BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ QUỐC PHÒNG<br />
<br />
HỌC VIỆN QUÂN Y<br />
<br />
NGUYỄN THANH XUÂN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN<br />
GIỮA TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH VỚI MỘT<br />
SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ, MARKER VIÊM Ở BỆNH NHÂN<br />
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TÍNH<br />
<br />
Chuyên ngành: Nội Tim mạch<br />
Mã số: 62 72 01 41<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC<br />
<br />
Hà Nội – 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại Học viện Quân y<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS. Nguyễn Oanh oanh<br />
2. PGS.TS. Lê Văn Đông<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
Phản biện 2:<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường<br />
tại Học viện Quân y vao hồi......giờ.....ngày....tháng...năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
1. Thư viện Quốc gia<br />
2. Thư viện Học viện Quân y<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
1. Nguyễn Thanh Xuân, Nguyễn Oanh Oanh, Lê Văn<br />
Đông, “Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ tổn thương<br />
động mạch vành với một số yếu tố nguy cơ tim mạch”, Tạp<br />
chí Y Dược học Quân sự, 39 (1), tr. 88-93.<br />
<br />
2. Nguyễn Thanh Xuân, Nguyễn Oanh Oanh, Đỗ Khắc<br />
Đại, Lê Văn Đông, “Nghiên cứu nồng độ và mối liên quan<br />
của interleukin 6, interleukin 10 với mức độ tổn thương<br />
động mạch vành ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn<br />
tính”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, 39 (2), tr. 222-226.<br />
<br />
1<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh động mạch vành (ĐMV) là bệnh thường gặp ở<br />
các nước phát triển, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng ở các<br />
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Các yêú tố nguy cơ<br />
bao gồm: tuổi cao, nam giới, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu,<br />
tăng huyết áp và đái tháo đường. Các yếu tố này tăng trong<br />
máu, chúng tác động vào lớp nội mạc mạch máu, gây rối loạn<br />
chức năng nội mạc, kích hoạt các tế bào viêm giải phóng ra các<br />
marker viêm. Chính nó kích hoạt giải phóng hàng loạt các<br />
marker viêm khác và gây phản ứng viêm tại chỗ hình thành vữa<br />
xơ thành động mạch. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu đề<br />
cập đến vai trò các marker viêm với các YTNC bệnh ĐMV.<br />
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến bức tranh<br />
toàn cảnh của các marker tiền viêm, chống viêm với tổn thương<br />
vữa xơ ĐMV. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là liệu có mối liên<br />
quan nào giữa các marker viêm với mức độ tổn thương khác<br />
nhau của bệnh ĐMV, có mối liên hệ gì giữa các YTNC và<br />
marker viêm trong bệnh ĐMV? Để giải quyết câu hỏi này, cần<br />
tiến hành nghiên cứu cùng lúc nhiều marker viêm (tiền viêm và<br />
chống viêm), đánh giá mối liên quan giữa các marker viêm và<br />
YTNC truyền thống trong tổn thương ĐMV. Từ đó đề tài<br />
“Nghiên cứu mối liên quan giữa tổn thương động mạch vành<br />
với một số yếu tố nguy cơ, marker viêm ở bệnh nhân bệnh<br />
động mạch vành mạn tính” được thực hiện với hai mục tiêu:<br />
1) Khảo sát tỷ lệ, đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim mạch,<br />
nồng độ một số marker viêm huyết tương ở bệnh nhân bệnh<br />
động mạch vành mạn tính tại Bệnh viện Quân y 103.<br />
<br />
2<br />
2) Đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm tổn thương động<br />
mạch vành trên hình ảnh chụp động mạch với một số yếu tố<br />
nguy cơ tim mạch và marker viêm.<br />
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Xác định được đặc điểm và mối liên quan của các yếu<br />
tố nguy cơ, các marker tiền viêm (IL-2, IL6, IL-8) và chống<br />
viêm (IL-10). Những kết luận của luận án là những đóng góp<br />
mới cho thực tiễn tim mạch học Việt nam, giúp cho các nhà lâm<br />
sàng nắm rõ hơn về cơ chế bệnh sinh vữa xơ động mạch, giúp<br />
cho chẩn đoán và điều trị, dự phòng bệnh động mạch vành nói<br />
riêng, bệnh tim mạch nói chung.<br />
* Cấu trúc của luận án<br />
Luận án có 119 trang, đặt vấn đề 2 trang, kết luận 2<br />
trang, kiến nghị 1 trang, và gồm 4 chương: chương 1 Tổng quan<br />
31 trang, chương 2 Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu 20<br />
trang, chương 3 Kết quả nghiên cứu 30 trang, chương 4 Bàn<br />
luận 33 trang.<br />
Luận án có 45 bảng, 10 hình, 9 biểu đồ và 131 tài liệu<br />
tham khảo (23 tiếng Việt, 108 tiếng Anh).<br />
CHỮ VIẾT TẮT<br />
AHA: American Heart Association<br />
<br />
BMI: Body mass index<br />
<br />
ĐMV: động mạch vành<br />
<br />
ĐTĐ: đái tháo đường<br />
<br />
CRP: C- Reactive Protein<br />
<br />
IL:interleukin<br />
<br />
HDL-c: High density lipoprotein cholesterol<br />
LDL-c: Low density lipoprotein cholesterol<br />
RLLM: rối loạn lipid máu<br />
<br />
THA: tăng huyết áp<br />
<br />
TNF: Tumor Necrosis Factor<br />
<br />
Th: helper T cell<br />
<br />
VXĐM: vữa xơ động mạch<br />
<br />
YTNC: yếu tố nguy cơ<br />
<br />