Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O<br />
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hå CHÝ DòNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHI£N CøU Sù TRUNG THµNH<br />
TH¦¥NG HIÖU CñA NG¦êI TI£U DïNG VIÖT NAM<br />
TRONG NHãM HµNG TI£U DïNG NHANH<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyªn ngµnh: Qu¶n trÞ kinh doanh (marketing)<br />
M· sè: 62 34 01 02<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hµ Néi - N¨m 2013<br />
C«ng tr×nh ®−îc hoµn thµnh t¹i<br />
Tr−êng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n, Hµ Néi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS. TS. Tr−¬ng §×nh ChiÕn<br />
2. TS. Do·n Hoµng Minh<br />
<br />
<br />
<br />
Ph¶n biÖn 1: GS. TS. NguyÔn ViÕt L©m<br />
<br />
<br />
<br />
Ph¶n biÖn 2: TS. §µo Tïng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ph¶n biÖn 3: PGS. TS. Lª TrÞnh Minh Ch©u<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
LuËn ¸n sÏ ®−îc b¶o vÖ tr−íc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp nhµ<br />
n−íc häp t¹i Tr−êng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n, Hµ Néi vµo håi<br />
............... giê............ ngµy .......... th¸ng .......... n¨m ...............<br />
<br />
<br />
<br />
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i:<br />
1. Th− viÖn Quèc gia<br />
2. Th− viÖn Tr−êng ®¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n<br />
1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Về phương diện lý thuyết, nhiều học giả đã chỉ ra rằng trung thành thương<br />
hiệu dẫn đến các hệ quả quan trọng. Khách hàng sẽ đặt niềm tin vào thương<br />
hiệu, bảo vệ thương hiệu trước các thông tin bất lợi, và khuyến khích người<br />
khác mua thương hiệu. Ngoài ra, khách hàng còn mua lặp lại thương hiệu và từ<br />
chối mua các thương hiệu cạnh tranh.<br />
Về phương diện thực tiễn thì việc duy trì được một lực lượng khách hàng<br />
trung thành đông đảo mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm: (1) giữ<br />
ổn định sản lượng tiêu thụ và doanh thu; (2) giảm chi phí kinh doanh; (3)<br />
thương hiệu được bảo vệ tốt hơn; (4) những sơ suất hoặc sai sót của doanh<br />
nghiệp dễ được chấp nhận và bỏ qua hơn.<br />
Tại Việt Nam, việc tiếp nhận, nghiên cứu và đặc biệt là ứng dụng các lý<br />
thuyết về xây dựng trung thành thương hiệu diễn ra chậm và chủ yếu mới dừng<br />
lại ở các góc độ tổng kết các lý thuyết, các nghiên cứu của nước ngoài và kinh<br />
nghiệm thực tiễn. Chính vì vậy, tác giả cho rằng việc thực hiện đề tài: “Nghiên<br />
cứu sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm<br />
hàng tiêu dùng nhanh”, với hướng tiếp cận từ phía người tiêu dùng nhằm xây<br />
dựng cơ sở khoa học cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và phát triển sự<br />
trung thành của khách hàng là vấn đề có tính cấp thiết về cả phương diện lý<br />
thuyết lẫn thực tiễn.<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
— Thứ nhất, hoàn chỉnh thang đo đo lường sự trung thành thương hiệu<br />
của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh.<br />
— Thứ hai, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương<br />
hiệu của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh.<br />
— Thứ ba, xác định mối quan hệ của từng nhân tố với sự trung thành<br />
thương hiệu mặt hàng tiêu dùng nhanh của người tiêu dùng Việt Nam.<br />
— Thứ tư, đề xuất một số giải pháp để duy trì và củng cố sự trung thành<br />
thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Do số lượng các mặt hàng và thương hiệu thuộc<br />
nhóm hàng tiêu dùng nhanh là rất nhiều nên trong khuôn khổ của luận án không<br />
2<br />
<br />
thể nghiên cứu được tất cả số này. Vì vậy, luận án chỉ tập trung vào hai mặt<br />
hàng tiêu dùng nhanh phổ biến trên thị trường là nước uống đóng chai và dầu<br />
gội đầu. Các mặt hàng khác có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu tương tự.<br />
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:<br />
— Sự trung thành thương hiệu và thang đo sự trung thành thương hiệu mặt<br />
hàng tiêu dùng nhanh (nước uống đóng chai và dầu gội đầu)<br />
— Các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu của người tiêu<br />
dùng Việt Nam đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh.<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
— Tập trung vào nghiên cứu hai loại sản phẩm tiêu dùng nhanh là nước<br />
uống đóng chai và dầu gội đầu.<br />
— Đối tượng khảo sát là những người đã mua sản phẩm, ra quyết định mua<br />
sản phẩm, và/hoặc ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm. Họ là những<br />
khách hàng có lứa tuổi trên 18 sinh sống và làm việc tại Hà Nội và thành phố<br />
Hồ Chí Minh.<br />
— Thời gian nghiên cứu được tiến hành trong năm 2012.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu, phạm vi các khái niệm trong mô<br />
hình, và thang đo các nhân tố trong mô hình dựa trên mô hình và thang đo đã<br />
được kiểm nghiệm tại Ấn Độ. Tác giả tiến hành phỏng vấn người tiêu dùng tại<br />
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (quy mô mẫu 758 phần tử). Dựa trên kết quả<br />
phỏng vấn, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phân tích nhân tố (EFA) và<br />
phân tích Cronbach Alpha để giữa lại những biến có ý nghĩa và đáng tin cậy.<br />
Sau đó tác giả tiến hành kiểm định hồi quy để đánh giá độ phù hợp của mô hình<br />
cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự trung thành thương hiệu<br />
của người tiêu dùng Việt Nam.<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
Về phương diện lý thuyết<br />
— Luận án đã xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
sự trung thành thương hiệu trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh của người tiêu<br />
dùng Việt Nam.<br />
— Đã xây dựng được hệ thống thang đo sự trung thành thương hiệu và các<br />
nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu trong bối cảnh Việt nam cho<br />
nhóm hàng tiêu dùng nhanh.<br />
3<br />
<br />
Về phương diện thực tiễn<br />
— Đã đo lường được mức độ trung thành thương hiệu của người tiêu dùng<br />
Việt Nam đối với hai loại sản phẩm điển hình thuộc nhóm hàng tiêu dùng<br />
nhanh: dầu gội đầu và nước uống đóng chai.<br />
— Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ rõ mức độ tác động và tỷ lệ tác<br />
động cụ thể của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu đối với<br />
hai loại hàng tiêu dùng nhanh là: dầu gội đầu và nước uống đóng chai.<br />
— Đã phát hiện sự khác nhau trong mức độ tác động của các nhân tố đến<br />
sự trung thành thương hiệu giữa hai loại hàng tiêu dùng nhanh: dầu gội đầu và<br />
nước uống đóng chai.<br />
6. Khối lượng và cấu trúc của luận án<br />
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương: tổng quan nghiên cứu; bối cảnh<br />
nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; kết quả nghiên cứu; và kết luận, kiến<br />
nghị. Toàn bộ nội dung được trình bày trong 120 trang, trong đó có 25 bảng và<br />
11 biểu đồ, hình vẽ.<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU<br />
VỀ TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU<br />
1.1. Khái quát chung về sự trung thành thương hiệu của khách hàng<br />
1.1.1. Khái niệm sự trung thành thương hiệu của khách hàng<br />
Các nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy có ba cách tiếp cận với sự trung<br />
thành thương hiệu của khách hàng: (1) theo hành vi; (2) theo thái độ; và (3) tổng<br />
hợp hành vi và thái độ.<br />
Tiếp cận theo hành vi thì trung thành thương hiệu là hành vi phản ứng<br />
thiên vị của khách hàng trong lựa chọn một thương hiệu giữa nhiều thương hiệu<br />
khác nhau và hành vi này thể hiện trong một khoảng thời gian. Cách tiếp cận<br />
này mới chỉ quan tâm đến hành vi mua lặp lại của khách hàng và coi đó là biểu<br />
hiện của sự trung thành. Các định nghĩa đã không chú ý đến quá trình ra quyết<br />
định của khách hàng và không phân biệt được sự trung thành thực sự với hành<br />
vi mua lặp lại đơn giản. Ngoài ra, định nghĩa chỉ tập trung vào kết quả là hành<br />
vi mua mà chưa làm rõ các nguyên nhân dẫn đến hành vi đó.<br />
Tiếp cận theo thái độ thì trung thành thương hiệu là khuynh hướng thiên lệch<br />
của người tiêu dùng đối với thương hiệu do kết quả của quá trình diễn biến tâm lý.<br />
Nó bao gồm thái độ ưa thích và cam kết của người tiêu dùng đối với thương hiệu.<br />
Các định nghĩa đã chú ý đến những diễn biến về tâm lý và nhận thức của khách<br />
hàng từ đó lý giải hành vi mua thương hiệu của họ. Tuy nhiên, hạn chế của định<br />
nghĩa là không tính đến hành vi mua hàng thực sự của khách hàng.<br />
Oliver (1999), định nghĩa trung thành thương hiệu là sự cam kết sâu sắc mua<br />
lặp lại ổn định một sản phẩm/dịch vụ ưa thích trong tương lai, từ đó dẫn đến việc<br />
mua lặp lại một thương hiệu hoặc một nhóm thương hiệu mà không bị ảnh hưởng<br />
bởi yếu tố tình huống và các hoạt động marketing. Định nghĩa này đã phân biệt<br />
được giữa sự gắn bó bề ngoài với thương hiệu với sự gắn bó có tính bền vững hơn,<br />
sâu sắc hơn về mặt tâm lý. Ngoài ra định nghĩa cũng thừa nhận rằng khách hàng<br />
có thể không chỉ trung thành với một thương hiệu mà với một nhóm thương hiệu<br />
trong một loại sản phẩm. Điều này rất phù hợp với nhóm mặt hàng tiêu dùng<br />
nhanh, khi sự quan tâm của khách hàng là tương đối thấp và khách hàng mua dựa<br />
trên cơ sở danh mục các thương hiệu chứ không chỉ trung thành với một thương<br />
hiệu đơn lẻ. Trong phạm vi của luận án này, tác giả sử dụng định nghĩa của Oliver<br />
để xác định sự trung thành với thương hiệu của khách hàng.<br />
5<br />
<br />
1.1.2. Phân loại sự trung thành thương hiệu của khách hàng<br />
Trong phần này của luận án tác giả đưa ra bốn cách phân loại trung thành<br />
thương hiệu của các học giả nước ngoài, dưới đây là hai cách điển hình:<br />
— Phân loại theo mức độ trung thành: nhóm hay thay đổi; nhóm trung<br />
thành về hành vi; nhóm hài lòng; nhóm thích thương hiệu; và nhóm có cam kết<br />
với thương hiệu.<br />
— Phân loại theo biểu hiện: trung thành về thái độ; từ chối sản phẩm cạnh<br />
tranh; xu hướng trung thành; hành vi phàn nàn. Luận án sử dụng cách phân lọai<br />
này để phân tích sự trung thành thương hiệu.<br />
1.2. Đo lường sự trung thành thương hiệu của khách hàng<br />
1.2.1. Đo lường dựa trên hành vi<br />
Sự trung thành thương hiệu được đo bằng hành vi mua lặp lại. Một trong<br />
những phương pháp đo lường phổ biến nhất là: tỷ lệ mua lặp lại; tỷ lệ phần trăm<br />
mua hàng; và số lượng thương hiệu mua. Ngoài ra, hành vi mua thương hiệu<br />
thường xuyên cũng được xem là chỉ báo của sự trung thành.<br />
1.2.2. Đo lường dựa trên thái độ<br />
Các biện pháp đo lường trung thành về thái độ có thể chia thành 5 nhóm<br />
như sau: dự định mua hàng hoặc thái độ đối với hành động mua; sự ưa thích;<br />
cam kết; lời nói truyền miệng; và khả năng mua hàng.<br />
1.2.3. Đo lường kết hợp<br />
Phương pháp đo lường này kết hợp cả đo lường thái độ và đo lường<br />
hành vi. Ngoài ra, phương pháp này còn đo lường sự trung thành thông qua<br />
sự ưa thích thương hiệu và sản phẩm, hành vi mua lặp lại, và hành vi thay đổi<br />
thương hiệu.<br />
Tóm lại, đo lường sự trung thành chỉ dựa vào hành vi hoặc thái độ bộc lộ<br />
nhiều hạn chế. Do đó, tác giả lựa chọn cách đo phối hợp cả thái độ và hành vi<br />
để sử dụng cho cuộc nghiên cứu này.<br />
1.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu<br />
1.3.1. Mô hình của của Punniyamoorthy và Raj (2007)<br />
Hai học giả đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung<br />
thành thương hiệu sản phẩm báo in tại Ấn Độ và rút ra mô hình như sau:<br />
6<br />
<br />
Mức độ<br />
Giá trị chức năng quan tâm<br />
<br />
<br />
Giá trị cảm xúc<br />
<br />
<br />
Sự phù hợp của<br />
giá cả Sự trung thành<br />
thương hiệu<br />
<br />
Giá trị xã hội<br />
<br />
<br />
Niềm tin vào<br />
thương hiệu<br />
<br />
<br />
<br />
Sự hài lòng<br />
<br />
<br />
Cam kết với Hành vi mua lặp<br />
thương hiệu lại<br />
<br />
<br />
Hình 1.3: Mô hình của Punniyamoorthy và Raj<br />
Nguồn: Punniyamoorthy. M, và Raj. M., 2007, An empirical model for brand loyalty<br />
measurement, Journal of Targeting, Measurement and Analysis for Marketing 15, 222-233<br />
<br />
Mô hình có hạn chế như sau:<br />
Hành vi mua lặp lại vừa có thể là nguyên nhân vừa có thể là hệ quả của sự<br />
trung thành. Dưới góc độ nguyên nhân thì việc mua lặp lại nhiều lần một<br />
thương hiệu thì sẽ tạo ra sự trung thành về mặt hành vi nhưng chưa phản ánh<br />
được trung thành về mặt thái độ. Theo học giả Oliver (1999) thì sự trung thành<br />
thương hiệu thực sự phải bao gồm cả trung thành về hành vi và thái độ. Chính<br />
vì vậy, trong mô hình nghiên cứu của tác giả, nhân tố hành vi mua lặp lại chỉ<br />
được xét trên khía cạnh là hệ quả của sự trung thành.<br />
7<br />
<br />
1.3.2. Mô hình của Gounaris và Stathakopoulos (2004)<br />
Hai học giả này khẳng định rằng các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành<br />
thương hiệu bao gồm ba nhóm: (1) Tác động từ khách hàng: e ngại rủi ro, và<br />
tìm kiếm sự đa dạng; (2) Tác động từ thương hiệu: uy tín của chính bản thân<br />
thương hiệu, và sự sẵn có của các thương hiệu cạnh tranh; (3) Tác động từ xã<br />
hội: ảnh hưởng của nhóm xã hội, và tác động từ bạn bè.<br />
Mô hình có hạn chế như sau:<br />
Trong mô hình, các loại trung thành thương hiệu mà hai học giả đề cập đều<br />
thuộc nhóm hành vi. Như vậy, Gounaris và Stathakopoulos đã bỏ qua thành<br />
phần trung thành về thái độ của khách hàng. Kết quả là những loại trung thành<br />
trong mô hình chưa phản ánh đầy đủ các thành phần cần thiết của trung thành<br />
thương hiệu thực sự.<br />
1.3.3. Mô hình của Ki-Joon Back và Sara C. Parks (2004)<br />
Mô hình dựa trên các giai đoạn của sự trung thành căn cứ vào các bước<br />
chuyển biến của thái độ (nhận thức - ảnh hưởng - dự định hành động) được<br />
Oliver đưa ra năm 1997. Trong đó, sự trung thành về nhận thức tập trung vào<br />
các khía cạnh thực hiện của thương hiệu; sự trung thành về cảm xúc là hướng<br />
về tính ưa thích thương hiệu; sự trung thành về dự định mua xuất hiện khi<br />
người tiêu dùng tập trung vào mong muốn mua lặp lại thương hiệu; và sự trung<br />
thành về hành động là cam kết hành động mua lặp lại.<br />
Mô hình có hạn chế như sau:<br />
Không thích hợp với loại sản phẩm có mức độ quan tâm thấp. Đối với<br />
những sản phẩm có mức độ quan tâm thấp, người tiêu dùng thường hình thành<br />
thái độ trước và dùng nó để sàng lọc những thông tin cần thiết hay chấp nhận<br />
thông tin đã có. Một cách tiếp cận khác giải thích rằng người tiêu dùng sẽ mua<br />
thương hiệu/sản phẩm dựa trên kiến thức hạn chế về nó, sau đó họ đánh giá nó<br />
dựa trên việc sử dụng. Thái độ do đó được hình thành qua việc rút kinh nghiệm<br />
thông qua hành vi. Với hai cách tiếp cận nêu trên thì các bước tuần tự trong mô<br />
hình sẽ không phù hợp với sản phẩm có mức độ quan tâm thấp.<br />
8<br />
<br />
1.4. Giải thích các nhân tố trong các mô hình nhân tố ảnh hưởng sự trung<br />
thành thương hiệu<br />
Trong luận án, tác giả giải thích toàn bộ các nhân tố xuất hiện trong ba mô<br />
hình nêu trong mục 1.3. Trong bản tóm tắt này, tác giả tập trung giải thích vắn<br />
tắt các nhân tố có trong mô hình nghiên cứu của tác giả.<br />
1.4.1. Mức độ quan tâm của khách hàng<br />
Mức độ quan tâm đến thương hiệu được hiểu là sự chú ý của người tiêu<br />
dùng đến một thương hiệu và tạo ra động cơ thúc đẩy người tiêu dùng trong<br />
việc ra quyết định phù hợp trong một tình huống cụ thể. Điều đó có nghĩa là đối<br />
với từng chủng loại sản phẩm, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến<br />
thương hiệu này thay vì thương hiệu khác.<br />
1.4.2. Giá trị cảm nhận<br />
Giá trị cảm nhận của khách hàng bao gồm: giá trị chức năng, giá trị xã<br />
hội, và giá trị cảm xúc. Trong đó, giá trị chức năng là tiện ích có được từ chất<br />
lượng của sản phẩm và sự thực hiện các chức năng được kỳ vọng của sản phẩm.<br />
Giá trị xã hội là tiện ích có được từ sự liên tưởng sản phẩm với một hoặc một số<br />
nhóm xã hội nhất định. Giá trị cảm xúc là tiện ích có được từ khả năng của sản<br />
phẩm làm khơi dậy trạng thái cảm xúc của khách hàng.<br />
1.4.3. Sự hài lòng của khách hàng<br />
Đây là trạng thái khách hàng đạt được khi đặc tính của sản phẩm hoặc<br />
chính bản thân sản phẩm đáp ứng được các kỳ vọng của khách hàng.<br />
1.4.4. Niềm tin vào thương hiệu<br />
Đây là trạng thái một khách hàng thông thường sẵn lòng “tin cậy” vào<br />
khả năng thương hiệu đó sẽ thực hiện được chức năng đã cam kết với khách<br />
hàng. Để hình thành nên sự “tin cậy’ này, khách hàng dựa vào kinh nghiệm<br />
trong quá khứ của họ và các tương tác trước đây giữa họ với thương hiệu.<br />
1.4.5. Cam kết với thương hiệu<br />
Cam kết thương hiệu được xem là có liên quan đến thái độ và được định<br />
nghĩa là “lời hứa hoặc sự ràng buộc của một cá nhân với việc lựa chọn thương<br />
hiệu trong phạm vi 1 loại sản phẩm”.<br />
9<br />
<br />
1.5. Mô hình nghiên cứu của tác giả<br />
Mức độ quan tâm<br />
Giá trị chức năng<br />
<br />
<br />
Giá trị cảm xúc<br />
<br />
<br />
Sự tương xứng về Sự trung thành<br />
giá cả thương hiệu<br />
- Trung thành về thái độ<br />
Giá trị xã hội - Hành vi phàn nàn<br />
- Xu hướng trung thành<br />
- Từ chối sản phẩm<br />
Niềm tin vào cạnh tranh<br />
thương hiệu<br />
<br />
<br />
<br />
Sự hài lòng<br />
<br />
<br />
Cam kết với thương<br />
hiệu<br />
10<br />
<br />
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU SỰ TRUNG THÀNH THƯƠNG<br />
HIỆU TRONG LĨNH VỰC HÀNG TIÊU DÙNG NHANH Ở VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
2.1. Hàng tiêu dùng nhanh và vai trò của sự trung thành thương hiệu<br />
2.1.1. Khái niệm hàng tiêu dùng nhanh<br />
Trong phần này, tác giả nêu một số khái niệm hàng tiêu dùng nhanh.<br />
2.1.2. Phân loại hàng tiêu dùng nhanh<br />
Tác giả giới thiệu một số cách phân loại mặt hàng tiêu dùng nhanh<br />
2.1.3. Vai trò của sự trung thành thương hiệu của khách hàng trong lĩnh vực<br />
hàng tiêu dùng nhanh<br />
Tác giả trình bày những lý do cho thấy sự cần thiết của trung thành thương<br />
hiệu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh.<br />
2.2. Thị trường hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam<br />
2.2.1. Tổng quan về thị trường và thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam<br />
Tác giả trình bày những thông tin căn bản về tình hình kinh doanh của các nhóm<br />
hàng: chăm sóc gia đình; chăm sóc cá nhân; đồ uống; đồ ăn; sữa tại Việt Nam.<br />
2.2.2. Thị trường nước uống đóng chai và dầu gội đầu tại Việt Nam<br />
Tác giả mô tả tình hình cạnh tranh của hai loại sản phẩm: nước uống<br />
đóng chai và dầu gội đầu tại thị trường Việt Nam.<br />
2.3. Mô hình nghiên cứu được sử dụng và giả thuyết nghiên cứu<br />
2.3.1. Mô hình nghiên cứu<br />
Dựa trên kết quả phân tích bối cảnh nghiên cứu, tác giả xác định mô hình<br />
nghiên cứu của Luận án chính là mô hình đã trình bày trong mục 1.5.<br />
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu<br />
Căn cứ vào mô hình nghiên cứu, tác giả nêu ra các giả thuyết về mối quan<br />
hệ của từng nhân tố đến sự trung thành thương hiệu.<br />
11<br />
<br />
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Hình thành thang đo<br />
Để đo lường sự trung thành thương hiệu và các nhân tố ảnh hưởng đến sự<br />
trung thành thương hiệu, tác giả sử dụng thang đo của các học giả Rundle-Thiele<br />
(2005), và của Punniyamoorthy và Raj (2007). Tác giả sử dụng thang điểm<br />
Likert 5 bậc để đánh giá mức độ đồng ý của đáp viên với từng vấn đề (trong đó<br />
1 - rất không đồng ý, và 5 - rất đồng ý).<br />
Do sự khác biệt về văn hóa và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nên có<br />
thể các thang đo đã được xây dựng tại các nước phát triển chưa thật sự phù hợp<br />
với thị trường Việt Nam. Vì vậy, tập các thang đo nguyên bản cần được điều<br />
chỉnh và bổ sung thông qua phỏng vấn thử nghiệm. Việc phỏng vấn được thực<br />
hiện đối với 24 khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn đáp viên. Mục đích<br />
nhằm đánh giá và kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp được sử<br />
dụng trong các câu hỏi nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây<br />
nhầm lẫn cho đáp viên khi được phỏng vấn. Thông qua kết quả của nghiên cứu<br />
này, thang đo nguyên bản được điều chỉnh và nó được gọi là thang đo đã qua<br />
điều chỉnh. Thang đo hoàn chỉnh bao gồm 24 mục hỏi cho các biến độc lập và<br />
19 mục hỏi cho các biến phụ thuộc.<br />
3.2. Thiết kế phiếu khảo sát<br />
Phiếu khảo sát được tổ chức thành ba phần chính (phần 1: thông tin cá<br />
nhân khách hàng; phần 2: thông tin về các nhân tố ảnh hưởng; và phần 3: thông<br />
tin về sự trung thành thương hiệu của họ). Các câu hỏi trong phần 2 và 3 được<br />
tác giả dịch từ thang đo gốc (do các học giả nước ngoài đã nêu ở trên phát triển)<br />
và điều chỉnh cho phù hợp với văn phong và văn hóa Việt Nam.<br />
3.3. Mẫu nghiên cứu<br />
3.3.1. Tổng thể nghiên cứu<br />
Tổng thể nghiên cứu của cuộc nghiên cứu này là những người tiêu dùng<br />
Việt Nam. Họ là người ra quyết định chọn và mua thương hiệu/sản phẩm; hoặc<br />
có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định mua thương hiệu/sản phẩm; trực tiếp<br />
sử dụng thương hiệu/sản phẩm.<br />
3.3.2. Khung chọn mẫu nghiên cứu<br />
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, kết<br />
hợp định mức cho từng khu vực khách hàng sinh sống tại Hà Nội; riêng TP.<br />
HCM do số lượng mẫu ít nên tác giả quyết định không áp dụng định mức cho<br />
từng khu vực.<br />
12<br />
<br />
3.4. Triển khai thu thập dữ liệu<br />
Để đạt được cỡ mẫu theo cơ cấu đã xác định sau khi loại bỏ các mẫu thiếu<br />
nhiều thông tin hoặc chất lượng thấp hoặc dư ra so với định mức, tác giả quyết<br />
định sử dụng 1.000 phiếu khảo sát và thực hiện kiểm soát mẫu thu được xuyên<br />
suốt quá trình phỏng vấn khách hàng. Các cuộc phỏng vấn với đáp viên được<br />
tiến hành tại các trung tâm thương mại lớn của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.<br />
3.5. Phân tích dữ liệu<br />
3.5.1. Phân tích mô tả<br />
Luận án sử dụng phương pháp phân tích mô tả tần suất các biến nghiên cứu<br />
và sử dụng phân tích mô tả bảng chéo giữa các biến cá nhân (tuổi, giới tính, …)<br />
với các biến hành vi còn lại.<br />
3.5.2. Kiểm định các nhân tố độc lập<br />
Phân tích nhân tố để xác định các trục nhân tố chính (cả nguyên nhân và<br />
kết quả). Kiểm định các biến trong từng trục nhân tố bằng phương pháp kiểm<br />
định cronbach alpha, hồi quy tương quan để loại các biến không có ý nghĩa<br />
thống kê trong mô hình.<br />
3.5.3.Phân tích nhân tố khám phá (EFA)<br />
3.5.3.1. Phân tích EFA sản phẩm nước uống đóng chai<br />
a. Kiểm định KMO và Bartlett<br />
Tác giả đã đưa 25 biến quan sát vào phân tích nhằm xác định những nhóm<br />
nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu. Kết quả kiểm<br />
định tại bảng 3.1 cho thấy chỉ số KMO = 0,823 là khá cao. Bên cạnh đó, kết quả<br />
Bartlett’s test khẳng định các biến quan sát có tương quan với nhau và có ý<br />
nghĩa thống kê tại mức 0,05. Vì vậy, phân tích nhân tố là phương pháp phù hợp<br />
để phân tích mô hình trong các bước tiếp theo.<br />
Bảng 3.1: Kiểm định KMO và Barlett’s Test<br />
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .823<br />
Approx. Chi-Square 5932.14<br />
Bartlett's Test of<br />
df 381<br />
Sphericity<br />
Sig. .000<br />
a. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu<br />
Dựa trên kết quả tổng phương sai giải thích ta có thể rút ra 7 nhóm nhân<br />
tố dựa trên tiêu chí Eigenvalues > 1 từ 25 biến quan sát. Tổng phương sai giải<br />
thích được tương đương 73% (> 50%).<br />
13<br />
<br />
Bảng 3.2: Tổng phương sai giải thích<br />
Eigenvalues ban đầu Chiết xuất tổng tải trọng<br />
Thành<br />
Tổng % biến Tổng % biến<br />
phần % tích lũy % tích lũy<br />
cộng thiên cộng thiên<br />
1 3.215 13.726 13.726 3.215 13.726 13.726<br />
2 2.644 11.528 25.254 2.644 11.528 25.254<br />
3 2.473 10.849 36.103 2.473 10.849 36.103<br />
4 2.286 9.841 45.944 2.286 9.841 45.944<br />
5 1.837 9.657 55.601 1.837 9.657 55.601<br />
6 1.602 8.912 64.513 1.602 8.912 64.513<br />
7 1.475 8.463 72.976 1.475 8.463 72.976<br />
8 .709 3.266 76.242<br />
9 .684 2.784 79.026<br />
Kết quả bảng ma trận nhân tố xoay giúp xác định: nhân tố 1 (gồm các biến<br />
CK4, CK1, và CK2) được đặt tên là cam kết với thương hiệu. Nhân tố 2 gồm biến<br />
HL1 nên tác giả đặt tên nhân tố này là sự hài lòng. Nhân tố 3 (gồm các biến CN2,<br />
CN3, và CN1) được đặt tên là giá trị chức năng. Nhân tố 4 (gồm các biến TC2,<br />
TC1, và TC3) được đặt tên là niềm tin vào thương hiệu. Nhân tố 5 (gồm hai biến<br />
GC1, GC2) được đặt tên là sự tương xứng về giá cả. Nhân tố 6 (gồm hai biến<br />
XH1, XH2) được đặt tên là giá trị xã hội. Nhân tố 7 (gồm ba biến QT1, QT3,<br />
QT4) được đặt tên là mức độ quan tâm.<br />
Bảng 3.3: Ma trận nhân tố xoay<br />
Nhân tố<br />
1 2 3 4 5 6 7<br />
Nhóm 1<br />
CK4 Tôi sẽ không thay đổi sở thích mặc dù<br />
.822<br />
bạn thân giới thiệu một thương hiệu khác<br />
CK1 Tôi rất thích thương hiệu này .769<br />
CK2 Sở thích của tôi với thương hiệu này sẽ<br />
.683<br />
không dễ thay đổi<br />
CK3 Để thay đổi sở thích của tôi với thương<br />
.451<br />
hiệu này sẽ cần sự cân nhắc kỹ lưỡng<br />
Nhóm 2<br />
HL1 Nhìn chung khi sử dụng thương hiệu<br />
.795<br />
này, tôi tin là tôi hài lòng<br />
14<br />
<br />
Nhân tố<br />
1 2 3 4 5 6 7<br />
Nhóm 3<br />
CN2 Tôi thường chọn sản phẩm có tiêu<br />
.783<br />
chuẩn chất lượng khá tốt<br />
CN3 Tôi thường chọn sản phẩm luôn đảm<br />
.736<br />
bảo chất lượng ổn định<br />
CN1 Tôi thích kiểu dáng của sản phẩm này .612<br />
Nhóm 4<br />
TC2 Tôi tin cậy thương hiệu này .746<br />
TC1 Tôi có thể nói rằng thương hiệu<br />
.728<br />
nàychân thành và trung thực<br />
TC3 Thương hiệu này không bao giờ làm tôi<br />
.689<br />
thất vọng<br />
Nhóm 5<br />
GC1 Thương hiệu này đáng giá đồng tiền .865<br />
GC2 Thương hiệu này có giá cả hợp lý .749<br />
GC3 Thương hiệu này có giá rẻ .304<br />
Nhóm 6<br />
XH1 Sử dụng sản phẩm này sẽ cải thiện cách<br />
.812<br />
người khác nhìn nhận về tôi<br />
XH2 Tôi thường chọn thương hiệu nói lên tôi<br />
.758<br />
là kiểu người như thế nào<br />
XH3 Tôi thấy tự hào vì là người sử dụng<br />
.257<br />
thương hiệu này<br />
Nhóm 7<br />
QT1 Tôi luôn xem thương hiệu là quan trọng<br />
.658<br />
khi mua loại sản phẩm này<br />
QT3 Lựa chọn được sản phẩm phù hợp rất<br />
.635<br />
quan trọng đối với tôi<br />
QT4 Tôi rất chú ý đến những vấn đề phát<br />
.624<br />
sinh khi lựa chọn loại sản phẩm này<br />
QT2 Các sản phẩm có tên khác nhau thì chất<br />
.336<br />
lượng khác nhau<br />
QT5 Việc mua loại sản phẩm này là rất quan<br />
.254<br />
trọng với cuộc sống của tôi<br />
15<br />
<br />
b. Phân tích sự trung thành thương hiệu<br />
Bảng tổng phương sai cho thấy từ 19 biến quan sát có thể rút ra 4 nhóm<br />
nhân tố dựa trên tiêu chí Eigenvalues > 1.<br />
Kết quả bảng ma trận nhân tố xoay cho thấy: nhân tố 1 (gồm các biến TT1,<br />
TT2, TT3, TT4 và TT5) được đặt tên là “trung thành về thái độ”. Nhân tố 2 (gồm<br />
các biến TT6, TT7, TT10 và TT11) được đặt tên nhân tố này là “hành vi phàn<br />
nàn”. Nhân tố 3 (gồm các biến TT12, TT13 và TT14) được đặt tên là “xu hướng<br />
trung thành”. Nhân tố 4 (gồm các biến TT15, TT16 và TT19) được đặt tên là “từ<br />
chối sản phẩm cạnh tranh”.<br />
3.5.3.2. Phân tích EFA sản phẩm dầu gội đầu<br />
Trong phần này tác giả phân tích EFA với sản phẩm dầu gội đầu.<br />
3.5.3.3. Phân tích cronbach alpha<br />
3.5.3.3.1.Phân tích cronbach alpha sản phẩm nước uống đóng chai<br />
Bảng 3.7: Kết quả kiểm định thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng sự<br />
trung thành thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai<br />
Item-Total Statistics<br />
Scale Scale Corrected Cronbach's<br />
Mean Variance Item-Total Alpha if<br />
if Item if Item Correlation Item<br />
Deleted Deleted Deleted<br />
Cronbach’s Alpha = 0.714 Mức độ quan tâm<br />
QT1 Tôi luôn xem thương hiệu là quan<br />
13.27 4.051 .512 .634<br />
trọng khi mua loại sản phẩm này<br />
QT3 Lựa chọn được sản phẩm phù<br />
12.94 3.749 .577 .612<br />
hợp rất quan trọng đối với tôi<br />
QT4 Tôi rất chú ý đến những vấn đề<br />
14.05 4.376 .486 .675<br />
phát sinh khi lựa chọn loại sản phẩm này<br />
— Tập nhân tố “mức độ quan tâm” có giá trị Cronbach’s Alpha = 0,714. Các<br />
biến QT1, QT3 và QT4 có hệ số “Cronbach‘s Alpha if Item Deleted” nhỏ hơn<br />
hệ số Cronbach Alpha tổng. Do đó, ba biến quan sát (QT1, QT3, và QT4) là<br />
thang đo tốt, có tương quan chặt chẽ với nhau để đo lường “mức độ quan tâm”<br />
của khách hàng.<br />
Tương tự như vậy ta có:<br />
— Ba biến CN1, CN2, và CN3 đo lường “giá trị chức năng”.<br />
— Hai biến XH1 và XH2 đo lường “giá trị xã hội”.<br />
16<br />
<br />
— Hai biến GC1 và GC2 đo lường “sự tương xứng về giá cả”.<br />
— Ba biến TC1, TC2, và TC3 đo lường “niềm tin vào thương hiệu”.<br />
— Ba biến CK1, CK2 và CK4 đo lường “cam kết với thương hiệu”.<br />
— Năm biến TT1, TT2, TT3, TT4, TT5 đo lường “trung thành về thái độ.<br />
— Bốn biến TT6, TT7, TT10 và TT11 đo lường “hành vi phàn nàn”.<br />
— Ba biến TT12, TT13 và TT14 đo lường “xu hướng trung thành”.<br />
— Ba biến TT15, TT16 và TT19 đo lường hành vi “từ chối sản phẩm cạnh tranh”.<br />
<br />
3.5.3.3.2. Phân tích cronbach alpha sản phẩm dầu gội đầu<br />
Trong phần này tác giả trình bày nội dung phân tích cronbach alpha với<br />
sản phẩm dầu gội đầu.<br />
3.5.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu<br />
3.5.4.1.Phân tích hồi quy tương quan<br />
a. Phân tích hồi quy sản phẩm nước uống đóng chai<br />
Bảng 3.9 cho thấy giá trị hệ số R2 điều chỉnh là 0,581. Điều này cho thấy<br />
sự tương thích của mô hình với biến quan sát là hợp lý và biến phụ thuộc<br />
“trung thành về thái độ” được giải thích khá tốt bởi 7 biến độc lập trong mô<br />
hình. Hệ số Durbin-Watson = 1,83 cho thấy mô hình không vi phạm khi sử<br />
dụng phương pháp hồi quy bội và cho phép ta chấp nhận giả thuyết không có<br />
tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình. Như vậy, mô hình hồi quy bội thỏa<br />
mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra các kết quả<br />
nghiên cứu.<br />
Bảng 3.9: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội - trung thành về thái độ<br />
Model R R2 R2 điều chỉnh Se Durbin-Watson<br />
1 .768a .589 .581 .80030656 1.830<br />
Phân tích hệ số R2 tương tự với “hành vi phàn nàn”, “xu hướng trung<br />
thành”, và hành vi “từ chối sản phẩm cạnh tranh” của khách hàng cho thấy sự<br />
tương thích của mô hình với biến độc lập là hợp lý và biến phụ thuộc “hành vi<br />
phàn nàn”, “xu hướng trung thành”, và hành vi “từ chối sản phẩm cạnh<br />
tranh” của khách hàng được giải thích khá tốt bởi 7 biến độc lập trong mô hình.<br />
Bảng 3.10 cho thấy giá trị F = 45,530; giá trị sig = 0,000 tức là mối quan hệ<br />
này đảm bảo độ tin cậy với mức độ cho phép là 5%. Như vậy, có thể kết luận<br />
các biến độc lập có tác động đến “trung thành về thái độ” của khách hàng và<br />
mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.<br />
17<br />
<br />
Bảng 3.10: Phân tích phương sai ANOVAa - trung thành về thái độ<br />
Mô hình Tổng bình phương df Trung bình F Sig.<br />
Hồi quy 233.291 7 33.327 45.530 .000b<br />
1 Phần dư 398.385 622 .640<br />
Tổng 631.676 629<br />
Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập trong mô hình đều <<br />
2 (bảng 3.11) thể hiện tính đa cộng tuyến của các biến độc lập không đáng kể<br />
và các biến trong mô hình được chấp nhận.<br />
Bảng 3.11: Hệ số của mô hình hồi quy mẫu - trung thành về thái độ<br />
Hệ số chưa Hệ số đã Thống kê cộng<br />
chuẩn hóa chuẩn hóa tuyến<br />
Mô hình t Sig.<br />
Sai số Độ chấp<br />
B Beta VIF<br />
chuẩn nhận<br />
(Hằng số) .001 .032 1.833 .057<br />
Mức độ quan tâm .055 .038 .054 2.031 .031 .705 1.417<br />
Giá trị xã hội .071 .036 .070 2.374 .015 .774 1.291<br />
Giá trị chức năng .197 .039 .196 4.703 .000 .696 1.437<br />
1<br />
Sự hài lòng .212 .037 .211 6.068 .000 .727 1.375<br />
Cam kết với thương hiệu .241 .035 .241 7.186 .000 .841 1.189<br />
Sự tương xứng về giá .126 .033 .126 2.735 .007 .893 1.120<br />
Niềm tin vào thương hiệu .273 .034 .273 10.225 .000 .891 1.123<br />
Phân tích tương tự ta có giá trị F của “hành vi phàn nàn”, “xu hướng trung<br />
thành’, và “từ chối sản phẩm cạnh tranh” ta có tính đa cộng tuyến của các biến<br />
độc lập không đáng kể và các biến trong mô hình được chấp nhận. Như vậy, mô<br />
hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.<br />
b. Phân tích hồi quy sản phẩm dầu gội đầu<br />
Trong phần này, tác giả thực hiện phân tích tương tự với sản phẩm dầu gội đầu.<br />
3.5.4.2. Kiểm định các tham số trong mô hình bằng t test<br />
a. Kiểm định tham số trong mô hình sản phẩm nước uống đóng chai<br />
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các biến độc lập đều có ảnh hưởng đến<br />
“trung thành về thái độ” của khách hàng. Tuy nhiên giá trị sig của hằng số là<br />
0,057 (> 0,05) nên tác giả quyết định loại bỏ hằng số khỏi phương trình hồi<br />
18<br />
<br />
quy. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc “trung thành về thái độ” với 7 biến độc<br />
lập được thể hiện trong phương trình sau:<br />
0,055 X1 + 0,197 X2 + 0,071 X3 + 0,126 X4 +<br />
Y1 =<br />
0,212 X6 + 0,273 X7 + 0,241 X8<br />
(Ghi chú: Y1: Trung thành về thái độ; X1: mức độ quan tâm; X2: giá trị<br />
chức năng; X3: giá trị xã hội; X5: sự tương xứng về giá cả; X6: sự hài lòng; X7:<br />
niềm tin vào thương hiệu; X8: cam kết với thương hiệu)<br />
Giá trị sig của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05 nên tác giả quyết định giữ<br />
lại các biến này trong phương trình hồi quy. Phương trình hồi quy cho thấy các<br />
hệ số beta chuẩn hóa đều >0 hay các biến độc lập tác động thuận chiều với<br />
“trung thành về thái độ”. Kết quả này khẳng định giả thuyết H1, H5, H13, H17,<br />
H21, H25, và H29 nêu ra trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận và được<br />
kiểm định phù hợp.<br />
Tương tự ta có các kết quả sau :<br />
0,046 X1- 0,266 X2- 0,075 X3- 0,128 X5-<br />
Y2 =<br />
0,285 X6 - 0,121 X7 - 0,179 X8<br />
(Ghi chú: Y2: Hành vi phàn nàn)<br />
Kết quả này khẳng định giả thuyết H2, H6, H14, H18, H22, H26, và H30<br />
nêu ra trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận và được kiểm định phù hợp.<br />
0,045 X1 + 0,198 X2 + 0,062 X3+ 0,086X5+<br />
Y3 =<br />
0,219 X6 + 0,225 X7 + 0,236 X8<br />
(Ghi chú: Y3: Xu hướng trung thành)<br />
Kết quả này khẳng định giả thuyết H3, H7, H15, H19, H23, H27, và H31<br />
nêu ra trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận và được kiểm định phù hợp.<br />
0,043 X1+ 0,197 X2+ 0,066 X3+ 0,141 X5+<br />
Y4 =<br />
0,214 X6+ 0,218 X7+ 0,227 X8<br />
(Ghi chú: Y4: Từ chối sản phẩm cạnh tranh)<br />
Kết quả này khẳng định giả thuyết H4, H8, H16, H20, H24, H28, và H32<br />
nêu ra trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận và được kiểm định phù hợp.<br />
b. Kiểm định tham số trong mô hình sản phẩm dầu gội đầu<br />
Trong phần này tác giả trình bày quá trình kiểm định tham số với sản phẩm<br />
dầu gội đầu.<br />
19<br />
<br />
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
4.1. Kết quả mô tả về sự trung thành thương hiệu<br />
4.1.1. Kết quả mẫu nghiên cứu<br />
Tác giả mô tả kết quả mẫu nghiên cứu theo giới tính, lứa tuổi, nghề<br />
nghiệp.<br />
4.1.2. Sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đối với sản<br />
phẩm nước uống đóng chai<br />
Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 4.4 như sau:<br />
Bảng 4.4: Sự trung thành với thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai<br />
Trung Từ chối sản<br />
Hành vi Xu hướng<br />
thành về phẩm cạnh<br />
phàn nàn trung thành<br />
thái độ tranh<br />
Hợp lệ 734 749 756 731<br />
N<br />
Khuyết 24 9 2 27<br />
Trung bình 3.8295 2.2150 3.2591 2.9321<br />
Độ lệch chuẩn .45101 .58386 .63266 .61636<br />
Skewness .263 .247 -.194 .118<br />
Độ lêch chuẩn<br />
.096 .091 .091 .096<br />
Skewness<br />
Kurtosis .766 -.229 -.407 .029<br />
Độ lệch chuẩn<br />
.191 .183 .182 .192<br />
Kurtosis<br />
Trung thành về thái độ. Người tiêu dùng Việt Nam có mức độ trung thành<br />
về thái độ với thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai là khá cao. Ngoài ra,<br />
các phần tử dữ liệu nhìn trên phương diện tổng quát có sự tương đồng cao.<br />
Hành vi phàn nàn. Người tiêu dùng Việt Nam có mức độ thực hiện hành<br />
vi phàn nàn về thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai là khá thấp. Các lựa<br />
chọn trả lời của người tiêu dùng là tập trung.<br />
Xu hướng trung thành. Người tiêu dùng Việt Nam có mức độ xu hướng<br />
trung thành với thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai là trung bình. Các<br />
lựa chọn trả lời của người tiêu dùng là khá phân tán.<br />
20<br />
<br />
Từ chối sản phẩm cạnh tranh. Người tiêu dùng Việt Nam có mức độ từ<br />
chối sản phẩm cạnh tranh đối với loại sản phẩm nước uống đóng chai là trung<br />
bình. Các lựa chọn trả lời của người tiêu dùng là khá phân tán.<br />
4.1.3. Sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đối với sản<br />
phẩm dầu gội đầu<br />
Trong phần này tác giả trình bày kết quả về sự trung thành thương hiệu của<br />
người tiêu dùng Việt Nam với sản phẩm dầu gội đầu..<br />
4.1.4. So sánh mức độ trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt<br />
Nam giữa nước đóng chai và dầu gội đầu<br />
Người tiêu dùng Việt Nam có mức độ trung thành về thái độ đối với<br />
thương hiệu thuộc nhóm sản phẩm dầu gội cao hơn so với thương hiệu thuộc<br />
nhóm nước uống đóng chai. Tương tự như vậy thì khả năng người tiêu dùng<br />
Việt Nam thực hiện hành vi phàn nàn về thương hiệu đối với sản phẩm nước<br />
uống đóng chai là thấp hơn so với sản phẩm dầu gội đầu. Ngoài ra, xu hướng<br />
trung thành với thương hiệu dầu gội là cao hơn so với thương hiệu nước uống<br />
đóng chai. Người tiêu dùng có phản ứng từ chối sản phẩm cạnh tranh mạnh hơn<br />
đối với sản phẩm dầu gội đầu.<br />
4.2. Kết quả thang đo, phân tích EFA và hồi quy<br />
4.2.1. Kết quả thang đo<br />
4.2.1.1.Thang đo sản phẩm nước uống đóng chai<br />
Các thang đo được trình bày trong mục 3.6.2.1 là hợp lệ để đo các biến độc<br />
lập và phụ thuộc trong mô hình.<br />
4.2.1.2.Thang đo sản phẩm dầu gội đầu<br />
Các thang đo được trình bày trong mục 3.6.2.2 là hợp lệ để đo các biến độc<br />
lập và phụ thuộc trong mô hình.<br />
4.2.2. Kết quả EFA<br />
4.2.2.1.Kết quả EFA sản phẩm nước đóng chai<br />
Có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành của người tiêu dùng Việt Nam<br />
đối với thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai.<br />
4.2.2.2.Kết quả EFA sản phẩm dầu gội đầu<br />
Có 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành của người tiêu dùng Việt Nam<br />
đối với thương hiệu sản phẩm dầu gội đầu.<br />
21<br />
<br />
4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy<br />
4.2.3.1. Độ phù hợp của mô hình<br />
a. Sản phẩm nước uống đóng chai<br />
Kết quả phân tích hệ số R2, F test, và VIF cho thấy sự tương thích của mô<br />
hình nghiên cứu.<br />
a. Sản phẩm dầu gội đầu<br />
Kết quả phân tích hệ số R2, F test, và VIF cho thấy sự tương thích của mô<br />
hình nghiên cứu.<br />
4.2.3.2. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự trung thành thương hiệu<br />
b. Sản phẩm nước uống đóng chai<br />
— Trung thành về thái độ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ nhân tố niềm tin vào<br />
thương hiệu; tiếp đến là cam kết với thương hiệu; sự hài lòng; giá trị chức năng;<br />
sự tương xứng về giá cả; giá trị xã hội; và cuối cùng là mức độ quan tâm.<br />
— Hành vi phàn nàn chịu ảnh hưởng nhiều nhất sự hài lòng; tiếp đến là giá<br />
trị chức năng; cam kết với thương hiệu; sự tương xứng về giá cả; niềm tin vào<br />
thương hiệu; giá trị xã hội; và cuối cùng là mức độ quan tâm.<br />
— Xu hướng trung thành chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cam kết với thương<br />
hiệu; tiếp đến là niềm tin vào thương hiệu; sự hài lòng; giá trị chức năng; sự<br />
tương xứng về giá cả; giá trị xã hội; và cuối cùng là mức độ quan tâm.<br />
— Từ chối sản phẩm cạnh tranh chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cam kết với<br />
thương hiệu; tiếp đến là niềm tin vào thương hiệu; sự hài lòng; giá trị chức<br />
năng; sự tương xứng về giá cả; giá trị xã hội; và cuối cùng là mức độ quan tâm.<br />
c. Sản phẩm dầu gội đầu<br />
Trong phần này tác giả trình bày kết quả về mức độ ảnh hưởng của từng<br />
nhân tố đến sự trung thành thương hiệu sản phẩm dầu gội đầu.<br />
4.2.3.3. So sánh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự trung thành<br />
thương hiệu giữa sản phẩm nước uống đóng chai và dầu gội đầu<br />
a. Trung thành về thái độ<br />
Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng các biến độc lập có tác động mạnh<br />
đến “trung thành về thái độ” của người tiêu dùng Việt Nam đối với hai loại sản<br />
phẩm nước uống đóng chai và dầu gội đầu là giống nhau. Một cách cụ thể thì<br />
các nhân tố đó gồm: niềm tin vào thương hiệu; cam kết với thương hiệu; sự hài<br />
lòng; và giá trị chức năng. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ tác động của<br />
từng nhân tố trên tới sự trung thành thương hiệu trong từng loại mặt hàng.<br />
22<br />
<br />
a. Hành vi phàn nàn<br />
Kết quả cho thấy các nhân tố có tác động mạnh đến “hành vi phàn nàn”<br />
của người tiêu dùng Việt Nam đối với hai loại sản phẩm nước uống đóng chai<br />
và dầu gội đầu là giống nhau. Chúng bao gồm: sự hài lòng; giá trị chức năng;<br />
cam kết thương hiệu; tương xứng về giá cả; và niềm tin vào thương hiệu.<br />
Tương tự như trên, mức độ tác động của từng nhân tố tới sự trung thành thương<br />
hiệu trong từng loại mặt hàng có khác nhau.<br />
b. Xu hướng trung thành<br />
Thứ tự sắp xếp mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp đến xu hướng trung<br />
thành thương hiệu của các nhân tố là không giống nhau đối với hai loại sản<br />
phẩm này. Trong khi đối với sản phẩm nước uống đóng chai thì nhân tố cam kết<br />
với thương hiệu có ảnh hưởng lớn nhất, sau đó đến các nhân tố niềm tin vào<br />
thương hiệu, sự hài lòng, và giá trị chức năng. Đối với sản phẩm dầu gội đầu thì<br />
niềm tin vào thương hiệu có ảnh hưởng lớn nhất, sau đó đến các nhân tố sự hài<br />
lòng, giá trị chức năng, và cam kết với thương hiệu.<br />
c. Từ chối sản phẩm cạnh tranh<br />
Chúng ta cũng thấy sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố<br />
đến hành vi từ chối sản phẩm cạnh tranh của hai loại sản phẩm này. Đối với<br />
nước uống đóng chai thì nhân tố cam kết với thương hiệu có ảnh hưởng mạnh<br />
nhất sau đó đến các nhân tố niềm tin vào thương hiệu, sự hài lòng, giá trị chức<br />
năng, và sự tương xứng về giá cả. Đối với sản phẩm dầu gội đầu thì nhân tố<br />
niềm tin vào thương hiệu có ảnh hưởng mạnh nhất tiếp đến là nhân tố sự hài<br />
lòng, giá trị chức năng, cam kết với thương hiệu, và mức độ quan tâm.<br />
[<br />
23<br />
<br />
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
<br />
5.1. Kết luận<br />
Mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố đến sự trung thành thương<br />
hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đối với hai loại sản phẩm nước uống đóng<br />
chai và dầu gội đầu gợi ý cho các doanh nghiệp trật tự ưu tiên trong việc đầu tư<br />
nguồn lực vào các vấn đề khác nhau. Một cách cụ thể thì việc đầu tư cho đảm<br />
bảo sự hài lòng; tạo dựng và duy trì niềm tin vào thương hiệu cũng như sự cam<br />
kết với thương hiệu; đảm bảo giá trị chức năng sẽ có tác động nhiều đến sự<br />
trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam. Mặt khác thì việc đầu<br />
tư nâng cao mức độ quan tâm; giá trị xã hội của thương hiệu; và giá trị cảm xúc<br />
(đối với nước uống đóng chai) sẽ ít có ảnh hưởng đến sự trung thành thương<br />
hiệu của người tiêu dùng Việt Nam.<br />
Sự khác nhau trong hệ thống thang đo giữa sản phẩm nước uống đóng chai<br />
và dầu gội đầu phản ánh quan niệm và phản ứng khác nhau của người tiêu dùng<br />
Việt Nam đối với hai loại sản phẩm này.<br />
Giá trị chức năng có ảnh hưởng khá quan trọng đến sự trung thành thương<br />
hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đối với cả hai sản phẩm nước uống đóng<br />
chai và dầu gội đầu. Kết quả đó phản ánh sự quan tâm của khách hàng dành cho<br />
công dụng của sản phẩm. Hay có thể nói rằng chất lượng chức năng của sản<br />
phẩm sẽ là điều kiện cần thiết để khách hàng hình thành sự trung thành của họ<br />
với thương hiệu thuộc nhóm hai sản phẩm này.<br />
Mức độ ảnh hưởng không nhiều của giá trị xã hội mà người tiêu dùng cảm<br />
nhận được đến sự trung thành thương hiệu đối với hai loại sản phẩm nước uống<br />
đóng chai và dầu gội cho thấy nhu cầu thể hiện bản thân là không cao khi sử<br />
dụng hai loại sản phẩm này. Điều này khá hợp lý khi nước uống đóng chai là<br />
sản phẩm phổ biến được nhiều người sử dụng với mức giá bán không cao. Dầu<br />
gội thì chủ yếu được sử dụng tại gia đình mang tính chất riêng tư. Người tiêu<br />
dùng có thể chú ý đến giá trị xã hội của dầu gội trong trường hợp họ sử dụng<br />
dịch vụ gội đầu tại những tiệm sang trọng.<br />
Sự hài lòng, niềm tin vào thương hiệu, và cam kết với thương hiệu có ảnh<br />
hưởng khá mạnh đến sự trung thành thương hiệu. Đây sẽ là ba nhân tố rất quan<br />
24<br />
<br />
trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm. Giá trị chức năng của sản phẩm có thể<br />
đóng vai trò chủ yếu mang đến sự hài lòngcho người tiêu dùng khi sử dụng hai<br />
loại sản phẩm này. Điều đó gợi ý cho doanh nghiệp rằng họ cần đảm bảo cung<br />
cấp sản phẩm có công dụng tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó họ không nên lơ là các<br />
khía cạnh khác như sự thuận tiện trong mua hàng hoặc giá trị cảm xúc (với dầu<br />
gội đầu) vì chúng cũng góp phần tạo nên sự hài lòng chung của người tiêu dùng<br />
với thương hiệu/sản phẩm.<br />
5.2. Một số kiến nghị<br />
Để xây dựng sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đối<br />
với sản phẩm nước uống đóng chai các doanh nghiệp cần chú ý đến các nhân tố<br />
gây ảnh hưởng như giá trị chức năng, sự hài lòng, cam kết với thương hiệu,<br />
niềm tin vào thương hiệu, sự tương xứng về giá cả, giá trị xã hội, và mức độ<br />
quan tâm.<br />
Để xây dựng niềm tin của khách hàng thì điều kiện tiên quyết là chất lượng<br />
sản phẩm và dịch vụ phải tốt. Ngoài ra, doanh nghiệp cần trung thực và minh bạch<br />
với khách hàng và công chúng của mình. Sự trung thực và minh bạch có thể được<br />
hình thành từ việc giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong lời nói và hành<br />
động, biết lắng nghe, tôn trọng tâm lý, sở thích và lợi ích của khách hàng ….<br />
Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức khuyến mãi, giảm giá, hoặc<br />
dùng thử hàng miễn phí...để người tiêu dùng biết đến sản phẩm và thương hiệu rồi<br />
từ đó tạo niềm tin với họ.<br />
Để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu và sản phẩm,<br />
doanh nghiệp cần tạo ra những kênh trao đổi thông tin thuận tiện cho khách<br />
hàng sử dụng. Ví dụ sử dụng công cụ mạng xã hội hoặc tạo ra nhiều điểm để<br />
tương tác với khách hàng (phát quà miễn phí tại rạp chiếu phim, trung tâm<br />
thương mại, … và qua đó tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng). Ngoài<br />
ra, doanh nghiệp có thể định kỳ tiến hành các cuộc điều tra nghiên cứu để phát<br />
hiện ra những vấn đề cần cải thiện, thay đổi hoặc những yêu cầu mới phát sinh<br />
của khách hàng. Những chương trình khách hàng thân thiết hoặc khách hàng<br />
trung thành cũng sẽ làm tăng sự gắn bó của khách hàng với thương hiệu hơn.<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC<br />
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br />
<br />
<br />
1. Hồ Chí Dũng (2013), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành<br />
vi từ chối sản phẩm cạnh tranh của người tiêu dùng Việt Nam đối<br />
với sản phẩm nước uống đóng chai”, Tạp chí Con số & Sự kiện, Số<br />
4, trang 32-33.<br />
2. Hồ Chí Dũng, Trương Đình Chiến (2013), “Nghiên cứu các nhân tố<br />
ảnh hưởng đến sự trung thành về thái độ của người tiêu dùng Việt<br />
Nam đối với sản phẩm dầu gội đầu”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, Số<br />
191, tháng 5, trang 63-68.<br />
3. Hồ Chí Dũng, Trần Phương Lan (2013), “Đo lường lòng trung thành<br />
thương hiệu- Nghiên cứu sản phẩm dầu gội đầu tại Việt Nam”, Tạp<br />
chí Kinh tế và Dự báo, Số 7, trang 45-47.<br />
4. Hồ Chí Dũng, Nguyễn Ngọc Quang (2013), “Nghiên cứu các nhân<br />
tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu của người tiêu dùng<br />
Việt Nam đối với sản phẩm nước uống đóng chai”, Tạp chí Khoa<br />
học Thương Mại, Số 55, trang 28-35.<br />
5. Hồ Chí Dũng (2012), “Lòng trung thành của người Việt Nam với<br />
thương hiệu nước uống đóng chai và gợi ý chính sách quản trị quan<br />
hệ khách hàng”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, tháng 12, trang<br />
174-186.<br />