intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay; Đánh giá các nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng theo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN PHƯƠNG HIỀN NHU CẦU, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỐT LÕI TRONG ĐÀO TẠO THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Ngành: Quản lý y tế Mã số: 972 08 01 HÀ NỘI - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Quân y Người hướng dẫn khoa học: 1. HD1: TS. Nguyễn Anh Tuấn 2. HD2: PGS.TS. Lê Văn Bào Phản biện 1: …................................................................... Phản biện 2: .......................................................................... Phản biện 3: ......................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại................................................................. Vào hồi…… giờ…., ngày ... tháng ...năm……… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Học viện Quân y
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng đã có quá trình phát triển lâu dài để đáp ứng với kiến thức mới trong chăm sóc điều dưỡng, gắn liền với năng lực. Ở Việt Nam, chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của các trường thường xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên chuẩn năng lực dành cho người điều dưỡng, nhu cầu học tập của người học và định hướng phát triển tiếp trong tương lai. Năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam. Hiện tại Bộ Y tế phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam đã và đang rà soát lại Bộ chuẩn năng lực này và định hướng phân các năng lực cần thiết theo trình độ, vị trí việc làm của người điều dưỡng phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực trong nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Xuất phát từ thực tiên trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay” với 2 mục tiêu: (1) Mô tả nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay. (2) Đánh giá các nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng theo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. ➢ Những đóng góp mới của luận án: - Mô tả thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng đến cuối năm 2020; - Xác định nhu cầu thạc sĩ điều dưỡng cần đào tạo về số lượng để duy trì và đào tạo nhân lực điều dưỡng đến năm 2025 cũng như các năng lực cốt lõi cần có phục vụ cho các vị trí việc làm; - Đưa ra 4 nhóm năng lực cốt lõi và các năng lực chi tiết ứng với từng nhóm năng lực cốt lõi cùng với mức độ ưu tiên đào tạo của từng nhóm trong chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. ➢ Bố cục của luận án: Luận án gồm 132 trang với 8 hình, 14 biểu đồ và 34 bảng, với: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1: Tổng quan 36 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 22 trang; Chương 3: Kết quả 38 trang; Chương 4: Bàn luận 30 trang; Kết luận và khuyến nghị 3 trang; Hạn chế nghiên cứu 1 trang. Tài liệu tham khảo: 129 tài liệu (tiếng Việt 47, tiếng Anh 82) trong đó có 39 tài liệu (31%) từ năm 2018 trở lại đây.
  4. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thực trạng và nhu cầu đào tạo nhân lực điều dưỡng hiện nay 1.1.1. Thực trạng và nhu cầu nhân lực điều dưỡng hiện nay 1.1.1.1. Tình hình chung về nguồn nhân lực điều dưỡng và nhu cầu sử dụng Theo Hội ĐD Quốc tế (ICN) và WHO, trên thế giới đến năm 2030 cần thêm khoảng 9 triệu ĐD thực hành. Riêng các nước Đông Nam Á cần thêm 1,9 triệu ĐD. Ở Việt Nam, hiện có 11,4 ĐD/10.000 dân, đến năm 2030 sẽ thiếu khoảng 40.000 đến 50.000 ĐD. 1.1.1.2. Thực trạng và nhu cầu nhân lực thạc sĩ điều dưỡng Hội ĐD Quốc tế (ICN) nhận thấy có bằng thạc sĩ sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm và tăng thêm thu nhập cho người ĐD, số lượng người học thạc sĩ ĐD ngày càng tăng. Theo báo cáo của Hội Điều dưỡng Việt nam, đến năm 2021 tổng số thạc sĩ, CKI ĐD đang có tại các cơ sở điều trị trên toàn quốc là 1499 người, chủ yếu đang công tác tại các cơ sở đào tạo ngành ĐD còn tại các cơ sở y tế thì còn hạn chế. 1.1.2. Thực trạng và nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng 1.1.2.1. Thực trạng và nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng trên thế giới Ở các nước tiên tiến việc đào tạo ĐD có hệ thống ổn định về quy mô đào tạo, đội ngũ cán bộ đạt chuẩn chất lượng và đã đào tạo các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ĐD từ những năm 1980. 1.1.2.2. Thực trạng và nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng tại Việt Nam Đến 12/2020 có 4/6 trường (Trường ĐH Y Dược TP. HCM, Trường ĐH ĐD Nam Định, Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Thăng Long - Trường ĐH Y Dược Huế, Trường ĐH Phenikaa) đã có học viên tốt nghiệp CTĐT thạc sĩ ĐD. Để mở ngành và duy trì đào tạo ngành ĐD trình độ ĐH và CĐ thì phải có trình độ từ thạc sĩ đúng ngành ĐD trở lên. Theo báo cáo tổng hợp số lượng giảng viên trình độ thạc sĩ ngành ĐD hiện đang công tác tại các cơ sở đào tạo còn hạn chế và chưa bảo đảm chất lượng. 1.2. Năng lực và nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng 1.2.1. Năng lực và các năng lực cốt lõi của người thạc sĩ điều dưỡng 1.2.1.1. Năng lực và năng lực cốt lõi Năng lực là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao động cần có; năng lực cốt lõi gồm nhiều năng lực có điểm chung.
  5. 3 1.2.1.2. Năng lực và nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng Tùy yêu cầu ĐD của từng quốc gia, nhưng nhìn chung các nước vẫn có những nhóm năng lực cốt lõi: (1) năng lực chuyên môn về ĐD, đáp ứng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp; (2) năng lực quản lý, làm việc nhóm; (3) năng lực nghiên cứu, tự phát triển bản thân. 1.2.2. Chuẩn năng lực người điều dưỡng và năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng 1.2.2.2. Chuẩn năng lực điều dưỡng và thạc sĩ điều dưỡng tại Việt Nam Bộ Y tế đã ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam gồm 3 lĩnh vực và 25 tiêu chuẩn, 110 tiêu chí cần đạt được. Và nhiệm vụ, vai trò, trình độ theo từng hạng của người ĐD. Tuy nhiên, chưa có chuẩn năng lực riêng theo từng trình độ đào tạo đối với người ĐD. Tham khảo các tài liệu quốc tế và yêu cầu nhiệm vụ của ĐD hạng II có thể gợi ý một số nhóm năng lực cần có của người thạc sĩ ĐD như sau: (1) Có đủ năng lực chuyên môn điều dưỡng theo trình độ thạc sĩ; (2) Có năng lực tổ chức, lãnh đạo, phát triển chuyên môn chung trong đơn vị; (3) Có năng lực hiểu và thực hiện đúng chính sách phát luật, đường lỗi lãnh đạo của Đảng, thực hiện đạo đức nghề nghiệp; (4) Có năng lực tổ chức đào tạo, huấn luyện và thực hiện nghiên cứu khoa học. 1.3. Năng lực cần có của thạc sĩ điều dưỡng của chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo đào tạo thạc sĩ điều dưỡng 1.3.1. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo 1.3.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của các trường đại học quốc tế 1.3.3. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của một số trường đại học tại Việt Nam Chuẩn đầu ra CTĐT thạc sĩ ĐD của các trường ĐH ở Việt Nam được xây dựng và thường xuyên rà soát theo quy định về xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của Bộ GDĐT. Chuẩn đầu ra cũng như chương trình đào tạo của các trường được rà soát, chỉnh sửa để phù hợp với yêu cầu của xã hội và nhu cầu học tập của người học (trường ĐH Y Dược TPHCM đã 3 lần chỉnh sửa, trường ĐH Điều dưỡng Nam Định có 2 lần chỉnh sửa). CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
  6. 4 2.1.1.1. Quy định riêng trong nghiên cứu - Thạc sĩ điều dưỡng là người điều dưỡng đã có bằng thạc sĩ đúng ngành điều dưỡng; - Người điều dưỡng trình độ thạc sĩ là người có bằng thạc sĩ ngành điều dưỡng hoặc quản lý giáo dục, quản lý y tế, y tế công cộng … 2.1.1.2. Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 1: - Cơ sở giáo dục đại học đã được phép đào tạo ngành điều dưỡng trình độ thạc sĩ đến 12/2020; - Danh sách thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp thạc sĩ đến 12/2020; - Danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu có bằng thạc sĩ ngành điều dưỡng của các cơ sở đào tạo; - Giảng viên; cán bộ quản lý ngành; cán bộ phụ trách điều dưỡng bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu vào mẫu nghiên cứu: như trên, sẵn sàng, đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu; Các đối tượng loai trừ: chưa sẵn sàng, không đồng ý tham gia. 2.1.2.3. Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 2: - Các thạc sĩ ĐD đã tốt nghiệp đang công tác tại các cơ sở CSSK hoặc cơ sở đào tạo cán bộ điều dưỡng ở Việt Nam. Tiêu chuẩn loại trừ: - Thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp chưa có việc làm, hoặc công tác tại các đơn vị không liên quan đến công tác CSSK hoặc đào tạo cán bộ điều dưỡng ở Việt Nam. 2.1.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu 2.1.2.1. Phạm vi nghiên cứu Các đơn vị đào tạo và sử dụng nhân lực thạc sĩ ĐD tại Việt Nam; Số liệu nghiên cứu thứ cấp của 4 trường ĐH đào tạo chương trình thạc sĩ ngành ĐD có học viên tốt nghiệp đến tháng 12/2020, gồm: Trường ĐH Y Dược TP. HCM, Trường ĐH ĐD Nam Định, Trường ĐH Y Hà Nội và Trường ĐH Thăng Long. 2.1.2.2. Nội dung nghiên cứu - Các năng lực và nhóm năng lực cốt lõi được xác định trong nghiên cứu gồm: (1) Nhóm năng lực Chuyên môn ĐD (thực hành chăm sóc người bệnh) gồm 15 năng lực sau: 1.01. Khai thác tình hình bệnh tật của người bệnh và cộng đồng, lập hồ sơ bệnh án ĐD người bệnh và cộng đồng;
  7. 5 1.02. Đưa ra các quyết định chăm sóc ĐD phù hợp đối với người bệnh và cộng đồng; 1.03. Xác định các hoạt động chăm sóc ĐD ưu tiên cho người bệnh và cộng đồng; 1.04. Xây dựng kế hoạch chăm sóc và can thiệp ĐD phù hợp đối với từng người bệnh và cộng đồng; 1.05. Lựa chọn các hoạt động ĐD tạo sự an toàn, thoải mái cho người bệnh và cộng đồng; 1.06. Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc ĐD người bệnh và cộng đồng đúng theo các quy trình; 1.07. Sử dụng thuốc bảo đảm an toàn, hiệu quả; 1.08. Thực hiện đúng các quy trình chăm sóc, theo dõi người bệnh liên tục; 1.09. Thực hiện tốt các quy trình sơ cấp cứu và xử lý tình huống cấp cứu; 1.10. Tạo lập mối quan hệ tốt với người bệnh, gia đình người bệnh và đồng nghiệp; 1.11. Hành vi giao tiếp tốt với người bệnh và gia đình người bệnh; 1.12. Ứng dụng công nghệ thông tin để liên lạc với người bệnh và gia đình người bệnh để thực hiện các biện pháp chăm sóc người bệnh liên tục; 1.13. Cung cấp thông tin cần thiết, hiệu quả và phù hợp cho người bệnh và gia đình người bệnh về tình hình sức khoẻ người bệnh; cho cộng đồng về tình hình sức khoẻ cộng đồng; 1.14. Xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng; 1.15. Phối hợp hiệu quả với các thành viên trong nhóm chăm sóc (bác sỹ, ĐD viên, các nhân viên chăm sóc người bệnh và cộng đồng. (2) Nhóm năng lực Quản lý và phát triển nghề nghiệp chuyên môn gồm 10 năng lực sau: 2.01. Tổ chức quản lý, ghi chép và sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định; 2.02. Tổ chức quản lý hoạt động chăm sóc người bệnh (trong bệnh phòng và khoa phòng) và cộng đồng theo kế hoạch chăm sóc và quy định cả về kiểm soát nhiễm khuẩn và vệ sinh phòng bệnh; 2.03. Tổ chức quản lý, vận hành và sử dụng các trang thiết bị y tế của đơn vị có hiệu quả; 2.04. Sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài chính) hợp lý để chăm sóc người bệnh hiệu quả;
  8. 6 2.05. Thiết lập môi trường làm việc an toàn và hiệu quả; 2.06. Xây dựng quy trình chăm sóc chất lượng và quản lý nguy cơ trong phạm vi đơn vị công tác; 2.07. Thực hiện các nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng; 2.08. Duy trì và phát triển năng lực cho bản thân và đồng nghiệp; 2.09. Sử dụng và phát triển ngoại ngữ chuyên ngành điều dưỡng; 2.10. Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức, quản lý và chăm sóc người bệnh và cộng đồng. (3) Nhóm năng lực Hành nghề - xây dựng chính sách pháp luật và đạo đức nghề nghiệp gồm 3 năng lực sau: 3.01. Hành nghề theo các quy định của pháp luật; 3.02. Hành nghề theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp; 3.03. Kỹ năng xây dựng chính sách trong lĩnh vực ĐD. (4) Nhóm năng lực giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học gồm 10 năng lực sau: 4.01. Am hiểu về các nguyên lý, quy trình và các mô hình giáo dục để thiết kế chương trình đào tạo và giá trị của giáo dục người lớn; 4.02. Thiết kế, thực hiện, giám sát và quản lý chương trình đào tạo dựa trên các mô hình giáo dục đúng đắn, các nguyên tắc và bằng chứng tốt nhất; 4.03. Thúc đẩy làm việc nhóm và tăng cường hợp tác giữa các nhà giáo dục sức khoẻ và thực hành lâm sàng; 4.04. Phát triển chính sách giáo dục ĐD, quy trình ĐD và đưa các quyết định ĐD; 4.05. Quản lý và đánh giá chương trình đào tạo ĐD và khả năng học tập của sinh viên; 4.06. Kỹ năng về lãnh đạo, quản lý hệ thống để định hướng chương trình đào tạo ĐD trong tương lai; 4.07. Xác định vấn đề ưu tiên nghiên cứu trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Thiết lập kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; Xây dựng công cụ thu thập thông tin; Thu thập số liệu đảm bảo chính xác và tin cậy; 4.08. Xây dựng kế hoạch triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức thực hiện nghiên cứu, và viết báo cáo đề tài nghiên cứu, trình bày kết quả nghiên cứu; 4.09. Áp dụng các kết quả nghiên cứu mới vào quá trình thực hành chuyên môn.
  9. 7 4.10. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dựa trên bằng chứng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2018 đến năm 2021 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính. 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 2.2.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu định tính - Chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích, phỏng vấn sâu 7 người và phát vấn 21 phiếu các cán bộ phụ trách điều dưỡng tại cơ quan quản lý Bộ Y tế, Sở Y tế, Hội Điều dưỡng, cán bộ quản lý ĐD tại Bệnh viện, Lãnh đạo và giảng viên trường đào tạo ĐD trình độ CĐ, ĐH. 2.2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu định lượng - Áp dụng theo công thức ước lượng một tỉ lệ trong quần thể, với một độ chính xác tương đối. 2 𝑝(1−𝑝) 2 1−𝑝 𝑛 = 𝑧(1− 𝛼) 𝑥 2 2 = 𝑧(1− 𝛼) 𝑥 2 2 𝜀 𝑝 2 𝜀 𝑝  n là cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.  Z 1- /2 = 1,96 là hệ số tin cậy 95% với mức ý nghĩa α = 0,05  p: ước tính tỉ lệ ĐD trình độ thạc sĩ hài lòng với công việc hiện tại (theo Hà Lâm Chi và cs. = 52,9%) xấp xỉ 53%, với p = 0,539.  Ɛ: Ước lượng sai số tương đối mong muốn giữa tham số mẫu và tham số quần thể, Ɛ = 0,12 Tính được n=237, tiến hành nghiên cứu trên 240 người. * Chọn các thạc sĩ ĐD trả lời câu hỏi: - Chọn người đã tốt nghiệp CTĐT ngành ĐD trình độ thạc sĩ đang công tác các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý tại Việt Nam tính đến thời gian kết thúc khảo sát (tháng 11/2021). 2.3. Sai số và biện pháp khống chế sai số Do không có sự tương tác trực tiếp nên người trả lời khảo sát có thể trả lời vội vàng nhanh chóng hoặc gõ sai nên bộ câu hỏi được thiết kế theo dạng câu hỏi đóng, có câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi chấm điểm theo thang điểm đo Likert. 2.4. Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 và excel. 2.5. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu đã được sự đồng ý của Khoa Chỉ huy tham mưu quân y, Phòng Sau đại học và các cơ sở tiến hành nghiên cứu. Các thông tin nghiên cứu phục vụ cho mục đích nghiên cứu và dùng làm khuyến cáo nâng cao năng lực của người ĐD trình độ thạc sĩ.
  10. 8 2.6. Hạn chế của nghiên cứu Do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên thu thập thông tin và chấp thuận tham gia nghiên cứu của các đối tượng nghiên cứu bị hạn chế. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay 3.1.1. Thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020 Biểu đồ 3.1. Số lượng thạc sĩ điều dưỡng tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục đại học Bảng 3.1. Giới tính và tuổi tốt nghiệp* của thạc sĩ điều dưỡng theo từng cơ sở đào tạo Cơ sở đào tạo (n=604) Trường ĐH Y Trường ĐH Trường ĐH Trường ĐH Chỉ số Dược TpHCM ĐD Nam Định Y Hà Nội Thăng Long Chung n= 226 % n= 192 % n= 82 % n= 104 % n=604 % Giới tính Nam 36 15,9 42 21,9 15 18,3 24 23,1 117 19,4 Nữ 190 84,1 150 78,1 67 81,7 80 76,9 487 80,6 p
  11. 9 3.1.2. Nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2025 và 2030 3.1.2.1 Vị trí công tác và nhu cầu số lượng thạc sĩ điều dưỡng cần có Bảng 3.3. Nhận định của cán bộ quản lý (đại diện đơn vị sử dụng) về vị trí công tác của thạc sĩ điều dưỡng ĐD BV Giảng Người Vị trí công việc cần có trình độ viên quản lý Chung thạc sĩ điều dưỡng thạc sĩ ĐD hoạt động (n=28) (n=9) (n=12) ĐD (n=7) Cán bộ giảng dạy tại CSGD 9 12 7 28 Người quản lý hoạt động điều dưỡng tại bệnh viện (điều dưỡng trưởng tại 8 12 7 27 BV và khoa phòng điều trị) Cán bộ quản lý chuyên môn điều dưỡng tại cơ quan quản lý nhà nước 9 12 7 28 cấp tỉnh, trung ương Bảng 3.4. Thực trạng và nhu cầu đội ngũ giảng viên thạc sĩ điều dưỡng tại các cơ sở giáo dục đang đào tạo trình độ cao đẳng và đại học ngành điều dưỡng năm 2020 Số lượng GV trình độ thạc sĩ CSGD đào tạo ngành ĐD Số lượng ngành ĐD năm CSGD Nhu cầu Thực Nhu cầu cần 2020 cần có* tế bổ sung* Trường cao đẳng ≈ 83 332 ≈200 132 Trường đại học 46 460 260 200 Dựa theo dân số và chỉ tiêu chính sách về số người ĐD/ vạn dân năm 2025 (25 người), chúng tôi ước tính được cần khoảng 2000 thạc sĩ ĐD giữ vai trò giáo viên/ giảng viên ĐD. 3.1.2.1 Nhu cầu năng lực cốt lõi thạc sĩ điều dưỡng cần có Bảng 3.5. Ý kiến tham vấn từ các giảng viên, ĐD bệnh viện và cán bộ quản lý điều dưỡng tại các bệnh viện về các nhóm năng lực cần đưa vào giảng dạy trong CTĐT thạc sĩ ĐD (n=21) Người quản lý Giảng Người quản Nhóm năng lực cần có và xây dựng viên lý hoạt Chung của thạc sĩ ĐD chính sách ĐD động ĐD (n=21) (n=7) (n=9) (n=5) Nhóm năng lực 1: 7 9 5 21 Nhóm năng lực 2: 7 9 5 21 Nhóm năng lực 3: 6 8 4 18 Nhóm năng lực 4: 7 9 5 21
  12. 10 Bảng 3.6. Mức độ ưu tiên trong CTĐT thạc sĩ điều dưỡng của từng nhóm năng lực theo ý kiến tham vấn từ các giảng viên, ĐD bệnh viện và cán bộ quản lý điều dưỡng tại các bệnh viện (n=21) NHÓM NĂNG LỰC Mức độ ưu tiên Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Ưu tiên 4 Nhóm năng lực 1: 7 4 5 5 Nhóm năng lực 2: 7 9 5 0 Nhóm năng lực 3: 0 2 7 12 Nhóm năng lực 4: 7 6 4 4 3.2. Các nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng theo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. 3.2.1. Đặc điểm của thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp Bảng 3.9. Vị trí công việc và nhiệm vụ chính của thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp (n=240) Đặc điểm Chung n (%) Trong Trường ĐH 99 (41,3%) Nơi làm CSGD Trường CĐ và trung cấp 72 (30,0%) việc hiện Ngoài Bệnh viện tuyến trung ương 49 (20,4%) tại CSGD Bệnh viện cấp tỉnh, huyện và tư nhân 19 (7,9%) Hiệp hội ĐD 1 (0,4%) Nhiệm Giảng dạy/ đào tạo 191 (80%) vụ công Quản lý/ Điều hành 71 (30%) việc ĐD 66 (27,5%) chính ĐD chuyên sâu 26 (10,8%) 3.2.2. Thực trạng mức độ được đào tạo một số nhóm năng lực của thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp 3.2.2.1. Đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ được giảng dạy các năng lực theo các nhóm năng lực khảo sát
  13. 11 Bảng 3.10. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ giảng dạy các năng lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 1 chung và theo vị trí công tác (n=240) Điểm trung bình và độ lệch chuẩn NHÓM NĂNG ̅ (𝑿 ± SD) LỰC 1 Chung Ngoài CSGD Trong CSGD p (n=240) (n=69) (n=171) Năng lực 1.01 3,99 ± 0,79 4,00 ± 0,82 3,99 ± 0,78 0,917 Năng lực 1.02 4,16 ± 0,73 4,13 ± 0,76 4,12 ± 0,71 0,666 Năng lực 1.03 4,12 ± 0,77 4,13 ± 0,80 4,12 ± 0,76 0,903 Năng lực 1.04 4,15 ± 0,74 4,09 ± 0,84 4,17 ± 0,70 0,437 Năng lực 1.05 4,07 ± 0,77 4,09 ± 0,90 4,06 ± 0,72 0,797 Năng lực 1.06 4,01 ± 0,87 4,01 ± 0,95 4,01 ± 0,84 0,982 Năng lực 1.07 3,99 ± 0,92 4,07 ± 1,03 3,97 ± 0,87 0,414 Năng lực 1.08 4,05 ± 0,83 4,14 ± 0,86 4,02 ± 0,82 0,285 Năng lực 1.09 3,81 ± 0,96 3,93 ± 1,01 3,77 ± 0,94 0,242 Năng lực 1.10 4,05 ± 0,89 4,09 ± 0,94 4,03 ± 0,88 0,653 Năng lực 1.11 4,09 ± 0,83 4,09 ± 0,89 4,09 ± 0,81 0,995 Năng lực 1.12 3,68 ± 1,05 3,64 ± 1,12 3,69 ± 1,02 0,727 Năng lực 1.13 4,02 ± 0,85 4,06 ± 0,80 4,00 ± 0,87 0,635 Năng lực 1.14 4,17 ± 0,81 4,25 ± 0,79 4,14 ± 0,81 0,332 Năng lực 1.15 4,08 ± 0,85 4,17 ± 0,79 4,04 ± 0,88 0,275 Bảng 3.11. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ giảng dạy các năng lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 2 chung và theo vị trí công tác (n=240) Điểm trung bình và độ lệch chuẩn NHÓM NĂNG ̅ (𝑿 ± SD) LỰC 2 Chung Ngoài CSGD Trong CSGD p (n=240) (n=69) (n=171) Năng lực 2.01 3,69 ± 1,03 3,75 ± 1,07 3,67 ± 1,02 0,558 Năng lực 2.02 3,95 ± 0,92 3,97 ± 0,86 3,94 ± 0,95 0,706 Năng lực 2.03 3,55 ± 1,08 3,51 ± 1,18 3,58 ± 1,04 0,643 Năng lực 2.04 3,90 ± 0,98 4,04 ± 0,95 3,84 ± 0,99 0,152 Năng lực 2.05 4,02 ± 0,96 4,07 ± 0,88 4,00 ± 1,00 0,600 Năng lực 2.06 3,89 ± 0,96 4,01 ± 0,93 3,85 ± 0,97 0,227 Năng lực 2.07 4,46 ± 0,66 4,57 ± 0,63 4,42 ± 0,67 0,129 Năng lực 2.08 4,00 ± 0,86 4,09 ± 0,82 3,98 ± 0,87 0,368 Năng lực 2.09 3,99 ± 0,85 3,94 ± 0,92 4,02 ± 0,82 0,535 Năng lực 2.10 3,82 ± 0,94 3,78 ± 1,02 3,84 ± 0,92 0,693
  14. 12 Bảng 3.12. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ giảng dạy các năng lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 3 chung và theo vị trí công tác (n=240) Điểm trung bình và độ lệch chuẩn NHÓM NĂNG ̅ (𝑿 ± SD) LỰC 3 Chung Ngoài CSGD Trong CSGD p (n=240) (n=69) (n=171) Năng lực 3.01 3,97 ± 0,87 3,89 ± 0,97 4,01 ± 0,83 0,366 Năng lực 3.02 4,15 ± 0,88 4,17 ± 0,91 4,14 ± 0,88 0,792 Năng lực 3.03 3,77 ± 1,02 3,81 ± 0,99 3,75 ± 1,05 0,697 Bảng 3.13. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ giảng dạy các năng lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 4 chung và theo vị trí công tác (n=240) Điểm trung bình và độ lệch chuẩn NHÓM NĂNG ̅ (𝑿 ± SD) LỰC 4 Chung Ngoài CSGD Trong CSGD p (n=240) (n=69) (n=171) Năng lực 4.01 3,92 ± 0,98 4,00 ± 0,99 3,90 ± 0,98 0,478 Năng lực 4.02 3,84 ± 0,96 3,93 ± 0,99 3,81 ± 0,96 0,407 Năng lực 4.03 4,12 ± 0,80 4,16 ± 0,83 4,12 ± 0,79 0,712 Năng lực 4.04 4,02 ± 0,85 4,10 ± 0,77 4,00 ± 0,88 0,407 Năng lực 4.05 3,87 ± 0,99 3,96 ± 0,99 3,83 ± 0,99 0,374 Năng lực 4.06 3,90 ± 0,95 4,03 ± 0,87 3,85 ± 0,98 0,182 Năng lực 4.07 4,21 ± 0,79 4,26 ± 0,78 4,19 ± 0,79 0,582 Năng lực 4.08 4,31 ± 0,72 4,29 ± 0,77 4,32 ± 0,70 0,757 Năng lực 4.09 4,07 ± 0,84 4,17 ± 0,80 4,04 ± 0,85 0,247 Năng lực 4.10 4,04 ± 0,81 4,12 ± 0,81 4,01 ± 0,81 0,369 Bảng 3.14. Đánh giá về mức độ giảng dạy các nhóm năng lực của thạc sĩ điều dưỡng theo vị trí công tác (n=240) Điểm đánh giá trung bình Tỷ lệ ̅ Chung 2 NHÓM (𝑿 ± SD) mức nhóm NĂNG LỰC Ngoài CSDG Trong CSGD độ đạt p (n = 240) (n = 69) (n=171) (%) Nhóm năng lực 1 4,06 ± 0,70 4,02 ± 0,66 0,660 78,6 4,03 ± 0,67 Nhóm năng lực 2 3,98 ± 0,73 3,91 ± 0,74 0,547 74,7 3,93 ± 0,73 Nhóm năng lực 3 3,96 ± 0,85 3,97 ± 0,81 0,949 76,9 3,97 ± 0,82 Nhóm năng lực 4 4,10 ± 0,68 4,01 ± 0,72 0,356 78,7 4,03 ± 0,71
  15. 13 3.2.3. Đánh giá mức độ thành thạo các nhóm năng lực cốt lõi chuẩn đầu ra chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng 3.2.3.1. Điểm trung bình và tỷ lệ đánh giá mức đạt về mức độ thành thạo của các năng lực chi tiết các nhóm năng lực nghiên cứu Bảng 3.115. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ thành thạo các năng lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 1 chung và theo vị trí công việc (n=240) Điểm trung bình và độ lệch chuẩn NHÓM NĂNG ̅ (𝑿 ± SD) LỰC 1 Chung Ngoài CSGD Trong CSGD p (n=240) (n=69) (n=171) Năng lực 1.01 3,97 ± 0,69 4,01 ± 0,72 3,95 ± 0,69 0,540 Năng lực 1.02 4,05± 0,69 4,10 ± 0,64 4,03 ± 0,72 0,506 Năng lực 1.03 4,09 ± 0,66 4,15 ± 0,62 4,06 ± 0,68 0,395 Năng lực 1.04 4,10 ± 0,66 4,09 ± 0,70 4,11 ± 0,65 0,798 Năng lực 1.05 4,00 ± 0,66 3,94 ± 0,68 4,02 ± 0,65 0,393 Năng lực 1.06 4,10 ± 0,68 4,16 ± 0,70 4,08 ± 0,68 0,393 Năng lực 1.07 4,06 ± 0,75 4,29 ± 0,71 3,97 ± 0,75 0,003* Năng lực 1.08 4,09 ± 0,66 4,26 ± 0,63 4,02 ± 0,67 0,011* Năng lực 1.09 3,93 ± 0,75 4,20 ± 0,68 3,82 ± 0,76
  16. 14 Bảng 3.16. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ thành thạo các năng lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 2 chung và vị trí công việc (n=240) Điểm trung bình và độ lệch chuẩn NHÓM NĂNG ̅ (𝑿 ± SD) LỰC 2 Chung Ngoài CSGD Trong CSGD p (n=240) (n=69) (n=171) Năng lực 2.01 3,93 ± 0,76 4,20 ± 0,67 3,83 ± 0,77 0,001* Năng lực 2.02 3,95 ± 0,75 4,15 ± 0,62 3,88 ± 0,78 0,012* Năng lực 2.03 3,80 ± 0,80 4,01 ± 0,72 3,72 ± 0,82 0,010* Năng lực 2.04 3,89 ± 0,75 4,12 ± 0,69 3,81 ± 0,76 0,004* Năng lực 2.05 4,02 ± 0,69 4,04 ± 0,62 4,02 ± 0,72 0,839 Năng lực 2.06 3,89 ± 0,76 3,97 ± 0,77 3,87 ± 0,76 0,332 Năng lực 2.07 4,02 ± 0,96 4,03 ± 0,71 4,02 ± 0,69 0,955 Năng lực 2.08 3,99 ± 0,63 4,01 ± 0,65 3,98 ± 0,62 0,724 Năng lực 2.09 3,64 ± 0,81 3,62 ± 0,77 3,66 ± 0,82 0,784 Năng lực 2.10 3,82 ± 0,73 3,86 ± 0,73 3,81 ± 0,74 0,648 Bảng 3.17. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ thành thạo các năng lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 3 chung và vị trí công việc (n=240) Điểm trung bình và độ lệch chuẩn NHÓM NĂNG ̅ (𝑿 ± SD) LỰC 3 Chung Ngoài CSGD Trong CSGD p (n=240) (n=69) (n=171) Năng lực 3.01 4,05 ± 0,67 4,21 ± 0,69 4,0 ± 0,67 0,339 Năng lực 3.02 4,21 ± 0,67 4,32 ± 0,67 4,17 ± 0,67 0,136 Năng lực 3.03 3,65 ± 0,87 3,77 ± 0,80 3,61 ± 0,89 0,216
  17. 15 Bảng 3.18. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ thành thạo các năng lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 4 chung và vị trí công việc (n=240) Điểm trung bình và độ lệch chuẩn NHÓM NĂNG ̅ (𝑿 ± SD) LỰC 4 Chung Ngoài CSGD Trong CSGD p (n=240) (n=69) (n=171) Năng lực 4.01 3,79 ± 0,84 3,79 ± 0,81 3,79 ± 0,86 0,950 Năng lực 4.02 3,79 ± 0,76 3,84 ± 0,72 3,77 ± 0,78 0,530 Năng lực 4.03 3,99 ± 0,68 3,99 ± 0,69 4,00 ± 0,68 0,882 Năng lực 4.04 3,84 ± 0,70 3,87 ± 0,71 3,83 ± 0,80 0,697 Năng lực 4.05 3,86 ± 0,76 3,79± 0,79 3,89 ± 0,73 0,368 Năng lực 4.06 3,76 ± 0,79 3,79 ± 0,76 3,75 ± 0,65 0,668 Năng lực 4.07 3,91 ± 0,72 3,91 ± 0,68 3,92 ± 0,74 0,961 Năng lực 4.08 4,05 ± 0,65 3,97 ± 0,67 4,08 ± 0,65 0,336 Năng lực 4.09 3,87 ± 0,75 3,94 ± 0,74 3,85 ± 0,74 0,409 Năng lực 4.10 3,80 ± 0,74 3,87 ± 0,80 3,78 ± 0,72 0,387 Bảng 3.19. Điểm đánh giá về mức độ thành thạo các nhóm năng lực của thạc sĩ điều dưỡng theo vị trí công tác (n=240) Điểm TB và độ lệch chuẩn ̅ (X ± SD) Tỷ lệ Chung 2 NHÓM NĂNG LỰC Ngoài Trong mức độ nhóm CSDG CSGD p đạt % (n = 240) (n = 69) (n=171) Nhóm năng lực 1: 4,15 ± 0,50 4,03 ± 0,54 0,096 81,8 4,06 ± 0,53 Nhóm năng lực 2: 4,00 ± 0,53 3,86 ± 0,57 0,075 74,3 3,90 ± 0,56 Nhóm năng lực 3: 4,07 ± 0,60 3,94 ± 0,62 0,140 77,2 3,98 ± 0,62 Nhóm năng lực 4: 3,88 ± 0,57 3,87 ± 0,61 0,874 72,8 3,87 ± 0,60 3.2.3.2. Độ tương quan giữa mức độ được giảng dạy và mức độ thành thạo của các năng lực chi tiết các nhóm năng lực nghiên cứu Bảng 3.20. Hệ số tương quan (R) và hệ số xác định (R2) mức độ thành thạo và mức độ giảng dạy của từng nhóm năng lực (n=240) Hệ số tương quan Hệ số xác định NHÓM NĂNG LỰC p (R) (R2) Nhóm năng lực 1: 0,73 0,53
  18. 16 3.2.4. Đánh giá mức độ cần thiết đưa vào chương trình giảng dạy thạc sĩ điều dưỡng với từng nhóm năng lực nghiên cứu Bảng 3.21. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ cần thiết các năng lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 1 (n=240) ̅ ± SD 𝑿 Tỷ lệ NHÓM Chung 2 Ngoài Trong mức NĂNG LỰC nhóm độ đạt CITC 1 CSGD CSGD p (n=240) (n=69) (n=171) (%) Năng lực 1.01 4,48 ± 0,72 4,48 ±0,75 0,99 4,48 ±0,74 91,7 0,63 Năng lực 1.02 4,64 ±0,59 4,51 ±0,72 0,19 4,55 ±0,69 92,1 0,71 Năng lực 1.03 4,58 ±0,69 4,49 ±0,66 0,36 4,52 ±0,67 91,7 0,79 Năng lực 1.04 4,58 ±0,67 4,49 ±0,65 0,34 4,52 ±0,65 92,9 0,80 Năng lực 1.05 4,51 ±0,68 4,47 ±0,62 0,71 4,48 ±0,63 93,3 0,76 Năng lực 1.06 4,45 ±0,72 4,29 ±0,82 0,17 4,34 ±0,79 87,1 0,73 Năng lực 1.07 4,65 ±0,64 4,47 ±0,72 0,08 4,52 ±0,70 90,8 0,79 Năng lực 1.08 4,55 ±0,69 4,43 ±0,74 0,24 4,46 ±0,73 91,7 0,79 Năng lực 1.09 4,54 ±0,68 4,46 ±0,67 0,40 4,48 ±0,67 92,5 0,79 Năng lực 1.10 4,59 ±0,60 4,46 ±0,76 0,18 4,49 ±0,72 90,4 0,82 Năng lực 1.11 4,59 ±0,63 4,50 ±0,66 0,36 4,53 ±0,65 92,1 0,82 Năng lực 1.12 4,41 ±0,88 4,40 ±0,73 0,98 4,40 ±0,78 89,6 0,67 Năng lực 1.13 4,46 ±0,74 4,42 ±0,66 0,66 4,43 ±0,68 91,7 0,79 Năng lực 1.14 4,51 ±0,69 4,43 ±0,69 0,45 4,45 ±0,69 91,3 0,79 Năng lực 1.15 4,49 ±0,69 4,52 ±0,64 0,77 4,51 ±0,65 92,9 0,79 Chung nhóm NL 4,55 ±0,55 4,46 ±0,56 0,18 4,48 ±0,56 91,4 CA - hệ số Cronbach’s alpha = 0,96 Bảng 3.22. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ cần thiết ác năng lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 2 (n=240) NHÓM ̅ ± SD 𝑿 Chung 2 Tỷ lệ NĂNG LỰC Ngoài CSGD Trong CSGD nhóm mức độ CITC p 2 (n=69) (n=171) (n=240) đạt (%) Năng lực 2.01 4,35 ±0,76 4,30 ±0,79 0,69 4,32 ±0,79 88,3 0,69 Năng lực 2.02 4,51 ±0,66 4,42 ±0,68 0,37 4,45 ±0,67 92,9 0,71 Năng lực 2.03 4,45 ±0,72 4,24 ±0,84 0,07 4,30 ±0,81 86,3 0,72 Năng lực 2.04 4,51 ±0,72 4,25 ±0,81 0,02* 4,32 ±0,79 87,9 0,69 Năng lực 2.05 4,46 ±0,68 4,46 ±0,65 0,94 4,46 ±0,66 91,7 0,82 Năng lực 2.06 4,51 ±0,61 4,36 ±0,71 0,12 4,40 ±0,68 89,6 0,78 Năng lực 2.07 4,67 ±0,59 4,67 ±0,55 0,94 4,67 ±0,56 95,4 0,59 Năng lực 2.08 4,52 ±0,66 4,49 ±0,65 0,69 4,49 ±0,65 92,5 0,67 Năng lực 2.09 4,58 ±0,63 4,61 ±0,61 0,69 4,60 ±0,61 94,2 0,57 Năng lực 2.10 4,52 ±0,58 4,45 ±0,66 0,44 4,47 ±0,64 92,9 0,69 Chung nhóm NL 4,51 ±0,48 4,42 ±0,54 0,17 4,45 ±0,52 91,2 CA - hệ số Cronbach’s alpha = 0,92
  19. 17 Bảng 3.23. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ cần thiết các năng lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 3 (n=240) ̅ ± SD 𝑿 Chung 2 Tỷ lệ NHÓM NĂNG CITC Ngoài CSGD Trong CSGD p nhóm mức độ LỰC 3 (n=69) (n=171) (ANOVA) (n=240) đạt (%) Năng lực 3.01 4,57 ±0,65 4,46 ±0,71 0,27 4,49 ±0,69 91,3 0,81 Năng lực 3.02 4,55 ±0,69 4,49 ±0,72 0,52 4,50 ±0,71 90,0 0,78 Năng lực 3.03 4,42 ±0,72 4,35 ±0,73 0,47 4,36 ±0,73 87,9 0,68 Chung nhóm NL 4,52 ±0,60 4,43 ±0,65 0,27 4,45 ±0,63 89,7 CA - hệ số Cronbach’s alpha = 0,87 Bảng 3.24. Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ cần thiết các năng lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 4 (n=240) ̅ ± SD 𝑿 Tỷ lệ NHÓM Chung 2 mức NĂNG LỰC Ngoài CSGD Trong CSGD p nhóm CITC độ đạt 4 (n=69) (n=171) (ANOVA) (n=240) (%) Năng lực 4.01 4,49 ±0,72 4,43 ±0,67 0,51 4,45 ±0,68 91,7 0,71 Năng lực 4.02 4,43 ±0,65 4,36 ±0,64 0,42 4,38 ±0,64 92,1 0,75 Năng lực 4.03 4,53 ±0,65 4,51 ±0,62 0,72 4,52 ±0,63 93,8 0,78 Năng lực 4.04 4,57 ±0,58 4,49 ±0,59 0,43 4,51 ±0,59 95,8 0,77 Năng lực 4.05 4,55 ±0,56 4,44 ±0,66 0,22 4,47 ±0,63 93,3 0,75 Năng lực 4.06 4,49 ±0,63 4,47 ±0,61 0,78 4,46 ±0,61 93,8 0,77 Năng lực 4.07 4,61 ±0,59 4,58 ±0,60 0,71 4,58 ±0,60 95,0 0,77 Năng lực 4.08 4,61 ±0,60 4,64 ±0,56 0,67 4,63 ±0,57 95,4 0,74 Năng lực 4.09 4,55 ±0,65 4,56 ±0,62 0,87 4,56 ±0,63 92,5 0,75 Năng lực 4.10 4,52 ±0,63 4,47 ±0,66 0,63 4,48 ±0,65 92,1 0,78 Chung nhóm NL 4,54 ±0,51 4,49 ±5,03 0,72 4,51 ±0,51 93,5 CA - hệ số Cronbach’s alpha = 0,94 Bảng 3.25. Điểm đánh giá trung bình chung và tỉ lệ đạt mức độ cần thiết từng nhóm năng lực chung và theo vị trí công việc của thạc sĩ điều dưỡng (n=240) ̅ ± SD 𝑿 Chung 2 Tỷ lệ mức NHÓM NĂNG LỰC Ngoài CSDG Trong CSGD nhóm độ đạt p (n = 240) (%) (n = 69) (n=171) Nhóm năng lực 1: 4,55 ±0,55 4,46 ±0,56 0,317 4,48 ±0,56 91,4 Nhóm năng lực 2: 4,51 ±0,48 4,42 ±0,54 0,268 4,45 ±0,52 91,2 Nhóm năng lực 3: 4,52 ±0,60 4,43 ±0,65 0,358 4,45 ±0,63 89,7 Nhóm năng lực 4: 4,54 ±0,51 4,49 ±0,50 0,560 4,51 ±0,50 93,5
  20. 18 3.2.5. Xác định mức độ ưu tiên của 4 nhóm năng lực nghiên cứu trong chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng Nhóm NL4 Nhóm NL1 36% 32% Nhóm NL3 Nhóm NL2 11% 21% Biểu đồ 3.1. Mức độ ưu tiên nhất (thứ 1) của 4 nhóm năng lực trong CTĐT thạc sĩ điều dưỡng (n=240) Bảng 3.26. Điểm trung bình mức độ ưu tiên và độ lệch của các nhóm năng lực nghiên cứu phân theo vị trí công việc của thạc sĩ điều dưỡng (n=240) Điểm mức độ ưu Chung 2 Ngoài Trong p tiên theo các nhóm CSDG CSGD (trong-ngoài nhóm năng lực (n = 240) (n = 69) (n=171) CSGD) Nhóm năng lực 1: 3,69 ± 1,28 3,72 ± 1,26 3,68 ± 1,29 0,396 Nhóm năng lực 2: 3,60 ± 1,15 3,52 ± 1,27 3,63 ± 1,10 0,110 Nhóm năng lực 3: 3,09 ± 1,07 3,14 ± 1,19 3,06 ± 1,01 0,019* Nhóm năng lực 4: 3,67 ± 1,38 3,26 ± 1,31 3,83 ± 1,37 0,373 * Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (ANOVA) CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay 4.1.1. Thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020 Đến 12/2020, đã có 4 CSGD ĐH được Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện CTĐT thạc sĩ ĐD có 604 học viên tốt nghiệp, trong đó trường ĐH Y Dược TP. HCM là 226 học viên (37,0%), trường ĐH ĐD Nam Định 192 học viên (34%), trường ĐH Thăng Long 104 học viên (17%) và thấp nhất là trường ĐH Y Hà Nội 82 học viên (14%). 4.1.2. Nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng 4.1.2.1. Vị trí công tác và nhu cầu số lượng thạc sĩ điều dưỡng cần có Theo nghiên cứu thì "nguồn nhân lực thạc sĩ điều dưỡng không chỉ cần trong các CSGD đào tạo ngành ĐD mà còn cần cả ở khối các BV, cơ quan quản lý điều hành chuyên môn ĐD". Với số lượng 83 CSGD đào tạo ĐD trình độ CĐ và 46 CSGD đào tạo trình độ ĐH thì nhu cầu số lượng thạc sĩ thực hiện các CTĐT này khoảng 800 giảng viên giảng dạy trình độ đại học. Theo số thực tế báo cáo đơn vị để xác định mức duy trì ngành đào tạo trình độ đại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2