BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br />
<br />
LÊ ĐỖ TRÍ<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN KAOLIN<br />
VÙNG BẮC BỘ VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG<br />
Ngành: Kỹ thuật địa chất<br />
Mã số: 62.52.05.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA CHẤT<br />
<br />
Hà Nội - Năm 2016<br />
<br />
Công trình này đƣợc hoàn thành tại: Bộ môn Tìm kiếm – Thăm dò<br />
Khoa Địa chất, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS Nguyễn Văn Lâm<br />
2. TS. Trần Ngọc Thái<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS Đỗ Đình Toát<br />
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Phương<br />
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Văn Phổ<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp trường họp vào hồi<br />
…..giờ, ngày….. tháng……năm 2016 tại Trường Địa học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết<br />
Kaolin là loại khoáng chất công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh<br />
vực. Chúng được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất gốm sứ, gạch chịu lửa, xi măng;<br />
làm chất độn trong sản xuất giấy, sơn, phân bón, cao su, chất dẻo v.v. Có nhiều công<br />
trình nghiên cứu liên quan đến kaolin, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu<br />
chuyên sâu về đánh giá tiềm năng tài nguyên kaolin và tài nguyên các hạng kaolin<br />
công nghiệp ở trạng thái nguyên khai với nguồn gốc thành tạo khác nhau làm cơ sở đề<br />
xuất định hướng sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng kết hợp với bảo vệ môi<br />
trường.<br />
Đề tài “Đánh giá tiềm năng khoáng sản kaolin vùng Bắc Bộ Việt Nam và<br />
định hướng sử dụng” được đặt ra nhằm giải quyết những yêu cầu cấp bách do thực<br />
tiễn đòi hỏi.<br />
2. Mục tiêu của luận án<br />
- Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, thành phần vật chất và mối quan<br />
hệ giữa các hạng kaolin công nghiệp ở trạng thái nguyên khai với các kiểu nguồn gốc<br />
thành tạo kaolin ở Bắc Bộ Việt Nam.<br />
- Đánh giá tiềm năng tài nguyên và tài nguyên các hạng kaolin công nghiệp ở<br />
trạng thái nguyên khai, từ đó đề xuất định hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài<br />
nguyên kaolin trong vùng nghiên cứu.<br />
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
- Nghiên cứu làm rõ mối quan hệ của khoáng sản kaolin với các thành tạo địa<br />
chất và đặc điểm phân bố kaolin trong vùng Bắc Bộ Việt Nam.<br />
- Nghiên cứu làm sáng tỏ thành phần vật chất, tính chất kỹ thuật và công nghệ<br />
của kaolin làm cơ sở dự báo tài nguyên kaolin và tài nguyên các hạng kaolin công<br />
nghiệp ở trạng thái nguyên khai.<br />
- Đánh giá tài nguyên kaolin và tài nguyên các hạng kaolin công nghiệp ở trạng<br />
thái nguyên khai trên cơ sở sử dụng tổng hợp các nguồn dữ liệu địa chất - khoáng sản<br />
và kết quả tìm kiếm, thăm dò.<br />
- Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên kaolin trong phát triển kinh tế - xã hội,<br />
đặc biệt trong chiến lược phát triển công nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng đến năm<br />
2020, định hướng đến năm 2030.<br />
- Nghiên cứu phân vùng sử dụng kaolin bảo đảm nguyên tắc sử dụng hiệu quả,<br />
tiết kiệm, kết hợp với bảo vệ môi trường.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Là các mỏ, điểm khoáng sản kaolin trong vùng Bắc Bộ Việt Nam (phần đất liền)<br />
được giới hạn từ biên giới Việt - Trung, Việt - Lào đến hết địa phận tỉnh Ninh Bình.<br />
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu chính<br />
- Phương pháp tiệm cận có hệ thống kết hợp với phương pháp nghiên cứu địa<br />
<br />
2<br />
chất truyền thống.<br />
- Phương pháp nghiên cứu thành phần vật chất.<br />
- Phương pháp mô hình hóa.<br />
- Phương pháp đối sánh kết hợp với ý kiến chuyên gia.<br />
6. Những điểm mới của luận án<br />
6.1. Góp phần làm rõ hơn về đặc điểm phân bố và cấu trúc của các kiểu vỏ<br />
phong hóa (VPH) chứa kaolin vùng Bắc Bộ Việt Nam; xác định sự có mặt của<br />
khoáng vật haloysit trong trong pegmatit phong hóa mạnh và trung bình của phức hệ<br />
Tân Phương.<br />
6.2. Kaolin vùng Bắc Bộ Việt Nam có 3 kiểu nguồn gốc và thể hiện rõ tính<br />
không đồng nhất với sự có mặt của 5 hạng kaolin công nghiệp. Trong đó, hạng I, II,<br />
III chủ yếu thuộc kiểu mỏ phong hóa từ pegmatit và kiểu mỏ nhiệt dịch biến chất trao<br />
đổi; hạng IV và không phân hạng (KPH) chủ yếu thuộc kiểu mỏ phong hóa từ granit,<br />
aplit, ryolit, felsit, gabro bị felspat hóa, đá trầm tích, đá biến chất và kiểu mỏ tái trầm<br />
tích.<br />
6.3. Làm rõ mối quan hệ phụ thuộc giữa hàm lượng oxyt sắt (Fe2O3) với các<br />
thông số địa chất thân khoáng cho phép dự báo tài nguyên các hạng kaolin công<br />
nghiệp ở trạng thái nguyên khai theo chỉ tiêu hàm lượng oxyt sắt.<br />
6.4. Đề xuất các nguyên tắc cơ bản về định hướng sử dụng hợp lý nguyên liệu<br />
kaolin theo các hạng quặng công nghiệp phục vụ chiến lược phát triển ngành công<br />
nghiệp sản xuất gốm sứ, VLCL và các ngành công nghiệp khác có sử dụng kaolin.<br />
6.5. Dựa vào tiềm năng tài nguyên, điều kiện kinh tế - địa lý, cơ sở hạ tầng và<br />
nhu cầu và thị trường tiêu thụ, vùng nghiên cứu được phân thành 4 khu vực nguyên<br />
liệu kaolin; trong đó khu vực 1, khu vực 2 và khu vực 3 có vị trí và vai trò quan trọng<br />
phát triển công nghiệp gạch ốp lát, gốm sứ, VLCL.<br />
7. Các luận điểm bảo vệ<br />
Luận điểm 1: kaolin vùng Bắc Bộ Việt Nam phân bố tập trung trong các cấu<br />
trúc: địa khu biến chất cao Hoàng Liên Sơn, đai tạo núi nội lục Paleozoi sớm Đông<br />
Bắc Bộ và rift nội lục Paleozoi muộn - Mesozoi An Châu và có tiềm năng lớn; trong<br />
đó kaolin phong hoá từ pegmatit thuộc phức hệ Tân Phương và phức hệ Tân Hương<br />
thuộc địa khu biến chất cao Hoàng Liên Sơn chiếm trên 50% tổng tiềm năng tài<br />
nguyên kaolin vùng nghiên cứu.<br />
Luận điểm 2: thành phần, chất lượng và khả năng sử dụng của kaolin vùng Bắc<br />
Bộ Việt Nam phụ thuộc vào nguồn gốc điều kiện thành tạo; trong đó:<br />
+ Kaolin nguồn gốc nhiệt dịch biến chất trao đổi với các khoáng vật đặc trưng<br />
dickit, nacrit, thạch anh, pyrophylit, alunit, chủ yếu thuộc hạng I, II, III, giàu Al 2O3,<br />
nghèo Fe2O3 và độ chịu lửa cao cần ưu tiên sử dụng làm nguyên liệu sản xuất gạch<br />
granit, sứ vệ sinh và VLCL.<br />
+ Kaolin phong hóa từ pegmatit với các khoáng vật đặc trưng kaolinit, ilit,<br />
<br />
3<br />
haloysit, goethit, chủ yếu thuộc hạng I, II, III và có tính khả tuyển cao, Fe 2O3 thấp, độ<br />
chịu lửa trung bình đến thấp cần ưu tiên sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sứ vệ sinh,<br />
gạch granit, gạch ceramic, men gốm sứ và chất độn trong sản xuất giấy.<br />
+ Kaolin tái trầm tích và kaolin phong hóa từ đá các đá granit, aplit, ryolit,<br />
felsit, gabro bị felspat hóa, đá trầm tích, đá biến chất chủ yếu thuộc hạng IV và KPH,<br />
Fe2O3 cao cần sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xương gạch ceramic, gốm sứ dân<br />
dụng, chất độn trong sản xuất thuốc trừ sâu, xà phòng...<br />
8. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của luận án<br />
8.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về<br />
diện phân bố, đặc điểm chất lượng, tiềm năng tài nguyên và các lĩnh vực sử dụng<br />
kaolin vùng Bắc Bộ Việt Nam; đồng thời góp phần hoàn thiện phương pháp đánh giá<br />
tài nguyên các hạng kaolin công nghiệp ở trạng thái nguyên khai trong vùng nghiên<br />
cứu nói riêng và khoáng sản kaolin trên cả nước nói chung.<br />
8.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cho các nhà quản lý và<br />
các cơ quan những số liệu tổng hợp chung về chất lượng, tài nguyên các hạng kaolin<br />
công nghiệp và khả năng khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này phục vụ<br />
nhu cầu cho các lĩnh vực công nghiệp khác nhau.<br />
- Định hướng, phân chia khu vực sử dụng sử dụng hợp lý kaolin vùng Bắc Bộ<br />
Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và quản lý Nhà nước về tài nguyên<br />
khoáng sản.<br />
9. Cơ sở tài liệu của luận án<br />
Luận án được hoàn thành trên cơ sở tài liệu thực tế do NCS thu thập, khảo sát<br />
thực địa và phân tích mẫu từ năm 2009 đến nay. NCS đã thu thập và xử lý bằng phần<br />
mềm máy tính hàng nghìn mẫu hóa kaolin, phân tích bổ sung gần 100 mẫu kaolin, gồm<br />
phân tích thành phần hóa, độ hạt (34 mẫu); thạch học (10 mẫu); nhiệt và rơnghen (24<br />
mẫu), hiển vi điện tử quét, hiển vi điện tử truyền qua (30 mẫu) thuộc các kiểu nguồn<br />
gốc khác nhau. Ngoài ra, NCS còn thu thập thông tin, số liệu từ các báo cáo đo vẽ bản<br />
đồ địa chất khoáng sản khu vực tỷ lệ 1/200.000 và 1/50.000, các báo cáo tìm kiếm,<br />
thăm dò, hiện trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ kaolin vùng Bắc Bộ Việt Nam, các tài<br />
liệu về kaolin đã công bố trong và ngoài nước trên các tạp chí chuyên ngành, sách xuất<br />
bản và trên mạng internet.<br />
10. Kết cấu của luận án:<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 5 chương:<br />
Chương 1: Đặc điểm địa chất - khoáng sản vùng Bắc Bộ Việt Nam.<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.<br />
Chương 3: Đặc điểm kaolin vùng Bắc Bộ Việt Nam.<br />
Chương 4: Tài nguyên kaolin vùng Bắc Bộ Việt Nam.<br />
<br />