh nhân được gán điểm độ xoay đỉnh mũi (Điểm NTR) tương ứng (Bảng 2.6). Điểm trục dài lỗ mũi: L là mức độ bất cân xứng kích thước trục dài của lỗ mũi bên l nh v bên bệnh. Tùy thuộc mức độ bất cân xứng L, các bệnh nhân được gán điểm trục dài lỗ mũi (Điểm L) tương ứng. (Bảng 2.6). Điểm trục ngắn lỗ mũi : S là mức độ bất cân xứng kích thước trục ngắn của lỗ mũi bên l nh v bên bệnh. Tùy thuộc mức độ chênh lệch S, các bệnh nhân được gán điểm trục ngắn lỗ mũi (Điểm S) tương ứng. (Bảng 2.6). Điểm góc trụ mũi : C l độ lớn góc trụ mũi. Tùy thuộc độ lớn của góc trụ mũi, các bệnh nhân được gán điểm góc trụ mũi (Điểm C) tương ứng (Bảng 2.6). Điểm cân xứng trụ mũi: Cs là mức độ cân xứng của trụ mũi bên l nh và bên bệnh được tính bằng tỷ lệ cao trụ mũi bên bệnh /cao trụ mũi bên
- 8 lành. Tùy thuộc giá trị của Cs, các bệnh nhân được gán điểm cân xứng trụ mũi (Điểm Cs) tương ứng. (Bảng 2.6). Điểm biến dạng mũi (Điểm D) của mỗi bệnh nhân là tổng điểm của 8 tiêu chí. Điểm D = Điểm Alr + Điểm Alc + Điểm NTP + Điểm NTR+ Điểm L+ Điểm S+ Điểm C+ Điểm Cs. Điểm D = 0 khi mũi cân xứng, hài hòa. Điểm D càng lớn thì mức độ bất cân xứng t ng, mức độ biến dạng càng n ng. (Bảng 2.6). 2.3.3.3 hám, đánh giá đặc điểm lâm sàng bệnh nhân Phát hiện các biến dạng của lỗ mũi, cánh mũi, trụ mũi, đỉnh mũi. Phát hiện dấu hiệu lệch đuôi vách ng n. Phân loại mức độ lệch đuôi vách ng n theo Hong-Ryul Jin.24 Đánh giá tình trạng thông khí mũi bằng thang điểm NOSE (nasal obstruction symptom evaluation) của Stewart.25 2.3.3.4 Phẫu thuật Phẫu thuật lấy sụn sườn qua đường rạch da ngay trên sụn của xương sườn VI bên phải. Phẫu thuật mũi mở qua đường rạch da trụ mũi hình chữ V ngược. Vách ng n được tạo hình lại bằng kỹ thuật của Pastorek NJ26 sử dụng vạt sụn vách ng n “swing-door . Sụn sườn được cắt gọt, tạo hình th nh mảnh ghép sụn trụ mũi, mảnh ghép sụn đòn trụ ngo i, mảnh ghép sụn sống mũi với kích thước phù hợp. Mảnh ghép sụn trụ mũi d y khoảng 3,5 mm; rộng 5 - 7 mm; dài 30 - 35 mm. Sụn trụ mũi được chèn v o khoảng giữa 2 trụ trong của sụn bên dưới. Khâu liên vòm treo trụ trong v o sụn trụ mũi l m d i trụ mũi. Mảnh ghép sụn đòn trụ ngo i hình chữ nhật d y 1,5 mm; rộng 3 mm d i bằng chiều d i trụ ngo i sụn cánh mũi bên dưới bên l nh. Đ t v khâu mảnh ghép trụ ngo i nằm giữa trụ bên v niêm mạc tiền đình mũi bên bệnh ( ình 2.21) Hình 2.22 A. Biến dạng lỗ mũi, cánh mũi, trụ giữa và trụ bên của sụn cánh bên dưới. B. Ghép sụn trụ mũi và ghép sụn trụ ngoài bên bệnh.27(Nguồn : Bassyouni. 2000 ) 2.3.3.5 Tái khám Bệnh nhân được khám lâm sàng mũi. Chụp ảnh chuẩn 3 tư thế tư thế tại các thời điểm tái khám 6 tháng sau phẫu thuật và 9 tháng sau phẫu thuật. Đo đạc các chỉ số nghiên cứu tại các thời điểm tái khám.
- 9 2.3.3.6 Xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, bằng phần mềm SPSS 16.0. Sử dụng Wilcoxon Signed-Rank Test so sánh sự khác biệt của giá trị các chỉ số nghiên cứu tại các thời điểm trước và sau phẫu thuật. 2.3.4 Sai số và biện pháp khống chế: Các bức ảnh được chụp từ khoảng cách bằng nhau, với tư thế đã được quy ước, bằng 1 máy ảnh duy nhất (Sony Super SteadyShot 5.1 Megapixels Sony Corp). Hầu hết các chỉ số nghiên cứu được tính dưới dạng tỷ lệ v độ lớn của góc sẽ hạn chế sai số khi đo trên các ảnh khác nhau. ệnh nhân được chụp ảnh cùng với cùng 1 thước tham chiếu. 2.3.5 Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được sự chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Trường Đại học Y Hà Nội. Giấy chấp thuận Đạo đức Nghiên cứu số 187/ ĐĐĐ Y N cấp ngày 20 tháng 2 n m 2016. ƢƠNG 3 KẾT QUẢ 3.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới: Mẫu nghiên cứu gồm 35 bệnh nhân UCLP. 26 nữ và 9 nam. Tuổi trung bình 20,2 tuổi. Bệnh nhân ít tuổi nhất là 15 tuổi, lớn tuổi nhất là 33 tuổi. 22 bệnh nhân khe hở môi - vòm miệng bên trái, 13 bệnh nhân khe hở môi - vòm miệng bên phải. 3.1.2 Các hình thái biến dạng mũi. Bảng 3.1 Các hình thái biến dạng mũi Số bệnh Tỷ lệ inh thái biến dạng nhân (%) iến dạng lỗ mũi bên bệnh v bên l nh 35 100 iến dạng lệch trụ mũi 35 100 iến dạng lệch đuôi vách ng n (caudal setum deviation) 35 100 iến dạng viền cánh mũi bên bệnh hạ thấp 33 94 iến dạng mạng cánh - trụ mũi bên bệnh (alar - columella 28 80 web) iến dạng đỉnh mũi hình giọt (dropping tip) 16 46 iến dạng vệt lõm cánh mũi bên bệnh (alar notching) 12 34 Có 3 hình thái biến dạng mũi g p ở tất cả các bệnh nhân là biến dạng mất cân xứng lỗ mũi bên bệnh và bên lành, lệch trụ mũi, v biến dạng lệch đuôi vách ng n.
- 10 3.1.3 Đặc điểm biến dạng của lỗ mũi. Bảng 3.3. Mức độ bất cân xứng trung bình kích thước trục dài, trục ngắn của lỗ mũi bên lành với bên bệnh Kích thước Mức độ bất cân xứng (%) Trục d i 17,36 ± 11,65 Trục ngắn 43,98 ± 33,84 Có sự bất cân xứng rõ rệt về kích thước trục dài và trục ngắn của lỗ mũi bên l nh so với bên bệnh. 3.1.4. Đặc điểm của đỉnh mũi Đỉnh mũi thấp. Độ nhô đỉnh mũi trung bình của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu l 0,48 ± 0,06. Đỉnh mũi xoay dưới. Độ xoay đỉnh mũi trung bình l 72,67 ± 12,07 độ 3.1.5 Mức độ cân xứng của cánh mũi và viền cánh mũi Tỷ lệ cân xứng viền cánh mũi Alr = 0,93 ± 0,032 Tỷ lệ cân xứng cánh mũi Alc = 0,896 ±0,072 Tỷ lệ cân xứng viền cánh mũi v tỷ lệ cân xứng cánh mũi đều nhỏ hơn tỷ lệ 1/1 ( giá trị 1/1 đạt được khi có sự cân xứng của viền cánh mũi v cánh mũi) 3.1.6 Đặc điểm biến dạng của trụ mũi Bảng 3.9 Đặc điểm trụ mũi Đ c điểm trụ mũi Kích thước Góc trụ mũi (độ) 86,31 ± 10,26 Chiều cao trụ mũi (mm) 6,67± 1,51 Chiều cao trụ mũi bên l nh (mm) 8,05 ±1,51 Chiều cao trụ mũi bên bệnh (mm) 5,28 ± 1,76 Tỷ lệ chiều cao trụ mũi bên bệnh / chiều cao trụ 0,65 ± 0,16 mũi bên bệnh bên l nh So sánh cho thấy trung bình chiều cao trụ mũi bên bệnh nhỏ hơn trung bình chiều cao trụ mũi bên l nh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (Wilcoxon Signed-Rank Test). Bảng 3.16 Tỷ lệ các mức độ biến dạng mũi trước phẫu thuật Điểm biến Số bệnh Mức độ biến dạng mũi Tỷ lệ (%) dạng mũi D nhân Không biến dạng D=0 0 0 iến dạng nhẹ 0 10 18 51 Tổng n = 35 100
- 11 Tất cả các bệnh nhân UCLP đều có biến dạng mũi ở mức độ khác nhau.Bệnh nhân có mức độ biến dạng mũi rất n ng với điểm biến dạng mũi D > 10 chiếm tỷ lệ lớn nhất l 51 %. Điểm biến dạng mũi trung bình của các bệnh nhân là 10,31 ± 1,875. 3.2 Ðánh giá kết quả phẫu thuật ửa chữa biến dạng mũi bằng ghép sụn ƣờn tự thân 3.2.1 Thay đổi mức độ bất cân xứng kích thƣớc trục ngắn, trục dài của lỗ mũi bên lành và bên bệnh sau phẫu thuật Bảng 3.17 Thay đổi mức độ bất cân xứng kích thước trục ngắn sau phẫu thuật 6 tháng 9 tháng Trước PT P* sau PT sau PT Mức độ bất 43,98±33,84 14,71±12,83 p < 0,01 cân xứng kích 43,98±33,84 10,27±11,83 p < 0,01 thước trục ngắn (%) 14,71±12,83 10,27±11,83 p = 0,071 (p* : Wilcoxon Signed-Rank Test) Bảng 3.19 Thay đổi mức độ bất cân xứng kích thước trục dài sau phẫu thuật 6 tháng 9 tháng Trước PT P* sau PT sau PT Mức độ bất 17,36 ± 11,65 7,87 ± 8,92 p < 0,01 cân xứng kích 17,36 ± 11,65 8,04 ± 8,78 p = 0,001 thước trục d i (%) 7,87 ± 8,92 8,04 ± 8,78 p = 0,953 (p* : Wilcoxon Signed-Rank Test) Sau phẫu thuật, mức độ bất cân xứng kích thước trục ngắn và trục dài giảm mạnh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Mức độ bất cân xứng kích thước trục ngắn, trục dài tại thời điểm 6 tháng và 9 tháng sau PT khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 3.2.2 Thay đổi của đỉnh mũi sau phẫu thuật Bảng 3.24 Thay đổi độ nhô của đỉnh mũi sau phẫu thuật 6 tháng 9 tháng Trước PT P* sau PT sau PT 0,48± 0,06 0,57± 0,04 p < 0,01 Độ nhô 0,48± 0,06 0,56 ± 0,04 p < 0,01 đỉnh mũi 0,57± 0,04 0,56 ± 0,04 p = 0,017 (p* : Wilcoxon Signed-Rank Test)
- 12 Độ nhô trung bình của đỉnh mũi của các bệnh nhân t ng từ 0,48 ± 0,06 tại thời điểm trước phẫu thuật lên đến 0,57± 0,049 thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật. Sự khác biệt n y có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Thời điểm 9 tháng sau phẫu thuật, độ nhô đỉnh mũi giảm nhẹ từ 0,57± 0,049 xuống còn 0,56 ± 0,045 khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,017 Bảng 3.26 Thay đổi độ xoay của đỉnh mũi sau phẫu thuật 6 tháng 9 tháng Trước PT P* sau PT sau PT 72,67± 12,07 96,24± 10,59 p < 0,01 Độ xoay đỉnh 72,67± 12,07 94,88 ± 9,19 p < 0,01 mũi (độ ) 96,24± 10,59 94,88 ± 9,19 p = 0,196 (p* : Wilcoxon Signed-Rank Test) Độ xoay trung bình của đỉnh mũi của các bệnh nhân có xu hướng t ng sau phẫu thuật. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tại thời điểm 6 tháng sau PT v 9 tháng sau PT, độ xoay đỉnh mũi khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,196 3.2.3 Thay đổi trụ mũi au phẫu thuật Bảng 3.29 Thay đổi độ lớn góc trụ mũi sau phẫu thuật 6 tháng 9 tháng Trước PT P* sau PT sau PT 86,31 ±10,26 83,30 ± 4,63 p = 0,062 Góc trụ 83,30 ± 4,63 82,69 ± 5,16 p = 0,239 mũi (độ) 86,31 ±10,26 82,69 ± 5,16 p = 0,047 (p* : Wilcoxon Signed-Rank Test) Độ lớn góc trụ mũi có xu hướng giảm nhẹ sau phẫu thuật. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh độ lớn góc trụ mũi tại thời điểm trước phẫu thuật v 9 tháng sau phẫu thuật với p = 0.047 Bảng 3.32 Thay đổi tỷ lệ chiều cao trụ mũi bên bệnh/ chiều cao trụ mũi bên lành sau phẫu thuật 6 tháng 9 tháng Trước PT P* sau PT sau PT Tỷ lệ chiều cao 0,65 ± 0,168 0,86 ± 0,108 p < 0,01 trụ mũi bên 0,65 ± 0,168 0,86 ± 0,104 p < 0,01 bệnh/ bên l nh 0,86 ± 0,108 0,86 ± 0,104 p = 0,682 (p* : Wilcoxon Signed-Rank Test)
- 13 Tỷ lệ chiều cao trụ mũi bên bệnh/ chiều cao trụ mũi bên l nh xu hướng t ng sau phẫu thuật. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Khi so sánh tỷ lệ chiều cao trụ mũi ở thời điểm 6 tháng sau PT v 9 tháng sau PT thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,682. 3.2.4 Thay đổi tỷ lệ cân xứng của cánh mũi và viền cánh mũi sau phẫu thuật Bảng 3.35 . Tỷ lệ cân xứng viền cánh mũi sau phẫu thuật 6 tháng 9 tháng Trước PT P* sau PT sau PT Tỷ lệ cân 0,93± 0,03 0,957± 0,023 p < 0,01 xứng viền 0,93± 0,03 0,959 ± 0,024 p < 0,01 cánh mũi 0,957± 0,023 0,959 ± 0,024 p = 0,224 (p*: Wilcoxon Signed-Rank Test) Tỷ lệ cân xứng viền cánh mũi của các bệnh nhân có xu hướng t ng sau phẫu thuật. Kiểm định cho thấy sự khác biệt n y có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ cân xứng viền cánh mũi tại thời điểm 6 tháng sau PT và 9 tháng sau PT thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,224. Bảng 3.37 Tỷ lệ cân xứng cánh mũi au phẫu thuật 6 tháng 9 tháng Trước PT P* sau PT sau PT 0,896 ±0,072 0,918± 0,051 p = 0,029 Tỷ lệ cân xứng 0,896 ±0,072 0,925±0,061 p = 0,007 cánh mũi 0,918± 0,051 0,925±0,061 p = 0,448 (p* : Wilcoxon Signed-Rank Test) Tỷ lệ cân xứng của cánh mũi có xu hướng t ng sau phẫu thuật. Sự khác biệt này thống kê với p = 0,029 và p = 0,007. So sánh tỷ lệ cân xứng của cánh mũi tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật và 9 tháng sau phẫu thuật thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,448 3.2.5 Thay đổi mức độ biến dạng mũi au phẫu thuật
- 14 100 Tỷ lệ các mức độ biến dạng mũi (%) 90 80 86 70 60 63 50 40 51 30 37 Không biến dạng 20 32 iến dạng nhẹ 10 0 17 0 14 0 0 0 iến dạng n ng 0 iến dạng rất n ng Trước PT 6 tháng sau PT 9 tháng sau PT Hình 3.1 Tỷ lệ các mức độ biến dạng mũi trƣớc và sau PT Sau phẫu thuật, không còn tồn tại hình thái biến dạng rất n ng. Bảng 3.41 Điểm biến dạng mũi trung bình trước và sau PT 6 tháng sau 9 tháng sau Trước PT p* PT PT Điểm biến 10,31 ± 1,87 6,97 ± 1,46 p < 0,01 dạng mũi 10,31 ± 1,87 6,86 ± 1,24 p < 0,01 (Điểm D) 6,97 ± 1,46 6,86 ± 1,24 p = 0,248 (p* : Wilcoxon Signed-Rank Test) Điểm biến dạng mũi trung bình có xu hướng giảm sau phẫu thuật. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. So sánh điểm biến dạng mũi ở thời điểm 6 tháng v 9 tháng sau phẫu thuật, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,248. 3.2.6 Chức năng thở mũi au phẫu thuật Bảng 3.45 Điểm trung bình đánh giá tình trạng tắc nghẽn mũi (NOSE) tại các thời điểm trước và sau phẫu thuật 6 tháng 9 tháng Trước PT P* sau PT sau PT Điểm 54,00± 11,86 32,57± 10,38 p < 0,01 trung 32,57± 10,38 32,14±10,45 p = 0,083 bình NOSE 54,00± 11,86 32,14±10,45 p < 0,01 (p*: Wilcoxon Signed-Rank Test) So với thời điểm trước phẫu thuật, điểm trung bình NOSE của các bệnh nhân giảm mạnh từ 54,00 ± 11,86 xuống 32,57± 10,38 điểm và 32,14
- 15 ±10,45 lần lượt tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật và 9 tháng sau phẫu thuật. Khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01. Điểm trung bình NOSE khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh ở thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật và 9 tháng sau phẫu thuật với p = 0,083. 3.2.7 Tai biến và biến chứng phẫu thuật Bảng 3.43 Tai biến và biến chứng phẫu thuật Số bệnh Tỷ lệ Tai biến - biến chứng n nhân (%) Rách m ng phổi - tràn khí 0 35 0 Vết mổ m ng phổi th nh ngực Chảy máu vết mổ 0 35 0 Nhiễm trùng vết mổ th nh ngực 0 35 0 Nhiễm trùng vết mổ vùng mũi 2 35 6 Cong vênh, lộ vạt sống mũi 2 35 6 Vết mổ Xẹp van mũi ngo i 0 35 0 vùng mũi Chảy máu vết mổ 1 35 3 oại tử mép vạt da trụ mũi 2 35 6 Không xảy ra các tai biến nghiêm trọng như rách m ng phổi, tràn khí màng phổi, chảy máu vết mổ thành ngực (vùng cho mảnh ghép). Các biến chứng nhiễm trùng vết mổ vùng mũi (vùng nhận mảnh ghép), cong vênh, lộ vạt sống mũi, hoại tử mép vạt da trụ mũi có tỷ lệ rất thấp là 6 %. ƢƠNG 4 BÀN LU N 4.1 Đặc điểm biến dạng mũi ở các bệnh nhân khe hở môi - vòm miệng toàn bộ 1 bên sau phẫu thuật tạo hình môi - vòm miệng. 4.1.1 Đặc điểm hình thái biến dạng mũi Biến dạng mũi thứ phát ở các bệnh nhân UCLP sau mổ tạo hình môi vòm miệng được nhiều tác giả mô tả định tính trong các báo cáo với sự đa dạng về hình thái và vị trí 7, 9, 15, 28. Theo Wang TD,7 ở các bệnh nhân UCLP, biến dạng một bên là do thiếu tổ chức, mô của khe hở môi, thiếu hụt tổ chức xương tiền hàm và là hậu quả của lực co cơ bất thường lên các cấu trúc mũi. iến dạng mũi của các bệnh nhân UCLP sau mổ tạo hình
- 16 môi - vòm miệng có thể bao gồm hầu hết các đ c điểm như: vòm mũi bên bệnh lạc chỗ ra sau thấp hơn vòm bên l nh, trụ mũi bên bệnh co ngắn, trụ trong của sụn bên dưới bên bệnh lún sang bên, sụn bên dưới (LLC: lower lateral cartilage) và viền cánh mũi (alar rim) tạo th nh hình đuôi mui xe (caudal hood), biến dạng mạng cánh - trụ mũi (alar-columellar web). Chân cánh mũi bên bệnh lệch ra ngoài, xuống dưới, ra sau. Đuôi vách ng n lệch sang bên lành.7 Sụn bên dưới bên bệnh thiểu sản bẩm sinh, thiếu độ cứng chắc v độ đ n hồi do vậy nó yếu và có dạng cong cuộn.29, 30 Allori AC9 và Wang TD 7 cho rằng biến dạng mũi thứ phát trên các bệnh nhân UCLP được hình thành từ 3 nguồn: các biến dạng bẩm sinh, các biến dạng do điều trị phẫu thuật không đúng không đủ và các biến dạng liên quan đến sự phát triển. 4.1.2 Biến dạng bất cân xứng của lỗ mũi bên lành và bên bệnh Bảng 4.3 Mức độ bất cân xứng trung bình kích thước trục ngắn, trục dài lỗ mũi bên lành và bên bệnh trước và sau PT Nghiên cứu của Wei Cao 16 (n =35) Mức độ bất cân xứng trung 3 tháng 12 tháng Trước PT bình kích thước (%) sau PT sau PT Trục d i 21 ± 11 9±8 9±9 Trục ngắn 21 ± 13 18 ± 14 19 ± 15 Mức độ bất cân xứng kích thước trục dài của lỗ mũi bên l nh v bên bệnh ở mẫu nghiên cứu của chúng tôi 17,36 ± 11,65 khá tương đồng với công bố của của Wei CAO16 là 21 ± 11 , nhưng mức độ bất cân xứng kích thước trục ngắn 43,98 ± 33,84 lại lớn hơn nhiều so với kết quả tương ứng của Wei CAO là 21 ± 13 (Bảng 4.3). Điều này cho thấy đối tượng dị tật khe hở môi và vòm miệng một bên trong nghiên cứu của chúng tôi có mức độ biến dạng lỗ mũi bên bệnh nghiêm trọng hơn nhóm đối tượng Wei CAO nghiên cứu là các bệnh nhân có dị tật khe hở môi một bên. Biến dạng lỗ mũi bên bệnh dẹt theo chiều ngang được cho là do hiện tượng yếu bẩm sinh của sụn cánh bên dưới bên bệnh, sự lạc chỗ của chân trụ trong (medial crus), trụ giữa (middle crus) bên bệnh bị nén ép tách rời trụ mũi, trụ ngoài (lateral crus) xoắn v n hợp với trụ giữa một góc tù.18, 27,31, 32
- 17 4.1.3 Biến dạng đỉnh mũi thấp và xoay dưới. Độ nhô trung bình đỉnh mũi của các bệnh nhân UCLP trong nghiên cứu chúng tôi có được là 0,48 ± 0,06. Kết quả này thấp hơn so với độ nhô trung bình của đỉnh mũi ở các nhóm người Việt trưởng thành mà Dương Thái Th nh 20 và Trần Thị Anh Tú 21 công bố lần lượt là 0,54 ± 0,06 và 0,50 ± 0,03. Độ lớn góc mũi môi của các bệnh nhân UCLP trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi là 72,67 ± 12,07 độ, nhỏ hơn từ 20 độ đến 30 độ so với thông số tương ứng của các nhóm người Việt trưởng thành mà các tác giả Dương Thái Th nh,20 Nguyễn Thị Thu Phương 33 và Nguyễn Thanh Vân 23 báo cáo lần lượt là 100,36 ± 12,03 độ; 90,1± 9,76 độ và 93,0±10,8 độ. Các kết quả này cho thấy đỉnh mũi của các bệnh nhân UCLP có đ c điểm thấp v xoay dưới. Theo lý thuyết cây chống “tripod của Jack R. Anderson,34 đỉnh mũi được nâng đỡ bởi 2 sụn cánh bên dưới v được xem như đỉnh của cây chống 3 chân với chân trước tạo bởi c p trụ trong, 2 chân còn lại được tạo bởi 2 trụ bên. Độ nhô v độ xoay và sự cân xứng của đỉnh mũi phụ thuộc v o độ d i của trụ trong và trụ bên cũng như chiều d i tổng thể của chúng. Ở các bệnh nhân UCLP, tấm chân trụ (foot plate) và trụ trong của sụn bên dưới bên bệnh lạc chỗ xuống dưới làm biến dạng trụ mũi ngắn và lệch sang bên bệnh khiến cho độ nhô v độ xoay đỉnh mũi đều giảm, đỉnh mũi biến dạng thấp v xoay dưới.4 4.1.4 Đặc điểm biến dạng cánh mũi và viền cánh mũi. Biến dạng viền cánh mũi (alar rim) ở các bệnh nhân UCLP thường biểu hiện hình thái vệt lõm mũi xe (alar hood), viền cánh mũi xẹp l m vòm mũi hạ thấp và bất cân xứng so với viền cánh mũi bên l nh.35 Trước phẫu thuật, trung bình tỷ lệ cân xứng viền cánh mũi của các bệnh nhân UCLP trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,93 ± 0,032 cho thấy viền cánh mũi bên bệnh hạ thấp hơn so với bên lành. Kết quả đo của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nhận định của Li AQ36 và H. Steve Byrd 37 về nguyên nhân biến dạng bất cân xứng viền cánh mũi l do sụn bên dưới bên bệnh lạc chỗ làm phần mũi bên bệnh d i hơn bên l nh. Vòm sụn bên bệnh có xu hướng tách rời vòm sụn bên lành, hệ quả l đỉnh mũi lệch khỏi đường giữa và mất cân xứng của 2 điểm ngoài nhất của cánh mũi bên l nh v bên bệnh so với đường giữa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 304 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 181 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn