intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ TNF -α, một số interleukin huyết thanh và mối liên quan với yếu tố nguy cơ, tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Chia sẻ: Trần Văn Gan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ, tổn thương động mạch vành, TNF-α, một số interleukin huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ TNF-α, một số interleukin huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc điểm tổn thương động mạch vành và biến đổi các interleukin 6, 8, 10, TNF-α sau giai đoạn nhồi máu cơ tim cấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ TNF -α, một số interleukin huyết thanh và mối liên quan với yếu tố nguy cơ, tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y VŨ TIẾN THĂNG NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TNF­ , MỘT SỐ INTERLEUKIN  HUYẾT THANH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI YẾU TỐ NGUY CƠ, TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH  Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Chuyên ngành: Nội tim mạch Mã số: 62 72 01 41 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
  2. 2 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN  Y Người hướng dẫn khoa học: 1.  PGS.TS Nguyễn Oanh Oanh 2.  TS Đặng Lịch Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương ­ Viện Tim mạch Phản biện 2: GS.TS. Huỳnh Văn Minh ­ Trường ĐH Y Dược   Huế Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Nguyên Sơn ­ Bệnh viện TƯQĐ  108 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án  cấp trường vào hồi:    giờ  ngày     tháng      năm
  3. 3 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Vũ Tiến Thăng, Nguyễn Oanh Oanh, Đặng Lịch (2016),  “ Đặc điểm tổn thương động mạch vành và nồng độ  IL­8,   TNF­α ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”,  Tạp chí Y học Việt   Nam, 2, tr. 31­34. 2. Vũ Tiến Thăng, Nguyễn Oanh Oanh, Đặng Lịch (2016),  “Nghiên cứu yếu tố  nguy cơ, nồng độ  IL­6 và IL­10  ở  bệnh   nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Tạp chí Y học Việt Nam, 1, tr. 15­ 18.
  4. 4 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm  1976,  Russell  Ross  nhận  thấy  chính  tổn  thương  tế bào nội mô và tình trạng viêm là sự khởi đầu cho sự thành  lập các mảng vữa xơ. Một nhận xét cho rằng, trong nhồi máu cơ  tim cấp  tính có thể  làm tăng tổng hợp các cytokin viêm, có thể  làm   nặng thêm các tổn thương cơ  tim do tác động trực tiếp trên   cơ tim hoặc phản ứng viêm dẫn đến huyết khối. Tuy nhiên, còn nhiều câu hỏi về  cytokin như  vai trò   thực sự của chúng trong bệnh động mạch vành tim, giá trị để  phát hiện các biến cố tim mạch. Cytokin có trực tiếp gây nên  bệnh xơ vữa động mạch?. Có sự gia tăng các cytokin  ?. Nồng  độ  cytokin có phản ánh tổn thương động mạch vành và tiên  lượng tình trạng bệnh nhân nhồi máu cơ tim?.  2. Mục tiêu của đề tài ­ Mục tiêu 1: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố   nguy   cơ,   tổn   thương   động   mạch   vành,   TNF­α,   một   số  interleukin huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. ­ Mục tiêu 2: Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ TNF­ α, một số interleukin huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ tim   mạch, đặc điểm tổn thương động mạch vành và biến đổi các   interleukin 6, 8, 10, TNF­α sau giai đoạn nhồi máu cơ tim cấp. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận:
  5. 5 Đặc điểm lâm sàng, các yếu tố  nguy cơ  và đặc điểm  tổn thương động mạch vành  ở  bệnh nhân nhồi máu cơ  tim   cấp. Định lượng nồng độ một số cytokin viêm gồm IL­6, IL­ 8, IL­10 và TNF­α ở giai đoạn cấp và hết giai đoạn cấp của   bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Nồng độ các cytokin ở giai đoạn  cấp của nhồi máu cơ tim cao hơn hẳn so với bệnh nhân nhóm  chứng không có nhồi máu cơ tim. Nồng độ  các cytokin giảm  sau can thiệp và điều trị nội khoa tích cực theo khuyến cáo. Nghiên cứu không thấy có mối liên quan giữa nồng độ  các cytokin với các yếu tố  nguy cơ. Như  vậy có thể  nhận  định các cytokin là yếu tố  độc lập trong vấn đề  tổn thương  động mạch vành nói chung và nhồi máu cơ tim nói riêng.  Nồng độ  IL­6, TNF­α  cao hơn  ở  nhóm có động mạch  thủ  phạm gây nhồi máu cơ  tim là RCA. Nồng độ  trung bình  IL­6,  IL­10,  TNF­α  cao   hơn   ở   nhóm  có  tổn  thương   nhiều  nhánh động mạch vành. Có mối tương quan thuận yếu giữa  nồng độ IL­6 và IL­10 với thời gian điều trị hết giai đoạn cấp  nhồi máu cơ tim. Như vậy nồng độ cytokin phản ánh mức độ  tổn thương động mạch vành. Luận án là một nghiên cứu góp phần vào việc khẳng   định viêm là một yếu tố  tham gia vào cơ  chế  bệnh sinh của   nhồi máu cơ  tim. Sự  gia tăng nồng độ  các cytokin có thể  là   một chỉ điểm trong bệnh cảnh nhồi máu cơ tim.  Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể xem sự gia tăng các  cytokin phản ánh đặc điểm tổn thương của động mạch vành   ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
  6. 6 Vấn đề chống viêm trong điều trị và dự phòng nhồi máu  cơ  tim cần được nghiên cứu thêm nhằm mục tiêu kiểm soát  toàn diện bệnh lý nhồi máu cơ  tim. Việc áp dụng các thuốc   chống viêm trong điều trị  bệnh lý động mạch vành cho đến   nay vẫn chưa được đưa vào khuyến cáo ngoài một số nghiên  cứu nhỏ. 4. Cấu trúc luận án: ­ Luận án được trình bày trong 122  trang (không kể  tài  liệu tham khảo và phần phụ  lục). Luận án được chia làm 7  phần: + Đặt vấn đề: 2 trang + Chương 1: Tổng quan tài liệu 35 trang + Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 17   trang + Chương 3: Kết quả nghiên cứu 26 trang + Chương 4: Bàn luận 39 trang + Kết luận: 2 trang + Kiến nghị: 1 trang Luận án gồm 44  bảng, 3 biểu đồ  và 8 hình. Sử  dụng  138 tài liệu tham khảo gồm 22 tài liệu tiếng Việt, 117 tài liệu  tiếng Anh. Phần phụ  lục gồm mẫu phiếu nghiên cứu, danh  sách 71 bệnh nhân nhồi máu cơ  tim cấp và 32 bệnh nhân   nhóm chứng.  CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Nhồi máu cơ tim cấp 1.1.1. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch * Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được
  7. 7 ­ Tuổi ­ Giới ­ Yếu tố di truyền * Các yếu tố nguy cơ thay đổi được ­ Tăng huyết áp  ­ Rối loạn lipid máu ­ Hút thuốc lá  ­ Béo phì ­ Đái tháo đường và kháng insulin  ­ Fibrinogen 1.1.2. Điều trị nhồi máu cơ tim * Các biện pháp chung điều trị ban đầu ­ Bệnh nhân phải được bất động tại giường  ­ Thở ôxy ­ Giảm đau đầy đủ ­ Nitroglycerin  ­   Thuốc   chống   ngưng   kết   tiểu   cầu:  Aspirin,clopidogrel  ­ Thuốc chống đông ­ Thuốc chẹn bê ta giao cảm ­ Thuốc ức chế men chuyển ­ Các thuốc chống loạn nhịp ̀ ̣ ́ ươi mau * Điêu tri tai t ́ ́ ­ Can thiệp động mạch vành thì đầu trong giai đoạn   cấp cứu (nong, đặt stent): + Can thiệp động mạch vành thì đầu + Can thiệp sau khi dùng thuốc tiêu huyết khối thất   bại
  8. 8 + Can thiệp động mạch vành có tạo thuận ­ Mổ làm cầu nối chủ ­ vành cấp cứu *  Điều trị nội khoa   ­ Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu ­ Các thuốc chống đông ­ Các nitrate ­ Các thuốc chẹn beta giao cảm ­ Các thuốc ức chế men chuyển ­ Các thuốc chẹn kênh calci ­ Điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ 1.2. Viêm và bệnh động mạch vành Năm 1976, Russell Ross nhận thấy chính tổn thương  tế bào nội mô và tình trạng viêm là sự khởi đầu cho sự thành  lập các mảng vữa xơ. 1.2.1. Rối loạn chức năng nội mạc mạch máu và vữa xơ  động mạch, viêm Kết quả từ nhiều nghiên cứu đã chứng minh, rối loạn   chức năng nội mạc mạch máu có thể đóng vai trò quan trọng  trong bệnh sinh của vữa xơ động mạch. Vữa xơ động mạch   là do các đáp ứng viêm quá mức và tăng sinh fibrin. 1.2.2. Vai trò của một số  cytokin trong đáp  ứng viêm và  cơ chế bệnh sinh của nhồi máu cơ tim. Các   cytokin   khác   nhau   có   ảnh   hưởng   đến   đáp   ứng  viêm tại chỗ thông qua khả năng làm thúc đẩy cả hiện tượng   bám dính của các tế  bào viêm vào các tế  bào nội mô mạch  máu và hiện tượng di chuyển xuyên qua thành mạch vào mô  kẽ.  * Yếu tố hoại tử u alpha (TNF­ α )
  9. 9 TNF­   là   chất   chủ   lực   phát   động   phản   ứng   viêm,  bằng cách tương tác “dương” với các cytokin khác như  IL­1,  IL­6, yếu tố  hoạt hóa tiểu cầu (PAF), do vậy nó có vai trò  then chốt trong đáp  ứng viêm. Đặc biệt nó có vai trò quan  trọng trong điều hòa phản ứng miễn dịch viêm tại chỗ. * Interleukin ­ 6 ( IL­6) IL­6  và   CRP  được   biết   là   có  tương  quan  với  hội  chứng kháng insulin và rối loạn chức năng nội mô. IL­6 tăng  cao nồng độ  và thấy có liên quan đến các bệnh sinh một số  bệnh mãn tính như tim mạch, bệnh xơ vữa động mạch và béo  phì.  IL­6 được phát hiện có quan đến sự phát triển của xơ  vữa, đặc biệt là bắt đầu chuỗi các sự  kiện dẫn đến xơ  vữa  động mạch. Vai trò cụ  thể  của IL­6 trên mạch máu trong sự  phát triển và tiến triển của xơ vữa động mạch chưa thực sự  sáng tỏ. Tuy nhiên, trong điều kiện cơ  bản, IL­6 trên một  phạm vi rộng của các mô có  ảnh hưởng đến sự  phát triển  của tế bào bao gồm tái cấu trúc thành mạch và tổn thương tại  chỗ.  * Interleukin­8 (IL­ 8) IL­8 được tìm thấy trong mảng bám của vữa xơ động   mạch, nó gợi ý rằng có thể  là một yếu tố  quan trọng trong   việc hình thành mảng bám. IL­8 là một yếu tố  quan trọng điều chỉnh dòng bạch  cầu trung tính và kích hoạt quá trình viêm, nó còn tác động  hiệu  ứng và kích thích tạo mạch có vai trò trong việc chữa   lành vết thương và sửa chữa cấu trúc. * Interleukin 10 (IL­10)
  10. 10 Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, nồng độ huyết   thanh của IL­10 không chỉ  là một dấu hiệu của mảng bám  không  ổn định và khởi đầu của hội chứng động mạch vành  cấp tính, mà có thể  tiên đoán một tiên lượng xấu sau sự kiện  mạch động vành cấp.  1.2.2.3. Viêm và sự hình thành huyết khối Đã có nhiều nhận xét cho rằng, viêm có thể  dẫn đến  kích hoạt của hệ thống đông máu. Yếu tố  then chốt kích hoạt đông máu trong phản  ứng   viêm được nhận định là IL­6. TNF­   gián tiếp  ảnh hưởng  đến kích hoạt đông máu do tác động của nó trên IL­6, và nó là  trung gian quan trọng trong sự bất hoạt của các thuốc chống  đông máu sinh lý và gây khiếm khuyết trong tiêu sợi huyết.  Cytokin kháng viêm, chẳng hạn như IL­10, có thể điều chỉnh   kích hoạt đông máu thông qua việc hạn chế được các yếu tố  làm rối loạn quá trình đông máu.  1.2.2.4. Điều trị  nhồi máu cơ  tim và vấn đề  kháng viêm trong   bệnh lý mạch vành Vấn đề  nội mô, viêm và các rối loạn do nó gây ra  đang được đề cập và dần được công nhận. Vậy can thiệp vào  các rối loạn đó thế nào, ảnh hưởng của các biện pháp điều trị  bệnh mạch vành tới các vấn đề  đó đang được một số  nghiên  cứu tổng hợp. Statin đã được chứng minh có tác dụng nổi bật mang  lại lợi ích trong việc làm giảm bệnh lý động mạch vành, và   phục hồi của xơ vữa động mạch vành được cho là liên quan  với   hạ   LDL­C   cholesterol,   CRP   và   nâng   cao   nồng   độ  cholesterol HDL­C. 
  11. 11 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nhóm bệnh nhân nghiên cứu gồm 103 bệnh nhân, được  chia làm 2 nhóm: 2.1.1. Nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp  Gồm 71 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ  tim   theo tiêu chuẩn chẩn đoán của tổ chức Y tế Thế giới (2000)  được đồng thuận của liên ủy ban ESC/ACC/AHA/WHF 2007,  lấy theo trình tự thời gian không phân biệt tuổi, giới. 2.1.2. Nhóm chứng bệnh Gồm 32 bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu có: ­ Tuổi tương ứng với nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim.  ­ Được xác định không có nhồi máu cơ  tim và các tiêu  chuẩn loại trừ. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ­ Thời gian nghiên cứu: Từ 03/2010­7/2012 ­ Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa Tim mạch ­ Viện Quân y  103 2.3. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả  so sánh giữa   các nhóm nghiên cứu. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ­ Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Excel. ­ Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm STATA   12.0.
  12. 12 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung Bảng 3.2. Phân bố  tỉ  lệ  theo giới của nhóm bệnh nhân nhồi   máu cơ tim và nhóm chứng Nhóm NMCT Nhóm chứng Giới n % n % Nam 53 74,6 23 71,9 Nữ 18 25,4 9 28,1 Nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim có tỉ lệ nam 74,6%  và nữ là 25,4%. Tỉ lệ bệnh nhân nam cao hơn so với nữ. Bảng 3.3. Đặc điểm theo tuổi của nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ   tim và nhóm chứng Tuổi  Nhóm NMCT (n=71) Nhóm chứng (n=32) (năm) n % n %
  13. 13 3.2. Đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ, tổn thương động   mạch vành và nồng độ TNF­α, IL­6, IL­8, IL­10 ở các  giai đoạn 3.2.1.  Đặc   điểm   lâm  sàng,  yếu   tố  nguy cơ,  tổn  thương   động mạch vành Bảng 3.5. Các biểu hiện lâm sàng nhồi máu cơ  tim của nhóm   bệnh nhân nghiên cứu Nữ  Tổng  Nam (n=53) Triệu chứng (n=18) (n=71) n % n % n % Đau  Thắt nghẹn 50  94,3 15 83,3 65 91,6 ngực Tức nặng 3  5,7 3  16,7 6 8,5 Khó thở 36 67,9 16 88,9 52 73,2 Vã mồi hôi 42 79,2 13 72,2 55 77,5 Hồi hộp, trống ngực 50 94,3 15 83,3 65 91,6 Mệt mỏi 52 98,1 16 88,9 68 95,8 Buồn nôn 5 9,4 3 16,7 8 11,3 RL tri giác 3 5,7 1 5,6 4 5,6 Các biểu hiện lâm sàng: Đau ngực với đặc điểm thắt   ngẹn gặp ở 91,6%, khó thở (73,2%), hồi hộp (91,6%). Bảng 3.7. Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ của nhóm bệnh nhân nghiên  cứu Nhóm Nam Nữ Tổng Nhóm  Nhóm  Nhóm  Nhóm  Nhóm  Nhóm  NMCT  NMCT  NMCT  YTNC chứng chứng  chứng  cấp  cấp  cấp  (n=23) (n=9) (n=32) (n=53) (n=18) (n=71) Tăng huyết áp (n,  24 (45,3) 10 (43,5) 10 (55,6) 5 (55,6) 34 (47,9) 15 (46,9) %) Đái tháo đường (n, %) 8 (15,1) 1 (4,3) 6 (33,3) 1 (11,1) 14 (19,7) 2 (6,3) Hút thuốc lá (n, %) 37 (69,8) 15 (65,2) 0 (0%) 0 (0%) 37 (52,1) 15 (46,9)
  14. 14 RLCH Lipid (n, %) 34 (64,2) 17 (73,9) 14 (77,8) 7 (77,8) 48 (69,6) 24 (75,0) Các yếu tố  nguy cơ:  tăng huyết  áp 47,9% số  bệnh   nhân,   đái  tháo   đường  19,7%;  hút  thuốc  52,1%.  Tỉ  lệ   bệnh  nhân có rối loạn chuyển hóa lipid là 69,6% (n=69). Bảng 3.10. Tỉ lệ theo vị trí động mạch “thủ phạm” của nhồi   máu cơ tim Nghiên cứu có  63 bệnh nhân  được chụp, can thiệp   động mạch vành cấp cứu. Chụp động mạch vành xác định  động   mạch   thủ   phạm   và   các   nhánh   động   mạch   vành   tổn  thương phối hợp có ý nghĩa. Nhánh n % % LAD1 17 27,0 52,4 LAD2 16 25,4 RCA1 5 7,9 RCA2 14 22,2 36,5 RCA3 4 6,4 LCx1 4 6,4 9,5 LCx2 2 3,2 LM 1 1,6 1,6 Vị trí động mạch là động mạch thủ phạm có tỉ lệ  cao  là   LAD1  (27,0%),   LAD2  (25,4%)   và   RCA2  (22,2%).   Động  mạch “thủ phạm” là LAD chiếm tỉ lệ cao nhất với 52,4%. Bảng 3.16. Mối liên quan giữa các yếu tố  nguy cơ  với vị  trí   động mạch thủ phạm của nhồi máu cơ tim Động mạch Yếu tố nguy cơ thủ phạm OR CI 95% n=63 LAD Tăng huyết áp 1,06 0,39­2,88 Đái tháo đường 1,88 0,54­6,53 Hút thuốc 0,62 0,22­0,71
  15. 15 Rối loạn CH lipid 0,43 0,13­1,41 Tăng huyết áp 0,63 0,22­1,80 Đái tháo đường 0,63 0,17­2,34 RCA Hút thuốc 3,13 0,98­10,06 Rối loạn CH lipid 1,19 0,37­3,82 Tăng huyết áp 2,07 0,34­12,52 Đái tháo đường 0,68 0,07­6,45 LCx Hút thuốc 0,34 0,06­2,08 Rối loạn CH lipid na na Tăng huyết áp na na Đái tháo đường na na LM Hút thuốc na na Rối loạn CH lipid na na *na: không phân tích Nhóm bệnh nhân có đái tháo đường có động mạch thủ  phạm là LAD gấp 1,88 lần. Nhóm bệnh nhân có hút thuốc có  động mạch thủ phạm là RCA gấp 3,13 lần. Nhóm bệnh nhân  có tăng huyết áp thì động mạch thủ  phạm là LCx cao gấp   2,07 lần. 3.2.2. Nồng độ các cytokin Bảng   3.18.   Nồng   độ   cytokin   ở   giai   đoạn   cấp   của   nhóm bệnh nhân nghiên cứu và nhóm chứng  Nhóm NMCT  Nhóm chứng  Cytokin p* (n=71) (n=32) IL­6 (pg/ml) 38,39±7,30 3,43±0,94
  16. 16 pg/ml; cao hơn so với nồng độ  các cytokin tương  ứng của   nhóm chứng. Nồng độ IL­10 của nhóm bệnh nhân 2,15 pg/ml   thấp hơn so với nhóm chứng 2,57pg/ml không có ý nghĩa thống  kê. Bảng 3.23. Tương quan nồng độ  cytokin với thời gian từ lúc   xuất hiện triệu chứng nhồi máu cơ  tim đến khi nhập viện và   thời gian điều trị hết giai đoạn cấp Thời gian  Thời gian hết  Chỉ số trước đến viện  giai đoạn cấp  (n=71) (n=31) Thời gian trung bình 13,86 ± 1,97 (giờ) 7,84 ± 0,76 (ngày) Tương quan r p r p IL­6 0,12 >0,05 0,27 >0,05 IL­8 0,06 >0,05 ­0,13 >0,05 IL­10 0,13 >0,05 0,26 >0,05 TNF­α ­0,02 >0,05 ­0,26 >0,05 Thời gian trung bình từ lúc khởi phát đau ngực đến lúc   vào viện là 13,86 ± 1,97 giờ. Thời gian trung bình từ lúc nhập  viện điều trị  đến lúc hết giai đoạn cấp là 7,84 ± 0,76 ngày.   Có mối tương quan thuận mức độ  yếu giữa nồng độ  IL­6,   IL­10 với thời gian hết giai đoạn cấp tương ứng. Bảng 3.29. Mối liên quan giữa nồng độ các cytokin với các yếu  tố nguy cơ Cytokin Yếu tố nguy cơ r p n=71 IL­6 Hút thuốc ­0,15 0,21 IL­6 Đái tháo đường 0,08 0,49 IL­6 Tăng huyết áp 0,05 0,69 IL­6 Rối loạn CH lipid 0,15 0,21
  17. 17 IL­8 Hút thuốc 0,05 0,67 IL­8 Đái tháo đường 0,08 0,49 IL­8 Tăng huyết áp 0,13 0,27 IL­8 Rối loạn CH lipid 0,16 0,19 IL­10 Hút thuốc ­0,05 0,69 IL­10 Đái tháo đường ­0,06 0,60 IL­10 Tăng huyết áp ­0,18 0,14 IL­10 Rối loạn CH lipid ­0,05 0,69 TNF­α Hút thuốc 0,21 0,07 TNF­α Đái tháo đường 0,001 1,00 TNF­α Tăng huyết áp 0,14 0,26 TNF­α Rối loạn CH lipid 0,13 0,30 Nồng độ  TNF­α  và yếu tố  nguy cơ  hút thuốc có mối   tương  quan yếu (r = 0,21), tuy nhiên mối tương  quan này  không có ý nghĩa thống kê. Nồng độ  các cytokin khác và các  yếu tố nguy cơ không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.33. Mối liên quan giữa nồng độ  các cytokin với vị trí   động mạch thủ phạm Động mạch  Cytokin thủ phạm r p n=63 IL­6 0,08 0,52 IL­8 ­0,14 0,27 LAD IL­10 0,18 0,16 TNF­α ­0,08 0,57 IL­6 ­0,19 0,13 IL­8 0,07 0,56 RCA IL­10 ­0,09 0,50 TNF­α 0,05 0,71 LCx IL­6 0,14 0,29 IL­8 0,16 0,20
  18. 18 IL­10 ­0,10 0,42 TNF­α 0,10 0,44 IL­6 0,09 0,48 IL­8 ­0,11 0,40 LM IL­10 ­0,14 0,29 TNF­α ­0,09 0,49 Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ  các cytokin với vị  trí động mạch thủ  phạm của nhồi máu cơ  tim. Bảng 3.38. Liên quan nồng độ  cytokin  ở  giai đoạn cấp và   thời điểm hết giai đoạn cấp với số  nhánh tổn thương trung   bình và chỉ số Gensini Số nhánh Gensini Cytokin GĐ cấp Hết GĐ cấp GĐ cấp Hết GĐ cấp r p r p r p r p IL­6 0,43 0,05 0,82 0,05 IL­8 0,29 0,05 0,36 0,05 IL­10 0,17 >0,05 0,10 >0,05 0,39 0,05 TNF­α 0,10 >0,05 0,22 >0,05 0,17 >0,05 0,18 >0,05 Có mối tương quan thuận giữa nồng độ IL­6, IL­8, IL­ 10 tại thời điểm giai đoạn cấp với điểm gensini. Có tương   quan thuận mức độ  vừa giữa nồng độ  IL­6, IL­8 giai đoạn  cấp với số nhánh tổn thương động mạch vành (r = 0,43 và r =  0,29). Bảng   3.39.  Mối   tương   quan  tuyến   tính   giữa   nồng   độ   các   cytokin ở giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim. Cặp tương quan r2 p Y X IL­6 IL­8 0,02 >0,05 IL­8 IL­6 0,009 >0,05 IL­6 IL­10 0,33
  19. 19 IL­10 IL­6 0,32 0,05 TNF­α  IL­6 0,025 >0,05 IL­8 IL­10 ­0,009 >0,05 IL­10 IL­8 ­0,009 >0,05 IL­8 TNF­α  0,03 >0,05 TNF­α  IL­8 0,03 >0,05 IL­10 TNF­α  0,05
  20. 20 Nghiên cứu của chúng tôi về  các yếu tố  nguy cơ của   bệnh động mạch vành nói chung và nhồi máu cơ tim nói riêng   cũng cho kết quả  tương  tự  như  trong các nghiên cứu của  những tác giả khác (Nguyễn Ngọc Tú, Tavani A.). 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu Kết   quả   nghiên   cứu   của   chúng   tôi   thấy,   các   triệu  chứng lâm sàng của nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim có tỉ lệ  tương tự như một số nghiên cứu đã thực hiện trước đây. Đau   thắt ngực điển hình 91,6%; khó thở 73,2%; vã mồ hôi 77,5%;  hồi hộp 91,6%; mệt mỏi 95,8%. Thời gian trung bình kể  từ  khi khởi phát triệu chứng   nhồi máu cơ  tim đến khi bệnh nhân được cấp cứu tại khoa  tim mạch là 13,86 ± 1,97 giờ. Thời gian điều trị  từ  lúc nhập  viện đến thời điểm hết giai đoạn cấp là 7,84 ± 0,76 ngày. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả  tương tự  như  kết quả nghiên cứu của các tác giả Abduelkarem A.R., Tavani  A.  4.1.3. Đặc điểm tổn thương động mạch vành của nhóm  nghiên cứu Chụp động mạch vành xác định động mạch thủ phạm  gây nhồi máu cơ  tim chúng tôi thấy, tỉ  lệ  gặp nhiều nhất là   nhánh xuống hay nhánh liên thất trước của động mạch vành  trái gặp  ở  52,4% bệnh nhân. Có 36,5% trường hợp có động  mạch thủ phạm là động mạch vành phải. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả  tương tự  như trong nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Hùng và một số  tác giả đã cho thấy tổn thương ưu tiên từ động mạch liên thất 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2