Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giải phẫu các động mạch não trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy
lượt xem 4
download
Luận án nghiên cứu với mục tiêu đánh giá tỷ lệ hiện ảnh các động mạch não trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy; mô tả các dạng thông thường và biến thể giải phẫu các động mạch não. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giải phẫu các động mạch não trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Não có vai trò quan trọng trong điều phối mọi hoạt động của cơ thể người. Các chức năng của não chỉ được thực hiện đầy đủ khi có cấu trúc giải phẫu bình thường và được cấp máu đầy đủ. Động mạch (ĐM) cảnh trong và động mạch đốt sống là hai nguồn cấp máu chính cho não. Do có ĐM vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của não, các động mạch cấp máu cho não là mục tiêu nghiên cứu của nhiều chuyên ngành trong y học. Có nhiều phương pháp nghiên cứu giải phẫu các ĐM cấp máu cho não, trong đó chụp mạch máu bằng cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy, được biết đến với nhiều ưu điểm: thời gian tiến hành nhanh, ít xâm lấn, có khả năng dựng ảnh các mạch máu trên không gian ĐM thân nền chiều, hình ảnh rõ nét, có thể khảo sát các mạch nhỏ xa nguyên ủy, cỡ mẫu (số lượng phim chụp) lớn cho phép thống kê được tỷ lệ của các biến thể (biến đổi) giải phẫu hiếm gặp, dễ bảo quản số lượng lớn mẫu nghiên cứu trong thời gian dài. Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về giải phẫu ĐM cấp máu cho não bằng hình ảnh chụp CLVT đa dãy, tuy nhiên thường tập trung vào vòng ĐM não hoặc các ĐM, đoạn mạch riêng lẻ. Không nhiều các báo cáo thống kê đầy đủ giải phẫu các ĐM cấp máu cho não, đặc biệt rất ít nghiên cứu đã ứng dụng phim chụp CLVT 256 vào nghiên cứu. Với lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu giải phẫu các động mạch não trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy” gồm các mục tiêu: 1. Đánh giá tỷ lệ hiện ảnh các động mạch não trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy. 2. Mô tả các dạng thông thường và biến thể giải phẫu các động mạch não. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Lần đầu tiên ở Việt Nam xác định được tỷ lệ hiện ảnh các động mạch cấp máu cho não bằng phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại là máy chụp CLVT 256 dãy. 2. Thống kê khá đầy đủ, chi tiết, bổ sung nhiều chỉ số giải phẫu mạch máu não quan trọng của người Việt Nam về chiều dài, đường kính, phân nhánh, góc tách, biến đổi hình dạng, biến đổi kích thước. Phân tích đầy đủ các mối tương quan giữa chỉ số giải phẫu mạch máu với các yếu tố giới tính và độ tuổi.
- 2 3. Thống kê được 58 dạng biến đổi vòng động mạch não người Việt Nam, là nghiên cứu ghi nhận nhiều biến đổi nhất từ trước đến nay, trong đó có một số biến đổi chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 129 trang (không kể phần tài liệu tham khảo và phụ lục), với các phần chính như sau: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1: Tổng quan 28 trang; Chương 2: Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu 17 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 35 trang; Chương 4: Bàn luận 44 trang; Kết luận: 2 trang; Kiến nghị: 1 trang. Luận án có 28 bảng, 8 biểu đồ, 1 sơ đồ, 85 ảnh. Tham khảo 120 tài liệu, 5 bài báo có liên quan được công bố. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch máu 1.1.1. Nguyên lý cơ bản của CLVT CLVT đa dãy: máy scanner được thiết kế, với một vòng trượt cho phép bóng Xquang và các đầu thu xoay tự do 360 độ, cho phép dữ liệu hình ảnh được thu liên tục và nhanh chóng trong lúc bàn máy di chuyển. Bộ dữ liệu ảnh kỹ thuật số của CLVT mạch máu được truyền về máy chủ lưu trữ, xử lý ảnh bằng phần mềm chuyên dụng. Chụp CLVT đa dãy co tiêm thuôc c ́ ́ ản quang loại nồng đô Iod t ̣ ừ 300 400mg/ml, liêu 11,5ml/kg, tiêm tĩnh m ̀ ạch lớn tôc đô 3 5 ml/s, tông liêu ́ ̣ ̉ ̀ từ 60 100ml. Sau thời gian tiêm kiểu bolus, quan sát được ĐM cảnh ́ ự đông t trong, băt đâu quyet t ́ ̀ ̣ ừ đôt sông C1 lên đ ́ ́ ến hết đỉnh đâu, đô dày ̀ ̣ ́ ừ 0,5; 1,25mm và dựng hình 0,6mm. các lát căt t 1.1.2. Các kỹ thuật dựng hình sau chụp Có nhiều kỹ thuật dựng hình sau chụp, chúng tôi lựa chọn một số kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu: + Hình chiếu đậm độ tối đa (MIP): kỹ thuật được áp dụng để dựng hình nhanh, theo độ dày mỏng khác nhau, tạo ra hình ảnh cơ bản về hệ thống các ĐM nghiên cứu. Kỹ thuật này dựa trên việc phát hiện các điểm ảnh đậm độ cao nhất trong một tia cho trước, nó nhạy cảm với tín hiệu chồng lấn từ các cấu trúc xương hoặc tĩnh mạch bắt thuốc kế cận. + Tạo hình đường cong (CR): áp dụng khi đánh giá toàn bộ ĐM dài có nhiều đoạn cong, đường đi phức tạp như ĐM cảnh và đốt sống. Trong
- 3 phép dựng ảnh này, ĐM được hiển thị bằng cách chọn điểm ảnh trên các ảnh chụp tư thế cắt ngang, liên tiếp nhau, dọc theo đường đi của ĐM đó. Dựng hình đường cong rất hữu ích để tầm soát các ĐM cảnh và đốt sống. + Xử lý thể tích (VR): các điểm ảnh không phải bề mặt cũng được đưa vào bộ dữ liệu. Khi đặt những ngưỡng khác nhau, người ta có thể bóc bỏ các lớp của mạch máu hoặc làm cho chúng trở nên trong suốt, nhờ đó hiển thị được các cấu trúc bên dưới như khối huyết khối... 1.1.3. Giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong khảo sát mạch máu não Ayarayman (2004) cho thấy so với chụp m ạch s ố hóa khi đánh giá mạch máu, chụp CLVT đa dãy cho độ nhạy 8190% và độ đặc hiệu 93%. Li (2009) báo cáo CLVT 64 có độ nhạy 99%, độ đặc hiệu 100%, giá trị chẩn đoán dương tính (có tổn thương) là 100% và âm tính (không tổn thương) là 92,3% trong chẩn đoán các biến đổi mạch máu não. 1.1.4. Chụp cắt lớp vi tính 256 dãy CLVT 256 là thế hệ máy thứ 4, máy của hãng GE được cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), cấp phép sử dụng năm 2014 với nhiều ưu thế như thời gian chụp nhanh 0,28 giây/1 vòng xoay, khoảng cách cắt/1 vòng xoay là 16cm, chất lượng hình ảnh tốt và liều phóng xạ cho mỗi lần chụp giảm 82% so với các thế hệ máy chụp trước đây. SuKiat Chua (2013) so sánh CLVT 256 với 64 dãy trong nghiên cứu bệnh mạch vành, kết luận: máy CLVT 256 dãy có thời gian quét ngắn hơn (4,4±0,6 giây so với 5,0 ± 0,7 giây, p
- 4 Hai thân mạch (duplication): được xác định khi hai mạch tách ra ở gốc và không hợp lại với nhau ở ngoại biên. Cửa sổ mạch (fenestration): được xác định khi lòng ống mạch được chia thành 2 ống rõ ràng, mỗi ống có riêng lớp nội mô và lớp cơ trong khi có thể chung lớp vỏ ngoài. Một số dạng biến đổi khác tên gọi theo hình ảnh thực tế: thân mạch đơn độc, 3 thân mạch, thân mạch hình phễu... 1.2.2. Biến đổi vòng động mạch não (đa giác Willis) Theo giải phẫu kinh điển, vòng ĐM não được cấu tạo bởi, phần trước có hai ĐM não trước nối với nhau bởi ĐM thông trước. Phần sau có hai ĐM não sau kết nối với phẩn trước bởi hai ĐM thông sau. Có 2 cách phân loại biến đổi vòng ĐM não, cách 1 theo phần trước và phần sau; cách 2 theo biến đổi đơn thuần (xảy ra tại 1 thành phần cấu tạo nên vòng ĐM não) và biến đổi phức tạp (xảy ra từ 2 thành phần trở lên). Năm 2011, Hoàng Minh Tú công bố 18 loại biến đổi vòng ĐM não người Việt Nam không bệnh mạch máu não khi nghiên cứu bằng CLVT 64 dãy. Năm 2018, Phạm Thu Hà ghi nhận 20 loại biến đổi vòng ĐM não người Việt Nam bị phình mạch não khi nghiên cứu bằng CLVT 128 dãy. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 261 file ảnh của đối tượng nghiên cứu (không có bệnh lý mạch máu não) được chụp ĐM não bằng máy CLVT 256 dãy tại khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Hữu Nghị, trong khoảng thời gian từ tháng 7/2017 đến tháng 12/2018. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, lấy tất cả đối tượng nghiên cứu đủ tiêu chuẩn vào mẫu nghiên cứu, khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại. 2.3. Một số khái niệm về biến số nghiên cứu Hiện ảnh đầy đủ: khi đoạn mạch đó hiện rõ ràng trên phim chụp từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng.
- 5 Hiện ảnh kém: khi đoạn mạch có hiện ảnh trên phim chụp nhưng có sự gián đoạn dọc theo chiều dài của đoạn mạch đó (từ điểm đầu đến điểm cuối) và không đo được chiều dài hoặc đường kính tương ứng. Không hiện ảnh: khi không thấy đoạn mạch trên phim chụp qua hai phép dựng hình trở lên. Chiều dài đoạn mạch được đo theo trục dọc, từ điểm bắt đầu đến điểm tận hết. Đường kính đoạn mạch được đo tại trung điểm của các đoạn mạch, trên thiết đồ cắt ngang qua các đoạn mạch. Góc tách của các nhánh ĐM, được xác định bằng cách kẻ hai đường thẳng, một đường thẳng đi qua trục của mạch máu cần xác định góc, một đường thẳng đi qua trục của đoạn mạch chính mà nhánh mạch đó tách ra, góc tách của nhánh mạch là góc hợp giữa hai đường kẻ này và hướng xuôi theo chiều dòng máu.
- 6 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tỷ lệ hiện ảnh các động mạch não 3.1.1.Tỷ lệ hiện ảnh các động mạch não nguồn gốc từ động mạch cảnh trong Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ hiện ảnh các động mạch não nguồn gốc từ ĐM cảnh trong Nhận xét: tỷ lệ hiện ảnh 100% gặp ở các ĐM não giữa, cảnh trong. Tỷ lệ hiện ảnh >90% gặp ở các ĐM não trước, bèo vân. Tỷ lệ hiện ảnh thấp nhất gặp ở ĐM Heubner 2,9%. 3.1.2. Tỷ lệ hiện ảnh các động mạch não nguồn gốc từ hệ sống nền. Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ hiện ảnh các động mạch não nguồn gốc từ hệ sống nền
- 7 Nhận xét: tỷ lệ hiện ảnh 100% gặp ở ĐM thân nền, tiểu não trên. Tỷ lệ hiện ảnh >90% gặp ở ĐM não sau, đốt sống.
- 8 3.2. Kích thước các động mạch não 3.2.1. Kích thước các động mạch não nguồn gốc từ ĐM cảnh trong Nhận xét bảng 3.1: Đường kính trung bình (ĐKTB) đoạn A1 của ĐM não trước lớn hơn A2 và A3. Đoạn M1 lớn hơn đoạn M2 trên và dưới. ĐKTB của ĐM cảnh trong lớn nhất trong số các ĐM nghiên cứu. Bảng 3.1: ĐKTB các động mạch não nguồn gốc từ ĐM cảnh trong KTC Mạch máu Bên n ĐKTB±SD GTNNGTLN 95% T 255 2,53 ± 0,45 1,2 3,8 2,5 – 2,6 A1 P 255 2,38 ± 0,52 0,53,6 2,3 – 2,4 T 258 2,22 ± 0,37 1,33,3 2,2 – 2,3 A2 P 261 2,18 ± 0,38 1,23,2 2,1 – 2,2 T 258 1,54±0,32 0,82,6 1,5 – 1,6 A3 P 259 1,57±0,39 0,84,2 1,5 – 1,6 T 257 1,45±0,53 0,68,1 1,4 – 1,5 Viền Trai P 260 1,45±0,34 0,52,7 1,4 – 1,5 Thông trước 211 1,87±0,91 0,56,0 1,7 – 2,0 T 261 3,25±0,43 2,14,8 3,2 – 3,3 M1 P 261 3,26±0,46 1,55,2 3,2 – 3,3 T 261 2,10±0,48 1,03,5 2,0 – 2,2 M2 trên P 261 2,09±0,49 1,03,7 2,0 – 2,2 T 261 2,48±0,49 1,34,2 2,4 – 2,5 M2 dưới P 261 2,55±0,49 1,53,9 2,5 – 2,6 T 261 1,89±0,29 1,13,1 1,9 – 1,9 Mắt P 261 1,89±0,31 1,23,2 1,9 – 1,9 T 155 1,29±0,63 0,53,3 1,21,4 Thông sau P 168 1,26±0,66 0,53,4 1,21,4 Cảnh trong T 261 4,63±0,55 3,17,0 4,64,7 đoạn cổ P 261 4,63±0,60 2,26,8 4,64,7 Cảnh trong đoạn T 261 5,10±0,84 1,57,7 5,05,2 trong sọ ngoài P 261 4,98±0,79 2,77,9 4,95,1 màng cứng Nhận xét Bảng 3.2: chiều dài trung bình (CDTB) đoạn A3 lớn nhất trong các đoạn của ĐM não trước; M1 ngắn nhất trong các đoạn của ĐM não giữa. CDTB của ĐM thông trước là 2,99±1,90mm; ĐM cảnh trong là ĐM dài nhất trong số các ĐM được nghiên cứu.
- 9
- 10 Bảng 3.2: CDTB các động mạch não nguồn gốc từ ĐM cảnh trong KTC Mạch máu Bên n CDTB±SD GTNNGTLN 95% T 255 17,26±3,15 9,141,1 16,917,6 A1 P 258 17,12±3,34 2,128,2 16,717,5 T 258 43,88±11,65 13,873,5 42,445,3 A2 P 261 43,79±14,12 8,0 95,2 42,145,5 T 258 54,84±16,06 5,2101,4 52,856,9 A3 P 259 55,60±15,86 12,096,1 53,757,5 Thông trước 219 2,99±1,90 0,512,4 2,8 3,3 T 261 19,98±6,10 2,639,4 19,220,7 M1 P 261 19,68±6,28 4,538,3 18,920,4 T 261 22,8513,18 2,677,8 21,224,5 M2 trên P 261 23,42±11,89 3,581,7 22,024,9 T 261 31,7316,36 7,685,7 29,733,7 M2 dưới P 261 29,11±15,31 2,597,1 27,231,0 T 203 11,87±4,87 1,048,5 11,212,5 Thông sau P 206 14,02±9,13 1,490,4 12,815,3 Cảnh trong T 261 81,63±11,44 48,7118,1 80,283,0 đoạn cổ P 261 82,55±11,22 56,2120 81,283,9 Cảnh trong T 261 78,08±11,91 5,9114,6 76,679,5 đoạn trong sọ P 261 77.89±10,38 17,2107,9 76,679,2 ngoài màng cứng 3.2.2. Kích thước các động mạch não nguồn gốc từ hệ sống nền Bảng 3.3: ĐKTB các động mạch não nguồn gốc từ hệ sống nền GTNN Mạch máu Bên n ĐKTB±SD KTC 95% GTLN T 250 2,37±0,49 0,63,7 2,32,4 P1 P 253 2,37±0,48 0,53,6 2,32,4 T 261 2,42±0,35 1,53,2 2,42,5 P2 P 261 2,38±0,38 1,03,3 2,32,4 T 255 1,74±0,41 0,72,9 1,71,8 P3 P 260 1,67±0,4 0,52,7 1,61,7 T 261 3,62±0,88 1,26,7 3,53,7 Đốt sống P 260 3,18±0,85 0,86,0 3,13,3 Thân nền 261 3,7±0,6 2,05,9 3,63,8
- 11 T 209 1,55±0,43 0,53,1 1,51,6 Tiểu não dưới sau P 197 1,52±0,39 0,62,8 1,51,6 T 178 1,11±0,35 0,52,4 1,11,2 Tiểu não dưới trước P 183 1,07±0,32 0,51,9 1,01,1 T 260 1,31±0,35 0,53,0 1,31,3 Tiểu não trên P 261 1,23±0,31 0,52,0 1,21,3 Nhận xét: ĐKTB đoạn P3 nhỏ nhất trong các đoạn của ĐM não sau. ĐM tiểu não dưới sau có ĐKTB lớn nhất trong số các ĐM tiểu não. Bảng 3.4: CDTB các đoạn mạch nguồn gốc từ hệ sống nền KTC Mạch máu Bên n CDTB±SD GTNNGTLN 95% T 252 11,92±8,60 4,683,0 10,913,1 P1 P 255 11,28±3,49 4,325,3 10,811,7 T 261 28,55±8,04 4,360,3 27,629,5 P2 P 261 26,84±9,18 10,175,6 25,728,0 T 255 39,41±12,64 6,077,9 37,841,0 P3 P 260 39,47±13,09 7,779,5 37,941,1 T 261 43,81±6,88 23,564,9 43,044,6 Đốt sống P 260 42,89±7,04 4,065,3 42,043,8 Thân nền 261 28,85±4,73 18,154,0 28,329,4 Nhận xét: đoạn P3 có CDTB lớn nhất trong số các đoạn của ĐM não sau. ĐM đốt sống đoạn trong sọ có chiều dài lớn hơn so với ĐM thân nền. 3.2. Số đo các góc 3.2.1. Mối tương quan giữa số đo góc theo tuổi Bảng 3.5: Mối tương quan giữa chỉ số góc theo tuổi Nhóm tuổi p Góc Bên 60 tuổi > 60 tuổi ± SD ± SD T 117,15 ± 24,44 112,56 ± 33,46 >0,0 A2viền trai 5 P 122,17 ± 117,47 ± 31,90 >0,0 28,60 5
- 12 T 40,30 ± 27,16 48,77 ± 24,14 0,0 5 T 45,27 ± 20,50 49,72 ± 22,21 >0,0 Gối trước 5 P 42,88 ± 19,60 45,13 ± 24,73 >0,0 5 T 128,50 ± 125,41 ± 20,13 >0,0 Thân nềnNão sau 14,02 5 P 126,31 ± 14,20 116,60 ± 18,58 0,0 5 Nhận xét: góc ĐM cảnh trong cảnh ngoài liên quan theo tuổi, giá trị góc của nhóm 60 tuổi bé hơn nhóm > 60 tuổi; các góc khác không khác biệt giữa các nhóm tuổi. 3.3. Biến đổi giải phẫu các động mạch não 3.3.1.Biến đổi kích thước các động mạch não + Các động mạch não nguồn gốc từ ĐM cảnh trong Nhận xét bảng 3.6: tỷ lệ biến đổi lớn nhất gặp ở ĐM quặt ngược Heubner là 97,1% Tỷ lệ thấp nhất là 0% gặp ở các ĐM: ĐM cảnh trong, não giữa. Ở mỗi bên, mỗi đoạn ĐM có tỷ lệ biến đổi không giống nhau. Bảng 3.6: Biến đổi kích thước các động mạch não nguồn gốc từ ĐM cảnh trong Giảm sản Mạch máu Bên n Bất sản (%) (%) T 261 0 2,3 A1 P 261 2,3 1,15 T 261 0 1,15 A2 P 261 0 0
- 13 T 261 1,5 1,15 A3 P 261 3,0 0,77 T 261 6,9 1,15 Viền trai P 261 5 0,4 T 261 0 97,3 Heubner P 261 0 96,9 T 261 0 1,5 Bèo vân P 261 0 1,15 T 261 0 0 M1 P 261 0 0 T 261 0 0 M2 trên P 261 0 0 T 261 0 0 M2 dưới P 261 0 0 Cảnh trong T 261 0 0 đoạn cổ P 261 0 0 Cảnh trong đoạn T 261 0 0 trong sọ P 261 0 0 T 261 0 0 ĐM mắt P 261 0 0 + Các ĐM có nguồn gốc từ hệ sống nền. Nhận xét Bảng 3.7: tỷ lệ biến đổi kích thước gặp nhiều nhất ở ĐM tiểu não trước dưới phải 56,7% (148/261). Tỷ lệ biến đổi thấp nhất là 0% gặp ở ĐM thân nền, đốt sống bên trái. Bảng 3.7: Biến đổi kích thước các động mạch não nguồn gốc từ hệ sống nền. + Các động mạch Thông Giảm sản Bất sản Mạch máu n Khác (N) (N) P1 T 261 4 8 0 P1 P 261 6 5 1 P2 T 261 0 0 0 P2 P 261 0 0 0 P3 T 261 6 6 0 P3 P 261 11 1 0
- 14 Đốt sống T 261 0 0 0 Đốt sống P 261 2 1 0 Thân nền 261 0 0 0 Tiểu não sau dưới T 261 16 52 0 Tiểu não trước dưới T 261 71 68 0 Tiểu não trên T 261 34 0 0 Tiểu não sau dưới P 261 12 63 0 Tiểu não trước dưới P 261 80 68 0 Tiểu não trên P 261 53 0 0 Nhận xét Biểu đồ 3.3: tỷ lệ biến đổi ĐM thông trước của nhóm trên 60 là 20,57% trong khi nhóm 60 tuổi là 15,12%. Trong 2 nhóm tuổi, nhóm > 60 tuổi có tỷ lệ biến đổi cao nhất là 24,57% gặp ở ĐM thông sau P bất sản; thấp nhất là 2,86% gặp ở ĐM thông trước giảm sản; nhóm 60 có tỷ lệ biến đổi cao nhất là 18,6% gặp ở ĐM thông sau P giảm sản; thấp nhất 3,49% ở ĐM thông trước giảm sản. Biểu đồ 3.3: Biến đổi kích thước các ĐM thông theo nhóm tuổi 3.3.2.Biến đổi hình thái các động mạch não + Các động mạch não nguồn gốc từ động mạch cảnh trong Bảng 3.7: Biến đổi hình thái các động mạch não nguồn gốc từ động mạch cảnh trong theo nhóm tuổi Biến Hai thân Cửa sổ Biến đổi khác đổi, ĐM mạch
- 15 nhóm tuổi ≤ 60 >60 ≤ 60 >60 ≤ 60 >60 N N N N N N Mạch % % % % % % máu 1 10 3 3 1 8 Não trước 1,16 5,7 3,49 1,7 1,16 4,57 0 0 1 0 1 0 Não giữa 0 0 1,16 0 1,16 0 0 2 3 4 0 1 Thông trước 0 1,14 3,48 2,28 0 0,57 1 1 0 0 1 0 Thông sau 1,16 0,57 0 0 1,16 0 0 0 0 0 0 2 Cảnh trong 0 0 0 0 0 1,14 2 13 7 7 3 11 Tổng 2,32 7,43 8,14 4 3,49 6,3 Nhận xét: nhóm >60 chiếm 72 % (31/43) số biến đổi hình thái theo nhóm tuổi. Trong đó, nhóm >60 tuổi ở của ĐM não trước chiếm 83,9% (26/31) tổng số biến đổi xảy ra ở độ tuổi > 60. Với ĐM cảnh trong chỉ gặp biến đổi hình thái ở nhóm tuổi >60. + Các động mạch não nguồn gốc từ hệ sống nền: Bảng 3.8: Biến đổi hình thái các ĐM não nguồn gốc từ hệ sốngnền theo tuổi Biến Hai Cửa sổ Biến đổi khác đổi thân ĐM ≤60 >60 ≤60 >60 ≤60 >60 Mạch N N N N N N máu % % % % % % 0 0 1 2 1 0 Đốt sống 0 0 1,16 1,14 1,16 0 0 1 4 2 0 1 Thân nền 0 0,57 4,65 1,14 0 0,57 0 0 0 0 2 10 Não sau 0 0 0 0 2,32 5,7
- 16 0 1 5 4 3 10 Tổng 0 0,57 5,8 2,28 3,48 5,7 Nhận xét: nhóm >60 tuổi chiếm 65% (15/23) số biến đổi hình thái. Trong đó ĐM não sau có nhiều biến đổi nhất, chiếm 66,7% số biến đổi của cả nhóm >60 tuổi. Nhóm
- 17 Nhận xét: trong số các biến đổi đa biến, chủ yếu gặp biến đổi kích thướckích thước với 91,95%. Biến đổi ít gặp nhất là hình thái kích thước với tỷ lệ 1,15%. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Tỷ lệ hiện ảnh các động mạch não 4.1.1. Các động mạch não nguồn gốc từ động mạch cảnh trong Nhận xét Biểu đồ 3.1: tỷ lệ hiện ảnh của ĐM não trước là: 99,36%; các đoạn A1, A2, A3, cũng như bên phải và trái có khả năng hiện ảnh đầy đủ khác nhau, đoạn A2P có tỷ lệ hiện ảnh cao nhất là 100%. Theo Phạm Thu Hà khi nghiên cứu vòng ĐM não của những đối tượng nghiên cứu phình mạch não có 4,12% (211/218) đoạn A1 không hiện ảnh (bất sản); 100% (218/218) đoạn A2 hiện ảnh, A3 không được đề cập trong nghiên cứu. Như vậy, tỷ lệ hiện ảnh của ĐM não trước trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như các nghiên cứu trước đây, tuy nhiên đối với đoạn A3 là đoạn xa nhất của ĐM não trước tỷ lệ hiện ảnh là 95% thể hiện tính ưu việt của CLVT 256 dãy khi đánh giá các đoạn mạch xa trung tâm. Với ĐM viền trai, theo Cavalcanti khi nghiên cứu ĐM viền trai bằng phẫu tích và hình ảnh chụp 60 bộ não thấy khả năng xuất hiện của ĐM viền trai là 93,3% trong đó 55,2% xuất phát từ đoạn A3. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ĐM viền trai hiện ảnh tốt, chúng tôi chưa đánh giá nguyên ủy. Với ĐM thông trước, có tỷ lệ biến đổi cao nhất trong phần trước của vòng ĐM não. Theo Phạm Thu Hà, tỷ lệ biến đổi là 11% khi nghiên cứu bằng CLVT 128 dãy và 10,09% khi nghiên cứu bằng chụp mạch số hóa xóa nền; tuy nhiên, có yếu tố nhiễu trong nghiên cứu ĐM thông trước bằng phim chụp mạch có tiêm thuốc cản quang. ĐM thông trước là cầu nối ĐM não trước hai bên, nếu áp lực dòng chảy mạch máu 2 bên cân bằng nhau, thuốc cản quang sẽ khó lưu thông đến ĐM thông trước, ảnh hưởng đến tỷ lệ hiện ảnh trên phim. Kỹ thuật phẫu tích sẽ ít gặp khó khăn này. ĐM quặt ngược Heubner, tỷ lệ hiện ảnh rất thấp khoảng 2,9%; theo Impiombato khi dùng chụp mạch số hóa xóa nền nghiên cứu trên 100 đối tượng từ 590 tuổi, thấy tỷ lệ này là 12%. Matsuda khi phẫu tích 357 bộ
- 18 não cho thấy có 98,74% có xuất hiện ĐM Heubner. Theo chúng tôi, ĐM quặt ngược Heubner có ĐKTB khoảng 0,8mm, nguyên ủy thường biến đổi có thể từ đoạn A1 (7,5%), từ A2 (16,3%) hoặc chỗ nối giữa A1 và A2 (76,2%), gây khó khăn khi xác định đoạn mạch và hiện ảnh trên phim chụp. Nếu mạch máu nhỏ, không xa nguyên ủy, phương pháp phẫu tích có thể có ưu thế trong việc tìm mạch máu. Tỷ lệ hiện ảnh của ĐM bèo vân là 98,65%, không hiện ảnh là 1,35%. Chúng tôi chưa tìm được dữ liệu trong các nghiên cứu trước đây để so sánh. Tỷ lệ hiện ảnh của ĐM não giữa; ĐM cảnh trong đoạn cổ, đoạn trong sọ ngoài màng cứng, ĐM mắt là 100% trên hình ảnh chụp CLVT 256 dãy. Theo chúng tôi, do các ĐM nói trên đều là các nhánh lớn, vùng cấp máu rộng, tốc độ dòng chảy cao, thuốc lưu thông tốt nên ĐM hiện ảnh đầy đủ. Với ĐM thông sau là ĐM có tỷ lệ biến đổi cao nhất trong số các ĐM được nghiên cứu, tỷ lệ không hiện ảnh trung bình là 21,65; hiện ảnh kém là 1,92%; theo Phạm Thu Hà, không hiện ảnh là 23,85% (52/218) khi nghiên cứu bằng CLVT và 10,55% khi nghiên cứu bằng chụp mạch số hóa xóa nền; Anubha Saha khi phẫu tích có 38,2% không thấy ĐM thông sau. Như vậy, nghiên cứu giải phẫu ĐM thông sau bằng chụp mạch số hóa xóa nền khả năng hiện ảnh cao hơn các phương pháp khác. 4.1.2. Tỷ lệ hiện ảnh các đoạn mạch có nguồn gốc từ hệ sống nền Nhận xét biểu đồ 3.2: tỷ lệ hiện ảnh trung bình ĐM não sau là 98,7%; các phân đoạn P1; P2; P3 có tỷ lệ khác nhau. Theo Hamidi, tỷ lệ của ĐM não sau là 100% khi đánh giá bằng CLVT 64 dãy. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hiện ảnh của P2 cao nhất trong 3 đoạn, do P2 được cấp máu từ 2 nguồn: ĐM thân nền qua P1 và ĐM cảnh trong qua ĐM thông sau. Tỷ lệ hiện ảnh ĐM đốt sống là 99,8% (521/522), trong nghiên cứu chúng tôi gặp 01 trường hợp bất sản ĐM đốt sống bên phải. Khi nghiên cứu giải phẫu thường và các biến đổi hệ sống nền bằng CLVT 64 dãy và cộng hưởng từ, Akgun không gặp biến đổi này. Tỷ lệ hiện ảnh ĐM thân nền là 100%, do đây là ĐM lớn có vai trò quan trọng trong cấp máu cho não nên thuốc lưu thông tốt, khả năng hiện ảnh cao. Các nghiên cứu của Dimmick, Akgun, Harish đều không gặp
- 19 biến đổi bất sản. Các ĐM tiểu não, tỷ lệ hiện ảnh có sự khác nhau giao động từ 73,9% 100%. Trong đó, ĐM tiểu não trên có tỷ lệ hiện ảnh cao nhất, do là ĐM lớn nhất, có nguyên ủy từ ĐM thân nền, khả năng lưu thông thuốc tốt. Theo Akgun khi nghiên cứu các ĐM tiểu não bằng CLVT 64 và cộng hưởng từ, tỷ lệ hiện ảnh giao động từ 75,6% 82,2%, không khác biệt nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. 4.2. Kích thước các động mạch não 4.2.1. Kích thước các động mạch não nguồn gốc từ động mạch cảnh trong + Đường kính trung bình Theo tác giả Aggarwal khi nghiên cứu về chiều dài của ĐM não trước bằng cộng hưởng từ cũng phân chia thành 3 đoạn như tiêu chí chúng tôi áp dụng, tuy nhiên trong nghiên cứu tác giả lại chưa đánh giá được kích thước đoạn A2, A3. Tác giả Canaz năm 2012 nghiên cứu 60 bán cầu não trên xác tươi đã đưa ra kích thước đoạn A1, A2, chưa đánh giá được A3. Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu nêu trên, do các tác giả áp dụng phương tiện và đối tượng nghiên cứu khác nhau: cộng hưởng từ trên xác tươi (Aggarwal), CLVT trên ĐM người không bị bệnh mạch máu (chúng tôi) và phẫu tích xác ngâm formol (Canaz). Với ĐM não giữa, các tác giả đều thống nhất về việc phân chia các đoạn chính: M1, M2 trên, M2 dưới. Theo Gokmen, tỷ lệ có thân trung gian là 61%. Gokmen là một trong số rất ít tác giả có đánh giá đường kính thân trên, dưới của ĐM não giữa mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu được, kết quả đo của chúng tôi có khác biệt so với các tác giả khác về ĐKTB của ĐM não giữa có thể do yếu tố chủng tộc, cỡ mẫu nghiên cứu. ĐM viền trai bên trái và phải có ĐKTB nằm trong khoảng 1,4 1,5; giá trị lớn nhất là 8,1mm gặp ở bên trái; nhỏ nhất 0,5mm gặp ở bên phải. Canaz đưa ra kết quả ĐM viền trai trái 1,27±0,36mm; phải 1,23±0,15mm, giá trị lớn nhất 2,8mm gặp ở bên trái, nhỏ nhất 0,83 gặp ở bên phải. Về giá trị trung bình, không có sự khác biệt giữa 2 nghiên cứu. Với ĐM thông sau, kết quả nghiên cứu của các tác giả có sự khác biệt, theo chúng tôi sự khác biệt này do đối tượng nghiên cứu là các chủng tộc khác nhau, Alfredo nghiên cứu trên người châu âu, Phạm Thu Hà và chúng tôi nghiên cứu ở người đông nam á. Đồng thời, phương tiện
- 20 nghiên cứu cũng khác nhau, Alfredo sử dụng phương pháp phẫu tích, Phạm Thu Hà và chúng tôi sử dụng CLVT. Với ĐM cảnh trong, chúng tôi đánh giá 2 đoạn, đoạn cổ có ĐKTB bên trái 4,63±0,55mm; bên phải ĐKTB 4,63±0,60mm. Đoạn trong sọ ngoài màng cứng bên trái ĐKTB 5,10±0,84mm; bên phải ĐKTB 4,98±0,79mm. Theo Masatou Kawashima ĐKTB đoạn cổ 8.57±1.34mm; đoạn đá 5.42±0.68mm; đoạn yên bướm 3.95±0.56mm khi nghiên cứu phẫu tích. Khác biệt có thể do ứng dụng các phương tiện nghiên cứu khác nhau. + Chiều dài trung bình Với ĐM não trước: tác giả Huseyin áp dụng phương pháp phẫu tích trên 30 xác tươi người châu âu, Gunnal áp dụng phẫu tích 112 xác ngâm formol của người khu vực nam á, chúng tôi ứng dụng CLVT 256 dãy nghiên cứu mạch máu của 261 người Việt Nam (đông nam á). Khi so sánh phương tiện nghiên cứu, có thể thấy chiều dài các đoạn ĐM não trước khi đo trên phương tiện chẩn đoán hình ảnh (Cộng hưởng từ hoặc CLVT) khác biệt so với đo trên xác.Với phương tiện nghiên cứu là xác, kết quả nghiên cứu cũng có sự khác biệt giữa xác tươi đông lạnh và xác ngâm formol. Nhóm nghiên cứu không thấy các tác giả nêu trên đánh giá đoạn A3 có thể do đây là đoạn ở xa nguyên ủy, đường đi phức tạp, khó đánh giá. Với ĐM não giữa: các tác giả Brzegowy, Rohan, cùng phân chia M1, thân trên (M2 trên), thân dưới (M2 dưới) như chúng tôi, tuy nhiên các tác giả chỉ đánh giá chỉ số M1, các đoạn khác chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi đã bổ sung CDTB của đoạn M2 trên và M2 dưới trước đây chưa có. Với ĐM thông trước, trước đây được được tập trung nghiên cứu bởi nhiều tác giả như: XuTao, Canaz, Karatas, Phạm Thu Hà. Với nhiều loại phương tiện CLVT 64 dãy, 128 dãy, 256 dãy, hay phẫu tích mạch, trên nhiều đối tượng như xác tươi, xác ngâm formol, người sống không bệnh lý mạch máu não, người có bệnh lý mạch máu não, ở các chủng tộc khác nhau. Với tất cả các yếu tố trên, kết quả nghiên cứu về ĐM thông trước rất khác nhau. Với ĐM cảnh trong, đoạn cổ có CDTB lớn hơn đoạn trong sọ. Theo Vijaywargiya CDTB đoạn đá bên trái 31,76±6,46mm; bên phải 30,33±6,65mm. Đoạn xoang hang bên trái 37,97±8,90; bên phải
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn